Giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam thời kỳ hội nhập

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Nhìn ra bối cảnh chung, Việt Nam ngày càng phát triển không ngừng, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ngày càng sâu rộng, với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đã tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các khu vực kinh tế, trong đó có khu vực KTTT phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. KTTT mặc dù đã có thành công bước đầu nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng tiềm năng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng rà soát chính sách hiện đang được ban hành phân tán tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật, còn thiếu tính khả thi để sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hóa và cụ thể hóa trong Luật HTX, nhằm cải thiện hiệu lực của Luật và các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT khi sửa đổi, bổ sung Luật HTX năm 2012. Bên cạnh đó, từng địa phương cần nghiên cứu, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách của Chính phủ và trên cơ sở thực tiễn địa phương, ngành, lĩnh vực để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc thay thế những cơ chế, chính sách trước đây không còn phù hợp, không hiệu quả tạo điều kiện để KTTT phát triển mạnh hơn nữa. Thứ hai, xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới, ưu tiên phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian tới cần tập trung tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác, HTX, LHHTX xã ứng dụng công nghệ mới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng và nhân rộng các HTX kiểu mới, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, HTX và cộng đồng. Chú trọng xây dựng các HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở các vùng có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Qua đó giúp hạn chế rủi ro về mùa vụ cho các HTX. Thứ ba, đẩy mạnh mô hình liên doanh, liên kết, hình thành các chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân. Trong đó, HTX và nông dân liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn cho hệ thống sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Thứ tư, tăng khả năng tiếp cận tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho LHHTX, HTX. Trong đó, trước hết phải nâng cao năng lực các HTX tiếp cận vốn vay, đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương và của vùng miền. Mặt khác, cần tranh thủ các nguồn lực tài chính từ hệ thống các quỹ Hỗ trợ phát triển HTX ở Trung ương và hệ thống các quỹ này ở các địa phương, một kênh vốn rất quan trọng cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho HTX, cũng như tranh thủ vốn giá rẻ từ hệ thống ngân hàng thương mại.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH KINH TẾ 61Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 Giải pháp phát triển kinh tế tập thể ở Việt Nam thời kỳ hội nhập Development solutions for collective economic in Vietnam period of integration Trần Thị Hằng Email: tranhang.k48neu@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 18/12/2019 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 5/3/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/3/2020 Thị Hằng Tóm tắt Hội nhập kinh tế quốc tế với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định tự do thương mại đã tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các khu vực kinh tế, trong đó có khu vực Kinh tế tập thể phải nâng cao nĕng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, phát triển Kinh tế tập thể còn gặp nhiều khó khĕn, cản trở lớn do quy mô vốn nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, sức tiêu thụ của thị trường giảm. Nghiên cứu này nhằm đánh giá thực trạng phát triển Kinh tế tập thể tại Việt Nam qua đó đưa ra một vài giải pháp hữu ích giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh nhằm phát triển khu vực kinh tế này. Từ khóa: Kinh tế tập thể; hợp tác xã; thời kỳ hội nhập. Abstract International economic integration with the formation of the ASEAN Economic Community and free trade agreements has created increasing pressure on competition to require economic sectors, including the collective economic sector must improve our competitiveness. However, the development of the collective economy still faces many difficulties and major obstacles due to small capital size, small scale of production, and reduced consumption of the market. This study aims to assess the current situation of collective economic development in Vietnam, thereby offering some useful solutions to improve operational efficiency and competitive advantage to develop this economic sector. Keywords: Collective economic; cooperation; period of integration. