Giải thích hiến pháp và luật

Từ những điều đã phân tích ở phần trên, chế định giải thích Hiến pháp và luật là một chế định thể hiện cơ chế cũ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trước đây, được sao chép lại hay có thể nói một cách mềm hơn là kế thừa từ hệ thống pháp luật của Liên xô cũ, mà sâu xa hơn nữa chế định này được sao chép/kế thừa từ hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật văn bản của Châu Âu phần lục địa, mà đến nay nhiều nước của hệ thống này cũng không sử dụng. Hệ thống văn bản pháp luật do con người làm ra, con người có khuyết tật nên văn của con người cũng có khuyết tật, vẫn được gọi là những lỗ hổng. Những lỗ hổng này sẽ được sửa chữa bằng chính họat động lập pháp của Quốc hội và bằng chính các hoạt động giải thích của Tòa án. Việc giải thích Hiến pháp thường rơi vào việc giải thích của Tòa án tối cao. Việc liên quan đến quy định của Hiến pháp là những quy định rất khó khăn cho mỗi khi áp dụng, vì vậy những vụ việc này thường được đẩy lên cấp cuối cùng của hệ thống tư pháp.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải thích hiến pháp và luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 3 GIẢI THÍCH HIẾN PHÁP VÀ LUẬT Nguyễn Đăng Dung 1 CAÛI CAÙCH TÖ PHAÙP 1 Giáo sư, Tiến sỹ, Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Xem, Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu: Lý luận chung Nhà nước và pháp luật tr. 413 - 414 Nxb. Giao thông vận tải Ha nội 2009. Xem : Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật Trong lý luận nhà nước và pháp luật của các nước xã hội chủ nghĩa, thông thường giải thích pháp luật có hai hình thức: giải thích chính thức – bắt buộc phải thực hiện – và giải thích không chính thức – không bắt buộc phải thực hiện2. Giải thích không chính thống là giải thích của tất cả chủ thể trong xã hội nhưng không bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện. Trong số đó phải tính đến giải thích của các nhà khoa học luật pháp đóng một vai trò quan trọng. Hàng ngày đội ngũ này cung cấp một loại các bài báo, các sách vở khác nhau giúp cho xã hội tăng cường sự nhận thức về các văn bản pháp luật, nhưng đó không phải là những giải thích chính thống. Người sử dụng các sản phẩm giải thích này trong hoạt động của mình phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phạm vi của bài viết này chỉ tập trung vào bàn những vấn đề có liên quan đến phạm vi, chủ thể của giải thích chính thống. Những giải thích có mục tiêu bắt buộc các chủ thể trong xã hội phải thực hiện khi có liên quan. Giải thích chính thức luật pháp được Hiến pháp trước đây và hiện nay quy định cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trong những trường hợp các quy định của Hiến pháp cần có một sự giải thích thì Ủy ban thường vụ Quốc hội thường ban hành một văn bản được gọi là nghị quyết, chứa đựng nội dung của sự giải thích. Quy trình giải thích Hiến pháp của Ủy ban Thường vụ như quy trình thông qua một dự thảo pháp lệnh được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Chương XIV với tiêu đề: Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh, Luật nói trên quy định nguyên tắc của giải thích: i.Đúng với tinh thần, mục đích, yêu cầu, quan điểm chỉ đạo ban Tóm tắt: Mặc dù được Hiến pháp quy định quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh, nhưng vì không trực tiếp áp dụng pháp luật, nên rất hiếm khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện. Giải thích Hiến pháp nên được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng nhất, mọi chủ thể trong xã hội đều có quyền giải thích Hiến pháp. Nhưng ở nghĩa hẹp nhất, giải thích này được quy định cho tất cả các chủ thể là các cơ quan nhà nước, nhưng quyền giải thích cuối cùng nằm trong tay cơ quan Tòa án. Mọi sự giải thích phải được đặt trong phạm vi quyền hạn xét xử của cơ quan Tòa án. Từ khóa: Giải thích Hiến pháp; hoạt động lập pháp của Quốc hội; hoạt động giải thích của Tòa án. Nhận bài: 10/10/2016; Hoàn thành biên tập: 25/11/2016; Duyệt đăng: 20/12/2016 Interpretation of the Constitution and the Law Abstract: The Standing Committee of the National Assembly seldomly performs the authority of interpreting constitution, laws and ordinance which is regulated by the Consitution since it doesnot directly execute these legal documents. Constitution interpretation should be defined both broadly and narrowly. In the broadest sense, all subjects in the society reserve right to interprete constitution. The most narrowly, the interpretation is reserved to subjects of the State bodies, but the final interpretation is assigned to the court. All the explanations must be placed within the jurisdiction of the courts. Keywords: Interpretation of the Constitution; Legislative activities of the National Assembly; Active interpretation of the Court. Received: Oct 10th, 2016; Editingcompleted: Nov 25th, 2016; Accepted for publication: Dec 20 th, 2016. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 4 hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh; ii. Phù hợp với nội dung, ngôn ngữ của Hiến pháp, luật, pháp lệnh; và iii. Không được sửa đổi, bổ sung hoặc đặt ra quy định mới. (Điều 158 Luật BHVBQPPL). Quy định là phạm vi giải thích. Nói một cách khác giải thích phải nằm trong phạm vi khuôn khổ cũng như tinh thần của nhà lập pháp. Nhiệm vụ này được Hiến pháp quy định tại Điều 74, khoản 2: Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh. Quy định Hiến pháp này được Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định trình tự thủ tục thực hiện quyền giải thích pháp luật tại Điều 47 như sau: 1. Ủy ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận hoặc kiến nghị của đại biểu Quốc hội quyết định việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh. 2. Tùy theo tính chất, nội dung của vấn đề cần được giải thích, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội xây dựng dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. 3. Dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh phải được Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thẩm tra về sự phù hợp của dự thảo nghị quyết giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh với tinh thần và nội dung quy định được giải thích của Hiến pháp, luật, pháp lệnh. Quy định này tương tự như việc giải thích Hiến pháp và Luật của Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao3. Thực ra quy định này còn có xuất xứ từ nguyên tắc của hệ thống pháp luật văn bản (Luật Dân sự - Civil law) của Châu Âu lục địa Theo nguyên tắc: “Người làm được việc lớn, thì tất nhiên bao giờ cũng làm được việc nhỏ” của hệ thống Luật La mã cổ đại (qui peut le plus peut le moins)4 . Trong điều kiện hiện nay điều trên có lẽ là không còn phù hợp. Người thủ trưởng của một tổ chức không thể có một khả năng làm được tất cả mọi việc. Trước đây người Pháp cũng có quy định về việc giải thích Hiến pháp và luật cho cơ quan lập pháp của mình. Nhưng sau nhiều thời gian cơ quan lập pháp không thực hiện được nên hiện nay chức năng giải thích Hiến pháp và luật được chuyền cho Tòa án tư pháp. Trong khi đó, mặc dù không nằm trong hệ thống/ dòng họ Civil Law, pháp luật của các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây vẫn có những đặc điểm cơ bản mang biểu hiện của dòng pháp luật này: Tòa án không được quyền giải thích luật. Quyền đó thuộc về Ủy ban thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực hoạt động thường xuyên của cơ quan có quyền lập pháp. Hiến pháp trước đây và Hiến pháp hiện hành cũng quy định như vậy, không có sự thay đổi. Uỷ ban thường vụ Quốc hội Việt Nam trong lịch sử của Việt Nam rất ít sử dụng quyền hiến định này.Theo thống kê kể từ ngày Hiến pháp quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, Luật, pháp lệnh đến nay mới tiến hành được 5 lần5 . Sở dĩ có hiện tượng trên, vì Uỷ ban thường vụ Quốc hội không phải là chủ thể quan trọng của sự áp dụng Hiến pháp và luật. Một khi không là chủ thể áp dụng thì, sẽ không bao giờ cảm thấy sự mắc mớ của quy phạm Hiến pháp và luật. Không thể là một sự ngẫu nhiên mà người ta giao thẩm quyền giải thích luật cho các Thẩm phán của Toà án ở nhiều nước. Một quy tắc của quy phạm có thể được hiểu ở nhiều giác độ khác nhau, các chủ thể có 3 Xem, Luật Nhà nước CHLBXV. Moscow 1989 tr. 304 (tiếng Nga) 4 Xem, Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Giáo dục quốc gia, S. 1961, t. 104 5 Trần Ngọc Đường: Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh trong thời gian tới từ thực tiễn hoạt độngcủa Quốc hội / Hội thảo Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh theo Hiến pháp năm 2013 của Viện Nghiên cứu lập pháp Hà nội tháng 6 năm 2016 Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 5 thể áp dụng theo cách hiểu đa dạng, phụ thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể, để có được quyền lợi thuộc về mình. Một khi giữa họ không có mâu thuẫn về quyền lợi, thì là điều tốt. Nhưng một khi quyền lợi mâu thuẫn trong cùng một việc áp dụng nội dung của quy phạm, thì họ phải nại ra toà, nơi duy nhất hiện nay được nhiều nước quy định có thẩm quyền phán xử sự đúng sai của mỗi bên. Chính phận sự phải phán quyết các vụ việc mâu thuẫn buộc Tòa án phải có chức năng giải thích chính thức các quy định của pháp luật. Đó là thẩm quyền được giải thích luật của Toà án, chứ không phải của một cơ quan nào khác, kể cả Quốc hội – nơi ban hành ra văn bản chứa đựng quy phạm. Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội với tư cách là một cơ quan lập pháp, và cơ cấu thường trực của quyền lập pháp, có quyền sửa đổi các đạo luật, pháp lệnh đã được ban hành, theo một trình tự nhất định. Một khi luật hoặc pháp lệnh đã được sửa đổi, thì lúc bấy giờ cho phép các cơ quan, các chủ thể áp dụng theo tinh thần của luật mới chứ không phải luật cũ. Đó là quyền lập pháp mà không phải là quyền giải thích. Quyền làm luật là một chuyện, còn quyền giải thích nó để áp dụng, lại là một chuyện khác. Đó là hai chuyện thuộc 2 quyền lập pháp và tư pháp rất khác nhau, cần phải phân biệt và không nên nhầm lẫn. Ở góc độ chấp hành Hiến pháp, việc ban hành các đạo luật cần phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp, thì ở nghĩa rộng theo tôi cũng là giải thích Hiến pháp. Quyền giải thích này nằm ở chỗ các văn bản luật của Quốc hội khi được thông qua phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp. Việc thực thi quy định giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội có một số khó khăn nhất định sau: Thứ nhất, không được đặt trong một trường hợp cụ thể cho dù các thành viên của Uỷ ban thường vụ Quốc hội có tài ba đến mấy đi chăng nữa, cũng khó có thể giải thích được. Giải thích rồi để áp dụng, mà không giải thích rồi lại để đấy, không áp dụng, tức là sự giải thích này không có ý nghĩa. Trong trường hợp Uỷ ban thường vụ Quốc hội giải thích một văn bản luật nào đó, tức là Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thực hiện quyền ra làm luật/pháp lệnh của mình để thay thế cho một luật/ pháp lệnh trước đó. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã quy định trình tự giải thích như trình tự thông qua một dự án pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Thứ hai, muốn giải thích được điều luật một cách chính xác, thì phải trăn trở với nó. Và muốn trăn trở thì buộc phải đặt việc giải thích trong một vụ việc cụ thể, gắn với các sự kiện pháp lý. Chỉ có Toà án với nguyên tắc nghĩa vụ phải xét xử của Thẩm phán (Obligation de juger), mà không thể nại ra rằng, vì không có luật, nên mới có điều kiện cũng như nghĩa vụ trách nhiệm bắt buộc cho việc giải thích này. Điều phân tích trên còn có nghĩa, giải thích điều luật phải gắn với một trường hợp cụ thể, mà không giải thích chung chung, tức là phải gắn với hoạt động xét xử một vụ việc cụ thể. Việc chúng trở thành điều luật là được áp dụng cho những trường hợp tương tự cho sau này, mà hoàn toàn thuần khiết chúng vốn dĩ không phải là luật. Vì không gắn với một trường hợp cụ thể, nên trong thực tế ở Việt nam đã có trường hợp: mặc dù một quy phạm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, nhưng vì chưa thỏa mãn với nội dung giải thích người yêu cầu, vẫn thỉnh cầu UBTVQH giải thích ngay chính những điều đã giải thích6. Thứ ba, nếu như để quyền giải thích Hiến pháp trong thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, thì vô hình dung đã nhầm lẫn giữa quyền tư pháp và lập pháp, không bảo đảm được nguyên tắc về sự phân công, phân nhiệm rạch ròi giữa các quyền lập pháp, hành pháp, và tư pháp. Cần phải phân biệt giữa lập pháp và tư pháp, ông Sandra Day O’ Connor cho rằng: 6 Vũ Đức Khiển: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải thích luật, pháp lệnh theo quy định của Hiến pháp 2013/ Hội thảo Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh theo Hiến pháp năm 2013 của Viện Nghiên cứu lập pháp. Hà nội tháng 6 năm 2016 HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 6 “Khi vai trò của những nhà lập pháp và quan toà được trao cho hai cơ quan khác nhau, sự quản lý tuỳ tiện sẽ không còn. Khi quyền làm luật được tách ra khái quyền hiểu và áp dụng luật, thì chính nền tảng của pháp quyền sẽ được tăng cường, khi đó các tranh chấp được điều chỉnh trên cơ sở luật đã được xây dựng từ trước.”7 GS. Vũ Văn Mẫu của thời Việt Nam Cộng hòa trước đây cũng có quan điểm tương tự. Ông viết: “.. bất luận gặp trường hợp lập pháp tối nghĩa hay không quy định đầy đủ cũng cần để cho Thẩm phán có quyền xét xử không phải hỏi lại các quyền lập pháp giải thích cho rõ nghĩa. Quyền lập pháp chỉ nhiệm vụ làm ra các luật có tính tổng quát. Một khi áp dụng các luật ấy vào từng trường hợp phân tranh, nghĩa là vào các việc có tính cá nhân, không nên để cho quyền lập pháp có quyền giải thích để tránh những thiên vị đáng tiếc xảy ra. Vì vậy quyền giải thích phải dành cho các Thẩm phán.8” Rất khác với các Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 2013 có phân định rất rõ ràng giữa 3 quyền: Quốc Hội có lập pháp ở Điều 60, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp ở Điều 94 và Tòa án thực hiện quyền tư pháp ở Điều 102. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc hoàn thiện chế định giải thích Hiến pháp, luật cho Tòa án ở Việt Nam và chính án lệ là nguồn bổ sung cho sự thiếu hụt các quy định của Hiến pháp và luật. Chữ “tư pháp”, cùng quyền tư pháp hiện nay ở Việt Nam dùng chỉ hoạt động của Tòa án theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Điều 102 là một thành công rất lớn trong hoạt động lập hiến của Việt Nam. Nhưng hoạt động tư pháp này chỉ dùng để chỉ cho hoạt động xét xử của Tòa án thì lại quá hẹp. Vì nó chưa nói lên hoạt động phải giải thích luật của Tòa án. Muốn áp dụng luật cho một trường hợp cụ thể đòi hỏi người Thẩm phán phải giải thích quy phạm đó cho một trường hợp phải áp dụng. Thuở ban đầu mới thành lập ra nhà nước dân chủ đầu tiên ở Châu Mỹ La tinh, nước Mỹ cũng chưa hình dung ra được quyền giải thích Hiến pháp và giải thích luật của Tòa án. Nhưng với sự cấp bách của vấn đề, họ đã nhận ra chức năng ngay ở những ngày đầu tiên thi hành Hiến pháp mới được thông qua của nền cộng hòa: Tư tưởng dân chủ nhấn mạnh vai trò của cơ quan lập pháp với tư cách là cơ quan đại diện cho ý chí của nhân dân. Nhưng người Mỹ đã sớm nhận ra cơ quan lập pháp của họ cũng giống như những ông hoàng có thể đe dọa đến quyền con người và tự do của họ. Chính vì lẽ đó cùng với tư tưởng phân quyền với nguyên tắc kiểm soát và cân bằng, chế độ bảo hiến bằng tư pháp / Tòa án đã mau chóng trở thành trụ cột nền dân chủ nước Mỹ. Không đầy một chục năm sau khi thành lập ra nhà nước liên bang chặt chẽ, ở cấp độ liên bang, Chánh án J. Marshall đã tuyên bố công khai quyền xem xét lại các văn bản luật theo thủ tục tư pháp của Tòa qua vụ Marbury kiện Madison (1803). Bằng ngôn từ nổi tiếng ông đã tuyên bố: ”Trách nhiệm và bổn phận chính của cơ quan tư pháp là giải thích luật. Bổn phận này thậm chí bao hàm cả quyền của các Tòa án bác bỏ các đạo luật của Quốc hội nếu những đạo luật này vi phạm Hiến pháp.9 ” Đây là chức năng cơ bản của ngành tư pháp. Chức năng giải thích này còn rõ hơn và còn có thể đứng trên cả chức năng xét xử mà chúng ta vẫn thường gọi. Chính tuyên bố này đã làm nên tên tuổi của ông trong ngành tư pháp của nước Mỹ và cả thế giới. Thẩm quyền này bao gồm quyền Tòa án Mỹ quốc ở bất kỳ một cấp bậc nào đều có quyền được bác bỏ các đạo luật bị phát hiện là trái Hiến pháp. Chức năng này góp phần tạo nên nhiều án lệ vừa bổ sung cho sự thiếu hụt hệ thống pháp luật của 7Xem, Remarks by Sandra Day O’ Connor, The importance of Judicical Independence, Arab Judicical Forum, Manama, Bahrain, September 15, 2003. 8 Vũ Văn Mẫu , Sđ d tr. 301 9 Xem, A. E. Dick Howard: Giải thích pháp luật: Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan thảm định tính hợp hiến. Trong tập TATC Hoa kỳ: Tòa án cao nhất của quốc gia, Electronic Journa l 4- 2005 Soá thaùng 1/2017 - Naêm thöù Möôøi Hai 7 nước Mỹ vừa làm Hiến pháp của họ có cuộc sống dài hơn. Vì Tòa án của họ được quyền giải thích các quy phạm Hiến pháp phù hợp với từng giai đoạn biến chuyển thời gian. Ngoài việc Hiến pháp quy định quyền giải thích Hiến pháp và luật cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong pháp luật Việt Nam còn quy định cho việc các cơ quan nhà nước khác chủ yếu là các cơ quan hành pháp của trung ương có quyền ban hành những văn bản hướng dẫn thực thi luật và pháp lệnh. Nhiệm vụ này thường được quy định rõ trong các điều khoản của luật, hoặc thường thường như trước đây được quy định trong chương cuối cùng của mỗi đạo luật: Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành đạo luật. Việc chủ thể ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền nhằm hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng là hình thức giải thích pháp luật. Chúng ta thường bắt gặp trong