Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Công Thương chi nhánh 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 5 TP.HCM 1.1 Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2 1.1. 1Tổng quan 2 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4 1.1.3 Những thành tựu đã đạt được 5 1.1.4 Mục tiêu, định hướng phát triển trong năm 2008 8 1.2 Sơ lược về Ngân hàng Công Thương-CN5 9 1.2.1 Tổng quan 9 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban 10 1.2.3 Chức năng, hoạt dộng kinh doanh 12 1.2.3.1 Huy động vốn 12 1.2.3.2 Tiếp nhận vốn tài trợ 12 1.2.3.3 Vay vốn ngân hàng nhà nước 12 1.2.3.4 Cho vay 12 1.2.3.5 Thanh toán giữa các khách hàng 12 1.2.3.6 Đầu tư 12 1.2.3.7 Tư vấn 12 1.2.3.8 Cất giữ và bảo quản 13 1.2.3.9 Bảo lãnh 13 1.2.3.10 Phát hành thẻ & ngân hàng điện tử 13 1.2.3.11 Một số hoạt động khác 13 1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2005-2007 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG & RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG-CN5 2.1 Qui chế cho vay hiện hành của Ngân hàng Công Thương đối với khách hàng cá nhân 17 2.1.1 Nguyên tắc vay vốn 17 2.1.2 Điều kiện vay vốn 18 2.1.3 Đối tượng cho vay 18 2.1.4 Phương thức cho vay 18 2.1.5 Lãi suất cho vay 20 2.2 Đặc điểm của khách hàng cá nhân 20 2.3 Qui trình cho vay đối với khách hàng cá nhân 21 2.3.1Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn 22 2.3.2 Thẩm định các điều kiện vay vốn 26 2.3.3 Xác định phương thức cho vay 36 2.3.4 Xem xét khả năng nguồn vốn, điều kiện thanh toán, lãi suất cho vay 36 2.3.5 Lập tờ trình thẩm định cho vay 37 2.3.6 Tái thẩm định khoản vay 37 2.3.7 Trình duyệt khoản vay 38 2.3.8 Ký kết HĐTD / sổ vay vốn, HĐBĐ tiền vay, giao nhận 39 2.3.9 Giải ngân 40 2.3.10 Kiểm tra giám sát khoản vay 40 2.3.11 Thu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh 41 2.3.12 Thanh lý hợp đồng tín dụng và hợp đông bảo đảm tiền vay 41 2.3.13 Giải chấp tài sản bảo đảm 42 2.3.14 Lưu giữ hồ sơ tín dụng và hồ sơ bảo đảm tiền vay 42 2.4 Phân tích hoạt động cấp tín dụng đối với khách hàng ở Ngân hàng Công Thương¬-CN5 42 2.4.1 Tình hình chung về huy động vốn cho vay và đầu tư 42 2.4.2 Tình hình cấp tín dụng đối với khách hàng 46 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÌN DỤNG VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG- CN5 3.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCT-CN5 63 3.1.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn 63 3.1.2. Dư nợ trên tổng nguồn vốn 64 3.1.3. Dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động 64 3.1.4. Hệ số thu nợ 64 3.1.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 64 3.2 Một số biện pháp phòng ngừa & hạn chế rủi ro 66 3.2.1 Đề ra chính sách tín dụng linh hoạt 66 3.2.2 Qui định và kiểm soát qui trình cho vay 66 3.2.3 Đảm bảo tín dụng 67 3.2.4 Đăng ký giao dịch đảm bảo góp phần hạn chế rủi ro trong đảm bảo tiền vay 69 3.2.5 Lựa chọn khách hàng 70 3.2.6 Thu thập và xử lý thông tin 71 3.2.7 Đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ 72 3.2.8 Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng 73 3.2.9 Giảm thiểu rủi ro 74 3.2.10 Phân tán rủi ro 74 3.2.11 Ngăn chặn nợ quá hạn phát sinh 74 3.3 Các biện pháp xử lý 75 3.4.1 Phân loại nợ quá hạn 75 3.4.2 Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 76 3.3.3 Xử lý nợ quá hạn 77 3.4 Một số kiến nghị 79

