Chọn điểm trung tâm để tạo sự ảnh hưởng
phát triển cho các địa phương yếu thế hơn với
vai trò đầu tàu (có thể lựa chọn Quảng Ninh),
tránh sự phát triển “dàn hàng ngang”. Tìm cách
phối hợp và liên kết sao cho khả thi, hiệu quả,
từ đó tạo ra sức mạnh tổng thể cho cả vùng,
tránh địa phương nào cũng muốn vượt lên
trước, trở thành đầu tàu tăng trưởng. Vì để đạt
được điều này trong bối cảnh kinh tế hiện nay,
các địa phương nhiều khi phải cạnh tranh trực
diện gay gắt với nhau và một khi có sự xung
đột về lợi ích thì khó có thể hợp tác chân thành.
Ngoài ra, hợp tác trong đào tạo phát triển
nguồn nhân lực (lữ hành, xúc tiến du lịch, quản
lý, quy hoạch ). Đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ngành. Chất lượng nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của
các sản phẩm dịch vụ du lịch. Do đó việc đầu
tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là việc làm hết sức cấp thiết đối với du lịch
các địa phương. Việc đào tạo lại và bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có
cần kết hợp với đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu
trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, và cần phải
tiến hành liên tục, thường xuyên một cách có
hệ thống.
Liên kết trong việc bảo vệ tài nguyên du
lịch, bảo vệ môi trường, phát huy giá trị các di
sản, nâng cao nhận thức, ý thức thân thiện du
lịch.
Tóm lại, việc liên kết giữa các địa phương
là mô hình liên kết thúc đẩy những tiềm năng,
thế mạnh và hạn chế những yếu kém, giúp các
địa phương xác định được rõ những lợi thế
cạnh tranh, vai trò riêng để tạo ra sức mạnh
tổng hợp chung cho toàn khu vực, mà trong
đó liên kết trong phát triển chuỗi sản phẩm du
lịch chung là vấn đề cơ bản nhất.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển hệ thống sản phẩm hình thành tuyến du lịch đông - tây Yên Tử theo yêu cầu liên kết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
91Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN PHẨM
HÌNH THÀNH TUYẾN DU LỊCH ĐÔNG - TÂY YÊN TỬ
THEO YÊU CẦU LIÊN KẾT
BÙI THANH THỦY
Tóm tắt
Liên kết là xu thế tất yếu, mang tính quy luật khách quan đối với phát triển du lịch nói chung và
phát triển vùng du lịch nói riêng. Trong đó hiệu quả du lịch và hoạt động của doanh nghiệp luôn được
đánh giá cao và có vai trò quyết định đối với sự liên kết và phát triển du lịch. Đỉnh Yên Tử được coi là
nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Với đặc điểm tương đồng, cùng chứa
đựng hệ thống các di sản liên quan đến Phật Hoàng Trần Nhân Tông và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử,
tiềm năng sẵn có về truyền thống văn hoá lịch sử và điều kiện tự nhiên, nếu giải quyết tốt bài toán liên
kết cùng phát triển du lịch sẽ tạo nên sự đột biến, chuyển mình mạnh mẽ trong công cuộc phát triển
kinh tế của các địa phương cũng như du lịch. Vấn đề đặt ra là phải có một hệ thống sản phẩm, dịch vụ
đồng bộ, xây dựng tuyến liên kết giữa các địa phương giúp tối ưu hóa việc khai thác các tài nguyên du
lịch, tránh sự trùng lặp, phân đều dòng lưu chuyển của các dòng khách.
Từ khóa: Du lịch, sản phẩm du lịch, tuyến du lịch, liên kết du lịch, du lịch Yên Tử
Abstract
Association is the inevitable trend, with objective rules for tourism development in general and
tourism area development in particular. In particular, tourism effect and business performance
are always appreciated and play a decisive role in tourism integration and development. Yen Tu
peak is considered the roof of three provinces: Quang Ninh, Bac Giang and Hai Duong. With similar
characteristics, the common system of heritage related to Tran Tran Tong - the king and the leading
monk and Truc Lam Yen Tu Zen, the available potential in historical cultural tradition and natural
conditions, if the question of association in developing tourism together is well resolved it will create
a mutation, strong transformation in the economic development of localities as well as tourism. The
problem is that there must be a synchronous system of products and services, building a link between
localities to optimize the exploitation of tourism resources, avoiding identical and making equal
distribution of the tourist flows.
Keywords: Tourism, tourism products, tourism routes, tourism links and association, Yen Tu tourism
1. Lợi ích liên kết giữa các địa phương trong
phát triển du lịch
Đã có nhiều ý kiến phân tích về tác hại của việc thiếu liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch. Liên
kết phát triển du lịch mang tính vùng là một
mô hình phát triển đặc biệt, lợi ích của tất cả
các bên tham gia đều được gia tăng, giúp tiết
kiệm được chi phí đầu tư của mỗi thành viên/
địa phương tham gia liên kết, tạo sản phẩm du
lịch đặc trưng chung, làm cho quy mô và tích
luỹ kinh doanh du lịch được phát triển không
ngừng. Liên kết phát triển du lịch còn là động
lực giúp cho việc giao lưu, quảng bá văn hoá
một cách hiệu quả nhất, xây dựng thương
Số 30 (Tháng 12 - 2019)92
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hiệu du lịch vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của mỗi địa phương theo hướng hợp
tác hài hoà, tránh được sự cục bộ địa phương
và phân tán nguồn lực xã hội. Điều đó đồng
nghĩa các địa phương trong vùng liên kết phát
triển sẽ có được những lợi thế bền vững hơn,
lâu dài hơn từ du lịch.
