Thêm vào đó, việc sử dụng vốn ODA có hiệu quả trong các dự án đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô vững chắc hay cải thiện hệ thống luật pháp còn là cơ sở quan trọng và cần thiết để thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Từ đó tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đặc biệt việc sử dụng vốn ODA để hoàn thiện hệ thống luật pháp, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ không chỉ tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động thu hút FDI mà còn thúc đẩy cả đầu tư tư nhân trong nước. Những dự án đầu tư này tuy không có vốn lớn nhưng tác động lâu dài và mãnh mẽ, tạo nền tảng cho việc tăng cường nội lực cho nền kinh tế.
89 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào cho dự án, (c) sự phù hợp và khả năng đánh giá tác động của dự án.
Theo phương pháp này, những bên tham gia trong một dự án thường gồm:
(a) Một đối tác thực hiện chính thức từ nhà nước (NIP) do Chính phủ đề xuất và được cơ quan đại diện của UNDP thông qua.
(b) Bộ Kế hoạch và đầu tư: cơ quan đầu mối chủ chốt điều phối viện trợ từ UNDP
(c ) Văn phòng UNDP sở tại
( d) Một hoặc một số nhà tài trợ bên ngoài: Có thể là một cơ quan đại diện khác của LHQ hoặc một tổ chức đa phương có khả năng và lợi thế với mục tiêu dự án để cung cấp và hỗ trợ những đầu vào cần thiết cho dự án.
Áp dụng phương thức này, UNDP đề cao tính làm chủ (ownership), tính minh bạch (transparency) và khả năng chịu trách nhiệm giải trình (accountability) của đối tác. Các kế hoạch hành động để thực hiện dự án được bàn bạc và thông qua giữa tất cả các bên có liên quản, đảm bảo sự chuẩn bị đầy đủ và kịp thời nhất những trang thiết bị và nguồn lực cần cho việc thực hiện dự án.
Phương thức quốc gia điều hành đã đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện nhiều dự án của UNDP cho Việt Nam trong thời gian qua và thể hiện nhiều mặt ưu việt. Nhờ có NEX, các quy trình và thủ tục có cơ sở để đơn giản và hài hòa hóa mà vẫn đảm bảo những đặc thù của phía Việt Nam trong khuôn khổ một hệ thống chuyển kinh phí thống nhất từ UNDP.
2. Về quy trình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA từ phía Việt Nam.
Trong dự thảo thu hút vốn OPA từ UNDP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành khác như Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Văn phòng chính phủ cùng hợp tác và bàn bạc trong việc xây dựng dự thảo thu hút vốn từ UNDP.
Khung thể chế quản lý và sử dụng ODA ở Việt Nam bao gồm các văn bản pháp quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA liên quan đến chính sách và pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Trong chính sách thu hút và sử dụng vốn ODA, Chính phủ luôn thể hiện sự tích cực và sẵn sàng thay đổi và liên tục sửa chữa các văn bản pháp quy sao cho phù hợp nhất với tình hình. Trung bình cứ ba năm một lần Chính Phủ ban hành một Nghị định về quản lý và sử dụng ODA: Nghị định 20/CP năm 1994, Nghị định 87/CP ngày 05/8/1997, Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 và gần đây nhất là Nghị định 131/2006/NĐ-CP được thông qua ngày 9/11/2006. Trong quá trình thực hiện có thể thấy rõ Nghị định sau tiến bộ và hoàn thiện hơn nghị định trước. Nếu như trong Nghị định 20/CP quy trình quản lý và sự dụng ODA còn đơn giản và tập trung chủ yếu ở cấp Trung ương thì trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP quy trình ODA đã bao quát toàn diện và phân cấp mạnh mẽ cho các Bộ, ngành và địa phương.
Các bước đột phá quan trọng trong Nghị định 131/2006/NĐ-CP đối với việc thu hút và sử dụng ODA nói chung và ODA từ UNDP nói riêng được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, tính đồng bộ cao của Nghị định về quản lý và sử dụng ODA với các văn bản pháp luật chi phối khác. Sự hài hòa với các quy định của nhà tài trợ cũng được thể hiện rõ trong Nghị định này, đặc biệt là khâu theo dõi và đánh giá các chưng trình và dự án ODA.
Thứ hai, Nghị định đã thể hiện sự phân cấp mạnh mẽ trong quản lý và sử dụng vốn ODA tương tự như đối với đầu tư công. Theo Nghị định, việc quyết định đầu tư và phê duyệt các chương trình và dự án ODA khác đều phân cấp cho Thủ trưởng các cơ quan chủ quản. Sư phân cấp mạnh mẽ này góp phần tạo ra sự chủ động và nâng cao vai trò làm chủ, trách nhiệm của các ngành, các cấp.
Thứ ba, công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng ODA thông qua việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các nhà tài trợ công bố rộng rãi thông tin về nguồn ODA, các chính sách và điều kiện tài trợ để các đơn vị đề xuất có điều kiện để chuẩn bị và đề xuất các chương trình, dự án ODA.
Thứ tư, công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA được quy định cụ thể và toàn diện, tiệm cận với tập quán quốc tế. Đây cũng là lần đầu tiên Chính phủ và các nhà tài trợ sử dụng chung hệ thống mẫu biểu báo cáo tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA.
IV/ Đánh giá chung tình hình thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam
1. Những kết quả đạt được
1.1 ODA từ UNDP góp phần tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
1.1.1 Trong lĩnh vực tăng cường năng lực cho các cơ quan đại diện
Với việc tập trung tăng cường năng lực cho Quốc hội, UNDP hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam đẩy mạnh việc thực hiện ngân sách và quản lý nguồn lực công có hiệu quản, đặc biệt định hướng vì người nghèo và bình đẳng xã
Một số thành tựu quan trọng mà viện trợ ODA từ UNDP mang lại cho Việt Nam có thể kể đến:
+ Chương trình cải cách tổng thể tài chính công (PAR) giai đoạn 2001-2010: thông quan chương trình này, UNDP đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đặt ra những yêu cầu rõ ràng và tiến hành phân cấp hành chính và xác định rõ trách nhiệm từ chính quyền địa phương. Từ chương trình này, nhiều cải cách đáng kể về thể chế đã được thực hiện, cho phép địa phương xác lập quyền tự chủ cao hơn về mặt tài chính. Trong đó phải kể đến Nghị quyết số 08/004/NQCP về phân cấp ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ năm 2004.
+ Luật Ngân sách nhà nước sửa đổi năm 2004, cho phép chính quyền cấp tỉnh nhiều quyền hạn hơn trong quản lý ngân sách, nâng cao tầm quan trọng của Chính quyền địa phương trong việc quản lý các nguồn tài chính của Nhà nước đồng thời cũng tăng quyền của địa phương trong quá trình lập kế hoạch kinh tế- xã hội và kế hoạch ngân sách, đặc biệt ở cấp tỉnh.
+ Luật sửa đổi, bổ sung về tổ chức của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Quốc hội phê chuẩn năm 2003. Với những điều luật sửa đổi, Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) cả ba cấp tỉnh, huyện và xã được trao chức năng giám sát và xây dựng luật pháp một cách đáng kể hơn, cho phép làm tăng đáng kể sự tham gia của địa phương vào việc quản lý khu vực công.