các văn bản “quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành” của chủ thể hành pháp đều là thể hiện “ý định lập pháp” của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội. Mặt khác, trong các quy định hướng dẫn thi hành của cơ quan có thẩm quyền có nhiều quy định giải thích theo nghĩa đen của từ ngữ, khái niệm – cũng là một loại giải thích pháp luật. Chẳng hạn Điều 3, Nghị định số 161/2005/NĐ-CP ngày 28/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Luật BHVBQPPL) năm 1996 và Luật BHVBQPPL năm 2002 sửa đổi bổ sung Luật BHVBQPPL năm 1996 giải thích cụ thể các dấu hiệu của khái niệm “văn bản quy phạm pháp luật” tại Điều 1 của Luật BHVBQPPL năm 1996 định nghĩa. Tôi cho rằng ở nghĩa rộng thì đây cũng chính là quyền giải thích luật của các cơ quan hành pháp. Ngoài việc giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc giải thích Hiến pháp và luật còn nằm ở các văn bản dưới luật của các cơ quan hành pháp. Chẳng hạn Luật Doanh nghiệp bỏ đi hàng loạt các giấy phép, để tăng quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp và những người muốn tham gia vào hoạt động kinh doanh, tăng sản phẩm cho xã hội. Đó là một chính sách mới, với mục đích làm giảm đi những thủ tục phức tạp gây khó khăn cho công việc thành lập ra các doanh nghiệp mới. Nhưng khi đến các cơ quan, ban, ngành của Nhà nước tổ chức thực hiện luật trên lại biến các loại giấy phép bị luật bãi bỏ thành các loại giấy phép con. Chính việc đặt ra các quy chế như thể vô tình hay cố ý đã xâm phạm đến quyền của công dân. Các quy định do các cơ quan nhà nước đặt ra để cụ thể hoá, tức là giải thích các quy định của các cơ quan nhà nước cấp trên còn có rất nhiều quy định cần phải bãi bỏ. Sự đặt ra các quy định riêng của các cơ quan nhà nước chứng tỏ một thái độ không tôn trọng pháp luật, không muốn xử lý công việc theo pháp luật, mà theo các quy định của riêng mình. Điều này dẫn đến một thực trạng là nhiều bộ, ngành ban hành những quy định trái pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý nhà nước nhất là ở cấp trung ương như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng có thể chấp nhận được vì một trong những chức năng cuả các cơ quan đó là có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật (pháp quy) để tổ chức việc thực thi các văn bản pháp luật của Quốc hội. Nhưng việc ban hành các văn bản này ở những cơ quan không phải trung ương, nhất là cấp cơ sở và cấp địa phương nhằm giải thích các quy định của cấp trên, nhưng nhiều khi lại mâu thuẫn với quy định của cấp trên. Về nguyên tắc, tất cả những hướng dẫn của các cơ quan hành pháp kể cả của trung ương và địa phương nếu không có sự ủy thác được quy định rõ trong các văn bản luật của Quốc hội, văn bản pháp lệnh của Ủy Ban thường vụ Quốc hội đều không phải là giải thích chính thống. Các chủ thể có liên quan không có trách nhiệm phải thực thi. Nếu được ủy quyền, thì việc giải thích này cũng như của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội là giải thích chính thống, vì chúng được quy định trong luật, buộc các chủ thể liên quan phải thực hiện. Tất cả những giải thích đó phải được đặt trong vòng xét xử của Tòa án để đảm bảo tính HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 8 hợp hiến của các văn bản giải thích, khi có một chủ thể nào nại ra rằng văn bản hướng dẫn, hoặc văn bản giải thích vi phạm Hiến pháp và luật gây ra/có tác dụng gây ra thiệt hại về quyền và lợi ích của họ. Từ những điều phân tích trên, chúng tôi cho rằng quyền giải thích Hiến pháp, luật theo nghĩa hẹp nên dành cho chủ thể áp