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Công Thương chi nhánh 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 5 TP.HCM Sơ lược về hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam 2 1Tổng quan 2 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển 4 1.1.3 Những thành tựu đã đạt được 5 1.1.4 Mục tiêu, định hướng phát triển trong năm 2008 8 1.2 Sơ lược về Ngân hàng Công Thương-CN5 9 1.2.1 Tổng quan 9 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban 10 1.2.3 Chức năng, hoạt dộng kinh doanh 12 1.2.3.1 Huy động vốn 12 1.2.3.2 Tiếp nhận vốn tài trợ 12 1.2.3.3 Vay vốn ngân hàng nhà nước 12 1.2.3.4 Cho vay 12 1.2.3.5 Thanh toán giữa các khách hàng 12 1.2.3.6 Đầu tư 12 1.2.3.7 Tư vấn 12 1.2.3.8 Cất giữ và bảo quản 13 1.2.3.9 Bảo lãnh 13 1.2.3.10 Phát hành thẻ & ngân hàng điện tử 13 1.2.3.11 Một số hoạt động khác 13 1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2005-2007 13 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM & NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH 5- TP.HCM 1.1.SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 1.1.1.Tổng quan Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Vietinbank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Vietinbank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước. Hiện nay, vốn điều lệ của NHCTVN là 7.554 tỷ đồng .Với con số này, NHCTVN có quy mô vốn đứng thứ hai sau ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong hệ thống các Ngân hàng Thương Mại Nhà Nước. Vietinbank là một trong những ngân hàng đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Ngân hàng Công Thương Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là :INDUSTRIAL & COMMERCIAL BANK OF VIETNAM ( viết tắt là Incombank).Ngày 15/04/2008 được đổi tên giao dịch quốc tế là:VIETNAM BANK FOR INDUSTRY AND TRADE (viết tắt là Vietinbank). Trụ sở chính đặt tại :108 Trần Hưng Đạo – Hà Nội Webside: NHCTVN với hệ thống mạng lưới kinh doanh trải rộng trên toàn quốc với: 3 sở giao dịch , 138 chi nhánh và trên 700 điểm giao dịch.Bên cạnh đó,nó còn có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Đào tạo. Tính đến cuối năm 2007, NHCTVN đã có quan hệ đại lý và trao đổi khóa SWIFT với trên 800 ngân hàng thuộc hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục, có thể đi điện bằng SWIFT thẳng trực tiếp tới 18000 ngân hàng, chi nhánh, và phòng ban của họ, đáp ứng nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu và trao đổi thông tin của NHCTVN. Hiện tại NHCTVN đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCTVN hội nhập và phát triển ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Đồ thị 1:Thị phần cho vay Và đầu tư của NHCT VN hiện nay. NHCTVN còn là thành viên sáng lập của các Tổ chức Tài chính Tín dụng sau: ë Sài Gòn Công thương Ngân hàng ë Indovinabank (Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam) ëCông ty cho thuê Tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê Tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam) ëCông ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á - NHCT. Là thành viên chính thức của: ë Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) ë Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA) ëHiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng (SWIFT) ëTổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Sơ đồ tổ chức hệ thống NHCTVN (xem phụ lục sơ đồ: 1,2) 1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thông qua nghị định 53/hĐbt của hội đồng bộ trưởng tháng 7/1988, NHCT việt nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ một bộ phận của NHNN việt nam. Vào những ngày mới thành lập, nhct phải trải qua muôn vàn khó khăn bởi bước đầu cái gì cũng mới, cũng thiếu và khó khăn. Trong đó trình độ, năng lực của đội ngũ nhân viên thiếu về lượng lẫn về chất. bên cạnh đó nhct ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có quản lý của nhà nước. nền kinh tế đang trong giai đoạn mịt mù, tối tăm và phát triển chậm và nhất là tình trạng lạm phát phi mã khiến cho nền kinh tế điêu đứng. bằng sự nổ lực của chính mình cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của cấp trên, nhct đã từng bước vượt qua những khó khăn và dần khẳng định vị trí chủ chốt của mình trong hệ thống nhnn nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Đến tháng 1/1990, chủ tịch hđbt ra quyết định 402/qđ ngày 14/11/1990 về việc chuyển ngân hàng chuyên doanh công thương việt nam thành nhct việt nam.. Ngày 8/2/1991, theo quyết định số 10/nhct của tổng giám đốc nhct vn thành lập