Nghiên cứu đã chỉ ra lượng nước sử dụng phụ thuộc rất
nhiều vào loại thiết bị vệ sinh như loại hoa sen, hố xí (hố
xí thường: 14 lít/người/ngày, hố xí tiết kiệm: 7,4
lít/người/ngày, hố xí dội nước 3,8 lít/người/ngày), vòi
nước; thói quen (mở vòi liên tục hay mở khi dùng) cũng
như thói quen sinh hoạt của người dân ở từng khu vực (có
tưới cây, tưới đường).
Việc điều tra, khảo sát hệ thống cấp nước bên trong nhà
để đưa ra được số liệu sát thực tế (146 lít/người/ngày) nhằm
phục vụ cho công tác tính toán, quy hoạch, và đặc biệt cấp
bách trong hoàn cảnh nguồn nước thô ngày càng khan hiếm
như hiện nay.
Bên cạnh đó, bài báo đã đưa ra được một số giải pháp
nhằm giảm thiểu lượng nước sử dụng nhưng vẫn thỏa mãn
nhu cầu hằng ngày trong mỗi hộ dân như giải pháp về thiết
bị, vật tư, phụ kiện tiết kiệm nước; giải pháp về cách thức
sử dụng nước. Xây dựng một bộ hướng dẫn về cách thức
dùng nước, cách lựa chọn thiết bị tiết kiệm nước phù hợp
với từng mục đích sử dụng khi lắp đặt, xây mới hệ thống
cấp thoát nước bên trong công trình.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 659 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp sử dụng nước hợp lý trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Mai Thị Thùy Dương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 23
GIẢI PHÁP SỬ DỤNG NƯỚC HỢP LÝ TRONG CÁC HỘ GIA ĐÌNH
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
MEASURES FOR REASONABLE WATER USE IN HOUSEHOLDS IN DA NANG CITY
Mai Thị Thùy Dương1, Nguyễn Lan Phương1, Trần Văn Quang1, Phan Thị Kim Thủy1, Binaya Raj Shivakot2
1Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng;
mttduong@dut.udn.vn, nlphuong@dut.udn.vn, tvquang@dut.udn.vn, ptkthuy@dut.udn.vn
2Viện Chiến lược Môi trường toàn cầu (IGES); shivakoti@iges.or.jp
Tóm tắt - Lượng nước sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của người
dân phụ thuộc rất nhiều vào mức độ trang bị thiết bị vệ sinh và
cách thức sử dụng nước. Bài báo đã đưa ra kết quả điều tra về
cách sử dụng nước bên trong nhà ở gia đình tại Đà Nẵng, làm cơ
sở cho việc đề xuất các giải pháp cấp nước an toàn, phù hợp với
thực tế về sự khan hiếm của nguồn nước. Kết quả có được từ khảo
sát cho thấy, thiết bị vệ sinh được sử dụng đa dạng như vòi rửa
chén, vòi hoa sen, máy giặt. Tần suất sử dụng các loại thiết bị vệ
sinh ít có sự khác biệt và số hộ gia đình trang bị vòi hoa sen (mức
2) là phổ biến. Lượng nước sử dụng phụ thuộc vào thời gian, tuần
suất, loại thiết bị được sử dụng. Ngoài ra, bài báo còn đưa ra các
giải pháp về đầu tư thiết bị và cách thức sử dụng nước tiết kiệm
tại các hộ gia đình, nhằm giải quyết vấn đề tồn tại của việc cấp
nước sạch tại thành phố Đà Nẵng.
Abstract - The way people use water significantly affects the water
consumption for each purpose. The article reveals the results of an
investigation into the way households in Danang use water. It is
also the basis for proposing measures for water supply which are
required to be safe, suitable for the practice of water shortage. The
results show that sanitary wares such as dishwashing faucets,
showers and washing machines are used fairly commonly. The
usage frequency of these appliances shows little differences and
the number of households equipped with showers (level 2) is quite
large. The water consumption depends on time, frequency and the
kinds of equipment being used. Moreover, the article also proposes
some measures for investing in devices and the methods of
utilizing water economically for households, which has played a
part in solving existing problems of fresh water supply in Danang.
