Giải pháp xây dựng và quản lí bảo vệ môi trường

Gồm có 3 phương thức xây dựng sau: -Phương thức tự làm thường được thực hiện khi khối lượng xây dựng không lớn lắm, đòi hỏi kĩ thuật không cao, mức độ phức tạp ít, phù hợp với khả năng của bản thân đơn vị cần xây dựng. -Phương thức giao thầu xây dựng thường được áp dụng đối với công trình có tầm quan trọng lớn như an ninh quốc phòng công trình chuyên ngành. -Phương thức đấu thầu xây dựng. Phương thức này hiện nay đang được phổ biến ở các công trình bất kể công trình đó từ nguồn vốn nào(vốn ngân sách, vốn tự có, vốn tín dụng hoặc vốn đầu tư nước ngoài). Công trình có khối lượng xây lắp trung bình mức độ yêu cầu về kĩ thuật và máy móc thi công bình thường thì có thể áp dụng phương thức xây dựng này. Ở đây, công trình cải tạo tháp nước cổ Hà Nội được lựa chọn phương thức tự làm. Bởi vì ở đây khối lượng xây lắp cũng bình thường và yêu cầu kĩ thuật không đòi hỏi cao. Vậy phương thức tự làm sẽ thíc hợp với việc thực hiện dự án đầu tư này. Tổ chức thực hiện, công ti kinh doanh nước sạch có trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng công trình. *Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể khu vực về điều kiện cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ.

doc64 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giải pháp xây dựng và quản lí bảo vệ môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hai thác Hồ Tây, công ti cổ phần đầu tư và xây dựng Thăng Long, Bưu điện thành phố Hà Nội, công ti TNHH Trí Thành, công ti TNHH Tân Đức, công ti TNHH đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô) dự tính sẽ xây dựng tại khu vực ao cá giống phường Nhật Tân , quận Tây Hồ một tổ hợp nghỉ ngơi, giải trí với diện tích rộng trên 6,4 ha bao gồm 3 khu vực: Khu trò chơi trên cạn(Công viên Vầng Trăng, đu quay, đoàn tàu trẻ em, đĩa quay đứng, ôtô điện, sân gôn, mini Bowling, phòng chiếu phim không gian ba chiều…) khu vui chơi dưới nước(bể sóng nhân tạo, hệ thống trường trượt, bể bơi cho trẻ em, bể nước nóng có mái che và các trò chơi dưới nước). Khu vui chơi phụ trợ (phòng chới cho trẻ em, thể dục, thể hình, tenis, vât lý trị liệu, siêu thị). Khu vui chơi này được dầu tư 100% vốn trong nước do các các công ty quốc doanh và người ngoài quốc doanh trên đây cùng góp vốn cùng xây dựng và kinh doanh, dự kiến công trình này sẽ được hình thành và được đưa vào sử dụng tháng 5 năm 2000. - Ngoài ra còn có một số khu trung tâm vui chơi giải trí khác được thành lập tại Hà Nội từ nguồn vốn trong nước như câu lạc bộ Khúc Dạo và mới đây nhất là khu vui chới giải trí Cầu Đôi (Đông Anh) ,… Tuy nhiên hoạt động thể thao vui chới giải trí ở Hà Nội còn bộc lộ nhiều khó khăn, còn mất cân đối và chưa liên tục. Trong số các dự án có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay một số đã đi vào hoạt động còn một số đang triển khai. Trong một số chỉ phục vụ cho người nước ngoài có thu nhập cao như câu lạc bộ Hà Nội, câu lạc bộ Láng Hạ. Công ty khu vui chới giải trí Việt Nam thì tập trung phục vụ đối tượng là thiếu nhi và nhi đồng. Đối với công ty liên doanh TNHH Hà Nội Superbowl và công ty TNHH quốc tế LMC với quy mô đầu tư của mình cũng chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu thực tế. 4. Nghiên cứu về khả năng canh tranh. Trung tâm nghiên cứu và giải trí tháp nước cổ ra đời sẽ phải cạnh tranh với các khu vui chơi giải trí hiện và đang xây dựng ở Hà Nội (như trong mục 3 đã nói). Trung tâm vui chới văn hoá Tháp nước cổ sau khi cãi tạo và nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị ở Hà Nội. Tháp nước cổ sẽ được áp dụng công nghệ và quản lý, điều hành tiên tiến, nhất là với các thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nằm ở vị trí tương đối thuận tiện, với môi trường trong lành và yên tĩnh, nằm ngay tại giữa trung tâm khu phố cổ Hà Nội rất quen thuộc với người dân thủ đo Hà Nội. Đồng thời nằm ở giao điểm giữa các phố lớn và nằm ở trung tâm khu phục vụ ngoại giao. Toàn khu phố cổ Đô hội sẽ là nơi lý tưởng cho các tầng lớp thanh niên khu phố cổ, sẽ cạnh tranh tốt hơn so với các khu vui chới giải trí liên doanh. Vì ở đó xa và giá vé thường rất đắc không phù hợp với mức thu nhập với người dân Việt Nam. Chủ yếu là thu hút người nước nước ngoài đến đây thưởng thức những món ăn Việt Nam và mua hàng lưu niệm. Gần đây trung tâm văn hoá và giải trí Tháp nước sẽ đi vào hoạt động tốt và sức thu hút khách vào vui chơi giải trí. * Kết luận sự ra đời của dự án Sau khi nghiên cứu thực trạng về thị trường các dịch vụ vui chơi giải trí tại địa bàn Hà Nội có thể khẳng định rằng việc đầu tư cải tạo Tháp nước cổ Hàng Đậu, Hà Nội thành một khu vui chới giải trí với các hoạt động như phòng tranh, quán cafộ, nhà hàng thời trang, cửa hàng lưu niệm, sàn nhảy, sân trời nhìn ra toàn khung cảnh khu phố cổ Hà Nội là cần thiết và đáp ứng đước nhu cầu thực tế, đồng thời phù hợp với chủ trương phát tiển các hoạt động vui chới giải trí lành mạnh của chính quyền thành phố. điều đó có cũng làm cho các hoạt động vui chới giải trí tại Hà Nội trở nên phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu mọi tầng lớp nhân dân thủ đô cũng như khách du lịch đến Hà Nội. Dự án ra đời và đi vào hoạt động mang lại hiệu quả: - Tạo ra một trung giải trí lành mạnh trong lòng khu phố cổ, góp phần vào công cuộc xây dựng thủ đô văn minh và hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần cho mọi tầng lớp dân cư thủ đô. - Tạo ra điểm thu hút du lịch dành cho khách trong và ngoài nước. - Giải quyết công ăn việc làm và tạo ra thu nhập cho các lao động tại thủ đô. - Góp phần tăng thêm nguồn thu ngân sách cho thành phố Hà Nội. Chương II Hình thức đầu tư công suất của dự án I. Sự cần thiết phải lựa chọn hình thức đầu tư và công suất. Sau khi nghiên cứu thị trường và khẳng định sự cần thiết đầu tư các nhà đầu tư bước sang một bước quyết định mới đó sẽ là đầu tư dưới hình thức gì? công suất bao nhiêu?. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư, song trong nhiều trường hợp việc lựa chọn hình thức đầu tư đúng đắn sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của dự án đầu tư. Vì khi chọn được hình thức đầu tư đúng sẽ mang lại cho chủ đầu tư sự ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư. Nếu như hình thức đầu tư được lựa chọn nằm trong các hình thức đầu tư mà nhà nước tiếp nhận đầu tư đang khuyến khích phát triển. Sự ưu đãi được thể hiện như sau: Giảm thuế doanh thu và lợi tức, giảm và miễn thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục thực hiện đầu tư được ưu tiên giải quyết. Lựa chọn hình thức đầu tư đúng với năng lực và trình độ kinh nghiệm của mình, các nhà đầu tư sẽ quản lý tốt việc đầu tư của mình, tránh được những rủi ro và lãng phí. Lựa chọn công suất thích hợp cũng rất quan trọng. Nếu lựa chọn công suất nhỏ sẽ không thu được lợi nhuận đạt đến mức cao nhất, dẫn đến lâu thu hồi vốn đầu tư, hoặc nếu công suất quá lớn sẽ dẫn đến trình trạng sản phẩm dịch vụ không tiêu thụ hết hoặc công trình không hoạt động hết công suất gây thiệt hại về tài chính. II. Các hình thức đầu tư. 1. Phân loại hình thức đầu tư. Hình thức đầu tư có nhiều loại để tiện quản lý trong thực tiển kinh doanh người ta phân chúng như sau. - Phân loại đầu tư theo mức độ và tính xây dựng. - Phân loại đầu tư theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư và đối tượng mình bỏ vốn ra. Ngoài ra việc phân loại hình thức đầu tư còn phân theo các loại khác. Phân loại theo nội dung kinh tế, cộng dụng phục vụ (công trình mạng tính chất sản xuất và phi sản xuất). a. Phân loại hình thức đầu tư xét mức độ và tính chất xây dựng. Phận loại theo hình thức đầu tư xét theo chỉ tiêu này thì các hình thức đầu tư được chia làm 3 dạng. * Đầu tư cải tạo mở rộng: Hình thức này là đầu tư bỏ vốn đầu tư ra để sửa chữa, nâng cấp và nâng công suất của cơ quan sản xuất của mình nhằm mục đích nâng cao khối lượng sản phẩm, dịch vụ của cơ sở để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hình thức đầu tư này thường được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất cũ vẫn còn giá trị sử dụng tương đối lớn hoặc mới xây dựng nhưng công suất quá bé không đáp ứng được các nhu cầu hiện tại quá lớn. * Đầu tư mua sắm thiết bị thay đổi dây chuyền thiết bị. Nội dung của hình thức đầu tư này là thay đổi toàn bộ dây chuyền công nghệ thiết bị, máy móc phục cụ sản xuất trong xí nghiệp. Hình thức này được áp dụng đối với cơ sở sản xuất có dây chuyền đã xuống cấp, cũ kĩ và lạc hậu, các sản phẩm của dây chuyền sản xuất ra có chất lượng mẫu mã kém không thích hợp với nhu cầu xã hội mà chi phí đầu vào lại tăng dẫn đến giá thành tăng, thị trường không chấp nhận, công nghệ mới sẽ tạo ra sản phẩm (dịch vụ) với mẫu mã chất lượng tốt có sức cạnh tranh với các sản phẩm(dịch vụ) cùng loại trên thị trường. * Đầu tư xây dựng mới là hình thức đầu tư mà trong đó chủ đầu tư sẽ bỏ vốn đầu tư vào xây dựng mới hoàn toàn một cơ sở sản xuất hay dịch vụ kể cả phần xây lắp và trang thiết bị dây chuyền công nghệ. -ưu điểm của hình thức đầu tư xây dựng này là đáp ứng được các yêu cầu phát triển của sản xuất với qui mô công suất đủ lớn và công nghệ tiên tiến. -Nhược điểm của hình thức đầu tư này là khối lượng công việc tương đối lớn, thời gian chuẩn bị xây dựng kéo dài và yêu cầu về vốn đầu tư lớn. * Trong dự án này hình thức đầu tư là cải tạo tháp nước cổ Hà Nội thành một trung tâm vui chơi giải trí. Chủ đầu tư: Doanh nghiệp nhà nước(Côngti kinh doanh nước sạch Hà Nội). 2. Lựa chọn hình thức đầu tư. Qua xem xét, đánh giá kĩ lưỡng các hình thức đầu tư ở Việt Nam, các mặt tích cực và hạn chế của từng hình thức đầu tư, đồng thời qua tìm hiểu thị trường, các đối tác và thực trạng, thực tế của các đối tác, công ti kinh doanh nước sạch Hà Nội chọn hình thức đầu tư cải tại tháp nước cổ Hà Nội, thành một trung tâm vui chơi giải trí tiện lợi và đa năng. Đạt tiêu chuẩn quốc tế (Trên cơ sở kiến trúc bên ngoài vẫn giữ nguyên). III. Lựa chọn công suất. Đây là dự án dịch vụ văn hoá trên cơ sở lợi dụng kiến trúc tháp nước cổ Hà Nội. Do vậy dựa trên mặt bằng sẵn có sẽ bố trí các dịch vụ: -Nhà hàng, quầy bar, karaoke. -Sàn nhảy. -Bộ phận bán lẻ, hàng lưu niệm, thời trang. Tổng cộng 1007 m2 diện tích sử dụng gồm có 6 tầng(tầng trệt, tầng lửng 1, tầng 1, lửng 2, tầng 2). Theo kinh nghiệm những dịch vụ kinh doanh thì ước tính số lượng khách đến du lich khu vui chơi giải trí tháp nước cổ Hà Nội. Trong đó: -Khách đến quầy bar, cafe, nhà hàng, cửa hàng, quầy lưu niệm, quầy bi-a, sàn nhảy ước tính cho một năm khoảng 12.240 lượt khách. Chương III chương trình phục vụ và các yêu cầu đáp ứng. I. Dự tính chất lượng sản phẩm, dịch vụ hàng năm của trung tâm vui chơi giải trí. 1. Dịch vụ ăn uống, giải khát. Dịch vụ ăn uống và giải khát rất quan trọng vì doanh thu dịch vụ này cũng không nhỏ và tỉ suất lợi nhuận cao. Không những thế, chất lượng phục vụ ăn uống giải khát nhanh và thuận tiện, hợp vệ sinh với các món ăn ngon, hấp dẫn sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách tới đây du lịch, tăng khả năng cạnh tranh với các khu vui chơi giải trí khác. Ngoài việc phục vụ ăn uống, giải khát cho khách đến du lịch, dịch vụ còn đáp ứng cho các nhân viên còn làm tại khu trung tâm vui chơi giải trí và khách vãng lai. 2. Dịch vụ bán lẻ. Dịch vụ bán lẻ gồm có: -Quầy hàng lưu niệm. -Quầy hàng thời trang. a. Quầy lưư niệm Quầy hàng này chủ yếu bán các mặt hàng như: Đồ trang sức, túi xách bằng cườm, thổ cẩm… những bức tranh sơn mài, sách báo nói về quê hương Việt Nam và thông tin trong nước. Chủ yếu là bán cho khách nước ngoài. b. Quầy thời trang Gồm có những mặt hàng: Như quần áo, vải, mũ, khăn bằng lụa tơ tằm… 3.Các dịch vụ khác. Ngoài dịch vụ chính trên khu trung tâm vui chơi giải trí còn có các dịch vụ khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng: - Dịch vụ văn hoá phẩm. -Dịch vụ thông tin liên lạc. -Dịch vụ vui chơi giải trí: karaoke, bi-a, sàn nhảy. -Dịch vụ nhà hàng, quầy bar, cafe. Các dịch vụ này sẽ góp phần quan trọng vào chất lượng phục vụ của trung tâm vui chơi giải trí làm cho khách du lịch cảm thấy thoải mái, đầy đủ… 4. Loại hình kinh doanh: Gồm có: -Dịch vụ bán lẻ. - Nhà hàng, giải khát, bi-a. -Sàn nhảy. -Karaoke. 