Hoàn thiện quy định pháp luật về
đất đai
- Hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013.
Sửa đổi quy định về thu hồi đất theo hướng
rất hạn chế các trường hợp được coi là “thật
sự cần thiết” để thu hồi, theo đúng tinh thần
của Hiến pháp năm 2013; đồng thời, cần làm
rõ hơn vai trò của Hội đồng nhân dân đối
với những quyết định thu hồi đất của UBND
cùng cấp; bổ sung quy định về thành phần
bắt buộc trong Hội đồng thẩm định giá đất
là các chuyên gia từ các cơ sở đào tạo, viện
nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp định giá,
hiệp hội định giá nhằm đảm bảo tính khách
quan trong việc định giá đất.
- Ban hành Luật Ban hành QĐHC:
Luật phải xác định những gì là QĐHC, thẩm
quyền, căn cứ ban hành, các nguyên tắc về
tính hợp pháp của nội dung và hình thức của
QĐHC. Đồng thời với việc ban hành Luật
Ban hành QĐHC, Chính phủ và TAND tối
cao cần hướng dẫn xác định rõ các HVHC là
đối tượng của tranh chấp hành chính trong
lĩnh vực đất đai theo những yêu cầu và tính
chất đặc thù của hoạt động quản lý này, làm
cơ sở cho người dân đưa ra các yêu cầu và
chính quyền giải quyết các tranh chấp với
người dân.
- Khắc phục sự mâu thuẫn trong
Hướng dẫn thi hành luật Tố tụng hành chính
và Bộ luật TTDS. Chúng tôi đồng tình với
quan điểm Toà án giải quyết luôn việc huỷ
giấy chúng nhận quyền SDĐ trong vụ việc
dân sự, để đơn giản quá trình giải quyết cho
người dân.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết tranh chấp hành chính về đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VỀ ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH QUỐC PHÒNG
Trần Kim Liễu*
* TS. Trường Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt:
Giải quyết tranh chấp hành chính về đất quốc phòng là việc
giải quyết một loại tranh chấp đặc thù phát sinh giữa cơ quan
quản lý nhà nước với cá nhân, tổ chức sử dụng đất được dùng
vào mục đích quốc phòng, an ninh trên cơ sở quyết định hành
chính, hành vi hành chính trái pháp luật của cơ quan nhà nước
đó. Dựa trên quy định về loại đất, hình thức quản lý nhà nước
về đất quốc phòng, bài viết xác định các loại tranh chấp hành
chính về đất quốc phòng có khả năng xảy ra. Từ các số liệu
tham khảo thực trạng tranh chấp để xác định căn nguyên phát
sinh tranh chấp, bài viết cũng đề xuất các kiến nghị hoàn thiện
pháp luật và cơ chế liên quan để có thể giải quyết tốt tranh chấp
hành chính trong lĩnh vực này, góp phần định hướng nhận thức
đúng về tính chất không phức tạp của lĩnh vực đất quốc phòng.
Abstract:
The settlement of administrative disputes over land for
national defense is the settlement of a specific type of
disputes arising between government management agencies
and the individuals and organizations using land used for
national defense and public security purposes. It is based
on administrative decisions or the administrative acts of the
government agencies. Based on the type of lands, the form of
the government’s management of the defense land, this article
provides the identifications of the types of administrative
disputes on the defense land likely to occur. Based on the
facts of the dispute to determine the origin of the disputes,
this article also provides recommendations to improve the
law and the relevant mechanism so that the administrative
disputes can be well resolved. This article also provides
guidances the right understanding of the uncomplicated
nature of the defense land.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: đất quốc phòng; giải quyết tranh
chấp hành chính; quyết định hành chính, hành
vi hành chính
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 12/11/2017
Biên tập: 20/12/2017
Duyệt bài: 27/12/2017
Article Infomation:
Keywords: land defense; settlement of
administrative disputes; administrative
decisions, administrative acts
Article History:
Received: 12 Nov. 2017
Edited: 20 Dec. 2017
Approved: 27 Dec. 2017
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HÀNH CHÍNH
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
42 Số 5(357) T3/2018
Tranh chấp hành chính trong lĩnh vực
đất đai tuy không phải là vấn đề mới nhưng
đã trở nên nóng trong khoảng mười năm
trở lại đây cùng với quá trình cải cách hành
chính, cải cách tư pháp, trong bối cảnh hội
nhập kinh tế toàn cầu và đất đai trở thành
thứ hàng hoá ngày càng trở nên quý giá “tấc
đất tấc vàng”.
