Giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh

4.2.6. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế Phối hợp giữa các ngành: Trước hết, thực hiện phối hợp giữa ba lĩnh vực văn hoá – thể thao – du lịch. Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các ngành khác, đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ nhằm tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế để phát triển các lĩnh vực trong ngành, nhất là lĩnh vực du lịch. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế: Ngành du lịch tỉnh Trà Vinh cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng. Đồng thời, với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, gắn thị trường du lịch tỉnh Trà Vinh với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hóa hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế. 4.2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch biển Công tác quảng bá – tiếp thị của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua đã được thực hiện nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc làm cấp bách hiện nay là ngành du lịch tỉnh Trà Vinh phải vạch ra chiến lược tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch biển tỉnh Trà Vinh đến các khu vực thị trường trong nước và quốc tế. Tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế; phối hợp với các ngành, các địa phương khác tiến hành các chiến dịch phát động thị trường. Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện tru

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 168 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH TRÀ VINH SOLUTIONS FOR DEVELOPING MARINE TOURISMT IN TRA VINH PROVINCE ThS. Nguyễn Diệp Phương Nghi1, ThS. Lê Thị Nhã Trúc2 Tóm tắt: Du lịch biển được xem là một trong những ngành kinh tế dịch vụ phát triển nhanh nhất và phạm vi lớn nhất trên thế giới hiện nay. Du lịch biển góp phần quan trọng vào sự phát triển thịnh vượng của nhiều quốc gia. Vấn đề là phải làm gì và làm như thế nào để du lịch biển phát triển một cách bền vững? Vài năm trở lại đây, rất nhiều địa phương trong cả nước nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng đã chọn du lịch biển làm định hướng phát triển. Tuy nhiên, du lịch biển của tỉnh Trà Vinh chưa được định hình bằng những hoạch định, kế hoạch cụ thể. Bài viết tiến hành nghiên cứu, đề xuất định hướng và giải pháp góp phần giúp du lịch biển tỉnh Trà Vinh phát huy hết sức mạnh vốn có, tạo điều kiện cho du lịch tỉnh Trà Vinh phát triển. Từ khóa: du lịch biển, du lịch Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh Abstract: Marine tourism is one of the world’s largest and fastest growing service economies. It plays an important part in prosperous development of many countries. The current question is what and how to stably develop marine tourism? In the past few years, marine tourism has become significant development orientation of many regions across Vietnam in general as well as Tra Vinh Province in particular. However, Tra Vinh has not had any specific plan and strategy to develop marine tourism. Based on current potential of the province, this paper aims to propose solutions and orientations for developing marine tourism, thereby facilitating for tourism development in Tra Vinh Province. Keywords: marine tourism, Tra Vinh Province, Tra Vinh tourism 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ bao đời nay, biển không chỉ là nơi cung cấp nguồn sống, mà nó còn là không gian để cộng đồng người Việt tạo lập nên một nền văn hóa biển đảo, với những di sản vô cùng đặc sắc. Đó là hệ thống di tích lịch sử – văn hóa liên quan đến môi trường biển, hệ thống thần linh biển, những bậc tiền bối có công trong công cuộc chinh phục biển, xác lập và thực thi chủ quyền quốc gia trên biển...; các lễ hội dân gian của cư dân miền biển; tín ngưỡng, phong tục tập quán liên quan đến biển; văn hóa sinh kế, văn hóa cư trú, văn hóa ẩm thực, diễn xướng