Thứ hai, mạng lưới đào tạo nghề của vùng cần
được quy hoạch và liên kết phát triển một cách
hệ thống và bài bản. Trong giai đoạn sắp tới, các
trường hay trung tâm đào tạo nghệ nên ưu tiên
tập trung đào tạo các ngành như: công nghiệp chế
biến, kỹ thuật môi trường, cơ khí, theo yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Thứ ba, các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và
cung ứng lao động nên được thành lập nhằm
thực hiện nhiệm vụ xác định nhu cầu của doanh
nghiệp về tuyển dụng lao động. Trên cơ sở đó các
cơ sở đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, chuẩn
bị năng lực đào tạo phù hợp với dự báo nhu cầu
nhân lực trong từng giai đoạn.
Thứ tư, các cơ sở đào tạo cần chú trọng đào tạo
và nâng cao chất lượng các bài học thực hành cho
người lao động. Đồng thời cần mở rộng các lớp
đào tạo nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, các lớp đào
tạo ngắn hạn, nhằm tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn
trong việc nắm bắt kiến thức và kỹ năng lao động.
Thứ năm, mạng lưới liên kết giữa các viện –
trường – doanh nghiệp cũng cần được thành lập
và phát huy hơn nữa vai trò của của từng “mắt
xích” trong mối liên kết. Các viện, trường, trung
tâm đào tạo cần chủ động phối hợp với doanh
nghiệp để nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân
lực, từ đó xây dựng và đổi mới chương trình đào
tạo cho phù hợp. Ngược lại, các doanh nghiệp
cũng cần xác định trách nhiệm của mình trong
việc hỗ trợ các viện, trường, trung tâm trong việc
đào tạo, đặt hàng nhu cầu đối với các cơ sở đào tạo
về chuyên môn, kỹ năng,
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa hoïc xaõ hoäi
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä30
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Nguyễn Quốc Nghi
Trường Đại học Cần Thơ
TóM TắT
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên. Từ lâu, vùng đã trở thành khu vực trọng điểm lương thực của quốc gia. Trong tiến trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ĐBSCL giữ vai trò quan trọng trong việc đóng góp các nguồn lực để xây
dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, trước những thế mạnh vốn có, ĐBSCL hiện nay đang phải đối mặt
với thực trạng nguồn nhân chưa đủ chất lượng để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng
nói riêng cũng như của cả nước nói chung. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích thực
trạng cũng như những hạn chế của nguồn nhân lực vùng ĐBSCL. Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển
nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, nhu cầu, kinh tế - xã hội, đồng bằng sông Cửu Long
1. Mở đầu
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những
vùng kinh tế sản xuất trọng điểm của Việt Nam.
Vùng có diện tích 40.548,2 km2, chiếm 12,3% diện
tích cả nước (GSO, 2011). Sau khi gia nhập WTO,
tốc độ tăng trưởng GDP vùng ĐBSCL luôn đạt
trên 11%/năm (TTXVN, 2012). Với những thế
mạnh và tiềm năng sẵn có, ĐBSCL có đầy đủ điều
kiện cần để giữ vững và phát triển vai trò, trọng
trách của trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội
quan trọng của đất nước, tiến đến phát triển bền
vững về kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Để thực
hiện được những mục tiêu phát triển chiến lược
của ĐBSCL, nguồn nhân lực chính là nhân tố then
chốt quyết định sự thành công này. Tuy nhiên, vấn
đề nguồn nhân lực ở ĐBSCL vẫn còn nhiều vướng
mắc đối với sự phát triển của vùng, là thách thức
lớn trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn
cầu. Do đó, việc phân tích và đánh giá toàn diện
về nguồn nhân lực ĐBSCL trên các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh lẫn quá trình đào tạo và nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề cấp thiết và
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là nguồn cung
cấp một nền tảng lý luận tin cậy gắn với thực tiễn,
giúp các cơ quan hữu quan, các doanh nghiệp, nhà
quản lý, các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa
học có cơ sở khoa học để xây dựng và nghiên cứu
các vấn đề chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của vùng ĐBSCL và
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của đất nước.