Trong các nghiên cứu về tranh chấp
đất đai, vấn đề tranh chấp đất quốc phòng ít
được đề cập và bàn sâu, vì dường như, giống
như bản thân lĩnh vực an ninh, quốc phòng
vốn được mọi người xem như là “vùng cấm”
vì tính chất quan trọng của nó, tranh chấp
đất quốc phòng là kiểu tranh chấp mà nếu có
“đấu”, bên “không phải là quốc phòng” sẽ
cầm chắc phần thua.
Vậy tranh chấp hành chính về đất quốc
phòng có phải là một loại tranh chấp đặc biệt
không? Khi giải quyết tranh chấp này, thẩm
quyền thuộc cơ quan nào? Có cần một cơ
chế giải quyết đặc biệt cho tranh chấp hành
chính liên quan đến đất quốc phòng hay
không? Những câu hỏi như vậy được quan
tâm hơn khi mà gần đây, một số vụ việc liên
quan đến đất quốc phòng xảy ra gây chấn
động không chỉ dư luận trong nước mà còn
lan ra nước ngoài, như vụ người dân thôn
Hoành, xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, Hà
Nội có hành vi quá khích, bắt giữ “nhân viên
chính quyền” khi phản ứng với việc Nhà
nước thu hồi đất giao cho công ty Cổ phần
Quân đội Viettel1; hay vụ các công trình xây
dựng trái phép mang danh “quốc phòng”
ngay trên đất quốc phòng ở Đà Nẵng2 đã
khiến chúng tôi quan tâm, đi tìm câu trả lời
cho một vấn đề tưởng như rất phức tạp.
Là một loại tranh chấp hành chính,
phát sinh do hoạt động quản lý đất đai của
các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người
có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thông
qua những quyết định hành chính (QĐHC),
1 Mai Hà - Thái Sơn, Bắt, khởi tố hàng loạt cán bộ xã Đồng Tâm vì nhiều sai phạm trong quản lý đất đai,
hdoisong.com/khoi-to-hang-loat-can-bo-xa-dong-tam-vi-nhieu-sai-pham.html .
2 Ngọc Đoan - Sơn Trung, Vụ "Nhà xưởng xây trên đất quốc phòng": Phân lô đất quốc phòng để cho thuê,
vn/channel/5399/201704/vu-nha-xuong-xay-tren-dat-quoc-phong-phan-lo-dat-quoc-phong-de-cho-thue-2548401/
hành vi hành chính (HVHC) trái pháp luật
xâm phạm quyền lợi ích hợp pháp của cá
nhân, cơ quan, tổ chức dẫn đến phản ứng
khiếu nại, sau đó là kiện tụng. Tranh chấp
hành chính về đất quốc phòng có những
nét đặc trưng riêng so với tranh chấp hành
chính về đất đai và tranh chấp đất đai theo
quy định của pháp luật dân sự.
1. Một số vấn đề về giải quyết tranh chấp
hành chính về đất sử dụng cho mục đích
quốc phòng
1.1 Tranh chấp hành chính về đất sử
dụng cho mục đích quốc phòng
Tranh chấp đất đai là khái niệm bao
gồm tranh chấp giữa các chủ thể sử dụng đất
(SDĐ) với nhau và tranh chấp giữa người
SDĐ và chủ thể quản lý đất đai. Trong bài
viết, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu ở
loại việc tranh chấp hành chính có liên quan
đến đất sử dụng cho mục đích quốc phòng
(hay còn gọi là đất quốc phòng).
