Các nhánh thông phụ và ý nghĩa lâm sàng
Tần số của TK Kuntz nối TKGS 2 với TK
ngực 1 thay đổi từ 38%(9) đến 75%(4,11).
Ramsaroop tường trình tần số 61%(14), Chung(6)
tường trình 68,2%. Nghiên cứu của chúng tôi
có 40% (24/60). Một nhánh gian sườn tương tự
nối TKGS 2 và 3 được Kirgis(11) mô tả đầu tiên
và sau đó là Jit(9). Nhánh này, chạy trên sườn 3,
được cho là dẫn truyền sợi sau hạch từ hạch
GC 3 đến TKGS 2 và từ đó qua nhánh gian
sườn 1 đến ĐRTK cánh tay. Lộ trình khá mong
manh này là nguyên nhân tiềm năng thất bại
trong cắt TKGC. Tần số của nhánh gian sườn 2
thay đổi, từ 58%(11) đến 3%(9), trong nghiên
cứu của chúng tôi là 6% (4/60).
Theo quan sát của chúng tôi, các biến thể giải
phẫu liên quan đến tăng tiết mồ hôi tay bao gồm
nhánh thông gian sườn 1 (40%, 24/60), nhánh
thông gian sườn 2 (6%. 4/60); các nhánh xuống từ
hạch sao đến TKGS 2 (46%,28/60), các nhánh
xuống từ hạch T2 đến TKGS 3 (30%, 18/60), các
nhánh xuống từ hạch T3 đến TKGS 4 (10%, 6/60);
và các nhánh lên từ hạch T2 đến nhánh trước
của TK ngực 1 (40%, 24/60), các nhánh lên từ
hạch T3 đến TKGS 2 (16%, 10/60), các nhánh lên
từ hạch T4 đến TKGS 3 (6%,4/60). Các nối kết
này có thể làm các sợi giao cảm đi tắt (không qua
chuỗi TKGC) như các lộ trình TKGC thay thế, và
có thể là 1 trong các nguyên nhân chủ yếu trong
thất bại phẫu thuật. Do đó, nên cắt hết các đường
dẫn truyền lạc chỗ này(4,8,14).
Các nhánh thông phụ đi qua các xương sườn
tương ứng. Điều này giúp cho phẫu thuật viên
cắt TKGC ở ngang mức các xương sườn này, cắt
các nhánh lạc chỗ có thể, bao gồm các nhánh
thông gian sườn, nhánh lên và nhánh xuống trên
xương sườn. Theo kết quả nghiên cứu của chúng
tôi, khoảng cách ngang xa nhất từ chuỗi hạch
giao cảm ngực tới điểm nối xa nhất của các
nhánh thông phụ với TKGS 2 – 4 là 29,1 mm, tất
cả các nhánh thông phụ của mỗi bên đều nằm
trong khoảng 30 mm tính từ chuỗi giao cảm. Để
đạt kết quả tốt trong phẫu thuật, nên cắt các
nhánh lạc chỗ ở bề mặt các xương sườn 2,3,4 các
chuỗi giao cảm ít nhất 30 mm.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 66 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải phẫu học chuỗi hạch giao cảm ngực trên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 292
GIẢI PHẪU HỌC CHUỖI HẠCH GIAO CẢM NGỰC TRÊN
Dương Văn Hải*, Trần Vĩnh Hưng**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: khảo sát chuỗi thần kinh giao cảm ngực trên và các thông nối giữa chuỗi hạch này với
các nhánh trước của TK sống ngực, cung cấp cơ sở giải phẫu cho phẫu thuật cắt TK giao cảm ngực trên trong
điều trị tăng tiết mồ hôi tay.
Phương tiện và phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang, lấy mẫu thuận tiện, 60 mẫu (30 thi thể), phẫu
tích, đo đạc, vẽ sơ đồ.