2. Tổng quan về nguồn nhân lực ở khu vực
ĐBSCL
2.1. Quy mô của nguồn nhân lực
Dân số của khu vực ĐBSCL năm 2011 khoảng
17,33 triệu người, chiếm gần 20% dân số cả nước
(87,84 triệu người) và là khu vực dân cư đông thứ
ba của cả nước, chỉ sau ĐBSH (19,99 triệu người),
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (19,05
triệu người).
Về quy mô dân số, An Giang là tỉnh có dân số
trung bình đông nhất (2,15 triệu người), tỉnh có
ít dân cư nhất là Hậu Giang (0,76 triệu người).
Tuy nhiên, nếu xét về mật độ dân số thì thành
phố Cần Thơ có mật độ dân cư cao nhất khu vực
(852 người/km2) và tỉnh có mật độ thấp nhất là
Kiên Giang (270 người/km2) nhưng vẫn cao hơn
tỷ lệ chung của cả nước (265 người/km2).
Lực lượng lao động ở ĐBSCL năm 2011 khoảng
10,23 triệu người; tăng 0,88 triệu người so với năm
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 31
Khoa hoïc xaõ hoäi
2005 (chiếm khoảng 59,1% dân
số của khu vực và khoảng 19,9%
dân số cả nước). Lực lượng lao
động ở ĐBSCL dồi dào và không
ngừng tăng qua các năm, đóng
góp không nhỏ trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của vùng
nói riêng và của cả nước nói
chung.
2.2. Chất lượng của nguồn
nhân lực
Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
của ĐBSCL không ngừng tăng
qua các năm (từ 7,8% năm 2008
lên 8,6% năm 2011). Tuy nhiên,
lực lượng lao động đã được đào
tạo ở ĐBSCL thấp hơn nhiều
so với tỷ lệ chung của cả nước
(15,4%) cũng như kém xa các
khu vực còn lại như đồng bằng
sông Hồng (21,1%), Đông Nam
Bảng 1: Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo
địa phương
Dân số trung bình
(Nghìn người)
Diện tích
(Km2)
Mật độ dân số
(Người/km2)
Cả nước 87.840,0 330.957,6 265
ĐBSCL 17.330,9 40.548,2 427
Long An 1.449,6 4.492,4 323
Tiền Giang 1.682,6 2.508,3 671
Bến Tre 1.257,8 2.360,6 533
Trà Vinh 1.012,6 2.341,2 433
Vĩnh Long 1.028,6 1.496,8 687
Đồng Tháp 1.673,2 3.377,0 495
An Giang 2.151,0 3.536,7 608
Kiên Giang 1.714,1 6.348,5 270
Cần Thơ 1.200,3 1.409,0 852
Hậu Giang 769,2 1.602,5 480
Sóc Trăng 1.303,7 3.311,6 394
Bạc Liêu 873,3 2.468,7 354
Cà Mau 1.214,9 5.294,9 229
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, năm 2011
Bảng 2: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên phân theo địa phương
Đvt: Nghìn người
Năm 2005 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cả nước 44.904,5 47.160,3 48.209,6 49.322,0 50.392,9 51.398,4
ĐBSCL 9.354,8 9.772,7 9.895,2 10.046,1 10.128,7 10.238,4
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, năm 2011
Bảng 3: Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã
qua đào tạo phân theo địa phương
Đvt: %
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Cả nước 14,3 14,8 14,6 15,4
Đồng bằng sông Hồng 18,1 20,9 20,7 21,1
Trung du và miền núi phía Bắc 12,2 13,2 13,3 13,6
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 13,1 13,5 12,7 14,4
Tây Nguyên 11,4 10,9 10,4 10,8
Đông Nam Bộ 22,5 19,6 19,5 20,7
Đồng bằng sông Cửu Long 7,8 7,9 7,9 8,6
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, năm 2011
Khoa hoïc xaõ hoäi
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä32
Bộ (20,7%),...
Kết quả thống kê còn cho thấy, tỷ lệ thất
nghiệp ở ĐBSCL luôn cao hơn cả nước, dù có
giảm còn 2,77% (năm 2011) so với 3,59% (năm
2010). Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp ở
thành thị luôn vượt trội so với nông thôn.
