Giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp, đại học Thái Nguyên

Qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN, Đại học Thái Nguyên gồm: - Giải pháp 1: Giải pháp tăng cường công tác giáo dục tư tưởng nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác GDTC. - Giải pháp 2: Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển, đội đại biểu các môn thể thao. - Giải pháp 3: Giải pháp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. - Giải pháp 4: Tạo cơ chế và xây dựng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên tham gia sinh hoạt tại các CLB. - Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, thi đấu giao lưu, các giải truyền thống toàn trường các môn thể thao. - Giải pháp 6: Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình quản lý CLB

pdf7 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 712 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghiệp, đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 Sè 3/2018 GIAÛI PHAÙP PHAÙT TRIEÅN CAÂU LAÏC BOÄ THEÅ DUÏC THEÅ THAO CHO SINH VIEÂN TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KYÕ THUAÄT COÂNG NGHIEÄP, ÑAÏI HOÏC THAÙI NGUYEÂN Tóm tắt: Thông qua các phương pháp nghiên cứu khoa học thường quy chúng tôi tìm hiểu thực trạng về công tác giáo dục thể chất (GDTC), nhu cầu, nguyện vọng tập luyện thể dục thể thao (TDTT) của sinh viên, cũng như thực trạng các yếu tố và điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng, tổ chức, quản lý và vận hành của các câu lạc bộ (CLB) TDTT, qua đó đánh giá thực trạng hoạt động của các CLB TDTT Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên, làm cơ sở đề xuất được 6 giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên.. Từ khóa: Giải pháp, Câu lạc bộ, Thể dục thể thao, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp... Solutions for developing sport clubs for students of Thai Nguyen University of Technology Summary: Through our regular scientific research methods, we investigate the status of physical education, the needs and aspirations of physical exercise and sports of students, as well as the current situation of factors and conditions to ensure the construction, organization, management and operation of sport clubs, thereby assessing the actual status of sport clubs of Thai Nguyen University of Technology, as the basis for proposing 6 solutions to develop sport clubs for students of Thai Nguyen University of Technology. Keywords: Solutions, Clubs, Physical Education and Sports, University of Technology... *ThS, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên Đan Thành Vinh*; Vũ Thị Hoa* ÑAËT VAÁN ÑEÀ Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (ĐHKTCN), Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 19/08/1965. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, trường ĐHKTCN đã từng bước khẳng định vị thế là một trường đại học công lập có uy tín trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao. Trong những năm qua, Trường ĐHKTCN đã thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy chính khóa cũng như công tác GDTC trong nhà trường, ngoài ra nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới dạng CLB các môn thể thao, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường. Cho đến nay, nhà trường đã có các CLB các môn thể thao như: CLB bóng đá, CLB bóng chuyền, CLB bóng rổ, CLB cầu lông, CLB võ thuật, CLB thể hình,... Tuy nhiên, các CLB này được thành lập và tổ chức vận hành với nhiều loại hình khác nhau, chưa có một mô hình cụ thể và rõ ràng. Do đó, việc thu hút số lượng sinh viên tham gia là chưa nhiều và chưa được thường xuyên. Xuất phát từ lý do trên, với mong muốn đóng góp, xây dựng và phát triển phong trào TDTT sinh viên trong trường ĐHKTCN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giải pháp phát triển câu lạc bộ thể dục thể thao cho sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên”. PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU