Đối với đội ngũ công nhân, cần phải thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giúp họ có những hiểu biết cần thiết đối với các máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng và các máy móc thiết bị mới được đầu tư. Chỉ có như vậy máy móc thiết bị mới được sử dụng một cách triệt để nhất, khai thác tối đa những lợi ích từ các máy móc này mang lại. Qua đó nâng cao đựơc hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.
Công ty cần phải tổ chức cho những cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân giỏ nghề giàu kinh nghiệm đi tham quan thực tế tại các nước công nghiệp phát triển để trực tiếp nắm những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất áp dụng ngay vào thực tế tại công ty mình.
61 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1056 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cao su sao vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất lợi trên thị trường. Dự trữ là một nội dung quan trọng trong chiến lược sản xuất kinh doanh, hay trong quá trình sử dụng vốn lưu động. Để thấy rõ hơn thực trạng đầu tư tài sản lưu động ở Công ty cao su sao vàng chúng ta hãy xem xét bảng số liệu sau:
Bảng 12: Giá trị hàng hoá dự trữ năm 2002 - 2006
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng cộng
Vốn lưu động
Tr. đ
10.001
1.584
8.594
9.612
12.615
42.416
Giá trị hàng hoá dự trữ
Tr.đ
520,5
74,05
558,6
561,2
506,7
2221,05
% dự trữ so vốn lưu động
%
5,2
4,7
6,5
5,8
4
5,23
Nguồn: Phòng tài chính - kế toán
Từ bảng 14 cho thấy công ty cao su sao vàng luôn quan tâm đến việc dự trữ hàng hoá trong thời gian qua.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2002 - 2006 Công ty luôn dành trên dưới 5% vốn đầu tư lưu động cho việc dự trữ hàng. Hơn nữa, tỷ lệ dự trữ này luôn ổn định phù hợp với năng lực phục vụ cho các kho chứa. Việc dự trữ này đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với Công ty, tránh được những rủi ro không đáng có ngoài thị trường, chủ động sản xuất kinh doanh, bình ổn giá cả qua đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
3.Đầu tư vào nguồn nhân lực.
a. Vai trò của đầu tư vào nguồn nhân lực.
Lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định và thể hiện trình độ văn minh của nền sản xuất xã hội. Marx đã từng nói: “trình độ sản xuất của một nền kinh tế không phải chỗ xã hội đó sản xuất ra cái gì mà là xã hội đó dùng cái gì để sản xuất”. Cùng với việc đề cao vai trò của lực lượng sản xuất, Lênin khẳng định: “lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động”. Trong thực tế, đầu tư nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng bởi lẽ nhân tố con người luôn là nhân tố có tính chất quyết định trong mọi tổ chức. Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động có quan hệ chặt chẽ với đầu tư máy móc thiết bị nhà xưởng do ứng với những mức độ hiện đại khác nhau của công nghệ sẽ cần lực lượng lao động với trình độ phù hợp. Trình độ của lực lượng lao động được nâng cao cũng góp phần khuyếch trương tài sản vô hình của doanh nghiệp.
Mối quan hệ thuận chiều giữa năng suất lao động và lợi nhuận của doanh nghiệp được K.Marx làm sáng tỏ trong học thuyết giá trị – lao động. Theo K.Marx, với cùng một mức tiền lương (V) được xác định trước, nếu kéo dài thời gian lao động hoặc tăng năng suất lao động sẽ làm tăng giá trị do lao động của người công nhân tạo ra (V+ m), do đó tăng giá trị thặng dư (m). Tuy nhiên, thời gian lao động không thể kéo dài mãi được, do vậy tăng năng suất lao động là phương pháp tối ưu để tạo ra giá trị thặng dư cao.
Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động, tạo ra các động lực khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc. Đầu tư cho nguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận.
Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm công tác tuyển dụng, đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao Trong đó phát triển chất lượng nguồn nhân lực tập trung ở công tác đào tạo. Đào tạo quyết định phẩm chất chính trị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề. Đào tạo của doanh nghiệp có thể lựa chọn đào tạo bên ngoài do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm trách hay tổ chức các khoá đào tạo nội bộ. Về đối tượng đào tạo, ta có ba nhóm là:
- Đào tạo lực lượng quản lý, cán bộ chuyên môn.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ.
- Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân.
Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông về số lượng nhưng lại có tính chất quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Người quản lý trong cơ chế thị trường không chỉ thực hiện những công việc “thành tên” và còn phải năng động sáng tạo trong những tình huống khó khăn, bất ngờ. Do đó đòi hỏi họ không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ. Mặt khác, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư thích đáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Họ sẽ là người đem tri thức mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Và để vận hành được máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình độ sản xuất tiên tiến thì nâng cao tay nghề của công nhân cũng là một tất yếu khách quan.
b. Đầu tư vào nguồn nhân lực ở công ty Cao su Sao vàng.
Con người là nhân tâm của mọi quá trình sản xuất, khi trình độ, kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng lên dẫn đến lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại xuất phát từ quan điểm đó, công ty cao su sao vàng từ khi thành lập cho đến nay luôn quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đăc biệt trong vài năm trở lại đây. Cùng với sự phát triển sản xuất đội ngũ những người lao động trong công ty đã tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh việc phát triển lực lượng lao động bằng cách thu hút nguồn nhân lực từ các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề công ty còn thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng cũng như từng đơn vị sản xuất. Khi công ty mới được thành lập, đội ngũ lao động chỉ có 262 cán bộ công nhân viên trong đó chỉ có 2 cán bộ có trình độ trung cấp, không có ai tốt nghiệp đại học. Đến nay, công ty Cao su sao vàng đã có một lực lượng lao động hùng hậu, trình độ tăng lên gấp nhiều lần điều đó được thể hiện quan bảng sau:
Bảng 13: Tình hình lao động của Công ty Cao su sao vàng 2002 - 2006.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
Trên đại học
1
1
1
1
1
1
Đại học
189
213
245
270
309
316
Trung cấp
168
171
173
174
176
177
Công nhân kỹ thuật
1.711
1.894
2.110
2.164
2.430
2.343
Tổng cộng
2.069
2.279
2.529
2.609
2.916
2.837
Nguồn: Phòng tổ chức - hành chính
Bảng 13 cho ta thấy tình hình lao động thời gian qua có những biến đổi tích cực. Số lao động có trình độ Đại học và trung cấp tăng lên qua các năm. Mặt khác, cũng cho ta thấy số người có trình độ Đại học và trên đại học là rất ít chỉ khoảng trên dưới 10% trong tổng số lao động.