5.Lịch làm việc. Thời gian mở cửa của tháp nước cổ Hà Nội là từ 6h sáng đến 23 h tối, do vậy thời gian làm việc của nhân viên sẽ từ 6h sáng đến 23 h tối và được chia làm hai ca như sau: -Ca sáng: từ 6h cho đến 15h với 1 tiếng 30 phút ăn trưa. -Ca tối : từ 14h cho đến 23 h với 1 tiếng 30 phút ăn tối. Tháp nước cổ Hà Nội hoạt động 7 ngày/tuần, số ngày hoạt động 360 ngày(trừ những ngày lễ đặc biệt như Tết Nguyên Đán, ngày Quốc tế lao động). Tuy nhiên tháp nước cổ Hà Nội sẽ dành 10 ngày để thực hiện các công việc duy tu bảo dưỡng máy móc thiết bị. Số ngày mở của hoạt động của tháp nước cổ Hà Nội là 348 ngay/năm. Với đặc điểm là một khu sinh hoạt vui chơi giải trí do đó các hoạt động của tháp nước cổ Hà Nội phải đáp ứng được các nhu cầu vui chơi giải trí của mọi tầng lớp dân cư và khách du lịch trong nước, ngoài nước. II. Các nhu cầu đầu vào và các yếu tố bảo đảm. Nguyên nhiên liệu là một yếu tố quan trọng trong sự hoạt động của khu vui chơi giải trí tháp nước cổ Hà Nội. Để đảm bảo chất lượng phục vụ tốt thì điều cần thiết phải có một kế hoạch cung cấp nguyên nhiên liệu một cách đầy đủ, kịp thời, đúng tiêu chuẩn, qui cách chất lượng theo kế hoạch. Các nhu cầu đầu vào bao gồm các nhu cầu chủ yếu: -Nhu cầu dùng nước. -Nhu cầu dùng điện. -Nhu cầu về lương thực thực phẩm. -Nhu cầu về rượu, bia và các nước giải khát. 1. Tính toán nhu cầu về nước Nước trong khu vui chơi giải trí sẽ được sử dụng trong các mụch đích sau: -Nước sinh hoạt của các nhân viên phục vụ. -Nước cho dịch vụ bán hàng(phục vụ ăn uống). -Nước cho cứu hoả. -Nước cho nhu cầu của ban quản lí khu trung tâm giải trí phố cổ. 1.1. Tính toán nhu cầu nước dùng của khu trung tâm vui chơi giải trí. a. Nhu cầu nước cho ban quản lí và nhân viên phục vụ. +Nước tắm: V1=2xVtbx66 người=20,0m3/ngày. Vtb: Lượng nước trung bình mỗi lần 0,15m3. +Nước rửa: V2=3xVtbx66 người=3,0m3/ngày. Vtb: lượng nước trung bình mỗi lần rửa 0,015 m3. +Nước cho nhu cầu vệ sinh: V3=3x0,02x66 người=4m3/ngày. Tổng sẽ bằng 20+3+4=27m3/ngày=9315m3/năm. b. Nhu cầu nước cho bộ phận ăn uống. V4=25m3/ngày. +Nhu cầu cho thiết bị điều hoà không khí+nồi hơi: V5=50m3/ngày. Như vậy, tổng số nhu cầu dùng trong ngày là: V=V1+ V2+ V3+ V4+ V5. V= 20+3+4+25+50+50=152m3/ngày = 52.440 m3/năm. 1.2. Giải pháp cung cấp: Để đáp ứng lượng nước từ nhà máy nước Yên Phụ Hà Nội. Nhìn chung nguồn nước này là ổn định và có chất lượng tốt. Trên nóc nhà bố trí hai bể nước Inox để chứa nước cho sinh hoạt hàng ngày. 2. Tính toán nhu cầu về điện. Nhu cầu về điện bao gồm: +Điện chiếu sáng(điện phục vụ cho sinh hoạt, karaoke, sàn nhảy, máy điều hoà…): 20KW. +Điện dùng cho quạt thông gió: 10KW. +Điện nấu: 15KW. +Điện máy bơm: 15KW. Tổng cộng 60KW. Như vậy lượng điện dùng trong một tháng sẽ là: 60x30=1800KW. (30: số ngày sử dụng điện trung bình trong một tháng). Nguồn điện cung cấp cho khu vui chơi giải trí này sẽ lấy từ trạm điện Yên Phụ, công suất 150KW, đảm bảo đủ để cung cấp cho quạt điện, điều hoà, bơm cứu hoả… Nguồn điện thay thế trong trường hợp mất điện lưới được bố trí bằng máy phát điện(Phần chi phí điện nước này sẽ lấy theo % của doanh thu để tính vào bảng chi phí sản xuất). 3. Nhu cầu về lương thực thực phẩm và giải pháp cung cấp. Dự án đã dự kiến những mặt hàng chính như sau: *Nhà hàng gồm có các món ăn: +Cháo. +Phơ. +Súp. +Thịt. +Cá… +Rau tươi, hoa quả các loại. +Kem, bánh ngọt, bánh mì. *Quầy bar gồm có các loại: +Rượu, bia. +Bánh ngọt các loại. +Bánh mì. +Nước ngọt. *Phòng cafe. +Cafe. +Cốc-tai. +Thuốc lá. 4. Các yêu cầu đáp ứng. +Bánh mì sẽ mua từng ngày với các thức ăn khác. +Bánh ngọt lấy 2 /tuần. +Rượu, bia ngoại và đồ ăn tây sẽ nhập ngoại hai tuần 1 lần. +Có thể thay thế hàng nhập ngoại bằng hàng nội địa, nếu chất lượng đáp ứng được yêu cầu. Ví dụ bia trong nước đã đạt chất lượng quốc tế. +Thịt, cá, các loại bình thường, rau xanh, hoa quả là các loại khó bảo quản và dễ mua nên sẽ mua hàng ngày để đảm bảo chất lượng. +Các loại đặc sản rừng và biển thì mua ở nơi xa và khó thu mua. Vì vậy phải đặt hàng ở những nơi tín nhiệm 3-4 ngày nhập 1 lần. Các hàng hoá cần mua trên bằng thư tín hoặc điện thoại để người cung cấp mang đến tận nơi. Nếu nguồn hàng có vấn đề gì trục trặc do thời tiết, thiên tai, ách tắc giao thông thì phải báo ngay cho bên thu mua của khu trung tâm vui chơi giải trí để có thể chuẩn bị phương án thu mua ở các vùng khác, nguồn khác. Chương IV Phương án địa điểm I. Mô tả địa điểm xây dựng. 1. Giới thiệu địa điểm Đài chứa nước Hàng Đậu nằm kề bên vườn hoa Hàng Đậu(Kề với các phố Quán Thánh, Hàng Đậu, Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Cót và Phan Đình Phùng – Quận Ba Đình) với tổng diện tích mặt bằng 295 m2, hiện đang thuộc quyền quản lí sử dụng của công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội(Sở giao thông công chính Hà Nội). 2. Toạ độ điểm. +Phía Bắc: Giáp với phố Hàng Than. +Phía Nam: Giáp với phố Hàng Giấy, Hàng Cót và Hàng Lược. +Phía Đông: Giáp với phố Quán Thánh, Phan Đình Phùng và vườn hoa Hàng Đậu. II. Phân tích lựa chọn địa điểm. 1. Điều kiện cơ bản. a. Khí hậu. Cứ hàng năm các cơn bão đổ bộ ven bờ từ Quảng Ninh đến Hà Nam Ninh thường có ảnh hưỏng đến Hà Nội. Thời kì nhiều bão ven biển này là từ tháng 7 đến tháng 10 trong đó tháng 8 là tháng nhiều bão nhất. Tốc độ gió bão mạnh nhất trong đất liền là 30-35m/s. Mưa bão có thể đạt 200-300 mm/ngày. Tần số bão có ảnh hưởng trực tiếp đến Hà Nội là 1,5 lần / năm. Hà Nội có hai mùa rõ rệt. Thời tiết nồm và mưa phùn xảy ra cuối mùa đông hàng năm có khoảng 30-40 ngày mưa phùn chủ yếu vào tháng 2 và tháng 3. Thời tiết gió Tây khô nóng(nhiệt độ không khí tương đối cao >=35oC, độ ẩm tương đối thấp <%50% ) thường xảy ra vào tháng 3-tháng 5 tháng 6- tháng 7, rõ rệt nhất vào tháng 6. Trong cả mùa nắng có khoảng 5-10 ngày khô nóng. b. Hướng gió. Khu dự án hàng năm có các hướng gió sau: Mùa hè: Đông Nam. Mùa Đông: Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình hàng năm khoảng 2m/s. Gió mạnh nhất vào các tháng mùa hè khi có dông, bão, mùa đông thường có gió Đông và Đông Bắc. c. Bão. Hàng năm thường có bão từ tháng 7-9. Bão lớn nhất đã trải qua: cấp 11- năm 1979. d. Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm: 28oC-30oC. Nhiệt độ lớn nhất vào mùa hè: 38oC-40oC. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông: 2oC. Nhiệt độ không khí trung bình năm khoảng 23oC. Mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên lạnh rõ rệt so với mùa hè, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất xuống đến 13 oC-14oC và giới hạn nhiệt độ tối thấp không xuống dưới 3oC-4oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ trung bình vào khoảng 16,4oC. Hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất voà tháng 7 là 28,9 oC. e. Độ ẩm. -Trung bình: 84%. -Mùa xuân: 98%. -Mùa thu(mùa khô): 70%. Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm là 84% năm. Thời kì ẩm ướt nhất là ba tháng cuối của mùa đông( tháng 2,3,4) trong đó tháng cực đại là 3 tháng có mật độ đạt tới 87%. Thời kì khô nhất là những tháng đầu mùa đông(từ tháng 11-1) độ ẩm tương đối trung bình các tháng này trên dưới 80%. f. Lượng mưa. Lượng mưa trung bình năm khoảng 1676,2 mm, số ngày mưa trung bình cả năm khoảng 144,5 ngày. Mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa tập trung đến 85% lượng mưa toàn năm. Tháng 8 là tháng mưa nhiều nhất với lượng mưa trung bình khoảng 318 mm và số ngày mưa trong tháng khoảng 16,7 ngày. Những tháng đầu mùa đông là thời kì ít mưa nhất, tháng có lượng mưa cực tiểu là tháng 1, với lượng mưa khoảng 18,6 mm và có số ngày mưa là 8,4 ngày. 2. Cơ sở hạ tầng. a. Giao thông. Đài chứa nước Hàng Đậu nằm kề bên vườn hoa Hàng Đậu(Kề với các phố Quán Thánh, Hàng Đậu, Hàng Than, Hàng Giấy, Hàng Cót và Phan Đình Phùng – Quận Ba Đình- Hoàn Kiếm) là những phố có mật độ đi lại tương đối lớn, và là một trong những tuyến đường giao thông của các quận Ba Đình- Hoàn Kiếm. b. Thông tin liên lạc. Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố Hà Nội được đánh giá là một trong những hê thống tốt nhất trong cả nước Việt Nam và đã hội nhập được với hầu hết các quốc gia trên thế giới. c. Hệ thống cấp điện. Lưới điện hiện nay tại khu vực này được đảm bảo nhất so với các khu vực lân cận, nguồn cung cấp điện chính cho khu vực này là trạm Yên Phụ. d. Hệ thống cấp nước. Nguồn nước tại khu vực này tương đối tốt, ít xảy ra mất nước, hiện nay khu vực dự án đang sử dụng nước được cung cấp bởi hệ thống cấp nước thành phố từ nhà máy nước Yên Phụ Hà Nội. e. Hệ thống thoát nước. Hiện nay khu vực dự án nước được thoát thẳng ra hệ thống thoát nước chính của thành phố. 3. Kinh tế xã hội. Địa điểm của dự án nằm ngay trung tâm phố cổ Hà Nội, cơ sở hạ tầng sẵn có, giao thông phương tiện đi lại dễ dàng nên rất thuận lợi cho việc phát triền kinh tế. 4. Sử dụng đất. Dự án dự kiến sử dụng diện tích đất 295 m2 nguyên khuôn viên của tháp nước cổ Hà Nội. 5. Các ảnh hưởng kinh tế xã hội của dự án. Mục tiêu của dự án là phù hợp với chủ trương của thành phố Hà Nội nhằm xây dựng và phát triển các khu vui chơi giải trí, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân thủ đô. Góp phần vào việc thú đẩy nền kinh tế quốc dân bằng nguồn thu ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần tăng thêm tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong quá trình xây dựng công trình những như khi công trình hoàn thành đi vào kinh doanh sẽ thu hút một bộ phận lao động giản đơn và lao động có chuyên môn ở các phường ở Hà Nội. 6. Phương án giải phóng mặt bằng. Phương án này cải tạo lại một ngôi nhà đã có sẵn nên công việc giải phóng mặt bằng rất đơn giản. Trước đây, công trình này là đài chứa nước. Nhưng hiện tại đài chứa nước không còn sử dụng được nữa. Việc giải phóng mặt bằng này chỉ tháo gỡ những vỏ tôn bên trong của đài và phá dỡ những tường ngăn bên trong tháp. Chi phí cho việc tháo dỡ bộ phận đã hỏng là 5.000.000đ. Chương V Công nghệ và kĩ thuật I. Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ. Công nghệ trong khu trung tâm vui chơi giải trí tháp nước cổ Hà Nội là một hình thức công nghệ đặc thù vì sản phẩm của nó là dịch vụ phục vụ, bán hàng, công nghệ trong khu trung tâm vui chơi giải trí tháp nước cổ bao gồm: +Công nghệ đón tiếp. +Công nghệ phục vụ bán hàng. +Công nghệ phục vụ dịch vụ thông tin. +Công nghệ chế biến. +Công nghệ phục vụ khách hàng. Ngoài ra còn có các quy trình công nghệ như xử lí chất thải... Việc lựa chọn hợp lí công nghệ sẽ là một yếu tố vo cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng sản phẩm(dịch vụ) phục vụ khách hàng. Ngoài ra việc lựa chọn công nghệ hợp lí sẽ làm giảm các chi phí về nhân lực, hư hao nguyên vật liệu, giảm thời gian trong quy trình phục vụ, có nghĩa là tăng nhanh tốc độ phục vụ khách, sử dụng có hiệu quả, hợp lí lực lượng lao động về số lượng cũng như trình độ tay nghề. Tóm lại, việc lựa chọn công nghệ thật sự là cần thiết và quan trọng trong sự quyết định thành công hay không thành công của quá trình sản xuất hay dịch vụ. II. Lựa chọn công nghệ. Với mục tiêu chủ yếu của dự án là cải tạo tháp nước cổ Hàng Đậu nhằm biến thành một trung tâm vvc giải trí lành mạnh. Nên việc lựa chọn công nghệ của dự án này là: + Đào tạo nhân viên quản lí và vận hành hoạt động của dự án. +Khuyến khích và thúc đẩy việc sản xuất trong nước và các sản phẩm văn hoá nghệ thuật truyền thống của Việt Nam. +Nghiên cứu khả năng phát triển hoạt động vui chơi giải trí bằng cách nghiên cứu thái độ của người dân thủ đô và xu hướng của khách du lịch trong và ngoài nước. Do vậy, chủ đầu tư của dự án đã nhất trí rằng, tháp nước cổ sẽ được áp dụng công nghệ và quản lí và điều hành tiên tiến nhất với các trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sau đây là các nội dung chủ yếu của công nghệ và quản lí và điều hành các hạng mục của tháp nước cổ bao gồm: -Với thiết bị âm thanh và hình ảnh hiện đại, tiên tiến sẽ tạo ra một bầu không khí vui vẻ và náo nhiệt của sàn nhảy, mặt khác với kĩ thuật hiện đại sẽ giảm tối thiểu được tiếng ồn của âm thanh phát ra ngoài. -Các hình thức bày bán và phân loại hàng hóa lưu niệm truyền thống nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách vào tham quan và giải trí tháp nước cổ. -Bằng cách phân tích xu hướng thời trang của khách hàng để áp dụng phương thức phẩm loại và sắp xếp hàng hoá tối ưu và linh hoạt tuỳ thuộc vào những thay đổi theo mùa và khí hậu theo khu vực thị trường của dự án. -Giới thiệu và cung cấp thông tin về bản sắc văn hoá cũng như các sản phẩm truyền thống của Việt Nam và những hàng hoá có chất lượng cao. -Cung cấp các thực phẩm tươi sống đã được khử trùng dưới điều kiện an toàn về vệ sinh, sử dụng các thiết bị lọc nước. -Giữ cho thực phẩm tươi sống(là loại dễ hỏng) được tươi nguyên bằng cách sử dụng các thiết bị lạnh, đông lạnh và làm đá tiên tiến. Có kĩ thuật viên chế biến những món ăn dân tộc độc đáo, đẹp mắt và hấp dẫn. -Đưa vào thực hiện một hệ thống quản lí nhân sự, sử dụng thời khoá biểu để đưa ra cá danh mục hoạt động hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, cũng như nội dung và thời gian yêu cầu của các hoạt động đó. -Đưa vào thực hiện chương trình bồi dưỡng và đào tạo dựa trên cơ sở đánh giá khó khăn của các hoạt động khác nhau. -Đưa vào thực hiện một hệ thống điều hành với trách nhiệm được phân chia giữa bộ phận sàn nhảy, bán hàng và các bộ phận khác trong tháp nước cổ. -Đưa vào thực hiện một hệ thống phát triển tiềm năng nhân viên mà kết hợp được các mục tiêu bản thân nhân viên tự học và việc đào tạo công nhân viên tại chỗ theo các chương trình hoạt động của tháp nước cổ. -Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng. III. Bố trí-TRANG TRí NộI Thất và tiện nghi phục vụ trong khu vui chơi giải trí tháp nước cổ. Trong tháp nước cổ sẽ được thiết kế các phòng khác nhau, trang trí nội thất với những vật liệu quí hiếm và sang trọng. 