Xét về dấu hiệu nhận diện, tranh chấp
hành chính trong lĩnh vực đất quốc phòng có
một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, căn nguyên phát sinh tranh
chấp hành chính trong lĩnh vực về đất quốc
phòng là do có các QĐHC, HVHC của cơ
quan và cá nhân trong cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quản lý đất quốc phòng gây nên
những tác động về quyền (phát sinh, thay
đổi, chấm dứt những quyền về đất) kéo theo
hệ luỵ về kinh tế có liên quan như việc được
đền bù, bồi thường thiệt hại liên quan đến
đất đai cho các đối tượng bị tác động.
Thứ hai, chủ thể của các tranh chấp
hành chính về đất quốc phòng là các bên
tham gia quá trình quản lý, SDĐ quốc phòng
và luôn có sự bất bình đẳng về ý chí. Một
bên là các cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền quản lý về đất quốc phòng và phía bên
kia có thể là các đơn vị thuộc lực lượng vũ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
43Số 5(357) T3/2018
trang (quân đội, công an); các tổ chức được
Nhà nước cho thuê đất quốc phòng làm kinh
tế; các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân
cư bị thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc
phòng Ở đây có sự không cân bằng về
vị trí pháp lý, về ý chí giữa các bên quan
hệ. Mối quan hệ giữa các chủ thể này khác
với các bên trong tranh chấp đất đai thông
thường (theo điều chỉnh của luật dân sự: các
bên chuyển nhượng, SDĐ) và khác với chủ
thể trong tranh chấp hành chính về đất đai ở
chỗ lợi ích của các bên trong tranh chấp bị
chi phối bởi tính đặc thù của loại đất: đó là
đất quốc phòng.
Thứ ba, tranh chấp hành chính về đất
quốc phòng luôn gắn liền với quá trình quản
lý và SDĐ và đất quốc phòng - luôn có sự
biến động trong quá trình sử dụng, có sự đan
xen giữa đất quốc phòng và đất khác nên khi
xảy ra tranh chấp sẽ tác động lớn đến tâm
lý, tinh thần của các bên tham gia (không
phải chỉ phía đối tượng quản lý mà cả chủ
thể quản lý vì đất quốc phòng liên quan đến
người SDĐ là lực lượng vũ trang) và dễ có
hiệu ứng xã hội cao, có thể gây nên tình
trạng căng thẳng, mất đoàn kết, bất ổn của
xã hội, gây hoang mang trong dân chúng,
làm ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân
đối với đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước.
Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp
hành chính trong lĩnh vực đất quốc phòng
có tính đa dạng: bằng con đường giải quyết
khiếu nại hành chính, theo đó, cá nhân, cơ
quan, tổ chức thực hiện khiếu nại đến các cơ
quan hành chính để được giải quyết theo thủ
tục hành chính; sau đó, có thể khởi kiện ra
Toà án nhân dân (TAND) theo quy định của
pháp luật tố tụng hành chính (Pháp lệnh Thủ
tục giải quyết các vụ án hành chính (gọi tắt
là Pháp lệnh) năm 1998, 2006 và cho đến
khi ban hành Luật Tố tụng hành chính năm
2010, 2015).
3 Loại việc được kiện hành chính bao gồm tất cả khiếu kiện về QĐHC, HVHC trong quá trình quản lý về đất quốc phòng,
việc được loại trừ chỉ là QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại
giao theo quy định của pháp luật.
1.2 Phương thức giải quyết tranh
chấp hành chính về đất sử dụng cho mục
đích quốc phòng
1.2.1 Khiếu nại hành chính
Cũng như tranh chấp hành chính về
đất đai khác, nếu không đồng ý với QĐHC
hoặc HVHC về quản lý đất đai của các chủ
thể có liên quan, cá nhân, tổ chức có quyền
khiếu nại theo quy định Điều 204 của Luật
Đất đai: “1. Người SDĐ, người có quyền lợi
và nghĩa vụ liên quan đến SDĐ có quyền
khiếu nại, khởi kiện QĐHC hoặc HVHC
về quản lý đất đai. 2. Trình tự, thủ tục giải
quyết khiếu nại QĐHC, HVHC về đất đai
thực hiện theo quy định của pháp luật về
khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu
kiện QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện
theo quy định của pháp luật về tố tụng hành
chính”.