Để thấy rõ tình hình đầu tư của Công ty vào nguồn nhân lực, chúng ta hãy xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 14: Tổng hợp chi phí đào tạo lao động từ 2002 - 2006
STT
Tên dự án
Chi phí
1
Đào tạo cán bộ kỹ thuật chế tạo lốp Ridial
437
2
Đào tạo cán bộ xây dựng và ứng dụng phần mềm chế tạo
280
3
Đào tạo cán bộ sử dụng hệ thống vi tính quản lý công ty
500
4
Đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật sử dụng công nghệ tráng 2 mặt vải khổ 1,4m
200
5
Đào tạo cán bộ nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin
500
6
Mở lớp nâng cao tay nghề công nhân kỹ thuật
800
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính.)
Từ bảng 14 cho thấy, trong thời gian qua công ty Cao su sao vàng đã chú trọng quan tâm đến công tác đầu tư nâng cao tay nghề, làm chủ các thiết bị công nghệ mới. Giai đoạn 2002 - 2006 công ty đã đầu tư 2.717 triệu đồng cho việc nâng cao năng lực sử dụng máy móc thiết bị mới và gửi cán bộ sang Nga, Nhật để học tập nghiên cứu chế tạo lốp Ridial. Công ty thường xuyên tổ chức các khoá huấn luyện trình độ tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật với chi phí từ năm 2002 đến năm 2004 là 800 triệu đồng. Ngoài ra, trong thời gian qua để phục vụ cho việc tái sản xuất mở rộng công ty còn thu hút thêm lao động, số lao động được tuyển dụng làm được kiểm tra chọn lọc một cách kỹ lưỡng.
Không chỉ dừng lại ở đó, công ty cũng rất khuyến khích cán bộ công nhân viên trong công ty mình tham gia học tập nâng cao trình độ. Những cán bộ có năng lực được công ty gửi đi học tập tại các nước công nghiệp phát triển như Nga, Nhật..còn những lao động tham gia học tập trong nước công ty khuyến khích bằng việc nếu kết quả học tập khá giỏi công ty sẽ trả tiền học phí và ưu tiên nhiều lợi ích khác. Vì có quan điểm như vậy, nên trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng tăng lên rõ rệt.
Bên cạnh đó, công ty rất quan tâm đến việc chăm sóc sức khoẻ người lao động. Tạo điều kiện cho các cán bộ công nhân viên của công ty mình yên tâm công tác. Ban giám đốc và Đảng uỷ công ty đã chú trọng việc xây dựng nhà nghỉ nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Ngoài ra, công ty còn đầu tư xây dựng nhà trẻ để trông nom con em cán bộ công nhân viên, hàng năm công ty còn tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan nghỉ mát, nâng cao đời sống tinh thần.
4. Đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ
Những năm gần đây, sản phẩm săm lốp của Công ty cao su sao vàng bị cạnh tranh ác liệt không chỉ bởi các doanh nghiệp sản xuất trong nước(Công ty cao su Đà Nẵng, Công ty cao su Việt Nam.) mà còn bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm cao su ngoại nhập. Điều đó được phản ánh qua mức lợi nhuận tụt giảm hàng năm của công ty.
Trong thời gian gần đây, công ty đã bỏ nhiều vốn nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng(báo chí, truyền hình, truyền thanh.), thực hiện các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng và đầu tư cho việc nghiên cứu mở rộng thị trường.
Để nhận thức rõ hơn về tình hình đầu tư phát triển thị trường tiêu thụ ta xem xét bảng sau:
Bảng 15: Bảng tổng hợp chi phí Marketing từ 2004 - 2006
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Danh mục
Chi phí
Tỷ trọng(%)
1
Nghiên cứu thị trường
720,3
24,3
2
Quảng cáo
613,02
21,3
3
Xúc tiến yểm trợ khách hàng
1097,64
37,06
4
Chi phí khác
530,24
17,9
Tổng cộng
2961,21
100
(Nguồn:Phòng tiếp thị bán hàng)
Qua bảng số liệu trên,ta thấy rằng hoạt động đầu tư cho việc xúc tiến yểm trợ bán hàng là lớn nhất với tổng mức đầu tư là 1097,65 triệu đồng,tương đương với 37,06% tổng chi phí cho công tác Marketing.Và qua đây ta cũng nhận thấy trong 3 năm 2004- 2006 tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực này là 2961,21 tỷ là còn quá ít.Chi phí cho quảng cáo chiếm 21,3%, chi phí cho công tác Marketing,tỷ lệ này cũng rất thấp.
Nhưng đặc biệt trong giai đoạn này công ty cũng đang xúc tiến các hoạt động đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường với tổng mức vốn là 720,3 triệu đồng, chiếm 24,3% tổng chi phí Marketing.Chi phí cho công tác này cao hơn chi phí cho việc quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Nhưng nhìn hoạt động đầu tư trong vấn đề phát triển thị trừơng tiêu thụ sản phẩm đã bước đầu có hiệu quả, uy tín nhãn hiệu sản phẩm được nâng lên.Sản phẩm đã tạo ra một bước đột phá mới trong cạnh tranh trên thị trờng.
Để xem xét chi phí đầu tư cho công tác phát triển thị trường tiêu thụ được phân bổ cho các khu vực như thế nào,ta nghiên cứu bảng biểu sau:
Bảng 16: Chi phí Marketing phân bổ cho các vùng từ 2004 - 2006
Đơn vị :triệu đồng
Vùng
Chi phí
Tỷ trọng (%)
Miền Bắc
816,7
27,58
Miền Trung
997,63
33,69
Miền Nam
1146,68
38,73
Tổng cộng
2961,21
100
( Nguồn :Phòng tiếp thị bán hàng)
Từ bảng 16, ta thấy số lượng vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào miền Nam. Bởi vì đây là thị trường mục tiêu mà công ty Cao Su Sao Vàng muốn hướng tới.Công ty đầu tư vào thị trường này với lượng vốn là 1146,88 triệu đồng,chiếm 38,73% tổng số vốn đầu tư thị trường đứng thứ nhất về quy mô đầu tư.Tiếp theo là thị trường miền Trung với lượng vốn là 997,63 triệu đồng tương ứng với 33,69% tổng vốn đầu tư thị trường của công ty.Cuối cùng là thị trường miền Bắc chỉ chiếm có số vốn 816,7 triệu đồng ,tương ứng với 27,58% tổng vốn đầu tư thị trường.
IV. Đánh giá chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty
1. Những kết quả đạt được
Trong 5 năm qua,việc đầu tư của công ty Cao su Sao Vàng đã đạt đựơc những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng.Cùng với phương pháp đầu tư hợp lý,với đặc thù của công ty nên hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả nhanh.Thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự tăng này,đặc biệt là sản phẩm săm lốp xe máy, săm lốp ô tô. Không chỉ vậy, các loại sản phẩm khác của công ty cũng tăng khá nhanh.