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kinh tế tập thể (KTTT) được khẳng định là một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế, hiện đang đóng góp 10% GDP của cả nước và đặc biệt có vai trò quan trọng trong mục tiêu kinh tế tĕng trưởng bền vững, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và cải thiện môi trường. KTTT có vai trò quan trọng với nền kinh tế - xã hội. Thực tế đã chứng minh, trong mỗi giai đoạn phát triển, KTTT luôn luôn có đóng góp quan trọng. Bước sang thời kỳ đổi mới, KTTT mặc dù còn nhiều khó khĕn nhưng vẫn luôn nỗ lực, tự đổi mới vươn lên và ngày càng thể hiện đúng vai trò, bản chất HTX, đặc biệt là từ khi có Luật HTX nĕm 2012 đã thể hiện được tư duy mô hình HTX kiểu mới, hạt nhân là hợp tác, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đến nay, KTTT có nhiều chuyển biến, nhiều loại hình phát triển đa dạng trên các lĩnh vực, từng bước phát huy hiệu quả, góp phần xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều đó khẳng định Nghị quyết 13 là một chủ trương đúng đắn đã giúp các HTX từng bước thoát khỏi tình trạng yếu kém. Theo đánh giá của ông Đào Xuân Cần, Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, 10 nĕm qua, khu vực KTTT đã và đang tiếp tục phát triển cả về số lượng, Người phản biện: 1. PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh 2. TS. Nguyễn Minh Tuấn NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 62 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 chất lượng và hiệu quả. Kinh tế tập thể đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực nông - lâm - ngư - diêm nghiệp, giao thông vận tải, quản lý chợ, dịch vụ thương mại, vệ sinh môi trường, HTX trường học, y tế, du lịch trên khắp các tỉnh, thành, địa bàn của cả nước. Khu vực này đã góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc vĕn hóa dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng nông thôn mới thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Nĕm 2019, cả nước có khoảng 1.500 HTX sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị thị trường trong nước và nước ngoài, áp dụng công nghệ cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn sản phẩm, ký kết hoạt động tiêu thụ sản phẩm dài hạn với doanh nghiệp. Các HTX đã giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật, thông tin và tiêu thụ sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tĕng thu nhập, giảm nghèo cho người dân địa phương. Từng bước trưởng thành và khẳng định được hiệu quả của mô hình kinh tế, trong số hơn 19.500 HTX và 369.000 tổ hợp tác, đến nay, số HTX hoạt động hiệu quả thuộc loại khá, giỏi chiếm 55% trở lên, hầu như không còn HTX tồn tại hình thức, không hoạt động. Tốc độ tĕng trưởng kinh tế của khu vực HTX đạt mức 6,5 - 7,5%/nĕm. Trong đó có khoảng 100 HTX được coi là có quy mô lớn. Tổng giá trị tài sản của những HTX này khoảng 5.873 tỷ đồng, bình quân mỗi HTX có 58 tỷ đồng, thu hút sự tham gia của 133.000 xã viên, trực tiếp giải quyết việc làm cho 43.568 lao động [6]. Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khả quan, các HTX phải vượt qua nhiều khó khĕn, cản trở lớn do quy mô vốn nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, sức tiêu thụ của thị trường giảm. 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở VIỆT NAM 2.1. Chủ trương, pháp luật về phát triển Kinh tế tập thể KTTT là một trong 5 thành phần kinh tế nước ta, KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể; liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn qui mô, lĩnh vực và địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm [2]. Phát triển KTTT là một chủ trương lớn của Ðảng và Nhà nước, đồng thời đây cũng là sự nghiệp hết sức khó khĕn, phức tạp đòi hỏi phải kiên trì. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 của Hội nghị lần thứ 5 Trung ương khóa IX nêu rõ quan điểm cơ bản cho phát triển mô hình tổ chức HTX ở nước ta là: “KTTT với nhiều hình thức hợp tác đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn”. Mục tiêu là “đưa kinh tế tập thể thoát khỏi những yếu kém hiện nay, phấn đấu đạt tốc độ tĕng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế” [4]. Sau 15 nĕm triển khai Nghị quyết, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, cơ chế, chính sách nhằm củng cố và nâng cao hiệu quả của HTX. Luật Hợp tác xã 2003, được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ IV - khóa XI ngày 26/11/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2004, đã xây dựng khung khổ pháp luật cho HTX phát triển, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự thành lập và phát triển HTX phù hợp với cơ chế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đã ban hành 12 nghị định, quyết định thi hành Luật HTX; các bộ ngành đã ra 39 thông tư, vĕn bản hướng dẫn thực hiện các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Luật Hợp tác xã 2012, được Quốc hội thông qua vào ngày 20/11/2012, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, tiếp tục làm rõ bản chất, nguyên tắc, tổ chức hoạt động của HTX, tạo hành lang pháp lý quan trọng, hoàn chỉnh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho HTX hoạt động và phát triển. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 193/2013/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật HTX, Nghị định 107/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 193/2013/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 về Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn triển khai thi hành Luật. Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành còn ban hành các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế tập thể như: Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong nông nghiệp. NGÀNH KINH TẾ 63Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 Trên cơ sở Báo cáo tổng kết 5 nĕm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa IX) Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 về tĕng cường lãnh đạo, thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT. Để triển khai thực hiện Chỉ thị số 20-CT/ TW ngày 02/1/2008, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg ngày 18/9/2007 về việc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện xóa nợ đọng của các HTX. Và Nghị định số 151/2007NĐ-CP ngày 10/10/2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, ban hành 12 Nghị định và Quyết định về thi hành pháp luật đối với KTTT. Phát triển KTTT là đường lối chiến lược nhất quán trong mọi giai đoạn cách mạng của Đảng và Nhà nước ta. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã đề ra nhiều quan điểm và chủ trương về đổi mới tổ chức hợp tác xã. Tính đến nay, liên quan trực tiếp tới việc triển khai thi hành Luật Hợp tác xã nĕm 2012, Chính phủ đã ban hành 05 nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 05 quyết định và 02 chỉ thị, các bộ, ngành ban hành 13 thông tư, 03 quyết định, 01 chỉ thị. Ngoài ra, Chính phủ đã ban hành 08 Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành 09 quyết định, các bộ, ngành ban hành 06 thông tư, 03 quyết định và 01 chỉ thị theo lĩnh vực được phân công quản lý, trong đó có các nội dung liên quan hỗ trợ triển khai Luật Hợp tác xã nĕm 2012. Mặc dù một số vĕn bản còn ban hành chậm so với yêu cầu nhưng đến nay, về cơ bản hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã nĕm 2012 đã được ban hành theo các nhiệm vụ chính được phân công tại Luật Hợp tác xã nĕm 2012, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã nĕm 2012 [6]. Ở các địa phương, tỉnh ủy, HĐND, UBND các cấp cũng đã ban hành nhiều vĕn bản chỉ đạo triển khai thi hành Luật Hợp tác xã nĕm 2012 trên địa bàn dưới nhiều hình thức. Đã có 53/63 tỉnh, thành phố ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị của tỉnh ủy, HĐND