Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC 5 I. Đấu thầu. 5 1. Khái niệm về đấu thầu. 5 2. Một số thuật ngữ dùng trong đấu thầu: 5 3. Vai trò của đấu thầu. 7 3.1 Đối với chủ đầu tư: 7 3.2 Đối với các nhà thầu. 7 3.3 Đối với Nhà nước: 8 4. Trình tự của hoạt động đấu thầu. 8 4.1 Giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. 8 4.1.1 Sơ tuyển nhà thầu. 8 4.1.2 Lập hồ sơ mời thầu. 9 4.1.3 Mời thầu. 9 4.2 Giai đoạn nhận đơn thầu. 9 4.3 Giai đoạn mở thầu và đánh giá. 9 4.3.1 Mở thầu. 9 4.3.2 Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu. 9 4.3.3 Trình duyệt kết quả đấu thầu. 11 4.3.4 Thông báo kết quả trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng. 12 4.3.5 Ký kết hợp đồng. 12 5. Hình thức lựa chọn nhà thầu. 12 5.1 Đấu thầu rộng rãi: 15 5.2 Đấu thầu hạn chế: 15 5.3 Chỉ định thầu: 16 6. Các phương thức đấu thầu: 17 7. Các nguyên tắc đấu thầu: 17 II. Tổng thầu EPC: 18 1. Một số khái niệm. 18 2. Vai trò và trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thầu. 18 2.1 Đối với chủ đầu tư: 18 2.2 Đối với Tổng thầu EPC: 19 2.2.1 Thiết kế ( E ) 19 2.2.2 Mua sắm ( P ) 19 2.2.3 Thi công ( C ) 19 3. Ưu điểm của hình thức Tổng thầu EPC so với các hình thức đấu thầu thông thường. 20 3.1 Đối với chủ đầu tư: 21 3.2 Đối với tổng thầu EPC 21 Chương II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23 I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. 23 1. Quá trình hình thành và phát triển. 23 2. Ngành nghề kinh doanh: 24 3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật. 25 3.1 Sơ đồ tổ chức Công ty. 25 3.2 Đặc điểm chức năng các phòng ban. 25 II. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua ở Công ty PIDI 28 1. Thực trạng nền kinh tế Việt Nam hiện nay. 28 1.1. Thực trạng nền kinh tế nói chung. 28 1.2. Thực trạng ngành xây dựng hiện nay ở Việt Nam. 31 2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua. 35 2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu. 35 2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu. 40 2.2.1 Kết quả đạt được. 40 2.2.2 Những hạn chế. 41 2.3. Nguyên nhân. 41 2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng. 41 2.3.2 Nguồn nhân lực. 42 2.3.3 Tài chính. 42 2.3.4 Kỹ thuật. 43 Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI. 44 I. Giải pháp vĩ mô: 44 1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau. 44 2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu. 44 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình. 45 II. Giải pháp vi mô. 48 1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC. 49 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 50 3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty. 53 4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị. 57 5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành. 61 KẾT LUẬN 62 MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 1 64 PHỤ LỤC 2 65 LỜI MỞ ĐẦU Trong cơ chế thị truờng, trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa, cạnh tranh là một trong những động lực của sự phát triển kinh tế và xã hội. Trong đó thì hoạt động đấu thầu cũng không kém phần quyết liệt, các nhà thầu cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài ngay trên đất nước của mình. Với hình thức Tổng thầu EPC – một hình thức còn rất mới mẻ thì sự cạnh tranh để dành được những dự án/gói thầu lại là một điều rất khó bởi vì những đòi hỏi về kỹ năng, về kinh nghiệm trong các cuộc đấu thầu đã làm giảm khả năng thắng thầu của các nhà thầu trong nước. Công ty cổ phần đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI với trên mười năm kinh nghiệm tham gia đấu thầu, thực hiện gói thầu và trong những năm gần đây công ty đã thực hiện các dự án theo hình thức Tổng thầu EPC đạt được những kết quả khả quan. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, do đó trong thời gian thực tập tại công ty em đã nghiên cứu đề tài : “Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI”. Nội dung bài gồm 3 phần: Chưong I: Một số lý luận cơ bản về hoạt động đấu thầu và hình thức Tổng thầu EPC. Chuơng II: Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu EPC trong thời gian qua ở Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC ở công ty PIDI. Bài viết chỉ là một sự nghiên cứu sơ lược do thời gian thực tập có hạn nhưng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Lê Thị Anh Vân và cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh, các chị tại công ty và đã giúp em hoàn thành bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn!

doc67 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1634 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC tại công ty Đầu tư Phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p khẩu Thực hiện nhập khẩu tháng 3 đạt 24,6 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 57,9 triệu USD, bằng 11,4% so với kế hoạch năm, nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị. Xuất khẩu tháng tháng 3 đạt 5,8 triệu USD, quý I năm 2009 đạt 9,9 triệu USD, bằng 5% so với kế hoạch năm. 2. Thực trạng việc áp dụng hình thức Tổng thầu thời gian qua. 2.1 Một số dự án áp dụng hình thức Tổng thầu. Hoạt động thi công xây lắp là hoạt động kinh doanh truyền thống, chiếm khoảng 80% sản lượng toàn công ty. Hoạt động thi công xây lắp của công ty chủ yếu tập trung thi công các công trình điện và hạ tầng kỹ thuật. Dưới đây là một số công trình mà công ty đã thực hiện trong những năm gần đây. Bảng biểu: Danh sách một số dự án/gói thầu của Công ty đã thực hiện Đơn vị tính: đồng TT Tên công trình Chủ đầu tư Giá trị dự án 1 Nhà máy Poongchinh vina Hàn Quốc 8.000.000.000 2 Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự nhà điều hành sân golf Tam Đảo Công ty cổ phần Tam Đảo 12.000.000.000 3. Khu đô thị mới Cao Xanh-Hà Khánh A Ban quản lý Cao Xanh – Hà Khánh 24.000.000.000 4 Hệ thống cung cấp điện khu đô thị mới Bắc An Khánh Tổng công ty VINACONEX 800.000.000.000 5 Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu D5 BQL dự án xây dựng HTKT xquanh Hồ Tây 19.022.786.000 6 Gói thầu số 3: xây lắp va cung cấp thiết bị hạng mục cấp điện công trình: XD khu nhà ở di dân GPMB và đấu giá quyền sử dụng đất tại xã Mỹ Đình-Từ Liêm. BQL dự án huyện Từ Liêm 10.728.285.000 7 Cung cấp và lắp đặt TBA+MPĐ cho nhà làm việc 7 tầng thuộc dự án “ Cải tạo, mở rộng và xây dựng trụ sở cơ quan Bộ Thương mại nay là Bộ Công Thương” BQL dự án xây dựng trụ sở Bộ Thương mại 7.408.343.000 Ví dụ :Đề án thiết kế kỹ thuật thi công đấu thầu gói thầu “ Hệ thống cung cấp điện cho biệt thự, nhà điều hành, trạm bơm, nhà bảo dưỡng- sân golf Tam