Trong thời gian vừa qua, do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng,cơ sở vật chất,trang thiết bị được hiện đại hoá, năng lực sản xuất tăng lên.Bên cạnh đó, nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư, chính vì vậy trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt.Sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao, mẫu mã phong phú về chủng loại, giá thành sản phẩm hạ, nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.Đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường, với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, nhãn hiệu công ty Cao su Sao vàng đã dần có uy tín trong lòng mọi người .Với khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua,trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty Cao su Sao vàng là tương đối có lợi. Đặc biệt đối với sản phẩm mũi nhọn như săm lốp xe máy,săm lốp ô tô. Để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này, năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo.Với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại, công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh, nhập các nguyên vật liệu để sản xuất. Như vậy,tiềm năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là rất lớn.
a.Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm:
*) Tình hình sản xuất.
Từ bảng bên ta thấy sự biến động của từng mặt hàng theo các năm cụ thể như sau: Mặt hàng lốp tăng giảm thất thường, số lựơng săm xe đạp ngày càng giảm cụ thể năm 2004 giảm 12.2% tương ứng 1 004 138 chiếc so với năm 2003. Và trong năm 2005 cả hai mặt hàng này đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Ngược lại, mặt hàng săm lốp xe máy luôn thực hiện vượt mức kế hoạch và đặc biệt năm 2006 sản xuất vượt mức kế hoạch 275 685 chiếc, năm 2006 đã tăng trên 26% đối với săm và 31.1% với lốp. Về lốp ô tô năm 2005 có giảm mạnh so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra và giảm so với năm 2004 là 18.9% tương đương mức giảm tuyệt đối là 30 397, đến năm 2006 số lượng lốp ô tô đã tăng nhẹ trở lại mới chỉ ở mức 9.3%.
Nhìn chung, các năm 2003, 2004, 2005, 2006 sản xuất năm sau đều cao hơn năm trước. Chỉ riêng năm 2005 thì sản xuất một số mặt hàng như lốp xe đạp, săm xe đạp, lốp ô tô, săm ô tô giảm so với năm 2004 do công ty có một số khó khăn nhất định trong sản xuất kinh doanh và do công ty đầu tư mới máy móc thiết bị nên trong một thời gian chưa phát huy được hết công suất.
*) Về tình hình tiêu thụ sản phẩm.
Hầu hết các sản phẩm đều tiêu thụ vựơt mức kế hoạch, sản phẩm tồn kho ít, tốc độ sản phẩm tồn kho cao như lốp xe máy từ 514 147 chiếc năm 2003 lên 1 321 813 chiếc năm 2004, tăng hơn 60% và săm ô tô năm 2005 tăng 406 757 chiếc so với năm 2004 tơng tơng 24.7% điều này có thể lý giải bởi nhu cầu sử dụng các phương tiện cơ giới có tốc độ cao khả năng cơ động tốt đang tăng cao do đó số lượng săm lốp bán ra rất mạnh, đi đôi với điều này là số lựơng săm lốp xe đạp giảm đi năm 2005 giảm 0.1% so với năm 2004 tương ứng với 7 886 chiếc.
Tóm lại, tình hình sản xuất và tiêu thụ của công ty trong những năm vừa qua đang trên con đường đi lên.
b. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh:
Các chỉ tiêu tài chính luôn là thước đo cuối cùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, để hiểu rõ tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng ta cần xem xét một số chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 17: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm2005
Năm2006
Giá trị TSL
241.139
280.549
332.325
335.325
337.109
Doanh thu
286.371
275.436
334.761
340.839
338.088
Nộp NS
17.368
18.765
13.936
13.433
13.754
Lợi nhuân phát sinh
3.812
3.504
4.750
4.673
4.956
Tổng quỹ lương
39.567
41.243
45.289
42.289
42.104
Lương b.quân
1,25
1,32
1,398
1,454
1,492
Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán
Qua bảng trên ta thấy, trong 5 năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh công ty cũng đã đạt được những thành tích nhất định, song vẫn chưa ổn định. Cụ thể là: giá trị tổng sản lựơng qua các năm đều tăng nhưng xu hướng tăng qua các năm không ổn định, như năm 2003 tăng 16,2% so với năm 2002, năm 2005 tăng so với năm 2004 tăng 1%. Trong khi doanh thu tiêu thụ tăng trong các năm 2002, 2004. 2005 còn năm 2003 lại giảm 3% so với năm 2002. Năm 2004, 2005 doanh thu có tăng trở lại nhưng tốc độ tăng lại có chiều hứơng giảm dần. Riêng năm 2006 doanh thu giảm 0.1% so với năm 2005 nhưng giá trị tổng sản lượng lại tăng, điều này là do các đối thủ cạnh tranh đồng loạt hạ giá sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh, do đó công ty cũng gỉam giá bán do đó doanh thu giảm. Ta có thể xem xét cụ thể bảng giá của một vài mặt hàng như sau:
Bảng 18. Giá một số sản phẩm chính
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
Săm xe đạp
3.65
3.4
3.25
3.1
Săm xe máy
13.9
12.8
12
11
Săm ô tô
97.95
96.54
95.99
95.14
Nguồn: Phòng tiếp thị – bán hàng
Về chỉ tiêu lợi nhuận, ta có thể thấy ngay rằng, mức độ tăng giảm hàm chứa nhiều biến động lớn: Trong hai năm 2003, 2004 lợi nhuận liên tục tăng. Năm 2004 tăng 35.5% tương ứng 1246 triệu đồng so với năm 2003. Nhưng sau đó đến năm 2005 lợi nhuận giảm 77 triệu đồng trong khi doanh thu năm 2005 vẫn cao hơn năm 2003, tới năm 2006 lợi nhuận tăng 283 triệu đồng, trong khi doanh thu giảm 0.97% so với năm 2005. Điều đó cũng thể hiện tốc độ tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của công ty không thực sự đồng hứơng với nhau.
Qua đó cho thấy sự hiệu quả sản xuất của công ty trong 3 năm gần đây không đem lại kết quả tốt. Trong thời gian tới công ty cần xem xét một cách đúng đắn về họat động sản xuất kinh doanh toàn công ty để có biện pháp tháo gỡ khó khăn để đem lại kết quả tích cực hơn cho các năm tiếp theo.
Tuy nhiên tổng quỹ tiền lương của công ty vẫn tăng đều qua các năm, tuy năm 2005 có giảm 8.05% so với năm 2004 nhng tiền lương bình quân vẫn tăng. Điều đó cho thấy, tuy gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhng công ty vẫn đảm bảo đời sống của cán bộ công nhân viên, công ty luôn coi yếu tố nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu có thể giúp công ty vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. Đồng thời, hàng năm công ty đã góp chung vào sự phát triển của nền kinh tế thông qua các khỏan nộp ngân sách hàng năm, năm sau cao hơn năm trước. Song trong thời gian tới, hy vọng Công ty Cao su Sao Vàng sẽ bước vào thời kỳ gặt hái nhiều thành công, đóng góp vào sự phát triển của công ty nói riêng và sự phát triển của toàn thể nền kinh tế nói chung.
