Mặc dù Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao đã có hướng dẫn về trường hợp người phạm
tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết
giảm nhẹ, nhưng đó là hướng dẫn cho Điều 65
về “Án treo”. Do đó, cũng cần có hướng dẫn cụ
thể về trường hợp này đối với Điều 54 BLHS về
“Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt”, vì Điều 54 đòi hỏi điều kiện
02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản
1 Điều 51 chứ không phải 01 tình tiết giảm nhẹ
TNHS như quy định tại Điều 65 BLHS, nên chỉ
có thể tham khảo tinh thần quy định hướng dẫn
tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP chứ không
thể áp dụng Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.
GS. TSKH Đào Trí Úc đã nhận định: “pháp
luật (hình sự) dù có hoàn thiện đến mấy, cũng
không thể phản ánh và quy định hết được tất cả
những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống” [13]. Do
đó, dù có cố gắng hoàn thiện một cách tối đa các
quy định liên quan đến giảm hình phạt thì cũng
không thể dự liệu hết các tình huống giảm hình
phạt trong thực tiễn, nên việc quy định “giảm
hình phạt” theo hướng mở, có tính mềm dẻo,
linh hoạt và tăng quyền lựa chọn cho Thẩm
phán là cách thức phù hợp nhất, bảo đảm hiệu
quả của việc áp dụng quy định giảm hình phạt
nói riêng và đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo
người, pháp nhân thương mại phạm tội nói chung.
Tuy nhiên, để có thể giảm hình phạt đúng, hiệu quả
thì yêu cầu về cái tâm, cái tầm và khả năng phán
xét, lựa chọn của Thẩm phán - người cầm cân, nảy
mực là vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngoài việc quan
tâm hoàn thiện quy định pháp luật, Nhà nước cũng
cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hơn
nữa năng lực, nhân cách và kỹ năng của người
Thẩm phán.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảm hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015 và một số vấn đề đặt ra, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57
45
Review Article
Extenuation in the Penal Code 2015 and Current Issues
Tran Thi Quynh
High People’s Court in Hanoi, Vietnam
Lane 1 Pham Van Bach, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
Received 15 May 2020
Revised 27 May 2020; Accepted 16 June 2020
Abstract: Extenuation is considered by the Court when issuing a sentence, manifesting the state’s
leniency policy and the classification principle of penal liability in the Penal Code of Vietnam,
ensuring efficiency and meaning of penalties. On this basis, this Article provides a new scientific
approach to the definition of extenuation, analysing contents and levels of extenuation in provisions
of the Penal Code 2015 (revised in 2017), examining issues in practical adjudication, and making
recommendations on crime prevention and improvement of rehabilitation and re-education of
individual and corporate offenders in the current context of the country.
Keywords: extenuation, leniency policy, classification principle, goodness, penalty.
________
Corresponding author.
Email address: quynhspc@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4296
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 46
Giảm hình phạt theo quy định của bộ luật hình sự
năm 2015 và một số vấn đề đặt ra
Trần Thị Quỳnh
Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội
Ngõ 1 Phạm Văn Bạch, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 15 tháng 5 năm 2020
Chỉnh sửa ngày 27 tháng 5 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 6 năm 2020
Tóm tắt: Giảm hình phạt là hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án, thể hiện chính sách nhân
đạo, nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự (TNHS) của luật hình sự Việt Nam, qua đó bảo đảm
tính hiệu quả và mục đích của hình phạt. Trên cơ sở này, bài viết đưa ra nhận thức khoa học mới về
khái niệm giảm hình phạt, phân tích nội dung, mức độ giảm của các trường hợp giảm hình phạt trong
Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, sửa đổi năm 2017, chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn xét
xử và đề xuất giải pháp khắc phục nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và nâng
cao hiệu quả công tác cải tạo, giáo dục người, pháp nhân thương mại phạm tội trong giai đoạn hiện
nay ở nước ta.
Từ khóa: giảm hình phạt, chính sách nhân đạo, nguyên tắc phân hóa, tính hướng thiện, hình phạt.
1. Khái niệm, đặc điểm của giảm hình phạt
1.1. Khái niệm giảm hình phạt1
Nhà nước luôn xác định mục đích chính của
hình phạt về bản chất không phải là sự trả thù của
Nhà nước đối với người phạm tội mà là giáo dục,
cải tạo người phạm tội2 trở thành trở thành người
có ích cho xã hội; giáo dục pháp nhân thương
mại phạm tội tuân thủ, ngăn ngừa phạm tội mới
và giáo dục họ tôn trọng pháp luật, góp phần
phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
(sau đây gọi tắt là BLHS) ban hành [1], ngoài
________
Tác giả liên hệ.