+ Nghị định về thực hiện dân chủ cơ sở do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Nghị định này đã cho phép xây dựng một loạt các cơ chế đảm bảo khả năng tham gia rộng rãi của công chúng và tính minh bạch cao hơn trong việc quản lý các hoạt động của chính quyền địa phương.
Cùng với việc hỗ trợ chính sách, các chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và chuyên gia của UNDP cho Việt Nam cũng được đánh giá là rất hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng khác nhau như: đào tạo nâng cao năng lưc chuyên môn trong 1 năm, đưa chuyên gia hướng dẫn hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên gia có chất lượng. Tính đến 2008, đã có hàng ngàn cán bộ được trực tiếp tham gia các lớp đào tạo nâng cao năng lực của UNDP.
1.1.2 Trong lĩnh vực cải cách hành chính
Một thành tựu không thể không nhắc tới đó là Chương trình cải cách tổng thể tài chính công (PAR) giai đoạn 2001-2010. Với chương trình này, quá trình cải cách hành chính công được nhân rộng nhanh chóng trong cả nước từ những hiệu quả Chương trình cải cách hành chính thí điểm tại thành phố HCM năm 1999 mang lại. Thực tế đã chứng minh những quốc gia có cơ chế quản lý tốt có tác đông lớn đến tăng trưởng cũng như thúc đẩy thu hút viện trợ. Điều này có thể được thấy rõ quan kết quả thực hiện các mục tiêu trong chương trình CCHC công tại nhiều địa phương trong thời gian qua. Tính đến 2008, cả 64 tỉnh thành trong cả nước đã áp dụng cơ chế một cửa. Trong đó tỉ lệ áp dụng ở cấp huyện đạt 98,5%, ở cấp xã đạt 86,6%. Chất lượng và thời gian giải quyết công việc hành chính được cải thiện đáng kể. Chỉ xét trong vấn đề cấp quyền sử dụng đất, nhiều tỉnh đã rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục theo quy định cũ từ 90 xuống 30 ngày, 5 tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị chỉ giải quyết dưới 15 ngày. Các thủ tục như thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép đầu tư, thủ tục thuế quan, xuất nhập khẩu cũng được giải quyết nhanh gọn hơn, làm hài lòng cả người dân và các nhà đầu tư. Đến năm 2007, đã có 140 loại phí và lệ phí do Trung ương quy định và 203 loại phí và lệ phí do địa phương ban hành bị bãi bỏ. Cũng cùng năm này, Việt Nam được cộng đồng các nhà đầu tư quốc tế xếp vào trong nhóm 10 quốc gia có tốc độ cải cách nhanh nhất thế giới.
1.1.3 Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống luật pháp đồng bộ
Một trong những thành tựu lớn bước đầu trong hợp tác giữa Việt Nam và UNDP ở lĩnh vực tư vấn luật pháp phải kể đến dự án: “ Cải thiện môi trường điều tiết kinh doanh”, bắt đầu thực hiện năm 1997. Kết quả có ý nghĩa nhất của dự án là bản dự thảo Luật Doanh nghiệp, được quốc hội thông qua tháng 6/1999. Luật Doanh nghiệp được coi là bước đột phá về tư duy kinh tế và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Bộ luật đã giúp giảm đáng kể chi phí và gánh nặng thủ tục hành chính trong thành lập doanh nghiệp, làm nền tảng cho việc phát triển của doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn sau này
Năm 2001, UNDP đã cùng với Bộ Tư pháp đưa ra bản Báo cáo kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật kinh tế tại Việt Nam. Nhiều nội dung trong báo cáo này đã được sử dụng đề định hướng cho công tác nghiên cứu, xây dựng, ban hành và sửa đổi các văn bản pháp luật cụ thể.
Kết quan quan trọng nhất trong chương trình hợp tác với UNDP giai đoạn gần đây ở lĩnh vực tư pháp chính là sự ra đời của “Chiến lược phát triển ngành luật pháp đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Chiến lược này, cùng với Chiến lược cải cách tư pháp được thông qua năm 2005, và Chương trình cải cách hành chính nhà nước đang thực hiện, tạo thành điều được Bộ Tư pháp gọi là “Bộ ba chương trình cải cách” quan trọng đối với Việt Nam.
1.2 ODA từ UNDP góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội
1.2.1 Trong xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội
Đóng góp trực tiếp của UNDP cho công cuộc xoa đói giảm nghèo và phát triển xã hội được thể hiện quả 2 mặt: Xóa đói giảm nghèo và Phát triển khu vực tư nhân.
Với lĩnh vực xóa đói giảm nghèo, các dự án tăng cường sự trợ giúp kỹ thuật từ UNDP cho các chương trình xóa đói giảm nghèo của chính phủ Việt Nam như tư vấn xây dựng Chiến lược quốc gia về xoa đói giảm nghèo, Quỹ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn hay các dự án trong Khuôn khổ thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ mà UNDP thực hiện đều có ý nghĩa to lớn trực tiếp giúp giảm tỉ lệ đói nghèo ở Việt Nam. Hiện có tới 70% nhóm các đối tượng thuộc chương trình Chiến lược quốc gia về xóa đói giảm nghèo đã nhận được hỗ trợ trực tiếp từ chương trình. Bên cạnh đó nhờ hỗ trợ nâng cao năng lực của UNDP mà 16% cac xã được hỗ trợ trong chương trình 135 có khả năng làm chủ dự án và con số này đang ngày một tăng.
Với lĩnh vực phát triển khu vực tư nhân: Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam tăng lên rõ rệt, từ 108 trong giai đoạn 1990 tới trên 5000 năm 2005. Hiện nay đóng góp của khu vực tư nhân vào ngành kinh tế ngày một tăng, tử 3% năm 1990 lên tới 52% năm 2005. Hiện tại khu vực này cung cấp việc làm cho tới 12% tổng lao động trong nên kinh tế. Với những kết quả như vậy, UNDP ngày càng đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ chính phủ xây dựng một môi trường chính sách thông thoáng và minh bạch hơn cho sự phát triển của khu vực tư nhân. Cuốn sách 200 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam xuất bản đầu tháng 2/2009 đã thể hiện những thành công của UNDP trong lĩnh vực này.
Ngoài ra, UNDP còn đóng góp gián tiếp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo nhờ các hoạt động nâng cao năng lực phân tích và thu thập số liệu về đói nghèo. Từ đó làm tiền đề cho các chiến lược và chương trình xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, UNDP còn giúp Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị vận động các nhà tài trợ ( nay là Hội nghị nhóm tư vấn thường niên), đóng vai trò cầu nối giữa cộng đồng tài trợ và chính phủ Việt Nam
1.2.2. Trong giải quyết các vấn đề xã hội
Nhờ các hoạt động tích cực của UNDP trong lĩnh vực bình đẳng giới cũng như phòng chống HIV/ AIDS, năng lực quốc gia cũng như nhận thức của cả chính phủ và người dân trong 2 vấn đề này đều được tăng cường và nâng cao rõ rệt. Đây là một trong những lĩnh vực liên ngành trọng tâm của UNDP. Bên cạnh kết quả giúp đỡ chính phủ Việt Nam đưa những mục tiêu về giới. HIV/ AIDS vào trong các chiến lược phát triển, bản thân UNDP cũng đã có những dự án hoạt động của riêng mình. Cụ thể như với Kế hoạch Phòng chống và kiểm soát HIV/ AIDS giai đoạn 1994-2000, UNDP đã đưa nhận thức về HIV/ AIDS đến cho hơn 61 tỉnh thành trong cả nước.