Đảo”. ( phần sơ lược) A.Thuyết minh kỹ thuật hệ thống phân phối điện. 1) Nhu cầu sử dụng điện: Khu Tam Đảo thuộc công trình đô thị loại II, các hộ tiêu thụ điện chủ yếu thuộc hộ tiêu thụ loại III. - Nhà biệt thự, nhà vườn 4,5kW/hộ - Trạm bơm 160kW/trạm - Nhà câu lạc bộ 200kW/nhà - Nhà công trình công cộng 50kW/nhà - Nhà bảo dưỡng 100kW/nhà - Tổng công suất tiêu thụ toàn phần của công trình 1.300kW 2) Giải pháp cấp điện: - Nguồn điện ( sử dụng 3 trạm biến áp T1,T2, T3 hiện có) Để cấp nguồn điện cho các biệt thự Tam Đảo, nhà điều hành, trạm bơm, nhà bảo dưỡng, nhà câu lạc bộ, nhà công trình công cộng chọn giải pháp như sau: Đối với khu biệt thự sẽ đấu nguồn tại 3 trạm biến áp T1, T2, T3 Trạm bơm sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1 Nhà bảo dưỡng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1 Nhà câu lạc bộ sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2 Nhà điều hành sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T2 Trạm bơm nước sinh hoạt được đấu nguồn tại trạm biến áp T3 Các nhà công trình công cộng sẽ được đấu nguồn tại trạm biến áp T1,T2,T3. - Hệ thống phân phối điện. Thiết kế tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về hành lang an toàn lưới điện. Bố trí cáp điện trung và hạ thế áp dụng tiêu chuẩn 11 TCN-19-84, Quy phạm trang bị điện của Bộ Điện lực 1984. Việc cung cấp điện cho khu biệt thự sẽ được thực hiện bằng 2 trạm biến áp phân phối 10-22/0,4kV-560kVA và 1 trạm biến áp 10-22/0,4kV-400kVA. Các tuyến cáp phân phối trong khu biệt thự được bố trí chôn ngầm trực tiếp trong đất sâu 0,8m và đi trong hào cáp dọc theo vỉa hè đảm bảo hành lang an toàn lưới điện trong đất. Từ các tủ hạ thế của các trạm biến áp Kiosk, điện ~0,4kV sẽ được cấp đến các tủ TT1,TT2,TT3,TT4,T5 sau đó sẽ cấp đến các tủ phân phối nhóm hộ của các nhóm hộ bằng cáp ngầm hạ thế 0,6kV-Cu-XLPE/DSTA/PVC 3 pha 4 dây chôn ngầm trực tiếp trong lòng đất. B. Phần dự toán kinh phí. Cơ sở lập dự toán: - Khối lượng theo tập bản vẽ công trình. - Tổng hợp dự toán theo công văn số: 158/CV-KHĐT của Bộ Công nghiệp về việc hướng dẫn điều chỉnh dự toán XDCB các công trình điện theo TT 08-BXD/1997/TT-BXD. - Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành lắp đặt trạm biến áp ban hành kèm theo quyết định số: 286/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. - Đơn giá xây dựng cơ bản chuyên ngành xây lắp đường dât tải điện ban hành kèm theo quyết định số: 285/QĐ-NLDK ngày 23 tháng 02 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. - Đơn giá xây dựng cơ bản công tác thí nghiệm và hiệu chỉnh điện đường dây và trạm ban hành kèm theo văn banr85/1999/QĐ-BCN ngày 24/12/1999 của Bộ Công nghiệp. - Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 04 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. - Tham khảo báo giá của các hang cung cấp thiết bị, vật liệu điện. BẢNG TỔNG HỢP TỔNG MỨC DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH. TT TÊN CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ A CHI PHÍ XÂY LẮP I Chi phí trực tiếp 1 Chi phí vật liệu VL 7.994.723.597 2 Chi phí nhân công NC 1.182.216.743 3 Chi phí máy thi công MTC 60.394.308 4 Chi phí trực tiếp khác TT 138.560.020 Cộng chi phí trực tiếp T=VL+NC+MTC+TT 9.375.894.667 II Chi phí chung C=T*6% 562.553.680 GIÁ THÀNH DỰ TOÁN XL Z=T+C 9.938.448.347 III Thu nhập chịu thuế tính trước TL=(T+C)*5,5% 546.614.659 Giá trị dự toán xây lắp chính trước thuế G=T+C+TL 10.485.063.007 IV Thuế giá trị gia tăng VAT=G*10% 1.048.506.301 Giá trị dự toán xây lắp chính sau thuế GXLC=G+VAT 11.533.569.307 Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công GXDLT=G*2%*1,1 230.671.386 Giá trị xây lắp GXL=GXLC+GXDLT 11.764.240.693 B CHI PHÍ QLDA VÀ CHI PHÍ KHÁC 1 Chi phí thiết kế TK=GXLC*1,89%*1,1 239.782.906 2 Chi phí khảo sát lập phương án cấp điện TK*5% 11.989.145 3 Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế TK*15%*1,1 3.956.418 4 Chi phí kiểm tra kỹ thuật 0,08332%*G*1,1 9.609.770 5 Chi phí thẩm đinh dự án 0.07497%*G*1,1 8.646.717 6 Chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thầu 0.1974%*G*1,1 22.767.266 7 Chi phí lập và đánh giá hồ sơ mời thầu mua thiết bị 0.15%*G*1,1 17.300.354 8 Chi phí bảo hiểm công trình 0.45%*G 47.182.784 9 Chi phí ban quản lý dự án 1,27%*G 133.160.300 10 Chi phí nghiệm thu đóng cắt điện DZ=0.3%*G 31.455.189 Tổng cộng chi phí khác GK 525.850.848 C DỰ PHÒNG GDP=5%*(GXL+GK) 614.504.577 TỔNG CỘNG GXDCT=GXL+GK+GDP 12.904.596.119 2.2 Đánh giá việc áp dụng hình thức Tổng thầu. 2.2.1 Kết quả đạt được. Từ những dự án mà công ty đã thắng thầu và thực hiện dự án theo hình thức Tổng thầu thời gian qua có thể thấy những những thành tựu mà công ty đã đạt được. - Tạo được những tiền đề cơ sở quan trọng để tiếp tục tham gia đấu thầu các dự án/gói thầu trong nước và những kinh nghiệm quý giá để tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC. - Hầu hết các dự án thực hiện đều diễn ra đúng tiến độ thi công, chất lượng công trình được đảm bảo. Đồng thời công ty khẳng được vị trí của mình trên thị trường xây dựng. -Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2005,2006,2007. Bảng biểu: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2005,2006,2007 Đơn vị tính: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2006 Năm 2006 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.426.680.899 174.482.016.176 154.679.708.723 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 84.209.416 52.492.926 0 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 180.342.471.483 174.429.523.250 154.679.708.723 4 Giá vốn hàng bán 170.582.209.293 165.876.516.680 144.281.466.197 5 Doanh thu hoạt động tài chính 9.760.262.190 8.553.006.570 10.398.242.526 6 Chi phí tài chính 126.716.037 62.500.382 186.646.244 7 Chi phí bán hàng 1.540.945.405 1.077.816.609 856.357.280 8 Chi phí quản lý donah nghiệp 6.794.466.749 6.012.603.783 8.264.112.673 9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 1.551.566.073 1.525.086.560 1.464.418.817 10 Thu nhập khác 9.517.374.887 972.086.485 514.762.367 11 Chi phí khác 10.934.832.332 923.968.365 623.302.100 12 Lợi nhuận khác ( 1.417.457.445) 48.118.120 ( 108.539.733 ) 13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 134.108.628 1.573.204.680 1.355.879.084 14 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 37.550.416 440.497.310 379.646.144 15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 96.558.212 1.132.707.370 976.232.940 2.2.2 Những hạn chế. Mặc dù hình thức Tổng thầu EPC xuất hiện trong nền kinh tế của các nước trên thế giơi cách đây rất lâu, nhưng nó lại là hình thức rất mới