Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu

LỜI MỞ ĐẦU. Lý do chọn đề tài: Tình hình kinh tế trong và ngoài nước luôn có những biến động không lường trước được, ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi nước luôn phải có những biện pháp, phương hường nhằm ứng phó với những biến động kinh tế. Việt Nam trong suốt nhiều năm qua luôn là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trung bình 7% - 8%, những mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào việc gia tăng các yếu tố đầu vào, tăng trưởng theo chiều rộng. Điều nay không thể đảm bảo tăng trưởng lâu dài trong tình hình kinh tế thế giới hiện nay là đang diễn ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam chưa tận dụng được những lợi thế trong việc tiếp cận với những công nghệ hiện đại, để chuyển đất nước sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu. Để làm được điều đó thì chúng ta phải có những giải pháp phù hợp, đặc biệt là phải coi trọng phát triển khoa học công nghệ một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế hiện nay. Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay trong bối cảnh suy thoái toàn cầu thì giải pháp phát triển khoa học công nghệ là một trong những giải pháp thiết thực hiện nay. Vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu”. Mục tiêu của đề tài: Nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), thực trạng tăng trưởng của nước ta hiện nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển KH&CN với tăng trưởng kinh tế. Để từ đó có những phương hướng, nhiêm vụ cụ thế và đưa ra một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ để duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay. Bài viết kết cấu bao gồm: Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế. Chương II: Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay Chương III: Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU. 1 Chương I: Vai trò của khoa học công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế 3 I. Những vấn đề cơ bản về khoa học và công nghệ 3 1. khái niệm. 3 1.1 khái niệm khoa học 3 2.Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ 5 2.1 Bản chất của khoa học 5 2.2 Bản chất của công nghệ. 6 2.3 Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. 8 3. Vai trò của khoa học công nghệ 9 3.1 Mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. 9 3.2 Thoả mãn nhu cầu, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. 10 3.3 Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 11 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khoa học công nghệ 12 4.1 Tác động của môi trường quốc gia. 12 4.2 Tác động của thị trường 12 4.3 Toàn cầu hóa. 12 II. Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởg kinh tế 13 1. khái niệm tăng trưởng kinh tế. 13 1.1. Khái niệm tăng trưởng kinh tế. 13 1.2. Bản chất của tăng trưởng kinh tế 13 2. Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 13 2.1. Nhân tố kinh tế. 13 2.2 Nhân tố phi kinh tế. 17 III. Sự tác động của khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh 19 1. Mô hình Tân cổ điển. 19 1.1 Nội dung của mô hình. 20 1.2 Hàm sản xuất Cobb – Douglas. 20 2. Mô hình Solow. 21 Chương II: Thực trạng phát triển khoa học công nghệ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay 24 I. Thực trạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam hiện nay và thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu. 24 1. Bối cảnh kinh tế toàn cầu. 24 1.1 Diễn biến gần đây của xu hướng suy thoái kinh tế toàn cầu. 24 1.2 Những tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. 25 1.3 Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng. 28 2. Thực trạng tăng trưởng kinh tế VN 29 2.1 Số lượng và quy mô tăng trưởng 29 2.2 Chất lượng tăng trưởng. 32 3. Tác động của kinh tế toàn cầu đến tăng trưởng của VN. 38 II. Thực trạng phát triển khoa học công nghệ Việt Nam. 41 1. Những thành tựu phát triển khoa học công nghệ. 41 2. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam. 45 3. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 47 4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam. 52 5.Đánh giá chung về tình hình phát triển KHCN của Việt Nam hiện nay. 52 III. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 55 Chương III. Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. 58 I. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. 58 II. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ. 61 1. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới. 61 1.1 Khuynh hướng đối với những nước phát triển: 61 1.2 Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển. 62 2. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 63 2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là: 63 2.2 Những nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa và học công nghệ 64 III. Giải pháp tăng cường khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. 67 1. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN. 68 2. Giải pháp tăng cường đầu tư cho phát triển KH&CN. 71 3. Giải pháp về chính sách, hành lang pháp lý. 71 1.1 Phải đổi mới về cơ chế tài chính. 72 1.2 Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn .74 1.3 Trong những chính sách, nhấn mạnh đặc biệt chính sách 73 1.4 Hợp tác quốc tế vê khoa học công nghệ. 73 1.5 Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượ74 1.6 Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. 74 Kết Luận: 77 Tài liệu tham khảo: 78

doc84 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu và công nghệ tự động hoá đã được ứng dụng trong sản xuất Lĩnh vực y tế: có những kết quả về miễn dịch học, trình độ khoa học và kỹ thuật trong chuẩn đoán và chữa bệnh, phòng chống các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, viêm não Nhật Bản, các bệnh nhiễm khuẩn, hiểm nghèo..đã được ứng dụng trong thực tế. Đã nghiên cứu thành công đưa vào sản xuất một số vacxin viêm gan B, chống tả để đáp ứng yêu cầu phòng chống và điều trị của người dân. 2. Thực trạng nguồn nhân lực công nghệ cao của Việt Nam. Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu và yếu, cung không kịp cầu Hiện cả nước có 321 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành công nghệ cao (CNC) về: Công nghệ tin học, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu và 193 trường đại học, cao đẳng có đào tạo các ngành CNC trình độ cao đẳng. Nhưng trên thực tế, con số những sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng nói trên khi ra trường có thể làm được việc trong những lĩnh vực được đào tạo không nhiều. Cụ thể trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT), hiện các trường đại học trong cả nước cung cấp cho thị trường lĩnh vực này khoảng 110.000 kỹ sư/năm nhưng trên thực tế chỉ 10% sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể phục vụ tốt ngành này. Điều này dẫn đến tình trạng mặc dù thiếu nhân lực nhưng các doanh nghiệp phần mềm không thể tuyển dụng ngay số lượng nhân viên như mong muốn. Tương tự trong lĩnh vực Công nghệ vật liệu, nguồn nhân lực CNC cũng rơi vào tình trạng “ cung không kịp cầu” mặc dù việc đào tạo trong lĩnh vực này được triển khai ở hầu hết các trường trong cả nước như: ĐH Bách khoa Hà Nội . Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TP.Hồ Chí Minh, ĐH Xây dựng, Viện khoa học Vật liệu xây dựng, Viện đào tạo quốc tế, Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D)...nhưng số liệu thống kê về số lượng đào tạo cũng chưa được cập nhật đầy đủ Việc thiếu nguồn nhân lực CNC trong lĩnh vực Tự động hoá (TĐH) cũng đang diễn ra tình trạng đào tạo không kịp với nhu cầu sử dụng thực tế. Một thời gian dài, ngành TĐH chưa được đầu tư đúng dẫn đến việc thiếu trầm trọng cả về số lượng lẫn chất lượng. Hầu hết số nhân lực TĐH chưa theo kịp được với nhu cầu phát triển của ngành Trong lĩnh vực công nghệ sinh học (CNSH), hiện nguồn nhân lực CNH của Việt Nam đang đi sau hàng chục năm so với nhiều nước đang phát triển. Tính đến năm 2007, Việt Nam mới đào tạo được 1.500 công nhân/kỹ sư, 400 thạc sỹ và 90 tiến sỹ và CNSH. Trong lĩnh vực gien thì con số đào tạo cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này cũng không quá 10 đầu ngón tay Trong khi đó cùng với CNTT thì CNSH lại đang thiếu các cán bộ đầu đàn giỏi, xứng tầm để “điều khiển” dàn nhạc CNSH nông nghiệp một cách nhịp nhàng, giải quyết được những hạn chế, tồn tại mà lĩnh vực CNSH đang gặp phải. Chính vì thế mặc dù mạng lưới các phòng thí nghiệm về CNSH được thành lập ở nhiều nơi những vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong nghiên cứu, ứng dụng Theo đánh giá của Viện KH&CN Việt Nam, cơ cấu nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam, trong đó có CNC còn nhiều bất hợp lý, số lượng nhân lực có trình độ trên đại học trong lĩnh vực KH&CN chỉ chiếm khoảng 10%. Trong khi đó chất lượng của cán bộ KH&CN cũng còn nhiều vấn đề, tỷ lệ cán bộ khoa học làm việc tốt nghiệp chuyên môn nghiệp vụ chỉ chiếm khoảng 35%, tỷ lệ cán bộ yếu kém về trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ là 28% Kết quả điều tra của Bộ KH&CN cho thấy, tiềm lực KH&CN tại 233 đơn vị thuộc các Bộ, ngành trung ương cho thấy tuổi đời của cán bộ có chức danh khoa học khá cao ( bình quân 57,2 tuổi) trong đó giáo sư là 59,5 tuổi, phó giáo sư là 56,4 tuổi. Số cán bộ có chức danh khoa học ở độ tuổi dưới 50 chỉ chiêm khoảng 12% trong đó giáo sư là 7,2%, phó giáo sư là 13,5%. Những số liệu trên cho thấy một thực tế đó là nguy cơ thiếu hụt trong đội ngũ cán bộ KH&CN của Việt Nam trong thời gian tới khi mà số cán bộ có trình độ cao hầu hết đã lớn tuổi về nghỉ hưu. Một thực tế nữa khiến cho nguồn nhân lực KH&CN nói chung và CNC nói riêng yếu kém về chất lượng nữa đó là do năng lực ngoại ngữ, khả năng hiểu biết về văn hóa ứng xử, giao lưu quốc tế của phần lớn đội ngũ khoa học chúng ta còn tương đối hạn chế. Cụ thể năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) của cán bộ khoa học trong các tổ chức KH&CN thấp, chỉ có khoảng 25% số cán bộ có thể sử dụng thành thạo cả 2 ngoại ngữ này. Kết quả điều tra cho thấy chỉ có dưới 50% số cán bộ khoa học có tham dự các hội nghị KH&CN quốc tế, và có quan hệ thường xuyên với cộng đồng khoa học quốc tế. Điều này cho thấy một thực tế đó là khả năng, năng lực tham gia hội nhập của các nhà khoa học Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay chúng ta có trên 10.000 tiến sỹ, nhưng theo đánh giá của một số chuyên gia thì số lượng tiến sỹ có trình độ đạt chuẩn quốc tế là rất thấp, số còn lại do nhiều nguyên nhân khác nhau chỉ đạt trình độ thấp, không đạt chuẩn mực quốc tế 3. Đầu tư cho phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Đào tạo nguồn nhân lực KHCN. Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tiềm năng của việt nam ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng Các lực lượng tham gia hoạt động KHCN gồm 5 thành phần: Cán bộ nghiên cứu trong viện, trường Đại Học. Cán bộ kỹ thuật, công nghệ làm trong các các doanh nghiệp Cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội thích khoa học kỹ thuật, có sáng kiến, ứng dụng vào đời sống. Cán bộ quản lý các cấp Tri thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ của Việt Nam đã được nâng lên qua việc đào tạo và đào tạo lại, tiếp xúc với những công nghệ tiên tiến, hiện đại trong khu vực, có đủ trình độ để tiếp thu và nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ của đất nước. Theo số liệu thống kê của cơ quan quản lý nguồn nhân lực (Bộ KH&CN) và Bộ GD&ĐT (tháng 06 năm 2008) hiện cả nước có khoảng 2,6 triệu người có trình độ đại học trở lên, trong đó có khoảng 34.000 thạc sỹ, tiến sỹ, số lượng người làm trong các tổ chức KH&CN gần 53.000 người và cả nước có tới 1.295 tổ chức KH&CN hoạt động trên 60 lĩnh vực với trên 125 ngành nghề, gần 80 chuyên ngành khác nhau. Đào tạo sau Đại học: Bảng 3: Đào tạo sau đại học giai đoạn 2002 – 2007 (người) Hệ đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tiến sĩ Thạc sĩ Chuyên khoa I Chuyên khoa II Tổng 335 3.097 512 105 4.049 336 3.409 991 89 4.820 337 4.359 916 42 5.654 359 5.421 1.484 242 7.506 369 6.325 1.578 240 8.143 375 6.920 1.642 255 8.817 Đào tạo Đại học, cao đẳng. Bảng 4: Đào tạo đại học, cao đẳng theo hệ đào tạo trong giai đoạn 2002 – 2007(người) Hình thức Đào tạo 2002 2003 2004 2005 2006 2 Đại học Hệ chính quy Hệ tại chức và các hệ khác Cao đẳng. Hệ chính quy Hệ khác 121.801 47.133 113.63 69.512 44.321 50.197 42.024 8.173 110.140 68.528 41.612 55.62 44.704 10.858 134.508 69.757 64.751 61.125 43.094 18.031 156.936 79.294 77.642 67.927 49.493 18.434 175.478 88.135 87.343 71.912 52.565 19.347 Tổng 168.934 163.960 165.702 195.633 210.944 247.390 Kinh phí đầu tư cho KHCN Kinh phí cho Khoa học công nghệ: Chi đầu tư phát triển: Trong những năm qua vốn đầu tư phát triển cho KH&CN được tập trung đầu tư vào các nội dung chủ yếu: Xây dựng mới hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng các tổ chức KH&CN Đầu tư chiều sâu (trang thiết bị nghiên cứu) cho các tổ chức KH&CN. Xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm. Chi sự nghiệp khoa học: Chủ yếu tập trung vào đầu tư: Hoạt động KH&CN ở các tỉnh, thành phố. Hoạt động KH&CN ở các bộ, ngành. Triển khai các nhiện vụ KH&CN trọng điểm. Nội dung 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Chi ĐTPT 31,1 5,7 36,7 38,4 41 43 45,5 Chi SNKH 68,9 64,3 63,3 61,6 59 57 55,5 Bảng 5: Tỷ trọng chi đầu tư phát triển và chi sự nghiệp KH&CN từ NSNN (%). Cơ cấu đầu tư cho KH&CN: Đầu tư cho hoạt động công nghệ ở các địa phương trong 5 năm qua chiếm khoảng 31% tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Hoạt động KH&CN ở các bộ, ngành được đầu tư trên 56% tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm được đầu tư khoảng 13% trong tổng đầu tư cho KH&CN từ NSNN. Bảng 6: Cơ cấu đầu tư cho KH&CN. STT Nội dung Tỷ lệ % 1 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở tỉnh, thành phố. 31 2 Kinh phí cho hoạt động KH&CN ở bộ, ngành 56 3 Kinh phí cho các nhiệm vụ KH&CN trọng điểm 13 4 Tổng 100 Biểu đồ 4: Cở cấu đầu tư cho KH&CN từ NSNN . Trong những năm qua lĩnh vực khoa học công nghệ được chú trọng, vốn đầu tư liên tục tăng trong các năm. Giai đoạn 2001 – 2005, tổng vốn đầu tư cho khoa học công nghệ, điều tra cơ bản và môi trường là 16,1 nghìn tỷ đồng, đạt 2% tổng chi Ngân sách nhà nước tương đương với 0,52% GDP. Giai đoạn tiếp theo 2006 – 2010, tổng vốn đầu tư dự kiến tăng lên đạt 37,4 nghìn tỷ đồng. Biểu đồ 5: Vốn đầu tư trong lĩnh vực KHCN, điều tra cơ bản và môi trường giai đoạn 2001 – 2010. Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chi ngân sách cho sự nghiệp KHCN tăng về số tuyệt đối nhưng về tương đối tỷ lệ chi trong tổng ngân sách không ổn định. Nguồn ngân sách đã ít lại được phân bổ vẫn theo cơ chế cấp phát, dàn trải và tài trợ chưa có mục tiêu, tiêu chí rõ ràng, chưa đạt yêu cầu rõ ràng về số lượng và chất lượng của từng sản phẩm KHCN cụ thể đối với từng tổ chức sử dụng ngân sách. Cơ chế phân bổ ngân sách vẫn dựa vào các tiêu chí đầu vào như nhu cầu chi thường xuyên, dự toán đầu tư cơ bản hàng năm …Trên thế giới hiện nay cách thức này đang dần được xóa bỏ và thay vào đó là phân bổ ngân sách và quản lý dựa vào kết quả đầu ra 4.Tiềm năng khoa học công nghệ của Việt Nam. Khoa học và công nghệ nước ta chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, đội ngũ chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chưa trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và khắc phục được tình trạng tụt hậu so với một số nước trong khu vực. Chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ nhìn chung còn thấp, thiếu những cán bộ, chuyên gia giỏi đầu đàn trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, đủ sức đảm nhiệm các nhiệm vụ tầm cỡ quốc tế, có đóng góp tầm cỡ quốc tế, có đóng góp đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách đãi ngộ, sử dụng chưa thu hút được nhiều và sử dụng tốt cán bộ trẻ đã được đào tạo có trình độ cao về làm việc tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực 5.Đánh giá chung về tình hình phát triển KHCN của Việt Nam hiện nay. 4.1 Thành tựu. Trong 5 năm gần đây hoạt động KH&CN có nhiều khởi sắc, đóng góp nhiều cho sự phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; nâng cao sức cạnh tranh của các ngành, các lĩnh vực, doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Nhờ việc ứng dụng, làm chủ và đổi mới công nghệ, kinh tế nước ta đã phát triển ổn định ở mức cao, một số ngành đã tăng trưởng nhanh và có nhiều sản phẩm xuất khẩu chiếm lĩnh thứ hạng cao của thế giới như: gạo, cá phê, thuỷ hải sản, hàng may mặc, da giày, phần mềm, dầu khí…Đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghiệp như điện tử, đóng tàu, xây dựng cầu đường, sản xuất xi măng, xây dựng nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện. Lực lượng KH&CN đã nhanh chóng tiếp thu, làm chủ được công nghệ mới, tiên tiến. Tiềm lực KHCN của đất nước đã có những bước phát triển mới. Mặc dù tổng mức đầu tư cho KHCN còn hạn chế, tổ chức KHCN, các cán bộ khoa học của Việt Nam trong một số lĩnh vực đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tiếp cận được trình độ KH&CN tiên tiến, hiện đại của khu vực và thế giới: Việt Nam là một trong số ít nước ở châu Á nghiên cứu, sản xuất thành công văc – xin phòng dịch cúm gia cầm; ứng dụng kỹ thuật ghép tạng, ghép gan và mổ nội soi cho người bệnh đạt trình độ tương đương với các nước phát triển; tạo giống cây trồng và vật nuôi mới (lúa, ngô, thuỷ sản) có năng suất cao, chất lượng tốt, góp phần bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu; nghiên cứu chế tạo hệ thống xi – lanh thuỷ lực tải trọng lớn đến 400 tấn có tính năng kỹ thuật tương đương hàng ngoại nhập với giá thành chỉ bằng 25 – 30% và rút ngắn được 2 năm thời gian thi công nhà máy thuỷ điện Sơn La. Bộ KH&CN đã quyết liệt đổi mới tư duy và hành động, hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho KH&CN; xây dựng nhiều cơ chế, chính sách mang tính đột phá trong hoạch định chiến lược và đổi mới KH&CN, đặc là trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tối đa cho các tổ chức KH&CN và hình thành lực lượng doanh nghiệp KH&CN vào phục vụ doanh nghiệp với tư duy coi doanh nghiệp là chủ thể trung tâm của đổi mới công nghệ Xung quanh việc hình thành thị trường công nghệ và việc hàng loạt chợ Công nghệ và Thiết bị được tổ chức trong thời gian qua. Kết quả tổng hợp chỉ riêng 3 kỳ Techmart quốc gia 2003, 2005, 2007; đã có 6.200 sản phẩm công nghệ và thiết bị được chào bán, 2.713 hợp đồng chuyển giao công nghệ và biên bản ghi nhớ đã được ký kết với tổng kinh phí hơn 3.300 tỷ đồng. Đồng thời tổ chức thành công trên 20 chợ Công nghệ và Thiết bị khu vực với các hợp đồng chuyển giao trị giá trên 1.700 tỷ đồng. 4.2 Tồn tại Bên cạnh những thành tựu trên còn nhiều mặt tồn tại cần được khắc phục như cơ chế chính sách đã ban hành còn chậm đi vào cuộc sống; hiệu quả của công tác nghiên cứu chưa được nâng cao rõ rệt; chưa có giải pháp đủ mạnh để huy động mọi thành phần kinh tế (nhất là doanh nghiệp) đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới công nghệ; chưa có chính sách cụ thể để sử dụng, trọng dụng của bộ KH&CN. Trình độ khoa học công nghệ nước ta còn quá thấp so với các nước xung quanh, bất cập so với yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH đất nước, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội còn không nhỏ. Lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đông nhưng không mạnh, ít có những công trình nghiên cứu lớn. và phần lớn những công nghệ tiên tiến và hiện đại đều nhập khẩu từ bên ngoài, khả năng tự tạo ra công nghệ trong nước còn bị hạn chế. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học còn hạn chế về trình độ, bất hợp lý về cơ cấu; thiếu cán bộ đầu ngành và các tập thể KH&CN mạnh. Quyền sở hữu trí tuệ chưa được coi trọng đúng mức và còn bị xâm phạm. Chất lượng nghiên cứu khoa học nói chung còn thấp, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển về quy mô, trình độ và chiều sâu nên chất lượng nghiên cứu khoa học và hiệu quả kinh tế còn thấp. Các cơ chế quản lý KH&CN tuy có được đổi mới, song còn chậm và mang nặng tính bao cấp. Cơ chế tài chính trong hoạt động khoa học vẫn mang tính hành chính, bao cấp chưa phù hợp với đặc thù KH&CN trong điều kiện kinh tế thị trường, trong nhiều trường hợp làm triệt tiêu tính năng động và sáng tạo trong hoạt động KH&CN. Sự gắn kết giữa khoa học với đào tạo và sản xuất chưa được cải thiện đáng kể. Thị trường KHCN chậm được hình thành. Đầu tư cho KHCN còn phân tán, hiệu quả thấp. Nhiệm vụ đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ trong thực tế triển khai còn chậm. Điều kiện để thực hiện mục tiêu phát huy nội lực về KH&CN đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập. Và cũng như giáo dục và đào tạo, bước tiến về KH&CN còn rất chậm so với yêu cầu phát triển đất nước và khắc phục sự tụt hậu với quốc tế. III. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Đánh giá tác động của KHCN đến tăng trưởng kinh tế ta có nhiều cách xác định. Một trong những phương pháp đơn giản là thông qua việc phân tích hàm Cobb – Douglas: Y = T. Kα. Lβ. Rγ Lấy Logarit tự nhiên 2 vế của phương trình ta được: lnY = lnT + αlnL + βlnK + γlnR. Vi phân theo thời gian ta có: (dY/dt*1/Y) = (dT/T) + α(dL/dt*1/L) + β(dK/dt*1/K) + γ(dR/dt*1/R). Phương trình theo thời gian liên tục, sự xấp xỉ không liên tục lấy theo các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số: (dY/Y) = (dT/T) + α(dL/L) + β(dK/K) + γ(dR/R). Đây là các tỷ lệ thay đổi hàng năm của các biến số, chúng ta có thể biểu diễn ngắn gọn: g = t + αl + βk + γr Để đánh giá tác động của tiến bộ khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế trong bài này chúng ta coi sự đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng chính là sự đóng góp của T, tức là t. Ta có: Trong thực tế thì T đóng góp như thế nào: Ta có: Y2005 = 839211 tỷ đồng Y2006 = 973790 tỷ đồng Y2007 = 1056563 tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng ứng với các năm: g2006 = 8,17% ; g2007= 8,5% Lao động: L2005 = 44 385 000 người ; L2006 = 45 600 000 người; L2007 = 46 700 000 người. Vậy tốc độ tăng lao động của các năm: l2006 = 2,74%, l2007 = 2,4%. Vốn: K2005 = 343135 tỷ đồng; K2006 = 398900; K2007 = 464500. Vậy tốc độ tăng vốn của các năm là : k2005 = 16,25%; k2007 = 16,45%. * Tài nguyên : r2006 = 3%; r2007 = 3,5% Ta có các tham số: α = (∆Y/Y)/(∆L/L) β = (∆Y/Y)/(∆K/K) γ = (∆Y/Y)/(∆R/R) Xét Năm 2006: α = 0,5; β = 0,3; γ = 0,2 g2006 = t + αl + βk + γr Vậy t = g –(αl + βk + γr ) = 8,15% – (0,5*2,74% + 0,3*16,25% + 0,2*3%) = 1,3% Vậy năm 2006 khoa học và công nghệ đóng góp 1,3%/năm. Xét năm 2007: α = 0,5; β= 0,3; γ = 0,2 g2007 = t + αl + βk + γr => t = g – (αl + βk + γr ) t = 8,5% – (0,5*2,4% + 0,3*16,45% + 0,2*3,5%) = 1,67% Vậy khoa học công nghệ đóng góp 1,67%/năm vào tốc độ tăng trưởng. Qua kết quả phân tích trên ta thấy vị trí của khoa học công nghệ trong tăng trưởng, đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên so với những yếu tố khác: vốn, lao động, tài nguyên thì khoa học công nghệ nước ta còn chiếm ít phần nhở, tăng trưởng chủ yếu là đóng góp của yếu tố vốn, tăng trưởng theo chiều rộng. Vậy chúng ta cần phải có những giải pháp cụ thể để nâng cao đóng góp của khoa học công nghệ vào tăng trưởng, chuyển sang mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu để tạo tăng trưởng bền vững và duy trì được tốc độ tăng trưởng trong tình hình hiện nay và trong dài hạn. Chương III. Một số giải pháp tăng cường phát triển khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam thời gian tới. Sự phát triển trong thời gian tới (10 năm) sẽ theo hướng tăng tốc, hiện đại, chất lượng, hiệu quả và bền vững như trong quan điểm phát triển chiến lược đã đề cập. Theo các nghiên cứu đều có chung một dự báo là: sau 10 năm nữa đên năm 2020, tổng GDP sẽ gấp khoảng 2,5 – 3 lần so với năm 2010, với sự đóng góp của các khu vực kinh tế trong GDP sẽ là: tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP không thấp hơn 90%; trong đó công nghiệp khoảng 40 – 45%, nông nghiệp không lớn hơn 10% Sự phát triển đồng đều, có chất lượng của các lĩnh vực kinh tế đều có sự tác động của các yếu tố tích cực từ bối cảnh kinh tế quốc tế và từ nội bộ nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tương đối hiện đại và hợp lý sẽ được hình thành; phát huy được thế mạnh của đất nước, từng bước sẽ vượt qua sự cạnh tranh gay gắt của thị trường. Trong lĩnh vực công nghiệp theo xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ trên thế giới, các ngành công nghiệp hiện đại sẽ từng bước thay thế các ngành công nghiệp truyền thống, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin…Các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, đặc biệt là ngành điện tử, dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển mạnh. Đặc biệt các ngành công nghệ cao sẽ trở thành những ngành mũi nhọn, thu hút được nhiều vốn đầu tư trong tương lai. Tỷ trọng sản lượng công nghiệp được sản xuất theo công nghệ hiện đại sẽ có cơ hội tăng lên, các ngành công nghiệp phụ trợ sẽ có điều kiện phát triển và phát huy tác dụng. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn sẽ cải tiến các phương thức canh tác, đưa các giải pháp về kỹ thuật, tổ chức sản xuất và công nghệ mới vào sản xuất hàng hóa lớn phổ biến, có chất lượng… Trong lĩnh vực dịch vụ sẽ có thêm nhiều loại hình dich vụ mới trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm với chất lượng cao, liên thông, kết nối với các ngành dịch vụ của các nước trong khu vực và thế giới. Ngành dịch vụ Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh, đa dạng về sản phẩm, đóng góp ngày càng lớn vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020. Mục tiêu đên năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo nhiều quan điểm và theo kinh nghiệm của các nước để đạt được nhiều mục tiêu phát triển đã đặt ra thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn tới phải đạt đến 9%, 10% thậm chí đạt trên 10%. Theo thông tin trong báo cáo vừa công bố có tên "Foresight 2020" (Dự báo năm 2020) do Economist Intelligence Unit (EIU), cơ qua chuyên đưa ra các phân tích dự báo kinh tế toàn cầu. EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2020 đạt 7% so với mức trung bình của thế giới và chỉ đứng sau Trung Quốc với 7,8%, với mức tăng trưởng kinh tế trung bình 7% trong những năm tới VN tiếp tục đứng thứ 2 thế giới. Nhưng trong bản báo cáo dày gần 100 trang, EIU dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 bị sụt giảm đáng kể chỉ con 4,6%. Vì sự sụt giảm của giai đoạn 2011 – 2020, mức tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam trong 15 năm tới chỉ đạt 5,4%, dù vẫn cao hơn mức trung bình ở một khu vực năng động nhất thế giới là Châu Á (4,9%) nhưng lại đứng sau Trung Quốc (6%), Ấn Độ (5,9%) Dù kinh tế Việt Nam và một số nước tăng trưởng chậm lại sau năm 2010, nhưng báo cáo của EIU khẳng định mức phát triển trung bình gần 6% trong 15 năm tới vẫn rất ấn tượng. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 của Việt Nam nêu ra ba nhóm tiêu chí mà nền kinh tế VN hướng tới năm 2020 như sau: Nhóm 1: gồm các tiêu chí về tăng trưởng vĩ mô. Các tiêu chí này phản ánh trình độ công nghiệp hóa của một nước. Nhóm 2: gồm các tiêu chí phản ánh sự phát triển về mặt xã hội. Tiêu chí này cũng góp một phần vào việc xác định mức tăng GDP bình quân đầu người. Nhóm 3: gồm các tiêu chí đánh giá mức độ hội nhập kinh tế quốc tế. Từ các nhóm tiêu chí trên càn đề ra các tiêu chí định lượng cần đạt tới vào năm 2020. Để Việt Nam có vị thế nhất định trong khu vực, GDP của nước ta phải đạt mức trung bình của 4 nước có GDP cao nhất hiện nay trong ASEAN là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia và tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm phải ở mức hai con số. Theo một số tài liệu nghiên cứu tin cậy, tiêu chí định lượng mà VN cần và có thể đạt được vào năm 2020 như sau: GDP 180 – 200 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP/năm giai đoạn 2011 – 2020 là 9,2 – 10%. GDP bình quân đầu người: 1.800 – 2000 USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người/năm giai đoạn 2006 – 2020 là 7,9 – 8,6%. Phương hướng tăng cường phát triển khoa học công nghệ. Xu hướng phát triển Khoa học công nghệ thế giới. Xu hướng phát triển chung của thế giới trong hiệ tại và tương lai là hướng đến nền kinh tế tri thức, trong đó khoa học kỹ thuật là lực lượng sản xuất trực tiếp. Chúng ta cần ý thức sâu sắc trước kinh nghiệm về sự phát triển của một số nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cho thấy các nước đều phát triển những ngành kinh tế chiến lược có hàm lượng chất xám, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Ngành điện tử (ĐT), tin học (TH), tự động hóa (TĐH) với thị trường xấp xỉ 1000 USD/năm ngày nay đã trở thành một tiềm lực kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đã trở thành cơ sở hạ tầng, hiện đại và mềm dẻo của các nước, đang trở thành nền tảng của kinh tế, an ninh, quốc phòng của mỗi đất nước và khối liên minh. Đây là ngành có tính năng động cao, thay đổi nhanh, đòi hỏi tính cạnh tranh cao. Khuynh hướng đối với những nước phát triển: Có hai khuynh hướng chính: Nghiên cứu thiết bị, ứng dụng công nghệ mới để sản xuất hàng loạt và đưa ra thiết bị mới, tính năng cao, giá rẻ, có tính cạnh tranh cao. Những sản phẩm ĐT, TH,TĐH phổ biến có giá trị sản xuất không cao song với số lượng sử dụng vô cùng lớn có thể đem lại tổng giá trị sản xuất khổng lồ. Xu hướng đổi mới công nghệ, tự động hóa sản xuất, nghiên cứu thiết kế các sản phẩm số đông mới, cho phép tăng giá trị sản xuất trong miền sản phẩm này. Đầu tư vào mảng công nghệ cao, có hàm lượng chất xám cao, phục vụ các hoạt động mạng viễn thông toàn cầu, hệ thống tích hợp lớn, tự động hóa sản xuất,… các chương trình chiến lược điện tử của Mỹ, EU, Nhật cho đến năm 2010 đều tập trung để cho ra đời các linh kiện bán dẫn có độ tích hợp siêu lớn để chế tạo những thiết bị tích hợp cao, tốc độ cực lớn, đa chức năng. Việc phát triển công nghệ tự động hóa dựa trên những thành tựu tiên tiến của khoa học kỹ thuật và công nghệ từ những năm 70 đã mở ra hướng đầu tư theo chiều sâu, làm thay đổi bộ mặt của nền sản xuất thế giới. Việc đầu tư chiều sâu để tăng hàm lượng nghiên cứu và triển khai (R&D) cho phép hình thành các hướng kỹ thuật công nghệ cao không chỉ làm tăng năng suất đơn thuần mà quan trọng hơn là tạo các sản phẩm chất lượng cao. Sáu ngành công nghệ cao hiện nay với hàm lượng R&D xấp xỉ 11.4% được xác định gồm: Công nghệ hàng không vũ trụ; tin học và thiết bị văn phòng; Điện tử và cấu kiện điện tử; Dược phẩm; Chế tạo khí cụ; Chế tạo thiết bị điện. Việc đầu tư công nghệ cao thực tế đã đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho các nước công nghiệp phát triển. Vì vậy có một xu hướng hiện nay là các nước phát triển chuyển giao cho các nước đang phát triển sản xuất các mặt hàng có công nghệ không phức tạp và lãi suất không cao, khi tận dụng ưu thế nhân công rẻ ở những nước này. Các nước phát triển qua đó được giải phóng để tập trung phát triển các lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, lãi suất lớn. Khuynh hướng đối với những nước đang phát triển. Xu hướng tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất một số mặt hàng được giải phóng từ các nước phát triển. Đầu tư nước ngoài đồng thời cũng là chỗ dựa cho sự phát triển ban đầu của công nghiệp ĐT, TH, TĐH, nhằm taọ nền móng cho công việc, thị trường, chuyển dần sang lao động kỹ thuật,…Giai đoạn này đã từng kéo dài vài chục năm và vẫn diễn ra ở các nước trong khu vực. Các nước có trình độ sản xuất không cao cũng có khuynh hướng tăng giá trị sản xuất mặt hàng công nghệ cao. Tìm kiếm một lối đi cho riêng mình để len chân vào thị trường thế giới. Phương hướng, nhiệm vụ tăng cường phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. 2.1 Định hướng chung của chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2020 của Việt Nam là: Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, tổng kết sâu sắc quá trình đổi mới đất nước. Xây dựng không ngừng phát triển và hoàn thiện hệ thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho việc tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lý và quốc phòng an ninh, nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của đất nước. Coi trọng nghiên cứu cơ bản, làm chủ và cải tiến các công nghệ nhập từ bên ngoài, tiến tới sáng tạo ngày càng nhiều công nghệ mới ở những khâu quyết định đối với sự phát triển của đất nước trong thế kỷ 21. Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà; đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hóa và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, đủ tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học và công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2.2 Những nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa và học công nghệ 2.2.1 Khoa học xã hội và nhân văn - Vận dụng sáng tạo lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để nghiên cứu phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa tư bản hiện đại, những biến đổi trong các quan hệ quốc tế; dự báo xu hướng phát triển của thế giới, khu vực và đất nước. Xây dựng lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. - Nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp. Nghiên cứu lý luận và chính sách quản lý kinh tế - xã hội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị; xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; nghiên cứu vấn đề Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần và cơ chế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa. - Tổng kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, tham khảo kinh nghiệm phát triển của thế giới, đề xuất luận cứ khoa học về mô hình và các giải pháp của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ở nước ta - Nghiên cứu vấn đề lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, tư tưởng, triết học và đặc điểm con người Việt Nam qua các thới đại, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, hình thành hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức mới, làm chỗ dựa cho giáo dục và bồi dưỡng truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính, ý chí tự lực, tự cường của nhân dân ta. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. - Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm các cuộc chiến tranh cứu nước, giữ nước trong lịch sử dân tộc; xây dựng, phát triển khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam trong điều kiện mới. - Nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế, chính trị, quân sự…của các nước, nhất là các nước trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á – Thái Bình Dương. 