Kết quả: hạch sao có ở 80%. Hạch T2 – T4 thường ở khoang gian sườn tương ứng và có ở 90%, 70% và
53%, lần lượt. Tần số nhánh thông gian sườn 1 và 2 là 40% và 6%, tần số nhánh lên hoặc nhánh xuống từ hạch
T2, T3 và T4 là 54%, 24% và 14%, lần lượt. Các nhánh thông phụ nối với TK ngực 1 gần điểm TK này cho
nhánh đến ĐRTK cánh tay. Khoảng cách ngang xa nhất từ chuỗi giao cảm đến điểm nối giữa các nhánh thông
phụ với TKGS 2 – 4 là 29,1 mm. Chỉ 16% có giải phẫu tương tự 2 bên.
Kết luận: Biến thể giải phẫu của thân giao cảm ngực trên liên hệ với các TKGS có thể là 1 trong các nguyên
nhân gây thất bại phẫu thuật và tái phát, là rất ấn tượng. Nên chú ý các biến thể giải phẫu trong hoạch định phẫu
thuật cắt TK giao cảm.
Từ khóa: Cắt thần kinh giao cảm; thân giao cảm; nhánh thông; giải phẫu ứng dụng.
ABSTRACT
ANATOMY OF THE UPPER THORACIC SYMPATHETIC CHAIN
Duong Van Hai, Tran Vinh Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 292 - 296
Aims: To delineate the upper thoracic sympathetic chains and neural connections between the chain and
ventral rami of the thoracic nerves, and to provide an anatomical foundation for successful upper thoracic
sympathicotomy for treating upper essential hyperhidrosis.
Materials and methods: The upper thoracic sympathetic chains, upper 5 intercostal nerves, and neural
connections between them in 60 hafves of 30 adult cadavers have been dissected, measured, and mapped, for
descriptive analysis.
Results: The stellate ganglion had an incidence of 80%. The 2nd to the 4th were commonly located in the
corresponding intercostal spaces with the presence of 90%, 70%, and 53.4%, respectively. The incidence of the 1st
and 2nd intercostal rami was 40% and 6%, and that of the ascending or descending rami from the 2nd, 3rd and
4th ganglia was 54%, 24%, 14%, respectively. Additional rami communicantes joined the ventral ramus of the 1st
thoracic nerve proximal to the point where the latter gave a branch to the brachial plexus. The farthest horizontal
distance from the sympathetic chain to the junction between the additional rami communicanted and the 2nd to
the 4th intercostal nerves was 29.1 mm. Only 16% of cadavers had similar anatomy bilaterally.
Conclusions: Anatomical variations of the upper thoracic sympathetic trunk in relation to intercostal
nerves, which may be one of the causes resulting in surgical failures and recurrences, were striking. Attention
should be given to such anatomical variations when planning thoracic sympathicotomy.
Key words: Sympathicotomy; Sympathetic trunk; Rami communicantes; applied anatomy.
* Bộ môn Giải phẫu học, ĐH Y Dược TPHCM. ** ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Dương Văn Hải ĐT: 0919 66 91 92 Email: haiduong99@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Giải Phẫu Học 293
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chuỗi hạch giao cảm ngực trên (GCNT)
thường được tiếp cận trong các bệnh lý tăng tiết
mồ hôi tay, hội chứng đau định khu phức tạp,
hội chứng Reynold(2,7). Các biến thể giải phẫu của
GCNT được coi như là nguy cơ tiềm năng trong
các thất bại của phẫu thuật cắt hạch giao
cảm(10,16). Tuy nhiên, cấu trúc giải phẫu của
GCNT và 5 TK gian sườn trên, cùng với các
thông nối giữa chúng, vẫn chưa được nghiên
cứu. Mục đích nghiên cứu này là tìm hiểu cấu
trúc giải phẫu của GCNT và các thông nối giữa
chúng với các TK gian sườn hoặc nhánh trước
của TK sống ngực, góp phần cải thiện tỉ lệ thành
công trong phẫu thuật hạch giao cảm ngực trên.