Từ khóa - cấp nước; thiết bị vệ sinh; sử dụng hợp lý; hộ gia đình;
tiêu chuẩn
Key words - water supply; sanitary equipment; reasonable use;
household; standards
1. Đặt vấn đề
Trong hơn hai mươi năm đổi mới, thành phố Đà Nẵng
đã có bước phát triển khá nhanh về kinh tế, xã hội và đời
sống. Sự phát triển đó đã bước đầu làm thay đổi diện mạo
của thành phố. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn
chưa đáp ứng được những đòi hỏi và diễn biến khách quan
của quá trình đô thị hoá. Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ
thuật, trong đó có vấn đề cung cấp nước sạch cho các khu
vực dân cư, đặc biệt cho các trung tâm đô thị và các khu
công nghiệp được xác định là một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của sự nghiệp phát triển kinh tế – xã
hội của thành phố Đà Nẵng hiện nay.
Hệ thống cấp nước đô thị về cơ bản đã phát triển theo
quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 465/QĐ-TTg
ngày 17/6/2002, và kết quả là hệ thống cấp nước Đà Nẵng
hiện đã phục vụ được cho toàn thành phố khoảng 87,26%,
với mức tiêu thụ là 126 lít/người-ngày; trong đó khoảng
94,1% dân số nội thành, với 132 lít/người-ngày; đối với
khu vực ngoại thành, tỷ lệ dân số được cấp nước là khoảng
40%, với khoảng 113 lít/người-ngày [1]. Theo báo cáo Dự
thảo quy hoạch cấp nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 [2], các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030 là
tỷ lệ cấp nước sạch đạt 100%, lượng nước tiêu thụ là 160 -
200 lít/người/ngày; dịch vụ cấp nước ổn định, liên tục 24
giờ trong ngày. Trên cơ sở đánh giá chất lượng, trữ lượng
các nguồn nước, số liệu về dự báo nhu cầu dùng nước cũng
như tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn khai thác thì
Đà Nẵng gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn
nước thô cung cấp cho hệ thống cấp nước của thành phố.
Các sông lớn như sông Cầu Đỏ, sông Cu Đê là nguồn khai
thác chính cho hệ thống cấp nước của thành phố bị nhiễm
mặn nghiêm trọng [3].
Để bảo vệ nguồn nước hiệu quả, thành phố Đà Nẵng
cần có các chương trình, kế hoạch phát triển cũng như quy
hoạch hệ thống cấp nước hợp lý. Nhằm phục vụ cho các
công tác trên thì việc nghiên cứu, điều tra hiện trạng tại các
đối tượng dùng nước là thực sự cần thiết. Hiện nay, hệ
thống cấp nước bên trong công trình nhà ở của người dân
chủ yếu được thiết kế, lắp đặt thiết bị vệ sinh theo thói
quen, kinh nghiệm mà chưa quan tâm đến lưu lượng khi sử
dụng. Người dân vẫn thường quen với lối sống sử dụng
nhiều nước làm gia tăng chi phí năng lượng, chi phí vận
hành và gia tăng lượng phát thải khí nhà kính ra môi
trường. Vì vậy, việc đề xuất giải pháp tiết kiệm, giảm thiểu
lượng nước sử dụng nhưng vẫn thỏa mãn nhu cầu của
người dân nhằm giảm áp lực cho các nguồn nước, tiết kiệm
năng lượng là hết sức cấp bách.
2. Đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống cấp nước bên trong
nhà ở gia đình ở 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, bao gồm: Sơn Trà, Liên Chiểu, Hải Châu, Hòa Vang,
Ngũ Hành Sơn, Thanh Khê, Cẩm Lệ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Điều tra đánh giá cách thức sử dụng nước sinh hoạt
trong các hộ gia đình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng:
Lập phiếu điều tra trên 94 hộ gia đình gồm những thông
tin: Thiết bị sử dụng nước, mức độ trang bị thiết bị vệ sinh,
tần suất sử dụng, thời gian sử dụng, lượng nước sử dụng tại
các thiết bị vệ sinh, nhận thức của người dân về vấn đề
nước sạch. Cụ thể:
+ Liên Chiểu: 16 hộ
24 Mai Thị Thùy Dương, Nguyễn Lan Phương, Trần Văn Quang, Phan Thị Kim Thủy, Binaya Raj Shivakot
+ Thanh Khê: 16 hộ
+ Hải Châu: 20 hộ
+ Cẩm Lệ: 12 hộ
+ Ngũ Hành Sơn: 12 hộ
+ Sơn Trà: 12 hộ
+ Hòa Vang: 6 hộ
Tiến hành điều tra trong thời gian: tháng 03 - 05/2014;
tháng 03 - 05/2015 và tháng 11/2015 - tháng 05/2016.