tỉnh, toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố có quyết định, chỉ thị, vĕn bản của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật Hợp tác xã 2012. Tại 61/63 tỉnh có kế hoạch, chương trình, đề án nhằm phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã và 42/63 tỉnh, thành phố có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể theo đặc thù của địa phương. Qua đó cho thấy sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc đẩy mạnh công tác thực thi Luật Hợp tác xã nĕm 2012 và các vĕn bản hướng dẫn, góp phần khuyến khích khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển. 2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển Kinh tế tập thể Theo quy định của Luật Hợp tác xã nĕm 2012, Nhà nước có 6 chính sách hỗ trợ đối với hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã (Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới; Tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội; Thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã), 2 chính sách ưu đãi (Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định của pháp luật về thuế; Ưu đãi lệ phí đĕng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí). Riêng đối với hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính sách hỗ trợ, ưu đãi quy định nêu trên, còn được hưởng 5 chính sách hỗ trợ, ưu đãi khác (Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; Giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về đất đai; Ưu đãi về tín dụng; Vốn, giống khi gặp khó khĕn do thiên tai, dịch bệnh; Chế biến sản phẩm). Các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể được ban hành khá toàn diện, có tác động tích cực đến phát triển KTTT. Các tỉnh, thành phố đã ban hành quyết định, kế hoạch, đề án đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác, vận dụng các chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển HTX, phù hợp với điều kiện của địa phương. Luật Hợp tác xã nĕm 2012 và các vĕn bản pháp luật có liên quan đã tạo ra sự thay đổi trong tư duy về bản chất HTX và cách thức tổ chức hoạt động của HTX theo nguyên tắc thị trường. Khuyến khích phát triển HTX kiểu mới, đúng bản chất HTX, mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia, tạo cơ chế chính sách phù hợp cho HTX, liên hiệp HTX phát triển, bước đầu đã có những tác động tích cực. Các HTX đang dần tự đổi mới, hỗ trợ thành viên tổ chức sản xuất kinh doanh, là chỗ dựa vững chắc cho các thành viên, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của thành viên, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước [1]. Tuy nhiên, hệ thống cơ chế, chính sách ban hành nhiều, nhưng nguồn lực HTX thiếu, khó tiếp cận. Chỉ có 8 - 10% số HTX tiếp cận được chính sách và được hỗ trợ đất đai làm trụ sở, nhà xưởng; 18% các HTX có nhu cầu vay vốn tín dụng được NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 64 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 vay vốn, trung bình với mức vay là 326 triệu đồng/ HTX [6]. Nguồn kinh phí đầu tư hỗ trợ phát triển HTX còn thấp, chưa bố trí đủ theo yêu cầu. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước chưa đủ mạnh, chưa có tác động tích cực thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển. Những địa phương nghèo, ngân sách do Trung ương cân đối, nguồn ngân sách thực hiện các quy định pháp luật, chính sách hỗ trợ đối với KTHT hết sức khó khĕn. 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Ở VIỆT NAM 3.1. Tình hình phát triển Kinh tế tập thể Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, tại thời điểm 31/12/2018, cả nước có 103.435 tổ hợp tác. Trong đó, có 69.520 tổ hợp tác hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 67,2%/tổng số tổ hợp tác), 33.915 tổ hợp tác hoạt động trên lĩnh vực phi nông nghiệp (chiếm 32,8%/tổng số tổ hợp tác cả nước). Tới nĕm 2019 số lượng các tổ hợp tác, HTX tĕng cao so với nĕm 2018. Cụ thể, cả nước thành lập 9.500 tổ hợp tác, tĕng 11% so với nĕm 2018, đạt 136% so với kế hoạch. So với thời điểm 31/12/2003, số tổ hợp tác tĕng 17.840 tổ hợp tác. Trong đó, tổ hợp tác trong nông nghiệp tĕng 6.126 tổ, phi nông nghiệp tĕng 1.714 tổ. Trong 15 nĕm qua đã có khoảng 1.200 tổ hợp tác chuyển thành HTX [5]. Biểu đồ 