mới 69 chi nhánh nhct. Các chi nhánh được lập trên cơ sở phòng tín dụng thương nghiệp NHNN tỉnh thành phố, và một số chi nhánh NHNN quận, huyện, thị xã nơi có công, nông thương nghiệp và dịch vụ. Giai đoạn từ 1988-1996 là thời kì xây dựng, phát triển của nhct vn tạo ra sự tích lũy về lượng đủ để biến đổi về chất mà bước ngoặc là: ngày 27/03/96, thành lập doanh nghiệp nhà nước mang tên nhctvn( theo quyết định 67/qđ-nh5 của thống đốc NHNNVN), khẳng định nhct việt nam là một ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân, hoạch toán kế toán độc lập, bao gồm các thành viên là các chi nhánh hoạch toán phụ thuộc. Và đến tháng 9/1996, theo quyết định của thống đốc nhctvn,NHCTVN được tổ chức theo mô hình tổng công ty nhà nước. Tính từ thời điểm đó cho đến nay, NHCTVN đã từng bước hoàn thiện dần đến việc hiện đại hóa ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCTVN được chính phủ phê duyệt, nhằm hội nhập với khu vực và thế giới. 1.1.3 Những thành tựu đã đạt được ä     thành tựu. trong năm 2007, nền kinh tế nước ta có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là sự tăng giá của nhiều mặt hàng, lạm phát gia tăng. Tình hình kinh tế thế giới cũng biến động khôn lường ... nhưng với sự đoàn kết và quyết tâm cao của ban lãnh đạo nhctvn đã vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục đạt được những thành công, thực hiện thắng lợi kết quả kinh doanh năm 2007 và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho kế hoạch cổ phần hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn huy động đạt 148.200 tỷ đồng, tăng 18,4% so với năm 2006, chiếm 10,4% thị phần ngân hàng. Tổng cho vay và đầu tư đạt 153.400 tỷ đồng, tăng 22,6% . Tín dụng đối với nền kinh tế đạt 101.000 tỷ đồng, tỉ lệ tăng trưởng 28% so với đầu năm, tốc độ tăng trưởng phù hợp với khả năng kiểm soát của nhctvn. Bằng nhiều biện pháp tích cực thu hồi nợ, bán tài sản bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro từ hoặt động kinh doanh và hổ trợ từ chính phủ, nhctvn đã hoàn thành cơ bản đề án tái cơ cấu ngân hàng được chính phủ phê duyệt. Bên cạnh đó, nhctvn còn xử lý dứt điểm toàn bộ nợ tồn đọng, tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3.4.5) là 1,02% trong năm 2007. Trong năm 2007 hoạt động công nghệ thông tin đã tích cực hỗ trợ các nghiệp vụ kinh doanh và quản trị hệ thống, góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới: xây dựng thành công module chi trả kiều hối đưa vào ứng dụng, xây dựng mới cổng thanh toán có thể kết nối để cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng cho các Công ty lớn như : Đường sắt, Điện lực, viễn thông.., xây dựng phần mềm bảo mật trong INCAS, hệ thống lưu trữ dữ liệu hệ thống, và nhiều dự án củng cố nâng cấp cơ sở vật chất, cơ sở mạng truyền thông để nâng cao tốc độ xử lý giao dịch, nâng cao hiệu quả công tác phân tích phòng ngừa rủi ro. Cuối năm 2007, NHCTVN đã ký kết với Kho bạc Nhà nước và Tổng cục thuế thực hiện triển khai dịch vụ thu thuế thông qua mạng lưới giao dịch của ngân hàng và qua tài khoản thẻ ATM do NHCTVN phát hành, tương lai sẽ tăng hiệu quả công tác thu thuế và tạo nguồn vốn cho NHCTVN. Sau một năm nỗ lực phấn đấu , toàn hệ thống NHCT đã thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch tài chính về kết quả lợi nhuận và phân phối tiền lương. So với năm 2006, lợi nhuận tăng 83,5%. Riêng thu từ dịch vụ năm 2007 đạt trên 420 tỷ, tăng 20% so với năm 2006. Với kết quả khả quan như vậy, thu nhập đời sống cán bộ công nhân viên NHCTVN được cải thiện đáng kể. ä    hạn chế. Bên cạnh những thành tựu mà toàn hệ thống đã được, vẫn còn tồn tại một số hạn chế ở một số mặt như sau: Chất lượng tín dụng chưa đồng điều, có một số chi nhánh nợ xấu vẫn còn ở mức cao và nợ tiềm ẩn rủi ro. Các dịch vụ của ngân hàng còn đơn điệu, chưa phong phú, tính cạnh tranh chưa cao và khả năng hội nhập còn thấp. điều này thực sự cần sự quan tâm để nâng cao hoạt động của toàn hệ thống một cách có hiệu quả, đặt biệt khi