mẻ ở Việt Nam, không chỉ riêng các công ty có quy mô nhỏ mà ngay cả các công ty có quy mô lớn, có lịch sử phát triển lâu và có một vị trí trong ngành xây dựng nhưng cũng không tránh khỏi những khó khăn và vướng mắc. Dưới đây là một số những hạn chế mà Công ty đã mắc phải: - Nhìn chung trình độ quản lý, chuyên môn, ngoại ngữ, tin học...của cán bộ nhân viên trong công ty còn nhiều hạn chế. - Một số công trình chưa đảm bảo tiến độ thi công. - Máy móc thiết bị trang bị cho thi công công trình còn hạn chế. - Khả năng triển khai nhiều công trình đặc biệt là các công trình ở các tỉnh cách xa nhau còn yếu. - Vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh còn thiếu do đó khả năng quay vòng vốn chưa hiệu quả. Vốn của công ty chủ yếu là vốn đi vay ngân hàng do đó tính thanh khoản của vốn không cao mặt khác chi phí của đi vay vốn cao dẫn tới lợi nhuận sau thuế giảm, thu nhập của người lao động giảm. 2.3. Nguyên nhân. 2.3.1 Hợp đồng và việc ký kết hợp đồng. Hợp đồng EPC là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa chủ đầu tư với nhà thầu để thực hiện trọn gói các công việc của một dự an/gói thầu, bao gồm thực hiện các công việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật , thi công xây dựng và lắp đặt để đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ. Công việc trong hợp đồng EPC trước đây như chuẩn bị thiết kế, mua sắm vật tư thiết bị, một số công việc về quản lý dự án... do chu đầu tư thực hiện thì nay chuyển sang cho nhà tổng thầu thì cũng có nghĩa là trách nhiệm của Tổng thầu bây giờ sẽ lớn hơn. Thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng trong những năm qua cho thấy, việc thực hiện các dự án/gói thầu theo hình thức Tổng thầu EPC còn nhiều lúng túng do khi ký kết hợp đồng nhà thầu và chủ đầu tư không nêu rõ các điều khoản phạm vi công việc và trách nhiệm. 2.3.2 Nguồn nhân lực. Tổng số lao động của công ty là 246 người. Trong đó: - Phân theo trình độ: Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tổng 246 100% - Lao động có trình độ đại học và trên đại học 134 54,47% - Lao động có trình độ sơ cấp, trung cấp 41 16,67% - Lao động có trình độ CNKT 47 19,1% - Lao động phổ thông 24 9,76% - Phân theo tính chất hợp đồng Chỉ tiêu Số lượng ( người) Tổng 246 100% Lao động không xác định thời hạn 142 57,72% Lao động có thời hạn 1đến 3 năm 94 38,21% Lao động có hợp đồng dưới 1 năm 10 4,07% Lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 50% nhưng do sử đội mới về hình thức thực hiện dự án nên số lượng đội ngũ chưa đáp ứng được đủ trình độ để bắt kịp với dòng chảy của thị trường. Bên cạnh đó khi thực hiện một dự án lớn thì công ty phải thuê một số lượng lớn lao động bên ngoài do đó chưa đảm bảo chất lượng. 2.3.3 Tài chính. Công ty được ra đời và phát triển được hơn 10 năm, nhưng với quy mô như hiện nay thì công ty vẫn đang là một công ty nhỏ do đó lượng vốn của công ty chưa lớn, chủ yếu vốn để thực hiện là vốn đi vay nên khi dự án công trình đưa vào bàn giao nhưng chủ đầu tư chưa thanh toán hợp đồng thì gây khó khăn cho việc đấu thầu và thực hiện các dự án tiếp theo. 2.3.4 Kỹ thuật. Máy móc thiết bị công nghệ là một công cụ quan trọng và đắc lực không chỉ góp phần giúp nhà thầu thắng thầu mà còn giúp nhà thầu thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình,. Hiện nay máy móc của công ty được nhập từ nhiều quốc gia, một số máy móc chuyên ngành được công ty bổ sung từ nguồn trong nước như máy tời, máy hãm, trụ nâng...được thể hiện qua bảng biểu danh sách thiết bị và công cụ thi công sau.( Phụ lục) Nhưng do đặc điểm kinh doanh của ngành nghề là hay di chuyển và thực hiện những công việc phức tạp nên chất lượng máy móc không tránh khỏi xuống cấp. Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu tại công ty PIDI. I. Giải pháp vĩ mô: Hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức phát triển mới, mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia và tạo động lực để xây dựng những Tập đoàn công nghiệp có đủ để tham gia đấu thầu các gói thầu có giá trị và quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh với các nhà thầu nước ngoài. Tuy nhiên, hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức mới nên nó còn xa lạ với Việt Nam cũng như các nhà thầu trong nước, do vậy bên cạnh sự nỗ lực tự đổi mới để khẳng định mình trên thị trường của các nhà thầu thì Nhà nước cũng cần có những giải pháp và chính sách được cụ thể hóa. 1. Tạo được một tư duy nhất quán từ trên xuống dưới và giữa các Bộ ban ngành với nhau. Đại hội Đảng X đã xác định đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước Công nghiệp với hai tiêu chí là phải có một ngành công nghiệp nặng phát triển dựa trên nền tảng của các lĩnh vực như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, dây chuyền thiết bị, đóng tàu, công nghiệp ô tô... và phải hình thành các tập đoàn công nghiệp nặng. Có thể nói ngành công nghiệp nặng là cái gốc để phát triển các lĩnh vực công nghiệp khác. 2. Nhà nước cần hoàn chỉnh Quy chế đấu thầu. Trong cơ chế thị trường, việc đấu thầu và cạnh tranh là cần thiết để phát triển và trong giai đoạn sau gia nhập WTO thì thực hiện đấu thầu cũng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng thực tế cho thấy rằng, hiện nay đối với các dự án/gói thầu trong nước có nguồn vốn là Nhà nước, ODA hoặc nguồn vốn nước ngoài thì hầu hết nhà thầu ngoại trúng. Điểm qua các dự án đang xây dựng hiện nay, có 23 NM thuỷ điện công suất từ 50-2.400MW do nhà thầu nước ngoài cung cấp thiết bị cơ điện; 11 NM nhiệt điện chạy than, chỉ có 1 NM nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 do Lilama làm tổng thầu, các dự án còn lại do nước ngoài làm tổng thầu; 18 NM ximăng, chỉ có NM ximăng Sông Thao do Lilama làm tổng thầu, 17 NM còn lại do nước ngoài - chủ yếu là Trung Quốc làm tổng thầu… Điều đó sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế đất nước. Cụ thể: - Nhà thầu ngoại trúng thầu sẽ kéo theo một lực lượng đông đảo lao động nước ngoài vào Việt Nam. Bởi vì theo như các nhà thầu nước ngoài thì năng lực và trình độ tay nghề của lao động tại nước sở tại không đáp ứng đủ yêu cầu. Điều này đã làm cho nhu cầu việc làm của lao động trong nước giảm đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà các nhà quản lý dự báo năm 2009 số lượng lao động không có việc làm sẽ là 500.000 người chứ không phải 400.000 người như Cục Việc làm mới đây thông báo .