1. Số lượng tổ hợp tác giai đoạn 2003-2020 Có thể thấy, nĕm 2019, khu vực KTTT phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Sự phát triển của KTTT đã góp phần vừa đạt mục tiêu đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả KTTT, vừa góp phần hoàn thành tiêu chí số 13 xây dựng nông thôn mới. Dự kiến tới nĕm 2020, Liên minh HTX Việt Nam đạt mục tiêu thành lập mới ít nhất 5.000 tổ hợp tác, trên 2.500 HTX, 20 liên minh HTX; tổng số HTX hoạt động có hiệu quả đạt trên 60% tổng số HTX; Hiện nay khu vực tổ hợp tác thu hút 1.285.106 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho 1.091.015 lao động, doanh thu bình quân của một tổ hợp tác nĕm 2018 là 230 triệu đồng/nĕm, lãi bình quân là 35 triệu đồng/nĕm, thu nhập bình quân cho một lao động thường xuyên trong tổ hợp tác là 26 triệu đồng/nĕm. So với thời điểm nĕm 2003 tỷ lệ tĕng tương ứng là: Số lượng thành viên tĕng 8,1%, số lao động làm việc cho tổ hợp tác tĕng 11,2%, doanh thu bình quân tĕng 5,1%, lãi bình quân tĕng 3,1% và thu nhập bình quân của người lao động làm việc trong tổ hợp tác tĕng 21% so với nĕm 2003. Tổ hợp tác đa dạng về tên gọi và hình thức hoạt động, như: tổ dịch vụ, tổ chị em vay vốn, hội quán (Đồng Tháp), câu lạc bộ ngành nghề, sản phẩm, hội trang trại, để tương trợ nhau khuyến nông, khuyến công,... Tổ hợp tác chủ yếu hoạt động theo mùa vụ (giúp nhau làm đất, thu hoạch,...) hoặc theo vụ việc (vay vốn). Có khoảng 30% tổ hợp tác có lao động làm việc thường xuyên trong tổ hợp tác và có hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ tổ hợp tác. Cơ chế tổ chức quản lý tổ hợp tác từng bước được hoàn thiện và chặt chẽ hơn; số tổ hợp tác có tài sản dùng chung, thành viên tham gia góp vốn, góp sức, có quy chế nội dung hoạt động, có sự chứng thực của chính quyền địa phương ngày càng tĕng, đã có nhiều tổ hợp tác phát triển lên thành hợp tác xã. Tổ hợp tác với tư cách là tổ chức trung gian, kết nối giữa các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trước khi phát triển thành hợp tác xã hoặc doanh nghiệp, là hình thức sản xuất rất phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là mô hình kinh tế hợp tác không quá phức tạp, quy mô không lớn; là hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tự nguyện; được hình thành trên cơ sở nhu cầu của các hộ kinh doanh và người lao động; thuận tiện trong việc liên kết, hợp tác với các thành viên và đủ điều kiện để áp dụng sản xuất theo chuỗi giá trị sản NGÀNH KINH TẾ 65Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 phẩm; phù hợp với xu hướng phát triển chung; là tiền đề và cơ sở cho phát triển doanh nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, quá trình phát triển THT còn một số hạn chế như số tổ hợp tác có đĕng ký với chính quyền địa phương hiện nay chỉ chiếm khoảng 39% tổng số tổ hợp tác cả nước, THT hoạt động mà không có điều lệ (chỉ có hợp đồng hợp tác) do đó thiếu tính bền vững. Hoạt động THT chủ yếu theo mùa vụ, vụ việc, nên hiệu quả kinh tế chưa cao (chỉ có khoảng 30% tổ hợp tác có lao động làm việc thường xuyên, thu nhập của tổ hợp tác rất thấp, bình quân khoảng 230 triệu đồng/THT/nĕm; thu nhập bình quân của người lao động khoảng 26 triệu đồng/người/nĕm, thấp hơn nhiều so với mặt bằng xã hội hiện tại). Tính liên kết, hợp tác trong tổ hợp tác (giữa tổ viên với tổ viên, giữa tổ hợp tác với tổ viên) và giữa tổ hợp tác với tổ hợp tác khác và với các thành phần kinh tế khác hạn chế dẫn đến nĕng lực cạnh tranh của tổ hợp tác rất yếu. 3.2. Tình hình phát triển HTX Đến cuối nĕm 2018, cả nước có 22.568 HTX (tĕng 7.641 HTX, tương ứng 34% so với nĕm 2003). Trong đó, có 13.712 HTX nông nghiệp (trồng trọt, chĕn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp), 7.563 HTX phi nông nghiệp (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, vận tải, xây dựng, nhà ở, dược, trường học, tin học,...), 1.183 quỹ tín dụng nhân dân [6]. Biểu đồ 2. Số lượng phát triển ở các khu vực, vùng miền nĕm 2018 Trong nĕm 2019, cả nước thành lập mới 2.640 HTX, tĕng 12% so với nĕm 2018, vượt 6% so với kế hoạch. Đưa tổng số HTX cả nước lên 24.618 HTX, trong đó có 15.495 HTX nông nghiệp, chiếm 64,1%; 2.435 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chiếm 