- Hoàn thiện và điều chỉnh quy
hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung tại khu vực đồng bằng sông Hồng
(trong đó đặc biệt quy hoạch đất đai sản
xuất nông nghiệp) để tạo niềm tin và sức
hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Xây dựng
mô hình hợp tác nhằm đảm bảo quyền lợi
khi người dân chuyển giao quyền sử dụng
đất cho nhà đầu tư thông qua phương án
hợp tác kinh doanh, gắn liền với đảm bảo
khả năng sử dụng đất ổn định, lâu dài theo
quy hoạch, kế hoạch sản xuất của nhà đầu
tư. Đơn giản, minh bạch hóa thủ tục hành
chính khi chuyển quyền sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà
đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi trong cấp
phép để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản
xuất kinh doanh trên đất đai. Thực hiện hỗ
trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách hoặc
các nguồn vay ưu đãi khác để giải phóng
mặt bằng, đền bù tài sản trên đất cho người
dân để đưa đất vào góp vốn kinh doanh.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp nông nghiệp khi bị tổn thất
do thiên tai, gặp rủi ro do biến động thị
trường nông sản. Cần tiếp tục nghiên cứu
giải pháp huy động các nguồn lực trong
và ngoài NSNN hỗ trợ đầu tư xây dựng
hạ tầng nông nghiệp (hệ thống đường, kho
bãi, tưới tiêu ), tăng khả năng phòng
chống thiên tai, biến động giá nông sản,
dịch bệnh; trích lập và sử dụng có hiệu quả
quỹ bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh
nghiệp khi gặp các biến động này.
- Xây dựng các quỹ đầu tư phát triển
nông nghiệp theo các định hướng ưu tiên
thu hút đầu tư nông nghiệp. Thông qua các
quỹ này thực hiện tài trợ các dự án nông
nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các
doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo ưu tiên
phát triển và hiện thực hóa các quy hoạch
nông nghiệp được đã được phê duyệt. Ưu
đãi được thực hiện đối với doanh nghiệp
tuân thủ các điều kiện sản xuất nông
nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững tại Đồng bằng sông Hồng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP
VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG
Nguyễn Thị Thanh Tâm*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 2/3/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 4/9/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 25 /9/2020
Tóm tắt: Trong những năm vừa qua, những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng
trong ngành nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng, hình thành động lực thúc đẩy
tăng trưởng và góp phần giữ gìn ổn định tại nhiều quốc gia. Là một nước nông nghiệp, giá
trị ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20% GDP, với nhiều tiềm năng về nông nghiệp như đất
đai và lực lượng lao động đông đảo, vấn đề thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp luôn được
chú trọng trong chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đồng bằng sông Hồng là khu vực
nông nghiệp lớn nhất phía Bắc, do đó cần phải có bước đột phá để thu hút đầu tư của doanh
nghiệp phát triển nông nghiệp.
Từ khóa: Giải pháp, thu hút, nông nghiệp; đầu tư; đồng bằng sông Hồng.
* Học viện Chính trị khu vực I
1. Thu hút đầu tư của doanh
nghiệp cho nông nghiệp
Đầu tư là nhân tố không thể thiếu
để phát triển, là chìa khóa của sự tăng
trưởng kinh tế. Các nguồn lực được sử
dụng để đầu tư có thể là tiền, tài nguyên
thiên nhiên, sức lao động, trí tuệ... Trong
cơ chế thị trường, hoạt động đầu tư có thể
do những chủ thể khác nhau (cá nhân, tổ
chức) tiến hành và ngày càng phong phú,
đa dạng cả về tính chất và mục đích.
Đầu tư của doanh nghiệp là việc đưa
các nguồn lực vào một hoạt động nào đó
nhằm mục đích thu lại một khoản giá trị
lớn hơn. Đầu tư của doanh nghiệp vào
một lĩnh vực kinh tế chính là đầu tư kinh
doanh. Theo Khoản 5, Điều 3, Luật Đầu
tư năm 2014 của Việt Nam: “Đầu tư kinh
doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
để thực hiện hoạt động kinh doanh thông
qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư
góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của
tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp
đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”.