1.2.2 Khởi kiện hành chính
- Thẩm quyền giải quyết đối với
khiếu kiện về đất sử dụng cho mục đích
quốc phòng: Mặc dù đất quốc phòng là loại
đất đặc thù, song, giải quyết khiếu kiện về
QĐHC, HVHC về đất quốc phòng cũng
thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng
hành chính 2015. Theo đó, thẩm quyền về
loại việc được quy định tại khoản 1 Điều 303
mà cá nhân, tổ chức có liên quan bị tác động
bởi QĐHC hoặc HVHC đó cho rằng quyền
và lợi ích của mình bị xâm phạm. Riêng
quyết định giao đất quốc phòng thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng sẽ không là đối tượng
khởi kiện.
Thẩm quyền theo cấp toà án là TAND
cấp tỉnh (Điều 32). Có 2 lý do: thẩm quyền
quản lý hành chính về đất quốc phòng chủ
yếu là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh,
các Bộ (Quốc phòng, Công an, Tài nguyên
và Môi trường). Và trường hợp UBND cấp
huyện thực hiện hoạt động quản lý liên quan
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
44 Số 5(357) T3/2018
đến đất quốc phòng có phát sinh tranh chấp
thì việc khiếu kiện cũng thuộc thẩm quyền
của TAND cấp tỉnh (Khoản 4 Điều 32). Trừ
trường hợp kiện về thu thuế SDĐ quốc phòng.
- Người khởi kiện, người bị kiện và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan,
tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với
QĐHC, HVHC: Trong trường hợp liên quan
đến đất quốc phòng, người khởi kiện có thể
là các đơn vị lực lượng vũ trang; các doanh
nghiệp quốc phòng; các đơn vị được thuê
đất quốc phòng thực hiện mục đích kinh
doanh; các tổ chức, cá nhân chịu sự tác động
của các quyết định thu hồi đất; bồi thường
do thu hồi đất; bồi thường do bị tác động
bởi hành lang an ninh quốc phòng, bị trưng
dụng đất Điều kiện chủ thể được xác định
theo nguyên tắc chung của Luật Tố tụng
hành chính: phải có năng lực chủ thể tố tụng
(năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố
tụng, tức là có quyền khởi kiện và có khả
năng thực hiện quyền khởi kiện).
+ Người bị kiện: trong lĩnh vực liên
quan đến đất quốc phòng, người bị kiện có
thể là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Bộ Tổng
tham mưu hoặc các Bộ trưởng khác trong
trường hợp ra quyết việc thu hồi đất và trưng
dụng đất vì mục đích quốc phòng. Với chủ
thể này, do đặc thù của cơ quan quản lý về
quốc phòng, an ninh nên dễ gây áp lực tâm
lý cho cơ quan xét xử và phía bên kia.
Ngoài ra, người bị kiện thường là
UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện liên quan
đến quyết định bồi thường (Điều 66 Luật
Đất đai năm 2013) hoặc cấp giấy chứng
nhận quyền SDĐ. Với chủ thể này, không
có điểm đặc biệt so với các trường hợp tranh
chấp hành chính về đất đai khác. Về năng
lực và tư cách chủ thể của nhóm này xét trên
cả bình diện lý thuyết và thực tế khả năng
tác động theo hướng tiêu cực cho việc đảm
bảo sự bình đẳng với các chủ thể tham gia tố
4
tụng khác là không nhiều.