Như vậy, tuy hiện nay, công tác giáo dục và đào
tạo ngày càng được chú trọng nhưng lực lượng lao
động lành nghề và đội ngũ quản lý chưa thực sự
đáp ứng được yêu cầu kinh tế - xã hội. Là khu vực
có nguồn lao động trẻ, dồi dào; nhưng trình độ
lao động ở ĐBSCL chưa qua đào tạo lại cao nhất
so với cả nước. Do đó, tỷ lệ đào tạo lại đối với lực
lượng lao động của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ lệ
cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế
nói chung. Tình trạng thừa lực lượng lao động
trong khi doanh nghiệp không tuyển dụng được
nhân lực chất lượng, tỷ lệ thất nghiệp luôn ở mức
cao (so với cả nước) là vấn đề cấp bách cần giải
quyết hiện nay của ĐBSCL.
3. Nhận định những hạn chế về nguồn nhân
lực ĐBSCL
ĐBSCL là nơi có thế mạnh về nông nghiệp và
điều kiện tự nhiên thuận lợi, mặc dù vậy những
thế mạnh này hầu như vẫn còn tồn tại ở dạng
“tiềm năng”, chưa thật sự phát huy được sức mạnh
trong phát triển kinh tế của vùng. Một tiềm lực
vô cùng quan trọng tạo động lực thúc đẩy sự phát
triển của ĐBSCL chính là con người. Bài toán về
nguồn nhân lực thật sự là một bài toán khó. Một
khi chúng ta tìm ra lời đáp cho vấn đề này thì
nguồn nhân lực chính là sức bật mạnh mẽ nhất
cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Từ thực tiễn,
tác giả nhận định một số hạn chế của nguồn nhân
lực vùng ĐBSCL như sau:
Thứ nhất, trình độ của lao động, đặc biệt là lao
động ở khu vực nông thôn còn rất thấp, phần lớn
chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. Mặc dù
tỷ lệ lao động được đào tạo vùng ĐBSCL không
ngừng tăng lên qua các năm nhưng nhìn chung
tỷ lệ và chất lượng lao động của vùng vẫn còn
thấp. Theo báo cáo điều tra lao động việc làm của
Tổng cục thống kê năm 2011, ĐBSCL là vùng có
tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp
nhất cả nước, tương ứng 8,6% (đứng sau cả Tây
Nguyên, 10,8%). Trong đó, lao động nghề đã qua
đào tạo chiếm 1,8%, lao động trung cấp, cao đẳng
và đại học lần lượt chiếm 2,4%, 1,4% và 3,4%. Lao
động với chất lượng thấp đồng nghĩa với việc làm
không bền vững, việc trả lương thấp và không đáp
ứng được xu thế mới, sử dụng công nghệ hiện đại
trong sản xuất và quản lý. Nguyên nhân sâu xa
của hiện trạng này xuất phát từ hạn chế của hệ
thống giáo dục trong vùng. Trường đại học, cao
đẳng không thiếu tuy nhiên cơ sở vật chất yếu
kém, trang thiết bị chưa được đầu tư đúng mức,
chương trình đào tạo chậm đổi mới, hệ thống
kiểm tra đánh giá chưa phát triển; nhất là đối với
các cơ sở mới thành lập vẫn còn tình trạng thiếu
đội ngũ giảng viên, đặc biệt là các giáo viên nhiều
kinh nghiệm.
Thứ hai, lực lượng lao động trẻ dồi dào nhưng
tỷ lệ thất nghiệp còn nhiều. ĐBSCL hiện chiếm
gần 20% dân số của cả nước, tỷ lệ lao động từ 15
tuổi trở lên chiếm gần 59,1% dân số của vùng.
Tuy nhiên, chất lượng lao động thấp, tay nghề yếu
kém đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp của vùng vẫn còn
ở mức báo động. Tính đến tháng 10/2012, tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 211,1 nghìn
người chiếm 21,6% trong tổng số lao động thất
nghiệp của cả nước; trong đó tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực nông thôn ĐBSCL là 66,8% (GSO, 2012).
Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này là do
chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn. Với dân số hơn 17 triệu người, trong đó
Bảng 4: Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của
lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng
(2009-2011)
Đvt: %
Năm
Tỷ lệ thất nghiệp
Chung Thành
thị
Nông
thôn
2011
Cả nước 2,22 3,60 1,60
ĐBSCL 2,77 3,37 2,59
2010
Cả nước 2,88 4,29 2,30
ĐBSCL 3,59 4,08 3,45
2009
Cả nước 2,90 4,60 2,25
ĐBSCL 3,31 4,54 2,97
Nguồn: Tổng Cục Thống kê, năm 2011
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 33
Khoa hoïc xaõ hoäi
gần 80% dân số gắn bó với hoạt động nông nghiệp,
ĐBSCL có một lực lượng lao động tại chỗ đông
đảo. Tuy nhiên nguồn nhân lực có chất lượng cao
đáp ứng nhu cầu quản lý, sản xuất, kinh doanh lại
thiếu. Tình trạng thừa lao động phổ thông, thiếu
lao động chuyên môn đã dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp
của vùng luôn ở cao.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực chưa tương
xứng với tốc độ phát triển kinh tế của vùng. Việc
đào tạo ngành nghề cho lao động vùng ĐBSCL
vẫn còn nhiều yếu kém cả về chất và lượng. Theo
số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội, tính đến năm 2010 cả khu vực ĐBSCL có
327 cơ sở dạy nghề, trong đó có 218 cơ sở công lập
và 109 cơ sở ngoài công lập. Theo đánh giá chuyên
môn của các cơ quan ban ngành, mạng lưới cơ sở
dạy nghề ĐBSCL vẫn còn mỏng manh; toàn vùng
hiện nay có 24 trường trung cấp và 5 trường cao
đẳng nghề, con số này vẫn chưa tương xứng với
lực lượng lao động đông đảo của vùng. Mặt khác,
ngành nghề đào tạo của các đơn vị chủ yếu vẫn
là các ngành nghề phổ thông như: may mặc, điện
dân dụng, sữa chữa thiết bị, máy móc, Bên cạnh
đó, lực lượng lao động được đào tạo chưa đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, làm “lệch pha” trong
mối quan hệ phát triển công nghiệp và nguồn lao
động của vùng. Trong thực tế, không chỉ có đào
tạo nghề mà ngay cả đào tạo cao đẳng, đại học
chưa thực sự gắn với thị trường. Số lượng được
đào tạo ngày càng nhiều nhưng sau khi tốt nghiệp
ngày càng khó khăn để tìm được việc làm phù hợp
và ổn định, thậm chí là không tìm được việc làm.
Lý do như đã trình bày là việc đào tạo không phù
hợp ngành nghề, chuyên môn, kỹ năng thực hành
kém, tinh thần và thái độ làm việc cũng như kỷ
luật lao động không cao. Hơn nữa, đại bộ phận lực
lượng lao động trẻ sau khi tốt nghiệp thường tìm
các cơ hội việc làm tại khu vực thành thị, e ngại
khó khăn khi về nông thôn. Chính vì thế, chất
lượng lao động ở khu vực nông thôn hay vùng sâu,
vùng xa của ĐBSCL đã thấp lại ngày càng trở nên
trầm trọng hơn.
Thứ tư, vấn đề di cư tự phát của lao động
cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực. Thực tế, việc
chuyển dịch lao động ở vùng ĐBSCL thời gian
qua diễn ra với tốc độ cao. Hầu hết lao động từ
nông thôn di cư ra đô thị vẫn chưa được trang
bị đầy đủ trình độ, kỹ thuật và tay nghề. Nguyên
nhân của vấn đề xuất phát ở cả do cơ cấu lao động
của vùng, cơ cấu theo vùng lãnh thổ, theo nhóm
ngành (khu vực) chuyển dịch còn chậm. Sức hút
của việc làm ở các khu công nghiệp, hay khu vực
thành thị đã tạo ra sự dịch chuyển lao động từ
khu vực này sang khu vực khác, chủ yếu là do di
dân từ nông thôn vào thành thị. Mặt khác, lao
động nông nghiệp với trình độ hạn chế trong lúc
nông nhàn ra thành thị kiếm việc làm tạm thời
như: buôn bán, dịch vụ sửa chữa nhỏ, vận tải,
xây dựng tự phát và các nghề tự do khác..., không
những không theo xu hướng tính cực, mà còn để
lại hậu quả về mặt xã hội, như quá tải về hạ tầng
cơ sở và nhiều tệ nạn xã hội. Vì thế, việc hội nhập
vào cuộc sống công nghiệp – dịch vụ diễn ra
nhiều bất cập. Lực lượng lao động trẻ phải chấp
nhận các công việc nặng nhọc, thu nhập thấp ở
thành thị thì ở nông thôn lại thiếu lao động nông
nghiệp. Điều này tất yếu dẫn đến các hệ quả giá
lao động tăng, chất lượng lao động kém, chi phí
đầu tư tăng và hiệu quả sản xuất giảm.