Địa chỉ email: quynhspc@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1167/vnuls.4296
1 Hiện nay, trong BLHS năm 2015 chưa có ghi nhận định nghĩa pháp lý về “giảm hình phạt” và trong khoa học cũng chưa
có nghiên cứu cụ thể về giảm hình phạt, mà chỉ có giảm thời hạn chấp hành hình phạt (Điều 64). Trong khi đó, hoạt động
này diễn ra trong giai đoạn xét xử cùng với nhiều quyết định khác của Tòa án. Do đó, trong bài viết này, “giảm hình phạt”
được hiểu là “giảm hình phạt trong quá trình xét xử” và còn được gọi là các trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định (TG).
2 Lưu ý, BLHS năm 2015 đã bổ sung thêm cả chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 2, Điều 8 và
Chương XI) (TG).
việc bổ sung nhiều điểm mới quan trọng thì tiếp
tục “đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng
thiện trong việc xử lý người phạm tội”, tôn trọng
và bảo đảm thực thi quyền con người, quyền công
dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, đúng với
chủ trương, đường lối đã được Bộ Chính trị Việt
Nam đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020” [2]. Do đó, việc quyết định hình phạt
của Tòa án trong xét xử vừa bảo đảm công bằng,
nhưng cũng phải dựa trên nguyên tắc nhân đạo,
bảo đảm tính hướng thiện trong luật hình sự.
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 47
“Giảm hình phạt” trong xét xử cũng là một
hoạt động quyết định hình phạt của Tòa án và là
một trong các biện pháp cụ thể hóa quan điểm
nhân đạo và chính sách hình sự mang tính hướng
thiện của luật hình sự Việt Nam đối với người
phạm tội và hành vi do họ thực hiện. Việc Tòa
án quyết định giảm hình phạt cho người (hiện
nay còn cả pháp nhân thương mại phạm tội) rõ
ràng khi thấy rằng mức hình phạt giảm là đã đủ
sức trừng trị, giáo dục và phòng ngừa. Giảm hình
phạt có ý nghĩa tiết kiệm các chi phí để thực thi
biện pháp cưỡng chế, thể hiện chính sách nhân
đạo, thúc đẩy tính thiện, động viên, khuyến khích
người, pháp nhân thương mại phạm tội chứng tỏ
khả năng tự giáo dục, tự cải tạo, tạo điều kiện
cho họ sớm tái hòa nhập với cộng đồng, trở thành
người có ích cho gia đình và cho xã hội, cũng
như pháp nhân thương mại không phạm tội mới,
tuân thủ pháp luật.
Thực tiễn xét xử cho thấy “giảm hình phạt”
là hoạt động được Tòa án xem xét một cách
thường xuyên khi xét xử đối với người phạm tội
(hiện nay bao gồm cả pháp nhân thương mại
phạm tội). Khi họ có các tình tiết giảm nhẹ theo
luật định thì trước tiên phải xem xét đến các biện
pháp miễn, giảm TNHS và hình phạt; xem xét có
nên buộc họ phải chịu hình phạt hoặc nếu phải
chịu hình phạt thì có thể giảm nhẹ hình phạt cho
họ được hay không. “Giảm hình phạt” trong hoạt
động xét xử của Tòa án thuộc về hoạt động quyết
định hình phạt với các trường hợp cụ thể như:
1. Giảm hình phạt chung, trong phạm vi
khung hình phạt khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS
(Điều 51);
2.Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung (hay nói cách khác là áp dụng hình phạt nhẹ
hơn hình phạt quy định trong khung hình phạt được
Luật quy định), thể hiện dưới các dạng:
i) Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng
phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của
Điều luật (khoản 1 Điều 54);
________
3 Hay còn gọi là trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật (Điều 47 BLHS năm 1999, sửa đổi
năm 2009) và nay là trường hợp quyết định hình phạt dưới
ii) Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt và không buộc phải trong khung
hình phạt liền kề (khoản 2 Điều 54) hoặc;
iii) Giảm hình phạt bằng việc chuyển sang
một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn (khoản 3
Điều 54 BLHS năm 2015)3.