1.3 ODA từ UNDP góp phần nâng cao công tác bảo vệ môi trường và chất lượng tăng trưởng.
Các dự án của UNDP trong lĩnh vực đối phó với thiên tai, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đã có nhiều thành công. Thành tựu của UNDP trong lĩnh vực này có thể xét trên 4 mặt: (1) Xây dựng các chiến lược bảo vệ môi trường và lồng ghép mục tiêu bảo vệ môi trường vào kế hoạch tăng trưởng; (2) Nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai; (3) Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường; (4) Nâng cao khả năng sử dụng năng lượng bền vững.
Cụ thể với mặt (1), ta có thể kể đến một số thành tựu như việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010, Kế hoạch hành động quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2005
Trong lĩnh vực (2) đối phó với thiên tai, thành tựu đáng ghi nhận là xây dựng và đưa vào hoạt động mạng điện tử nối liền 61 tỉnh, cung cấp thông tin cập nhật về tình hình bão lũ trên toàn quốc.
Với lĩnh vực thứ (3), UNDP luôn chú trọng việc nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường ở tất cả mọi lứa tuổi và coi đây là một trong những biện pháp bền vững nhất. Hiện số trường học có áp dụng chương trình nâng cao nhận thức về môi trường mà UNDP giới thiệu đã tăng từ 10% lên 35% năm 2005. Về phía chính quyền các tỉnh, hiện 6 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, và Thừa Thiên Huế đã có Chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường.
Với mặt (4) sử dụng năng lượng bền vững, các dự án của UNDP tập trung nhiều vào đối tượng doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ, một phần để đưa nhận thức về việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng bền vững vào sâu trong cộng đồng. Theo kết quả tổng hợp từ 2 dự án lớn: “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam” và “Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao ở Việt Nam” mà văn phòng đánh giá dự án (Evaluation Office) của UNDP đã thực hiện, trong thời gian từ 2005 đến giữa 2008, tổng lượng CO2 khí thải giảm được lên tới tấn gần 97 tấn. Chỉ tính riêng dự án đầu tiên đã tiết kiệm được cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia dự án trên 22,03 tấn dầu và nhiên liệu.
2. Những hạn chế trong việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam
Quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP tại Việt Nam thời gian qua có bộc lộ một số hạn chế sau:
2.1 Lãng phí trong nhiều dự án thí điểm
UNDP thời gian qua đã triển khai hàng loạt các chương trình thí điểm với nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực khác nhau ở cấp địa phương. Song thực tế cho thấy nhiều dự án không được tiếp tục nhân rộng mà chỉ dừng lại ở cấp địa phương. Sau một thời gian, do thiếu nguồn kinh phí duy trì, các dự án này kết thúc mà không tạo được hiệu quả cân thiết, gây ra sự lãng phí rất lớn.
Bên cạnh đó, có những dự án thí điểm cấp địa phương sau khi thực hiện mặc dù rất muốn nhân rộng song lại gặp khó khăn bởi tính đặc thù và khác biệt quá lớn. Điều này cho thấy đôi khi khả năng tác động của cấp địa phương lên cấp chính sách quốc gia đã bị đánh giá quá cao. Trong việc dự trù hiệu quả và tác động của dự án cần nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ vi mô- vĩ mô trong lĩnh vực mà dự án hoạt động
2.2 Hiệu quả dự án không được đánh giá rõ ràng
Thực tế các dự án của UNDP rất khó đáng giá hiệu quả và tác động bởi chúng thường ở các lĩnh vực tư vấn chính sách và song việc không có cơ chế đánh giá hiệu quả dự án khiến cho việc tiến hành duy trì dự án gặp rất nhiều khó khăn. Một trong những hệ quả xấu mà hạn chế này đem lại còn là việc cản trở khả năng thu hút vốn từ các nhà tài trợ khác cho nguồn vốn không thường xuyên của UNDP. Một khi không thấy được hiệu quả rõ ràng mà các dự án ODA của UNDP mang lại, các nhà tài trợ sẽ không mấy mặn mà trong việc mở hầu bao hỗ trợ cho dự án.
2.3 Dự án không phù hợp với nhu cầu và thực trạng của địa phương.
Hạn chế này hay gặp phải với trường hợp các dự án trong lĩnh vực đói nghèo và đặc biệt có liên quan tới đồng bào dân tộc thiểu số. Trong chương trình hỗ trợ của mình, UNDP đã khởi xướng nhiều dự án nằm trong khuôn khổ hỗ trợ chương trình 135, đặc biệt là tăng cường năng lực cho cán bộ tại vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số và nâng cao hiệu quả cho việc xây dựng chính sách phát triển dân tộc thiểu số. Song do thiếu những thông tin về thực tiễn kinh tế- xã hội- văn hóa truyền thống của các dân tộc cũng như hạn chế về số lượng và khả năng tiếp cận nguồn số liệu định lượng mà việc xây dựng và triển khai dự án từ năm 2002 không đem lại kết quả nào rõ rệt. Sự thiếu thốn về thông tin và hạn chế về kiến thức, kỹ năng của cán bộ cơ sở về những là một trở ngại lớn khiến nhiều dự án cũng rơi vào tình trạng tương tự
3. Nguyên nhân của những tồn tại
3.1. Do nhận thức chưa đúng về ODA.
Ngay cả khi ODA từ UNDP là nguồn viện trợ không hoàn lại, song vẫn cần nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn viện trợ này. Tư tưởng ỷ lại hay tuỳ tiện khi sử dụng nguồn vốn ODA đặc biệt ở cấp cơ sở là nguyên nhân cho tình trạng một số chương trình, dự án kém hiệu quả.
3.2 Thiếu cơ chế đánh giá kết quả sau dự án
Hiện chưa có một cơ chế đánh giá kết quả sau dự án một cách đồng bộ. Kết quả thực hiện dự án thường bị đánh giá rất lẻ tẻ hoặc các bên liên quan đánh giá bằng những thước đo khác nhau nên không thể thấy hết được kết quả và tác động đích thực của dự án. Như đã nói ở trên, nguyên nhân này dẫn tới 2 hậu quả chính: khó khăn trong việc duy trì và nhân rộng dự án và cản trở việc huy động nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức là nhà tài trợ bên ngoài.
3.3 Năng lực và trình độ của cán hạn chế
Hạn chế về năng lực và trình độ thể hiện cả ở cấp quản lý dự án lẫn cấp cơ sở.
Với cấp quản lý dự án: Theo quy định hiện nay, phương thức quốc gia điều hành đòi hỏi phía Việt Nam phải làm chủ và chịu trách nhiệm giải trình về dự án. Để thực hiện được điều này đòi hỏi cán bộ Ban quản lý dự án phải có hiểu biết tốt về kỹ thuật, công nghệ, ngoại ngữ, khả năng phân tích,…Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của ban quản lý còn yếu kém, nhiều bất cập thể hiện trong việc chuẩn bị nội dung dự án kỹ thuật, lúng túng trong việc triển khai thực hiện các khâu công việc của chu trình dự án.
Với cấp cơ sở, năng lực tiếp nhận cũng như ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng ODA từ UNDP còn rất hạn chế. Trong thực tế nhiều dự án nâng cao năng lực, đặc biệt ở cấp cơ sở không mấy thành công chủ yếu do ý thức trách nhiệm của nhiều cán bộ cấp cơ sở còn rất hạn chế. Thêm vào đó, việc thiếu tính chủ động cũng khiến cho nhiều dự án cấp cơ sở còn làm chậm tiến độ thực hiện dự án, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả cuối cùng. Ví dụ với 18 dự án giai đoạn 2001-2003, chỉ có 16 dự án triển khai thành công. Một dự án không được triển khai do không khai thông được vướng mắc phía địa phương và 1 dự án chậm trễ phải chờ hoàn thiện văn kiện.
3.4 Quá trình chia sẻ thông tin và đối thoại chính sách còn hạn chế
Cơ chế chia sẻ thông tin giữa các ngành và giữa các địa phương với nhau còn rất hạn chế. Chưa có một hệ thống thông tin chung dẫn tới việc các dự án rất dễ bị thực hiện trùng lắp và lãng phí ở nhiều địa phương. Đặc biệt với các dự án mang tính đa ngành, những hạn chế trong khả năng phối hợp và truyền thông (giữa cán bộ và cơ quan trung ương) và phối hợp ngành dọc (giữa trung ưuowng với địa phương) có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc đề xuất dự án và xây dựng những đầu ra phù hợp nhất.
Chương III/ Định hướng giải pháp thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam trong
giai đoạn 2009-2015
I/ Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015
1. Cơ hội
Trước tiên phải kể đến mối quan hệ hợp tác tin cậy ngày càng gắn bó giữa UNDP với Chính phủ Việt Nam. Hợp tác hiệu quả đã ngày càng giúp Việt Nam có được vị thế và hình ảnh tốt dưới con mắt của cộng đồng các nhà tài trợ. Việc các tổ chức đa phương và các nước phát triển tài trợ cho Việt Nam ngày càng trở thành thông lệ. Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ hàng năm giúp tăng cường sự thấu hiểu và hợp tác giữa Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế, từu đó đảm bảo cho việc hỗ trợ nguồn vốn ODA đi vào trọng tâm, xuất phát từ chính những yêu cầu bức thiết và những lĩnh vực trọng tâm mà Việt Nam cần thực hiện.
Nguồn vốn ODA từ UNDP ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó tới sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Với tính linh hoạt và quy chế trung lập, UNDP luôn luôn điều chỉnh trọng tâm hoạt động của mình theo hướng tăng cường hỗ trợ Chính phủ xây dựng các chính sách vĩ mô, xây dựng thể chế và phát triển nguồn nhân lực. Tiến trình đổi mới ngày càng cho thấy những biện pháp cải cách chính sách và thể chế ở cấp vĩ mô có khả năng cải thiện đáng kể an sinh của người dân và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính hiệu quả của các dự án ODA cũng như đầu tư phát triển khác. Nhờ có các sáng kiến đổi mới này, năng lực nhận viện trợ, kinh nghiệm hợp tác cũng như khả năng học hỏi từ phía Việt Nam ngày càng được tăng cường. Tính chủ động, trách nhiệm giải trình và ý thức trách nhiệm đảm bảo tính bền vững của dự án sau khi kết thúc trước đây còn mới mẻ, nay đã khá quen thuộc với nhận thức của các cơ quan chủ quản dự án và được Chính phủ Viêt Nam quán triệt. Tất cả những kết quả đó tiếp tục mở ra cơ hội thu hút và sự dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP cho Việt Nam
Bên cạnh đó, sáng kiến một LHQ và việc thực hiện Kế hoạch chung hợp tác giữa Việt Nam với LHQ trong giai đoạn 2006-2010 (UNDAF) đảm bảo tính hiệu quả cho việc sử dụng nguồn vốn của UNDP thông qua một Quỹ kế hoạch chung thống nhất. Việc hợp tác giữa UNDP với các tổ chức thành viên khác của LHQ để tiến tới thực hiện các mục tiêu đề ra trong UNDAF trở nên dễ dàng và đồng bộ hơn, tránh được tình trạng trùng lặp hay vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
2. Thách thức
Việc tiếp nhận ODA từ cho Việt Nam trong giai đoạn tới có thể gặp phải một số thách thức nhất định
Một là, nếu thực hiện thành công Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Việt Nam sẽ trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình và theo tập quán tài trợ quốc tế, các khoản vốn và ưu đãi mà Việt Nam nhận được sẽ ngày càng ít hơn. Đồng thời, các khoản viện trợ không hoàn lại và hỗ trợ kỹ thuật cũng có khuynh hướng giảm. Trong bối cảnh đó, định hướng chính sách sử dụng vốn ODA nói chung và ODA từ UNDP nói riêng cũng cần có những thay đổi sao cho phù hợp. Cụ thể như ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như các công trình xây dựng nhà máy điện, các tuyến đường cao tốc thu phí, các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thuật cao, có sức tác đông lan tỏa lớn, kéo theo sự phát triển của một số ngành hay một số địa bàn lãnh thổ. Còn với ODA viện trợ không hoàn lại, việc chọn lọc trong thu hút và sử dụng là rất quan trọng. Nguồn ODA này cần được ưu tiên cho các chương trình và dự án không có khả năng hoàn vốn, đặc biệt hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, những địa phương có nhiều khó khăn, hướng các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật vào các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, tăng cường năng lực và thể chế, hỗ trợ chuẩn bị các dự án ODA vốn vay để giảm bớt vay nợ nước ngoài của Chính phủ.
Hai là, khó khăn chung của kinh tế thế giới cũng tác động không nhỏ tới nguồn vốn ODA cho Việt Nam. Trong năm 2008 vừa qua, những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có nhiều tác động không nhỏ tới tình hình viện trợ ODA chung trên thế giới và sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng xấu trong thời gian tới. Nguồn ngân sách vốn không lớn của UNDP sẽ có thể bị hạn hẹp hơn, việc kêu gọi thu hút tài trợ vốn không thường xuyên cho các dự án của UNDP cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
Ba là, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn luôn là thách thức đặt ra cho việc thu hút ODA nói chung và ODA của UNDP nói riêng. Việc sử dụng ODA tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, tình trạng lãng phí, tham nhũng và chậm trễ trong nhiều thủ tục cũng làm giảm uy tín của Việt Nam trong con mắt của cộng đồng tài trợ. Khiến cho việc khả năng hợp tác và thu hút nguồn tài trợ cho các dự án ODA mà UNDP và Chính phủ Việt Nam đã nhất trí cũng gặp trở ngại.
II/ Định hướng thu hút và sử dụng ODA từ UNDP cho Việt Nam
1. Dự báo nhu cầu ODA trong giai đoạn 2009-2015
1.1 Dự báo nhu cầu tổng vốn đầu tư xã hội
Để đạt được mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2006-2010 là tăng gấp 2,1 lần GDP năm 2010 so với năm 2000 và tốc độ tăng trưởng trung bình GDP hàng năm khoảng từ 7,5% đến 8%, Chính phủ từ năm 2006 đã dự kiến cần khoảng 2200 tỉ đồng vốn đầu tư toàn xã hội, tương đương với 140 tỷ USD. Trong số đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 65% (khoảng 91 tỷ USD) và nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 35% ( khoàng 49 tỷ USD).