Thực chất, liên kết du lịch là hình thức hợp tác
và phối hợp thường xuyên các hoạt động do các
chủ thể du lịch tự nguyện tiến hành để cùng đề ra
và thực hiện chủ trương, biện pháp có liên quan
đến hoạt động phát triển du lịch của các bên
tham gia, nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch phát
triển theo hướng có lợi nhất trên nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi.
Mặt khác, xét về bản chất, du lịch dưới góc
độ điểm đến có 5 yếu tố cơ bản: Sự hấp dẫn
thu hút của điểm du lịch; giao thông; tiện nghi
ăn nghỉ; những trang thiết bị hỗ trợ và cơ sở hạ
tầng. Sức hấp dẫn của điểm du lịch sẽ thu hút
du khách đến tham quan vùng đó; giao thông
sẽ giúp du khách thực hiện được chuyến du
lịch; các điều kiện ăn nghỉ và trang thiết bị hỗ
trợ (như nhà hàng, ngân hàng, khu vui chơi
giải trí, cửa hàng mua sắm...) đáp ứng mọi nhu
cầu của du khách tại đó; cơ sở hạ tầng đảm
bảo những chức năng cơ bản của tất cả các
yếu tố nói trên. Du lịch là một hoạt động đa
dạng nhiều mặt và là sự tổng hợp nhiều dịch
vụ khác nhau trên từng tour, tuyến. Chính vì
thế, du lịch là ngành kinh tế có tính liên ngành,
liên vùng, xã hội hoá cao, luôn vươn ra khỏi
phạm vi hành chính của một địa phương, một
vùng, quốc gia, khu vực và sự liên kết trong du
lịch là yêu cầu tất yếu diễn ra.
Liên kết sẽ làm tăng tính cạnh tranh đầu tư
và phát triển điểm đến, thu hút khách du lịch.
Đây là yếu tố quan trọng để phát triển du lịch
trước cơ chế thị trường mang tính cạnh tranh
gay gắt trong bối cảnh hội nhập đối với từng
địa phương liên kết, các vùng với tư cách là
điểm đến thống nhất.
Đối với các vùng có tính tương đồng cao về
tài nguyên du lịch giữa các địa phương thì việc
liên kết sẽ hạn chế sự trùng lặp về sản phẩm
du lịch, tạo ra chuỗi sản phẩm du lịch đặc
trưng chung của vùng/khu vực với quy mô và
sức hấp dẫn cao hơn, giúp nâng cao được tính
cạnh tranh chung, khả năng phát triển ngang
nhau của các địa phương trong toàn vùng.
Hơn nữa, thực tế các địa phương giàu tài
nguyên du lịch ở nước ta hiện nay có sự phát
triển kinh tế - xã hội ở mức độ tương đối thấp,
cơ sở hạ tầng kém, sản phẩm du lịch tạo ra có
chất lượng chưa cao, chưa có tính đặc trưng, lại
có những nét tương đồng về vị trí địa lý, điều
kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, cho nên rất
cần sự liên kết để bổ sung, hỗ trợ cho nhau cả
về tài chính, vật lực, con người và kinh nghiệm
giữa các địa phương hoặc giữa các doanh
nghiệp nhằm mục đích thu hút khách du lịch,
kéo dài thời gian chuyến đi, tăng mức chi trả
của du khách, đồng thời thúc đẩy sự phát triển
trên nhiều phương diện của các địa phương,
hạn chế những khiếm khuyết, điểm yếu của
các bên tham gia trong hoạt động du lịch.
2. Vấn đề đặt ra trong phát triển sản phẩm
du lịch đối với các địa phương khu vực đông
- tây Yên tử
Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 5
nhóm yếu tố cấu thành: 1) Tài nguyên du lịch;
2) Hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch;
3) Môi trường du lịch; 4) Dịch vụ, hàng hóa; 5)
Con người, cách thức quản lý và hình ảnh du
lịch.
Hệ thống sản phẩm của du lịch bao gồm
hai loại cơ bản: sản phẩm hàng hóa và sản
phẩm dịch vụ. Trong mỗi loại sản phẩm lại có
nhiều kiểu loại khác nhau. Tuy nhiên, nguyên
tắc chung khi xây dựng các sản phẩm du lịch
cần chú ý tới các yếu tố:
- Thỏa mãn mối quan hệ cung cầu trong
hoạt động du lịch.
- Phát huy được tiềm năng, nội lực của vùng
du lịch. Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên
nhân văn được nghiên cứu, khai thác một cách
hiệu quả.
93Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
- Phải đảm bảo lợi ích kinh tế, chính trị, xã
hội của Nhà nước, địa phương lên hàng đầu,
tránh quan điểm vì lợi ích cục bộ của từng địa
phương, từng doanh nghiệp làm ảnh hưởng
đến quy hoạch và lợi ích chung, ảnh hưởng
đến tài nguyên và môi trường.