2. Những mặt hạn chế ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả đầu tư của công ty Cao su Sao vàng.
Toàn thể tập thể cán bộ công nhân viên đã cố gắng, nỗ lực không ngừng và được sự quan tâm giúp đỡ của Tổng công ty hoá chất Việt Nam, hoạt động đầu tư của công ty đã có những bước tiến lớn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng cho đất nước, năng lực cạnh tranh của công ty ngày càng được tăng cường so với những năm trước.Chất lượng, mẫu mã sản phẩn ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của người tiêu dùng và có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường.Do vậy, công ty Cao su Sao vàng đã trở thành đơn vị đứng đầu ngành công nghiệp cao su nước ta trên lĩnh vực sản xuất săm lốp các loại ,phục vụ tiêu dùng sản xuất trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư những năm qua, Công ty cũng còn nhiều mặt hạn chế ,thiếu sót cần phải được khắc phục và sửa chữa.
Những mặt hạn chế đó là:
+Tỷ lệ đầu tư vào các tài sản cố dịnh ở công ty cũng chưa thực sự hợp lý.Vẫn biết chiến lược đầu tư của công ty là tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn là săm lốp ô tô,xe máy.Chính vì vậy, hai xí nghiệp cao su số 2 và số 3,đặc biệt là xí nghiệp cao su số 3 luôn được ưu tiên tập trung đầu tư với số lượng lớn mở rộng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Đây cũng chính là lý do dẫn đến chất lượng sản phẩm giữa các đơn vị không đều nhau.Điều này sẽ làm cho dù chỉ một loại sản phẩm có chất lượng thấp sẽ làm giảm uy tín của các sản phẩm khác cùng nhãn hiệu của công ty và tác động tới việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 với các đơn vị còn lại của công ty.Do vậy,trong thời gian tới công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định hữu hình cũng như vô hình.
+Công ty bị hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư vào máy móc thiết bị còn chắp vá chưa được đồng bộ hết.Trong khi đó,vướng mắc lớn nhất của công ty Cao su Sao vàng hiện nay là vấn đề công nghệ và thiết bị sản xuất.Các máy móc thiết bị được đầu tư từ những năm của thập kỷ 60-70 hiện vẫn chưa được thay thế toàn bộ, các máy móc này có công nghệ lạc hậu, thiếu đồng bộ, do đó ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm, cũng như khả năng cạnh tranh của công ty .Thực trạng công nghệ sản xuất của công ty ở một số khâu như sau:
Tại khâu luyện :hầu hết các đơn vị , xí nghiệp trong công ty vẫn dùng máy luyện hở vừa lạc hậu ,vừa không đảm bảo vệ sinh môi trường. Hiện tại công ty đã đầu tư thêm một số máy luyện kín ,nhưng do hạn hẹp về tài chính do đó thiết bị vẫn chưa hoàn chỉnh.Khâu nạp luyện hở vẫn chưa đồng bộ kín nên chưa thể đồng bộ hoá,cơ giới hoá toàn bộ.Chẳng hạn ,tại xí nghiệp cao su số 3 trong thời gian qua tuy đã được đầu tư nhiều nhất song vẫn còn 4 máy luyện hở 2 trục gồm 2 máy luyện hở 650 do Liên Xô chế tạo và 2 máy luyện hở 650 do Trung Quốc chế tạo.Cả 4 máy đến nay đều đã quá cũ, thiếu phụ tùng thay thế ,thường xuyên bị trục trặc kỹ thuật gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chất lượng.
Tại khâu sản xuất bán thành phẩm (ép xuất,định hình )chưa đồng bộ và chưa liên hoàn, nhiều công đoạn thủ công (nạp liệu ,vận chuyển,).Các máy ép suất, cân tráng, định hình thiếu các thiết bị phụ trợ khác như hệ thống băng tải, làm lạnh, cân đo, cán dán ,nên chất lượng sản phẩm không đồng bộ,gây hỏng hóc trong sản xuất chế biến dẫn đến hao phí nguyên, nhiên vật liệu, tăng chi phí sản xuất.Cụ thể ở công đoạn tráng, Công ty có hai máy cán 3 trục phi 450 x 1230 được trang bị từ những năm đầu tiên thành lập nhà máy, hiện nay đã cũ và hỏng nhiều. Bên cạnh đó, nhựơc điểm lớn nhất của loại máy cán tráng trên là chỉ cán được một mặt vải với khổ rộng 1, như vậy rất cần thiết phải thay thế.
+Trong công tác quản lý còn có rất nhiều sự lỏng lẻo và bất cập gây thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Một số hạng mục xây dựng, máy móc thiết bị mới được đầu tư không đảm bảo chất lượng khi đi vào vận hành phải cần lượng vốn lưu động lớn hơn dự toán và gây nguy hiểm khi vận hành.
Bên cạnh đó Công ty còn thiếu một cơ chế hiệu quả nhằm gắn lợi ích quyền hạn và trách nhiệm của người lao động trong Công ty. Nên tinh thần tiết kiệm của cán bộ công nhân viên là thấp .Đây cũng là nhựơc điểm khá phổ biến trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được khắc phục.
+Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty không ngừng phát triển, trình độ của cán bộ cũng như của khoa học kỹ thuật thì chưa đáp ứng được nhu cầu.Hiện nay, số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học là 316 người chiếm khoảng 11,2% và số công nhân có tay nghề bậc thợ 7/7 chỉ chiếm khoảng 2,5% trong tổng số cán bộ công nhân viên công ty. Đây là tỷ lệ thấp,vì vậy việc tiếp thu những kiến thức khoa học công nghệ hiện đại còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ phụ trách công ty về đầu tư còn quá mỏng gồm 5 cán bộ,trong khi khối lượng công tác đầu tư xây dựng cơ bản lại rất lớn. Hầu hết cán bộ đã lớn tuổi chỉ có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh là nhiều.Chưa cán bộ nào được đào tạo theo đúng chuyên môn phụ trách. Đây cũng là nhựơc điểm lớn cần khắc phục.Trong thời gian tới công ty cần tuyển mới và đào tạo những công nhân, kỹ sư giỏi làm nòng cốt để nâng cao trình độ cho toàn thể cán bộ công nhân viên.