PHƯƠNG TIỆN-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phẫu tích 60 mẫu (30 thi thể người lớn, gồm
24 nam, 6 nữ) được ướp formalin.
Phương pháp phẫu tích: Lấy xương đòn,
xẻ dọc xương ức, lấy phổi, tiếp cận thành ngực
sau. Bóc màng phổi trung thành, ghi nhận, đo
đạc, vẽ sơ đồ chuỗi hạch giao cảm ngực trên
và các thông nối với các TK gian sườn hoặc các
nhánh trước của TK sống ngực. Số liệu được
trình bày bằng số trung bình, độ lệch chuẩn và
tỉ lệ phần trăm.
Phân loại các nhánh thông nối phụ (Hình. 1):
là các nhánh nối tắt của nhánh thông trắng và
nhánh thông xám, được phân loại theo vị trí:
nhánh gian sườn (IR), nối với TK gian sườn hoặc
TK sống ngực liền kề; nhánh lên (AR), nối TK
gian sườn hoặc TK sống ngực ở bên trên; nhánh
xuống (DR), nối TK gian sườn hoặc TK sống
ngực bên dưới.
KẾT QUẢ
Hạch sao
Hạch sao (hạch cổ ngực) do hạch cổ dưới và
hạch ngực 1 tạo nên hiện diện ở 51 mẫu (85%),
kích thước (18,5 ± 3,1) cm × (7,1 ± 1,5) mm, không
có khác biệt kích thước giữa 2 bên (Bảng 1). Vị trí
thường gặp nhất là trước rễ mõm ngang C7 và
cổ sườn 1 (có TK sống ngực 8 phía sau), chiếm
65% (39/60); chỉ 35% (21/60) nằm dưới bờ trên
sườn 2.
Bảng 1. Đặc điểm của hạch sao
Tần số (%) Dài (mm) Rộng (mm)
Trái 80% (24/30) 18,5±3,1 (14,1-
24,5)
6,9±1,5 (4,5-8,8)
Phải 70% (21/30) 19,2±2,5 (14,9-
25,3)
6,2±2,1 (4,5-8,5)
Trái và
phải
63,3%
(19/30)
18,6±2,2 (14,7-
25,2)
6,8±1,4 (4,1-8,6)
Hạch giao cảm cổ 2 – 4
Hạch 2 – 4 thường nằm ở các khoang gian
sườn tương ứng. T2: 86,6% (52/60); T3: 73,3%
(44/60); T4: 50% (30/60). Có sự chuyển vị xuống
dưới của các hạch giao cảm (Bảng 2).
Bảng 2. Vị trí của hạch giao cảm ngực 2 – 4
Hạch Bờ dưới
của sườn
trên
Khoang
gian sườn
Bờ trên
của sườn
dưới
Bề mặt
của sườn
dưới
T2 6,7%
(4/60)
90% (54/60) 3,3% (2/60) 0
T3 5% (3/60) 70% (42/60) 20% (12/60) 5% (3/60)
T4 3,3%
(2/60)
53,4%
(32/60)
33,3%
(20/60)
10% (6/60)
Các nhánh thông nối phụ
Nhánh nối gian sườn 1 hay TK Kuntz(14) nối
TK gian sườn 2 với nhánh trước của TK sống
ngực 1 chiếm 40% (24/60) và hiện diện 2 bên ở
16% (5/30). Nhánh nối gian sườn 2 nối TK gian
sườn 3 với 2 chiếm 6% (4/60). Không có nhánh
gian sườn nào khác được ghi nhận giữa các TK
gian sườn khác. Nhánh xuống từ hạch sao có
46% (28/60). Tần số của nhánh xuống hoặc
nhánh lên từ T2 là 54% (32/60), 16% (10/60) có cả
nhánh lên và nhánh xuống. Nhánh lên hoặc
nhánh xuống từ T3 là 24% (14/60), từ T4 là
14%(7/50) (bảng 3). Tất cả các nhánh nối đều đi
qua các xương sườn tương ứng.