dân gian, tri thức bản địa... Ðây chính là nguồn tài nguyên giàu có để phát triển du lịch biển bền vững. 1, 2 Trường Đại học Trà Vinh; Email: phuongnghi@tvu.edu.vn DOI: 10.35382/18594816.1.4.2020.415 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 169 Trà Vinh là tỉnh ven biển. Điều kiện này tạo thuận lợi cho địa phương về giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, thương mại dịch vụ, du lịch và giao lưu văn hóa – xã hội. Trên thực tế, du lịch biển tỉnh Trà Vinh vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng của mình. Vì vậy, việc làm rõ thực trạng và gợi ý một số giải pháp nhằm phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh là vấn đề cần thiết hiện nay. 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH BIỂN TRÀ VINH Với vị trị trí nằm giữa hai nhánh sông Mekong và tiếp giáp biển Đông, vùng đất trẻ ven biển, địa hình tương đối thấp và phẳng với hệ thống sông rạch chằng chịt, đất đai được phù sa bồi đắp, tỉnh Trà Vinh có nền sản xuất nông nghiệp rất đa dạng, từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ở cả ba vùng nước mặn, lợ, ngọt. Đây cũng là nguồn nguyên liệu phong phú, kết hợp hài hòa với sự khéo léo, lao động cần cù, sáng tạo của người dân địa phương, hình thành nên những làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm đa dạng, tinh xảo làm quà tặng du lịch hoặc quà lưu niệm. Điển hình về tài nguyên du lịch biển tỉnh Trà Vinh như: Khu du lịch biển Ba Ðộng thuộc thị xã Duyên Hải, cách trung tâm Thành phố Trà Vinh khoảng 55 km. Nơi đây đã hình thành khu tắm biển, nghỉ dưỡng từ đầu thế kỉ XX [1] và hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh, người dân địa phương đã đầu tư hình thành khu du lịch với nhiều nhà hàng, khách sạn, khu cắm trại, tắm biển, quà lưu niệm. Mỏ nước khoáng nóng Cồn Ông – Long Thạnh ở thị xã Duyên Hải có khả năng khai thác 240 m3/ngày đêm, với nhiệt nóng 37,50 rất lí tưởng để khai thác dịch vụ tắm khoáng nóng. Thị xã Duyên Hải còn có các công trình trọng điểm quốc gia đã và đang được xây dựng như Trung tâm Điện lực Duyên Hải, Luồng tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu, Khu kinh tế Định An, cảng biển đang được triển khai xây dựng với quy mô lớn và đẹp nhất ở Nam Bộ [2]. Cù lao Long Hòa – Hòa Minh nằm trên giao thông đường thủy quan trọng của miền Nam và cửa Cổ Chiên – cửa biển lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), với chiều rộng là 1.716 trượng (khoảng 8.000 m) [3]. Qua cửa biển này, chúng ta có thể ngược dòng sông Tiền lên các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang và có thể dễ dàng di chuyển lên Campuchia bằng đường thủy. Bên cạnh đó, cư dân cù lao đã tạo ra những nét đẹp riêng trong văn hóa địa phương thể hiện qua đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng tôn giáo, kiến trúc, lễ hội. Đây sẽ là những lợi thế để đẩy mạnh khai thác các sản phẩm tour, tuyến phục vụ nhu cầu tham quan của du khách khi đến với tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, gắn liền với biển còn có lễ hội nghinh Ông (cúng biển) diễn ra vào các ngày 10, 11, 12/5 âm lịch hằng năm tại làng biển Mỹ Long (huyện Cầu Ngang). Đây là một trong những lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu ở tỉnh Trà Vinh của người Việt. Đặc biệt, tỉnh Trà Vinh là một trong hai địa phương tại khu vực ĐBSCL được Chính phủ chọn để thành lập khu kinh tế. Đó là Khu kinh tế Định An tại địa bàn hai huyện Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải. Đây là khu kinh tế ven biển tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực gồm công nghiệp – thương mại – dịch vụ – du lịch – đô thị và nông – lâm – ngư nghiệp. Dự án với diện tích là 39.020 ha, thực hiện giai đoạn 1 đến năm 2020 là 15.403,7 ha. Các dự án trọng điểm của Trung ương, tỉnh và các doanh nghiệp đã hoàn thành cũng Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 170 như đang triển khai: Luồng cho tàu lớn vào sông Hậu; Trung tâm Điện lực Duyên Hải với công suất 4.400 MW; các dự án điện gió, điện mặt trời... Tỉnh Trà Vinh hoàn toàn có thể trở thành trung tâm kinh tế biển của vùng ĐBSCL, đây chính là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh trong tương lai [4]. 