nước ta trở thành một thành viên của tổ chức thương mại thế giới wto và trước thềm cổ phần hóa nhct. Công tác đào tạo và đào tạo lại tuy những năm gần đây đã triển khai tích cực để hình thành nên một đội ngủ cán bộ nhân viên giỏi nhưng trình độ cán bộ vẫn còn nhiều bất cập, các nghiệp vụ mới và lĩnh vực công nghệ cao còn thiếu cán bộ và chuyên gia giỏi. Chương trình hiện đại hóa mặc dù đã triển khai trong toàn hệ thống nhưng vẫn chua hoàn toàn đáp ứng nhu cầu đặt ra. Một số kết quả hoặt động chủ yếu NHCTVN đạt được trong năm 2007 Tổng tài sản: 171.447 tỷ đồng, tăng 24%, Tổng huy động vốn: 148.200 tỷ đồng, tăng 18,4%, chiếm 10,4% Tổng vốn cho vay và đầu tư: 153.400 tỷ đồng, tăng 22,6% Tín dụng cho vay nền kinh tế: 101.000 tỷ đồng, tăng 28% so với đầu năm, chiếm 10% thị trường toàn nghành Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 1.02% ( nhóm 3.4.5 mục tiêu đề ra là dưới 3%). Xử l‎ý dứt điểm vốn tồn đọng. Danh mục đầu tư trên thị trường tiền tệ và thị trường vốn có tổng số dư trên 49.600 tỷ đồng, chiếm 32,7 % tổng tài sản có. Hệ thống thanh toán NHCTVN năm 2007 có doanh số thanh toán VNĐ nội bộ đạt 4,8 triệu giao dịch với tổng số tiền 2.178 ngàn tỷ, nhiều gấp đôi so với năm 2006. Hệ thống thanh tóan song phương với các định chế tài chính khác thực hiện 1,1 triệu giao dịch với doanh số 234 ngàn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2006; Thanh toán điện tử liên ngân hàng thực hiện 1,2 triệu giao dịch với doanh số 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 28,3% so với năm 2006 Thanh tóan xuất nhập khẩu năm 2007 có nhiều khởi sắc, doanh số đạt hơn 7,1 tỷ USD, chiếm 7,15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, tăng khoảng 35% so với năm 2006. Doanh số phát hành thẻ tiếp tục tăng đưa tổng số thẻ ATM đã phát hành lên 1,2 triệu thẻ, 5 ngàn thẻ tín dụng quốc. Doanh số chi trả kiều hối 750 triệu USD, cao hơn năm 2006 là 67%, chiếm thị phần gần 10% dịch vụ kiều hối chính thức. Ứng dụng phần mềm mới cho nghiệp vụ kiều hối đã mở rộng triển vọng hợp tác với nhiều nguồn chuyển tiền và nhiều đối tác trên thế giới . Công tác chuẩn bị cổ phần hóa trong năm 2007 được thực hiện với tinh thần khẩn trương, đạt hiệu quả cao, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Đã hoàn thành xây dựng lộ trình tổng thể về cổ phần hoá NHCTVN và được Chính phủ chấp thuận cấp bổ sung vốn điều lệ gần 4 ngàn tỷ; Kiểm toán báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; Thông qua đấu thầu quốc tế lựa chọn JP Morgan là tổ chức tư vấn cổ phần hoá; xây dựng Phương án cổ phần hoá để trình NHNN và Chính phủ phê duyệt Lợi nhuận So với năm 2006, tăng 83,5%. Riêng thu từ dịch vụ năm 2007 đạt trên 420 tỷ, tăng 20% so với năm 2006. (Nguồn:Tài liệu hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2008) 1.1.4 Mục tiêu, định hướng phát triển trong năm 2008 định hướng mục tiêu hoạt động kinh doanh trong năm 2008 của NHCTVN là: Tiếp tục cơ cấu lại toàn diện hoạt động, thực hiện 4 hoá: Hiện đại hoá; Cổ phần hoá; Chuẩn hoá các nghiệp vụ, quản trị ngân hàng, nhân sự cán bộ; Công khai minh bạch hoá, lành mạnh tài chính. Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, tổng tài sản nợ, tổng tài sản có, thị phần trên nguyên tắc an doanh, phát triển thị trường, phát triển khách hàng. Đảm bảo an ninh tài chính, an toàn tuyệt toàn, hiệu quả, bền vững. Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống màng lưới kinh đối trong mọi hoạt động của NHCTVN. Thực hiện cải cách hành chính, phong cách giao dịch, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thương hiệu của NHCTVN, tạo ra một môi trường kinh doanh tốt, đem đến lợi ích chung cho toàn hệ thống cũng như lợi ích cho khách hàng của NHCTVN. 