Nông nghiệp là một lĩnh vực kinh
tế đặc thù và rất đa dạng. Người nông dân
sống trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
gắn liền với nông thôn, sản xuất gắn liền
với thiên nhiên, với môi trường và gặp
nhiều rủi ro, nhất là với những nước chưa
phát triển, khoa học kỹ thuật còn lạc hậu
và trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Nông
dân là những người sản xuất, vừa là những
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 71 (9/2020) 6-10
7Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
người tiêu thụ sản phẩm của chính bản
thân họ làm ra. Bởi vậy, tính phối hợp
trong một chuỗi sản xuất còn thiếu chặt
chẽ (cung ứng vật tư, chế biến, tiêu thụ
sản phẩm) còn ở mức độ thấp, đóng góp
từ lĩnh vực nông nghiệp và thu nhập quốc
dân chưa cao và không ổn định. Xuất phát
từ vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp
ứng yêu cầu hội nhập kinh tế - quốc tế cho
thấy việc thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp là hết sức cần
thiết. Cụ thể:
- Thứ nhất, thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp góp
phần khai thác tiềm năng, lợi thế về nông
nghiệp của địa phương. Đầu tư của doanh
nghiệp giữ một vị trí hết sức quan trọng
trong việc phát triển và huy động các
nguồn lực của xã hội vào khai thác tiềm
năng, thế mạnh của địa phương trong lĩnh
vực nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp
cung cấp lương thực, thực phẩm phục vụ
đời sống, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho
các ngành công nghiệp khác, tạo ra nguồn
thu khi xuất khẩu nông phẩm.
- Thứ hai, thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào nông nghiệp góp phần giảm
thiểu rủi ro, gia tăng năng lực trong sản
xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành
sản xuất chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro
cao. Gắn liền với tự nhiên, nên các yếu tố
rủi ro trong nông nghiệp thể hiện qua việc
quá trình sản xuất phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết, biến đổi khí hậu, các loại dịch
bệnh và biến động thị trường nông sản.
Nông nghiệp và nông dân có mối quan hệ
hết sức chặt chẽ, sự gắn kết quyền lợi giữa
doanh nghiệp và nông dân tạo ra cơ chế để
cả hai bên nỗ lực trong giảm thiểu rủi ro để
bảo vệ lợi ích của chính mình và đối tác.
- Thứ ba, thu hút đầu tư của doanh
nghiệp vào nông nghiệp góp phần tạo ra
giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp;
mở rộng thị trường và ứng dụng các tiến
bộ khoa học và công nghệ. Thông qua thu
hút đầu tư của doanh nghiệp vào sản xuất
và những hỗ trợ đối với nông dân của họ,
nền sản xuất nông nghiệp có điều kiện để
áp dụng những thành tựu KH&CN tiên
tiến vào quá trình sản xuất. Thông thường,
nếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, người nông
dân không có đủ nguồn lực tài chính,
kỹ thuật để đầu tư vào các khâu như tạo
giống, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch,
chế biến và phát triển thương hiệu.
Để thu hút đầu tư của doanh nghiệp
vào lĩnh vực nông nghiệp ở các địa phương,
cần thực hiện những nội dung sau:
- Xây dựng chiến lược (strategy)
thu hút đầu tư của doanh nghiệp trên cơ sở
quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp
tập trung
- Xây dựng và tổ chức thực thi các
chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp
- Thu hút các nguồn lực của doanh
nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất
kinh doanh trong nông nghiệp
2. Thực trạng đầu tư của doanh
nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, hiện nay, cả nước có khoảng hơn
49.600 doanh nghiệp (DN) đầu tư vào
lĩnh vực nông nghiệp, chiếm khoảng 8%
tổng số DN đang hoạt động. Tuy nhiên,
các DN trực tiếp sản xuất các sản phẩm
nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm khoảng
1% tổng số DN với số lượng 7.600 DN;
còn lại là các DN trong chuỗi các ngành
8 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
liên quan đến nông nghiệp như chế biến
hàng; cung cấp nguyên liệu đầu vào, DN
dịch vụ thương mại...