1. Tầng trệt. Tầng trệt được bố trí các phòng như phòng tranh ảnh nghệ thuật, cửa hàng thời trang, phòng giải khát cafe, quầy bar, phòng chờ cốc-tai, quầy hàng lưu niệm. Giữa các phòng được liên hệ trực tiếp với nhau. a. Trang trí nội thất phòng giải khát cafe. Phòng giải khát cafe được lát bằng đá hoa cương Italia, trần nhà ốp gỗ hồng sắc, hệ thống đèn chiếu sáng hợp lí. Phòng sẽ đặt các bộ xa lông hoặc bộ bàn ghế tựa bọc da để phục vụ khách. Góc phòng sẽ đặt một bộ TV màu 24 inch, mở nhạc phục vụ khách. b. Quầy Bar. Quầy bar được lát bằng đá hoa cương Italia, trần được ốp gỗ có hệ thống đèn với công suất nhỏ đủ để chiếu sáng trong quầy. Mặt quầy dán Phooc-mi-ca, sau quầy là tủ trưng bày các loại bánh ngọt, bánh mì, bia, trước quầy có một tủ đứng, trên đó trang trí các giò phong lan quí hiếm, các ngăn đựng các loại rượu Tây. xung quanh quầy Bar sẽ có các ghế cao để khách ngồi. Góc phòng đặt các chậu cây cảnh và một dàn Karaoke để phục vụ khách. 2. Tầng lửng. Cầu thang chính sẽ dẫn tới khu vực tầng lửng là quầy bar nhìn ra hành lang và kiến trúc cổ bên trong tháp nước. Trần nhà cao 6m sẽ tạo ra tiền sảnh có kiến trúc đẹp. Một cửa vào khác dành cho khách VIP và một cầu thang riêng dẫn tới phòng bar đặt tại tầng lửng. Ngồi trên đây, khách có thể nhìn ra các đường phố của thủ đô Hà Nội qua khung kính(cách trang trí quầy bar này giống cách trang trí quầy bar của tầng trệt). 3. Tầng một. Sàn nhảy được bố trí tại tầng một sẽ chiếm toàn bộ không gian của tháp nước cổ với trần cao 10m và vòm trần trong cũng sẽ là nơi lí tưởng để bố trí các quầy bar, phòng hội nghị và phòng tiệc vào ban ngày. Hai phòng bar cùng với các tiện nghi khác cũng sẽ tạo ra một trung tâm cho các hoạt động vào buổi tối. Sàn nhảy được ốp bằng gỗ lim, xung quanh ốp gỗ chân tường cao 0,8m, đánh vecni. Trần nhà được ốp gỗ hồng sắc có một hệ thống đèn mờ chiếu sáng và một dàn nhạc sống, một máy điều hoà nhiệt độ, 4. Tầng lửng 2. Một tầng lửng nhìn ra sàn nhảy sẽ tạo ra một không gian yên tĩnh hơn so với các bàn bi-a. hoạt động vui chơi thể thao cũng là một nhu cầu quan trọng đối với khách đến tham quan du lịch. Sau những thời gian làm việc hoặc du lich, khách có thể đến đây chơi bi-a để hưởng sự thoải mái. 5. Tầng 2. Nhà hàng và quầy bar được đặt ở tầng 2 sẽ là địa điểm hấp dẫn khách du lịch. Từ đây còn có thể nhìn xuống sàn nhảy vào buổi tối qua vòm trần trong, đây là một sự kết hợp tuyệt vời. ở nhà hàng, phòng ăn phải tạo sự ấm cúng, nền được trải thảm màu đỏ thẫm, xung quanh ốp gỗ chân tường cao 0,8m, đánh vecni. Trần được ốp gỗ hồng sắc có hệ thống đèn chùm màu hồng nhạt, bố trí các gương treo ở tường. Phòng ăn sẽ được xếp bàn ăn thành dãy. Bàn gỗ vuông tròn có chiều cao 0,75m được phủ khăn màu trắng, tạo cảm giác sạch sẽ, tinh khiết. Ghế ăn là các ghế tựa êm bọc da, màu đỏ, cao không che lấp đầu khách và có chiều cao từ sàn lên nệm ghế 0,46m. Mỗi bàn sẽ được bố trí số ghế tuỳ theo số khách và kích thước bàn, thường 4-6 ghế /bàn. Vách xung quanh phòng ăn được làm bằng kgung nhôm kính nên cần trang trí bằng rèm đăng-ten màu trắng, không nên dùng màu thẫm tạo cho khách cảm giác ngột ngạt. Màn che như vậy sẽ tô điểm cho phòng ăn đồng thời tạo cho phòng ăn có sự kín đáo cần thiết và để khách có thể thấy thấp thoáng quang cảnh bên ngoài. Phòng ăn sẽ được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ, quạt không khí và loa đài. Tất cả các thiết bị này đều được bố trí kín đáo không tạo cho khách cảm giác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các thiết bị trên. Dụng cụ ăn uống được trang bị đầy đủm đồng bộ và phù hợp với các món ăn bao gồm: +Dụng cụ bằng sứ, các loại dĩa, tách, liễn, bát có hoa văn đẹp, đơn giản và đặc biệt phải bóng, mịn. +Dụng cụ bằng kim loại thường bằng thép Inox hoặc bằng đồ mạ kền như: thìa, môi, dĩa, dao, khay các loại, bình đựng cafe... +Dụng cụ bằng phalê thuỷ tinh, li uống rượu các loại, cốc uống bia, nước khoáng, liễn đựng gia vị, lọ đựng tăm, gạt tàn thuốc. +Góc dành cho ban nhạc: Được bố trí ở góc nhà mà ở các vị trícủa phòng ăn đều có thể nhìn thấy, ban nhạc gồm một đàn Piano, 1 đàn dương cầm và đặc biệt có một nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn thập lục, đàn tì bà... ban nhạc sẽ phục vụ khách khi ăn với những bản nhạc nhẹ, nhạc giao hưởng. Thỉnh thoảng có mời các nghệ sĩ biểu diễm các bản nhạc mang tính cách đặc trưng của các miền đất nước. Ngoài ra có thể làm tăng vẻ đẹp của phòng ăn, trên tường có thể trao các khung tranh quí hiếm về phong cảnh, con người các hoạ sĩ tên tuổi của Việt Nam hoặc nước ngoài ở những nơi thích hợp. Quầy Bar trong phòng ăn có chức năng phục vụ đồ uống(khai vị, đồ uống khi ăn, tiêu vị và nước ngọt...). Quầy Bar được ốp gỗ, mặt trong quầy Bar dán Phooc-mi-ca, sau quầy là tủ bày các loại rượu, bia, nước ngọt... xung quanh Bar sẽ có các ghế cap để khách ngồi. 6. Trang thiết bị dự án. Máy móc thiết bị do tháp nước cổ sử dụng là những sản phẩm mới, tiên tiến, hiện đại, bao gồm các loại chính sau: STT Tên thiết bị Đơn vị S/lượng Ghi chú 1 Hệ thống điều hoà Bộ 2 2 Hệ thống thông và hút gió Bộ 8 3 Hệ thống âm thanh và hình ảnh Bộ 2 4 Các thiết bị điện (chiếu sáng, quạt, biến áp,… ) Bộ 1 5 Các thiết bị văn phòng (máy tính, điện thoại, fax) Bộ 1 4. Thực hiện các quy trình phục vụ khách. a. Công nghệ phục vụ phòng cafe. Khách tới Nhân viên phòng cafe tiếp Quầy bán đồ giải khát Định lượng bày soạn Nhân viên phục vụ Khách Thanh toán Thanh toán b. Công nghệ phục vụ quầy Bar. Khách tới Nhân viên quầy bar Quầy bán đồ nhắm Pha chế định lượng Tiếp viên rượu Định lượng bày soạn Tiếp viên Khách Thanh toán c. Công nghệ phục vụ nhà hàng. Hầm rượu Định lượng pha chế Nhà bếp Đội ngũ tiếp viên Tiếp viên rượu Chặt thái soạn chín Thanh toán Phòng ăn chính và phòng tiệc Nhân viên phục vụ bàn ăn Người quản lý d. Quy trình phục vụ nhà hàng. * Đợi khách đến. Quét dọn và cọ rửa phòng ăn Lau chùi toàn bộ bàn ăn, ghế ngồi Kê, xếp lại toàn bộ bàn ghế Rửa, lau chùi lại tất cả dụng cụ ăn uống Gấp toàn bộ khăn ăn, cắm hoa tươi Trút gia vị mới Xem kỹ lại thực đơn, trải khăn lên các bàn ăn Bày dụng cụ ăn uống Phân công phụ trách bàn giấy Mở cửa nhà ăn, mở nhạc * Tiếp cận khách ăn. Khách vào Chào đón và xếp chổ Khách đưa thực đơn Đưa thực đơn cho khách và lấy thực đơn khách gọi Trao đổi đổi thêm với khách Chuyển giao thực đơn Cho nhà bếp Nhận món ăn từ nhà bếp Phục vụ bàn ăn * Chính thức phục vụ bàn ăn. Bưng khách thức ăn vào Đặt các món ăn lên bàn trước mặt khách Rót rượu và đồ uống khac Thay đổi dụng cụ ăn Kết thúc ăn Đem đồ uống và các loại hoa quả, bánh kẹo tráng miệng Thanh toán tiền Thu dọn