2. Đánh giá kết quả điều tra về mức độ trang bị thiết bị
vệ sinh, cách thức sử dụng nước, lượng nước sử dụng.
3. Đề xuất giải pháp sử dụng nước hợp lý.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập các tài liệu về lượng nước cấp cho người dân
tại Đà Nẵng từ Công ty Cấp nước Đà Nẵng.
Thu thập tài liệu, số liệu bằng phiếu câu hỏi và phỏng
vấn trực tiếp người dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phương pháp thống kê: Thống kê xử lý số liệu thu thập
được từ việc điều tra, khảo sát như tỷ lệ sử dụng thiết bị vệ
sinh, mức độ trang bị thiết bị, tần suất, thời gian, lượng nước.
Phương pháp đo đạc: Đo lưu lượng nước tại các thiết
bị vệ sinh bằng các thiết bị thể tích, đồng hồ bấm giây.
Phương pháp đánh giá: So sánh các số liệu giữa tiêu
chuẩn, quy chuẩn với số liệu thu thập được để đánh giá.
Phương pháp kế thừa:
Cập nhật các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển
của thành phố trong những năm gần đây: Quy hoạch phát
triển, chiến lược, các dự án, công trình, hệ thống cấp thoát
nước của các công trình dân dụng.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả điều tra
3.1.1. Thiết bị sử dụng nước trong các nhà ở gia đình
Tỷ lệ sử dụng các loại thiết bị vệ sinh trong nhà ở gia
đình được thể hiện trong Hình 1.
Hình 1. Biểu đồ về tỷ lệ sử dụng thiết bị vệ sinh
trong nhà ở gia đình
Mục đích sử dụng nước tại các hộ gia đình như rửa tay,
rửa mặt; vệ sinh (nước dội bồn cầu); uống; nấu ăn; rửa
chén; tắm rửa; giặt; và một số nhu cầu khác như lau nhà,
rửa xe, tưới cây, tưới sân. Thiết bị sử dụng nước trong các
hộ dân tương đối đa dạng. Các thiết bị được dùng phổ biến
như vòi rửa chén (100%), vòi hố xí (70%), vòi hoa sen,
máy giặt. Đây là những thiết bị thiết yếu và phù hợp với
mức sống hiện nay của người dân tại thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, bồn tắm, vòi nước nóng sử dụng năng lượng
mặt trời rất ít được sử dụng vì chi phí đầu tư cao.
Vòi rửa chén Vòi hoa sen
Máy giặt Hố xí thùng rửa
Hình 2. Một số thiết bị vệ sinh được sử dụng phổ biến
3.1.2. Mức độ trang bị thiết bị vệ sinh
Hình 3 thể hiện mức độ trang bị các loại thiết bị sử dụng
nước trong các hộ gia đình.
Hình 3. Biểu đồ mức độ trang bị thiết bị vệ sinh
Ghi chú:
Mức 1: Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có chậu rửa, hố xí,
bồn tắm, cấp nước nóng cục bộ.
Mức 2: Nhà ở bên trong có trang bị thiết bị vệ sinh: vòi
tắm hoa sen, chậu rửa, hố xí.
Mức 3: Nhà ở bên trong có trang bị thiết bị vệ sinh: vòi
tắm, chậu rửa, hố xí.
Mức 4: Nhà ở bên trong mỗi căn hộ có một vòi nước sử
dụng chung cho các nhu cầu sinh hoạt [4].
100
69
15 19
77
33
70
61
41
56
19
65
31
0%
20%
40%
60%
80%
100%
V
ò
i
rử
a
ch
én
H
ố
x
í
th
ư
ờ
n
g
(
6
li
t)
H
ố
x
í
ti
ết
k
iệ
m
(
3
li
t)
H
ố
x
í
d
ộ
i
n
ư
ớ
c
V
ò
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
B
ể
ch
ư
a
V
ò
i
d
ư
ớ
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
V
ò
i
x
ịt
h
ố
x
í
V
ò
i
n
ư
ớ
c
g
iặ
t
C
h
ậu
r
ử
a
ta
y
B
ơ
m
n
ư
ớ
c
M
áy
g
iặ
t
V
ò
i
sâ
n
v
ư
ờ
n
Phòng bếp Phòng tắm Khác
2
77
18
3
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 25
Trang thiết bị vệ sinh chủ yếu là ở mức 2, là loại có vòi
hươnhoag sen, chậu rửa, hố xí (77%). Với mức độ trang bị
thiết bị vệ sinh này vừa đảm bảo cho các tiện nghi sinh
hoạt, nhu cầu dùng nước, vừa phù hợp với mức sống trung
bình của thành phố.