Quá trình nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo; phương pháp quan sát sư phạm; phương pháp phỏng vấn – tọa đàm; và phương pháp toán thống kê. Khảo sát được tiến hành trên 1350 sinh viên 32 và 30 cán bộ, nhà quản lý và giáo viên thể dục thuộc các trường như: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và giáo viên bộ môn GDTC Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, đại học Thái Nguyên. KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN 1. Đánh giá thực trạng hoạt động của các câu lạc bộ TDTT Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên Qua đánh giá thực trạng hoạt động của các CLB TDTT Trường ĐHKTCN chúng tôi có một số nhận xét sau: - Các hoạt động TDTT trong sinh viên được tổ chức tại Trường ĐHKTCN cho thấy số lượng các môn thể thao được tổ chức tương đối đa dạng và phong phú, trong đó môn thể thao được số đông sinh viên quan tâm nhất là môn Bóng đá. Phần lớn các môn thể thao còn lại mới chỉ dừng lại ở việc tổ chức các giải cấp trường, chưa tổ chức các hoạt động tập luyện và thi đấu cho đông đảo sinh viên. - Hoạt động TDTT sinh viên trong Trường ĐHKTCN hiện nay mới chỉ dừng ở hoạt động tổ chức các giải thể thao cho sinh viên, hay mới chỉ phục vụ các hoạt động TDTT cho những sinh viên có năng khiếu thể thao, đã từng tập luyện và có thành tích thể thao. - Cơ sở vật chất như sân tập, dụng cụ tập luyện là điều kiện tiên quyết bước đầu cần phải có để xây dựng và phát triển phong trào TDTT trong nhà trường. Mặc dù là trường đông sinh viên học tập nhưng do diện tích đất dành cho công trình TDTT còn ít. Trong những năm qua Trường ĐHKTCN đã quan tâm đầu tư quy hoạch sân tập phục vụ giảng dạy môn học giáo dục thể chất và tập luyện TDTT của sinh viên nhà trường, mua sắm trang thiết bị dụng cụ tập luyện TDTT cho phong trào và các đội tuyển thể thao nhưng chưa thể đáp ứng đủ cho các hoạt động TDTT của sinh viên trong nhà trường và xây dựng được nhiều CLB TDTT. - Các nguồn kinh phí từ quỹ hoạt động văn thể của nhà trường và các hoạt động xã hội hóa mới đáp ứng một phần cho việc tổ chức các giải thể thao cho sinh viên, chưa thể phục vụ duy trì các hoạt động tập luyện thường xuyên của các đội tuyển, do vậy thành tích thể thao của các đội tuyển không được cải thiện nhiều. - Trong những năm qua sự phát triển của CLB TDTT giữa khối CB - GV và CLB TDTT sinh viên của Trường ĐHKTCN có sự không tương xứng: + CLB TDTT CB - GV thành lập và hoạt động là 03 câu lạc bộ với 84 hội viên/ tổng số CB - GV nhà trường là gần 600 người. Các CLB này đa phần được hình thành tự phát do những người yêu thích thể thao lập lên. Chỉ có CLB Tennis là do Công đoàn trường quản lý. + CLB TDTT sinh viên có 06 câu lạc bộ với 493 hội viên/ 8000 sinh viên toàn trường. Có thể giải thích thực trạng sự phát triển trên: hiện hoạt động TDTT do Công đoàn & Đoàn thanh niên quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý mới dừng ở cấp trường, chưa thành lập được các tổ chức ở cấp Khoa quản lý sinh viên. Cũng như hệ quả của công tác đổi mới hệ thống đào tạo của Nhà trường theo hệ thống tín chỉ (hiện không duy trì các hoạt động tập thể của các lớp chuyên ngành nên hoạt động của các đội ngũ cán bộ lớp, đoàn, hội đều yếu và thiếu sự quản lý thống nhất). Vì vậy sức lan tỏa của các hoạt động TDTT do Nhà trường, Công đoàn & Đoàn thanh niên tổ chức chưa được triển khai sâu rộng đến các tổ chức cơ sở lớp và đông đảo sinh viên trong nhà trường. Từ những thực trạng trên chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một giải pháp toàn diện để pháp triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN. 2. Đề xuất giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên 2.1. Cơ sở khoa học để lựa chọn các giải pháp 2.1.1. Cơ sở lý luận để xây dựng các giải pháp phát triển CLB TDTT trường học Để xây dựng được các giải pháp phát triển các loại hình CLB TDTT cần tuân thủ các nguyên tắc