bàn ăn Cọ rửa, lau chùi dụng cụ Chương VI Giải pháp xây dựng và quản lí bảo vệ môi trường I. Giải pháp xây dựng. I.1. Phương án bố trí mặt bằng công trình. Lựa chọn phương án bố trí công trình trên tổng mặt bằng hợp lí sẽ tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng. Việc bố trí hợp lí tổng mặt bằng xây dựng cũng mang lại sự kết hợp hài hoà giữa các hạng mục công trình với các công trình xung quanh. Vị trí và hướng đi của từng công trình trong tổng mặt bằng cũng ảnh hưởng lớn tới các vấn đề quan trọng như hướng gió, thông gió, chiếu sáng, tránh nắng... ở đây, trong phạm vi dự án này, việc lựa chọn bố trí tổng mặt bằng công trình đã có sẵn với tổng diện tích 295 m2. Công trình này kề phố Quán Thánh, Hàng Đậu, Tàng Than, Hàng Giấy, Hàng Cót và Phan Đình Phùng, Quận Ba Đình thành phố Hà Nội. I.2. Hiện trạng công trình(tháp nước cổ). Tháp nước cổ Hàng Đậu đã xây dựng từ đầu thế kỉ. Theo kiến trúc Pháp với diện tích 295 m2, chiều cao cảu tháp 15,75m. Nhà hai tầng: Tầng 1: cao 10m, bên trong nhà xây các phòng nhỏ, tường dày 1m(vật liệu bằng đá). Tầng 2: cao 5,75 m. Phần này là đài chứa nước của khu vực phố cổ Hà Nội. Hiện tại tháp nước này đang được công ti kinh doanh nước sạch Hà Nội quản lí. Từ năm 1954 đến nay đài chứa nước này không được sử dụng, phần chứa nước bằng tôn đã hư hỏng, mục nát, phần kết cấu đỡ các dầm thép đã bị han rỉ nhiều và rất nguy hiểm. hiện tại tháp nước cổ Hàng Đậu không còn khả năng sử dụng về mặt kết cấu những như về mặt kĩ thuật. Phần cơ sở hạ tầng, do nhiều năm không sử dụng nên đã bị hư hỏng. Nhưng qua thăm dò và kiểm tra thì phần móng và kết cấu tường bao che vẫn còn tốt(chiều dày tường bao 1m, vật liệu bằng đá, rất kiên cố). Vì vậy, sau khi dự án được cấp quyết định đầu tư, công ti kinh doanh nước sạch Hà Nội sẽ tháo dỡ phần vỏ tôn bên trong của đài nước và phá dỡ hệ thống tường ngăn. Phần vỏ bao che sử dụng làm địa điểm kinh doanh dịch vụ, phục vụ nhu cầu văn hoá và sinh hoạt của thủ đô. -Giá trị còn lại của tháp nước đã khấu hao hết(xây dựng từ thời Pháp thuộc). Dựa trên cơ sở thiết kế của tháp nước cũ sẽ xây thành 5 tầng, (bao gồm tầng trệt, tầng lửng 1, tầng 1, tầng lửng 2, tầng 2). Dầm, sàn, cột của các tầng đều đổ bêtông cốt thép. Thay mái tôn cũ và lợp mái tôn mới. I.3. Nguyên tắc chung về cải tạo dự án. Cải tạo tháp nước cổ thành một khu trung tâm vui chơi giải trí, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm thu hút khách du lịch trong nước cũng như khách nước ngoài. Tháp nước cổ, chúng ta có thể bố trí một số tác phẩm nghệ thuật và tranh của các nghệ sĩ Việt Nam. Mọt trung tâm với nhiều hoạt động giải trí như quán cafe, nhà hàng, các cửa hàng thời trang, cửa hàng bán đồ lưu niệm, các phòng VIP, sàn nhảy, các sân trời nhìn ra toàn cảnh sẽ biến tháp nước thành một trung tâm chú ý lớn của thủ đô Hà Nội. Việc tu sửa sữ được tiến hành một cách cẩn thận, sẽ giữ lại kiến trúc và hình ảnh ban đầu của tháp nước cổ. Tất cả các công việc tu sửa sẽ tập trung vào việc giữ gìn kiến trúc ban đầu bên ngoàicủa tháp nước cổ. Các bức tường sẽ được giữ nguyên trạng và việc trát lại tường sẽ chỉ được thực hiện cho các bức tường gạch còn các cột và khung vòm đá cùng các nét kiến trúc đặc thù bên ngoài sẽ được giữ nguyên trạng. I.4 Các yêu cầu về cải tạo. Các tiêu chuẩn về cải tạo và nâng cấp phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế. Thiết kế-cải tạo tháp nước cổ sẽ phải thoã mãn đầy đủ các chỉ tiêu sau đây. -Tôn trọng kiến trúc ban đầu của tháp nước cổ, phía bên trong phải có hình thức kiến trúc đẹp và hiện đại đáp ứngcác tiêu chuẩn quốc tế. Việc tu sửa bên ngoài phải đảm bảo sự hài hoà với khung cảnh và các công trình kiến trúc xung quanh. -Thiết kế lắp đặt các thiết bị tiện nghi(như máy điều hoà nhiệt độ, các khu vực nghỉ ngơi, các khu vực công cộng, các nhà vệ sinh, xả nước) một cách hợp lí nhất cho quá trình vận hành và hoạt động của dự án. Hệ thống điều hoà, nước dự trữ để cứu hoả, đèn báo động, các máy phát điện riêng. Lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét. -Bố trí khoảng không gian một cách tối ưu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vui chơi,giải trí và tham quan của khách du lịch. -Mở rộng các lối đi lại để đảm bảo an toàn các tiêu chuẩn về âm thanh, tránh gây ra ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. -Việc bố trí các khu vực trưng bày và bán hàng phải giúp khách hàng dễ tìm, dễ mua bằng cách xây dựng các nhóm, tập hợp hàng hoá có liên quan tới nhau và thiết lập các kiểu trình bày quầy hàng. -Về mặt kết cấu: Yêu cầu kết cấu công trình này phải thoả mãn các điều kiện về an toàn, bền vững và ổn định nhằm tạo ra tháp nước đạt tiêu chuẩn quốc tế có tính đến điều kiện tự nhiên và khí hậu của Hà Nội. I.5 Phân bố diện tích dự án. a. Phân bố diện tích tầng trệt. Hoạt động Mặt bằng. -Hành lang 14m2. -Khu vực trưng bày ảnh nghệ thuật 64m2. -Quán cafe, quầy Bar, phòng chờ cốc-tai 52 m2. -Cửa hàng thời trang 10m2. -Phòng giữ đồ 10m2. -Phòng thông tin du lịch, lưu niệm 10m2. -Góc trang trí 6m2. -Tiếp tân 4m2. -Cửa vào VIP 20m2. -Phòng nhân viên 14m2. -Bếp 14m2. -Kho để đồ khô 18m2. -Các hạng mục khác 50m2. Tổng diện tích sử dụng tầng trệt 286m2. b. Phân bố diện tích tầng lửng 1. Hoạt động Mặt bằng. -Phòng Bar 65m2. -Ban công 36m2. -Phòng VIP 36m2. -Bar VIP 30m2. -Nhà vệ sinh nam 20m2. -Nhà vệ sinh nữ 20m2. -Ban công phía ngoài 50m2. Tổng diện tích tầng lửng 1 250m2. c. Phân bổ diện tích của tầng 1. Hoạt động Mặt bằng. -Sàn nhảy 157m2. -Phòng hành chính 15m2. -Nhà vệ sinh nam 7m2. -Nhà vệ sinh nữ 7m2. -Phòng Bar 1 12m2. -Phòng Bar 2 20m2. -Phòng giữ đồ 6m2. Tổng diện tích tầng 1 224m2. d. Phân bổ diện tích của tầng lửng 2. Hoạt động Mặt bằng. -Khu vực đồ uống và vui chơi Bi-a 108m2. Tổng diện tích tầng lửng 2 108m2. e. Phân bổ diện tích tầng 2. Hoạt động Mặt bằng. -Nhà hàng trên sân thượng 145m2. Tổng diện tích tầng 2 145m2. Tổng diện tích toàn bộ: 1.007m2. I.6. Tính vốn xây lắp kiến trúc. Khái toán chi phí xây dựng cải tạo cho dự án này được tính trên cơ sở tham khảo mặt bằng giá xây dựng. Với đơn giá cải tạo là 350 nghìn đồng/m2. Vxl=F+Đơn giá=1.007m2x350=352.450(nghìn đồng). Vậy vốn xây lắp kiến trúc:352.450(nghìn đồng). II. Quản lí bảo vệ môi trường. II.1. Bảo vệ môi trường. Các hoạt động của dự án sẽ không làm ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên chủ đầu tư sẽ đặc biệt quan tâm tới mọi yếu tố mà nó có thể tác động đến môi trường và sẽ tuyệt đối tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của nhà nước. Hoạt động