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH TRÀ VINH 3.1. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch Năm 2018, toàn tỉnh có trên 83 cơ sở lưu trú có thể phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, trong đó, có hai homestay tại huyện Càng Long và Cầu Kè. Tuy nhiên, số lượng cơ sở lưu trú đạt chuẩn từ hai sao trở lên quá ít (chỉ có bảy khách sạn) [5], trong khi nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, nhiều đối tượng khách có nhu cầu cao cấp như doanh nhân, giảng viên, khách nước ngoài đến làm việc. Bảng 1: Cơ cấu cơ sở lưu trú của tỉnh Trà Vinh năm 2018 [6] Số lượng khách sạn/ nhà nghỉ Số phòng Tỉ lệ (%) 1. Khách sạn xếp hạng 18 406 22 - 1 sao 11 156 19 - 2 sao 05 135 - 3 sao 02 115 3 2. Nhà nghỉ đạt chuẩn 63 578 76 3. Homestay 02 10 2 Tổng số cơ sở lưu trú 83 994 Bảng 1 cho thấy từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh Trà Vinh cũng chỉ có hai khách sạn đạt chuẩn ba sao, chiếm 3%; 19% khách sạn từ hai sao trở xuống; hai homestay, chiếm 2% và còn lại 76% nhà nghỉ có thể tạm đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch bình dân. Tỉnh Trà Vinh thiếu trầm trọng khách sạn, đặc biệt là khách sạn từ ba sao trở lên. Ngoài ra, tỉnh Trà Vinh cũng cần bổ sung thêm homestay phù hợp tại một số huyện đang có kế hoạch phát triển, đầu tư du lịch liên quan đến văn hóa cộng đồng như huyện Cầu Ngang và Châu Thành. Tỉnh Trà Vinh cũng cần xây dựng thêm khu nghỉ dưỡng nếu muốn phát triển du lịch sinh thái biển. Bảng 2: Cơ sở kinh doanh ăn uống giai đoạn 2014 – 2018 [6] (Đơn vị tính: doanh nghiệp) Loại hình kinh doanh 2014 2015 2016 2017 2018 Nhà nước quản lí 2 2 2 2 2 Tư nhân quản lí 21 23 25 28 31 Tổng 23 25 27 30 33 Tăng bình quân (%) 9,44 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 171 Các cơ sở kinh doanh ăn uống qua các năm chỉ tăng bình quân 9,44%. Việc không có sự đầu tư của các công ti hay sự kết hợp giữa các doanh nghiệp lữ hành để gửi khách, chủ yếu là những cơ sở nhỏ lẻ do tư nhân đầu tư, rất khó thu hút khách du lịch, một phần vì khách du lịch không biết đến nơi nào đảm bảo vệ sinh, một phần không thưởng thức được đúng những đặc sản vốn có của tỉnh nhà. Hiện nay, tỉnh Trà Vinh có 124 doanh nghiệp du lịch, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm đa số là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 0,5-1 tỉ đồng (chiếm 82%), doanh nghiệp có vốn đầu tư từ 2-5 tỉ đồng (chiếm 16%), doanh nghiệp có vốn đầu tư trên 10 tỉ đồng (chiếm 1,75%). Trong đó, chỉ có 10 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, còn lại 114 đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú [5]. Nhìn chung, các đơn vị lữ hành trong tỉnh chưa đầu tư đúng mức vào các khâu quan trọng trong hoạt động khai thác dịch vụ lữ hành như đầu tư vào cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, phương tiện vận chuyển, đội ngũ hướng dẫn viên đạt chuẩn về trình độ nghiệp vụ. Hầu hết các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh thấp, chưa quan tâm nhiều đến công tác xúc tiến, quảng bá thương hiệu. 3.2. Nguồn nhân lực du lịch và sự tham gia của cộng đồng địa phương Số lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Trà Vinh tăng đều qua các năm, tập trung nhiều nhất ở các cơ sở lưu trú, lao động trong các cơ quan nhà nước không biến động do thực hiện theo chỉ tiêu biên chế. Bảng 3: Lao động ngành du lịch tỉnh Trà Vinh từ 2014 – 2018 [6] ĐVT: người Đơn vị 2014 2015 2016 2017 2018 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 7 7 7 7 7 Bảo tàng 33 33 33 33 33 Đền thờ Bác 15 15 15 15 15 Trung tâm Xúc tiến Du lịch - - 10 10 10 Cơ sở lưu trú 306 373 378 390 482 Tỉ lệ gia tăng lao động tại cơ sở lưu trú (%) - 22 1,3 3,2 24 Công ti lữ hành 28 28 32 32 32 Tổng 389 456 475 487 579 Tỉ lệ gia tăng hằng năm (%) - 17,2 4,2 2,5 19 Về sự tham gia của cộng đồng địa phương: Đây được xem là nguồn lực quan trọng trong phát triển du lịch hiện nay. Những sản phẩm du lịch khi khai thác giá trị văn hóa – tâm linh, sinh thái đều cần có cộng đồng tích cực tham gia, nó vừa tạo được việc làm, thay đổi diện mạo địa phương, vừa tạo được tính chân thật trong quá trình khách du lịch tham gia những trải nghiệm tại địa phương. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 172 Bảng 4: Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch tỉnh Trà Vinh 2018 [6] STT Điểm du lịch Lao động tại địa phương (hộ gia đình) Thu nhập trung bình (triệu đồng) 1 Cù lao Tân Quy 30 560 2 Làng Văn hóa – Du lịch Khmer Trà Vinh 50 300 3 Biển Ba Động 70 545 Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh năm 2018, các điểm du lịch đang được khai thác cũng đã có sự tham gia của lao động địa phương. Tuy nhiên, đối với khu du lịch biển Ba Động, người lao động đến làm việc cho doanh nghiệp chủ yếu theo dạng làm công ăn lương. Còn tại cù lao Tân Quy, một số hộ gia đình đã tham gia trong công tác đón khách, phục vụ khách tại cù lao, một số vườn trái cây thu hút khách vào dịp mùa trái cây, thu nhập đạt 560 triệu tính chung cho 30 hộ gia đình tham gia vào năm 2018. Làng Văn hóa – Du lịch Khmer Trà Vinh càng có sự tham gia tích cực của cộng đồng. 3.3. Hoạt động du lịch tỉnh Trà Vinh 3.3.1. Khách du lịch đến Trà Vinh Hằng năm, tỉnh Trà Vinh đón hơn 600 nghìn lượt khách, tổng doanh thu ước đạt gần 160 tỉ đồng. Đến giai đoạn 2017 – 2018, tỉnh đã đón gần 800.000 lượt khách, tổng thu du lịch đạt trên 107,86% kế hoạch đề ra khi tăng 64,911 tỉ so với năm 2017 (Bảng 5). Tuy nhiên, sự phát triển này chưa tương xứng và chưa tạo được sự đột phá để đạt mức tăng trưởng bền vững. Sản phẩm du lịch còn thiếu và chưa thật hấp dẫn khiến lượng khách lưu trú và số ngày lưu trú vẫn dậm chân tại chỗ, chỉ đạt bình quân 1,5 người/ngày, hầu như giống các năm trước đó [5]. Bảng 5: Lưu lượng khách đến tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2014 – 2018 [6] Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng khách Lượt 320.000 460.000 528.000 652.000 800.000 Tốc độ tăng từng năm % 100 143,75 114,78 123,49 122,7 Khách quốc tế Lượt 9.800 12.730 15.340 15.780 21.200 Tỉ lệ khách quốc tế % 3,06 2,77 2,91 2,42 2,65 Khách nội địa Lượt 310.200 447.270 512.660 636.220 766.800 Tỉ lệ khách nội địa % 96,94 97,23 97,09 97,58 97,35 Tốc độ phát triển khách quốc tế % 100 129,9 120,5 102,87 134,3 Tốc độ phát triển khách nội địa % 100 144,19 114,62 124,10 120,5 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 173 Tốc độ tăng trưởng lượt khách tại biển Ba Động rất khả quan, tăng bình quân trên 20%. So với năm 2016, lượt khách đến biển Ba Động năm 2018 đã tăng lên 150.000 lượt khách. Tuy nhiên, cũng như cù lao Tân Quy, khách quốc tế không quan tâm nhiều đến biển Ba Động, chủ yếu 98% lượt khách nội địa đến đây giải trí vào dịp cuối tuần do không có nhiều dịch vụ hay các hoạt động vui chơi giải trí nên lượng khách ở lại rất ít, có tháng hầu như không có [5]. Nhóm tác giả cũng đã khảo sát đánh giá của khách du lịch trong năm 2019 để thấy được sự quan tâm của khách du lịch đối với các tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Trà Vinh. Theo khảo sát trong năm 2019, có 100% khách du lịch khi đến tỉnh Trà Vinh sẽ tham quan khu danh thắng Ao Bà Om, biển Ba Động có 77%, các cù lao trên 50% khách sẽ đến tham quan [5]. Biểu đồ 1: Tăng trưởng lượt khách tại biển Ba Động qua các năm 2016, 2017 và 2018 [5] 3.3.2. Doanh thu du lịch qua các năm Tuy giàu tiềm năng trong phát triển du lịch nhưng ngành du lịch của tỉnh Trà Vinh chưa có bước đột phá, còn trầm lắng, thiếu sức hút đối với du khách. Năm 2016, tổng doanh thu du lịch của tỉnh chỉ đạt hơn 156 tỉ đồng. Tổng lượng khách du lịch đạt 528.000 lượt người nhưng số lượng khách lưu trú chỉ đạt hơn 50% và số ngày lưu trú bình quân chỉ đạt 1,13 ngày/người. Bảng 6: Doanh thu du lịch giai đoạn 2014 – 2018 [6] Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 2017 2018 Tổng Tỉ đồng 89,300 107,230 156,853 210,134 275,045 Tăng bình quân % - 20,08 46,28 33,97 30,89 Doanh thu lưu trú Tỉ đồng 35,897 41,673 73,576 105,117 152,448 Tỉ lệ % 40 38,86 46,9 50,02 55,43 Doanh thu lữ hành Tỉ đồng 9,178 7,974 7,664 10,673 13,800 Tỉ lệ % 10,28 7,44 4,89 3,8 5,0 Doanh thu ăn uống Tỉ đồng 20,590 25,063 32,375 68,490 97,720 Tỉ lệ % 23,06 23,37 20,64 32,59 35,5 Doanh thu khác Tỉ đồng 23,635 32,520 43,238 28,540 11,077 Tỉ lệ % 26,47 30,33 27,57 13,59 4.0 Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 174 Giai đoạn 2017 – 2018, du lịch tỉnh Trà Vinh đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước khi tổng doanh thu đạt trên 200 tỉ đồng, đặc biệt là năm 2018 đạt 275,045 tỉ đồng, một con số thể hiện được sự tiến bộ của tỉnh nhà trong du lịch – ngành đang ngày càng khẳng định vị thế trong sự phát triển kinh tế toàn tỉnh. Có thể nhận thấy, giai đoạn 2017 – 2018, tỉnh Trà Vinh đã có rất nhiều dự án du lịch được thực hiện. Vì vậy, việc thu hút lượng khách đến tham quan tìm hiểu thể hiện ở mức độ tăng trưởng của doanh thu qua các năm. Tỉnh Trà Vinh hiện nay chỉ có khu du lịch biển Ba Động là khu du lịch sinh thái, rừng ngập mặn vẫn đang thu hút du khách qua các năm và đang được quan tâm đầu tư. Các chương trình về tỉnh Trà Vinh luôn gắn với khu du lịch biển Ba Động, bởi những câu chuyện đặc biệt liên quan. Khu du lịch biển Ba Động do hộ cá thể tư nhân đầu tư từ 2003 với số vốn ban đầu là 2,8 tỉ đồng, chủ yếu thu hút lao động địa phương, tính đến năm 2018 có trên 70 lao động làm việc tại đây [6]. Đây là khu du lịch sinh thái được đánh giá có nhiều tiềm năng do gắn với rừng ngập mặn, bên cạnh đó là Thiền viện Trúc Lâm mới được xây dựng từ 2017 cũng góp phần thu hút khách thập phương. Hiện tại, chỉ có duy nhất một cơ sở lưu trú 10 phòng hoạt động tại đây, vẫn chưa có nhiều dịch vụ kèm theo ngoài dịch vụ ăn uống, cắm trại, tham quan [5]. Biểu đồ 2: Doanh thu tại Khu du lịch biển Ba Động giai đoạn 2016 – 2018 [6] Tốc độ tăng trưởng doanh thu tại khu du lịch biển Ba Động ở mức trên 10%/năm. Tuy nhiên, Biểu đồ 2 cho thấy, năm 2018 doanh thu tăng không đáng kể, chỉ tăng 11% so với năm 2017. Trong khi năm 2017 tăng đến 17%, lí do là Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng và khánh thành năm vào năm 2017, thu hút được lượng khách khá đông đến hành hương và tham quan, kết hợp tham quan biển Ba Động. Đến năm 2018 chỉ tăng được 0,5 tỉ, do khu du lịch cũng đã xuống cấp, bãi tắm không được xây dựng lại, gây nguy hiểm, hàng hóa lưu niệm không phong phú, không có nét đặc trưng, khu vực xung quanh không có quán ăn, nhà hàng, chỉ có duy nhất một nhà hàng của khu du lịch, khách du lịch không có lựa chọn. 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TỈNH TRÀ VINH 4.1. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tỉnh Trà Vinh Nhìn chung khách du lịch vẫn khá hài lòng với biển Ba Động và Ao Bà Om, đánh giá mức hấp dẫn, độc đáo bởi cảnh quan tự nhiên chưa bị thay thế nhiều bởi các công Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 175 trình nhân tạo. Tuy nhiên, du lịch biển của tỉnh vẫn chưa thực sự phát triển như tiềm năng, bởi vì chủ yếu tỉnh chỉ tập trung khai thác du lịch dựa vào tài nguyên văn hóa, chưa thực sự đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật, chưa quan tâm nhiều đến những nét văn hóa biển vốn có của tỉnh nhà, như mỏ nước khoáng nóng Duyên Hải chỉ ở dạng tiềm năng và chưa được đầu tư, các lễ hội về biển chưa thực sự phổ biến và thu hút khách du lịch hoặc chưa thể phát triển thành điểm đến du lịch hoàn chỉnh để tiếp đón khách tham quan. Việc khai thác hệ thống tuyến điểm và không gian du lịch so