+Trong các công cuộc đầu tư, công ty còn nhiều quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác.Một số công trình còn áp dụng hình thức vừa thiết kế vừa thi công làm chi phí phát sinh tăng lớn.Trong khâu kế hoạch cũng góp phần không nhỏ làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư, nhìn chung việc bố trí và điều hành kế hoạch đầu tư hàng năm còn bộc lộ nhiều nhược điểm. Như việc mua máy định hình lu hoá sau một năm mới đưa vào sản xuất được tại xí nghiệp cao su số 2 và số 3.Do các máy móc thiết bị cũ ở xí nghiệp này còn hoạt động tốt.Trong khi đó một số khâu khác trong dây chuyền sản xuất rất cần đựơc đầu tư. Đây là tình trạng bất hợp lý trong công tác đầu tư tại công ty.
+ Hiện nay, công ty đang có một số phần thiếu trong dây chuyền sản xuất săm lốp là chưa có máy sản xuất màng lu hoá, toàn bộ màng lu hoá phục vụ cho sản xuất đều phải nhập khẩu,do đó gây tốn nhiều ngoại tệ và không chủ động trong sản xuất. Ngoài ra, công ty còn phải nhập nhiều loại nguyên vật liệu khác như :lưu huỳnh, phòng lão, hoá dẻo, chất phòng tự lu,vải mành ,thép tanh,chiếm từ 30-35% tổng số nguyên vật liệu cho sản xuất.Việc nhập khẩu này vừa gây nên sự thụ động và thiệt hại về kinh tế do giá cả cao và tốn thời gian vận chuyển.
+Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được phân bổ đồng đều giữa các vùng, nơi dày nơi mỏng, các kênh phân phối chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là kênh phân phối dài. Điều đó thể hiện qua thực tế là tại những thị trường công ty mới xâm nhập. Số lượng các đại lý bán hàng chưa nhiều, khả năng tiêu thụ còn bị hạn chế. Điều đó tác động một cách gián tiếp tới việc quảng bá sản phẩm của công ty với người tiêu dùng dẫn đến khả năng cạnh tranh của Công ty không được tăng cường.
Trên thực tế Công ty Cao su Sao vàng đã có một bề dày truyền thống, là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành hóa chất. Song không vì thế mà công ty không có những mặt hạn chế trong các hoạt động tổ chức kinh doanh. Đó là những tồn tại công ty cần khắc phục trong thời gian tới để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển của công ty.
I .Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2007 – 2010.
1.Thuận lợi
Khách quan
Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, theo đó là một làn sóng đầu tư ồ ạt vào Việt Nam. Cùng với đó, sự xuất hiện của các ngân hàng, các tập đoàn tài chính lớn ở nước ta tạo điều kiện cho các doanh nghiệp một nguồn huy động vốn dồi dào. Trong quá trình hội nhập phát triển, các địa phương, đặc biệt là Hà Nội có cơ hội lớn để vươn lên.
Đảng và Nhà nước đang có chủ trương hỗ trợ cho ngành công ngiệp Hóa chất để thúc đẩy phát triển, đáp ứng nhu cầu hội nhập. Bên cạnh đó, với chủ trương cổ phần hóa các công ty nhà nước đã giúp các doanh nghiệp này tự chủ hơn về vốn, độc lập sản xuất kinh doanh. Việc đưa công ty tham gia niêm yết trên các trung tâm chứng khoán một mặt tạo ra nguồn vốn hoạt động, mặt khác thúc đẩy khả năng cạnh tranh, phát triển của công ty.
Bên cạnh đó, môi trường vĩ mô của Việt Nam cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của công ty. Tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua khá cao, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành Hóa chất. Trong những năm tới cùng với quá trình công nghiệp hóa tiếp tục diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước và quá trình hội nhập kinh tế diễn ra hết sức sôi động hứa hẹn nhiều cơ hội mới cho ngành hóa chất. Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát của Việt Nam tương đối ổn định, có thể kiểm soát được, tuy nhiên cần quan tâm đến vấn đề thất nghiệp đang có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng không nhỏ đến lực lượng lao động của nền kinh tế. Môi trường chính trị của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định và là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chủ quan
Công ty cao su Sao Vàng là một doanh nghiệp của Nhà nước có quy mô lớn, có một quá trình hoạt động lâu dài, do đó công ty có một mạng lưới tiêu thụ khá lớn, gồm chi nhánh và hơn 200 đại lý trên toàn quốc chiếm khoảng 60% thị phần toàn quốc về săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp. Mổt khác, công ty hiện nay rất có uy tín về chất lượng sản phẩm, có hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn ISO 9002, cùng với tiềm lực tài chính vững vàng. Đây là lợi thế rất lớn mà không một công ty nào trong ngành có được.
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đông đảo, chuyên mô nghiệp vụ tốt, cùng với dàn máy móc hiện đại, công ty có thể đáp ứng được nhu cầu củamột nền sản xuất công nghệ hiện đại.
Là một thành viên của Tổng công ty Hóa chất Việt Nam, công ty có được sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ, được hỗ trợ về vốn, máymóc thiết bị, năng lực kỹ thuật... là cơ hội tốt để phát triển.
2.Khó khăn
Về Nguyên vật liệu : hầu hết nguyên vật liệu đều phải nhập khẩu. Đây là trở ngại lớn của công ty khi tham gia hội nhập kinh tế vì các nhà cung ứng nguyên vật liệu nước ngoài vừa cung ứng nguyên vật liệu vừa bán thành phẩm sang thị trường nước ta. Nếu các nhà sản xuất nước ngoài hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và tăng thị phần, họ sẽ tăng giá nguyên vật liệu. Điều này sẽ khiến cho chi phí đầu vào của Công ty tăng vọt, trong khi đó giá thành sản phẩm không thay đổi hoặc có tăng nhưng tăng không đáng kể, dễ dẫn tới tình trạng lợi nhuận không bù được chi phí.
Về các công ty cạnh tranh : Thị truờng trọng điểm của công ty vẫn là thị trường miền Bắc, tại đây công ty có thị phần lớn nhất. Tuy nhiên trong những năm qua đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Cao su Miền Nam, cao su Đà Nẵng và hàng ngoại nhập. Do đó công ty cần có chiến lược phát triển hợp lý để chiếm được ưu thế trong cuộc cạnh tranh này.
3. Định hướng phát triển
Định hướng phát triển ngành công nghiệp của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới.
*) Phát triển công nghiệp
Tận dụng cơ hội phát triển các ngành có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, đẩy mạnh ra xuất khẩu như ; điện tử tin học, da giầy, thủy sản, dầu khí, các ngành thủ công truyền thống ... Đặc biệt chú trọng vào các ngành xây dựng, hóa chất.
Quy hoạch tổng thể và phân bố hợp lý các khu công nghiệp trong cả nước, đảm bảo sự cân đối hài hòa, đồng thời thúc đẩy sự phát triển vùng. Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và các khu kinh tế mở. Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng ngành nghề, đổi mới nâng cấp công nghẹ trong cơ sở hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghẹ có khả năng thu hút lao động. Phát triển hình thức liên kết giữa các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến tiêu thụ sản phẩm. Tăng tỷ lệ nội địa hóa trong công nghiệp gia công lắp ráp. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, bảo hộ sở hữu công nghiệp, bảo vệ môi trường.