Trong nghiên cứu, cũng có ý kiến trao đổi
cho rằng quyết định hình phạt đối với người dưới
18 tuổi hay đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội
và phạm tội chưa đạt cũng là hoạt động “giảm
hình phạt” vì hình phạt đối với các trường hợp
này được áp dụng nhẹ hơn so với quy định thông
thường mà chủ thể chịu TNHS khác phải chịu
khi thực hiện cùng một tội danh tương ứng. Theo
quan điểm của tác giả thì các quy định giảm nhẹ
của luật hình sự đối với người dưới 18 tuổi hay
đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm
tội chưa đạt bản chất là các quy định về trách
nhiệm pháp lý đặc thù. Nếu người phạm tội là
người dưới 18 tuổi thì đương nhiên họ không bị
xử phạt tù chung thân hay tử hình. Nếu người
phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt thì
đương nhiên họ chỉ phải chịu hình phạt tù không
quá 20 năm nếu điều luật được áp dụng có quy
định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử
hình; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt
không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật
quy định. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp
chuẩn bị phạm tội thì chỉ phải chịu hình phạt
trong phạm vi khung hình phạt được quy định
trong các điều luật cụ thể (gồm 25 tội danh có
quy định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị
phạm tội). Nếu người thực hiện hành vi chuẩn bị
phạm tội được quy định trong Luật hoặc phạm
tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, mà là
người dưới 18 tuổi thì lại tiếp tục được giảm nhẹ
theo quy định tại Điều 102 BLHS. Việc quyết
định hình phạt đối với các trường hợp này nhẹ
hơn quy định thông thường bởi nó là chính sách
hình sự và là quy định mang tính cố định, bắt
buộc, là đường lối xử lý chung, TNHS được áp
dụng riêng đối với các trường hợp đặc thù, chứ
mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (Điều
54 BLHS năm 2015, sửa đổi năm 2017).
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 48
không phải là do người phạm tội có các tình tiết
giảm nhẹ TNHS mà được giảm nhẹ.