Tuy nhiên, vòi hoa sen cũng như các thiết bị vệ sinh
khác được sử dụng rất đa dạng. Loại vòi hoa sen được sử
dụng phổ biến là loại 6 - 7 lít/phút. Bên cạnh đó, một số
gia đình còn sử dụng thiết bị vệ sinh với lưu lượng lên
đến 16 lít/phút. Đây là những thiết bị cũ, không tiết kiệm
nước hoặc có nhưng người dân tháo ra sau khi làm sạch
cặn, lưu lượng tiêu hao thường rất lớn so với nhu cầu của
người dùng.
3.1.3. Tần suất sử dụng
Chi tiết về tần suất sử dụng các thiết bị vệ sinh được thể
hiện ở Hình 4
Hình 4. Biểu đồ về tần suất sử dụng các thiết bị vệ sinh
Tần suất sử dụng các loại thiết bị vệ sinh không khác
nhau nhiều, trung bình từ 1-3 lần/ngày. Một số thiết bị được
sử dụng thường xuyên hơn cả như vòi xịt hố xí, vòi nước
chậu rửa tay hay vòi dưới hoa sen.
3.1.4. Thời gian sử dụng
Hình 5 thể hiện thời gian mở vòi trong một ngày ở các
loại thiết bị vệ sinh khác nhau.
Hình 5. Biểu đồ về thời gian sử dụng các thiết bị vệ sinh
Ngoài loại thiết bị, tần suất thì thời gian sử dụng cũng ảnh
hưởng nhiều đến lượng nước tiêu tốn ở các thiết bị vệ sinh.
Theo kết quả điều tra, thời gian mở vòi nước cho việc rửa chén
nhiều hơn so với các mục đích khác (11,4 phút ~ 0,19h).
3.1.5. Lượng nước sử dụng cho từng mục đích
Hình 6 thể hiện lượng nước tiêu thụ cho mỗi lần sử dụng
nhằm đánh giá, so sánh lượng nước tiêu thụ giữa các loại
thiết bị vệ sinh khi phục vụ cho các mục đích khác nhau.
Hình 6. Biểu đồ lượng nước sử dụng
Nước sử dụng cho mục đích tắm rửa chiếm nhiều nhất
trong tổng lượng nước sử dụng trong ngày, trung bình xấp
xỉ 30 lít/người/ngày. Bên cạnh đó, nước sử dụng cho nhu
cầu vệ sinh, giặt áo quần cũng tương đối cao và phụ thuộc
vào loại thiết bị vệ sinh. Do đó, việc lựa chọn các thiết bị
vệ sinh trong nhà tắm, cũng như thói quen sử dụng các thiết
bị vệ sinh đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định
lượng nước tiêu thụ ở hộ gia đình [5].
3.2. Đề xuất giải pháp sử dụng nước hợp lý
3.2.1. Đầu tư trang bị thiết bị vệ sinh
Việc sử dụng tiết kiệm nước tại các hộ gia đình ít được
quan tâm do chi phí tiền nước thường ít hơn so với các nhu
cầu khác. Tuy nhiên, với sự khan hiếm nước trong tương
lai thì việc hướng tới lối sống bền vững liên quan đến việc
sử dụng nước cần được quan tâm. Một trong những giải
pháp rất thiết thực trong việc sử dụng nước tiết kiệm đó là
đầu tư thay thế các thiết bị vệ sinh.
Hiện nay, các hãng sản xuất thiết bị vệ sinh đã đồng loạt
đưa ra loại thiết bị tiết kiệm nước với cơ chế hòa trộn bọt
khí vào trong các hạt nước để giảm bớt đáng kể lưu lượng
tại các đầu vòi nhưng vẫn đảm bảo áp lực đủ mạnh cho nhu
cầu dùng nước. Với cơ chế mới, vòi sen lưu lượng nước chỉ
nhỏ hơn 7 lít trong một phút vẫn đảm bảo chức năng thư
giãn, trong khi đó hệ thống vòi sen thế hệ cũ tiêu tốn lưu
lượng nước lên đến 10 lít/phút.