*) Phát triển ngành công nghiệp hóa chất
Đầu tư chú trọng phát triển ngành hóa chất đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Đưa vào ứng dụng các công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng. Đảng và Nhà nước dặt nhiệm vụ phát triển gia tăng giá trị công nghiệp bình quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10% / năm, đến năm 2010 công nghiệp sẽ chiếm khoảng 40% GDP với số lao động sử dụng là khoảng 23 – 24%. Giá trị công nghiệp xuất khẩu chiếm khoảng 70 -75% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bảo đảm cung cấp đủ và an toàn năng lượng (điện, dầu khí, than) đáp ứng đủ nhu cầu về thép xây dựng, phân lân, đạm, cơ khí chế tạo đáp ứng 40% nhu cầu trong nước, tỷ lệ nội địa hóa trong sản xuất xe cơ giới , máy và thiết bị đạt 60 – 70%, đưa công nghiệp điẹn tử và thông tin thành ngành mũi nhọn.
Định hướng phát triển của Công ty Cao su Sao Vàng
Về phương hướng cụ thể cho năm 2007 :
Mục tiêu kế hoách năm 2007 là phải tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao so với thực hiên năm 2006 : Về sản lượng đảm bảop mức tăng trưởng tối thiểu từ 15% - 20%. Doanh thu không thấp hơn 75% sản lượng. Duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Nộp ngân sách Nhà nước và các khỏan nộp khác năm sau cao hơn năm trước.
Về phương hướng chung cho giai đoạn 2007 – 2010 :
Trong giai đoạn 2007 – 2010, công ty đề ra một số chỉ tiêu tăng trưởng chính hàng năm như sau :
Giá trị sản xuất kinh doanh từ 10 – 20%
Doanh thu đạt 32 - 33%
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu : 0.8 – 1%
Các chỉ tiêu khác : Duy trì việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nộp ngân sách và các khoản phải nộp khác, năm sau cao hơn năm trước. Tiến hành cổ phần hóa toàn bộ công ty, chia các đơn vị phụ thuộc thành các doanh nghiệp hoạt động độc lập.
II . Một số giải pháp về đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty cao su Sao Vàng.
Khi Đảng và Nhà nước ta chuyển đổi từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, diều đó đòi hỏi các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải thực hiện các hoạt động đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Công ty cao su Sao Vàng cũng là một thực thể trong nền kinh tế thị trường nên cũng phải tuân theo các quy luật kinh tế khách quan, đặc biệt là quy luật cạnh tranh. Để đạt được mục tiêu tồn tại và phát triển, Công ty cao su Sao Vàng phải không ngừng tiến hành đầu tư thông qua các hoạt động đầu tư thông qua các hạot động đầu tư mới, đàu tư mở rộng hay hiện đại hóa các cơ sở vật chất. Các công cuộc đầu tư này đòi hỏi phải huy động nguồn vốn lớn, trước hết phải thông qua các hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư XDCB sẽ tạo ra các tài sản cố định mới làm tăng thêm tiềm lực sản xuất kinh doanh qua đó tạo đà cho phát triển sản xuất kinh doanh của công ty, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
Yêu cầu cấp thiết đối với công ty cao su Sao Vàng trong thời gian tới là cải tiến mẫu mã, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Để thực hiện được điều đó công ty cần thực hiện các giải pháp sau :
1. Giải pháp về vốn đầu tư
a. Về vấn đề huy động vốn
Trước bối cảnh của cơ chế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức WTO, công ty không thể trông chờ vào nguồn vốn từ ngân sách cấp mà trước hết công ty cần khơi thông những nguồn vốn mà công ty có ưu thế. Đầu tiên cần thiết lập các dự án đầu tư có tính khả thi cao để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA mà chính phủ Trung Quốc đã cam kết cho vay. Tiếp tục áp dụng mức lãi suất hợp lý để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty, mặc dù đây không phải là nguồn vốn lớn nhưng nó mang tính quan trọng trong hoàn cảnh thiếu vốn này , hơn thế nó còn nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty cao su Sao Vàng thì nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng là nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao. Từ lý do đó, công ty cần phải thực hiện đúng cam kết với các ngân hàng thương mại để không ngừng gia tăng uy tín của công ty. Mối quan hệ này sẽ là cơ sở tích cực để huy động vốn cho các dự án đầu tư sau này.
Những máy móc thiết bị không sử dụng hoặc quá lỗi thời công ty có thể tiến hành thanh lý dứt điểm bổ sung cho nguồn vốn hạn chế của mình. Trong quá trình sản xuất nếu xảy ra trường hợp thiếu vốn tạm thời công ty có thể bổ sung nhanh bằng cách thuê tài chính của các công ty doanh nghiệp khác. Hiện nay có hai phương thức cho thuê tài sản đó là : thuê vận hành và thuê sản xuất.
*) Thuê vận hành : hình thức sử dụng này được sử dụng khi công ty có những hợp đồng mới, những hợp đồng này không thường xuyên hoặc chỉ diễn ra trong thời gian ngắn thì việc mua tài sản mới để sản xuất là không thích hợp vì khi kết thúc hợp đồng thì tài sản này sẽ không được sử dụng, gây ra sự lãng phí vốn. Vì vậy đối với các hợp đồng ngắn hạn thì hình thức này nên được sử dụng.
*) Thuê tài chính : đây là phương thức tín dụng trung và dài hạn. Hình thức này sẽ giúp cho công ty không phải chi ra một số lượng vốn đầu tư lớn ngay từ đầu để mua tài sản, giúp công ty nhanh chóng thực hiện các dự án đầu tư, tận dụng các cơ hội đầu tư.
b.Về vấn đề sử dụng vốn
Hoạt động đầu tư để sử dụng vốn có hiệu quả thì mỗi dự án trước khi lập phải phân tích và tính toán đầy đủ về nhu cầu thị trường cúng như các khía cạnh khác về kỹ thuật công nghệ để xác định đúng tổng vốn đàu tư tại thời điểm xây dựng. Các dự án nhất thiết phải do cơ quan đủ tư cách pháp nhân hành nghề lập theo đúng quy định của pháp luật. Dự án đàu tư được lập và thẩm định có chất lượng là yếu tố cơ bản để quyết định hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư.
- Thực hiện một cách nghiêm túc việc tiết kiệm, chốn thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Các công đoạn đầu tư đề phải có kế hoạch , dự toán cụ thể. Trong hoạt động đấu thầu XDCB cần áp dụng phương thức đấu thầu rộng rãi. Cần phải qui định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên tham gia công tác đầu tư (kể cả trách nhiệm về kinh tế trước pháp luật). Đồng thời phảo ban hành những qui định về mức thưởng thỏa đáng cho các cán bộ công nhân viên có những sáng kiến , cải tiến giúp tiết kiệm được vốn đầu tư.