Bảng 3. Các nhánh thông nối phụ từ T2-T4
Hạch Nhánh lên Nhánh xuống Nhánh lên và
nhánh xuống
T2 40% (24/60) 30% (18/60) 16% (10/60)
T3 16% (10/60) 10%(6/60) 2% (1/60)
T4 6% (4/60) 8% (5/60) 0
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 294
Các điểm nối giữa các nhánh thông nối và
cácTK gian sườn hoặc nhánh trước các TK
sống ngực
Các nhánh thông nối với nhánh trước của TK
sống ngực 1 gần điểm TK này cho 1 nhánh lớn
đến ĐRTK cánh tay (Hình 1). Khoảng cách
ngang xa nhất từ chuỗi giao cảm ngực đến điểm
nối xa nhất giữa các nhánh thông nối và TK gian
sườn 2 – 4 là 29,1 mm (Bảng 4).
Bảng 4. Khoảng cách ngang từ chuỗi giao cảm ngực
đến chỗ nối giữa các nhánh thông và TK gian sườn 2
– 4.
TK gian sườn
(TKGS)
Trái (mm) Phải (mm)
TKGS 2 7,8±3,8 (2,3-17,2) 8,9±5,6 (2,2-29,1)
TKGS 3 9,1±3,5 (2,0-13,3) 8,5±3,3(2,8-16,7)
TKGS 4 9,7±5,2 (2,8-24,7) 10,1±4,3 (3,2-18,5)
So sánh vị trí của các nhánh thông nối từ
hạch giao cảm ngực 2 – 4 ở 2 bên trên cùng
cá thể
Các nhánh thông nối các TK gian sườn với
hạch giao cảm ngực 2 (64%, 19/30) lớn hơn nhiều
so với các nhánh nối với T3 (44%, 13/30) và T4
(32%, 10/30). Khi so sánh cấu trúc giải phẫu của
cả 2 bên của thân GCNT từ T2 đến T4, chỉ có 16%
(5/30) có cấu trúc giải phẫu của các nhánh thông
nối 2 bên giống nhau (Bảng 5).
Bảng 5. So sánh vị trí các nhánh thông với các hạch
T2 – T4 ở 2 bên.
Hạch T2 T3 T4 T2-4
Giống
nhau
36%
(11/30)
56%
(17/30)
68%
(20/30)
16% (5/30)
Khác nhau 64%
(19/30)
44%
(13/30)
32%
(10/30)
84%
(25/30)
BÀN LUẬN
Nguyên nhân quan trọng của thất bại trong
phẫu thuật TK giao cảm chi trên bao gồm sự tái
tạo TK giao cảm(15), còn sót các nhánh nối các
đường dẫn truyền thay thế(3,16). Tăng tiết mồ hôi
bù trừ là phản ứng phụ phiền phức nhất và là
biến chứng dẫn đầu sau phẫu thuật cắt TK giao
cảm ngực trên trong điều trị tăng tiết mồ hôi
tay(5,19). Trong thực hành lâm sàng, sự áp dụng
rộng rãi phẫu thuật nội soi ngực giúp khả năng
phẫu thuật dễ hơn và an toàn hơn, làm tăng số
lượng phẫu thuật cắt TK giao cảm ngực(1,13,17). Sự
gia tăng này làm thúc đẩy nhu cầu đánh giá lại
hệ TK giao cảm đến chi trên và nguyên nhân
thất bại của phẫu thuật(12,18). Dựa trên giải phẫu
hệ TK giao cảm ngực, các nhánh thông nối với
các hạch GCNT thường có liên hệ đến tăng tiết
mồ hôi tay. Tuy nhiên, số liệu về phân phối TK
giao cảm cho chi trên còn ít.