Để thỏa mãn được các yếu tố trên, khi phát
triển các dòng sản phẩm du lịch đều phải dựa
vào sản phẩm gốc, đó là điểm du lịch được
định hình trên cơ sở tài nguyên du lịch. Đây
cũng là sản phẩm chính gắn kết với các vùng/
địa phương, bởi từ sản phẩm này, các doanh
nghiệp lữ hành tạo ra được sản phẩm du lịch
cơ bản - các chương trình du lịch, và từ đó
cũng tạo cơ sở cho các sản phẩm dịch vụ khác
ra đời như: khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí, mua sắm
Cấu tạo của một điểm du lịch gồm các thành
tố cơ bản: Cảnh quan tự nhiên (bãi biển, đảo,
rừng, sông, núi); các thành phố hoặc làng
mạc nằm trên cảnh quan đó; điều kiện khí hậu;
hệ thống các tài nguyên nhân văn (di tích, làng
nghề, ẩm thực); cư dân địa phương. Ngoài ra
còn phải có hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, cơ
sở thương mại, khu giải trí công cộng; hạ tầng
giao thông; cách thức quản lý, tổ chức
Vì vậy, việc tạo lập một điểm du lịch cần
trải qua các bước: 1) Thống kê các tài nguyên
du lịch có khả năng đáp ứng nhu cầu của du
khách; 2) Bóc tách các giá trị để tạo hệ thống
phân điểm du lịch làm cơ sở kết nối tạo điểm
nhấn cho chương trình du lịch về sau; 3) Xác
định địa danh, địa giới rõ ràng; tiến hành quy
hoạch bằng bản thiết kế phân khu chức năng
các hạng mục công trình của điểm: phân khu
tham quan, phân khu nghỉ dưỡng, phân khu
giải trí, phân khu mua sắm; 4) Đầu tư hệ
thống cơ sở hạ tầng du lịch và nguồn lực du
lịch để đảm bảo và thực hiện triển khai phục
vụ du khách về sau.
Trên cơ sở các điểm du lịch, hình thành các
sản phẩm dịch vụ như: ăn, nghỉ, vui chơi giải
trí Các sản phẩm này có tác dụng lớn trong
việc thu hút khách, tạo nên sự hấp dẫn cho
khu, điểm du lịch, tạo dòng khách đa dạng;
hạn chế tác động của khí hậu, thời tiết, giảm
tính thời vụ; giúp cho thị trường ở các vùng
phát triển; tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả
tài nguyên du lịch địa phương; thúc đẩy kinh
tế địa phương phát triển.
Đặc biệt, khi thiết kế sản phẩm du lịch phải
chú ý đến tính đa dạng trong sự độc đáo, riêng
biệt để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm,
hình thành hệ thống sản phẩm đặc trưng, có
sức hút lớn và tăng tính cạnh tranh trong kinh
doanh cũng như điểm đến. Có thể hiểu sản
phẩm du lịch đặc trưng là sản phẩm ngoài việc
hội đủ các yếu tố cấu thành chung còn mang
tính riêng biệt, độc đáo và đặc sắc so với sản
phẩm du lịch thông thường. Tính đặc trưng
của sản phẩm du lịch được quy định bởi đặc
điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa điển hình
của địa phương nơi sản phẩm du lịch được
hình thành, phát triển.
Núi Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều,
“ôm” gọn vùng đông bắc, sườn đông thuộc
thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, sườn
tây gồm các huyện Yên Dũng, Lục Nam, Lục
Ngạn và Sơn Động (Bắc Giang). Đỉnh Yên Tử
cao 1.068m (tên cũ là Bạch Vân Sơn) được coi
là nóc nhà chung của 3 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc
Giang, Hải Dương. Đây là dãy núi chứa đựng
hệ thống các di tích lịch sử văn hoá gắn liền
với sự ra đời, hình thành và phát triển của nhà
Trần (1225 - 1400) và thiền phái Trúc Lâm ở
Việt Nam. Vì vậy, các địa phương Quảng Ninh,
Bắc Giang, Hải Dương nơi có dãy núi chạy qua
cùng chứa đựng hệ thống các di sản liên quan
đến Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Phật Hoàng
Trần Nhân Tông, cảnh quan ngoạn mục rất
giàu tài nguyên để phát triển du lịch tâm linh,
tạo thuận lợi cho việc xây dựng chuỗi giá trị
sản phẩm chung.
Tại Quảng Ninh có khu di tích Yên Tử với
hàng chục điểm di tích lớn nhỏ, trong đó có di
tích chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng (thuộc huyện
Số 30 (Tháng 12 - 2019)94
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Đông Triểu). Tại Hải Dương có khu di tích chùa
Thanh Mai, khu di tích Côn Sơn, Kiếp Bạc cùng
hơn 20 điểm di tích khác có liên quan đến
Thiền phái Trúc Lâm (thuộc thị xã Chí Linh).
Tại Bắc Giang, hệ thống Thiền phái Trúc Lâm
phân bố dọc triền phía tây Yên Tử, tập trung
ở các huyện Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động,
trong đó chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Yên Dũng
là một điểm nhấn đặc biệt trong chuyến hành
trình hành hương về thánh địa của Thiền phái
Trúc Lâm trên ngàn xanh Yên Tử.
Đặc biệt, trong đề án đầu tư phát triển của
Nhà nước cũng đã xác định quần thể di tích nhà
Trần và Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử tại Quảng
Ninh - Bắc Giang - Hải Dương là một chuỗi kiến
trúc công trình văn hóa, không đơn lẻ mà gồm
4 cụm di tích thuộc 3 tỉnh, cụ thể: Khu di tích
lịch sử và danh thắng Yên Tử (thành phố Uông
Bí, Quảng Ninh); Khu di tích lịch sử nhà Trần tại
Đông Triều (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh);
Khu Di tích lịch sử, văn hóa Thanh Mai - Côn
Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương);
Khu di tích Tây Yên Tử (Bắc Giang).