(Theo công bố của Viện Khoa học - Lao động và Xã hội ngày 8.4). - Nhà thầu ngoại trúng Tổng thầu EPC, tức là họ sẽ đảm nhận từ việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây dựng, đồng nghĩa với việc nước trúng thầu có thể mang vật liệu từ ngoài vào trong khi đó những vật liệu, thiết bị này trong nước có thể chế tạo được như vậy sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa trong nước không thể tiêu thụ được. - Phần lợi nhuận sinh ra sẽ chảy vào túi của nước ngoài. Một số giải pháp: - Nhà nước phải đứng trên lợi ích quốc gia. Đại hội X của Đảng đã xác định đến năm 2020 cơ bản đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Do đó trong các dự án/gói thầu trọng điểm thì nhà nước có thể chỉ định thầu hoặc cho đấu thầu rộng rãi nhưng các nhà thầu nước ngoài muốn tham gia thì phải liên doanh liên kết với nhà thầu trong nước để tham gia đấu thầu và nhà thầu trong nước sẽ đóng vai trò chính. - Tiếp tục sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện luật đấu thầu. 3. Giải pháp về nâng cao chất lượng công trình. a) 6 giải pháp : - Thể chế hóa các hoạt động liên quan tới chất lượng công trình. Theo “Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng” ban hành kèm theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 27/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng sẽ được xuyên suốt từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây lắp, bảo hành và bảo trì công trình. Trong giai đoạn thi công xây lắp, nhà thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự giám sát chất lượng thi công. Nhà thầu phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào khẳng định được chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được yêu cầu tổ chức nghiệm thu. Nhà thầu sẽ là người phải chịu trách nhiệm chính và trước tiên về chất lượng công việc mình hoàn thành. Sau khi hoàn thành công tác thi công xây lắp, trước khi tổng nghiệm thu, chủ đầu tư phải yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý kỹ thuật chuyên ngành như: phòng cháy chữa cháy, an toàn môi trường, an toàn thiết bị… tiến hành kiểm định và có văn bản chứng nhận phù hợp (các văn bản này không thể thiếu trong hồ sơ hoàn thành công trình). - Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Tổ chức tốt việc phê duyệt thiết kế sơ bộ của cơ quan quản lý xây dựng trong quá trình thẩm định dự án; Không đầu tư dàn trải, coi trọng quản lý các yêu cầu kỹ thuật trong phê duyệt dự án, đặc biệt là việc phân kỳ dự án. - Đôn đốc các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng được phân cấp hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng quy định, kiểm tra đột xuất và định kỳ việc thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư và các chủ thể khác, xác định việc thực hiện đúng quy định của chủ đầu tư về mặt pháp lý và kỹ thuật. - Hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đủ mạnh, bao gồm các trung tâm kiểm định, phòng thí nghiệm chuyên ngành của các sở,  viện và DN nhằm nâng cao năng lực của các tổ chức kiểm định, hoàn thiện và thống nhất nội dung phương thức kiểm định chất lượng đầu vào, đánh giá chất lượng đầu ra để thực hiện mục tiêu kiểm soát các yếu tố liên quan tới chất lượng sau đấu thầu. - Đưa ra tiêu chí đánh giá năng lực của các nhà thầu thông qua việc cho điểm. Khi đấu thầu, những nhà thầu nào đạt đủ điểm yêu cầu về lĩnh vực nào thì mới được tham gia đấu thấu công trình thuộc lĩnh vực đó nhằm tránh những tiêu cực trong đấu thầu. Những nhà thầu kém năng lực, không có khả năng tài chính và kinh nghiệm sẽ không được tham gia đấu thầu. Những nhà thầu nào trúng thầu mà không thực hiện đúng theo hợp đồng với chủ đầu tư, làm ăn gian dối, chất lượng công trình kém sẽ bị nêu tên công khai và có thể bị cấm tham gia đấu thầu những công trình khác. - Xây dựng chế tài thưởng phạt về chất lượng công trình xây dựng. b) Tiếp tục tổ chức cuộc vận động nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng. Chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng là một trong rất nhiều yếu tố để làm nên thương hiệu của một doanh nghiệp và khẳng định vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường xây dựng. Cuộc vận động trong sẽ làm thay đổi cơ bản nhận thức về chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng của các doanh nghiệp tham gia, từ cán bộ quản lý Nhà nước đến chủ doanh nghiệp và người lao động, công nhân trong các công ty sản xuất hay trên công trường coi việc đảm bảo chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng là trách nhiệm và cống hiến của mỗi người, và chất lượng là uy tín, là thương hiệu của doanh nghiệp. Sự thoả mãn của khách hàng về mỗi sản phẩm, mỗi công trình xây dựng chính là sự tồn tại của doanh ngiệp, là công ăn việc làm của mỗi cá nhân. Từ việc thay đổi nhận thức, các doanh nghiệp sẽ không ngừng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động, đổi mới, nâng cao công tác tổ chức, điều hành, quản lý, áp dụng kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đầu tư thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn, tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Cuộc vận động và nâng cao chất lượng công trình và sản phẩm xây dựng được Bộ xây dựng đưa ra vào 2 giai đoạn 2000-2005 và giai đoạn 2006-2010. Trong giai đoạn 2000-2005, thông qua thực hiện Cuộc vận động, đã có 548 công trình, sản phẩm xây dựng đạt chất lượng Huy chương vàng và bằng chất lượng cao; 34 lượt doanh nghiệp được tặng cờ đơn vị xuất sắc về đảm bảo và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng hàng năm; 574 tập thể và cá nhân được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Vệt Nam. Hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng của các đơn vị tham gia Cuộc vận động ngày càng được củng cố, hoàn thiện theo các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000. Nếu như, năm 2000, cả nước chưa có một doanh nghiệp xây lắp nào có chứng chỉ về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO-9000 thì đến cuối năm 2005, đã có hơn 70 doanh nghiệp xây lắp và tính cả các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng là hơn 200 đơn vị đã được cấp chứng chỉ này. Với những kết quả đã đạt được trong giai đoạn đầu như trên thì trong giai đoạn tiếp theo, phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp tham gia Cuộc vận động xây dựng đạt được Hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO-9000 và ISO- 14000, chuẩn bị sức mạnh cho cuộc cạnh tranh mới với các doanh nghiệp trong và ngoài nước khi đất nước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế. II. Giải pháp vi mô. Toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và chủ trương hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới là một chủ trương rất lớn của Đảng va Nhà nước ta. Một trong những thuận lợi lớn nhất của hội nhập kinh