Ở nước ta, quy định về miễn, giảm hình phạt
từ khá lâu trong lịch sử từ thời đại phong kiến
trong các Bộ luật như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật
Gia Long. Sau khi giành được độc lập đất nước
năm 1945, vấn đề miễn, giảm hình phạt cũng đã
được nhắc đến và quy định rải rác ở các văn bản
pháp lý mang tính đơn lẻ, chưa mang tính hệ
thống4[3]; [4]. Đến lần pháp điển hóa đầu tiên
luật hình sự với việc thông qua BLHS đầu tiên
năm 1985, “giảm hình phạt” được quy định trong
BLHS theo góc độ là giảm hình phạt chung khi
có tình tiết giảm nhẹ TNHS (khoản 1 Điều 38
BLHS) [5] và giảm khi có nhiều tình tiết giảm
nhẹ TNHS với tên gọi là quyết định hình phạt
nhẹ hơn luật định nhưng chỉ được quy định
chung cùng với những tình tiết giảm nhẹ tại Điều
38 BLHS.
Khi pháp điển hóa luật hình sự Việt Nam lần
thứ hai với việc thông qua BLHS năm 1999, quy
định về giảm hình phạt vẫn được kế thừa và phát
triển quy định của BLHS năm 1985, quy định
giảm hình phạt chung khi có tình tiết giảm nhẹ
TNHS (khoản 1 Điều 46) và giảm khi có nhiều
tình tiết giảm nhẹ TNHS với tên gọi là quyết định
hình phạt nhẹ hơn luật định đã được ghi nhận
chính thức, đồng thời được tách riêng thành Điều
47 BLHS năm 1999 với tên gọi “Quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật” [6].
Đến lần pháp điển hóa lần thứ ba luật hình sự
với việc BLHS năm 2015, được sửa đổi theo Luật
số 12/2017/QH14 ngày 20/6/2017 (sau đây gọi
tắt là BLHS năm 2015), cùng với nhiều điểm mới
________
4 Xem cụ thể hơn: Sắc lệnh số 21/SL ngày 14/3/1946 của
Chính phủ quy định lại về mặt tội danh và hình phạt; Sắc
lệnh số 25/SL ngày 25/02/1946 quy định việc trừng trị đối
với các hành vi phá hủy công sản; Sắc lệnh số 27/SL được
ban hành ngày 28/02/1946 nhằm trừng trị các hành vi bắt
cóc, tống tiền và ám sát. Sắc lệnh số 71/SL ban hành ngày
02/02/1946 ấn định quy tắc quân đội quốc gia. Sắc lệnh đại
xá ngày 20/10/1945, văn bản này đã đại xá cho tuyệt đại
đa số án được tuyên trong thời Pháp thuộc; Sắc lệnh số
113/SL ngày 20/01/1953 trừng trị các loại Việt gian, phản
động và xét xử những âm mưu và hành động phản quốc
(Điều 1 Sắc lệnh); Sắc lệnh số 223/SL ngày 17/11/1946;
Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày
khác, về giảm hình phạt, các nhà làm luật cũng
quy định bổ sung tình tiết giảm nhẹ TNHS tại
Điều 51 và quy định về các tình tiết giảm nhẹ
TNHS đối với pháp nhân thương mại (Điều 84)
với ý nghĩa là giảm hình phạt chung. Việc Quyết
định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được quy định tại Điều 54 và được áp
dụng mở rộng hơn về phạm vi giảm, không bắt
buộc trong khung liền kề đối với người được
giảm là người phạm tội lần đầu là người giúp sức
trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không
đáng kể.
Giảm hình phạt có quá trình lịch sử lâu dài
và được quy định ngay từ những văn bản đầu tiên
về luật hình sự Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay,
trong khoa học luật hình sự chưa thấy tác giả nào
đề cập đến khái niệm “giảm hình phạt” với ý
nghĩa là hoạt động áp dụng pháp luật trong xét
xửcủa Tòa án (cùng với hoạt động khác như:
miễn TNHS, miễn hình phạt, quyết định cho
hưởng án treo). Do đó, dưới góc độ khoa học luật
hình sự, tác giả đề xuất khái niệm đang nghiên
cứu như sau: Giảm hình phạt là hoạt động quyết
định hình phạt do Tòa án áp dụng trong quá
trình xét xử để thực thi chính sách nhân đạo và
nguyên tắc phân hóa TNHS, bảo đảm công bằng,
nhằm giảm nhẹ hình phạt đối với chủ thể đã thực
hiện tội phạm bằng việc giảm mức hình phạt
trong khung hoặc áp dụng hình phạt dưới khung
quy định hoặc chuyển sang một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn khi có đủ những điều kiện do
luật định.
1.2. Đặc điểm của giảm hình phạt
30/10/1967; Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản
xã hội chủ nghĩa ngày 21/10/1970; Pháp lệnh trừng trị các
tội xâm phạm tài sản riêng của công dân ngày 21/10/1970;
Thông tư số 03-BTP/TT tháng 4/1976 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn thi hành Sắc luật quy định về các tội phạm và
hình phạt; Pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm
hàng giả, kinh doanh trái phép ngày 10/7/1982; Nghị quyết
số 01/1989/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn bổ sung áp dụng
một số quy định của BLHS; v.v... Trong Tập hệ thống hóa
luật lệ về hình sự, Tập I (1945-1974), Hà Nội, 1975; Tập
II (1974-1978), Hà Nội, 1979.
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 49
Từ khái niệm đã nêu kết hợp với quy định
của BLHS và thực tiễn xét xử, giảm hình phạt có
các đặc điểm sau đây:
Một là, giảm hình phạt là một cách phản ứng
của Nhà nước đối với người hoặc pháp nhân
thương mại phạm tội.
Hai là, giảm hình phạt phản ánh chính sách
nhân đạo - “nghiêm trị kết hợp với khoan hồng”,
“trừng trị kết hợp với giáo dục, thuyết phục, cải
tạo”, đồng thời phản ánh nguyên tắc phân hóa
TNHS, nguyên tắc công bằng đối với tội phạm
và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm
tội trong luật hình sự Việt Nam.
Ba là, giảm hình phạt là hoạt động quyết định
hình phạt do Tòa án áp dụng và trong quá trình
xét xử, khác với giảm thời hạn chấp hành hình
phạt diễn ra sau xét xử (hay còn gọi là giảm mức
hình phạt đã tuyên).
Bốn là, điều kiện để giảm hình phạt là
người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
phải có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ TNHS
chung do luật định;
Năm là, giảm hình phạt có các mức độ giảm
nhẹ khác nhau với các hậu quả khác nhau do Tòa
án quyết định, cân nhắc áp dụng mức cụ thể như:
giảm hình phạt trong phạm vi khung hình phạt
khi có tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do BLHS
quy định; giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt với các mức độ khác nhau hoặc
chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Nội dung của các mức độ này sẽ được đề cập cụ
thể trong mục 2 dưới đây.