Hiện sản phẩm du lịch khai thác ở các địa
phương là tương đối tương đồng, khó tìm
được những đặc trưng mang tính khác biệt
hoàn toàn. Vì vậy, các địa phương cần liên kết
mở rộng các sản phẩm mang tính liên tỉnh nội
vùng, góp phần kéo giãn dòng khách, đa dạng
hóa với tính chất làm mới sản phẩm cũ, tăng
độ hấp dẫn, nâng cao mức độ thoả mãn nhu
cầu của du khách như sản phẩm thuộc các
loại hình “du lịch trang trại” đưa khách tham
quan các vườn trái cây; “du lịch làng nghề” đến
thăm các làng gốm, làng làm bánh; hay “du
lịch xanh” với các làng du lịch cộng đồng, các
khu cảnh quan sinh thái ở mỗi địa phương.
Cần phối hợp nghiên cứu xây dựng sản phẩm
mới để đa dạng hoá, tăng sức hấp dẫn, thu
hút du khách, hướng tới các chương trình du
lịch, phát huy khai thác thế mạnh tài nguyên
chung của các các địa phương như du lịch mạo
hiểm, du lịch đạp xe, du lịch chụp ảnh, du lịch
phượt
Để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của
các địa phương, đặc biệt là khai thác loại hình
văn hoá du lịch tâm linh cùng các loại hình phụ
trợ như du lịch sinh thái, du lịch lịch sử - văn
hoá,... không thể thiếu sự liên kết, nhất là kết
nối các tuyến, điểm du lịch giữa các tỉnh để tạo
dòng sản phẩm du lịch tâm linh hấp dẫn và đặc
trưng. Hình thành các hành trình di sản văn hoá
- tuyến, tour du lịch hoàn chỉnh, có thể khai
thác liên hoàn, phục vụ đối tượng du khách
với những nhu cầu đa dạng khác nhau.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng tới
mục tiêu khắc phục hạn chế về tính thời vụ.
Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, tại những
địa bàn có đặc điểm tương đồng, các sản phẩm
du lịch cần sự đa dạng: đa dạng trong việc tạo
điểm đến và xác định các điểm vệ tinh phong
phú tạo thành nhiều tuyến.
Vùng đông Yên Tử, được phát triển du lịch
sớm, có vòng đời sản phẩm dài hơn, có quá
trình định vị lâu năm, cần có chiến lược đổi
mới/ làm mới sản phẩm du lịch. Vùng tây Yên
Tử mới được triển khai dự án đầu tư xây dựng
thành khu du lịch tâm linh, sinh thái cách đây
hơn 5 năm và vẫn đang thực hiện ở giai đoạn
2 với một số sản phẩm du lịch đang định hình.
Do ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên khu
vực này rất cần có chiến lược phát triển sản
phẩm, tạo tính khác biệt với các địa phương
khác, giúp tăng sức thu hút và lưu chuyển
dòng khách.
Hơn nữa, các địa phương cũng cần trao
đổi, thống nhất kế hoạch phát triển sản phẩm
du lịch chung trên cơ sở sở lợi thế cạnh tranh
của mỗi địa phương, để có kế hoạch phát triển
sản phẩm chung và riêng của mỗi địa phương,
cách thức liên kết trong phát triển.
3. Giải pháp liên kết phát triển sản phẩm du
lịch giữa các địa phương tạo tính đồng bộ,
xây dựng chuỗi giá trị chung
Về phương diện lý thuyết, hiện có nhiều
hình thức liên kết: 1) Liên kết dọc giữa Trung
ương (chính quyền với các bộ, ngành) - địa
95Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
phương (chính quyền và sở ngành); 2) Liên kết
ngang giữa các địa phương trong vùng (nội
vùng) với các cực trung tâm phát triển; 3) Liên
kết giữa các chủ thể vi mô, giữa doanh nghiệp
với doanh nghiệp, doanh nghiệp với hình thức
tổ chức kinh tế khác. Việc liên kết giữa các địa
phương với nhau là liên kết mang tính “nội
khối” trong đó hàm chứa sự liên kết giữa các
chủ thể ở cấp vi mô. Điều quan trọng là phải
xác định được cơ sở hợp tác liên kết giữa các
địa phương, cơ chế đảm bảo sự phối hợp và
liên kết bền vững, những chính sách cụ thể để
thực hiện liên kết.
Để phát triển hệ thống sản phẩm, dịch vụ
đảm bảo tính đồng bộ, hình thành tuyến du
lịch theo yêu cầu liên kết giữa các điểm trong
địa phương và với các địa phương khác cần
chú trọng đến các giải pháp:
3.1. Giải pháp liên kết trong định hướng,
phát triển dòng sản phẩm
Các địa phương cần điều chỉnh chủ trương,
chiến lược, chính sách phát triển du lịch cho
phù hợp với định hướng liên kết phát triển
theo hướng đa dạng hóa sản phẩm du lịch để
tạo thành cụm sản phẩm mạnh, các sản phẩm
du lịch chuyên đề, phát triển sản phẩm du lịch
“Con đường hoằng pháp của Trần Nhân Tông” -
điểm đến chung để tạo thành sản phẩm hấp
dẫn, song cần nghiên cứu phát triển sản phẩm
riêng của mỗi địa phương, trên cơ sở đó thiết
kế các tuyến nội tỉnh, tuyến kết nối giữa các
địa phương, tránh trùng lặp; hai khu vực đông
và tây Yên Tử đều có chung thế mạnh về sản
phẩm du lịch tâm linh, tuy vậy cần có chiến
lược phát triển sản phẩm phù hợp với đặc
điểm tài nguyên ở mỗi khu vực; đẩy mạnh khai
thác nguồn khách du lịch nội địa.