dụng luật đặc biệt là Tòa án, nhưng mức độ tùy thuộc vào vấn đề cần phải giải thích. Chủ thể Tòa án nên chăng có quyền giải thích đầy đủ các văn bản pháp luật, khi và chỉ khi có những khiếu nại hay những vụ việc phải xét xử. Vì vậy, chúng tôi cho rằng chỉ có giải thích của Tòa án mới là giải thích chính thức. Trong quá trình thực hiện chức năng xét xử của mình Tòa án có quyền giải thích chính thức các quy định của Hiến pháp và luật. Như vậy, ở nghĩa rộng nhất của vấn đề và đứng dưới giác độ giải thích Hiến pháp thì có thể hiểu rằng việc ban hành các văn bản Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng như việc ban hành các văn bản dưới luật, dưới pháp lệnh của các cơ quan hành pháp nhằm mục đích tổ chức thực hiện luật, cùng việc xét xử của các thẩm phán đều được hiểu là giải thích Hiến pháp. Về nguyên tắc mọi văn bản ban hành dưới Hiến pháp của bất kể cơ quan nào đều có thể được nại ra trước Tòa án để tuyên văn bản đó là vi hiến. Nếu không như vậy thì theo cách nói của J. Marshall, việc ban hành Hiến pháp chỉ là một cố gắng vô ích10 . Ngoài những giải thích đã được phân tích ở phần trên còn có thể có nhiều giải thích của các người khác như các nhà luật học, các nhà khoa học, nhưng giải thích của họ không mang tính chính thống, các chủ thể có liên quan không có trách nhiệm phải thực thi và cũng không bị Tòa án xét xử. Kết luận Từ những điều đã phân tích ở phần trên, chế định giải thích Hiến pháp và luật là một chế định thể hiện cơ chế cũ hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa trước đây, được sao chép lại hay có thể nói một cách mềm hơn là kế thừa từ hệ thống pháp luật của Liên xô cũ, mà sâu xa hơn nữa chế định này được sao chép/kế thừa từ hệ thống pháp luật Civil Law, hệ thống pháp luật văn bản của Châu Âu phần lục địa, mà đến nay nhiều nước của hệ thống này cũng không sử dụng. Hệ thống văn bản pháp luật do con người làm ra, con người có khuyết tật nên văn của con người cũng có khuyết tật, vẫn được gọi là những lỗ hổng. Những lỗ hổng này sẽ được sửa chữa bằng chính họat động lập pháp của Quốc hội và bằng chính các hoạt động giải thích của Tòa án. Việc giải thích Hiến pháp thường rơi vào việc giải thích của Tòa án tối cao. Việc liên quan đến quy định của Hiến pháp là những quy định rất khó khăn cho mỗi khi áp dụng, vì vậy những vụ việc này thường được đẩy lên cấp cuối cùng của hệ thống tư pháp./. Tài liệu Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà nội: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật; Luật Nhà nước CHLBXV. Moscow, 1989; Vũ Văn Mẫu, Dân luật khái luận, Bộ Giáo dục quốc gia, S. 1961; Trần Ngọc Đường: Thực trạng và nhu cầu giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh trong thời gian tới từ thực tiễn hoạt độngcủa Quốc hội / Hội thảo Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh theo Hiến pháp năm 2013 của Viện Nghiên cứu lập pháp Hà nội tháng 6 năm 2016; Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu: Lý luận chung Nhà nước và pháp luật. Nxb. Giao thông vận tải, Hà nội 2009; Remarks by Sandra Day O’ Connor, The importance of Judicical Independence, Arab Judicical Forum, Manama, Bahrain, September 15, 2003; J. Marshall: Vụ Mabury kháng Madsin 1803; A. E. Dick Howard: Giải thích pháp luật: Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan thẩm định tính hợp hiến. Trong tập TATC Hoa kỳ: Tòa án cao nhất của quốc gia, Electronic Journal 4- 2005. 10 J. Marshal: Vụ Mabury kháng Madsin 1803

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai_thich_hien_phap_va_luat.pdf
Tài liệu liên quan