1.2 SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG-CN5 1.2.1 Tổng quan Ngân hàng Công Thương chi nhánh 5 là chi nhánh cấp 1 của hệ thống NHCT VN.Là đơn vị hạch toán phụ thuộc của hệ thống NHCT VN.Có đầy đủ các chức năng hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại.Trụ sở đặt tại số 218 Trần Hưng Đạo B, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Vào năm 1975, các cán bộ ngân hàng miền Bắc tiếp quản với tên gọi bao đầu là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh 5-Tp.HCM . Đến năm 1988, khi NHCT VN tách ra khỏi NHNH VN Thì ngân hàng nhà nước –Chi nhánh 5 Tp.HCM mang tên gọi mới là Ngân hàng Công Thương-chi nhánh 5 Tp.HCM. NHCT-CN5 đóng trên địa bàn khu vực quận 5 là một trong 24 quận và huyện trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Quận 5 có diện tích 4,27 km², chiếm 0.2 % tp, dân số 251.387 người, mật độ dân số 55.128 người /km2 bao gồm 15 phường (được đánh số từ 1 đến 15), nằm bên phía Bắc của Kinh Tàu Hủ, chung quanh giáp liền với các quận 1, 3, 6, 8, 10 và 11. Khi đi liền với quận 6, hai quận này còn được gọi chung là Chợ Lớn, một khu trung tâm thương mại lớn nhất của người Hoa ở Việt Nam. Là một trung tâm thương mại mua bán đủ các loại hàng hoá sỉ và lẽ. Quận 5 cũng còn là một nơi sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với nhiều loại sản phẩm cơ khí, tiêu dùng đặc sắc, nhất là kỷ nghệ chế biến thực phẩm, hàng nhựa, may mặc.Có tòa nhà trung tâm thương mại Thuận Kiều PLAZA, Chợ Lớn của người Hoa… Điều này tạo điều kiện cho thị trường tài chính phát triển mạnh và sôi động. 1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng,nhiệm vụ của các phòng ban ä cơ cấu tổ chức(xem phụ lục sơ đồ:3,4) ä chức năng , nhiệm vụ của các phòng ban Phòng khách hàng doanh nghiệp: trực  tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp. thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến tín dụng, quản l‎ý tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ hiện hành và hướng dẫn của nhct vn. Trực tiếp tiến hành quảng cáo, tiếp thị và bán các sản phẩm ngân hàng tới các doanh nghiệp. thực hiện phân loại nợ cho từng khách hàng, chuyển kết quả phân loại nợ cho phòng quản lý nợ có vấn đề để tính toán trích lập dự phòng rủi do. Phòng khách hàng cá nhân: trực tiếp giao dịch với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Giới thiệu, quảng cáo và bán các sản phẩm của ngân hàng cho các cá nhân, hộ gia đình. Điều hành quản l‎ý lao động tài sản, tiền vốn huy động tại các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. Hướng dẫn và quản l‎ý các nghiệp vụ ngân hàng, kiểm tra giám sát các hoặt động của quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch. Phòng quản l‎ý rủi ro và nợ có vấn đề: tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh, quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. thực hiện chức năng đánh giá, quản l‎ý rủi ro trong toàn bộ các hoặt động của ngân hàng theo chỉ đạo của nhctvn. Phòng kế toán: gồm kế toán nội bộ và kế toán kiểm soát. èKế toán nội bộ: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, phối hợp với phòng thông tin điện toán quản l‎‎ý hệ thống trên máy, các nghiệp vụ liên quan đến quản l‎ý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh. Cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử l‎ý, hoạch toán các giao dịch. Quản l‎ý tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và nhctvn. Tư vấn cho khách hàng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. èKế toán kiểm soát: kiểm soát các bút toán mới và các bút toán điều chỉnh. Tra soát tài khoản điều chuyển vốn, kiểm tra, đối chiếu tất cả các báo cáo kế toán. Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu theo hạn mức được cấp, nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ. Hỗ trợ phòng kế toán thực hiện chuyển tiền nước ngoài (nếu cần). phối hợp bộ phận kiểm soát sau thuộc phòng kế toán kiểm soát, đối chiếu các bút toán trên tài khoản liên quan đến nghiệp vụ của phòng. Phối hợp với bộ phận khách hàng thực hiện công tác tiếp thị để khai thác nguồn ngoại tệ cho chi nhánh, tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại thanh toán xuất nhập khẩu. Phòng tiền tệ -kho quỹ: quản l‎ý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của nhnn và nhctvn. Nhận và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn. phối hợp phòng kế toán tổ chức hành chính thực hiện chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ chi nhánh với nhnn, các nhct trên địa bàn… Phòng tổ chức- hành chính: thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo nhân lực, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ công tác kinh doanh tại chi nhánh. Phòng thông tin điện toán: quản l‎ý‎, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính, đảm bảo thông suốt hệ thống máy tính. 1.2.3. chức năng hoặt động kinh doanh 1.2.3.1. Huy động vốn ë Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. ë Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ... ë Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 1.2.3.2. Tiếp nhận vốn tài trợ Chi nhánh tiếp nhận vốn tài trợ của chính phủ, ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước. 1.2.3.3. Vay vốn ngân hàng nhà nước, các tổ chức tài chính tín dụng khác ở trong nước và ngoài nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài 1.2.3.4. Cho vay ë Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ ë Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ ë Cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài ë Thấu chi, cho vay tiêu dùng. 1.2.3.5. Thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đối nội đồng thời thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại. 1.2.3.6 Đầu tư: đầu tư dưới hình thức góp vốn, liên doanh, mua cổ phần với các doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín dụng khác theo quy định của pháp luật. 1.2.3.7 Tư vấn :Thực hiện vấn đề tư vấn về tiền tệ, tín dụng đại lý ngân hàng, quản lý tiền và các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.3.8 Cất giữ và bảo quản các giấy tờ có giá cho khách hàng. 1.2.3.9 Bảo lãnh: Bảo lãnh, tái bảo lãnh : Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 1.2.3.10 Thẻ và ngân hàng điện tử ë Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) ë Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). ë Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 1.2.3.11 Một số hoạt động khác :Thực hiện nghiệp vụ cầm cố bất động sản;kinh doanh môi giới, đại lý bảo lãnh cho khách hàng;… 1.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2005-2007. Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Sau đây là bảng số liệu về tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Bảng 1: Kết quả kinh doanh từ năm 2005-2007 ĐVT:triệu đồng Năm Chỉ tiêu  2005 2006 2007 Chênh lệch 2007/2006 +/- % Tổng thu nhập 128.602 136.466 7.864 6,11 Tổng chi phí 85.620 102.949 17.329 20,24 Chênh lệch thu-chi 0 42.982 33.517 -9.465 -22,02 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh NHCT-CN5) Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng bất ổn năm 2005 lợi nhuận bằng không, năm2006 là 42.982 triệu đồng, năm 2007 là 33.517 triệu đồng giảm Chi phí và thu nhập tăng trưởng không đều:chi phí năm 2007 tăng 20,24% so với năm 2006, thu nhập năm 2007 tăng 6,11% so với năm 2006 dẫn đến lợi nhuận giảm so với năm 2006 là 22,02%.Không giống như những chi nhánh hoạt động có hiệu quả, trong năm 2005 lợi nhuận của NHCT_CN bằng không là do chịu ảnh hưởng về hiệu quả hoạt động kém trong năm 2003 của chi nhánh lúc ấy luôn gặp rủi ro như: vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 35 tỷ của ngân hàng Công Thương chi nhánh 5 bằng các thủ đoạn làm giả hợp đồng kinh tế, làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ dự án kinh doanh... làm tài sản thế chấp tại ngân hàng để vay vốn và chiếm đoạt tài sản nên chi nhánh đã phải dùng lợi nhuận bù đắp những khoản lỗ lũy kế từ nguồn xử lý rủi ro của NHCT VN cho đến năm 2005 và bắt đầu kinh doanh có lãi từ năm 2006 đến nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCH%26%23431.doc
  • doccghuong 3.doc
  • docchuong 2.doc
  • docphu luc.doc
  • docTRANG BIA .doc
Tài liệu liên quan