Lợi thế về tiềm năng du lịch của 3 tỉnh
Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang, ngoài
hệ thống tài nguyên du lịch gắn với Thiền phái
Trúc Lâm Yên Tử, còn có các di tích lịch sử, văn
hoá, lễ hội, làng nghề truyền thống độc đáo,
phong phú. Vì vậy, cần đầu tư vào các lợi thế
này, biến chúng thành sản phẩm du lịch độc
đáo của từng địa phương, phù hợp với nhu
cầu thị hiếu của thị trường khách, đủ sức cạnh
tranh, bổ sung cho thị trường sản phẩm của
trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng và đón
khách Trung Quốc từ các địa phương giáp biên
giới như Lạng Sơn, Quảng Ninh
Cụ thể cần:
- Đầu tư cho tuyến du lịch liên kết chính (cả
dài và ngắn): du lịch tâm linh theo dòng Thiền
phái Trúc Lâm Yên Tử.
- Đầu tư phát triển các tuyến du lịch, các
khu du lịch sinh thái: các vườn sinh thái, rừng,
vườn chim, như hồ Khe Chè, hồ Thiên (Đông
Triều, Quảng Ninh); đảo cò Chi Lăng Nam (Hải
Dương); khu suối Mỡ, rừng Khe Rỗ, đồi thông
(Bắc Giang)
- Đầu tư các khách sạn, khu nghỉ dưỡng
tại các địa phương đang trong quá trình phát
triển: Hải Dương, Bắc Giang.
- Đầu tư làng nông nghiệp sinh thái, trang
trại du lịch ở Lục Nam, Sơn Động (Bắc Giang),
làng Hoàng Giám (Chí Linh, Hải Dương), làng
Yên Đức, đồi vườn ở các xã Việt Dân, Bình Khê
(Đông Triều, Quảng Ninh) trở thành điểm
đến, giúp du khách hiểu được đời sống sinh
hoạt, phương thức sản xuất của cư dân nơi đây.
- Đầu tư xây dựng các làng nghề truyền
thống trở thành các làng phục vụ du lịch như
làng làm sản phẩm từ gốm sứ, làng mỹ nghệ
than đá, làm ngư cụ (Quảng Ninh); làng
làm gốm, mây tre, nấu rượu, làm bánh đa, làm
bún (Bắc Giang); làng làm gốm sứ, mộc, mỹ
nghệ, thêu ren (Hải Dương).
- Đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa,
lễ hội truyền thống, loại hình nghệ thuật đặc
trưng của các địa phương. Đặc biệt là các di
tích trọng điểm cần đầu tư tốt hơn như chùa
Vĩnh Nghiêm, chùa Thanh Mai
- Đẩy mạnh công tác đầu tư cơ sở vật chất,
công trình vui chơi giải trí. Đây là một yêu cầu
bức thiết nhằm thực hiện chiến lược đa dạng
hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, tạo ra sự
hấp dẫn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch,
Số 30 (Tháng 12 - 2019)96
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
góp phần tạo nên diện mạo văn minh, hiện đại
của vùng.
Để có thể tồn tại và cạnh tranh lành mạnh
với các vùng du lịch, các khu du lịch khác, cần
phải tạo cho mỗi địa phương những sản phẩm
du lịch có tính độc đáo đa dạng, đủ khả năng
thu hút, đáp ứng tốt nhu cầu của du khách,
bên cạnh đó, phải luôn chú trọng đến chất
lượng của sản phẩm dịch vụ du lịch, làm hài
lòng du khách. Mỗi địa phương cần tạo ra các
sản phẩm du lịch đặc thù, mang sắc thái văn
hóa, phong tục tập quán và đặc điểm tự nhiên
riêng biệt. Khuyến khích các ngành nghề khác
cùng phát triển như nghề thủ công truyền
thống, nuôi trồng, làm vườn, sản xuất đồ thủ
công, đặc sản để tạo ra các sản phẩm du lịch
độc đáo, đưa vào phục vụ hoạt động du lịch.
Tận dụng các điều kiện tài nguyên du lịch tự
nhiên, kết hợp phát triển du lịch tâm linh, tạo
tính đa dạng cho sản phẩm du lịch.
Tại các địa phương từ điểm du lịch trung
tâm, kết nối với hệ thống các điểm phụ cận
tạo tuyến tham quan trong địa phương để tận
dụng lợi thế và giãn dòng khách, giúp phát
triển du lịch đồng đều. Ví dụ như chương trình
tham quan “Hành trình theo dấu chân thiền
phái Trúc Lâm” theo các tuyến ngắn:
- Chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh) - Chùa
Côn Sơn, chùa Thanh Mai (Hải Dương).
- Chùa Côn Sơn, Thanh Mai ( Hải Dương) -
chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang).
- Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) - chùa
Quỳnh Lâm (Quảng Ninh).