4. Định hướng và giải pháp phát triển nguồn
nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội vùng ĐBSCL
4.1. Định hướng phát triển
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1033/
QĐ-TTg được ban hành ngày 30/06/2011 về phát
triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng ĐBSCL
giai đoạn 2011-2015 đã chỉ rõ mục tiêu phát triển
giai đoạn 2011-2015: “tạo bước đột phá để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
nhanh, bền vững của vùng và cả nước”. Mặt khác,
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đề ra
phương hướng dạy nghề giai đoạn 2012-2020, đặt
mục tiêu cho công tác đào tạo nghề là nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề đạt 40%, tương đương
23,5 triệu người vào năm 2015 (trong đó trình độ
trung cấp nghề, cao đẳng nghề chiếm tỷ lệ là 20%)
và 55% vào năm 2020, tương đương 34,4 triệu
người (trong đó trình độ trung cấp nghề, cao đẳng
nghề chiếm tỷ lệ là 23%). Kết luận của Văn phòng
Chính phủ về triển khai thực hiện quyết định số
638/QĐ-TTG ngày 28/4/2012 xác định thế mạnh
của ĐBSCL đến năm 2015 vẫn là sản xuất nông
nghiệp. Theo đó, nhiều tỉnh thành trong vùng đã
nhận diện được những cơ hội, thách thức cũng
như xác định được nội lực, lợi thế của địa phương
trong phát triển kinh tế, lĩnh vực công nghiệp –
dịch vụ từng bước được mở rộng. Do đó, nhu cầu
về một đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, lao động có
trình độ và tay nghề chuyên môn càng trở nên cấp
Khoa hoïc xaõ hoäi
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä34
thiết. Để nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng, các chiến lược
phát triển cần có định hướng rõ ràng, cụ thể:
Trước tiên, ĐBSCL cần chú trọng phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển sản
xuất nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập và tạo
đòn bẩy để thực hiện chủ trương “tam nông” của
nhà nước. Theo đó, các địa phương trong vùng
cần chú trọng đào tạo nhân lực cho các ngành
công nghệ chế biến, bảo quản thực phẩm, công
nghệ thông tin, nuôi trồng và chế biến thủy hải
sản, kỹ thuật môi trường, kinh doanh quốc tế,
Đối với lao động nghề, các tỉnh trong khu vực
cần chú trọng việc đào tạo để lực lượng này có
thể làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch
vụ, thương mại cũng như các kỹ năng để làm một
người công nhân hiện đại. Với nguồn lao động dồi
dào như hiện nay, ĐBSCL cũng nên có chiến lược
đào tạo và phát triển thích hợp để trong tương lai
và về lâu dài có thể trở thành vùng cung cấp nguồn
lao động lành nghề cho các khu vực khác chẳng
hạn như vùng Đông Nam Bộ.
Trong công tác giáo dục bậc đại học, cao đẳng
hay dạy nghề, các chương trình đào tạo ngoài kiến
thúc chuyên môn các trường cần tích hợp việc
học tập và rèn luyện kỹ năng mềm cho nguồn lao
động. Từ đó thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao. Bên cạnh đó, vùng cũng cần
chú ý đến việc đào tạo nhân lực trong các lĩnh vực
văn hóa, xã hội và nhân văn; các nhà quản lý, nhà
hoạch định chiến lược, các chuyên viên tư vấn
tâm lý,.. được tiếp thu tinh hoa văn hóa, kiến thức
thế giới cũng không kém phần quan trọng cho sự
phát triển của vùng ĐBSCL.