2.2.2 Khoa học tự nhiên Nghiên cứu cơ bản có định hướng, có trọng điểm các lĩnh vực khoa học tự nhiên (toán học, tin học, cơ học, vật lý, hóa học, sinh học, các khoa học về trái đất và biển…) nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế hậu quả thiên tai và nhằm xây dựng năng lực khoa học cho việc làm chủ các công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ nước ngoài và sáng tạo ra công nghệ mới. Chú trọng đúng mức những nghiên cứu lý thuyết hiện đại cần thiết để đón đầu sự phát triển của khoa học và công nghệ. 2.2.3 Khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đến năm 2020 đạt trình độ công nghệ tiên tiến trong khu vực ở các ngành kinh tế trọng điểm như công nghệ sinh học, sản xuất lương thực, chế biến nông – lâm - hải sản, cơ khí điện tử, công nghệ thông tin, bưu chính - viễn thông, khai thác và chế biến dầu khí, giao thông vận tải, xây dựng, vật liệu cơ bản, sản xuất và sử dụng năng lượng, y dược. Phát triển một số ngành công nghiệp biển. Ứng dụng có chọn lọc các thành tựu khoa học hiện đại nhằm tiếp cận với trình độ thế giới trong một số lĩnh vực quan trọng, làm cơ sở vững chắc cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại. 2.2.4 Tiềm lực khoa học công nghệ Nâng cao năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ để có khả năng tiếp thu các tri thức mới của thế giới, thích nghi, làm chủ các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài; nghiên cứu giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ do thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển; bảo đảm căn cứ khoa học cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển. Đến năm 2020 có một số phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, trường đại học đạt trình độ quốc tế. Đạt mức độ tiên tiến trong khu vực về các chỉ tiêu đặc trưng cho tiềm lực khoa học và công nghệ như: tỷ lệ phần trăm tổng thu nhập quốc dân đầu tư và phát triển khoa học và công nghệ, số lượng cán bộ nghiên cứu – triển khai trên 1 vạn dân, số phát minh, sáng chế được đăng ký cấp giấy chứng nhận. - Xây dựng chiến lược, chương trình đổi mới công nghệ quốc gia. Mở rộng và tăng cường quy mô và các chợ công nghệ và thiết bị về cả số lượng giao dịch, chủng loại công nghệ lẫn giá trị các hợp đồng mua bán, chuyển giao đạt mức tăng trưởng giá trị giao dịch bình quân hàng năm khoảng 10% Xây dựng Đề án “ Bản đồ công nghệ Việt Nam và nguồn công nghệ thế giới” Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, đến năm 2010 đạt tỷ lệ 40% tiêu chuẩn quốc gia hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế và đến năm 2020 đạt khoảng 75 – 80% Tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN để sớm hình thành lực lượng doanh nghiệp đi đầu trong đổi mới và sáng tạo công nghệ, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ. Phấn đầu đến năm 2010 có 1.000 doanh nghiệp KH&CN, năm 2015 là 5.000 doanh nghiệp KH&CN và đến năm 2020 là 10.000 doanh nghiệp KH&CN. Đánh giá, tuyển chọn 10 – 15 tổ chức KH&CN có đủ năng lực phát triển đạt trình độ khu vực hoặc quốc tế. Phấn đấu đến năm 2020, đầu tư của Nhà nước và xã hội cho KHCN đạt 2 % GDP. Giải pháp tăng cường khoa học công nghệ nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian tới tình hình kinh tế còn rất nhiều khó khăn để nền kinh tế tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, Việt Nam cần áp dụng một số phương pháp như thay đổi tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế. Cốt lõi của vấn đề đó là giải quyết tăng trưởng kinh tế phải trên nền tảng coi trọng chất lượng. Theo đó trong dài hạn cần từ bỏ quan điểm phải đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng nhờ tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên thiên nhiên và sức lao động mà chuyển dần sang mô hình tăng trưởng dựa vào tri thức và KHCN. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết là đầu tư cho khoa học công nghệ nhằm nâng cao trình độ khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ và phương hướng trên chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển khoa học công nghệ để ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trong tình hình khó khăn hiện nay của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực KH&CN. - Xây dựng nguồn nhân lực KH&CN và vai trò của hợp tác quốc tế: Để nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong xây dựng nguồn nhân lực KH&CN nước ta, Nhà nước và các cơ quan, tổ có liên quan cần xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN. Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định: Phát triển KH&CN cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Hơn bao giờ hết vấn đề hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN của Việt Nam đang được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư toàn diện. Đây chính là động lực góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nước nhà về KH&CN phục vụ hội nhập quốc tế. Hợp tác quốc tế giúp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực KH&CN. Hiện tại năng lực KH&CN của Việt Nam còn yếu, thiếu cán bộ đầu ngành, đặc biệt là thiếu cán bộ trẻ kế cận có trình độ cao. Đầu tư cho KH&CN của xã hội còn thiếu cả về lượng và chất. Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao, đặc biệt là các ngành mũi nhọn và các ngành khoa học mới. Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo với thực tế sản xuất kinh doanh. Thị trường công nghệ chưa phát triển, các cơ chế chính sách lĩnh vực này còn bỏ ngỏ hoặc chưa nhất quán, thiếu chặt chẽ. Để phát triển nguồn nhân lực KH&CN một cách nhanh nhất và bắt kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế giới, cần ưu tiên đầu tư cho hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo, đây là con đường nhanh nhất giúp nước ta có thể đi tắt đón đầu các thành tựu mới của thế giới. Với cơ sở hạ tầng và trình độ KH&CN ở nước ta hiện nay, để có thể xây dựng một hệ thống chương trình khung đào tạo nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Do đó trong quá trình hợp tác quốc tế về đào tạơ nguồn nhân lực KH&CN rất cần thực hiện song song đào tạo hai nhóm nhân lực sau: Nhóm I: Các kỹ sư công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề về KH&CN. Đây là nhóm đối tượng lao động chính, trực tiếp tham gia các chương trình, dự án của quốc gia. Nhóm này có số lượng lớn , thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau. Nhóm II: Đội ngũ nhân lực KH&CN trình độ cao cấp, chuyên thực hiện nghiên cứu, sáng tạo và giảng dạy về KH&CN Tạo dựng môi trường kinh tế, xã hội thuận lợi cho phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học...