trong quy chế tổ chức và hoạt động của CLB TDTT cơ sở được ban hành theo quyết định số 1589/2003/QĐ - UBTDTT ngày 19/9/2003. Khi xây dựng những giải pháp để xây dựng và phát triển CLB TDTT trường học thì cần lựa chọn những nội dung, hình thức của giải pháp quản lý đó xem đã thỏa mãn với 4 nguyên tắc: Đảm bảo có cơ sở lý luận và thực tiễn; Các giải pháp phải BµI B¸O KHOA HäC 33 Sè 3/2018 có tính tổng thể; Các giải pháp phải có hiệu quả và khả thi; Các giải pháp phải hữu ích. Các nhóm giải pháp quản lý nhằm xây dựng và phát triển CLB TDTT trường học gồm: Nhóm giải pháp của phương pháp hành chính; Nhóm giải pháp của phương pháp kinh tế; Nhóm giải pháp của phương pháp đạo đức. 2.1.2. Cơ sở để lựa chọn các giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN Từ những cơ sở lý luận về lựa chọn và xây dựng các giải pháp phát triển các CLB TDTT trường học, đề tài đề ra những cơ sở lựa chọn các nhóm giải pháp trong xây dựng và tổ chức quản lý các CLB TDTT của Trường ĐHKTCN, các cơ sở để lựa chọn: Đảm bảo cơ sở lý luận khoa học quản lý trong xây dựng và hoạt động các CLB TDTT sinh viên; Tính cấp thiết và đặc thù của giải pháp; Có giá trị thực tiễn; Các giải pháp phải đảm bảo tính đồng bộ hóa. 2.2. Lựa chọn và xây dựng giải pháp nhằm phát triển các CLB TDTT Từ những cơ sở lý luận trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý công tác GDTC cho sinh viên Trường ĐHKTCN trong thời gian qua, qua tham khảo các tài liệu có liên quan, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB TDTT nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường ĐHKTCN. Nhằm mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các giải pháp đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên TDTT tại Trường ĐHKTCN, các nhà sư phạm hiện đang trực tiếp làm công tác quản lý giảng dạy tại các trường Đại học TDTT như: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động CLB TDTT mà chúng tôi đưa ra ở 3 mức: - Mức 1 - Giải pháp rất cần thiết - Mức 2 - Giải pháp cần thiết - Mức 3 - Giải pháp không cần thiết Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, chúng tôi tiến hành lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết cho các giải pháp phát triển CLB TDTT một cách có hiệu quả nhằm thu hút số lượng sinh viên tham gia, từ đó nâng cao hiệu quả công tác GDTC cho sinh viên của Trường ĐHKTCN. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 1. Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (n= 30) TT Các giải pháp Rất cần Cần Không cần mi % mi % mi % 1 Giải pháp tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác GDTC 25 83.33 3 10 2 6.67 2 Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động củađội tuyển, đội đại biểu các môn thể thao 23 76.67 4 13.33 3 10 3 Giải pháp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chấtkỹ thuật 22 73.33 5 16.67 3 10 4 Tạo cơ chế và xây dựng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên tham gia sinh hoạt tại các CLB 24 80 3 10 3 10 5 Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, thi đấu giao lưu, các giải truyền thống toàn trường của các môn thể thao 23 76.67 6 20 1 3.33 6 Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và mô hìnhquản lý CLB 25 83.33 3 10 2 6.67 34 Từ kết quả bảng 1 cho thấy, tất cả các giải pháp mà chúng tôi đưa ra đều được đa số các ý kiến lựa chọn trên 70% ở mức độ rất cần thiết. Xuất phát từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã lựa chọn cả 6 giải pháp trên nhằm phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN. Các giải pháp này đều phải được triển khai, ứng dụng đồng thời vào quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động nhằm phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN. Sau khi lựa chọn được các giải pháp, chúng tôi tiến hành xây dựng nội dung cụ thể cho từng giải pháp đã xác định. Thông qua các hình thức phỏng vấn, tọa đàm trực tiếp các chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các