2. Các mức độ giảm nhẹ hình phạt theo BLHS
năm 2015 và một số vấn đề đặt ra
2.1. Giảm hình phạt trong phạm vi khung (khoản)
đối với người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội (hay còn gọi là giảm hình phạt chung)
Mỗi một điều luật của BLHS có các khoản
quy định các khung hình phạt khác nhau. Các
khung hình phạt này không quy định một mức
hình phạt cố định, mà có một phạm vi các mức
hình phạt khác nhau từ mức tối thiểu đến mức tối
đa, cho phép Tòa án lựa chọn một mức độ, hình
phạt nhất định nằm trong phạm vi hình phạt của
khung hình phạt để áp dụng phù hợp đối với
người phạm tội ở mỗi vụ án cụ thể.
Giảm hình phạt trong khung đối với người
phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội là
trường hợp giảm mức hình phạt trong phạm vi
một khung hình phạt khi có tình tiết giảm nhẹ
TNHS chung do BLHS quy định. Mức giảm nhẹ
nhất trong khung chính là mức hình phạt khởi
điểm của khung hình phạt. Theo đó, trong khi xét
xử, nếu người phạm tội, pháp nhân thương mại
phạm tội có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ TNHS
chung do BLHS quy định thì được Tòa án giảm
mức hình phạt trong phạm vi khung đó, hay nói
cách khác nếu người phạm tội càng nhiều tình
tiết giảm nhẹ thì càng được xử nhẹ trong phạm
vi khung hình phạt mà người đó phạm phải.
Điều 51 BLHS năm 2015 quy định 22 tình
tiết giảm nhẹ TNHS đối với người phạm tội
bao gồm:
i) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm
giảm bớt tác hại của tội phạm;
ii) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi
thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
iii) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng;
iv) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu
cầu của tình thế cấp thiết;
v) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức
cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
vi) Phạm tội trong trường hợp bị kích động
về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân gây ra;
vii) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
mà không phải do mình tự gây ra;
viii) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc
gây thiệt hại không lớn;
ix) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít
nghiêm trọng;
x) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc
cưỡng bức;
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 50
xi) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả
năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình
gây ra;
xii) Phạm tội do lạc hậu;
xiii) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
xiv) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
xv) Người phạm tội là người khuyết tật nặng
hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
xvi) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn
chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
xvii) Người phạm tội tự thú;
xviii)5 Người phạm tội thành khẩn khai báo,
ăn năn hối cải;
xix)6 Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ
quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;
xx) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
xxi) Người phạm tội là người có thành tích
xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc
công tác;
xxii)7 Người phạm tội là người có công với
cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của
liệt sĩ.
Như vậy, với các tình tiết giảm nhẹ TNHS
phản ánh đặc điểm thuộc về mặt khách quan của
tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm và nhân
thân người phạm tội đã mô tả rõ hơn hành vi
phạm tội xảy ra trên thực tế, qua đó làm căn cứ
để Tòa án cân nhắc, đánh giá chính xác, đầy đủ
mức độ nguy hiểm cho xã hội (theo hướng giảm
nhẹ hơn) không chỉ của hành vi phạm tội mà còn
cả của nhân thân người phạm tội nữa.
________
5 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm
a khoản 6 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2018.
6 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm
a khoản 6 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2018.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội,
Điều 84 BLHS năm 2015 quy định 05 tình tiết
giảm nhẹ, bao gồm:
i) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại
của tội phạm;
ii) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quả;
iii) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc
gây thiệt hại không lớn;
iv)8 Tích cực hợp tác với cơ quan có trách
nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong
quá trình giải quyết vụ án;
v) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện
chính sách xã hội.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 51 BLHS năm 2015
cũng quy định: “Khi quyết định hình phạt, Tòa
án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình
tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ
trong bản án”. Khoản 2 Điều 84 BLHS năm 2015
cũng quy định tương tự “Khi quyết định hình
phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình
tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ
trong bản án”. Điều này có nghĩa, mặc dù về giá
trị pháp lý có mức độ giảm nhẹ thấp hơn các tình
tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1, nhưng
tình tiết giảm nhẹ TNHS “đầu thú” và các tình
tiết giảm nhẹ TNHS khác theo quy định tại
Khoản 2 Điều 51 vẫn là căn cứ để Tòa án giảm
nhẹ hình phạt cho người phạm tội, pháp nhân
thương mại phạm tội. Tuy nhiên, các tình tiết
giảm nhẹ TNHS khác này yêu cầu “không những
phải phù hợp với chính sách hình sự và các chính
sách khác của Nhà nước nói chung, với đạo đức
- tâm lý chung của xã hội, mà còn thích hợp với
từng vụ án tương ứng cụ thể nhằm tránh xu
hướng tiêu cực đôi khi thường gặp trong thực
tiễn xét xử - các Tòa án mở rộng một cách quá
7 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm
b khoản 6 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ
sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, có hiệu
lực kể từ ngày 01/01/2018.