Các TK giao cảm đến chi trên
Các sợi truớc hạch đến chi trên phát sinh từ
nhân trung gian bên trong sừng bên chất xám T2
– T8, ra khỏi tủy sống trong các rễ trước của các
TK sống ngực, vào nhánh thông trắng, vào thân
giao cảm, tiếp vận với các neuron sau hạch trong
các hạch giao cảm cạnh sống. Các sợi sau hạch
đến chi trên phát xuất từ hạch cổ giữa, hạch sao
và các hạch ngực trên, nối với các TK ngực qua
nhánh thông xám, rồi đi vào ĐRTK cánh tay,
theo các thần kinh khác nhau đến cơ quan đích.
Theo lý thuyết, cắt rễ của các nhánh thông trắng
từ T2 đến T8 đến thân giao cảm sẽ cho kết quả
tốt trong điều trị tăng tiết mồ hôi tay.
Hạch sao và hội chứng Horner
Hội chứng Horner gây ra do tổn thương
hạch sao và là biến chứng tiềm năng sau phẫu
thuật cắt TK GCNT(7). Hạch sao nhận các
nhánh thông trắng từ TK ngực 1, và cho các
nhánh thông xám đến TK cổ 8 và TK ngực 1.
Về lý thuyết, nếu chỉ các nhánh thông trắng
phát xuất từ TK ngực 1 và 2 và phần thân giao
cảm bên trên không bị cắt, hội chứng Horner
không xảy ra. Theo nghiên cứu này, hạch sao
hầu hết nằm ở phía trước rễ mõm ngang C7 và
cổ sườn 1 với TK ngực 8 nằm sau (65%, 39/60),
chỉ 35% (21/60) nằm dưới bờ trên sườn 2. Do
đó, phẫu thuật viên phải cẩn thận khi cắt TK
giao cảm ở bờ trên sườn 2.
Thân giao cảm ngực trên và chọn vị trí cắt
Hạch GC T2 – T4 thường nằm ở các khoang
gian sườn tương ứng, hiện diện lần lượt ở 90%
(54/60), 70% (42/60) và 53% (32/60), Các đoạn
gian hạch nằm trên xương sườn. Cắt TKGC ở
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015 Nghiên cứu Y học
Giải Phẫu Học 295
mức xương sườn cần phải xác định, không phạm
vào các hạch cũng như mạch và TK gian sườn.
Số lượng hạch xuất hiện nhiều hơn ở các bờ trên
hoặc bề mặt của các xương sườn dưới khi thân
giao cảm ngực càng đi xuống. Vị trí cắt nên ở
mặt trong của xương sườn gần phần dưới nếu
phải cắt ở đoạn dưới.
Các nhánh thông phụ và ý nghĩa lâm sàng
Tần số của TK Kuntz nối TKGS 2 với TK
ngực 1 thay đổi từ 38%(9) đến 75%(4,11).
Ramsaroop tường trình tần số 61%(14), Chung(6)
tường trình 68,2%. Nghiên cứu của chúng tôi
có 40% (24/60). Một nhánh gian sườn tương tự
nối TKGS 2 và 3 được Kirgis(11) mô tả đầu tiên
và sau đó là Jit(9). Nhánh này, chạy trên sườn 3,
được cho là dẫn truyền sợi sau hạch từ hạch
GC 3 đến TKGS 2 và từ đó qua nhánh gian
sườn 1 đến ĐRTK cánh tay. Lộ trình khá mong
manh này là nguyên nhân tiềm năng thất bại
trong cắt TKGC. Tần số của nhánh gian sườn 2
thay đổi, từ 58%(11) đến 3%(9), trong nghiên
cứu của chúng tôi là 6% (4/60).