Tuy vậy trước tình hình khó khăn chung của kinh tế thế giới năm 2008, Chính phủ đã phải thay đổi lại một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô để phù hợp với tình hình. Cụ thể với phương án thuận lợi, kinh tế thế giới sớm phục hồi vào nửa cuối năm 2009, giá cả và lạm phát thế giới được kiềm chế, không có đột biến lớn xảy ra, nhu cầu vốn đầu tư xã hội năm 2009 dự báo cần huy động 714 tỉ đồng, bằng 41,06% GDP. Với phương án xấu hơn, kinh tế thế giới chậm phục hồi, giá cả biến động phức gạp, vốn đầu tư toàn xã hội chỉ khoảng 601 tỉ đồng , tức 39,8% GDP.
Trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn ODA vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Muốn thực hiện được nguồn vốn nêu trên Muốn thực hiện được nguồn vốn nêu trên cần phải có vốn ODA cam kết khoảng 4-5 tỷ USD.
1.2 Dự báo nhu cầu vốn ODA
Tổng vốn ODA cam kết và giải ngân trong giai đoạn 2009-2015 phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là quan hệ chính trị đối ngoại của ta với cộng đồng tài trợ quốc tế. Ngoài ra còn có 4 yếu tố quan trọng khác cần tính đến:
Nhu cầu vốn cho tăng trưởng trong giai đoạn 2009-2015
Khả năng giải ngân của Việt Nam
Khả năng cung cấp viện trợ của các nhà tài trợ cho Việt Nam
Khả năng trả nợ của Việt Nam trong thời kỳ trung hạn và dài hạn
Việc dự báo nguồn vốn ODA trong thời gian tới có thể chia thành 2 giai đoạn
+ Với giai đoạn 2 năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2006-2010:
Căn cứ vào dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2010 có thể xác định được hai phương án cho tổng mức cam kết và giải ngân ODA giai đoạn 2009 - 2010 như sau:
Phương án cơ bản: được xác định trên cơ sở số liệu về giải ngân ODA cũng như tỷ lệ đóng góp của ODA cho vốn đầu tư các năm qua.
Phương án cao: được xác định dựa vào kịch bản sẽ có nhiều cải thiện đáng kể trong giải ngân cũng như các hình thức cam kết viện trợ và khả năng trả nợ của Việt Nam trong thời gian tới.
Dự báo cam kết và giải ngân ODA trong giai đoạn 2009-2010 được thể hiện trong bảng 12:
Bảng 10. Dự báo nhu cầu cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam 2009-2010
2009
2010
Tổng cộng
Phương án cơ bản
- Cam kết ODA ( tỷ USD )
2,86
2,82
5,68
- Giải ngân ODA ( tỷ USD )
2,23
2,23
4,46
Phương án cao
- Cam kết ODA ( tỷ USD )
3,17
3,0
6,17
- Giải ngân ODA ( tỷ USD )
2,4
2,45
4,85
( Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Số liệu trong bảng cho thấy nhu cầu giải ngân trong giai đoạn 2009 - 2010 trong phương án cao thấp hơn so với mức giới hạn giải ngân để đảm bảo khả năng trả nợ của nền kinh tế trong các năm tới. Mặt khác, nhu cầu cam kết ODA cũng tương đương với khả năng cam kết của các nhà tài trợ. Như vậy trên cơ sở dự báo khả năng cam kết và giải ngân ODA trong thời gian tới, cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư xã hội, trong đó tỉ trọng vốn FDI cần phải tăng lên từ 10 đến 11 tỉ USD để đảm bảo nhu cầu tăng trưởng.
+ Giai đoạn 2010-2015
Hiện Chính phủ vẫn đang tiến hành soạn thảo Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2010-2015 cũng như xây dựng Đề án vận động ODA trong kế hoạch 5 năm kế tiếp, song có thể thấy từ 2010 trở đi, xu hướng thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam sẽ có một số thay đổi. Cụ thể như:
- ODA vốn vay kém ưu đãi sẽ tập trung đầu tư cho các chương trình, dự án tầm cỡ quốc gia, có nguồn thu và khả năng trả nợ chắc chắn như xây dựng các nhà máy điện, kể cả các nhà máy điện nguyên tử; phát triển các tuyến đường cao tốc thu phí, kể cả trong các thành phố lớn; phát triển hệ thống vận tải bánh sắt quy mô vận tải lớn như tầu điện ngầm, đường sắt trên cao ở các thành phố lớn…; các cảng hàng không; cảng biển; các hệ thống thông tin liên lạc viễn thông...; các công trình sản xuất có hàm lượng công nghệ và kỹ thật cao, có sức lan tỏa thúc đẩy phát triển một ngành, một địa bàn lãnh thổ,...
- Đối tượng tiếp nhận và sử dụng ODA cũng cần thay đổi, mọi đối tượng và thành phần trong xã hội đều có thể tiếp cận đến nguồn vốn ODA nếu các chương trình và dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn này thuộc lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, Bộ, ngành và địa phương, có tính khả thi và tính bền vững cao.
- Giảm bớt các khâu trung gian trong quản lý nguồn vốn ODA theo hướng chuyển trực tiếp nguồn vốn này cho chủ sở hữu vốn với cơ chế theo dõi và giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng để bảo đảm hiệu quả sử dụng và thực hiện trả nợ vốn vay cho các nhà tài trợ.
2. Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 2009-2015
2.1 Xu hướng mới trong cam kết và sử dung ODA của UNDP cho Viêt Nam
Kể từ năm 2006, LHQ đã tiến hành xây dựng và triển khai sáng kiến Một Liên hiệp quốc tại Việt Nam với Sáng kiến một Liên Hiệp Quốc, hướng tới thực hiện Một kế hoạch chung, Một lãnh đạo chung và Một ngân sách thống nhất. Sáng kiến này không làm giảm nguồn ODA UNDP đã cam kết cho Việt Nam mà tiến tới thực hiện nguồn lực ấy trong quan hệ hợp tác với các tổ chức khác của LHQ để đảm bảo tính đồng bộ, tránh tình trạnh trùng lặp hay chồng chéo.
Trong sáng kiến Một Liên hiệp quốc, UNDP đóng vai trò là đơn vị hành chính của Quỹ kế hoạch chung, chịu trách nhiệm quản lý tài chính hàng ngày của Quỹ, kể cả quản lý phần đóng góp tài trợ các nhà tài trợ khác, phân bổ ngân sách, làm báo cáo và kế toán tài chính, duy trì hệ thống hỗ trợ và kiểm toán.
Tóm lại, trong giai đoạn tới, nguồn vốn ODA từ UNDP cho Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà cả 2 bên đã thống nhất gồm:
Xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội
Hỗ trợ quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hỗ trợ công cuộc cải cách và quản lý phát triển. Trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia.