8 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
12 Điều 1 của Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung
một số điều của BLHS số 100/2015/QH13, có hiệu lực kể
từ ngày 01/01/2018.
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 51
tùy tiện làm ảnh hưởng đến việc đấu tranh phòng
và chống tội phạm” [7].
BLHS hiện hành và các BLHS trước đây các
nhà làm luật nước ta đều không quy định cụ thể
mức độ giảm nhẹ hình phạt khi người phạm tội có
một hoặc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS chung
do luật định như thế nào (do trên thực tiễn mỗi vụ
án, mỗi người phạm tội có các đặc điểm, tình tiết
khác nhau nên rõ ràng không thể quy định được),
mà trao quyền đánh giá, phán xét việc giảm hình
phạt này cho Tòa án. Tuy nhiên, sự đánh giá của
Tòa án không phải là vô hạn mà chỉ trong những
phạm vi (giới hạn) xê dịch cụ thể, đồng thời trong
biên độ của khung (khoản) mà người phạm tội đã
phạm và được Tòa án xác định khi quyết định
hình phạt. Trên cơ sở đánh giá tổng hợp này, Tòa
án mới có thể ra phán quyết đúng đắn, công minh,
có căn cứ và đúng pháp luật. Và hơn nữa, khi đó
Tòa án mới có thể quyết định mức hình phạt cụ
thể sau khi giảm phù hợp với tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và của
cả nhân thân người phạm tội.
Việc quy định các điều của BLHS theo
khung, khoản với phạm vi áp dụng các mức hình
phạt như hiện nay thể hiện tính mềm dẻo, linh
hoạt, hợp lý và tính xác định tương đối của luật
[8], tăng cường quyền phán quyết của Thẩm
phán, nhưng chính việc trao quyền đánh giá, lựa
chọn mức hình phạt cho Thẩm phán cũng dẫn
đến một thực trạng là việc quyết định hình phạt,
giảm hình phạt cũng có thể bị chi phối bởi ý thức
chủ quan của người Thẩm phán. Vì vậy, cùng tội
danh, cùng hành vi, tình tiết tăng nặng, tình tiết
giảm nhẹ TNHS..., mọi yếu tố là như nhau nhưng
việc giảm nhẹ lại có mức độ khác nhau dẫn đến
quyết định hình phạt khác nhau ở những vụ án
khác nhau khi được xét xử bởi các Thẩm phán
khác nhau.
Mặc dù không có hướng dẫn cụ thể về cách
tính mức hình phạt áp dụng đối với người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội, nhưng qua
tổng kết thực tiễn, trên cơ sở khoa học, tính logíc,
hợp lý thì tác giả đề xuất phương pháp để tính
mức hình phạt như sau: Chúng ta lấy mức trung
bình của khung hình phạt là điểm mốc. Nếu
người phạm tội không có tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ TNHS thì mức hình phạt được áp dụng
nên ở điểm mốc- phạm vi giữa của khung hình
phạt, hay nói cách khác là mức hình phạt trung
bình của khung hình phạt. Từ điểm mốc này,
chúng ta sẽ cân nhắc tăng lên (về phía mức cao
nhất) hay giảm đi (về phía mức thấp nhất) của
khung hình phạt tùy thuộc vào các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ và các tình tiết định khung của
khung hình phạt được áp dụng.