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có
khoảng 90% DN đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp là DN tư nhân; còn lại là các DN nhà
nước, DN FDI. Nguồn vốn của DN hoạt
động trong lĩnh vực nông nghiệp chỉ chiếm
khoảng 8% đến 10% tổng nguồn vốn của
toàn khu vực DN. Trong đó, vốn của các DN
trực tiếp sản xuất chỉ chiếm khoảng 1%.
Trên thực tế, hiện đang có khá nhiều
chính sách ưu đãi nhằm thu hút DN đầu tư
vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên,
trong thực tế, những ưu đãi này chưa đủ
sức hấp dẫn nên hiệu quả thu hút DN đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn chưa cao.
Để cải thiện tình hình này, mới đây, Chính
phủ đã ban hành Nghị quyết số 53/NQ-CP
về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy DN
đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn
và bền vững.
Chiến lược phát triển nông nghiệp,
nông thôn giai đoạn 2011 – 2020 xác định:
Xây dựng vùng Đồng bằng sông Hồng
thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước
thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu
trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình
tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước
về phát triển kinh tế.
Hầu hết các tỉnh vùng đồng bằng
sông Hồng (Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình, Hải Dương, Ninh Bình,) đi đầu
cả nước trong việc dồn điền đổi thửa, tích
tụ ruộng đất để hình thành cánh đồng lớn,
đưa cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao
năng suất lao động, từ đó hình thành các
vùng sản xuất tập trung, như: vùng trồng
cà rốt ở Gia Bình rộng 700 ha và vùng
trồng khoai tây ở Quế Võ rộng gần 1.500
ha (Bắc Ninh); vùng trồng cà rốt ở Cẩm
Giàng (Hải Dương) rộng trên 500 ha, vùng
trồng hành, tỏi tại Kinh Môn (Hải Dương)
rộng trên 3.000 ha; vùng trồng hoa, cây
cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) rộng trên
250 ha, Công ty cổ phần Tập đoàn TH
đang nghiên cứu, xây dựng Khu nông
nghiệp công nghệ cao tại khu vực bãi bồi
sông Đáy; bãi bồi ven sông và cù lao sông
Hồng qua địa phận các huyện Phúc Thọ,
Đan Phượng, Mê Linh và các quận Bắc
Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên và Hoàng
Mai. Công ty cổ phần trang trại Bảo Châu
(huyện Sóc Sơn), một trong những đơn vị
tiên phong thực hiện nuôi lợn hữu cơ theo
công nghệ vi sinh hữu hiệu (EM-Eff ective)
của Nhật Bản. Chương trình có quy mô
chăn nuôi thường xuyên 250 lợn nái sinh
sản và 3.000 lợn thương phẩm chăn nuôi
sinh học; chuỗi khép kín và toàn bộ sản
phẩm là thịt cấp đông được bán tại 88 cửa
hàng tiện ích trên cả nước.
Việc ứng dụng công nghệ cao vào
sản xuất nông nghiệp được nhiều doanh
nghiệp, hộ dân chủ động nghiên cứu, áp
dụng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, như:
mô hình nuôi cá bằng phương pháp sống
trong ao tại Hà Nam, Hải Dương, Hưng
Yên; mô hình trồng rau theo công nghệ
tưới tiết kiệm của Israel tại nhiều tỉnh;
mô hình lúa – rươi ở Quảng Ninh; mô
hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo ở Bắc
Ninh; mô hình nuôi tôm trong bể tại Nam
Định, mô hình trồng các giống dưa
thơm Kim hoàng hậu, Kim Cô Lương,
Kim Vương nhập khẩu được sản xuất
trong nhà lưới, nhà màn quy mô nông hộ,
trồng trên giá thể; sử dụng hệ thống tưới
nhỏ giọt và bón phân tự động của Israel;
áp dụng công thức dinh dưỡng thủy canh,
cung cấp theo nhu cầu của cây trồng.
9Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tại vùng Đồng bằng sông Hồng,
một số tỉnh đã xây dựng thành công một
số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ,
tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng như: Mô hình
sản xuất rau, củ quả theo hướng hữu cơ
của Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ
thương mại nông nghiệp công nghệ cao
Thiên Trường 36, xã Đông Tiến (Đông
Sơn – Thanh Hóa) có diện tích 3,2 ha,
trồng các loại rau cải, dền, muống, mồng
tơi, cà chua, dưa lê, dưa chuột bao tử, dưa
Kim Hoàng hậu... Mỗi luống cây trồng
đều được gắn bảng thông tin về quá trình
sinh trưởng, như: Ngày xuống giống, ngày
bón phân, ngày dự kiến thu hoạch...; Mô
hình sản xuất lúa gạo theo hướng hữu cơ
của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn,
diện tích 283 ha trên địa bàn thị trấn Vạn
Hà (Thiệu Hóa) cũng là một trong số ít
những mô hình sản xuất nông nghiệp hữu
cơ mang lại hiệu quả và giá trị kinh tế
cao; Mô hình rau hữu cơ tại xã Trác Văn
(huyện Duy Tiên) đã và đang tạo ra được
giá trị lớn và sự tin tưởng của người tiêu
dùng, nhãn hiệu sản phẩm đã được định vị
trong chuỗi liên kết tiêu dùng.
Hiện nay, vùng Đồng bằng sông
Hồng đã hình thành một số khu nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhưng
hiệu quả đạt được chưa cao. Nguyên nhân
chủ yếu là do: Chính quyền cơ sở chưa đủ
quyết tâm; lựa chọn mô hình, sản phẩm để
sản xuất chưa phù hợp; khả năng tài chính
chưa đủ mạnh để thực hiện đầu tư hạ tầng
và thu hút doanh nghiệp.
Một số địa phương có khả năng về tài
chính nhưng lại sai lầm trong lựa chọn công
nghệ (công nghệ lạc hậu hoặc công nghệ
quá cao), cũng như chi phí đầu tư, vận hành
quá đắt đỏ dẫn đến sản xuất không hiệu quả.
Điển hình như: Các khu nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao ở Hà Nội, Hải Phòng
được đầu tư hàng chục tỷ đồng để nhập công
nghệ trọn gói của nước ngoài, tuy nhiên quá
trình chuyển giao công nghệ chậm, chi phí
vận hành quá cao nên thất bại.
3. Kiến nghị thu hút đầu tư của
doanh nghiệp cho lĩnh vực nông nghiệp
Nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt
quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng
cao chất lượng sống cho người nông dân,
góp phần phát triển kinh tế đất nước. Theo
đánh giá của các chuyên gia, ngành nông
nghiệp muốn bứt phá, muốn trở thành trụ
đỡ vững chắc, không thể tách rời doanh
nghiệp. Do đó, phải thu hút bằng được
doanh nghiệp vào đầu tư. Từ thực tiễn và
lý luận, bài viết cho rằng cần thực hiện một
số biện pháp sau để thu hút thêm đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp:
- Thực thi có hiệu quả các chính sách
của Trung ương/tỉnh để thu hút đầu tư của
doanh nghiệp vào lĩnh vực nông nghiệp:
làm rõ trách nhiệm của các Sở/ngành tránh
sự rườm rà về thủ tục hành chính gây phiền
hà, khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng
đến môi trường đầu tư. Thường xuyên rà
soát, báo cáo kịp thời Chính phủ quyết định
thay đổi, bổ sung việc điều chỉnh tăng hoặc
giảm mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ phù hợp
với từng dự án mang tính đặc thì, từng giai
đoạn phát triển và đặc điểm từng dự án sản
xuất nông nghiệp.
- Cần xây dựng chính sách khuyến
khích đầu tư vào một số ngành có ứng
dụng thành tựu khoa học và công nghệ
tiên tiến, các dự án đầu tư vào phát triển
công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế
biến nhằm tăng sức cạnh tranh, giá trị gia
tăng và khả năng tham gia mạng sản xuất
10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
và chuỗi giá trị nông sản toàn cầu. Xác
định rõ việc ưu tiên thu hút doanh nghiệp
sử dụng công nghệ cao thân thiện với môi
trường trong các dự án nông nghiệp.
