Thứ năm, nên thành lập phòng pháp chế của
NHTM cổ phần theo hướng chuyên nghiệp.
Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của
Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà
cơ cấu của Phòng Pháp chế có thể sẽ bao gồm
Trưởng phòng, giúp việc cho trưởng phòng là
phó trưởng phòng và các chuyên viên, chịu
sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ban
Tổng Giám đốc. Bộ máy của Phòng Pháp chế
thường gồm có: tổ tổng hợp và tư vấn, tổ xử
lý nợ, tổ pháp lý chứng từ và tổ quản lý đầu
tư Nhiệm vụ cụ thể của các tổ do Trưởng
Phòng Pháp chế quy định. Nhiệm vụ và quyền
hạn của trưởng phòng pháp chế bao gồm việc
tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước
Ban tổng giám đốc Ngân hàng về mọi mặt
công tác của phòng; quyết định chương trình,
kế hoạch công tác và tổ chức quản lý việc
thực hiện nhiệm vụ của phòng; quản lý, phân
công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng. Đề
nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen
thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán
bộ theo thẩm quyền đã được phân cấp; tham
gia các cuộc họp do Ban Tổng Giám đốc triệu
tập; ký thừa lệnh tổng giám đốc NHTM trên
các văn bản hành chính theo thẩm quyền. Phó
trưởng phòng có nhiệm vụ giúp trưởng phòng
chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của
phòng theo phân công của Trưởng phòng và
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm
vụ được phân công, ký thay trưởng phòng trên
các văn bản hành chính theo sự phân công của
trưởng phòng. Khi trưởng phòng vắng mặt,
Phó trưởng phòng được uỷ quyền điều hành
công tác của phòng, chịu trách nhiệm về kết
quả những công việc đã giải quyết và báo cáo
lại khi trưởng phòng có mặt; tham gia ý kiến
với trưởng phòng về tổ chức, hoạt động của
phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và
chế độ thủ trưởng.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay
của một ngân hàng xảy ra ở một mức độ khác
nhau: nhiều nhất là ngân hàng bị giảm lợi
nhuận không thu hồi được lãi cho vay, nặng
nhất khi ngân hàng không thu hồi được vốn
lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân
hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo
dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị
phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền
kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng. Chính vì vậy, các nhà quản lý ngân
hàng nên cẩn trọng và tỉnh táo trước khi quyết
định cho vay.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp pháp luật về hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
THỰC TIễN PHÁP LUẬT
1. Thực trạng hoạt động cho vay của Ngân
hàng thương mại
Hiện nay, ở Việt Nam nguồn vốn huy động
được sử dụng để cấp tín dụng bao gồm: tiền
gửi của cá nhân dưới hình thức tiền gửi không
kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ
hạn của tổ chức (trừ Kho bạc Nhà nước), bao
gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín
dụng (TCTD) khác và chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; tiền vay của tổ chức trong nước
(trừ Kho bạc, tiền vay của TCTD khác trong
nước) và tiền vay của TCTD nước ngoài; vốn
huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức
phát hành giấy tờ có giá. Nhưng theo Luật các
TCTD năm 2010, Thông tư số 13/2010/TT-
NHNN ngày 20/5/2010 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước quy định về các tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của các TCTD, nguồn
vốn huy động để sử dụng cấp tín dụng không
bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn của Kho bạc, tiền
vay của Kho bạc và các TCTD trong nước.
Quy định không được sử dụng các nguồn vốn
huy động của các đối tượng nói trên để cấp tín
dụng là bất hợp lý vì theo Hiệp hội Ngân hàng
Việt Nam (VNBA), nguồn vốn huy động của
các đối tượng trên chiếm từ 15% - 20% trong
tổng số vốn huy động của các TCTD và đây
là nguồn vốn có tính ổn định cao. NHTM chỉ
được cấp tín dụng trên nguồn vốn huy động
bằng 80%, còn lại 20% nguồn vốn huy động
và 15% nguồn vốn huy động từ Kho bạc và
TCTD trong nước dùng để đảm bảo khả năng
thanh toán của ngân hàng là quá cao và không
hợp lý theo ý kiến của Hiệp hội ngân hàng Việt
Nam gửi lên Thủ tướng Chính phủ
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam, năm 2002, tổng số nợ xấu của các NHTM
và TCTD là hơn 20.000 tỷ đồng, chiếm 7,2%
tổng dư nợ. Đến năm 2004, tổng nợ xấu giảm
xuống còn trên 13.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ
(*) ThS. Biên tập viên Báo Pháp luật Việt Nam.