Đẩy mạnh các vấn đề liên ngành then chốt, trong đó có các vấn đề về giới tính, HIV/ AIDS, vấn đề thanh niên, phân cấp quản lý được lồng ghép trong những hợp phần của Chương trình quốc gia
2.2 Khả năng cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010
Dựa theo những hoạt động đã thống nhất trong Khuôn khổ hợp tác quốc gia giữa UNDP với Việt Nam và Khuôn khổ ngân sách chung trong sáng kiến Một
LHQ, khả năng cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo 2008-2010 được thể hiện trong bảng 13
Bảng 11. Cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 2008-2010
Năm
Ngân sách thường xuyên của UNDP
Ngân sách cần huy động
Tổng
Quỹ hoạt động chung
Nguồn khác
2008
10,6 triệu USD
7,4 triệu USD
0
18 triệu USD
2009
3 triệu USD
7 triệu USD
3 triệu USD
13 triệu USD
2010
2,2 triệu USD
7 triệu USD
2,8 triệu USD
12 triệu USD
Tổng
15,8 triệu USD
21,4 triệu USD
5,8 triệu USD
43 triệu USD
( Nguồn Bộ Kế hoạch và đầu tư)
Có thể thấy trong thời gian tới, việc đảm bảo nguồn ngân sách từ UNDP phụ thuc rất lớn vào khả năng huy động ngân sách từ Quỹ hoạt động chung cũng như huy động từ các nhà tài trợ khác. Với quỹ hoạt động chung, UNDP đóng vai trò đơn vị hành chính trung tâm chịu trách nhiệm quản lý tài chính cho Sáng kiến Một LHQ nên việc đảm bảo nguồn tài chính từ quỹ này không gặp nhiều khó khăn. Song với các nguồn huy động thêm từ bên ngoài, trong tính đến cả phần vốn đối ứng của Chính phủ cũng như nguồn tài trợ mà các nhà tài trợ đa phương và song phương khác đã cam kết với những dự án cụ thể, cần có sự nỗ lực của cả phía Việt Nam lẫn UNDP đề đảm bảo đầy đủ và kịp thời. Phần vốn đối ứng từ Việt Nam tuy không lớn song nếu thiếu hụt hoặc chậm trễ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện các dự án. Tương tự với phần vốn tài trợ từ bên ngoài cần huy động thêm.
2.3 Phương hướng thu hút và sử dụng ODA của UNDP vào Việt Nam trong giai đoạn 2009-2015
Trong giai đoạn tới, nguồn vốn ODA từ UNDP cho Việt Nam vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực mà cả 2 bên đã thống nhất trong Khuôn khổ hợp tác quốc gia giữa UNDP với Việt Nam. Các nội dung chủ yếu gồm:
Xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội
Hỗ trợ quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Hỗ trợ công cuộc cải cách và quản lý phát triển. Trong đó đặc biệt chú trọng tăng cường hệ thống pháp luật và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên gia.
Đẩy mạnh các vấn đề liên ngành then chốt, trong đó có các vấn đề về giới tính, HIV/ AIDS, vấn đề thanh niên, phân cấp quản lý được lồng ghép trong những hợp phần của Chương trình quốc gia
Tuy nội dung chính và lĩnh vực viện trợ chính không thay đổi, song trên cơ sở Sáng kiến Một LHQ, Kế hoạch hành động thực hiện chương trình quốc gia (CPAP) cũng được thay thế bằng bản kế hoạch hành động chung của Một LHQ, trong đó xác định các mục tiêu chủ yếu của việc hợp tác giữa UNDP với Chính phủ Việt Nam bao gồm:
a. Các Chính sách và biện pháp can thiệp quốc gia vì người nghèo, qua đó hỗ trợ tăng trưởng bình đẳng hơn và mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng dân cư hơn
b. Xây dựng cho Việt Nam năng lực giảm thiểu rủi ro và đối phó có hiệu quả với các thảm họa liên quan tới khí hậu, đặc biệt là trong các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.
c. Tăng trưởng kinh tế có tính đến nhu cầu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để xóa đói giảm nghèo
d. Hệ thống quản trị quốc gia dựa trên các nguyên tắc cơ bản là trách nhiệm giải trình, tính minh bạch, sự tham gia và công bằng, cũng như phù hợp với nền dân chủ và nhà nước pháp quyền
e. Xây dựng và triển khai thực hiện các luật pháp, chính sách ở cấp Quốc gia và địa phương nhằm chặn đứng sự lan truyền của HIV/ AIDS và giảm thiểu tác động tiêu cực với những người chung sống với HIV/ AIDS
III. Giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP tại Việt Nam trong thời gian tới
Để thu hút sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA của UNDP tại Việt Nam, tạo cơ sở thu hút nguồn vốn ODA của UNDP trong thời gian tới thi chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
1. Tăng cường sử dụng vốn tập trung để hiệu quả
Với nguồn lực khiêm tốn của mình, UNDP sẽ có thể phát huy hiệu quả cao hơn nếu tập trung vào các lĩnh vực có ưu tiên cao nhất trong chương trình cải cách ở Việt Nam và phù hợp với lợi thế so sánh của UNDP. Hiện nay danh mục dự án của UNDP vẫn bị đánh giá là quá ôm đồm, trong đó đôi khi bao hàm cả những dự án thuộc các lĩnh vực không phải là lợi thế của UNDP như chính sách phát triển nông nghiệp, thủy sản hay hợp tác kinh tế vùng. Việc đề xuất dự án có chọn lọc hơn là thực sự cần thiết đề Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất nguồn lực từ UNDP.
Để thực hiện được giải pháp tăng cường sử dụng vốn tập trung, cần thực hiện những biện pháp cụ thể sau:
+ Các cơ quan đầu mối như Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ ngoại giao với vai trò trực tiếp hợp tác với UNDP cần chủ động hơn trong việc đề xuất các chương trình và dự án cần viện trợ. Đặc biệt cần có sự đối thoại chính sách sâu hơn với các cấp địa phương để có thể xác định được đâu là những đòi hỏi cấp thiết và phù hợp nhất với lợi thế mà UNDP mang lại.
+ Việc xây dựng quy hoạch phải có sự đánh giá chi tiết việc vận động và sử dụng ODA trên bình diện của cả nền kinh tế và của từng ngành, từng vùng.
+ Xây dựng hệ thống các tiêu chí ưu tiên vận động và sử dụng ODA một cách thống nhất.
+ Huy động sự tham gia của người dân, của các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể trong cả 4 khâu đề xuất, xây dựng, thực hiện và giám sát quá trình thực hiện dự án ODA để đảm bảo sự phù hợp cũng như hiệu quả của dự án.