của dự án chủ yếu là phục vụ các hoạt động vui chơi giải trí của khách hàng, do đó các chất thải của dự án bao gồm: -Chất thải rắn: Các giấy gói hàng, gói thực phẩm. Một số vỏ đồ uống... Chất thải rắn này chủ yếu là giấy gói tráng nhôm, nilon, nhựa, vỏ đồ hộp bằng tôn, kẽm. -Chất thải lỏng: Là nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của dự án và nước mưa. -Tiếng ồn: Âm thanh phát ra từ khu vực sàn nhảy. Các chất thải rắn sẽ được các nhân viên vệ sinh của tháp nước cổ Hà Nội gom lại và hàng ngày sẽ được công ti môi trường đô thị Hà Nội đến thu gom và đưa đi xử lí, trên cơ sở một hợp đồng được kí kết giữa tháp nước cổ Hà Nội và công ti môi trường đô thị Hà Nội ngay khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. Nước thải sinh hoạt và nước mưa sẽ được đưa vào hố ga của tháp nước cổ Hà Nội, các chất thải này sẽ được phân huỷ trong hố ga đó, sau đó một phần nước thải sẽ được xả vào hệ thống nước thải sinh hoạt của thành phố tuân theo các qui định về môi trường. Phần còn lại(cặn bã sau khi phân huỷ) định kì tháp nước cổ sẽ thuê công ti môi trường đô thị Hà Nội đến hút và đưa đi xử lí. Bên cạnh đó, toàn bộ các khu vực vệ sinh trong tháp nước cổ Hà Nội sẽ được trang bị các thiết bị vệ sinh hiện đại và thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ không gây ảnh hưởng tới các hoạt động sinh hoạt vui chơi giải trí của khách tới tháp nước cổ Hà Nội. Ngoài ra, các hoạt động trong sàn nhảy sẽ được tổ chức trong phòng cách âm và hệ thống điều hoà không khí được thiết kế và lắp đặt đạt tiêu chuẩn một sàn nhảy quốc tế, do đó sẽ không gây ra tiếng ồn ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh dự án. Ngoài ra, dự án sẽ trang bị các thiết bị sau: -Lắp đặt các đèn khử trùng và kiểm soát vệ sinh trong các bếp chế biến thực phẩm tươi sống. -Lắp đặt cố định các đường cống rãnh để phòng chống nạn gặm nhắm. -Phòng chống nạn côn trùng bằng việc phun thuốc diệt côn trùng định kì. -Đưa vào sử dụng các nhà kho lạnh và đông lạnh, các tủ trung bày có kiểm soát nhiệt độ. Thực phẩm tươi sống và thực phẩm đông lạnh sẽ được bảo quản trong các máy lạnh. II.2. Các giải pháp phòng chống cháy nổ. Tháp nước cổ sẽ được trang bị các thiết bị phòng chống cháy nổ tuân theo pháp lệnh về phòng chống cháy và chữa cháy của nhà nước. Hơn nữa, trước khi đi vào hoạt động chính thức, các nhân viên của dự án sẽ được đào tạo về phòng chống cháy nổ để đảm bảo an toàn cho khách hàng và tài sản. Lắp đặt các thiết bị chữa cháy kịp thời, hoạt động ngay sau khi xảy ra sự cố(có nghĩa là trước khi có đội cứu hoả đến) như các bình chữa cháy, nước dự trữ dùng trong trường hợp hảo hoạn, các bộ cảm biến nhiệt. Giai đoạn hiện nay, theo các yêu cầu tối thiểu về phòng chống cháy, dự án sẽ áp dụng các biện pháp phòng chống cháy nổ và trang bị những thiết bị hiện đại: -Chuông báo cháy. -Thiết bị toả nhiệt ra ngoài. -Thiết bị phát hiện khói. -Trang thiết bị dập lửa(bình CO2, vòi phun nước…). -Các thiết bị kèm khác. Thêm vào đó, dự án sẽ chỉ định nhân sự chịu trách nhiệm về công tác phòng chống hoả hoạn, tổ chức thực tập phòng cháy định kì(thực tập chống hoả hoạn, thực tập chỉ dẫn thoát hiểm cho khách hàng). III. Phương án tổ chức tổng tiến độ thi công 1. Lựa chọn phương thức xây dựng. Gồm có 3 phương thức xây dựng sau: -Phương thức tự làm thường được thực hiện khi khối lượng xây dựng không lớn lắm, đòi hỏi kĩ thuật không cao, mức độ phức tạp ít, phù hợp với khả năng của bản thân đơn vị cần xây dựng. -Phương thức giao thầu xây dựng thường được áp dụng đối với công trình có tầm quan trọng lớn như an ninh quốc phòng công trình chuyên ngành. -Phương thức đấu thầu xây dựng. Phương thức này hiện nay đang được phổ biến ở các công trình bất kể công trình đó từ nguồn vốn nào(vốn ngân sách, vốn tự có, vốn tín dụng hoặc vốn đầu tư nước ngoài). Công trình có khối lượng xây lắp trung bình mức độ yêu cầu về kĩ thuật và máy móc thi công bình thường thì có thể áp dụng phương thức xây dựng này. ở đây, công trình cải tạo tháp nước cổ Hà Nội được lựa chọn phương thức tự làm. Bởi vì ở đây khối lượng xây lắp cũng bình thường và yêu cầu kĩ thuật không đòi hỏi cao. Vậy phương thức tự làm sẽ thíc hợp với việc thực hiện dự án đầu tư này. Tổ chức thực hiện, công ti kinh doanh nước sạch có trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng công trình. *Tìm hiểu về quy hoạch tổng thể khu vực về điều kiện cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ. *Tiến hành khảo sát hệ thống cơ sở hạ tầng và xin phép sử dụng vào việc thi công xây dựng công trình và tương lai khi đưa công trình vào hoạt động. *Xin giấy phép xây dựng. *Hoàn tất thủ tục cho việc mua thiết bị máy móc cho công trình. * Vay vốn kịp thời để xây dựng công trình. *Tuyển chọn nhân viên kĩ thuật và công nhân. 2. Lịch về chuẩn bị xây dựng công trình. *Giai đoạn chuẩn bị đầu tư (5 tháng). +Tìm hiểu thị trường. +Xin phép thành lập khu vui chơi giải trí tháp nước cổ Hà Nội. +Lập dự án khả thi. +Lập dự án xét duyệt dự án đầu tư. *Chuẩn bị xây dựng(1 tháng). +Xin phép xây dựng. +Bàn giao công trình. +Xin phép sử dụng các cơ sở hạ tầng kĩ thuật(điên nước, thông tin). +Phá dỡ bể nước cũ. +Phá dỡ hệ thống tường ngăn. *Xây dựng công trình(3 tháng). +Đổ bê tông dầm sàn. +Hoàn thiện công trình. *Lắp đặt thiết bị và nội thất(2 tháng) *Bắt đầu hoạt động trước khi vào khai trương(1 tháng). +Tuyển bộ phận quản lí. +Quảng cáo. 3. Lịch trình thực hiên dự án. Tên công việc bắt đầu hoàn thành. *Chuẩn bị đầu tư đầu tháng 2/2001 cuối tháng 6/2001. +Xin phép thành lập khu vui chơi giải trí. +Lập dự án khả thi. +Lập dự án xét duyệt dự án đầu tư. *Chuẩn bị xây dựng đầu tháng 7/2001 cuối tháng 7/2001. +Xin giấy phép bàn giao công trình. +Xin phép sử dụng các hạ tầng cơ sở kĩ thuật(điện nước, thông tin). +Phá dỡ bể nước cũ. +Phá dỡ hệ thống tường ngăn. *Xây dựng công trình đầu tháng 8/2001 cuối tháng 10/2001. +Đổ bê tông dầm sàn. +Hoàn thiện công trình. *Lắp đặt thiết bị + nôi thất đầu tháng 11/2001 cuối tháng 12/2001. *Bắt đầu hoạt động trước khi khai trương đầu tháng12/2001 cuối tháng 12/2001. +Tuyển nhân viên. +Đào tạo +Quảng cáo … Tiến độ thi công STT Tên công việc Tháng 2-6-2001 Tháng 7/2001 Tháng 8/2001 Tháng 9/2001 Tháng 10/2001 Tháng 11/2001 Tháng 12/2001 1 Chuẩn bị đầu tư 2 Chuẩn bị xây dựng 3 Xây dựng các hạng mục công trình 4 Mua sắm lắp đặt thiết bị 5 Các hoạt động trước khi vào vận hành (Tuyển nhân viên, đào tạo, quảng cáo) Chương VII Phương án quản lí sản xuất và bố trí lao động I. Tổ chức bộ máy quản lí sản xuất. 1. Tổ chức bộ máy quản lí chung. - Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của dự án. Việc tổ chức quản lí sản xuất thực hiện trên nguyên tắc đơn giản, gọn nhẹ, hiệu quả cao, và phân công trách nhiệm rõ ràng. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của dự án. Công ty kinh doanh nước sạch Dự án quản lý kinh doanh tháp nước cổ Bộ phận Kế toán Bộ phận vật tư Bộ phận tổng hợp Bộ phận sàn nhảy Bộ phận bán lẻ Bộ phận nhà hàng, quầy bar, cafe 2. Bộ phận quản lí gián tiếp sản xuất. Ban quản lí dự án sẽ có trách nhiệm quản lí và điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của dự án. ban quản lí dự án sẽ bao gồm: Một giám đốc dự án và một kế toán trưởng, ban quản lí dự án phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ti kinh doanh nước sạch Hà Nội về các hoạt động của dự án. Dưới quyền quản lí điều hành của ban quản lí dự án là các bộ phận chức năng sau: +Bộ phận kế toán: 5 người. Chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan đến kế toán thống kê. Bộ phận kế toán sẽ bao gồm 2 kế toán viên, 1 thủ quỹ, hai nhân viên thu tiền. +Bộ phận vật tư. Chịu trách nhiệm quản lí và điều hành các hoạt động liên quan đến nhân sự, giao dịch chung với khách hàng, maketing, bảo trì, bảo dưỡng các cơ sở vật chất, máy móc thiết bị cho hoạt động của tháp nước cổ Hà Nội cũng như các hoạt động văn phòng, bảo vệ an toàn tài sản khu vực hoạt động của tháp nước cổ Hà Nội, vệ sinh các khu vực của tháp nước cổ Hà Nội. Bộ phận quản lí này bao gồm -1 cán bộ quản lí. -3 kĩ thuật viên. -5 nhân viên tiếp thị. -4 nhân viên lễ tân. -4 nhân viên bảo vệ. -4 nhân viên tạp vụ. Vậy tổng số người ở bộ phận quản lí gián tiếp là: 33 người. 3. Tổ chức các bộ phận sản xuất. a. Bộ phận sàn nhảy Cán bộ quản lý Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Nhân viên Bộ phận này chịu trách nhiệm thực hiện các công việc có liên quan đén quản lí điều hành các hoạt động của sàn nhảy trong tháp nước cổ Hà Nội. Bột phận này bao gồm: -1 cán bộ quản lí. -5 nhân viên phục vụ. b. Bộ phận bán lẻ: Cán bộ quản lý Cán bộ quản lý Cán bộ quản lý Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lí điều hành các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh các mặt hàng lưu niệm truyền thống và thời trang của cửa hàng trong tháp nước cổ Hà Nội. Bộ phận này bao gồm: -1 cán bộ quản lí. -4 nhân viên bán hàng lưu niệm. -4 nhân viên bán hàng thời trang. c. Bộ phận nhà hàng, quầy bar, cafe. Bộ phận quản lý Bếp trưởng Nhân viên Bar, nhân viên Cafe, nhân viên Bộ phận này chịu trách nhiệm quản lí điều hành các hoạt động của quầy bar, nhà hàng trong tháp nước cổ Hà Nội. Bộ phần này bao gồm: +1 cán bộ quản lí chung: nhà bếp, quầy bar, cafe. + Quầy bar: gồm 3 người. -1 nhân viên đứng quầy. -1 nhân viên pha chế. -1 nhân viên phục vụ. +Nhà bếp: gồm 10 người. -2 bếp trưởng(người nấu chính). -1 bếp phụ. -2 nhân viên. -1 nhân viên thái chín. -2 nhân viên soạn thành đĩa và trang trí món ăn. -1 thủ kho lương thực thực phẩm. -1 thủ kho hầm rượu. Vậy tốp nhân viên trực tiếp phục vụ là: 33 người và như vậy tổng số cán bộ công nhân viên chức là 66 người. 4. Kế hoạch về chi phí lương lao động làm việc trong dự án. Căn cứ vào tình hình và kế hoạch kinh doanh của dự án, ban quản lí dự án quyết định cơ cấu cán bộ công nhân viên trong từng bộ phận, phòng ban từng giai đoạn kinh doanh. 5. Kế hoạch về chi phí lương lao động làm việc trong dự án. Việc trả lương cho những người quản lí và nhân viên trong kinh doanh được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo thoả đáng sức lao động và phù hợp với trình độ và hiệu quả lao động của từng người. Căn cứ vào tình hình và kế hoạch kinh doanh của dự án, ban quản lí dự án quyết định cơ cấu cán bộ công nhân viên trong từng bộ phận, phòng ban từng giai đoạn kinh doanh của dự án. Cơ cấu nhân sự và mức lương cho mỗi chức vụ trong năm hoạt động đầu tiên được tính như sau. Bảng Tính tiền lương. TT Chức vụ Số lượng Tháng lương (Ngìn đồng) Lương (Ngìn đồng) 1 Ban quản lý dự án a Giám đốc dự án 1 1.800 21.600 b Kế toán trưởng 1 1.400 16.800 2 Bộ phận kế toán a Kế toán viên 2 750 18.000 b Cán bộ vật tư 1 750 9.000 c Nhân viên thu tiền 2 700 16.800 3 Bộ phận vật tư a Cán bộ quản lý 1 1.060 19.000 b Cán bộ vật tư 4 700 16.800 4 Bộ phận tổng hợp a Bộ phận quản lý 1 1.000 12.000 b Kỹ thuật viên 3 700 25.200 c Nhân viên tiếp thị 5 700 42.000 d Nhân viên lễ tân 4 700 33.600 e Nhân viên bảo vệ 4 600 28.000 f Nhân viên tạp vụ 4 500 24.000 5 Bộ phận sàn nhảy a Cán bộ quản lý 1 1.200 14.400 b Nhân viên 5 700 42.000 6 Bộ phậnbán lẻ a Cán bộ quản lý 1 1.200 14.400 b Nhân viên 8 700 67.200 7 Bộ phận nhà hàng, cafe, bar a Cán bộ quản lý 1 1.200 14.400 b Bếp trưởng 2 1.000 24.000 c Nhân viên 15 700 126.000 Tổng cộng 66 595.800 Như vậy tổng quý lương tính theo năm là: 595.800 nghìn đồng Mức lương cho mỗi nhân sự làm việc cho dự án, dự kiến tăng 1,5% hàng năm kể từ năm hoạt động thứ 5. Chi phí bảo hiểm sã hội được tính băng 19% tổng quỹ lương. Chương VIII. Phân tích hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. I. ý nghĩa của việc phân tích tài chính kinh tế dự án đầu tư. Trong dự án đầu tư phân tích tài chính kinh tế rất quan trọng vì nó giúp ta thấy được tính khả thi của dự án, tức là nó sẽ cho chúng ta biết đựơc kết quả của dự án đầu tư về các mặt như sau: Tổng số vốn đầu tư, số doanh thu, tổng chi phí, lợi nhuận đạt được hàng năm. Phân tích tài chính kĩ thuật cũng nêu rõ được các chỉ tiêu chứng tỏ sự có lãi chắc chắn, tỷ lệ sinh lời từ lâu, thời gian thu hồi vốn, điểm hoà vốn, suất thu lợi nội tại. Từ những kết quả phân tích tài kinh tế trên chủ đầu tư sẽ có quyết định có nên bỏ vốn đầu tư hay không? Khi đầu tư sẽ đầu với phương án nào? để đạt được lợi nhuận tối đa. Cũng qua phân tích tài chính chủ đầu tư biết được quá trình, tiến độ thực hiện dự án đầu tư lúc thành lập xây dựng và đến lúc dự án đi vào vận hành, kết thúc dự án. Qua đó chủ đầu tư sẽ biết được lượng vốn đầu tư, lịch trình huy động vốn và tổng số vốn cần huy động ở mỗi thời đạon là bao nhiêu để từ đó có kế hoạch tài chính. Kết quả phân tích tài chính tốt sẽ có nhiều cơ hội để được các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Mặt khác khi thẩm định giấy phép đầu tư cho dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam nói chung và các dự án có nguồn vốn khác thì kết quả phântích tài chính kinh tế của dự án là một trong những yếu tố quan trọng để dự án được cấp giấy phép đầu tư hay không?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0079.doc
Tài liệu liên quan