Lợi nhuận và rủi ro là hai vấn đề luôn song hành với nhau, lợi nhuận càng lớn thì rủi ro càng cao; đó là một
nguyên tắc luôn đúng với hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh, trong đó có ngân hàng thương mại (NHTM).
Phát triển hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro là yêu cầu tối quan trọng đối với NHTM, đặc biệt trong hoạt
động cho vay, chỉ khi hạn chế được rủi ro NHTM mới thực sự phát triển và tạo sự ổn định cho nền kinh tế.
NGUYễN THị MAI HOA*
GIẢI PHÁP PHÁP LUẬT VỀ HẠN CHẾ RỦI RO
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 578
2011
THỰC TIễN PHÁP LUẬT
dưới 4%, thấp hơn tỷ lệ an toàn cho phép theo
thông lệ quốc tế là 5%. Đến hết năm 2005,
tổng tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên con số 17.500 tỷ
đồng, nhưng lại chỉ chiếm 3,18% tổng dư nợ,
riêng khối NHTM nhà nước thì tỷ lệ này trên
5%. Đến tháng 9/2006, thực trạng nợ quá hạn
của các NHTM và TCTD là bao nhiêu chưa
có con số công bố từ Ngân hàng Nhà nước,
nhưng nhiều chuyên gia ngân hàng cho rằng,
con số tuyệt đối là hơn 20.000 tỷ đồng, tỷ lệ
này không biến đổi nhiều, vẫn dưới mức 5%
do tổng dư nợ cho vay và đầu tư cũng tăng
nhanh, nhưng không phải là đáng quan tâm.
Song, một số chuyên gia của một số tổ chức
tiền tệ quốc tế và chuyên gia NHTM trong
nước cho rằng, tỷ lệ nợ xấu của NHTM thực
tế luôn cao gấp khoảng hai lần số liệu do Ngân
hàng Nhà nước công bố hiện nay đang ở mức
7- 8%, riêng các ngân hàng.
Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước thông tin,
tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,5%.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng cho
biết, toàn bộ dư nợ của hệ thống ngân hàng đối
với Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt
Nam (Vinshin) chỉ dưới 26 nghìn tỷ đồng và
hiện đang cơ cấu lại 16 nghìn tỷ đồng. Số này
chưa đưa vào nợ xấu, và nếu tính vào cũng chỉ
tăng 0,7%.
Tính đến tháng 6/2011, Ngân hàng Nhà
nước thông báo nợ xấu toàn hệ thống ngân
hàng hiện chiếm 2,72% tổng dư nợ, tăng
0,55% so với cuối năm 2010. Lãnh đạo Ngân
hàng Nhà nước cho rằng dù nợ xấu đang tăng
từ mức 2,17% cuối năm 2010 lên 2,72% vào
10/6/2011, nhưng mức tăng trên không nghiêm
trọng. Riêng TP. Hồ Chí Minh, nợ xấu của các
TCTD trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đến hết
tháng 4/2011 ở mức 4,2% tổng dư nợ, tăng từ
mức 3,9% của tháng 3/2011, trong đó các công
ty cho thuê tài chính có nợ xấu lên đến 26,3%,
nợ xấu của khối quốc doanh là 5,6% và cổ phần
là 2,9%. Đây là thống kê của chi nhánh Ngân
hàng Nhà nước thành phố được Cục Thống kê
công bố lại. Tổng dư nợ đến cuối tháng 5-2011
của các ngân hàng ở thành phố là 748.900 tỉ
đồng, tính ra nợ xấu tới 31.290 tỉ đồng, tương
đương gần 1,52 tỉ đô la Mỹ. Với cả nước, con
số tuyệt đối nợ xấu sẽ lớn hơn nhiều.
Hậu quả rủi ro trong hoạt động cho vay của
NHTM tác động đến cả nền kinh tế - xã hội
và các ngân hàng. Đối với ngân hàng, khi gặp
rủi ro tín dụng, ngân hàng không thu được vốn
đã cấp và lãi cho vay, ngân hàng phải trả vốn
và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn,
điều này làm cho ngân hàng mất cân đối trong
việc thu chi. Không thu được nợ thì vòng quay
vốn tín dụng giảm làm ngân hàng kinh doanh
không có hiệu quả. Khi gặp phải rủi ro tín dụng,
ngân hàng thường rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán, làm mất lòng tin của người
gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Trong nội bộ ngân hàng, do gặp phải rủi ro tín
dụng nên không có lương trả cho nhân viên vì
thế những người có năng lực sẽ thuyên chuyển
công tác, gây khó khăn cho ngân hàng.