Đồng thời cần có các dịch vụ bổ sung khác
để góp phần thỏa mãn nhu cầu đa dạng của
du khách, làm cho chuyến đi của họ thêm hấp
dẫn và giúp kéo dài thời gian lưu trú của khách,
tăng doanh thu cho các cơ sở kinh doanh du
lịch. Cụ thể, một số dịch vụ bổ sung như sau:
Cải tạo, nâng cấp các hạng mục và yếu tố hình
thành sản phẩm du lịch đặc thù như: hệ thống
phương tiện vận chuyển, cơ sở hạ tầng và hệ
thống thu gom rác thải; tuyên truyền, bảo
tồn văn hóa truyền thống trong cộng đồng;
đào tạo kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách; hỗ
trợ trang thiết bị; xây dựng các khu không gian
văn hóa đặc trưng tại các địa phương; quy
hoạch lại hệ thống vườn, rừng phong hộ, khu
giới thiệu đặc sản địa phương Hình thành
các tuyến du lịch trải nghiệm đặc thù để kết
nối sản phẩm du lịch của các địa phương trong
vùng như các tuyến du lịch trải nghiệm tìm
hiểu cuộc sống, văn hóa người dân ven sườn
tây Yên Tử; du lịch sinh thái, tìm hiểu đa dạng
sinh thái vùng đồng bằng, trung du miền núi;
du lịch tìm hiểu các di sản văn hóa.
Các huyện khu vực trung tâm của non
thiêng Yên Tử mở rộng liên kết với các huyện
khác trong mỗi tỉnh và các tỉnh bạn để xây
dựng chuỗi sản phẩm du lịch mới, các chương
trình du lịch đa dạng thu hút ngày càng đông
du khách đến.
- Xây dựng các khu thể thao, ẩm thực, khu
vui chơi giải trí, khu sân vườn, trang trại
- Đầu tư các sản phẩm dịch vụ như mua
sắm, các cửa hàng bán quà lưu niệm, cửa hàng
cho thuê xe đạp, xe ô tô địa hình, dụng cụ thể
thao, khu massage, sauna, cafe
- Khuyến khích việc giữ gìn và phát triển
ngành nghề thủ công truyền thống của các
địa phương, tổ chức các chuyến dã ngoại nhỏ
cho du khách tham quan, tìm hiểu nghề truyền
thống, làm vườn và cuộc sống của người dân
địa phương.
- Đa dạng các sản phẩm phụ trợ của mỗi
địa phương, các đồ lưu niệm, sử dụng các sản
phẩm ở chính địa phương hoạt động du lịch
để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có và tạo
việc làm cho người dân địa phương. Phát triển
sản phẩm du lịch địa phương theo hướng tích
cực và có trách nhiệm.
Các doanh nghiệp du lịch đưa các sản
phẩm vào khai thác kinh doanh, tìm các dòng
khách có nhu cầu. Xây dựng các chương trình
mang tính nối kết toàn vùng để du khách cảm
nhận những giá trị đặc trưng riêng biệt đó.
97Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Tập trung phát triển các dịch vụ phụ trợ đa
dạng, phong phú cho tuyến du lịch, đảm bảo
điều kiện giao thông thuận lợi giữa các điểm
du lịch, đảm bảo các điều kiện dịch vụ dọc
tuyến du lịch như điểm dừng nghỉ, bán hàng
lưu niệm, hướng dẫn, thuyết minh
Thường xuyên kết nối các sự kiện, lễ hội
riêng của từng tỉnh gắn với chương trình du
lịch tâm linh giúp tạo chuỗi sản phẩm sự kiện
du lịch nhằm thu hút nguồn khách du lịch.
3.2. Giải pháp liên kết quy hoạch, đầu tư
phát triển sản phẩm
Du lịch là “ngành mang tính tổng hợp, có
tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao”,
do vậy, du lịch ở mỗi địa phương muốn phát
triển phải đặt trong mối quan hệ hợp tác với
các vùng du lịch trong nước, các tỉnh gần kề và
các khu vực trong địa phương. Đặc biệt, phải
có mối liên hệ với các địa phương có chung
nguồn tài nguyên, các địa phương, tỉnh thành
lớn có hoạt động du lịch phát triển như Hà Nội,
Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,
Bắc Ninh, Lạng Sơn để tạo điều kiện học hỏi
kinh nghiệm cũng như cơ hội để nhận những
nguồn vốn đầu tư lớn, hỗ trợ cho việc phát
triển du lịch và việc bảo vệ tài nguyên môi
trường một cách bền vững, đem lại hiệu quả
lâu dài.
Điều quan trọng là các địa phương phải
có sự thống nhất về phát triển các sản phẩm
chung, sản phẩm đặc trưng riêng để có chính
sách đầu tư hợp lý và liên kết du lịch. Cũng như
có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư, các doanh
nghiệp khai thác thực hiện theo hướng trên.
Tiến hành phối hợp với các cơ quan quản
lý nhà nước về du lịch của các tỉnh lân cận để
xác định rõ các sản phẩm đặc trưng của từng
địa phương, từ đó có những chính sách, định
hướng quy hoạch, đầu tư trọng điểm, tránh
trùng lặp. Liên kết phối hợp quản lý hành chính
trong việc kiểm soát hoạt động khai thác tài
nguyên sao cho đem lại lợi ích cho toàn vùng
và bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Phối hợp trao đổi kinh nghiệm xây dựng
quy hoạch tài nguyên du lịch vùng, cách
thức quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch.
Tập trung trí tuệ của các địa phương trong
vùng với sự giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, các
chuyên gia, xây dựng và nghiên cứu sâu các
phân đoạn thị trường khách quốc tế để nắm
vững nhu cầu của các phân khúc riêng biệt,
trên cơ sở chia sẻ kinh phí giữa các địa phương
và các bên tham gia liên kết.