tế thế giới là các doanh nghiệp Việt nam sẽ khắc phục được tình trạng phân biệt đối xử, nâng cao vị thế của mình, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ. Nhưng mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế thì doanh nghiệp việt nam phải đứng trước sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nước ngoài và sự cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu cũng không phải là một ngoại lệ. Các nhà thầu trong nước không chỉ đơn thuần cạnh tranh với nhau mà phải cạnh với các nhà thầu nước ngoài ngay trên lãnh thổ Việt nam. Và một thực tế đã cho thấy hiện nay nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng của Việt Nam đều do các nhà thầu nước ngoài trúng thầu và thực hiện và điều này đã đẩy rất nhiều nhà trong nước rơi vào cảnh lao đao, khoanh tay đứng nhìn các nhà thầu nước ngoài thực hiện các dự án trọng điểm. Do đó để thắng thầu, bên cạnh những giải pháp và chính sách của nhà nước thì bản thân mỗi doanh nghiệp Việt Nam phải tự nỗ lực để nâng cao năng lực của mình. 1. Các quy định về hợp đồng EPC và việc ký kết hợp đồng Tổng thầu EPC. Tổng thầu EPC có trách nhiệm với các phương tiện và biện pháp thi công được sử dụng, thực hiện trong quá trình thi công xây dựng công trình; có trách nhiệm cung cấp toàn bộ vật liệu, nhân công và mọi dịch vụ cần thiết do đó để đảm bảo cho tiến độ công trình cũng như chất lượng công trình sau này khi đưa vào chạy thử và bàn giao ( điều này sẽ ảnh hưởng tới sự đánh giá về năng lực Tổng thầu của chủ đầu tư) thì sau khi trúng thầu nhà thầu trong hợp đồng phải xác định được phạm vi công việc một cách chi tiêt. Điều này là rất quan trọng do liên quan tới việc phân chia công việc và trách nhiệm phải thực hiện giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Trên thực tế, khi triển khai dự án/ gói thầu, có những có những công việc rất khó được phân định rõ ràng rành mạch ví dụ như: công tác chuẩn bị công trường và mặt bằng xây dựng ( làm đường giao thông vào địa điểm xây dựng, làm hệ thống thoát nước mặt bằng, thi công các hạng mục công trình trạm...). Đối với những công việc loại này thì cần có sự bàn bạc tỉ mỉ và thống nhất giữa chủ đầu tư với nhà thầu. Ngoài ra trong hợp đồng EPC cần phải nêu rõ một số vấn đề như: công suất khai thác, công năng sử dụng , thời gian thực hiện và đặc biệt là yêu cầu về ứng vốn...các yêu cầu này cần phải được làm rõ cả về định tính và định lượng. - Phạm vi công việc trong hợp đồng do chủ đầu tư và Tổng thầu thống nhất và xác định ngay từ đầu, càng cụ thể bao nhiêu càng dễ thực hiện và càng ít vướng mắc bấy nhiêu. Vì lý do nào đó phạm vi công việc trong hợp đồng sơ sài và thiếu rõ ràng sẽ phát sinh nhiều vướng mắc mất nhiều thời gian để tháo gỡ dẫn đến chậm tiến độ công trình và vượt dự toán. - Khâu đảm bảo chất lượng được chú trọng trong các điều khoản của hợp đồng và xác định cụ thể trong công việc. Hệ thống tiêu chuẩn áp dụng cho công trình, được xác định cho từng khâu công việc khảo sát, thiết kế, mua sắm thiết bị vật tư, xây lắp, chạy thử và vận hành. Tất cả các khâu công việc đều phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật và được giám sát, nghiệm thu. - Thời gian hoàn thành công trình là một mục tiêu hết sức quan trọng của hợp đồng cũng như dự án. Những mốc thời gian chính được xác định cụ thể trong những điều khoản và tiến độ tổng thể của hợp đồng EPC. - Dự án/gói thầu thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC chứa đựng nhiều rủi ro. Trong quá trình thực hiện, những biến động về tỷ giá, thị trường, giá cả vật tư thiết bị, nhân lực hay bất ổn trên thế giới đều tạo ra các rủi ro cho Tổng thầu. Những rui ro lớn có khi ảnh hưởng tới sự thành bại của cả dự án/ gói thầu. Do đó Tổng thầu EPC phải lường trước các rủi ro có thể xẩy ra và có các giải pháp dự trù để tránh rủi ro và giảm hậu quả do rủi ro gây ra. 2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lực Việt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát, song mất cân đối nghiêm trọng: - Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệp trung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4 và 10; - Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thế giới là 100. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành xây dựng hiện nay : trẻ (tính theo tuổi đời trung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân số đứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người có nghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhóm ASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ít so với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế. Công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Cơ cấu nguồn nhân lực của ngành (tỷ lệ cơ cấu kỹ sư, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân học nghề) là 1: 1,3: 3; trong khi đó, với các nước trên thế giới, tỷ lệ này là 1:4:10. Trong công nghiệp xây dựng có ba loại nhân lực chính: cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông. Cán bộ quản lý (Contruction managers) gồm chỉ huy các cấp trên công trường, các nhân viên kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ, tùy theo chức trách được giao mà có chức danh khác nhau. Trách nhiệm cán bộ quản lý là đảm bảo cho các hoạt động xây dựng trên công trường thực hiện đúng thiết kế, đúng tiến độ, đúng quy trình quy phạm, đúng quy tắc an toàn và đúng dự toán nhưng lại trong bối cảnh dễ có nhiều biến động về thiết kế, về thời tiết, về cung ứng, về giá cả và các rủi ro khác. Cán bộ quản lý thường có trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Công nhân kỹ thuật xây dựng (construction trade workers) chia thành  ba nhóm chính: công nhân kết cấu (structural workers), công nhân hoàn thiện (finishing workers)  và công nhân cơ điện (electro - mechanical workers). Tùy theo chuyên môn mà công nhân  kỹ thuật có tên gọi khác nhau như thợ nề, thợ mộc, thợ sắt, thợ bê tông, thợ hàn, thợ điện, thợ máy v.v… Một số khâu thi công  có máy móc phức tạp hay cần kỹ thuật cao (trong lắp máy) thì có cả kỹ sư trực tiếp tham gia lao động (operating engineers). Công nhân kỹ thuật phải qua đào tạo tại các trường dạy nghề sơ cấp, trung cấp … và được cấp chứng chỉ. Công nhân lao động phổ thông (construction laborers) làm các lao động nặng nhọc như bốc vác, vận chuyển, đào đắp, phá dỡ, thu dọn v.v… Một số làm thợ phụ (helpers) cho công nhân kỹ thuật. Công nhân lao động chỉ cần được huấn luyện ít ngày về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và kỷ luật lao động. Những yêu cầu đối với người làm nghề xây dựng trong thời đại hội nhập: - Được trang bị đủ kiến thức  không chỉ về