Ví dụ: Khoản 3 Điều 173 BLHS năm 2015
quy định: Người nào trộm cắp tài sản trị giá từ
200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
hoặc “lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội”
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Như vậy,
chúng ta sẽ chia khung hình phạt thành các mức
như sau:
- Mức hình phạt 1: từ 07 đến 09 năm tù
- Mức hình phạt 2: từ 09 đến 12 năm tù (đây
được gọi là mức trung bình- điểm mốc)
- Mức hình phạt 3: từ 12 đến 15 năm tù
Trong trường hợp A. lợi dụng dịch bệnh để
trộm cắp tài sản trị giá 50 triệu(mà không có yếu
tố định khung khác) thì điểm mốc để xác định
hình phạt sẽ là từ 09 đến 12 năm. Căn cứ vào tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ và các yếu tố khác mà
Tòa án xem xét tăng lên hay giảm đi so với mốc
hình phạt 09-12 năm này.
Nếu trường hợp A phạm tội do có tình tiết
định khung là giá trị tài sản chiếm đoạt, thì cần
phải xem xét giá trị tài sản chiếm đoạt là bao
nhiêu, sau đó so sánh với giá trị tài sản chiếm
đoạt được quy định thành tình tiết định khung
của điều luật thì mới tính ra được điểm mốc xác
định hình phạt. Cụ thể, nếu A. trộm cắp tài sản
trị giá 300 triệu đồng thuộc trường hợp phạm tội
theo quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS năm
2015 thì chúng ta sẽ có cách tính mức hình phạt
áp dụng đối với A như sau:
- Bước 1: Xác định giá trị tài sản mà A chiếm
đoạt. Trong ví dụ này, số tiền A. chiếm đoạt là
300 triệu đồng được xác định nằm ở mức giữa
của tình tiết định khung Khoản 3 Điều 173
BLHS (mức 1 từ 200 - 300 triệu; mức 2 từ 300 -
400 triệu; mức 3 từ 400 - 500 triệu);
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 52
- Bước 2: Xác định mức trung bình của
khung hình phạt và mức hình phạt đối với A
nếu không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và
tình tiết định khung khác. Trong trường hợp
này, mức hình phạt sẽ nằm trong khoảng từ 09
đến 12 năm tù;
- Bước 3: Xác định tình tiết tăng nặng giảm
nhẹ để tăng lên hay giảm đi mức độ hình phạt.
Giả sử A. có một tình tiết giảm nhẹ là khai báo
thành khẩn, không có tình tiết tăng nặng. Tòa án
có thể xử phạt A. mức hình phạt 08 - 09 năm tù
là phù hợp.
Khi xem xét các tình tiết giảm nhẹ TNHS
để quyết định giảm hình phạt cho người phạm
tội, pháp nhân thương mại phạm tội thì cần lưu
ý các tình tiết giảm nhẹ đã được BLHS quy
định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì
không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi
quyết định hình phạt.
Ví dụ: D. bị truy cứu TNHS về tội phản bội
Tổ quốc. D. có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 và Cơ quan tiến hành tố tụng đã
sử dụng làm tình tiết để định khung, truy cứu D.
theo khoản 2 Điều 108 BLHS9 thì Tòa án không
được sử dụng hai tình tiết giảm nhẹ đó để tiếp
tục giảm nhẹ hình phạt cho D.
2.2. Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt
Giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt đối với người phạm tội là trường
hợp giảm mức hình phạt với cơ chế giảm nhẹ đặc
biệt khi có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS
chung quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS năm
2015. Việc giảm hình phạt này dẫn đến các mức
giảm hình phạt chuyển khung liền kề nhẹ hơn,
chuyển sang khung hình phạt khác nhẹ hơn
nhưng không bắt buộc phải là khung liền kề hoặc
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn như sau:
- Trường hợp thứ nhất, giảm hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật
________
9 Khoản 2 Điều 108 BLHS năm 2015 quy định: “Người
phạm tội phản bội Tổ quốc mà có nhiều tình tiết giảm nhẹ,
thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm”.
đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của Điều luật. Điều kiện tiên
quyết của trường hợp giảm hình phạt trong trường
hợp này là người phạm tội phải có ít nhất 02 tình
tiết giảm nhẹ TNHS do luật định (các tình tiết
giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS
năm 2015), thì Tòa án có thể giảm hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật
đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt
liền kề nhẹ hơn của điều luật.