Hình 7. Vòi hoa sen với cơ chế hòa trộn khí tiết kiệm nước
2,5
1,6
2,3
1,7
0,8
2,8
4
1,1
4
1,2
0
1
2
3
4
5
V
ò
i
rử
a
ch
én
H
ố
x
í
th
ư
ờ
n
g
(
6
li
t)
H
ố
x
í
ti
ết
k
iệ
m
(
3
li
t)
H
ố
x
í
d
ộ
i
n
ư
ớ
c
V
ò
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
V
ò
i
d
ư
ớ
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
V
ò
i
x
ịt
h
ố
x
í
V
ò
i
n
ư
ớ
c
g
iặ
t
C
h
ậu
r
ử
a
ta
y
M
áy
g
iặ
t
Phòng bếp Phòng tắm
L
ầ
n
/n
g
à
y
0,19
0,1
0,08
0,02
0,08
0,03
0
0,04
0,08
0,12
0,16
0,2
Vòi
rửa
chén
Vòi
hương
sen
Vòi
dưới
hương
sen
Vòi xịt
hố xí
Vòi
nước
giặt
Chậu
rửa tay
G
iờ
/l
ầ
n
/n
g
ư
ờ
i
11,8 14,0
7,4
3,8
29,5
24,2
10,2
16,0
12,3
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
V
ò
i
rử
a
ch
én
H
ố
x
í
th
ư
ờ
n
g
(
6
li
t)
H
ố
x
í
ti
ết
k
iệ
m
H
ố
x
í
d
ộ
i
n
ư
ớ
c
V
ò
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
V
ò
i
d
ư
ớ
i
h
ư
ơ
n
g
s
en
V
ò
i
x
ịt
h
ố
x
í
V
ò
i
n
ư
ớ
c
g
iặ
t
C
h
ậu
r
ử
a
ta
y
Phòng bếp Phòng tắm
L
ít
/n
g
ư
ờ
i/
n
g
à
y
26 Mai Thị Thùy Dương, Nguyễn Lan Phương, Trần Văn Quang, Phan Thị Kim Thủy, Binaya Raj Shivakot
Trước đây bồn cầu 2 nút có lưu lượng xả là 3l/6l, hiện
nay, với các loại bồn cầu 2 nút sử dụng công nghệ xả mới,
lượng nước tiêu thụ chỉ còn 3l/4,5l hay 3l/4,8l. Loại bồn
cầu một nút chỉ còn 4,8l cho một lần xả, trong khi đó loại
bồn cầu một nút được dùng phổ biến tại nước ta vẫn là 9l
cho một lần xả.
Bảng 1. Bảng thông số của các loại bồn cầu dội nước
Loại bồn cầu
Lượng nước xả
(Lít/lần)
Chế độ 1 Chế độ 2
Xí bệt xả 2
chế độ
Loại thường
6 4,5
6 3
5 3
Loại tiết kiệm nước
4,8 3
4,5 3
Xí bệt xả 1 chế
độ
Loại thường 6
Loại tiết kiệm nước 4,5
Xí xổm dội
nước
Xí xổm vệ sinh và két
nước treo tường
3-6
Bảng 2. Bảng lượng nước dùng với các thiết bị khác nhau
Loại bồn
cầu
Tần suất sử
dụng (lần)
Lượng nước xả (lít)
Loại thường Tiết kiệm
Xí bệt xả 2
chế độ
2 12 9
Xí bệt xả 1
chế độ
1,5 9 6,75
Hình 8. Một số loại bồn cầu phổ biến
Ngoài ra, việc sử dụng nước tiết kiệm còn có thể thực
hiện với công nghệ điều tiết dòng chảy. Lắp đặt các thiết bị
điều chỉnh lưu lượng dòng chảy và đầu lọc sục khí vào các
thiết bị sử dụng nước (các vòi sen và vòi chậu) có thể tiết
kiệm lên đến 35% lượng nước sử dụng. Sản phẩm đầu lọc
tiết kiệm nước tích hợp công nghệ điều tiết dòng chảy có
thể được lắp đặt vào bất kỳ vòi rửa nào và có tác dụng đảm
bảo lưu lượng dòng chảy ổn định, không phụ thuộc vào áp
suất hệ thống.
Hình 9. Thiết bị điều chỉnh dòng
Một trong những phương pháp tận dụng lượng nước
thải đó là sử dụng phòng tắm ECO - hệ thống giúp tiết kiệm
nước bằng cách sử dụng 1 phần nước xám để xả toilet.