với nhu cầu phát triển của du khách và so với hệ thống giá trị của các tài nguyên du lịch biển còn khá hạn chế. Trước hết là tiềm năng du lịch biển Trà Vinh khai thác chưa hiệu quả, chưa đầy đủ. Các chương trình du lịch còn trùng lắp, lãng phí tài nguyên (tài nguyên có nhiều và rất đặc sắc nhưng chỉ bố trí các chương trình nửa ngày đến một ngày). Tài nguyên chưa được bảo vệ tốt (lấn chiếm, phá phách, chất lượng bảo tồn di tích cũng chưa đảm bảo). Môi trường du lịch chưa tốt (ô nhiễm nước, không khí, rác thải). Chất lượng các dịch vụ chưa tốt. Chưa có tuyến đường riêng đến các điểm du lịch, chưa có hệ thống chỉ dẫn đường và bản đồ du lịch chuyên biệt. Không có các dịch vụ bổ sung, điểm vui chơi giải trí nhằm thu hút khách lưu trú dài ngày. Cuối cùng là công tác quảng bá du lịch còn kém. 4.2. Đề xuất một số giải pháp 4.2.1. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch biển - Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch. - Nâng cao chất lượng phương tiện phục vụ và tiếp đón hành khách; nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort, các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của tỉnh. - Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch, hoàn chỉnh hệ thống thông tin liên lạc, xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện cho các khu đô thị và du lịch. Cung cấp đầy đủ nước sạch đáp ứng yêu cầu của du lịch. Mở rộng, cải tạo hệ thống thoát nước. 4.2.2. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho phát triển du lịch biển Trước hết, thực hiện huy động vốn từ nguồn nội lực, từ các doanh nghiệp và cá nhân trong tỉnh theo phương châm xã hội hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, có những chính sách thông thoáng, ưu đãi để thu hút họ đầu tư. Nên sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển du lịch biển. 4.2.3. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch biển và hướng tới sản phẩm có giá trị cao Trước tiên, ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao. Bên cạnh đó, với định hướng đưa biển trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn, tỉnh Trà Vinh cần tập trung đầu tư phát triển các loại hình thể thao trên biển như mô-tô nước, lướt ván, thuyền chuối cùng một số dịch vụ bổ sung làm tăng thêm sức hấp dẫn cho biển. Và vấn đề không thể thiếu là cần đầu tư xây dựng bãi tắm du lịch kiểu mẫu; nâng cao chất lượng các Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 176 cơ sở lưu trú, nhà hàng ven biển hiện có; hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí, khu ẩm thực vùng biển và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển. 4.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch - Kiện toàn bộ máy quản lí du lịch nhằm đảm bảo công tác quản lí, tổ chức và chỉ đạo. - Thu hút chuyên gia có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, quản lí. - Chuẩn hóa chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có. - Chú trọng công tác đào tạo. 4.2.5. Tăng cường quản lí nhà nước đối với kinh doanh du lịch biển - Xây dựng các đề án về quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch biển, công bố rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch biển, ban hành thống nhất quy chế quản lí các khu du lịch đã được quy hoạch. - Phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng như với các ban, ngành khác để thống nhất trong tổ chức quản lí hoạt động du lịch. - Kiện toàn bộ máy quản lí du lịch đủ mạnh, tham mưu có hiệu quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các vấn đề phát triển du lịch biển. - Triển khai sắp xếp lại các doanh nghiệp trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá. Thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động kinh doanh đảm bảo việc tuân thủ pháp luật và các quy định của nhà nước. Tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. - Thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn trong du lịch. 4.2.6. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế Phối hợp giữa các ngành: Trước hết, thực hiện phối hợp giữa ba lĩnh vực văn hoá – thể thao – du lịch. Ngoài ra, cần có sự liên kết, phối hợp giữa ngành văn hóa, thể thao và du lịch với các ngành khác, đặc biệt là ngành thương mại dịch vụ nhằm tận dụng tối đa những tiềm năng, lợi thế để phát triển các lĩnh vực trong ngành, nhất là lĩnh vực du lịch. Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế: Ngành du lịch tỉnh Trà Vinh cần phối hợp với các tỉnh lân cận hình thành một mạng lưới không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng. Đồng thời, với các giải pháp phát huy nội lực, cần coi trọng việc mở rộng hợp tác quốc tế để phát triển nhanh hơn nữa ngành du lịch tỉnh Trà Vinh, gắn thị trường du lịch tỉnh Trà Vinh với thị trường du lịch quốc gia, khu vực và thế giới. Đa dạng hoá, đa phương hóa hợp tác du lịch với các cá nhân và tổ chức quốc tế. 4.2.7. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch biển Công tác quảng bá – tiếp thị của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh trong thời gian qua đã được thực hiện nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc làm cấp bách hiện nay là ngành du lịch tỉnh Trà Vinh phải vạch ra chiến lược tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch biển tỉnh Trà Vinh đến các khu vực thị trường trong nước và quốc tế. Hội thảo Khoa học “Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế biển tỉnh Trà Vinh, tạo động lực phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” 177 Tham gia thường xuyên các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế ở nước ngoài; đồng thời tổ chức hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch quốc tế; phối hợp với các ngành, các địa phương khác tiến hành các chiến dịch phát động thị trường. Tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng với các loại hình khác nhau. 4.2.8. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch biển - Tăng cường hiệu lực quản lí nhà nước, sử dụng hợp lí và hiệu quả các nguồn tài nguyên, môi trường du lịch. - Đánh giá toàn diện tiềm năng, tài nguyên và môi trường du lịch biển; xây dựng hệ thống quản lí tài nguyên và môi trường du lịch biển. - Cần có biện pháp tổ chức trồng cây xanh ven biển để khôi phục cảnh quan ven biển, bảo vệ môi trường. - Tuyên truyền sâu rộng về ý thức bảo vệ môi trường biển trong bộ phận dân cư và du khách. 5. KẾT LUẬN Phát triển du lịch biển trong thời gian tới là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh việc khắc phục những thiếu sót bất cập, tỉnh cần đạt được các mục tiêu về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc gia, hỗ trợ phát triển, làm tốt công tác chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng chiến lược sản phẩm trên cơ sở dự báo đúng, phù hợp với từng loại thị trường. Với tinh thần đó, tham luận đã đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy du lịch biển phát triển và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Trà Vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tạp chí Du lịch. Ba Động không gian của thiên nhiên. Truy cập từ [Ngày truy cập 20/12/2019]. [2] TraVinh.tintuc.vn. Trà Vinh mời gọi đầu tư phát triển du lịch. Truy cập từ [Ngày truy cập 20/12/2019]. [3] Trương Vĩnh Ký và Nguyễn Đình Đầu lược dịch và chú thích. Tiểu giáo trình địa lý Nam kỳ. Nhà Xuất bản Trẻ, trang 58; 1995. [4] Để Trà Vinh thành trung tâm kinh tế biển của miền Tây. Truy cập từ: https://tuoitre.vn/de-tra-vinh-thanh-trung-tam-kinh-te-bien-cua-mien-tay- 20191111215115438.htm [Ngày truy cập 20/12/2019]. [5] Lê Thị Nhã Trúc. Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh Trà Vinh [Luận văn thạc sĩ]. Đại học Hutech; 2019. [6] Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh. Số liệu thống kê du lịch tỉnh Trà Vinh 2014-2018; 2019.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_du_lich_bien_tinh_tra_vinh.pdf