2. Đơn giản hoá, hài hoà thủ tục để thu hút nguồn vốn không thường xuyên từ các nhà tài trợ khác cho dự án
Với nguồn lực hạn hẹp của mình, UNDP không thể nào tiến hành được các dự án hỗ trợ cần thiết nếu thiếu đi nguồn vốn không thường xuyên huy động được từ các nhà tài trợ khác. Thực tế trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho thấy mỗi nhà tài trợ có những quy định khác nhau về điều kiện cung cấp, giải ngân nguồn vốn ODA của mình, về phía Việt Nam cũng có những quy định riêng. Sự khác biệt giữa các quy định đó nhiều khi làm cho dự án bị đình trệ do phải thoã mãn các điều kiện khác nhau giữa hai bên. Do đó việc đơn giản hoá, hài hoà thủ tục với các nhà tài trợ để nâng cao hiệu quả viện trợ là rất cần thiết. Lợi ích của việc đơn giản hoá, hài hoà thủ tục giữa nước tiếp nhận viện trợ và các nhà tài trợ thể hiện ở việc giảm thời gian, giảm chi phí giao dịch, giảm gánh nặng hành chính cho các cơ quan của chính phủ và tăng khả năng đảm bảo nguồn ngân sách cần thiêt cho hoạt động của các dự án của UNDP
Mặc dù UNDP có vai trò khá lớn trong việc giúp Việt Nam tiến hành hài hòa thủ tục cho quá trình hợp tác phát triển song vị trí trung tâm vẫn thuộc về Chính phủ. Để hài hòa thủ tục với cộng đồng đông đảo các nhà tài trợ cần thực hiện những nguyên tắc sau đây:
- Chính phủ phải làm ''đầu tầu'' trong quá trình thực hiện các hành động hài hòa thủ tục - Chính phủ phải có “các khung” làm cơ sở để hài hòa thủ tục trong các hoạt động thực tiễn. Các khung đó là : Chiến lược 10 năm về phát triển kinh tế, xã hội (2001-2010), Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế, xã hội (2006-2010),Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRGS)
Việc hài hòa thủ tục phải được thực hiện ở một số khâu trong quy trình ODA như: - Chuẩn bị dự án (chuẩn bị văn kiện dự án, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và khả thi) - Công tác thẩm định và phê duyệt văn kiện dự án - Quy trình mua sắm - Theo dõi và đánh giá dự án
3. Hoàn thiện khung đánh giá tác động của dự án
Một trong những thực tế đặt ra trong việc sử dụng nguồn vốn ODA của UNDP chính là việc thiếu hụt một khung đánh giá tác động dự án một cách lâu dài. Các dự án của UNDP thường rất khó đánh giá tác động ngay mà thường chỉ có thể thấy được sau một thời gian dài. Phương pháp Quốc gia điều hành dự án NEX phát huy rất tốt trong việc quản lý tài chính viện trợ song lại thiếu hụt trong việc đánh giá tác động lâu dài. Thêm vào đó, với các dự án có nhiều nhà tài trợ cùng tham gia, sau mối dự án mỗi nhà tài trợ lại có một phương pháp đánh giá khác nhau khiến cho khó thấy được tác động đích thực mà dự án mang lại
Vấn đề đặt ra là cần xây dựng môt khung đánh giá chung về hiệu quả của dự án, tạo điều kiện cho việc duy trì cũng như nhân rộng những dự án thí điểm sang các vùng và địa phương khác. Hiện nay UNDP cũng đang cùng với chính phủ nghiên cứu tiến hành cải tiến các nội dung trong văn kiện NEX để bù đắp các khiếm khuyết còn tồn tại song chưa đưa vào thành dự án cụ thể. Việc đẩy mạnh hoạt động này là hết sức cần thiết cho việc đảm bảo tính bền vững của dự án- mục tiêu mà cả UNDP và Việt Nam cùng hướng tới.
Cụ thể trong đẩy mạnh hoạt động theo dõi đánh giá cần chú trọng tới 3 vấn đề chủ yếu sau:
- Thiết lập một hệ thống theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thống nhất giữa các cơ quan quản lý, đơn vị thực hiện và nhà tài trợ để có thể thường xuyên cập nhật, nắm bắt thông tin về tình hình thực hiện dự án, từ đó giải quyết kịp thời các phát sinh. Hệ thống này còn giúp đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội mà các chương trình, dự án ODA mang lại, đúc rút được các kinh nghiệm cho các chương trình, dự án sau.
- Xây dựng các phương thức để theo dõi và đánh giá dự án, có thể sử dụng kiểm toán như một công cụ kiểm soát tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án, thành lập các công ty tư vấn cấp quốc gia về đánh giá dự án.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác theo dõi đánh giá: xây dựng hệ thống phần mền chuẩn hoá và kết nối mạng máy tính giữa các cấp. thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin dự án ODA.
4. Tăng cường tính làm chủ cho các cơ quan thực hiện dự án.
Tính làm chủ của các cơ quan thực hiện dự án phụ thuộc vào một số vấn đề chính như năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý dự án, mức độ chuyên môn hóa của ban quản lý dự án, đặc biệt là tại các địa phương, chính sách phân định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể trong quản lý dự án. Hiện nay, vấn đề năng lực trình độ của đội ngũ quản lý dự án vẫn là một hạn chế lớn trong công tác thực hiện, đặc biệt là ở cấp địa phương. Để cải thiên vấn đề này, một số biện pháp chủ yếu có thể kể tới như:
Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự án cả về kiến thức phát luật, các quy trình thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA cả về ngoại ngữ và các kiến thức quản lý dự án theo các chuẩn mực quốc tế. Phải chuyên môn hoá các Ban quản lý dự án và giảm tình trạng cán bộ kiêm nhiệm. Các ban quản lý dự án cần chú trọng hơn đến hình thức đào tạo tại chỗ: bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ thông thạo chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, ngoại ngữ, kinh nghiệm quản lý hiện đại…
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các hoạt động của Ban quản lý, cũng nên xem xét lại định mức kinh phí hoạt động của các Ban quản lý dự án ODA. Vì định mức chi phí cho Ban quản lý dự án thấp nên khó tuyển chọn được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực do lương thấp. Do đó đề nghị tăng thêm mức kinh phí cho các Ban dự án để có cơ chế tăng thêm tiền lương cho cán bộ dự án. Qua đó thu hút được đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm quản lý phục vụ cho dự án lâu dài.
5. Xây dựng một cơ chế góp vốn mở và linh hoạt hơn
Hiện nay khi mà nhiều ngày càng nhiều nhà tài trợ quan tâm tới các lĩnh vực ưu tiên của UNPD như tư vấn chính sách, cải thiện hệ thống luật pháp, lồng ghép vấn đề giới và môi trường trong phát triển, Chính phủ và UNDP có điều kiện đề thu hút nhiều hơn nguồn vốn không thường xuyên từ nhiều nhà tài trợ khác nhau. Một quy chế góp vốn linh hoạt hơn là rất cần thiết để thu hút nguồn kinh phí bổ trợ cho các dự án. Các phương thức góp vốn sáng tạo như “xây dựng chương trình chung” nghĩa là tất cả các nguồn ngân sách sẽ được tập trung vào một chỗ hay “cơ chế góp vốn qua một quỹ chung bỏ ngỏ” có nghĩa là ngân sách nhận được từ các nguồn khác nhau sẽ được chuyển ngay cho các tổ chức thuộc LHQ thông qua một tổ chức LHQ hoạt động như một ngân hàng cần được nhân rộng hơn. Cơ chế góp vốn thứ 2 được đánh giá là rất linh hoạt, quỹ chung cho dự án có thể liên tục được bổ sung, đặc biệt với các dự án nhiều giai đoạn và dài hạn để có thể thích ứng tốt nhất với những thay đổi trong thực tế.
Để cơ chế góp vốn linh hoạt hoạt động có hiệu quả cũng rất cần bổ sung thêm sự linh hoạt trong phương thức điều hành dự án, sự đóng góp không chỉ dừng ở mặt vốn mà hoàn toàn có thể cả ở việc tư vấn điều hành dự án từ phía các nhà tài trợ góp vốn, vì mục tiêu cuối cùng là đảm bảo tính hiệu quả cho dự án.
6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Mặc dù năng lực đội ngũ cán bộ quản lý dự án đã được nâng cao lên nhiều so với trước đây nhờ các sự trợ giúp của UNDP cũng như Liên Hiệp Quốc song Chính phủ cũng như địa phương vẫn cần chủ động trong việc bồi dưỡng và rèn luyện đội ngũ cán bộ quản lý dự án vì nguồn lực con người vẫn luôn là nguồn lực quan trọng nhất trong việc đảm bảo hiệu quả của việc sử dụng ODA. Các biện pháp cụ thể bao gồm:
Triển khai một cách thiết thực chương trình nâng cao năng lực toàn diện tập trung vào các kiến thức và kỹ năng: Xây dựng chính sách; Chuẩn bị dự án; Quản lý dự án; Quản lý rủi ro; Quản lý tài chính.