giáo viên có nhiều kinh nghiệm tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Trường ĐHKTCN,... chúng tôi đã đi đến thống nhất và hoàn thiện được nội dung cụ thể của các giải pháp đã lựa chọn. 2.2.1. Giải pháp tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác GDTC Mục đích của giải pháp là nâng cao nhận thức về công tác GDTC và TDTT trong nhà trường đối với sinh viên toàn trường: Hiểu vị trí, vai trò công tác GDTC và TDTT trường học. Nội dung giải pháp: Công tác giáo dục nâng cao nhận thức và thu hút sinh viên tham gia các hoạt động TDTT trong nhà trường là một công tác cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, lồng ghép vào các hoạt động tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, thông qua các hoạt động thông tin tuyên truyền của nhà trường, các hoạt động thi đua và đặc biệt là qua các hoạt động tổ chức các giải TDTT trong nhà trường. 2.2.2. Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển, đội đại biểu các môn thể thao Mục đích: Nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo là giỏi một môn, biết nhiều môn, đạt được thành tích cao, nâng cao chất lượng đào tạo, chuẩn bị lực lượng tham gia thi đấu đối ngoại nâng cao vị thế nhà trường Nội dung giải pháp: + Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể về sự cần thiết có đội tuyển các môn thể thao của nhà trường và của CLB. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị tư trưởng cho đội ngũ cán bộ giảng viên, VĐV trong đội tuyển. + Bám sát kế hoạch thi đấu của ngành, địa phương, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường. + Bộ môn GDTC phối hợp cùng Ban chủ BµI B¸O KHOA HäC Sinh hoạt TDTT ngoại khóa dưới hình thức Câu lạc bộ thể thao giúp nâng cao hứng thú học tập cho sinh viên, từ đó nâng cao hiệu quả công tác GDTC nói chung và phát triển thể lực cho sinh viên nói riêng 35 Sè 3/2018 nhiệm CLB xây dựng kế hoạch, chương trình huấn luyện theo từng năm, từng quý, từng tháng, từng tuần và trực tiếp tham gia huấn luyện theo chuyên môn, đảm bảo nguyên tắc, phương pháp huấn luyện, áp dụng các phương pháp huấn luyện mới. + Tăng cường, đẩy mạnh công tác phát hiện, huấn luyện thể lực chung và chuyên môn cho sinh viên không chuyên Trường ĐHKTCN có năng khiếu các môn thể thao. + Củng cố, hoàn thiện kỹ thuật động tác, hình thành kỹ xảo vận động, tâm lý thi đấu, kỹ thuật - chiến thuật các môn thể thao cho sinh viên không chuyên. + Tham gia thi đấu giao lưu, cọ xát nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm thi đấu. Tổ chức thực hiện. Bộ môn GDTC, Ban chủ nhiệm CLB tổ chức chỉ đạo thành lập các đội tuyển hoạt động trong CLB theo sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, Công Đoàn, Đoàn thanh niên trường. Hình thức tổ chức tập luyện: + Thời gian tiến hành vào thời gian rảnh rỗi để phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa. + Số lượng buổi tập 3 buổi/ tuần, thời gian buổi tập là 120 phút (có giáo viên, HLV trực tiếp phụ trách giảng dạy- huấn luyện) Đối tượng tham gia tập luyện: Những sinh viên có năng lực, trình độ khá giỏi ở các môn học thể dục (xét theo kết quả học tập của học kỳ tương ứng). 2.2.3. Giải pháp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật Mục đích: Nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện nhằm đảm bảo những điều kiện cần thiết phục vụ cho giảng dạy chính khóa, cũng như các hoạt động ngoại khóa các môn thể thao cho sinh viên. Nội dung giải pháp: + Tiến hành cải tạo, sửa chữa nâng cấp các cơ sở tập luyện: sân tập, nhà tập để có thể tận dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ giảng dạy chính khóa và hoạt động tập luyện ngoại khóa. + Xây dựng phương án sử dụng sân tập, nhà tập theo từng đối tượng tập luyện, quy chế sử dụng trang thiết bị. + Kiến nghị nhà trường: Trong quy hoạch xây dựng cần đảm bảo có kế hoạch xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp các sân tập, nhà tập hiện có tại các giảng đường, khu ký túc xá + Sửa chữa, mua mới trang thiết bị dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện các môn thể thao trong giờ học chính khóa, cũng như ngoại khóa đủ về số lượng và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. + Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa hệ thống điện chiếu sáng cho các sân tập, các khu tập luyện khác + Tạo điều kiện cho mượn dụng cụ, phương tiện tập luyện, mở nhà tập để sinh viên có điều kiện tập luyện thỏa mái trong thời gian rảnh rỗi Các đơn vị phối hợp thực hiện: + Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo + Phòng Quản trị: Tổ chức thực hiện sau khi Ban giám hiệu quyết định. + Bộ môn GDTC, ban chủ nhiệm CLB có chức năng quản lý, sử dụng và xây dựng đề án dự thảo. 2.2.4. Tạo cơ chế và xây dựng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên tham gia sinh hoạt tại các CLB TDTT Mục đích: Cải tiến chế độ, chính sách thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên không chuyên tham gia các hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao dưới hinình thức CLB. Nội dung giải pháp: + Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cán bộ, giáo viên và sinh viên + Huy động tài trợ tài chính, giải thưởng + Có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời, thỏa đáng, tạo động cơ thúc đẩy quá trình huấn luyện, giảng dạy, tập luyện và thi đấu của cán bộ, giảng viên và sinh viên không chuyên. Bên cạnh đó, có những hình thức giáo dục, kỷ luật nhằm giữ vững kỷ cương trong công tác giáo dục bồi dưỡng những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong cho những người chủ tương lai của đất nước. Các đơn vị phối hợp thực hiện: + Ban giám hiệu: Quyết định và ban hành 36 quy chế thưởng và chính sách bồi dưỡng theo chức năng được phân công. + Phòng Hành chính – tổ chức: Tham mưu và triển khai thực hiện. + Bộ môn GDTC, Ban chủ nhiệm CLB: Tham mưu và đề xuất, tiếp nhận thi hành. + Phòng CTHSSV theo dõi đánh giá và giáo dục tư tưởng. + Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh động viên khen thưởng về mặt Đoàn thể, huy động tài trợ cho các hoạt động của nhà trường. 2.2.5 Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, thi đấu giao lưu, các giải truyền thống toàn trường các môn thể thao Mục đích: Tạo môi trường hoạt động thi đấu thường xuyên, phong phú và đa dạng, giúp sinh viên không chuyên tiếp cận với công tác tổ chức, điều hành, trọng tài một giải thi đấu, qua đó nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời tuyển chọn sinh viên không chuyên vào các đội tuyển. Nội dung giải pháp: + Bám sát kế hoạch giảng dạy- học tập trong và ngoài trường, kế hoạch năm học và sự chỉ đạo của Đảng ủy- Ban giám hiệu để xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động thi đấu các môn thể thao hợp lý, hiệu quả. + Để việc tập luyện thi đấu các môn thể thao và việc tham gia sinh hoạt CLB của sinh viên trở thành nội dung của đời sống văn hóa thể thao mang tính thường xuyên, liên tục của sinh viên. + Bộ môn GDTC và các đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các giải truyền thống các môn thể thao hàng năm, qua đó tạo sân chơi lành mạnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và sinh viên. + Các khóa, các lớp có các cuộc thi đấu nội bộ - Các đơn vị phối hợp thực hiện + Ban giám hiệu nhà trường + Phòng Đào tạo + Bộ môn GDTC + Ban chủ nhiệm CLB + Phòng CTHSSV + Trung tâm DVTH + Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh + Phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng khu vực Thái Nguyên Hình thức tổ chức thực hiện: + Tổ chức giải pháp nhân dịp các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn của nhà trường, của Ngành Giáo dục và Đào tạo, Ngành TDTT + Tổ chức giữa các khóa, các lớp vào những ngày nghỉ (chiều thứ bảy, sáng chủ nhật). + Tổ chức định kỳ 1 năm một lần các giải truyền thống toàn trường (tổ chức xen kẽ nhau giữa các kỳ của các môn thể thao). 2.2.6. Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình quản lý CLB Mục đích: Trên cơ sở duy trì và nâng cao chất lượng BµI B¸O KHOA HäC Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao nhằm nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn, nghiệp vụ cho sinh viên (ảnh minh họa) 37 Sè 3/2018 hoạt động của cơ quan tổ chức quản lý phong trào TDTT của nhà trường, đảm bảo phân công trách nhiệm của các bộ phận chức năng, tăng cường hoạt động chỉ đạo của Ban giám hiệu và Công đoàn & Đoàn thanh niên của nhà trường. Phối hợp chặt chẽ hoạt động của bộ môn GDTC với các tổ chức đoàn thể và phòng ban chức năng để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc phát triển phong trào TDTT của nhà trường dưới nhiều hình thức. Nội dung giải pháp: + Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý bộ môn GDTC. Với mục đích phân công trách nhiệm cho từng nhóm, từng cán bộ giảng dạy, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, chức trách của giáo viên là giảng dạy nội khóa, xây dựng kế hoạch phát triển phong trào TDTT của nhà trường. Tổ chức hướng dẫn phong trào tập luyện ngoại khóa của sinh viên và huấn luyện các đội đại biểu tham gia các giải thể thao của ngành và địa phương. + Công tác cán bộ: Cần tăng cường công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng GTDC cho sinh viên không chuyên và phong trào TDTT của nhà trường và của CLB. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng chuyên môn, và học sau đại học. Có kế hoạch tiếp nhận và bồi dưỡng giáo viên trẻ có trình độ lý luận và chuyên môn giỏi, có nhiệt tình, ý thức trách nhiệm cao và khả năng tổ chức các hoạt động thể thao quần chúng để thay thế, kế cận đội ngũ giáo viên lớn tuổi, đáp ứng yêu cầu cần mở rộng và nâng cao chất lượng GDTC và phong trào TDTT của nhà trường trong những năm tới. Đơn vị thực hiện: + Đảng ủy, Ban giám hiệu chỉ đạo thực hiện + Bộ môn GDTC, Ban chủ nhiệm CLB chủ trì thực hiện. Tóm lại: Những giải pháp trên nếu được xây dựng và thực hiện đồng bộ sẽ tạo điều kiện đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý công tác TDTT trong Trường ĐHKTCN, là những yếu tố hợp lại góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của CLB TDTT. KEÁT LUAÄN Qua nghiên cứu, chúng tôi đã lựa chọn được 6 giải pháp phát triển CLB TDTT cho sinh viên Trường ĐHKTCN, Đại học Thái Nguyên gồm: - Giải pháp 1: Giải pháp tăng cường công tác giáo dục tư tưởng nâng cao nhận thức của sinh viên về công tác GDTC. - Giải pháp 2: Tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của đội tuyển, đội đại biểu các môn thể thao. - Giải pháp 3: Giải pháp cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật. - Giải pháp 4: Tạo cơ chế và xây dựng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, sinh viên tham gia sinh hoạt tại các CLB. - Giải pháp 5: Tăng cường tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao, thi đấu giao lưu, các giải truyền thống toàn trường các môn thể thao. - Giải pháp 6: Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và mô hình quản lý CLB. TAØI LIEÄU THAM KHAÛO 1. Thư ngỏ của Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên. 2. Dương Nghiệp Chí (2009), Lý luận và thực tiễn lập kế hoạch quản lý Thể dục thể thao, sách chuyên khảo giảng dạy đại học và sau đại học, Nxb TDTT, Hà Nội. 3. Ủy ban TDTT (2003), Quy chế tổ chức và hoạt động của CLB TDTT cơ sở, Ban hành theo quyết định số 1589/2003/QĐ-UBTDTT ngày 19/9/2003. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư số 25/2015/TT - BGDĐT, quy định về chương trình môn học giáo dục thể chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ đại học. 6. Nguyễn Đức Văn (2000), Phương pháp Thống kê trong Thể dục thể thao, Nxb TDTT, Hà Nội. (Bài nộp ngày 31/5/2018, Phản biện ngày 11/6/2018, duyệt in ngày 25/6/2018 Chịu trách nhiệm chính:Đan Thành Vinh; Email: Vinhtccn@gmail.com).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_cau_lac_bo_the_duc_the_thao_cho_sinh_vi.pdf
Tài liệu liên quan