2. Quy định về cấm cho vay và hạn chế cho
vay
Thứ nhất, những trường hợp không được
cấp tín dụng: Điều 126 Luật các TCTD năm
2010 quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được cấp tín dụng đối với
những tổ chức, cá nhân sau đây: thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám
58 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
THỰC TIễN PHÁP LUẬT
đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó
giám đốc) và các chức danh tương đương của
TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp
nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn
góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành
viên Ban kiểm soát của TCTD là công ty cổ
phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ
sở hữu của TCTD là công ty trách nhiệm hữu
hạn; cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành
viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám
đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó
giám đốc) và các chức danh tương đương. Quy
định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối
với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi
mô. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
không được cấp tín dụng cho khách hàng trên
cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản
1 Điều này. TCTD, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình
thức nào để TCTD khác cấp tín dụng cho đối
tượng quy định tại Khoản 1 Điều này. TCTD
không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng
khoán mà TCTD nắm quyền kiểm soát. TCTD
không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo
đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD hoặc công
ty con của TCTD. TCTD không được cho vay
để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở
nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính
TCTD nhận vốn góp.
Thứ hai, theo Luật các TCTD năm 2010,
Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày
27/9/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 13 và các văn bản pháp luật của Ngân
hàng Nhà nước thì pháp luật cấm cho vay và
hạn chế cho vay đối với các cá nhân có liên
quan trong quá trình cho vay hoặc có trách
nhiệm chính trong hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng hoặc công ty chứng khoán trực thuộc
TCTD. Quy định trên là hợp lý và có cơ sở.
Bởi nếu pháp luật cho phép các đối tượng trên
được vay vốn họ sẽ có quyền lực hoặc có khả
năng tạo áp lực đối với người có quyền vì lợi
ích riêng và có thể tạo ra giao dịch tư lợi hoặc
để đầu tư vào lĩnh vực có nguy cơ rủi ro cao
làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của
ngân hàng, gây rủi ro tín dụng.
Ngoài ra, pháp luật còn cấm cho vay đối
với những trường hợp không đáp ứng được
các điều kiện vay vốn. Ngân hàng không cấp
tín dụng cho những khoản vay không đáp ứng
đủ các điều kiện vay vốn như: mục đích sử
dụng vốn vay là bất hợp pháp hoặc không có
dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ khả thi và có hiệu quả hoặc không có
dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả
thi và phù hợp với quy định pháp luật chẳng
hạn như đi vay trả nợ thuế
Thứ ba, bên cạnh quy định về đối tượng bị
cấm cho vay, pháp luật quy định các đối tượng
hạn chế cấp tín dụng. Theo Điều 127 Luật các
TCTD năm 2010, TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không được cấp tín dụng không có
bảo đảm, cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi cho
những đối tượng sau đây: tổ chức kiểm toán,
kiểm toán viên đang kiểm toán tại TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài; thanh tra viên
đang thanh tra tại TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài; kế toán trưởng của TCTD, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài; cổ đông lớn,
cổ đông sáng lập; doanh nghiệp có một trong
những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 126
của Luật này sở hữu trên 10% vốn điều lệ của
doanh nghiệp đó; người thẩm định, xét duyệt
cấp tín dụng; các công ty con, công ty liên kết
của TCTD hoặc doanh nghiệp mà TCTD nắm
quyền kiểm soát. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng
đối với các đối tượng quy định tại các điểm a,
b, c, d và đ khoản 1 Điều này không được vượt
quá 5% vốn tự có của TCTD, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài. Việc cấp tín dụng đối với
những đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng
thành viên của TCTD thông qua và công khai
trong TCTD. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối
với một đối tượng quy định tại điểm e khoản
1 Điều này không được vượt quá 10% vốn tự
có của TCTD; đối với tất cả các đối tượng quy
định tại điểm e khoản 1 Điều này không được
vượt quá 20% vốn tự có của TCTD Những
Số 16(201) INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI 598
2011
THỰC TIễN PHÁP LUẬT
quy định này nhằm hạn chế sự ảnh hưởng đến
khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Ngoài ra,
hiện nay các NHTM hạn chế vay đối với kinh
doanh chứng khoán và bất động sản do hai lĩnh
vực này hệ số rủi ro là 250%.