2. Tình hình tranh chấp và giải quyết
tranh chấp hành chính về đất sử dụng cho
mục đích quốc phòng
2.1 Tình hình tranh chấp hành
chính về đất sử dụng cho mục đích
quốc phòng
Qua thông tin tìm kiếm trên mạng
xã hội với chủ đề “tranh chấp hành chính
về đất sử dụng vào mục đích an ninh, quốc
phòng” hay “tranh chấp đất quốc phòng” thì
kết quả về số liệu các vụ việc tranh chấp trực
tiếp về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất
vì mục đích an ninh, quốc phòng không
nhiều. Kết quả tìm kiếm về vụ tranh chấp ở
Đồng Tâm cho 2.460.000 kết quả; về SDĐ
quốc phòng sai mục đích cho thấy một số vụ
nổi bật như: Vụ đất quốc phòng cho tư nhân
thuê kinh doanh buôn bán là sai mục đích sử
dụng tại Đồng Nai với diện tích đất trên 100
mét vuông tại điểm giao nhau giữa đường
Đồng Khởi mới và cũ, được Bộ Tư lệnh
Quân đoàn 4 cho phép Văn phòng Bộ Tư
lệnh Quân đoàn làm dịch vụ kinh tế, bằng
cách liên kết khai thác dịch vụ ăn uống, giải
khát và các dịch vụ kinh tế khác, hay vụ một
số hộ dân tự ý xây dựng nhà cửa, làm hàng
quán trái phép, gây dư luận không tốt trong
nhân dân và chính quyền địa phương. Hay
tại Đà Nẵng, hàng loạt nhà xưởng không
phép "mọc" trên đất quốc phòng4 Qua
những thông tin thu thập mang tính tham
khảo nêu trên, có thể có nhận xét ban đầu
về tranh chấp hành chính về đất quốc phòng
thời gian qua như sau:
- Mặc dù số lượng vụ việc tranh chấp
trong lĩnh vực này không nhiều, nhưng vi
phạm về quản lý đất quốc phòng xảy ra khá
phổ biến (chủ yếu là lấn chiếm đất, SDĐ
quốc phòng không đúng mục đích) và các
vi phạm này được xử lý bằng các hình thức,
biện pháp xử phạt hành chính (phạt hành
chính, buộc tháo dỡ, thu hồi lại mặt bằng
hoặc diện tích đất bị lấn chiếm). Khi bị phạt,
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
45Số 5(357) T3/2018
các chủ thể thường chấp hành, không có
khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực này.
- Tranh chấp hành chính về đất quốc
phòng chủ yếu giải quyết bằng con đường
khiếu nại hành chính. Trong báo cáo tổng
kết của ngành Toà án các năm 2014, 2015,
2016 cũng không thấy số liệu tranh chấp liên
quan đến giao đất, thu hồi đất quốc phòng.
Điều đó cho phép suy luận, việc các chủ
thể bị thu hồi đất không đồng ý với QĐHC,
HVHC của cơ quan có thẩm quyền liên quan
đến đất quốc phòng thường chọn con đường
khiếu nại hành chính. Không có vụ việc
khiếu kiện nào phát sinh do các đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang đối với QĐHC của Bộ
trưởng, Bộ Tổng tham mưu hay việc giao
đất, thu hồi đất của UBND.
- Trong các vụ việc tranh chấp có liên
quan đến đất quốc phòng, có những vụ việc
tính chất phức tạp, bởi vì có sự đan xen giữa
đất quy hoạch vì mục đích an ninh quốc
phòng và đất không phải đất quốc phòng.
Điển hình như vụ tranh chấp ở xã Đồng Tâm
huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
2.2 Những hạn chế, bất cập trong
quy định của pháp luật về giải quyết tranh
chấp hành chính về đất sử dụng cho mục
đích quốc phòng
2.2.1 Hạn chế trong quy định của pháp
luật về đất đai và pháp luật tố tụng dân sự,
tố tụng hành chính
(i) Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
Nhà nước chỉ thu hồi đất trong trường hợp
thật cần thiết vì mục đích an ninh, quốc
phòng, để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng. Tuy nhiên, Luật
Đất đai năm 2013 đã cụ thể hóa một phạm vi
quá rộng các trường hợp được phép thu hồi
đất. Trong các trường hợp đó, tùy thuộc vào
quy mô, bên cạnh cơ quan có thẩm quyền
thu hồi đất, cần có sự chấp thuận của Hội
đồng nhân dân cùng cấp. Bên cạnh đó, cơ
chế thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
theo quy định của Luật Đất đai năm 2013
chưa giải quyết được những bất cập về vấn
đề mất sinh kế, mất việc làm của người bị thu
hồi đất, dẫn đến những mâu thuẫn, bức xúc
tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều địa phương.