- Tất cả các dự án phải được cân đối đủ vốn trước khi công trình được khởi công. Đồng thời việc bố trí vốn cho các công trình phải đảm bảo theo đúng tiến độ. Đặc biệt là ưu tiên tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấp bách để sớm đưa vào sử dụng đem lại hiệu quả như mong muốn, không để kéo dài sang các quý khác như năm trước làm ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch trong năm. Tuyệt đối không nên bố trí dàn trải, nhỏ giọt so với tiến độ thực hiện của dự án làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án (thi công công trình mua sắm thiết bị ...) bị kéo dài, gây ứ đọng vốn đầu tư XDCB, hiệu quả đầu tư thấp.
- Về việc sử dụng vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động. Chính vì vậy, công ty cần phải xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết từng giai đoạn sản xuất, có như vậy hoạt động sản xuất mới có hiệu quả cao. Mổt khác trong quá trình huy động các nguồn vốn lưu động, công ty cần xem xét tính tương thích các nguồn vốn về mục đích sản xuất, thời gian địa điểm và phương thức thanh toán.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng đồng nghĩa với tổ chức tốt, thực hiện tốt công tác thu mua, dự trữ nguyên vật liệu, số vòng quay của vốn lưu động tăng lên. Đối với công đoạn dự trữ, bảo quản cần phải đảm bảo không gây hư hỏng sản phẩm, chi phí bảo quản giảm. Đối với công tác sản xuất cần sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu đảm bảo nguyên vật liệu theo định mức. Đối với công tác tiêu thụ sản phẩm cần phải đẩy nhanh bằng việc mở rộng hệ thống các chi nhánh, đại lý, đa dạng hóa các hình thức bán hàng và có chiến lược Marketing thích hợp, hiệu quả nâng cao uy tín của thương hiệu.
2. Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học công nghệ
Mặc dù trong những năm qua công ty cao su Sao Vàng đã đầu tư thay thế khá nhiều các máy móc, thiết bị cũ kỹ và lạc hậu nhưng thực trạng hiện nay các máy móc thiết bị này vẫn trong tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường : chất lượng kém, mẫu mã không phù hợp ... dẫn đến khả năng cạnh tranh giảm sút. Để khắc phục tình trạng này, công ty cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học để cải tạo, nâng cấp máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Việc quan tâm đến công tác này sẽ giúp công ty không phải nhập khẩu các máy móc thiết bị qua đó tiết kiệm được ngoại tệ cũng như chi phí cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị. Trong khi đó chất lượng vẫn được đảm bảo.
Bên cạnh đó, việc tích cực thực hiên công tác nghiên cứu khoa học công nghệ còn giúp công ty tránh được sai lầm khi nhập máy móc thiết bị. Do đó công ty cần thường xuyên thu hút những kỹ sư ,cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao đáp ứng công tác nghiên cứu.
3. Đầu tư cho nguồn nhân lực.
Đối với đội ngũ công nhân, cần phải thường xuyên tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao tay nghề, giúp họ có những hiểu biết cần thiết đối với các máy móc thiết bị mà họ đang sử dụng và các máy móc thiết bị mới được đầu tư. Chỉ có như vậy máy móc thiết bị mới được sử dụng một cách triệt để nhất, khai thác tối đa những lợi ích từ các máy móc này mang lại. Qua đó nâng cao đựơc hiệu quả đầu tư, sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm.
Công ty cần phải tổ chức cho những cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân giỏ nghề giàu kinh nghiệm đi tham quan thực tế tại các nước công nghiệp phát triển để trực tiếp nắm những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất áp dụng ngay vào thực tế tại công ty mình.
Ngoài ra, ở các đơn vị thành viên nhất là các đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, cần có chính sách ưu đãi thỏa đáng để thu hút đựoc các cán bộ kỹ thuật giỏi. Sự có mặt thường trực của các kỹ thuật giỏi sẽ giúp các máy móc thiết bị hoạt động ổn định và chính họ sẽ là người có những ý kiến hợp lý nhất cho việc xác định các công đoạn cần được đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty.
Hiện nay, công ty cao su Sao vàng chưa có cán bộ phụ trách đàu tư XDCB đào tạo theo đúng chuyên ngành. Phòng XDCB là phòng phụ trách công tác đầu tư XDCB tại công ty. Phòng hiện chỉ có 5 người trong đó bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 3 nhân viên. Chỉ có 5 cán bộ phụ trách về công tác đầu tư trong khi hoạt động đầu tư của công ty ngày một gia tăng. Nên ngoài việc cử cán bộ đi học để nâng cao trình độ thì nhất thiết công ty phải tuyển chọn thêm cán bộ cho phòng. Cán bộ được tuyển chọn phải có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt. Sự kết hợp giữa cán bộ chuyen môn với cán bộ có kinh nghiệm của công ty sẽ giúp cho hiệu quả của hoạt động đầu tư được nâng cao.
4. Đầu tư cho việc mở rộng thị trường và tăng cường hoạt đông Marketing.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú, trên mỗi thị trường nhu cầu về mỗi loại sản phẩm là khác nhau. ở đồng bằng và trung du có nhu cầu về lớn săm, lốp xe thồ, cá tỉnh khác thì săm lốp xích lô. Săm lốp xe máy ô tô chủ yếu là tiêu thụ ở các đô thị như Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình. Hiện nay thị trường tiềm năng của công ty là các tỉnh miền Trung và miền Nam như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn và TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu của công ty đề ra là củng cố vững chắc thị trường miền Bắc, mở rộng thị trường miền Trung và miền Nam.
a .Vấn đề nghiên cứu thị trường.
Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng. Nó là cơ sở cho việc đề ra các chính sách và biện pháp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vần đề nghiên cứu thị trường, công ty cần quan tâm thực hiện đầu tư cho lĩnh vực này để qua đó nhận được các dòng thông tin chính xác về thói quen , nhu cầu, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng tại những thị trường khác nhau. Ngoài ra, công ty sẽ tìm ra những ưu thế và hạn chế của đối thủ cạch tranh, phân tích toàn diện chiến lược kinh doanh của đối thủ. Từ đó công ty có thể đề ra những quyết sách và tìm ra những cơ hội kinh doanh thích hợp.
b.Vấn đề hoàn thiện chính sách phân phối.
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối là đưa sản phẩm vào các kênh phân phối để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu của chính sách này là đảm bảo hàng hóa được đưa đến đúng đối tượng, đúng địa điểm, đúng chủng loại. Một chính sách phân phối hợp lý sẽ đảm bảo cho sự an toàn cho hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần của doanh nghiệp , dông fthời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh và làm cho lưu thông hàng hóa được nhanh và hiệu quả.