3. Giải pháp pháp luật hạn chế rủi ro
trong hoạt động cho vay của Ngân hàng
thương mại
Các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay của NHTM thường chi tiết hóa
trong Quy chế hoạt động cũng như Điều lệ
hoạt động. Các biện pháp hạn chế rủi ro trong
hoạt động cho vay cụ thể bao gồm:
Thứ nhất, tuân thủ các quy định về đảm bảo
an toàn trong hoạt động của NHTM. Các quy
định về đảm bảo an toàn trong hoạt động của
các TCTD bao gồm tổng thể các quy định về
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cho vay, tỷ
lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng. Đây là
một trong những biện pháp hạn chế rủi ro có ý
nghĩa rất quan trọng không những bảo đảm an
toàn trong hoạt động của từng NHTM, mà còn
đảm bảo an toàn hệ thống thanh toán, nâng cao
sức cạnh tranh của các NHTM trong nước, góp
phần phát triển kinh tế- xã hội. Đó cũng là điều
kiện cần để hệ thống ngân hàng Việt Nam thực
hiện lộ trình cam kết gia nhập WTO về mở cửa
thị trường tài chính. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu
được tính theo tỷ lệ % của tổng vốn cấp một và
vốn cấp hai so với tổng tài sản đã điều chỉnh
rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này không những
được dùng để xác định khả năng tài chính của
ngân hàng trong việc thanh toán các khoản
nợ có thời hạn mà còn là thước đo dùng để
bảo vệ người gửi tiền trước những rủi ro của
ngân hàng và tăng tính ổn định, hiệu quả của
hệ thống tài chính. Xuất phát từ ý nghĩa đó,
NHNN yêu cầu các NHTM phải duy trì tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu là 9%. Giới hạn cho vay
của ngân hàng đối với một nhóm khách hàng
có liên quan không vượt quá 50% vốn tự có
của ngân hàng. Giới hạn cho vay, chiết khấu
giấy tờ có giá đối với hoạt động kinh doanh
chứng khoán không vượt quá 20% vốn điều lệ
của ngân hàng.
Thứ hai, cấm cho vay hoặc hạn chế cho vay
đối với các cá nhân có liên quan đến quá trình
cho vay hoặc những người có trách nhiệm
chính trong hoạt động quản trị của NHTM.
Song hành, ngân hàng cũng hạn chế cho vay
đối với một số lĩnh vực đầu tư nhất định mà
ngân hàng đánh giá có nguy cơ rủi ro cao và
khả năng rủi ro đối với khách hàng là điều khó
tránh khỏi.
Thứ ba, sử dụng các biện pháp bảo đảm
tiền vay. Đảm bảo tiền vay là một trong những
công cụ quan trọng để hạn chế rủi ro trong hoạt
động cho vay. Các biện pháp bảo đảm tiền vay
hữu hiệu chính là sử dụng tài sản thế chấp,
cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba.
Trong trường hợp khách hàng không hoàn trả
được vốn vay và lãi, ngân hàng có thể bán tài
sản bảo đảm bù đắp cho các tổn thất của mình
do món vay gây lên. Ngoài ra, ngân hàng có
thể yêu cầu khách hàng mở tài khoản tại ngân
hàng mình và gửi một khoản vay tối thiểu bằng,
chẳng hạn bằng 10% giá trị của món vay để dự
phòng. Bằng cách này ngân hàng có thể giám
sát đối với người đi vay một cách có hiệu quả
hơn, đồng thời giúp tăng cường khả năng hoàn
trả. Trong trường hợp người vay vỡ nợ, ngân
hàng lấy phần đó để bù đắp một phần món vay
bị tổn thất trong quá trình cho vay.
Thứ tư, phân loại nợ và trích lập dự phòng:
khách hàng là người sử dụng sản phẩm của
ngân hàng và quyết định thành công trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Để hạn chế
rủi ro trong hoạt động cho vay, ngân hàng lựa
chọn những khách hàng vay có triển vọng tốt
ra khỏi những khách hàng vay có tiềm ẩn xấu.
Ngân hàng sàng lọc khách hàng bằng cách tập
hợp các thông tin tin cậy về khách hàng hay
bên có nghĩa vụ thanh toán nợ. Trên cơ sở các
thông tin thu thập được tiến hành tính điểm tín
dụng, đánh giá xếp loại khách hàng có triển
vọng tốt hay xấu để quyết định việc cấp tín
dụng. Đồng thời, lập quỹ dự phòng rủi ro được
coi là một trong những biện pháp quan trọng
để tăng khả năng chống đỡ rủi ro của ngân
hàng, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát
triển được hoạt động kinh doanh trong trường
60 INGHIÊN CỨU LẬP PHÁPI Số 16(201) 82011
THỰC TIễN PHÁP LUẬT
hợp rủi ro xảy ra.