Hơn nữa, vấn đề cơ cấu trong đào tạo cũng
không kém phần quan trọng. Việc thực hiện đào
tạo, đào tạo lại, đào tạo theo chức danh cần được
giải quyết thích hợp và triệt để. Hệ thống giáo dục
nghề nghiệp của vùng cần được tiến hành tái cấu
trúc, một mặt đảm bảo tính liên thông giữa cơ sở
giáo dục nghề nghiệp với các trường cao đẳng, đại
học mặt khác để người lao động có thể tham gia
nghiên cứu, bổ sung trình độ khi có điều kiện.
4.2. Giải pháp phát triển
Để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu
phát triển kinh tế - xã hội cũng như đi theo những
định hướng phát triển được đề ra, ĐBSCL cần có
những giải pháp phù hợp và thực hiện đồng bộ:
Thứ nhất, hệ thống giáo dục cần được chuẩn
hóa và hướng đến chú trọng đào tạo theo chất
lượng. Các trường đại học trong khu vực cần có
kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng
như đổi mới chương trình đào tạo theo hướng đáp
ứng nhu cầu thực tế hơn là chỉ giảng dạy thiên về
lý thuyết. Đặc biệt, với nền tảng sẵn có về cơ sở hạ
tầng, thiết bị, đội ngũ cán bộ,.. trường Đại học Cần
Thơ cần chú trọng nâng cấp để trở thành trường
xuất sắc, là nơi đào tạo nguồn nhân lực hàng đầu
cho cả vùng và cả nước. Bên cạnh đó, hệ thống
các trường đại học, cao đẳng trong vùng cũng cần
được nâng cấp, mở rộng tạo điều kiện để con em
dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa có nhiều điều
kiện hơn nữa để nâng cao trình độ, góp phần xây
dựng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thứ hai, mạng lưới đào tạo nghề của vùng cần
được quy hoạch và liên kết phát triển một cách
hệ thống và bài bản. Trong giai đoạn sắp tới, các
trường hay trung tâm đào tạo nghệ nên ưu tiên
tập trung đào tạo các ngành như: công nghiệp chế
biến, kỹ thuật môi trường, cơ khí, theo yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Thứ ba, các trung tâm nghiên cứu, hỗ trợ và
cung ứng lao động nên được thành lập nhằm
thực hiện nhiệm vụ xác định nhu cầu của doanh
nghiệp về tuyển dụng lao động. Trên cơ sở đó các
cơ sở đào tạo sẽ xây dựng kế hoạch đào tạo, chuẩn
bị năng lực đào tạo phù hợp với dự báo nhu cầu
nhân lực trong từng giai đoạn.
Thứ tư, các cơ sở đào tạo cần chú trọng đào tạo
và nâng cao chất lượng các bài học thực hành cho
người lao động. Đồng thời cần mở rộng các lớp
đào tạo nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, các lớp đào
tạo ngắn hạn, nhằm tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn
trong việc nắm bắt kiến thức và kỹ năng lao động.
Thứ năm, mạng lưới liên kết giữa các viện –
trường – doanh nghiệp cũng cần được thành lập
và phát huy hơn nữa vai trò của của từng “mắt
xích” trong mối liên kết. Các viện, trường, trung
tâm đào tạo cần chủ động phối hợp với doanh
nghiệp để nắm bắt được nhu cầu về nguồn nhân
lực, từ đó xây dựng và đổi mới chương trình đào
tạo cho phù hợp. Ngược lại, các doanh nghiệp
cũng cần xác định trách nhiệm của mình trong
việc hỗ trợ các viện, trường, trung tâm trong việc
đào tạo, đặt hàng nhu cầu đối với các cơ sở đào tạo
về chuyên môn, kỹ năng,
(Xem tiếp trang 40)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_phat_trien_nguon_nhan_luc_dap_ung_nhu_cau_phat_tri.pdf