9,9%. Số HTX thành lập mới chủ yếu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, các tỉnh Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và một số tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên; xuất hiện một số hợp tác xã được thành lập trong các ngành nghề, lĩnh vực mà trước đây chưa có, như: hợp tác xã vệ sinh môi trường, kinh doanh, khai thác và quản lý chợ; một số hợp tác xã mới được thành lập với xã viên thuộc nhóm đối tượng xã hội khác nhau, của phụ nữ, thanh niên, những người tàn tật, cựu chiến binh,... Quy mô, vốn và loại hình HTX mới phát triển nhiều hơn. Quy mô tổ chức và hoạt động của HTX hiện nay được mở rộng hơn, nhiều hợp tác xã nhỏ cấp thôn được hợp nhất thành HTX quy mô toàn xã (khu vực đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long). Vốn hoạt động của HTX tĕng đáng kể, hiện nay bình quân 1 HTX có vốn hoạt động là khoảng 2,6 tỷ đồng/1HTX (so với 470 triệu đồng/HTX nĕm 2003). Các loại hình hợp tác xã mới được thành lập nhiều hơn, tại thời điểm 31/12/2018 cả nước có khoảng 600 hợp tác xã môi trường, 317 hợp tác xã kinh doanh quản lý chợ, 7 hợp tác xã nhà ở, 11 hợp tác xã trường học,... Số lao động làm việc thường xuyên trong các hợp tác xã tĕng. Tại thời điểm 31/12/2018 có khoảng 2.400.000 lao động làm việc thường xuyên trong các HTX (tĕng khoảng 400.000 người so với 31/12/2003). Tổ chức quản lý và điều hành hoạt động của hợp tác xã từng bước được cải thiện. Tại thời điểm 31/12/2018, hầu hết các HTX được thành lập trước khi Luật Hợp tác xã nĕm 2012 có hiệu lực nay cơ bản được tổ chức lại hoặc chuyển đổi theo quy định của Luật Hợp tác xã nĕm 2012. Theo đó, tất cả các HTX được tổ chức thống nhất 2 bộ máy, gồm quản lý HTX là Hội đồng quản trị và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; điều hành hoạt động hợp tác xã là giám đốc/tổng giám đốc. Người đại diện theo pháp luật của HTX là Chủ tịch Hội đồng quản trị (trước là Trưởng Ban quản trị - chủ nhiệm HTX). Bộ máy quản lý và điều hành hoạt động của hợp tác xã được NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 66 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 tách bạch, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực và tính công khai, minh bạch trong HTX. Một số HTX đã hình thành doanh nghiệp của HTX (Hợp tác xã kinh doanh tổng hợp Dương Liễu, Hà Nội, Hợp tác xã Rạch Gầm ở Tiền Giang,...) nhằm mở rộng hoạt động của HTX theo hướng chuyên nghiệp và từng bước đáp ứng mọi nhu cầu của thành viên và của thị trường. Biểu đồ 3. Số lượng HTX hoạt động có hiệu quả Số HTX hoạt động có hiệu quả tĕng dần qua từng nĕm. Nĕm 2003 có 5.615 HTX hoạt động hiệu quả (chiếm 35%), nĕm 2013 có 6.723 HTX, chiếm 36% tổng số HTX, nĕm 2018 có 9.891 HTX (chiếm 44,1% tổng số HTX), hoạt động trung bình chiếm 45%, HTX hoạt động yếu kém chiếm 11%). Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, số lượng HTX hoạt động theo luật và dần thích nghi với cơ chế thị trường nên thống kê cho thấy, nĕm 2019 có trên 60% tổng số HTX hoạt động hiệu quả. Hiện nay, có 34/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả chiếm từ 50% trở lên. Tỷ lệ HTX hoạt động hiệu quả của vùng Tây Bắc chiếm 50%, Đông Bắc 36,2%, Đồng bằng sông Hồng 50,8%, Bắc Trung Bộ 30,2%, Duyên Hải Nam Trung Bộ 72,3%, Tây Nguyên 46,7%, Đông Nam Bộ 25,4%, Đồng bằng sông Cửu Long 69,9%. Sau khi HTX được tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã nĕm 2012, HTX cung ứng nhiều dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên với qui mô lớn hơn, đảm bảo chất lượng vật tư, dịch vụ, giá cả thấp hơn 8% so với hộ tư nhân. Các HTX nông nghiệp cung ứng ít nhất 3 dịch vụ (vật tư, tưới tiêu, khuyến nông) và nhiều nhất 16 dịch vụ đầu vào và đầu ra cho thành viên như giống, vật tư, tưới tiêu, khai thác cơ sở hạ tầng, làm đất, thu hoạch, bảo quản, chế biến,... Các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp cung ứng nguyên liệu, kỹ thuật chế biến tập trung hoặc phân tán theo hộ gia đình và tiêu thụ sản phẩm; HTX vận tải chủ yếu cung ứng dịch vụ làm thủ tục hành chính cho phương tiện giao thông của thành viên, một số HTX vận tải đường thủy, đường bộ có tài sản sở hữu chung lớn cung ứng đầy đủ dịch vụ cho các thành viên; các loại hình HTX khác cung ứng dịch vụ đầu vào, đầu ra cho thành viên, đồng thời là người lao động. Tuy nhiên, từ khi thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002 đến nay đã có khoảng hơn 7.000 HTX giải thể, chuyển đổi sang loại hình tổ chức kinh tế khác (doanh nghiệp, tổ hợp tác). Một số HTX được tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã nhưng chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa được nâng cao đáng kể (tập trung ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc miền Trung). Đặc biệt, số hợp tác xã hoạt động thực sự hiệu quả, đúng bản chất chưa nhiều (tính chung trên cả nước, số HTX hoạt động hiệu quả là 49%, nhưng trong nông nghiệp tỷ lệ này thấp hơn nhiều, chỉ khoảng 25-30%). Một nguyên nhân lớn dẫn tới việc hoạt động thiếu hiệu quả của các HTX là do thiếu nguồn vốn. Toàn quốc hiện có gần 20.000 HTX nhưng chỉ khoảng 2% số HTX tiếp cận được vốn vay, còn phần lớn tự xoay xở. Lý do khiến các HTX, nhất là HTX nông nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay được cho là xuất phát từ cả hai phía. Về phía HTX, phổ biến là thiếu phương án, thiếu dự án vay vốn khả thi, còn tài sản thế chấp không có, HTX quy mô nhỏ lại nghèo cho nên thiếu vốn đối ứng, Về phía ngân hàng, nguyên nhân rõ nhất là sự định kiến với các HTX kiểu cũ, thiếu niềm tin đối với HTX, mục tiêu chủ yếu là hoạt động nhưng phải bảo toàn vốn cho vay. 3.3. Tình hình phát triển Liên hiệp Hợp tác xã Tại thời điểm 31/12/2018, cả nước có 74 liên hiệp hợp tác xã (tĕng 51,2% so với nĕm 2003). Số liên hiệp hợp tác xã được thành lập mới bắt đầu từ nĕm 2017 trở lại đây (có 36 liên hiệp hợp tác xã được thành lập trong 2 nĕm 2017-2018). Các liên hiệp hợp tác xã thành lập chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng (18 LHHTX), Đông Nam Bộ (14 LHHTX) và Đồng bằng sông Cửu Long (10 LHHTX),... [6]. Các LHHTX thành lập mới chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp. Các LHHTX thu hút khá nhiều thành viên và tạo việc làm, thu nhập cho người lao động NGÀNH KINH TẾ 67Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 làm việc thường xuyên trong LHHTX. 74 liên hiệp HTX thu hút 555 thành viên, tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 18.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 5-7 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu bình quân 1 LHHTX đạt khoảng 15 tỷ đồng/nĕm. Trong nông nghiệp, doanh thu bình quân khoảng 150 - 350 triệu đồng/nĕm. Nĕm 2019, cả nước thành lập mới 16 liên hiệp HTX nhưng các liên hiệp HTX mới thành lập gặp không ít khó khĕn về cơ sở vật chất (nhà làm việc, kho, nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị,) do thiếu nguồn vốn góp hoặc không tiếp cận được nguồn vốn vay hợp lý. Ngoài ra, vai trò của liên hiệp HTX đối với HTX thành viên còn mờ nhạt. Bộ máy quản lý, điều hành hoạt động của liên hiệp HTX được tổ chức đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã. Hầu hết các LHHTX đều tổ chức 2 bộ máy, gồm: Quản lý (Đại hội thành viên - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát/ kiểm soát viên) và Điều hành hoạt động (Giám đốc hoặc Tổng giám đốc LH HTX). 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ Nhìn ra bối cảnh chung, Việt Nam ngày càng phát triển không ngừng, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang ngày càng sâu rộng, với sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới đã tạo áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các khu vực kinh tế, trong đó có khu vực KTTT phải không ngừng nâng cao nĕng lực cạnh tranh của mình. KTTT mặc dù đã có thành công bước đầu nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng tiềm nĕng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng. Do đó, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã theo hướng rà soát chính sách hiện đang được ban hành phân tán tại nhiều vĕn bản quy phạm pháp luật, còn thiếu tính khả thi để sửa đổi, bổ sung, đồng bộ hóa và cụ thể hóa trong Luật HTX, nhằm cải thiện hiệu lực của Luật và các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT khi sửa đổi, bổ sung Luật HTX nĕm 2012. Bên cạnh đó, từng địa phương cần nghiên