Theo quan sát của chúng tôi, các biến thể giải
phẫu liên quan đến tăng tiết mồ hôi tay bao gồm
nhánh thông gian sườn 1 (40%, 24/60), nhánh
thông gian sườn 2 (6%. 4/60); các nhánh xuống từ
hạch sao đến TKGS 2 (46%,28/60), các nhánh
xuống từ hạch T2 đến TKGS 3 (30%, 18/60), các
nhánh xuống từ hạch T3 đến TKGS 4 (10%, 6/60);
và các nhánh lên từ hạch T2 đến nhánh trước
của TK ngực 1 (40%, 24/60), các nhánh lên từ
hạch T3 đến TKGS 2 (16%, 10/60), các nhánh lên
từ hạch T4 đến TKGS 3 (6%,4/60). Các nối kết
này có thể làm các sợi giao cảm đi tắt (không qua
chuỗi TKGC) như các lộ trình TKGC thay thế, và
có thể là 1 trong các nguyên nhân chủ yếu trong
thất bại phẫu thuật. Do đó, nên cắt hết các đường
dẫn truyền lạc chỗ này(4,8,14).
Các nhánh thông phụ đi qua các xương sườn
tương ứng. Điều này giúp cho phẫu thuật viên
cắt TKGC ở ngang mức các xương sườn này, cắt
các nhánh lạc chỗ có thể, bao gồm các nhánh
thông gian sườn, nhánh lên và nhánh xuống trên
xương sườn. Theo kết quả nghiên cứu của chúng
tôi, khoảng cách ngang xa nhất từ chuỗi hạch
giao cảm ngực tới điểm nối xa nhất của các
nhánh thông phụ với TKGS 2 – 4 là 29,1 mm, tất
cả các nhánh thông phụ của mỗi bên đều nằm
trong khoảng 30 mm tính từ chuỗi giao cảm. Để
đạt kết quả tốt trong phẫu thuật, nên cắt các
nhánh lạc chỗ ở bề mặt các xương sườn 2,3,4 các
chuỗi giao cảm ít nhất 30 mm.
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu cho thấy, biến thể giải
phẫu của TK GCNT liên quan với TK gian sườn
rất ấn tượng, đặc biệt là cách hạch T2 cho các
nhánh thông nối. Biến thể giải phẫu của các
nhánh thông phụ nối với TKGS 2 và TK sống
ngực 2 (64%, 19/30) nhiều hơn hạch T3 (44%,
13/30) và T4 (32%, 10/30). Khi so sánh cấu trúc
giải phẫu 2 bên, chỉ 16% (5/30) có giải phẫu các
nhánh thông giống nhau 2 bên. Do đó, phẫu
thuật viên phải cảnh giác sự hiện diện các thông
nối phụ để tránh thất bại trong phẫu thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Baumgartner, F. J.; Bertin, S.; and Konecny, J (2009):
Superiority of thoracoscopic sympathectomy over medical
management for the palmoplantar subset of severe
hyperhidrosis. Ann Vasc Surg, 23(1): 1-7.
2. Bosco Vieira Duarte, J.; Kux, P.; and Duarte, D. F (2003):
Endoscopic thoracic sympathicotomy for the treatment of
complex regional pain syndrome. Clin Auton Res, 13 Suppl 1:
I58-62.
3. Cho, H. M.; Chung, K. Y.; Kim, D. J.; Lee, K. J.; and Kim, K.
D (2003): The comparison of VATS ramicotomy and VATS
sympathicotomy for treating essential hyperhidrosis. Yonsei
Med J, 44(6): 1008-13.
4. Cho, H. M.; Lee, D. Y.; and Sung, S. W (2005): Anatomical
variations of rami communicantes in the upper thoracic
sympathetic trunk. Eur J Cardiothorac Surg, 27(2): 320-4.
5. Chou, S. H.; Kao, E. L.; Lin, C. C.; Chang, Y. T.; and Huang,
M. F (2006): The importance of classification in sympathetic
surgery and a proposed mechanism for compensatory
hyperhidrosis: experience with 464 cases. Surg Endosc,
20(11): 1749-53.
