Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Ðầu tháng bảy vừa qua,
Chương trình Khí sinh học
(KSH) của Việt Nam đã
được công nhận là một
trong những dự án năng
lượng hàng đầu thế giới khi
nhận giải thưởng Ashden
danh giá tại Luân Ðôn (Anh). Nhưng thiết thực hơn
Chương trình KSH đã mở hướng cho việc giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và đem lại lợi ích kinh
tế cho người nông dân từ việc sử dụng nguồn năng lượng
sạch và rẻ tiền này.
6 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Ðầu tháng bảy vừa qua,
Chương trình Khí sinh học
(KSH) của Việt Nam đã
được công nhận là một
trong những dự án năng
lượng hàng đầu thế giới khi
nhận giải thưởng Ashden
danh giá tại Luân Ðôn (Anh). Nhưng thiết thực hơn
Chương trình KSH đã mở hướng cho việc giải quyết vấn đề
ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi và đem lại lợi ích kinh
tế cho người nông dân từ việc sử dụng nguồn năng lượng
sạch và rẻ tiền này.
Nông thôn sạch nhờ bi-ô-ga
Theo ước tính, có khoảng hơn hai triệu hộ chăn nuôi
trong cả nước đang chăn nuôi gia súc, tạo ra lượng chất thải
vô cùng lớn, mà ở đó đồng thời cũng tiềm ẩn nguy gây ô
nhiễm môi trường cho chính các vùng chăn nuôi. Năm
2003, được sự giúp đỡ của Chính phủ Hà Lan, Cục Chăn
nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp
với Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) đã triển khai Chương
trình KSH, nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân nông
thôn Việt Nam thông qua khai thác các lợi ích về kinh tế -
xã hội và môi trường của công trình KSH quy mô hộ gia
đình. Mục tiêu của chương trình tới năm 2012 sẽ xây dựng
166.000 công trình KSH. Cho đến nay, 88 nghìn công trình
KSH trên địa bàn 45 tỉnh, thành phố đã được hoàn thành.
Theo Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Kim Giao
(đồng Giám đốc dự án KSH), trải qua rất nhiều lần nghiên
cứu và thử nghiệm, Cục Chăn nuôi và SNV đã thiết lập
được hai mô hình thiết kế công trình KSH (còn gọi là hầm
bi-ô-ga) phù hợp với chăn nuôi quy mô hộ ở nông thôn.
Mỗi hầm bi-ô-ga có thể tích từ 4 m3 đến 50 m3, nắp đậy cố
định hình vòm cầu, phân giải từ nguồn phân chuồng và các
chất thải nhà vệ sinh để sản sinh ra KSH, có thể thay thế
khí đốt hóa lỏng, than đá, củi và phụ phẩm nông nghiệp để
đun nấu. Những công trình KSH có thể tích lớn được sử
dụng cho các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô bán
thương mại; còn loại công trình thể tích nhỏ phù hợp với
các hộ gia đình có lượng chất thải ít (khoảng sáu con lợn
hoặc hai con trâu, bò, và thậm chí được kết nối với nhà vệ
sinh). Công trình KSH nạp các nguyên liệu hữu cơ chính là
phân động vật đưa vào một bể kín, nơi đó vi khuẩn có thể
phân giải và sản sinh ra KSH - một hỗn hợp khí mà thành
phần chủ yếu là khí mê-tan và các-bon đi-ô-xít. KSH có thể
làm nhiên liệu để đun nấu hoặc sử dụng cho các mục đích
khác và các chất thải sau khi phân giải có thể được sử dụng
làm phân hữu cơ. Với một công trình KSH có quy mô nông
hộ cũng đủ cung cấp nhiên liệu cho nhu cầu đun nấu và
chiếu sáng cho một gia đình, thậm chí một số hộ gia đình
còn sử dụng KSH để chạy máy phát điện.
Các hộ dân trả tiền để xây dựng công trình KSH. Với
dung tích khoảng từ 6 đến 50 m3, sau khi các công trình
được đánh giá hoạt động tốt, thì mỗi hộ sẽ được nhận hỗ trợ
1,2 triệu đồng từ dự án và 570 nghìn đồng từ địa phương.