(ii) Khoản 1 và khoản 2 Điều 34 Bộ
luật Tố tụng dân sự (TTDS) năm 2015 quy
định: 1. Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa
án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp
luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm
quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa
án có nhiệm vụ giải quyết; 2. Quyết định cá
biệt quy định tại khoản 1 Điều này là quyết
định đã được ban hành về một vấn đề cụ thể
và được áp dụng một lần đối với một hoặc
một số đối tượng cụ thể. Trường hợp vụ việc
dân sự có liên quan đến quyết định này thì
phải được Tòa án xem xét trong cùng một vụ
việc dân sự đó.
Công văn số 02/GĐ-TANDTC ngày
19/9/2016 của Chánh án TAND tối cao
hướng dẫn: Giấy chứng nhận quyền SDĐ là
QĐHC. Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền
cấp giấy chứng nhận quyền SDĐ cho một
chủ thể nào đó, mà đương sự trong vụ án dân
sự cho rằng việc cấp giấy đó là không đúng
quy định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
của họ thì họ có quyền yêu cầu Tòa án hủy
giấy chứng nhận SDĐ đó trong cùng một
vụ án dân sự theo Điều 34 Bộ luật TTDS
năm 2015.
Tuy nhiên, theo quy định của
Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2014/
TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
06/01/2014 về hướng dẫn thi hành Điều
32a của Bộ luật TTDS năm 2004 (TTLT
01/2014), khi xem xét yêu cầu hủy quyết
định cá biệt rõ ràng trái pháp luật, Tòa án
không áp dụng thời hiệu quy định trong
pháp luật tố tụng hành chính. Do vậy, trước
khi Bộ luật TTDS năm 2015 có hiệu lực
thì việc giải quyết yêu cầu hủy giấy chứng
nhận quyền SDĐ trong vụ án dân sự không
xem xét đến việc còn thời hiệu hay không.
Khoản 4 Điều 154 Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015 quy định:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi
tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết
hiệu lực. Như vậy, khi Bộ luật TTDS năm
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
46 Số 5(357) T3/2018
2004 hết hiệu lực thi hành thì TTLT 01/2014
cũng đồng thời hết hiệu lực. Khi Bộ luật
TTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành thì
không thể áp dụng Điều 5 TTLT 01/2014 để
xác định không áp dụng thời hiệu quy định
trong pháp luật tố tụng hành chính khi xem
xét yêu cầu hủy quyết định cá biệt rõ ràng
trái pháp luật.
2.2.2 Chồng chéo về trách nhiệm
trong hoạt động giải quyết tranh chấp hành
chính về đất sử dụng cho mục đích quốc
phòng
Như đã nêu, khiếu nại, hoặc/và khởi
kiện là các phương thức giải quyết tranh
chấp hành chính về đất quốc phòng. Việc
giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền thuộc
Chủ tịch UBND huyện, tỉnh. Các cơ quan
chuyên môn của UBND có vai trò tham mưu
giúp việc (bao gồm cơ quan quản lý về đất
đai cùng cấp và cơ quan thanh tra cùng cấp).
Trong một số trường hợp, cơ quan thanh tra
và cơ quan tài nguyên và môi trường có ý
kiến khác nhau về cùng một vấn đề trong
một vụ khiếu nại, thì vụ việc khó được giải
quyết dứt điểm. Người khiếu nại, kể cả
người bị khiếu nại có lý do để tiếp tục khiếu
nại và không thi hành quyết định giải quyết
khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh
đó, việc giao cho cơ quan tài nguyên và môi
trường trách nhiệm tham mưu giải quyết
khiếu nại có thể dẫn đến tính thiếu khách
quan do bị ảnh hưởng bởi yếu tố “ngành
dọc”5. Việc không thừa nhận có sai sót khiến
người khiếu nại phải tiếp tục khiếu nại tới
Chủ tịch UBND cấp tỉnh để được giải quyết
lần hai hoặc khởi kiện ra Tòa án.