6. Chung, I., Oh, CS (2002): Anatomic variations of the T2
nerve root (including the nerve of Kuntz) and their
implications for sympathectomy. J Thorac Cardiovasc Surg,
123: 498-501.
7. Doolabh, N.; Horswell, S.; Williams, M.; Huber, L.; Prince, S.;
Meyer, D. M.; and Mack, M. J (2004): Thoracoscopic
sympathectomy for hyperhidrosis: indications and results.
Ann Thorac Surg, 77(2): 410-4; discussion 414.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015
Chuyên Đề Ngoại Khoa 296
8. Duarte, J. B., and Kux, P (1998): Improvements in video-
endoscopic sympathicotomy for the treatment of palmar,
axillary, facial, and palmar-plantar hyperhidrosis. Eur J Surg
Suppl, (580): 9-11.
9. Jit, I., Mukerjee, RN (1960): Observations on the anatomy of
the human thoracic sympathetic chai and its branches: with
an anatomical assessment of operations for hypertension. J
Anat Soc India, 9: 55-82.
10. Kim, W. O.; Kil, H. K.; Yoon, K. B.; Yoon, D. M.; and Lee, J.
S.: Influence of T3 or T4 sympathicotomy for palmar
hyperhidrosis. Am J Surg, 199(2): 166-9.
11. Kirgis, H. D., and Reed, A. F (1948): Temporary Interruption
of the Sympathetic Impulses to the Head by Infiltration of
the Cervical Sympathetic Trunk. Ann Surg, 128(1): 101-9.
12. Kwong, K. F.; Hobbs, J. L.; Cooper, L. B.; Burrows, W.;
Gamliel, Z.; and Krasna, M. J (2008): Stratified analysis of
clinical outcomes in thoracoscopic sympathicotomy for
hyperhidrosis. Ann Thorac Surg, 85(2): 390-3; discussion 393-
4.
13. Ramos, R.: Impact of T3 thoracoscopic sympathectomy on
papillary function: a cause of partial Homer's syndrome?
Surg Endosc, 27(8): 3049.
14. Ramsaroop, L.; Singh, B.; Moodley, J.; Partab, P.; and
Satyapal, K. S (2004): Anatomical basis for a successful upper
limb sympathectomy in the thoracoscopic era. Clin Anat,
17(4): 294-9.
15. Singh, B.; Moodley, J.; Ramdial, P. K.; Ramsaroop, L.; and
Satyapal, K. S (2001): Pitfalls in thoracoscopic
sympathectomy: mechanisms for failure. Surg Laparosc
Endosc Percutan Tech, 11(6): 364-7.
16. Singh, B.; Ramsaroop, L.; Partab, P.; Moodley, J.; and
Satyapal, K. S (2005): Anatomical variations of the second
thoracic ganglion. Surg Radiol Anat, 27(2): 119-22.
17. Walles, T.; Somuncuoglu, G.; Steger, V.; Veit, S.; and Friedel,
G (2009): Long-term efficiency of endoscopic thoracic
sympathicotomy: survey 10 years after surgery. Interact
Cardiovasc Thorac Surg, 8(1): 54-7.
18. Weksler, B.; Luketich, J. D.; and Shende, M. R (2008):
Endoscopic thoracic sympathectomy: at what level should
you perform surgery? Thorac Surg Clin, 18(2): 183-91.
19. Yang, J.; Tan, J. J.; Ye, G. L.; Gu, W. Q.; Wang, J.; and Liu, Y.
G (2007): T3/T4 thoracic sympathictomy and compensatory
sweating in treatment of palmar hyperhidrosis. Chin Med J
(Engl), 120(18): 1574-7.
Ngày nhận bài báo: 30/10/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/11/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/01/2015
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_phau_hoc_chuoi_hach_giao_cam_nguc_tren.pdf