- Hoàn thiện và điều chỉnh quy
hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập
trung tại khu vực đồng bằng sông Hồng
(trong đó đặc biệt quy hoạch đất đai sản
xuất nông nghiệp) để tạo niềm tin và sức
hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Xây dựng
mô hình hợp tác nhằm đảm bảo quyền lợi
khi người dân chuyển giao quyền sử dụng
đất cho nhà đầu tư thông qua phương án
hợp tác kinh doanh, gắn liền với đảm bảo
khả năng sử dụng đất ổn định, lâu dài theo
quy hoạch, kế hoạch sản xuất của nhà đầu
tư. Đơn giản, minh bạch hóa thủ tục hành
chính khi chuyển quyền sử dụng đất, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng cho nhà
đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi trong cấp
phép để các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản
xuất kinh doanh trên đất đai. Thực hiện hỗ
trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách hoặc
các nguồn vay ưu đãi khác để giải phóng
mặt bằng, đền bù tài sản trên đất cho người
dân để đưa đất vào góp vốn kinh doanh.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho
doanh nghiệp nông nghiệp khi bị tổn thất
do thiên tai, gặp rủi ro do biến động thị
trường nông sản. Cần tiếp tục nghiên cứu
giải pháp huy động các nguồn lực trong
và ngoài NSNN hỗ trợ đầu tư xây dựng
hạ tầng nông nghiệp (hệ thống đường, kho
bãi, tưới tiêu), tăng khả năng phòng
chống thiên tai, biến động giá nông sản,
dịch bệnh; trích lập và sử dụng có hiệu quả
quỹ bảo hiểm nông nghiệp, hỗ trợ doanh
nghiệp khi gặp các biến động này.
- Xây dựng các quỹ đầu tư phát triển
nông nghiệp theo các định hướng ưu tiên
thu hút đầu tư nông nghiệp. Thông qua các
quỹ này thực hiện tài trợ các dự án nông
nghiệp, hỗ trợ tín dụng đầu tư cho các
doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo ưu tiên
phát triển và hiện thực hóa các quy hoạch
nông nghiệp được đã được phê duyệt. Ưu
đãi được thực hiện đối với doanh nghiệp
tuân thủ các điều kiện sản xuất nông
nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững tại Đồng bằng sông Hồng.
Tài liệu tham khảo:
[1]. Nguyễn Sinh Cúc (2013), “Tổng quan
nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 25
năm thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính
trị (khóa VI)”, Tạp chí Kinh tế và quản lý, số
11/2013
[2]. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
(2018), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Động lực
mới cho phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện
nay”, tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội
[3]. Vũ Văn Hùng (2018), “Một số vấn đề cần
tiếp tục nghiên cứu trong xây dựng chính sách
đất nông nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Quản lý
nhà nước, (266).
[4]. Ngân hàng Nhà nước (2017), “Kết quả
thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát
triển nông nghiệp nông thôn”, Kỷ yếu Hội
nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư
vào lĩnh vực nông nghiệp, Hà Nội.
[5]. Đặng Kim Sơn (2012), Phát triển nông
nghiệp, nông thôn - Từ lý thuyết áp dụng cho
chính sách và chiến lược Việt Nam: Các lý
thuyết kinh tế vận dụng vào Việt Nam, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[6]. Erinch Sahan (2012), Private Investment
in Agriculture: Why it’s essential, and what’s
needed (Đầu tư tư nhân trong nông nghiệp:
Sự cần thiết và những vấn đề đặt ra), Oxford,
UK: Oxfam GB for Oxfam International,
September 2012.
Đại chỉ tác giả: Học viện Chính trị khu vực I
Email: tampvhn@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phap_thu_hut_dau_tu_cua_doanh_nghiep_vao_linh_vuc_nong.pdf