2.2.3 Bất cập, hạn chế về tổ chức
của Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp
hành chính trong lĩnh vực đất đai
Hệ thống tổ chức Tòa án của nước ta
hiện nay vẫn còn thiếu thốn cơ sở vật chất
và ít nhân lực, thẩm phán khó có điều kiện
5 Nguyễn Thắng Lợi, Đổi mới cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai ở nước ta hiện nay,Tạp chí
Dân chủ và Pháp luật số 10/2013, tr. 9.
6 GS. Đặng Hùng Võ, “Lỗ hổng” trong quản lý đất đai ngày càng bị nới rộng”, tọa đàm "Chính sách, pháp luật về đất đai",
ngày 20/4/2017.
cập nhật các quy định mới của pháp luật
và ít có cơ hội trao đổi, thảo luận, học tập
kinh nghiệm, kỹ năng xét xử từ những đồng
nghiệp khác. Đây chính là một trong những
nguyên nhân dẫn đến việc chất lượng xét
xử nói chung, xét tranh chấp hành chính
về đất đai nói riêng thời gian vừa qua còn
thấp; nguyên tắc độc lập xét xử của Toà
án ít nhiều không được bảo đảm. Án hành
chính về tranh chấp đất đai, nhất là đất quốc
phòng chịu ảnh hưởng tác động, chi phối bởi
nhiều chủ thể bên ngoài hệ thống xét xử, ảnh
hưởng đến tính khách quan, công bằng.
2.2.4 Thiếu minh bạch trong quá trình
giải quyết tranh chấp hành chính về đất sử
dụng cho mục đích quốc phòng:
Giải quyết tranh chấp về đất đai nói
chung, đất quốc phòng nói riêng liên quan
đến quyền lợi của nhân dân, doanh nghiệp,
khả năng gây bức xúc xã hội rất cao vì các
vụ việc hành chính về đất có trường hợp số
người tham gia đông. Sự thiếu minh bạch
dễ dẫn đến hiểu sai, xử lý sai. Ví dụ như vụ
Đồng Tâm nói trên, do thông tin không đầy
đủ, không nhất quán nên đã khiến dư luận
hoang mang.
3. Những đề xuất, kiến nghị
3.1 Khắc phục những lỗ hổng trong
quản lý đất đai
Theo GS Đặng Hùng Võ6, hiện đang
có 3 lỗ hổng trong hệ thống quản lý đất đai:
Thứ nhất, vận hành chế độ công hữu
đất đai trong cơ chế thị trường là cực kỳ khó.
"Sở hữu đất đai là công hữu, nhưng chúng
ta lại thay thế và vận hành quyền SDĐ trên
thị trường. Đây là lỗ hổng nhạy cảm từ năm
1993. Lỗ hổng này đến nay càng rộng. Giá
quyền SDĐ là rất trừu tượng và thậm chí
lệch nhiều so với giá trị mảnh đất mang lại";
Thứ hai, cơ chế Nhà nước thu hồi đất
và thực hiện bồi thường hỗ trợ tái định cư. Cơ
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
47Số 5(357) T3/2018
chế này đã được xác lập từ Luật Đất đai đầu
tiên năm 1987 nhưng bồi thường hỗ trợ tái
định cư thì chưa có chính sách gì trong giai
đoạn đó. Tức là Nhà nước thu hồi đất và nếu
ai còn nhu cầu SDĐ thì Nhà nước sẽ giao đất
khác để sử dụng. Trong trường hợp không có
nguyện vọng tiếp tục sử dụng thì Nhà nước
sẽ thu hồi không và không có bồi thường gì.