Đa dạng hóa các loại hình hợp tác đào tạo quốc tế phù hợp với điều kiện cụ thể của các đơn vị khác nhau trong nền kinh tế quốc dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích quá trình hợp tác quốc tế về KH&CN trình độ cao trong thời gian tới. Chính sách đối với cán bộ KH&CN. Có chính sách lương thoả đáng đối với cán bộ nghiên cứu khoa học và triển khai: có chế độ thưởng, phụ cấp và trợ cấp cho các công trình khoa học và công nghệ có giá trị. Có cơ chế để cán bộ khoa học và công nghệ bảo đảm thu nhập thích đáng thông qua việc tham gia các hợp đồng nghiên cứu - triển khai. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ thinh thân yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hoài bão, lý tưởng say mê khoa học; áp dụng nhiều hình thức biểu dương, tôn vinh địa vị xã hội của các nhà khoa học và chuyên gia công nghệ hàng đầu. Tăn cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học và công nghệ; trẻ hoá đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Khơi dậy nhiệt tình của thế hệ trẻ theo đuổi sự nghiệp khoa học và công nghệ. Xây dựng và thực hiện quy chế bảo đảm dân chủ, phát huy tinh thần sáng tạo, tăng cường đoàn kết, ý thức trách nhiệm xã hội của các nhà khoa học trong hoạt động nghiên cứu và triển khai. Khuyến khích, trân trọng những tìm tòi khám phá khoa học, những kiên nghị giải pháp khác nhau về các vấn đề của tự nhiên, kỹ thuật cũng như kinh tê – xã hội. Có những hình thức tổ chức, phương pháp và cơ chế hoạt động hợp lý để phát huy tối đa trí tuệ tập thể cũng như tài năng cá nhân của nhà khoa học. Trang bị kỹ thuật, thông tin, thiết bị đồng bộ cho một số phòng thí nghiệm, một số viện nghiên cứu trọng điểm, một số bộ môn ở các trường đại học đạt mức tiên tiến trong khu vực. Tăng dần trang thiết bị và nâng cấp các thư viện cho các trường, các viện nghiên cứu, Có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học và công nghệ về làm việc tại các vùng nông thôn, vùng núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Quy định tuổi về hưu thích hợp đối với cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao; có nhiều hình thức sử dụng và phát huy năng lực của đội ngũ tri thức tuổi cao còn sức cống hiến. Khuyên khích và tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ khoa học và công nghệ người Việt Nam ở nước ngoài chuyển giao về nước những tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến. Có chính sách thoả đáng đối với cán bộ khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài về làm việc trong nước. Giải pháp tăng cường đầu tư cho phát triển KH&CN. Tăng dần tỷ lệ ngân sách nhà nước hàng năm chi cho khoa học và công nghệ trong tổng chi ngân sách. Chương trình phát triển khoa học và công nghệ phải là một bộ phận quan trọng trong nội dung của mỗi chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội phải là cơ sở thực tiễn và là nơi tạo nhu cầu và cung cấp nguồn lực cho phát triển khoa học và công nghệ. Trích một phần vốn của các dự án đầu tư để tiến hành nghiên cứu, phản biện, đánh giá những vấn đề khoa học và công nghệ có liên quan tới nội dung, chất lượng dự án. Có cơ chế để doanh nghiệp dành một phần vốn cho nghiên cứu đổi mới, cải tiến công nghệ và đào tạo nhân lực. Phần vốn này không chịu thuế Nhà nước chú trọng đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, nhất là những lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng như những lĩnh vực khoa học và công nghệ đặc thù của Việt Nam. Giải pháp về chính sách, hành lang pháp lý. Trong tương lai KH&CN vẫn phải là động lực phát triển kinh tế, chỉ có điều chúng ta phải làm thế nào để biến nó thành hiện thực, chứ không chỉ trên giấy tờ, nghị quyết. Phải hiểu rằng sự tăng trưởng của những năm đổi mới chủ yếu là do chúng ta tự “cởi trói” mình. Từ đây trở đi, nếu không phát triển khoa học và công nghệ, chắc chắn sự tăng trưởng kinh tế sẽ bị hạn chế, thậm chí chậm lại. Đảng ta đã xác định mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản Việt Nam trở thành một nước công nghiệp. Đây là mục tiêu kho khăn nếu chúng ta không có những quyết sách lớn về KH&CN. Bài học của các nước trong khu vực và trên thế giới đều như vậy, bởi giá trị gia tăng của khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhịp độ phát triển. Vậy Việt Nam cần làm gì để KH&CN trở thành động lực kinh tế? Có thể chia làm 3 nhóm giải pháp cụ thế: Có hai vấn đề: Phải triệt để đổi mới trong cách quản lý. Chính phủ đã giao cho các tổ chưc KH&CN quyền tự chủ rất cao, cả về tài chính, tổ chức, biên chế. Điều này đã được quy định rõ trong Nghị định 115 và Nghị định 80, được ví như “ khoản 10” trong khoa học. Vấn đề là các cấp quản lý phải hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương này. Phải sớm hình thành một hệ thống doanh nghiệp KH&CN. Đây là một loại hình doanh nghiệp mới, do các nhà khoa học lập ra, ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm ra sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Đây được coi là con đường ngắn nhất để đưa kết quả nghiên cứu vào sản xuất. Một ví dụ điển hình là Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp Phải đổi mới về cơ chế tài chính. Cho phép các nhà khoa học có quyền tự chủ cao hơn trong sử dụng kinh phí của nhà nước. Không nên quyết toán theo năm tài chính mà theo thời gian nghiên cứu. Cho phép họ được linh hoạt chuyển đổi thuận lợi nội dung nghiên cứu, tạo điều kiện cho họ đi trao đổi khoa học ở nước ngoài cũng như mới chuyên gia nước ngoài vào hợp tác nghiên cứu trong nước. Nhà nước nên xác định những đề tài có ảnh hưởng lớn đến đất nước, coi đó như nhiệm vụ KH&CN của quốc gia, hình thành những tập thể nghiên cứu mạnh, giao cho họ quyền tự chủ cao để họ làm được việc đó. Với cơ chế manh mún như hiện nay chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề mang tính chiến lược, tầm quốc gia. Trong những chính sách, nhấn mạnh đặc biệt chính sách ưu đãi Việt kiều cần được hưởng các ưu đãi về thuế, sử dụng đất và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật nhằm thu hút đầu tư. Về chính sách sở hữu trí tuệ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp công nghệ cao đăng ký sở hữu trí tuệ ở nước ngoài. Hợp tác quốc tế vê khoa học công nghệ. Có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp của các nước, các tổ chức quốc tê; thu hút các chuyên gia giỏi của thế giới đến nước ta hợp tác mở trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, lập các cơ sở nghiên cứu khoa học và chuyển giao những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại. Có cơ chế sử dụng vốn vay và viện trợ nước ngoài để đầu tư có hiệu quả cho khoa học và công nghệ. Hình thành một số cơ sở quốc tế về khoa học tự nhiên và công nghệ. Nhà nước dành một khoản ngân sách thích đáng để cử người có đức, có tài đi đào tạo những ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên ở những nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến; khuyến khích việc tự túc đi học ở nước ngoài về khoa học và công nghệ. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khoa học và công nghệ nhất là cán bộ trẻ được đi bồi dưỡng và trao đổi khoa học ở nước ngoài Tăng cường kiểm soát, giám định công nghệ và chất lượng sản phẩm. Các dự án đầu tư phát triên kinh tế - xã hội trong mọi ngành, mọi cấp đều phải có sự thẩm định của các tổ chức khoa học về giải pháp công nghệ và về những tác động của nó đến môi trường và xã hội. Việc thẩm định phải được luật pháp hóa. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các tổ chức quản lý tiêu chuẩn, đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có biện pháp phát hiện kịp thời, ngăn chặn và đình chỉ sản xuất lưu thông hàng giả. Tiên hành nghiêm ngặt công tác thanh tra, kiểm tra môi trường sinh thái. Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sạch. Ngăn ngừa và xử lý nghiêm các trường hợp nhập và sử dụng các công nghệ gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các dự án đầu tư, các quy hoạch phát triển sản xuất, quy hoạch đô thị, khu công nghiệp đều phải thực hiện nghiêm chỉnh báo cáo đánh giá tácđộng môi trường và phải có một phần vốn đầu tư chó các giải pháp bảo vệ môi trường Đổi mới hệ thống tổ chức quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Kiện toàn tổ chức và nâng cao trách nhiệm các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ tư Trung ương đến cấp huyện, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học công nghệ, tăng cường công tác thanh tra công nghệ và thanh tra môi trường Đổi mới cơ chế phân bổ và quản lý ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm mục tiêu. Kiểm tra hoạt động, hiệu quả sử dụng kinh phí nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia của Hội đồng khoa học và công nghệ ngành và địa phương. Ban hành Luật khoa học và công nghệ, Nhà nước quản lý thống nhất các hoạt động khoa học và công nghệ, đồng thời phân cấp quản lý và phát huy tính chủ động của các cơ sở nghiên cứu – triển khai. Tiếp tục sắp xếp kiện toàn các cơ quan khoa học và công nghệ theo hướng củng cố trung tâm khoa học quốc gia và một số cơ quan khoa học và công nghệ trọng điểm ngành, bảo đảm kết hợp giữa viện nghiên cứu và trường đại học, gắn nghiên cứu - triển khai với sản xuất – kinh doanh. Khuyến khích thành lập các tổ chức khoa học và công nghệ ngoài khu vực nhà nước. Củng cố và tăng cường hoạt động của các Hội khoa học và kỹ thuật nhằm tập hợp rộng rãi các lực lượng trí thức. Phát huy vai trò chính trị - xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật ở Trung ương và địa phương trong việc phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học vào sản xuất và đời sống, trong nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường, cũng như trong công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Đảng và Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Hội khoa học và kỹ thuật. Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ cập tri thức khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học xã hội và nhân văn nói chung, những hiểu biết thường thức về khoa học tự nhiên và công nghệ, bảo vệ môi trường trong nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc ít người, hình thành lối sống văn minh và sự lành mạnh của môi trường xã hội. Đẩy mạnh các dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ về lãnh đạo - quản lý, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp, đặc biệt là thông tin công nghệ. Phát triển và quản lý tốt mạng lưới thu thập, xử lý thông tin về khoa học và công nghệ nước ngoài. Kết Luận: Bước sang thế kỷ 21 KH&CN đã trở thành yếu tố cốt lõi của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp hàng đầu của nền kinh tế toàn cầu. Điều này đã được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học công nghệ và kinh tế của đất nước. Sự phát triển của KH&CN là một hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Bởi vậy việc nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng các chính sách và chiến lược phát triển KH&CN của các nước trên thế giới và khu vực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Việt Nam, là nước đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Từ những nghiên cứu đã trình bày trên đây cho thấy rõ được mối quan hệ và tầm quan trọng của KH&CN đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, thế giới đang phải đương đầu với cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và trong đó có Việt Nam cũng chịu sự tác động của cuộc suy thoái này. Bài học của chúng ta là muốn phát triển bền vững, ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trong dại hạn cần tăng cường phát triển các nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu và nhân tố quan trọng hàng đầu là KH&CN. Những quan điểm mục tiêu và chiến lược về KH&CN và thấy rõ phương châm chiến lược đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển KH&CN thế giới cụ thể "Khoa học và công nghệ la quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, la nền tảng và động lực cho CNH, HĐH, phát triển nhanh và bền vững của đất nước". Để hoàn thành chuyên đề này em đã được sự nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Th.S Bùi Đức Tuân cùng với sự quan tâm của cơ quan thực tập, với sự hướng dẫn của Th.S Nguyễn Đình Phúc. Vậy em xin chân thành cảm ơn!. Tài liệu tham khảo: Lê Xuân Bá - Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. Nguyễn Văn Công (2006), Bài Giảng và thực hành Kinh tế Vĩ mô II, NXB Lao Động, Hà Nội. Vũ Đình Cự (1996), Khoa học và công nghệ lực lượng sản xuất hàng đầu. NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. Nguyễn Đăng Dậu, Nguyễn Xuân Tài (2006), Giáo trình Quản lý công nghệ, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Nguyễn Khắc Minh (2005), Ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ đến tăng trưởng kinh tế, NXB Khoa học và Kỹ thuật. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Lao Động – Xã Hội, Hà Nội. Phạm Thị Ngọc Trâm (2003), Khoa học công nghệ với nhận thức biến đổi thế giới và con người. Mấy vần đề lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội Bộ Khoa học và Công nghệ (2006), Khoa học và công nghệ Việt Nam 2001 – 2005, NXB Hà Nội. Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2008), Bối cảnh trong nước quốc tế và việc nghiên cứu xây dựng chiến lược 2011 – 2020, NXB Hà Nội. Tạp chí: Đàm Kiến Lập, "Góp phần nhận diện, nhận định khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay và đề xuất đối sách của Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 367, tháng 12/2008. Cù Chí Lợi, "Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 366, tháng 11/2008. Dự báo phát triển kinh tếNguyễn Khải, "Cần tạo môi trường thuận lợi nhất để phát huy sức mạnh nhá khoa học", Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 13, tháng 7/2008. Nhóm nghiên cứu cảnh báo sớm, "Nhìn lại chặng đường 3 năm thực hiện nghị quyết Đại hội X của Đảng về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2006 – 2010, Tạp chí Thông tin và dự báo kinh tế - Xã hội, số 39, tháng 3/2009. Các trang web :

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA6165.DOC
Tài liệu liên quan