Ðến cuối năm 2009, chương trình đã hỗ trợ trực tiếp hơn 78
nghìn công trình KSH tại 37 tỉnh, thành phố. Với trung
bình mỗi hộ gia đình có năm người, thì chương trình đã
mang lại lợi ích cho gần 390 nghìn người. Trong năm 2010,
Chương trình dự kiến sẽ xây dựng thêm 29 nghìn công
trình. Ðiều mà các hộ gia đình đánh giá cao về hầm KSH là
giúp họ quản lý nguồn phân chuồng một cách vừa đơn giản
vừa hiệu quả, không chỉ giữ cho nhà cửa sạch sẽ, không có
mùi khó chịu, ít ruồi mà các phụ phẩm KSH dùng để bón
cho cây trồng còn tốt hơn nhiều so với phân tươi, lại thay
thế được một số phân bón hóa học và làm tăng năng suất
cây trồng. Hiện đã có 60% số nông dân trong số 78 nghìn
hộ làm hầm KSH đã sử dụng phụ phẩm của hầm KSH để
bón cho cây trồng, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng thu
nhập cho hộ gia đình. Nhờ công trình KSH, tiết kiệm được
thời gian và tiền bạc vì không phải đun nấu bằng bếp củi
hoặc bếp than. Ông Nguyễn Văn Vách (thôn Thượng Ðỗ,
tỉnh Hải Dương) cho biết: "Gia đình tôi đã xây dựng hầm
bi-ô-ga vào năm 2008, bây giờ ngoài việc làm sạch môi
trường chung quanh, chúng tôi còn có nguồn năng lượng
miễn phí để nấu các bữa ăn rất nhanh, mà không bị khói
vào mắt khi đun nấu". Cũng theo khảo sát của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, chi tiêu của các hộ gia đình
sau khi xây dựng công trình KSH cho các loại năng lượng
(mua gas, củi đốt, điện, thắp sáng) từ 3,6 triệu đồng giảm
xuống còn 1,4 triệu đồng mỗi năm, tức là tiết kiệm được
bình quân 2,2 triệu đồng/năm, chi phí năng lượng còn lại
chỉ phải trả là tiền điện. Chương trình cũng góp phần tạo
công ăn việc làm cho hơn 1.800 thợ xây ở các vùng nông
thôn.
Hướng tới thị trường khí sinh học
Nhận thấy rõ hiệu quả thiết thực từ hầm bi-ô-ga, trong
thời gian qua, chương trình KSH đã nhận được sự hưởng
ứng tích cực từ các địa phương và người chăn nuôi. Trong
thời gian ngắn, chương trình đã triển khai đồng bộ từ 12
tỉnh năm 2003 lên tới 45 tỉnh, thành phố năm 2010 và sẽ
tiếp tục nhân rộng lên 55 tỉnh vào năm 2012. Nhận định về
hướng phát triển và nhân rộng của những công trình KSH,
ông Tom Derkesen, Giám đốc SNV Việt Nam cho rằng:
"Chúng ta đã thành công với các hầm bi-ô-ga quy mô nhỏ,
bằng cách phổ biến và sử dụng khí sinh học tại những hộ
chăn nuôi lợn.Trong thời gian tới, khi Việt Nam chuyển
dần sang chăn nuôi tập trung với quy mô lớn thì cần phải
hợp tác để xây dựng các công trình có quy mô lớn hơn và
ứng dụng KSH đa dạng hơn, hướng tới thị trường KSH
trong cuộc sống. Nó không chỉ cung cấp khí đốt cho các hộ
gia đình, mà còn có thể xây dựng được các nhà máy phát
điện với quy mô nhỏ cung cấp điện cho địa bàn một hoặc
vài xã".
Từ khảo sát thực tế tại các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh,
Vĩnh Phúc... cho thấy, những công trình KSH xây dựng đầu
tiên từ năm 2003 đến nay vẫn vận hành tốt. Tuy nhiên,
nhiều hộ gia đình cho biết, những công trình quy mô nhỏ (5
đến 6 m3) trước đây tỏ ra không đáp ứng được nhu cầu
chăn nuôi hiện nay. Bởi thế, các hộ chăn nuôi cần phải có
các hoạch định dài hơi trong chăn nuôi để xây dựng những
hầm bi-ô-ga có dung tích lớn (khoảng 10 đến 20 m3), mới
đáp ứng đủ nhu cầu xử lý chất thải. Mặc khác, để nhân rộng
và phát triển nhanh các công trình KSH trên cả nước theo
mục tiêu đề ra, rất cần sự nỗ lực của các cơ quan chức
năng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các nhà tài
trợ và chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hộ dân
vay vốn ưu đãi đầu tư xây dựng hầm bi-ô-ga phù hợp với
nhu cầu phát triển chăn nuôi hàng hóa.
XH (nguồn: ND)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 49_3207.pdf