Thứ năm, nên thành lập phòng pháp chế của
NHTM cổ phần theo hướng chuyên nghiệp.
Tùy theo cách thức tổ chức, điều hành của
Ban Tổng Giám đốc của từng ngân hàng mà
cơ cấu của Phòng Pháp chế có thể sẽ bao gồm
Trưởng phòng, giúp việc cho trưởng phòng là
phó trưởng phòng và các chuyên viên, chịu
sự quản lý và điều hành trực tiếp của Ban
Tổng Giám đốc. Bộ máy của Phòng Pháp chế
thường gồm có: tổ tổng hợp và tư vấn, tổ xử
lý nợ, tổ pháp lý chứng từ và tổ quản lý đầu
tư Nhiệm vụ cụ thể của các tổ do Trưởng
Phòng Pháp chế quy định. Nhiệm vụ và quyền
hạn của trưởng phòng pháp chế bao gồm việc
tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước
Ban tổng giám đốc Ngân hàng về mọi mặt
công tác của phòng; quyết định chương trình,
kế hoạch công tác và tổ chức quản lý việc
thực hiện nhiệm vụ của phòng; quản lý, phân
công nhiệm vụ cho cán bộ trong phòng. Đề
nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng lương, khen
thưởng, kỷ luật, tuyển dụng và bồi dưỡng cán
bộ theo thẩm quyền đã được phân cấp; tham
gia các cuộc họp do Ban Tổng Giám đốc triệu
tập; ký thừa lệnh tổng giám đốc NHTM trên
các văn bản hành chính theo thẩm quyền. Phó
trưởng phòng có nhiệm vụ giúp trưởng phòng
chỉ đạo điều hành một số mặt công tác của
phòng theo phân công của Trưởng phòng và
chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm
vụ được phân công, ký thay trưởng phòng trên
các văn bản hành chính theo sự phân công của
trưởng phòng. Khi trưởng phòng vắng mặt,
Phó trưởng phòng được uỷ quyền điều hành
công tác của phòng, chịu trách nhiệm về kết
quả những công việc đã giải quyết và báo cáo
lại khi trưởng phòng có mặt; tham gia ý kiến
với trưởng phòng về tổ chức, hoạt động của
phòng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và
chế độ thủ trưởng.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động cho vay
của một ngân hàng xảy ra ở một mức độ khác
nhau: nhiều nhất là ngân hàng bị giảm lợi
nhuận không thu hồi được lãi cho vay, nặng
nhất khi ngân hàng không thu hồi được vốn
lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân
hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo
dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị
phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền
kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói
riêng. Chính vì vậy, các nhà quản lý ngân
hàng nên cẩn trọng và tỉnh táo trước khi quyết
định cho vay.
Việt Nam có được cơ quan nào tiến hành đăng
ký tài sản công, đánh giá sau khi thực hiện dự
án hay không (ví dụ đánh giá sau khi vận hành
Nhà máy lọc dầu Dung Quất, đánh giá sau khi
hoàn tất các Chương trình đầu tư kỷ niệm 1000
năm Thăng Long...), và nếu có, hệ quả pháp lý
hay ảnh hưởng của các dự án đã nghiệm thu
tới kế hoạch ngân sách tiếp tới ra sao. Đây có
thể là một nội dung cần nghiên cứu thêm liên
quan đến các quy định của Luật Ngân sách,
quy trình lập kế hoạch KT-XH cũng như xem
xét báo cáo trách nhiệm giải trình của Chính
phủ và chính quyền địa phương. Nếu chưa có,
cần phải quy định trách nhiệm này của cơ quan
nhà nước, chí ít trong quá trình thảo luận về
Luật Ngân sách và phân bổ ngân sách hàng
năm. Nếu kế hoạch ngân sách sắp tới sẽ được
lập theo kết quả đầu ra, trong những phiên thảo
luận về ngân sách hàng năm có thể lồng ghép
những nội dung đánh giá dự án đầu tư công
đã triển khai và nghiệm thu như là luận chứng
cho kế hoạch ngân sách sắp tới.
(Tiếp theo trang 50)
VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT
TRONG KIỂM SOÁT ĐầU TƯ CÔNG
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phap_luat_ve_han_che_rui_ro_trong_hoat_dong_cho_va.pdf