Phối hợp trong việc kêu gọi đầu tư xây
dựng sản phẩm, điểm du lịch, các cơ sở dịch
vụ, hạ tầng du lịch. Tập trung liên kết đầu tư
vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đặc biệt là
cơ sở vật chất kỹ thuật tạo ra dòng sản phẩm
chung cho thị trường khách du lịch đến với các
địa phương.
Đầu tư tôn tạo phát triển kết cấu hạ tầng,
cải tạo nâng cấp và phát triển hệ thống giao
thông, điện nước, nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển kinh tế xã hội, giao lưu kinh tế văn hoá và
mở rộng hệ thống du lịch trên phạm vi toàn
tỉnh đến các điểm, các khu du lịch một cách
thuận tiện (cả hệ thống giao thông đường
bộ, đường sông và đường biển...). Đặc biệt
cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống giao
thông đến trung tâm đỉnh non Yên Tử, nối các
di tích, danh thắng thành một tour du lịch hấp
dẫn, phù hợp với hướng phát triển kinh tế của
địa phương.
Riêng hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang là
các tỉnh đang trong giai đoạn phát triển, tài
nguyên kém đa dạng, đặc sắc hơn so với một
số tỉnh bạn trong khu vực, phát triển sau so với
Quảng Ninh. Vì vậy, để thu hút đầu tư cần tạo
lợi thế và hỗ trợ về đầu tư với các chính sách ưu
đãi đặc biệt, để các nhà đầu tư đều thấy đầu tư
vào phát triển du lịch ở đây là có lợi.
3.3. Giải pháp liên kết xúc tiến, quảng bá
sản phẩm
Tăng cường công tác quảng bá hình ảnh
của các địa phương, đẩy mạnh quảng bá các
sản phẩm liên tỉnh nội vùng trong các chương
Số 30 (Tháng 12 - 2019)98
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
trình xúc tiến du lịch của các địa phương. Cần
xúc tiến quảng bá thương hiệu chung, tránh
tình trạng vì muốn tiếp thị địa phương mình
mà hạ thấp hình ảnh địa phương kia.
Phối hợp tổ chức các buổi gặp gỡ giữa các
doanh nghiệp để cung cấp thông tin, tạo điều
kiện trao đổi, tìm đối tác, hoàn thiện, mở rộng
chương trình du lịch hoặc kết nối các chương
trình giữa các doanh nghiệp; có các biện pháp
đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho khách du
lịch và hoạt động của các doanh nghiệp trên
địa bàn khu vực.
Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống
nhất nhận thức về sự cần thiết phát triển chuỗi
sản phẩm du lịch chung, sản phẩm du lịch đặc
thù nhằm nâng cao tính cạnh tranh của điểm
đến với các địa phương du lịch có cùng tài
nguyên tương đồng và trong cả nước; nhận
thức về vai trò của liên kết trong phát triển du
lịch, đặc biệt là liên kết phát triển sản phẩm du
lịch đặc thù và xúc tiến du lịch chung.
Phối hợp với các công ty lữ hành trong
nước và quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh và
giới thiệu những sản phẩm đặc trưng của mỗi
địa phương và toàn vùng với du khách trong
địa phương, vùng, khu vực, trong nước và
quốc tế.
Chủ động liên kết với các doanh nghiệp du
lịch quốc tế để xây dựng, giới thiệu, khai thác
các chương trình du lịch cho đối tượng khách
du lịch quốc tế, khai thác tham quan nghiên
cứu tại khu non thiêng Yên Tử.
3.4. Giải pháp phối hợp tổ chức thực hiện
liên kết giữa các địa phương, đơn vị
Để khuyến khích hợp tác và giảm bớt cạnh
tranh, các địa phương phải xác định được ưu
thế và năng lực cơ bản (core competency) của
mình. Áp dụng nhiều cơ chế đa dạng trong
kiên kết, hợp tác. Cơ chế này có thể xuất phát
từ UBND các địa phương, Ban chỉ đạo du lịch
chung cùng sự tham gia của các tổ chức có liên
quan, thông qua các kênh đối thoại là các diễn
đàn phát triển kinh tế du lịch, các tổ công tác
hoặc các cuộc gặp định kỳ giữa các lãnh đạo
địa phương và các cơ quan ban ngành chức
năng Một kênh hợp tác quan trọng khác
là thông qua Hiệp hội du lịch. Thiết kế cơ chế
kết hợp và chia sẻ lợi ích từ sự liên kết giữa các
địa phương để khuyến khích hợp tác, thay vì
cạnh tranh chia sẻ thị trường, cùng nhau xây
dựng thương hiệu du lịch. Cuối cùng, không
thể quên cơ chế điều phối (vô hình hay hữu
hình) của thị trường, bởi bất kỳ chính sách
nào khi đưa ra đều phải tính đến đối sách của
khu vực doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề,
người dân.
Thiết lập và điều hành quỹ tài chính chung,
phục vụ mục tiêu phát triển du lịch chung của
các địa phương liên kết. Quỹ được hình thành
chủ yếu từ các nguồn: đóng góp từ ngân sách
địa phương, đóng góp của các doanh nghiệp,
tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, sự hỗ trợ của Trung ương và cũng phải
thiết lập các cơ chế giám sát cần thiết. Quỹ
được sử dụng cho các mục tiêu cụ thể mà Ban
chỉ đạo du lịch giữa các địa phương thống nhất
đặt ra. Các mục tiêu cần thiết trước hết cho
phát triển du lịch là hoạt động xúc tiến quảng
bá, tài trợ các dự án nghiên cứu phát triển sản
phẩm đặc trưng, đào tạo nguồn nhân lực.