cứu, vận dụng tối đa các cơ chế chính sách của Chính phủ và trên cơ sở thực tiễn địa phương, ngành, lĩnh vực để kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hoặc thay thế những cơ chế, chính sách trước đây không còn phù hợp, không hiệu quả tạo điều kiện để KTTT phát triển mạnh hơn nữa. Thứ hai, xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới, ưu tiên phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong thời gian tới cần tập trung tư vấn, hỗ trợ các tổ hợp tác, HTX, LHHTX xã ứng dụng công nghệ mới nâng cao nĕng suất, chất lượng sản phẩm. Xây dựng và nhân rộng các HTX kiểu mới, dựa trên nhu cầu hợp tác tự nguyện của các thành viên, vì lợi ích của thành viên, HTX và cộng đồng. Chú trọng xây dựng các HTX kiểu mới trong nông nghiệp ở các vùng có các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh. Qua đó giúp hạn chế rủi ro về mùa vụ cho các HTX. Thứ ba, đẩy mạnh mô hình liên doanh, liên kết, hình thành các chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX. Xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Nông dân. Trong đó, HTX và nông dân liên kết xây dựng vùng nguyên liệu, doanh nghiệp đầu tư nguồn vốn cho hệ thống sản xuất và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Thứ tư, tĕng khả nĕng tiếp cận tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho LHHTX, HTX. Trong đó, trước hết phải nâng cao nĕng lực các HTX tiếp cận vốn vay, đẩy mạnh xây dựng mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm chủ lực của địa phương và của vùng miền. Mặt khác, cần tranh thủ các nguồn lực tài chính từ hệ thống các quỹ Hỗ trợ phát triển HTX ở Trung ương và hệ thống các quỹ này ở các địa phương, một kênh vốn rất quan trọng cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho HTX, cũng như tranh thủ vốn giá rẻ từ hệ thống ngân hàng thương mại. 5. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu cho thấy, KTTT có vai trò quan trọng với nền kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc vĕn hóa dân tộc, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng nông thôn mới thời kỳ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, mặc dù KTTT đã có thành công bước đầu, nhưng sự phát triển còn chưa tương xứng tiềm nĕng, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng. Quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, cơ sở vật chất còn nghèo nàn do thiếu vốn hoạt động và tính liên kết với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế là những nguyên nhân chính dẫn đến nĕng lực cạnh tranh còn yếu. Trên cơ sở đó, giải pháp đặt ra trong thời gian tới là tĕng cường xây dựng và nhân rộng mô hình hợp NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 68 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 1 (68) 2020 tác xã kiểu mới, ưu tiên phát triển HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đồng thời, cần đẩy mạnh mô hình liên doanh, liên kết, hình thành các chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp và HTX để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi thế cạnh tranh của khu vực kinh tế này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Hợp tác xã nĕm 2012. [2] Vương Đình Huệ (2015), Tiếp tục đẩy mạnh, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX, Tạp chí Cộng sản điện tử. [3] Hồ Vĕn Vĩnh (2015), Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 8 - 2015. [4] Liên minh HTX Việt Nam (2016), Phát triển kinh tế tập thể trong điều kiện Việt Nam đổi mới và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. [5] Liên minh HTX Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên 2018, tháng 3/2019. [6] Liên minh HTX Việt Nam (2019), Báo cáo Tổng kết 15 nĕm thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao kinh tế tập thể. THÔNG TIN TÁC GIẢ Trần Thị Hằng - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu): + Nĕm 2010: Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân + Nĕm 2014: Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững, chất lượng lao động - Email: tranhang.k48neu@gmail.com - Điện thoại: 0984696418

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_phap_phat_trien_kinh_te_tap_the_o_viet_nam_thoi_ky_hoi.pdf
Tài liệu liên quan