Trong khi các phương pháp xử lý nước xám khác như dùng
tia UV có chi phí khá cao thì hệ thống này sử dụng giải
pháp đơn giản nhất, đó là trộn nước sạch với nước xám.
Khi nước xám được lưu trữ ở bồn xả, hệ thống sẽ xả tương
ứng 1 lượng nước sạch, điều này giúp đảm bảo các yếu tố
vệ sinh mà vẫn tiết kiệm được một lượng lớn nước.
Hình 10. Thiết bị nước ECO
3.2.2. Cách thức sử dụng nước
Giảm lượng nước thải
Nên sử dụng thau khi rửa bát, rửa rau hay cọ rửa đồ vật.
Nước rửa lần cuối có thể dùng lại vào mục đích khác như
cọ rửa, lau nhà. Nước không có xà phòng có thể dùng để
tưới cây, tưới đường.
Sử dụng thiết bị vệ sinh hiệu quả
Ở hố xí tiết kiệm có 2 nút nhấn, nên sử dụng đúng cách,
đúng với mục đích thiết kế của thiết bị để tiết kiệm lượng
nước tiêu tốn.
Không để thức ăn thừa, giấy ăn hay mẩu rác nhỏ vào hố
xí để tránh lãng phí nước dội.
Sử dụng vòi nước hiệu quả
Điều chỉnh lưu lượng nước tại vòi vừa đủ dùng, tránh
để nước chảy lãng phí, tắt vòi nước trong quá trình chờ.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 3(124).2018 27
Nên khóa kỹ các vòi nước khi không dùng. Nhanh chóng
sữa chữa hoặc thay thế nếu có rò rỉ, thất thoát.
Thường xuyên kiểm tra rò rỉ trong hệ thống cấp nước
Phát hiện và xử lý sự cố rò rỉ trên đường ống cấp nước
sớm để hạn chế tối đa sự thất thoát. Nên thường xuyên kiểm
tra đồng hồ nước để phát hiện thất thoát trên đường ống
nước một cách sớm nhất.
4. Kết luận
Nghiên cứu đã chỉ ra lượng nước sử dụng phụ thuộc rất
nhiều vào loại thiết bị vệ sinh như loại hoa sen, hố xí (hố
xí thường: 14 lít/người/ngày, hố xí tiết kiệm: 7,4
lít/người/ngày, hố xí dội nước 3,8 lít/người/ngày), vòi
nước; thói quen (mở vòi liên tục hay mở khi dùng) cũng
như thói quen sinh hoạt của người dân ở từng khu vực (có
tưới cây, tưới đường).
Việc điều tra, khảo sát hệ thống cấp nước bên trong nhà
để đưa ra được số liệu sát thực tế (146 lít/người/ngày) nhằm
phục vụ cho công tác tính toán, quy hoạch, và đặc biệt cấp
bách trong hoàn cảnh nguồn nước thô ngày càng khan hiếm
như hiện nay.
Bên cạnh đó, bài báo đã đưa ra được một số giải pháp
nhằm giảm thiểu lượng nước sử dụng nhưng vẫn thỏa mãn
nhu cầu hằng ngày trong mỗi hộ dân như giải pháp về thiết
bị, vật tư, phụ kiện tiết kiệm nước; giải pháp về cách thức
sử dụng nước. Xây dựng một bộ hướng dẫn về cách thức
dùng nước, cách lựa chọn thiết bị tiết kiệm nước phù hợp
với từng mục đích sử dụng khi lắp đặt, xây mới hệ thống
cấp thoát nước bên trong công trình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo hiện trạng cấp nước TP. Đà Nẵng 2015.
[2] Dự thảo quy hoạch cấp nước TP. Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn
đến năm 2050.
[3] Chi cục Thủy lợi thành phố Đà Nẵng, Đánh giá tài nguyên nước mặt
hệ thống sông Cu Đê và sông Túy Loan phục vụ phát triển kinh tế xã
hội thành phố Đà Nẵng, 2005.
[4] Bộ Xây dựng, Cấp nước bên trong, Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513
-1988, 1988.
[5] EPRC, Report “Study on reducing GHG emission in urban
households in Da Nang, Vietnam through change in lifestyle, IGES,
2016.
(BBT nhận bài: 22/12/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 27/3/2018)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdffull_2019m02d028_15_26_38_6974_2117002.pdf