Mặt khác, để liên kết thành công, chắc
chắn cần phải có sự hội tụ và đồng thuận của
các địa phương và cần nhất là vai trò tổng chỉ
huy. Lãnh đạo, chính quyền các địa phương
phải thật sự coi đây là vấn đề sống còn của địa
phương mình.
Tăng cường tính chủ động và cam kết trong
việc triển khai các hoạt động. Tăng cường quan
hệ đối tác công - tư, khuyến khích sự tham gia
của khu vực tư nhân vào cơ chế quản lý điểm
đến chung, thể hiện qua việc nâng cao vai trò
của các hiệp hội trong lĩnh vực du lịch tại các
địa phương. Xây dựng cơ chế xã hội hoá thu
hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào
các hoạt động phát triển du lịch.
99Số 30 (Tháng 12 - 2019)
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Công việc cần thiết mà Ban chỉ đạo du lịch
chung cần làm là đầu tư đầy đủ các nguồn lực
cho công tác quy hoạch (và tái quy hoạch)
trên cơ sở tầm nhìn toàn vùng, không thực
hiện công tác quy hoạch trên tầm nhìn từng
địa phương. Thật sự ở cả 3 địa phương, các lợi
thế so sánh tương đối của từng địa phương
không rõ ràng, vì vậy, cần có một chương
trình nghiên cứu chuyên sâu, tổng thể để xác
định các lợi thế so sánh khác biệt của từng địa
phương trong vùng. Trên cơ sở đó, rà soát các
quy hoạch hiện có, điều chỉnh quy hoạch nếu
cần, sao cho có thể phát huy được tốt nhất các
lợi thế đặc biệt của mỗi địa phương trong tiểu
vùng hay của cả vùng.
Trên thực tế, hầu hết các địa phương trong
cả nước chưa có sự phối hợp tổng thể trong
quy hoạch phát triển du lịch chung. Phần lớn
mỗi tỉnh đi theo một lợi ích riêng, không tham
khảo quy hoạch lẫn nhau, không đưa ra các
yêu cầu liên kết nội vùng trong du lịch tổng
thể, dẫn tới việc xây dựng mô hình liên kết có
thể không trùng với phân vùng du lịch quốc
gia nên vênh với ngay chính quy hoạch vùng
nếu có. Công việc này đòi hỏi phải được quan
tâm và đầu tư, chú trọng.
Chọn điểm trung tâm để tạo sự ảnh hưởng
phát triển cho các địa phương yếu thế hơn với
vai trò đầu tàu (có thể lựa chọn Quảng Ninh),
tránh sự phát triển “dàn hàng ngang”. Tìm cách
phối hợp và liên kết sao cho khả thi, hiệu quả,
từ đó tạo ra sức mạnh tổng thể cho cả vùng,
tránh địa phương nào cũng muốn vượt lên
trước, trở thành đầu tàu tăng trưởng. Vì để đạt
được điều này trong bối cảnh kinh tế hiện nay,
các địa phương nhiều khi phải cạnh tranh trực
diện gay gắt với nhau và một khi có sự xung
đột về lợi ích thì khó có thể hợp tác chân thành.
Ngoài ra, hợp tác trong đào tạo phát triển
nguồn nhân lực (lữ hành, xúc tiến du lịch, quản
lý, quy hoạch). Đầu tư nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực ngành. Chất lượng nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của
các sản phẩm dịch vụ du lịch. Do đó việc đầu
tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực là việc làm hết sức cấp thiết đối với du lịch
các địa phương. Việc đào tạo lại và bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hiện có
cần kết hợp với đào tạo mới, đáp ứng yêu cầu
trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài, và cần phải
tiến hành liên tục, thường xuyên một cách có
hệ thống.
Liên kết trong việc bảo vệ tài nguyên du
lịch, bảo vệ môi trường, phát huy giá trị các di
sản, nâng cao nhận thức, ý thức thân thiện du
lịch.
Tóm lại, việc liên kết giữa các địa phương
là mô hình liên kết thúc đẩy những tiềm năng,
thế mạnh và hạn chế những yếu kém, giúp các
địa phương xác định được rõ những lợi thế
cạnh tranh, vai trò riêng để tạo ra sức mạnh
tổng hợp chung cho toàn khu vực, mà trong
đó liên kết trong phát triển chuỗi sản phẩm du
lịch chung là vấn đề cơ bản nhất.
B.T.T
(PGS.TS, Trưởng Khoa Gia đình và Công tác xã hội,
Trường ĐHVHHN)
Tài liệu tham khảo
1. Bùi Thanh Thuỷ (2017), “Nhận diện mô
hình liên kết phát triển du lịch giữa các địa
phương vùng Tây Bắc”, in trong Kỷ yếu Hội thảo
khoa học Quốc gia Thực trạng và giải pháp liên
kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở Tây
Bắc, Nxb. Lao động xã hội, Hà Nội.
2. Tổng cục Du lịch (2013), Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020, tầm
nhìn 2030, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 21 - 10 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 5 - 12 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 27 - 12 - 2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_he_thong_san_pham_hinh_thanh_tuyen_du_l.pdf