Hoàn thiện chính sach phân phối cũng chính là hoàn thiện các kênh phân phối. Để đạt được điều đó thì yêu việc thiết lập các kênh phân phối cho công ty phải dựa trên đặc điểm và nhu cầu của thị trường.
Vấn đề đầu tư hoàn thiện chính sách phân phối sẽ là vấn đề có tính cấp bách trong thời gian tới để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Vấn đề hoàn chỉnh sản phẩm.
Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục đổi mới dây chuyền công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chiến lược sản phẩm có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty. Chính vì vậy, đầu tư cho việc hoàn thiện chính sách sản phẩm là điều cần thiết trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Vấn đề hoàn thiện chính sách giá.
Cùng với những yếu tố kỹ thuật thì giá cả là một yếu tố quan trọng góp phần tạo ra quyết định mua hay không mua hàng của người tiêu dùng. Chính sách giá là một loạt những quyết định về mức giá được ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra trên cơ sở phân tích kỹ tình hình chi phí, tình hình thị trường. Những quyết định này được xác lập để đạt được mục tiêu đã định về khối lượng bán và lợi nhuận.
Việc xác lập một chính sách giá đúng đắn và phương pháp xử lý giá linh hoạt là điều kiện để dẫn đến thành công trong cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Trên thị trường sản phẩm cao su Việt Nam, giá cả vẫn là một công cụ đắc lực để các công ty trong nước và hàng ngoại nhập cạnh tranh với nhau.
Như vậy đầu tư để hoàn thiện chính sách một cách phù hợp là điều kiện cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề hoàn thiện chính sách quảng cáo.
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chún để truyền tin về sản phẩm hoặc cho các phần tử trung gian hoặc cho các khách hàng cuối cùng trong không gian và thời gian xác định. Mục đích của quảng cáo là kích thích người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm của công ty nhiều hơn, là phương tiện đắc lực trong cạnh tranh, là vũ khí lợi hại để thu hút khách hàng. Trong thời gian qua, công ty cao su Sao Vàng cũng quan tâm đến vấn đề quản cáo , tuy nhiên công tác này vẫn còn hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới công ty cần tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa trong công tác quảng cáo.
Thực hiện các hoạt động xúc tiến yểm trợ bán hàng, có nghĩa là thúc đẩy bán hàng, tìm cách đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Hoạt động này trong thời gian qua còn yếu và thiếu. Để nâng cấp được sức cạnh tranh trên thị trường đòi hỏi công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa trong lĩnh vực này.
Để thực hiện tốt các chính sách Marketing, đòi hỏi công ty phải quan tâm một cách đúng mức về bộ máy quản lý hoạt động Marketing mà cụ thể là phòng tiếp thị – bán hàng. Đầu tư những trang thiết bị hiện đại và đầy đủ, tuyển dụng những nhân viên có trình độ chuyên môn cao tận tâm với công việc.
III .Một số kiến nghị với Nhà nước và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.
Kể từ khi đất nước ta thực hiện chính sách mở cửa, chuyển nền kinh tế từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của không ít các doanh nghiệp khác đi đến chỗ giải thể và phá sản. Để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp cao su phát triển, tận dụng kế hoạch về nguyên vật liệu trong nước, giải quyết công ăn việc làm và cao đời sống cho người lao động .... Nhà nước phải tạo ra môi trường kinh vĩ mô ổn định thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Ngoài ra, việc bảo vệ và khuyến khích sản xuất hàng thay thế nhập khẩu cần được Nhà nước quan tâm có thể là một số chính sách sau đây :
*) Để đảm bảo sản xuất tiêu thụ sản phẩm của công ty, Nhà nước cần phải quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu săm lốp, Nhà nước cũng cần xử lý nghiêm minh hành vi buôn lậu, nhập khẩu trái phép săm lốp ... để tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo ra sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong nước cũng như với người tiêu dùng.
*) Nhà nước có thể giảm thuế VAT đối với các sản phẩm trong nước bởi vì mặt hàng này có tính chất tự liệu đầu vào phục vụ cho các phương tiện giao thông vận tải và chi tiết nội địa trong lắp ráp ô tô và xe máy ở Việt Nam.
*) Công ty cao su Sao Vàng hiện nay còn nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài, vì vậy Nhà nước cần có sự phối hợp điều chỉnh hệ thốn kinh tế một cách đồng bộ tạo ra các sản phẩm là nguyên vật liệu phục vụ cho họat động sản xuất sản phẩm từ cao su. Bằng việc Nhà nước tạo điều kiện phát triển những ngành, lĩnh vực sản xuất nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm cao su sẽ giúp cho công ty tiết kiệm được ngoại tệ, chủ động nâng cao sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác.
Kết luận
Đầu tư phát triển nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đang là vấn đề có tính bức xúc và tối quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển dều phải nâng cao năng xuất lao động, cải tiến chất lượng mẫu mã sản phẩm, hạ giá. Để thực hiện được điều này bắt buộc doanh nghiệp phải thông qua quá trình thực hiện đầu tư.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, thời gian qua công ty cao su Sao Vàng luôn quan tâm đến công tác đầu tư và đã đạt được những thành tựu đáng kể : tăng năng suất lao động , cải tiến chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tạo dựng uy tín trên thị trường, vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó, trong thời gian qua công ty còn nhiều mặt tồn tại cần phải khắc phục trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc đưa ra giải pháp đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đang là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, trong bài viết hạn hẹp này em xin đưa ra một số giải pháp đầu tư để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Cuối cùng em xin chân thành cám ơn cô giáo Đinh Đào ánh Thuỷ đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề này cùng tập thể cán bộ phòng Kế hoạch – vật tư công ty cao su Sao Vàng đã tạo điều kiện và đóng góp những ý kiến bổ ích để em hoàn thành bài viết.
Do thời gian thực tập có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Chính vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của các thầy cô giáo và các bác, các cô tại phòng Kế hoạch – vật tư công ty cao su Sao Vàng cùng toàn thể các bạn sinh viên để em hoàn thành bài viết này được tốt hơn
Danh mục tài liệu tham khảo
PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS Từ Quang Phương – Giáo trình kinh tế Đầu tư
NXB Thống kê - 2004
PGS. TS Phan Công Nghĩa – Giáo trình thống kê đầu tư và xây dựng
NXB Thống kê - 2002
TS Từ Quang Phương – Giáo trình Quản lý dự án Đầu tư
NXB Lao động – xã hội 2005
Thời báo kinh tế Việt Nam17-18/11/2006, 21/122006.
Các tài liệu từ công ty Cao su Sao Vàng.
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5335.doc