Xây dựng các trung tâm đào tạo giảng viên về quản lý dự án.
Biên soạn các bộ giáo trình cơ sở chuẩn về quản lý dự án, chuyển giao cho các trường đào tạo công chức, các trường đại học kinh tế làm tài liệu giảng dạy.
Bố trí dòng ngân sách cho đào tạo và nâng cao năng lực ở các dự án.
Nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên gia tư vấn trong nước. Quy hoạch việc tham gia của tư vấn trong nước vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và đánh giá dự án ODA, phát triển các tổ chức tư vấn.
Nâng cao năng lực kỹ thuật và chuyên môn của đội ngũ tư vấn trong nước. Bố trí cán bộ có năng lực làm công tác tổng hợp, theo dõi dự án. Chủ động bố trí các nguồn lực cần thiết để định kỳ đánh giá tình hình thực hiện dự án.
Tóm lại, để khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA nói chung và ODA của UNDP nói riêng ở nước ta thì cần nghiên cứu triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, có những giải pháp thuộc về chính sách kinh tế vĩ mô, có những giải pháp thuộc cấp độ vi mô ở từng dự án. Trên đây chỉ là một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA của UNDP ở Việt Nam
Kết luận
Trong đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước thì nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA) nói chung và của ODA của UNDP nói riêng thực sự đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Việc nghiên cứu cứu và phân tích về tình hình thu hút và sử dụng nguồn ODA của UNDP cho Việt Nam trong thời gian qua đưa ra mội cái nhìn đầy đủ hơn về sự giúp đỡ của UNDP đối với Việt Nam cũng như xu hướng thay đổi của nguồn viện trợ này trong thời gian tới. Nguồn vốn ODA từ UNDP đã, đang và sẽ hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong các lĩnh vực quan trọng đối với đất nước như: bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng bền vững, phát triển nguồn nhân lực, cải cách cơ chế, chính sách, xoá đói giảm nghèo…
Việc phát hiện những hạn chế và đề ra giải pháp trong thu hút và sử dụng vốn ODA của UNDP cho Việt Nam có góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác lâu năm giữa UNDP với Chính phủ Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ quan trọng này. Thêm vào đó, việc hợp tác thành công với UNDP còn giúp Việt Nam ngày càng cải thiện vị thế của mình trong con mắt các nhà tài trợ, để hướng tới khả năng vận động và thu hút tốt hơn nguồn viện trợ phát triển chính thức trong giai đoạn tớiDanh sách tài liệu tham khảo
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo tổng hợp tình hình vận động, thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 1993 - 2008
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Báo cáo Hội Nghị CG 12/2007
3.Bộ Kế hoạch và Đầu tư – UNDP (2/2006), Văn kiện chương trình quốc gia của UNDP tại nước CHXHCN Việt Nam
4. Bộ Kế hoạch và đầu tư- UNDP ( 2006), Kế hoạch hành động thực hiện chương trình quốc gia 2006-2010
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ( 2008), Báo cáo về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNDP.
6. Chính phủ, Nghị định 131/2006/NĐ-CP, Ban hành quy chế quản lý và sử dụng Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
7. GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), giáo trình Kinh tế phát triển, Bộ Môn Kinh tế phát triển, Khoa Kinh tế phát triển, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Hà Thị Ngọc Oanh (2000),ODA - Những hiểu biết căn bản và thực tiễn ở Việt Nam, Nhà xuất bản giáo dục
9. UNDP Evaluation Office (2005)- Country evaluation- Assessment of Develoment Results- Vietnam
10. Ngân hàng thế giới (2001) Đánh giá Viện trợ, khi nào có tác dụng, khi nào không và tại sao.
11. Sáng kiến một LHQ tại Việt Nam (2008)- Kế hoạch chung giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và các tổ chức LHQ tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010
12. Thủ tướng chính phủ (Ban hành kèm theo quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Thủ tướng chính phủ), Đề án '' Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thời kỳ 2006 - 2010 ''
13. Vụ Kinh tế Đối ngoại (2008), Báo cáo tổng kết công tác chuyên môn Vụ Kinh tế đối ngoại năm 2008 và kế hoạch hoạt động năm 2009
14. Website:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư - www.mpi.gov.vn
- Bộ Ngoại Giao Việt Nam - www.mofa.gov.vn
- UNDP – www.undp.org.vn
- Liên hiệp quốc- www.un.org.vn
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề này hoàn toàn là của em, số liệu trong bài viết do em thu thập từ Vụ Kinh tế Đối ngoại và một số nguồn khác, không sự sao chép nếu sai em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Trần Hoài Thu
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
CG Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam
CCHC Cải cách hành chính
CCF Khuôn khổ hợp tác quốc gia
CPAP Kế hoạch hành động thực hiện chương trình quốc gia
DAC Uỷ ban hỗ trợ phát triển
EU Liên minh Châu ÂU
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
KHĐT Kế hoạch Đầu tư
NEX Phương thức quốc gia điều hành dự án
NGO Tổ chức phi chính phủ
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
QLDA Quản lý dự án
UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
WB Ngân hàng thế giới
Danh mục hình bảng
Bảng
Bảng 1: Cam kết ODA của UNDP cho Việt Nam qua các Khuôn khổ hợp tác quốc gia. 26
Bảng 2: Nguồn vốn UNDP cam kết dành cho Việt Nam theo chuyên đề và lĩnh vực trọng tâm trong giai đoạn 1997-2006 29
Bảng 3: Giải ngân của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 1997-2008…………… 33
Bảng 4 Danh sách dự án của ODA cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách hành chính 2001-2010 39
Bảng 5: Danh sách dự án của UNDP trong lĩnh vực tăng cường năng lực của Quốc hội và các cơ quan dân cử 41
Bảng 6: Danh sách dự án thuộc lĩnh vực Chế độ pháp quyền và tiếp cận công lý giai đoạn 2001-2010 43
Bảng 7: Danh sách dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường giai đoạn 2001-2010 44
Bảng 8: Danh sách dự án trong lĩnh vực quản lý rủi ro thiên tai giai đoạn 2001-2010. 47
Bảng 9: Danh sách dự án tài trợ của UNDP trong lĩnh vực xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2001-2010 49
Bảng 10. Dự báo nhu cầu cam kết và giải ngân ODA của Việt Nam 2009-2010 67
Bảng 11. Cam kết viện trợ ODA của UNDP cho Việt Nam giai đoạn 2008-2010 69
Hình
Hình 1: Cơ cấu viện trợ của UNDP cho Việt Nam theo lĩnh vực giai đoạn 1997-2006 28
Hình 2. Cơ cấu viện trợ của UNDP theo quy mô dự án giai đoạn 1997-2008 32
Hình 3: So sánh ODA của UNDP cam kết và giải ngân tại Việt Nam giai đoạn 1997-2008 34
Hình 4: So sánh tỉ lệ giải ngân của UNDP với tỉ lệ giải ngân cả nước giai đoạn 1997-2008 36
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1895.doc