chuyên môn và cả về sự bền vững và các rủi ro, về chính sách công và quản trị công, về cơ bản kinh doanh, về khoa học xã hội (kinh tế, xã hội học) và về cách ứng xử có đạo đức; - Được huấn luyện  kỹ năng (skill) như cách sử dụng các công cụ kỹ thuật cơ bản (phân tích thống kê, máy tính, tiêu chuẩn quy phạm, giám sát và theo dõi dự án), cách làm việc trong không gian điều khiển  (cyberspace)  với các thành viên của nhóm  biểu kiến ( virtual team) đa ngành và liên ngành, cách quản lý các nhiệm vụ, dự án và chương trình trong khuôn khổ ngân sách và tiến độ đã định, cách giao tiếp với cộng đồng một cách nhẫn nại, biết lắng nghe và có khả năng thuyết phục. - Học tập thái độ (attitude) nghiêm chỉnh trong họat động ngành nghề như tính sáng tạo và sáng nghiệp (creativity and entrepreneurship)  trong nhận dạng và phát huy các khả năng và cơ hội, thực hiện các cam kết đạo đức và quy tắc tổ chức, giữ chữ tín và sự trung thực, lạc quan trước các thách thức, tôn trọng và khoan dung đối với các giá trị, quan điểm và quyền lợi của người khác v.v… Một số giải pháp: - Một là, cần rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ một cách có hệ thống với nhiều tiêu chí cụ thể như, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, độ tuổi, trình độ tin học, ngoại ngữ, quá trình thực thi nhiệm vụ...”. Đánh giá cán bộ, nhân viên phải dựa trên cơ sở tiêu chuẩn hoá các chức danh gắn với các yêu cầu cụ thể, khả năng thực thi nhiệm vụ, hiệu quả công tác. Các tiêu chí đặt ra càng chi tiết, cụ thể mang tính định lượng thì kết quả càng sát với thực trạng. Trong đánh giá cán bộ, công chức cần phân biệt rõ ràng năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tách rời các yếu tố xã hội, thâm niên, độ tuổi... Hay nói cách khác là đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức hiện có. - Hai là, trên cơ sở kết quả đánh giá đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện có, cần đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích động viên cán bộ, công chức tự học tập, tu dưỡng dưới nhiều hình thức (đơn vị bố trí thời gian, hỗ trợ kinh phí...) với phương châm “thiếu gì, bổ sung đó”. Lãnh đạo sửa đổi và hoàn thiện biên chế phù hợp với điều kiện thực tế, nâng cao chất lượng, năng lực hoạt động của nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ khả năng để có thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao. Sắp xếp, sử dụng cán bộ theo đúng quy hoạch, quan tâm đào tạo sử dụng cán bộ từ các cơ sở và trong thực tiễn tại doanh nghiệp. - Ba là cần thu hút, tạo nguồn cán bộ có đủ năng lực, trình độ thay  thế, bổ sung. Khâu tuyển dụng cần triển khai theo hướng “cung, cầu” mới tìm được cán bộ giỏi. Muốn vậy, phải làm tốt cả bốn khâu: quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo và sử dụng. Trong công tác tuyển dụng, công ty có thể liên kết, hợp tác với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước để đa dạng hóa các hình thức đào tạo, xây dựng chương trình đào tạo chuẩn, nâng cao chất lượng đào tạo. Thường xuyên nâng cao năng lực và tay nghề cho người lao động bằng cách mở các lớp đào tạo ngắn hạn, cử cán bộ đi học ở nước ngoài, xây dựng chương trình và tổ chức tham quan học tập để nắm bắt công nghệ mới hiện đại. Tăng cường các tài liệu tham khảo cũng như trang thiết bị cần thiết phục vụ cho đào tạo. Mặt khác để có được những cán bộ giỏi, cần nhanh chóng đổi mới chế độ đãi ngộ, đặc biệt là cải cách chế độ tiền lương. Hiện tượng chảy máu chất xám ở một số đơn vị hiện nay là vấn đề cần hết sức lưu tâm. Người lao động chỉ thật sự yên tâm, đóng góp hết công sức, trí tuệ khi không phải “quá lo” về vấn đề cuộc sống hàng ngày., phải tạo ra được động lực cạnh tranh lành mạnh bình đẳng. chú trọng quan tâm, chăm lo đến gia đình CBCNV: Tạo điều kiện cho con em được làm việc tại TCty, ngoài lương cơ bản, người lao động có chế độ lương thưởng theo tỷ lệ phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Với CBCNV trẻ, nếu nhận công tác sẽ được tạm vay một khoản tiền nhất định, giúp họ bước đầu ổn định cuộc sống để yên tâm công tác... "Chỉ khi nào người lao động yên tâm về đời sống vật chất cũng như tinh thần thì họ mới có thể yên tâm công tác tốt. - Bốn là, cần mạnh dạn xây dựng và ban hành cơ chế đưa cán bộ, không đủ năng lực ra khỏi biên chế để thay thế bằng những cán bộ đủ năng lực. Đây là vấn đề thực sự rất khó, nhưng không làm thì không tạo được động lực và sự cạnh tranh, không tuyển được những cán bộ mới, có đủ năng lực. 3. Nâng cao công tác huy động vốn và sử dụng vốn tại công ty. Vốn là một điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường nói chung, đối với doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Đặc điểm của ngành xây dựng là các dự án thường kéo dài và cần một lượng vốn rất lớn mà thực tế không phải bao giờ các công trình đưa vào bàn giao cũng được chủ đầu tư thanh toán ngay trong khi đó trong quá trình thi công nhà thầu phải đứng trước rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro về giá. Ví dụ như nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nước làm giá các nguyên vật liệu chủ chốt như thép; xi măng; gạch, kính, đá...tăng mạnh. Tính toán của công ty tài chính châu Á Morgan Stanley Hoa Kỳ (chi nhánh châu Á) cho biết, các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5/2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Nhiều công ty xây dựng cũng điêu đứng vì phí lãi vay tăng cao, trên 20%/năm. Các chủ công trình buộc phải trì hoãn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Khó khăn chưa qua, từ cuối tháng 4/2008, ngành xây dựng tiếp tục phải chịu ảnh hưởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản. Bước sang năm 2009, triển vọng kinh doanh của ngành xây dựng cũng chẳng mấy sáng sủa khi nền kinh tế toàn cầu và trong nước suy giảm, thị trường bất động sản vẫn chưa thoái khỏi tình trạng ảm đạm. Những khó khăn trên được phản ánh trong kết quả kinh doanh năm 2008 của các công ty. Thống kê cho thấy, tăng trưởng doanh số của ngành là 32.3% nhưng do giá vốn hàng bán tăng 36.3%; chi phí tài chính tăng 1.1 lần khiến lợi nhuận sau thuế giảm 14.11% so với năm 2007. ROEA của ngành giảm mạnh từ mức 25.4% vào năm 2007 xuống còn 12.5% trong năm 2008. Đồng thời, chỉ số ROAA của ngành giảm nhẹ từ mức 5.73% xuống còn 3.08% và thấp hơn so với toàn thị trường.   