Đến 1993, chúng ta dùng cơ chế Nhà nước
thu hồi đất trong trường hợp thật cần thiết để
sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Một tiêu
chí thu hồi đất rất đẹp nhưng vận dụng trong
thực tế là thu hồi tất cả các trường hợp, đối
với tất cả các dự án mà được phê duyệt của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tức là, cứ
trình lên Nhà nước phê duyệt là sẽ được thu
hồi bất luận dự án gì. Đến 2003, chúng ta đã
cố gắng đưa về thực tế tốt hơn, tức là rành
mạch ra cái nào Nhà nước thu hồi vì mục
đích kinh tế, chỉ rõ thu hồi đây là vì lợi ích
tư nhân, phát triển kinh tế. Nhà nước thu hồi
trong một số trường hợp khu công nghiệp,
khu kinh tế, công nghệ cao Những trường
hợp khác không được áp dụng cơ chế Nhà
nước thu hồi đất và xác định rõ tiêu chí nào
vì lợi ích quốc gia. "Tức là đất đó được sử
dụng để xây dựng các trụ sở của cơ quan nhà
nước, các tổ chức chính trị, sự nghiệp của
Nhà nước, không nhập nhèm. Trong đó, tôi
lưu ý không có chuyện dùng đất quốc phòng
để kinh doanh. Đất quốc phòng chỉ được sử
dụng trong mục đích bảo vệ đất nước, không
được mang ra kinh doanh”.
Thứ ba, Việt Nam hiện là một trong
những nước là QĐHC về đất đai đẻ ra tiền,
diện tích càng lớn tiền càng nhiều, là nguồn
cơn nguy cơ tham nhũng. Đây là cơ chế
không tốt.
Như vậy, cần khắc phục 3 lỗ hổng trên
để quản lý đất hiệu quả và hạn chế phát sinh
tranh chấp. Riêng đối với đất quốc phòng,
cần phải quán triệt nguyên tắc: đất quốc
phòng phải được sử dụng đúng mục đích,
hạn chế đến mức thấp nhất việc mang đất
quốc phòng ra kinh doanh.
3.2 Hoàn thiện quy định pháp luật về
đất đai
- Hoàn thiện Luật Đất đai năm 2013.
Sửa đổi quy định về thu hồi đất theo hướng
rất hạn chế các trường hợp được coi là “thật
sự cần thiết” để thu hồi, theo đúng tinh thần
của Hiến pháp năm 2013; đồng thời, cần làm
rõ hơn vai trò của Hội đồng nhân dân đối
với những quyết định thu hồi đất của UBND
cùng cấp; bổ sung quy định về thành phần
bắt buộc trong Hội đồng thẩm định giá đất
là các chuyên gia từ các cơ sở đào tạo, viện
nghiên cứu, khu vực doanh nghiệp định giá,
hiệp hội định giá nhằm đảm bảo tính khách
quan trong việc định giá đất.
- Ban hành Luật Ban hành QĐHC:
Luật phải xác định những gì là QĐHC, thẩm
quyền, căn cứ ban hành, các nguyên tắc về
tính hợp pháp của nội dung và hình thức của
QĐHC. Đồng thời với việc ban hành Luật
Ban hành QĐHC, Chính phủ và TAND tối
cao cần hướng dẫn xác định rõ các HVHC là
đối tượng của tranh chấp hành chính trong
lĩnh vực đất đai theo những yêu cầu và tính
chất đặc thù của hoạt động quản lý này, làm
cơ sở cho người dân đưa ra các yêu cầu và
chính quyền giải quyết các tranh chấp với
người dân.
- Khắc phục sự mâu thuẫn trong
Hướng dẫn thi hành luật Tố tụng hành chính
và Bộ luật TTDS. Chúng tôi đồng tình với
quan điểm Toà án giải quyết luôn việc huỷ
giấy chúng nhận quyền SDĐ trong vụ việc
dân sự, để đơn giản quá trình giải quyết cho
người dân.
3.3 Đảm bảo minh bạch, công khai
trong giải quyết tranh chấp hành chính về
đất đai
Đảm bảo quyền bình đẳng, dân chủ
cho các chủ thể trong quá trình giải quyết
tranh chấp hành chính về đất quốc phòng.
Các nguyên tắc cơ bản như: quyền tiếp cận
(Xem tiếp trang 64)
THÛÅC TIÏÎN PHAÁP LUÊÅT
48 Số 5(357) T3/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giai_quyet_tranh_chap_hanh_chinh_ve_dat_su_dung_vao_muc_dich.pdf