Nguồn: VietstockFinance Một số giải pháp: - Huy động vốn thông qua hình thức tăng vốn điều lên. - Huy động vốn trong nội bộ doanh nghiệp: huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ nhân viên trong công ty với một mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức huy động tối đa đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động. - Vay vốn ngân hàng/các tổ chức tín dụng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu cầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng/các tổ chức tín dụng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên vốn lưu động của công ty. Là một trong những hình thức được sử dụng nhiều nhất ở các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Đối với cách thức huy động vốn này, doanh nghiệp có thể vay vốn ngắn hạn hoặc dài hạn, do vậy có thế đáp ứng được nhu cầu về vốn của doanh nghiệp cho các mục tiêu khác nhau. Thêm vào đó, lãi suất vay ngân hàng được xem là chi phí của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được giảm một phần thuế thu nhập, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn. Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh của ngân hàng cho việc ký kết hợp đồng của công ty trong quá trình tham gia đấu thầu và thực hiện thi công công trình.   - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó các doanh nghiệp không những tăng được vốn cho hoạt động kinh doanh mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật va chuyển giao công nghệ. - Thu nợ càng nhiều càng tốt: Nợ nần là điều luôn tồn tại trong các công ty. Do đó công ty cần chỉ đạo thi công công trình đúng tiến độ hoặc rút ngắn thời gian thi công ( nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình ) để thu hồi vốn nhanh đảm bảo vòng quay của vốn, đủ vốn để thực hiện những dự án tiếp theo. - Thuê mua tài chính: Đây là một hình thức huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp thông qua việc đi thuê mua tài chính đối với tài sản. Thay vì trực tiếp mua thiết bị, doanh nghiệp yêu cầu một tổ chức tài chính mua thiết bị mình cần và thuê thiết bị đó. Sau khi hết thời hạn thuê, máy móc thiết bị đó có thể được bán lại cho doanh nghiệp với giá tượng trưng. Hình thức huy động vốn này phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp họ sử dụng đồng vốn của mình một cách linh hoạt vào các hoạt động đầu tư khác thay vì mua tài sản cố định. Thuê tài chính cũng không làm ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng khi doanh nghiệp đi vay vốn ngân hàng. Phí thuê tài chính được xem là một khoản chi phí của doanh nghiệp, do đó giảm nghĩa vụ đóng thuế thu nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra thuê mua tài chính còn giúp doanh nghiệp dễ dàng đổi mới thiết bị công nghệ và tiếp cận được máy móc thiết bị hiện đại hơn. Tuy nhiên, để có thể thuê mua tài chính, doanh nghiệp cũng cần có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ và tình hình tài chính lành mạnh. - Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn. 4. Đầu tư và đổi mới công nghệ, trang bị máy móc, thiết bị. Một trong những điều kiện để công ty có thể thắng thầu là có năng lực về kỹ thuật mà cụ thể là năng lực về máy móc, thiết bị và công nghệ. Trong bối cảnh hội nhập hiên nay thì bên cạnh việc đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại, đạt tiêu chuẩn thì việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị ở các doanh nghiệp là một đòi hỏi bức thiết nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Một số giải pháp: a) Thuê tài chính: Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì một giao dịch được gọi là thuê tài chính phải thoả mãn một trong những điêu kiện sau: Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thoả thuận của hai bên; Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền ưu tiên mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời điểm mua lại; Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê; Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng. Các hình thức của thuê tài chính. - Thuê trực tiếp: máy móc, trang thiết bị do chính doanh nghiệp lựa chọn và thỏa thuận với công ty cho thuê để mua tài sản đúng hàng mình cần. - Hình thức bán và thuê lại (Sale and lease-back):là hình thức khá phổ biến trong lĩnh vực bất động sản. Công ty cho thuê tài chính sẽ mua tài sản của doanh nghiệp, trả cho doanh nghiệp một khoản tiền mặt rồi cho doanh nghiệp thuê lại tài sản đó. - Thuê tài sản mua bằng vốn vay (Leverage leases): Trong hình thức này phải có sự tham gia của 3 bên: bên đi thuê, bên cho thuê và nhà cho vay. Ở hình thức này, nghĩa vụ của doanh nghiệp đi thuê không có gì thay đổi, chỉ khác là bên cho thuê đã sử dụng hợp đồng cho thuê để thế chấp cho nhà cho vay nhằm đảm bảo cho một khoản vay nào đó. Hoạt động cho thuê tài chính đã xuất hiện từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Các sản phẩm cho thuê tài chính ngày càng đa dạng, từ máy fax, máy photocopy cho đến xe tải, máy bay, tàu thủy… Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Việt Nam Airlines cũng đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,… Ở Việt Nam, hoạt động này có mặt từ năm 1995 sau quyết định số 149/QĐ - NH5 ngày 17/5/1995 của NHNNVN. Hiện tại có 11 Cty cho thuê tài chính được cấp phép hoạt động, trong đó có 7 công ty trực thuộc các NHTM, 1 Cty liên doanh và 3 Cty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động cho thuê tài chính trong những năm gần đây đã thể hiện được ưu điểm nổi trội của kênh tín dụng này đối với các doanh nghiệp Việt nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lợi ích của doanh nghiệp - Đối với các khoản vốn vay trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tài sản đảm bảo ( thế chấp hoặc cầm cố) và chỉ cho vay tối đa là 80% tổng chi phí thực hiện dự án, nhưng đối với kênh cho thuê tài chính, doanh nghiệp chẳng những không cần ký quỹ đảm bảo hay tài sản thế chấp mà còn có thể được tài trợ đến 100% vốn đầu tư. - Lãi suất hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận của 2 bên: cho vay và đi vay tài chính. Kênh tín dụng này cho phép doanh nghiệp được hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn máy móc thiết bị, nhà cung cấp, cũng như mẫu mã chủng loại phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. - Nếu doanh nghiệp đầu tư mua tài sản mà thiếu vốn lưu động thì có thể bán lại cho công ty cho thuê tài chính và sau đó công ty sẽ cho doanh nghiệp thuê lại. Như vậy doanh nghiệp vừa có vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà vẫn được sử dụng tài sản. - Khi kết thúc thời hạn thuê, doanh nghiệp được quyền ưu tiên mua lại tài sản với giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm mua lại. Hoạt động cho thuê tài chính còn có một ưu điểm vô cùng quan trọng nữa đó là: lợi ích được hưởng từ tấm chắn thuế. - Tài sản cho thuê tài chính vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê nên bên cho thuê được phép khấu hao tài sản đó, làm giảm thuế thu nhập phải nộp. Mặt khác, bên đi thuê phải trả chi phí thuê, chi phí đó được khấu trừ trước thuế nên cũng làm giảm thuế thu nhập mà doanh nghiệp phải nộp. Như vậy cả hai doanh nghiệp đều nhận được lợi ích từ tấm chắn thuế. b) Đổi mới công nghệ: Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lỏi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả... (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (Đổi mới sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang ). c) Chuyển giao công nghệ: Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền công nghệ sang bên nhận công nghệ. Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể là một phần hoặc toàn bộ công nghệ bao gồm: Bí quyết kỹ thuật; Kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, giải pháp kỹ thuật, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ… Đối tượng công nghệ được chuyển giao có thể gắn hoặc không gắn với đối tượng sở hữu trí tuệ. Là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nhiệm vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị dịch vụ đào tạo, kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ. Vai trò của chuyển giao công nghệ đối với công ty. - Tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài - Tận dụng được nguồn lực sẵn có mà chưa khai thác được do thiéu công nghệ ( sức lao động, tài nguyên...) - Đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm - Có điều kiện nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ, học tập các phương pháp quản lý tiên tiến - Nếu thành công có cơ hội rút năng thời gian công nghiệp hóa đồng thời đi tắt vào các công nghệ hiện đại nhất. Quá trình chuyển giao công nghệ: - Trực tiếp Thông qua các công ty xuyên quốc gia, mua license công nghệ, công ty tư vấn chuyển giao công nghệ, thông qua chuyên gia nước ngòai hoạt động ở tiếp cận công nghệ địa phương, các cán bộ thực tập, lưu học sinh - Gián tiếp: Thông qua đại lý bán máy móc, hội nghị, hội thảo quốc tế, hội trợ, triển lãm thương mại, ấn phẩm... Thực tế trong các dự án xây dựng hiện nay rất nhiều dự án áp dụng hình thức chuyển giao công nghệ. 5. Quản lý chất lượng công trình trong quá trình thi công cũng như sau khi hoàn thành. Toàn cầu hóa tạo ra rất nhiều cơ hội giao lưu và tiếp cận lẫn nhau cho con người ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay để khẳng định được cho mình một vị trí trên thị trường thì không chỉ các công ty ngành xây dựng nói riêng mà đối với tất cả các công ty nói chung cần phải nỗ lực gây dựng riêng cho mình một thương hiệu. Với hiệu quả quản lý chất lượng sản phẩm công trình trong và sau khi thi công nó cũng góp phần xây dựng nên thương hiệu đó. Một số giải pháp: - Tuyên truyền tới toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty về vai trò cũng như lợi ích của hệ thống quản lý chất lượng công trình, thực hiện nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn chất lượng công trình do chủ đầu tư đặt ra, tiêu chuẩn về an toàn lao động và môi trường xây dựng… - Trong giai đoạn thi công xây lắp, nhà thầu phải tự xây dựng kế hoạch chất lượng để tự giám sát chất lượng thi công. Nhà thầu phải kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng sản phẩm. Chỉ khi nào khẳng định được chất lượng thi công đảm bảo theo thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật mới được yêu cầu tổ chức nghiệm thu. - Nâng cao chất lượng lập và thẩm định dự án đầu tư, bao gồm: Kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá từng giai đoạn hoặc toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng; Tổ chức tốt việc phê duyệt thiết kế sơ bộ của cơ quan quản lý xây dựng trong quá trình thẩm định dự án; Không đầu tư dàn trải, coi trọng quản lý các yêu cầu kỹ thuật trong phê duyệt dự án, đặc biệt là việc phân kỳ dự án. KẾT LUẬN Hình thức Tổng thầu EPC là một hình thức mới đối với ngành xây dựng Việt Nam nói chung và đối với các công ty xây dựng nói riêng, nhưng nó lại là hình thức quen thuộc đối với các nhà thầu ngoại, đối với các nước phát triển trên thế giới. Với những lợi ích không thể phủ nhận mà nó đem lại thì các công ty xây dựng trong nước cần phải nỗ lực tiếp cận để áp dụng một cách có hiệu quả. Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Điện lực và Hạ tầng PIDI, cùng với xu thế chung của nền kinh tế đã từng bước thực hiện và đạt được những kết quả ban đầu nhưng bên cạnh đó vẫn còn những vướng mắc và hạn chế. Với việc phân tích thực trạng và đưa ra một số giải pháp về tăng khả năng thắng thầu theo hình thức Tổng thầu EPC thì tôi hy vọng rằng Công ty PIDI tự hoàn thiện, không ngừng củng cố, mở rộng và phát triển để từ đó tự khẳng định mình bằng chính những hợp đồng mà công ty sẽ đạt được. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật đấu thầu 2. Nghị định hướng dẫn thị hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. 3. Giáo trình Khoa học quản lý tập1- Chủ biên PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB Khoa học kỹ thuật. 4. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực- Chủ biên PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh – NXB ĐH Kinh tế quốc dân. 5. Giáo trình Hiệu quả & Quản lý dự án nhà nước – Khoa khao học quản lý, truờng ĐH KTQD – NXB Khoa học và kỹ thuật. 6. Bàn về giải pháp tăng cường cạnh tranh của ngành xây dựng – Tạp chí Xây dựng số 8/2001. 7. Một số vấn đề về đấu thầu xây dựng – Tạp chí Xây dựng số 04/2000- Nguyễn Văn Sinh. 8. Định mức dự toán xây dựng cơ bản - Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước. 9. Những vấn đề cốt yếu của quản lý – NXB Giáo dục 1994 10. 11. 12. 13. PHỤ LỤC 1 Sơ đồ 1: Các giai đoạn đấu thầu. Sơ tuyển nhà thầu 1.giai đoạn Lập hồ sơ mời thầu Mời thầu sơ tuyển Nhận và quản lý hồ sơ dự thầu Phát hành hồ sơ dự thầu 2. Nhận đơn thầu Mở thầu Đánh giá hồ sơ dự thầu và xếp hạng nhà thầu 3. Mở thầu , đánh giá và Ký hợp đồng Công bố trúng thầu và hoàn thiện hợp đồng Trình duyệt kết quả đấu thầu ký hợp đồng PHỤ LỤC 2 Bảng biểu: Danh sách một số thiết bị, công cụ của công ty. Thiết bị và dụng cụ thi công Nước sản xuất Công suất Năm sản xuất Số lượng - Xe tải nhỏ Japan, USA, Russia 2,5-5T 1997-1999 30 cái - Xư ủi và máy kéo Russia, Korea 85-160T 1997-1999 38 cái - Máy dầm Korea, Japan 1998 100 cái - Máy trộn bê tông France 250-500T 1998-2000 56 cái - Máy phá bê tông bằng khí nén Japan, USA, Russia 7m3/phút 1999 5 cái - Máy cắt bê tông Russia, Korea 2000 2 cái - Máy khoan Russia 1997-2000 32 cái - Trụ nâng Việt Nam 2000 30 bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6120.DOC