Ví dụ: Trường hợp B. phạm tội trộm cắp tài
sản trị giá 200 triệu đồng thuộc khoản 3 Điều 173
BLHS năm 2015 có khung hình phạt tù từ 07
năm đến 15 năm. Tuy nhiên, B. có 02 tình tiết
giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51,
không có tình tiết tăng nặng TNHS; do đó, Tòa
án có thể giảm hình phạt theo hướng B. được áp
dụng hình phạt dưới 07 năm tù, nhưng không
được thấp hơn 02 năm tù, vì khung liền kề nhẹ
hơn của điều luật là khoản 2 của Điều 173 BLHS
quy định mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Tóm lại, nếu áp dụng Khoản 1 Điều 54 để xử
phạt bị cáo B. dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt thì Tòa án có thể quyết định hình phạt
đối với B. là từ 02 năm đến dưới 07 năm tù.
Khi xem xét về điều kiện áp dụng Điều 54
BLHS năm 2015 để giảm hình phạt dưới khung
cho người phạm tội cần lưu ý các vấn đề sau:
Một là, điều kiện để được giảm nhẹ trong
trường hợp này là người phạm tội phải có đủ số
lượng 02 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại
khoản 1 Điều 51 BLHS. Nếu có nhiều tình tiết
giảm nhẹ, 05 hay 06 hay 10 tình tiết giảm nhẹ
nhưng chỉ có 01 tình tiết là được quy định tại
khoản 1 Điều 51, các tình tiết khác quy định tại
khoản 2 Điều 51 BLHS, thì cũng không đủ điều
kiện để giảm hình phạt dưới khung. Tuy nhiên,
không phải cứ có 02 tình tiết giảm nhẹ theo quy
định tại khoản 1 Điều 51 BLHS là xử phạt bị cáo
dưới mức thấp nhất của khung, vì việc có giảm nhẹ
cho bị cáo hay không còn căn cứ vào các yếu tố
khác như tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi
phạm tội; nhân thân người bị kết án, thái độ, nhận
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 53
thức và khả năng tự cải tạo của người phạm tội.
Chính vì vậy, mà BLHS quy định theo hướng mở,
Tòa án “có thể”, chứ không phải là Tòa án “buộc
phải” quyết định một hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng.
Vậy vấn đề đặt ra là nếu người phạm tội vừa
có tình tiết giảm nhẹ, vừa có tình tiết tăng nặng
thì xử lý thế nào. BLHS không quy định rõ. Hiện
nay, cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về
trường hợp này. Tuy nhiên, chúng ta có thể tham
khảo tinh thần của quy định hướng dẫn tại đoạn
2 khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 02/2018/NQ-
HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của
BLHS về án treo” ngày 15/5/2018 [9]. Trường
hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết
giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn số tình tiết tăng
nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít
nhất 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định
tại khoản 1 Điều 51 của BLHS.
Hai là, khi nghiên cứu về kỹ thuật lập pháp
của BLHS thì dễ dàng nhận thấy các điều luật
được thiết kế không giống nhau về thứ tự khung
hình phạt từ nhẹ nhất đến nặng nhất hoặc ngược
lại. Đa phần các điều luật của BLHS được sắp
xếp từ khung nhẹ đến khung nặng, nên thường
các khung hình phạt liền kề nhẹ hơn sẽ nằm ở
khoản trước và nhẹ nhất thường là khoản 1 (ví
dụ Điều 173 BLHS về tội trộm cắp tài sản thì
khoản 2 là khung liền kề nhẹ hơn của khoản 3;
khoản 1 là khung liền kề nhẹ hơn của khoản 2).
Tuy nhiên, có một số điều luật thì lại sắp xếp
khung hình phạt từ nặng đến nhẹ (ví dụ Điều 123
BLHS về tội giết người, do đó, khung hình phạt
liền kề ở tội giết người lại là khung liền sau;
khung nặng nhất là khoản 1, khung liền kề nhẹ
hơn của khoản 1 là khoản 2 và khung liền kề nhẹ
hơn của khoản 2 là khoản 3). Có một số điều luật
thì lại sắp xếp các khung hình phạt không theo
trật tự nào, các khung hình phạt được sắp xếp
theo trật tự từ nhẹ nhất đến nặng nhất và sau
khung hình phạt nặng nhất lại có thêm một
khung hình phạt khác mà mức hình phạt cao nhất
lại nhẹ hơn cả mức hình phạt cao nhất của khoản
1 như Điều 134 - “Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, Điều
260 - “Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ, Điều 268 BLHS về “Tội cản trở
giao thông đường sắt”; v.v Do đó khi quyết
định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng theo khoản 1 Điều 54
BLHS thì cần phải hiểu khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn của điều luật là khung hình phạt liền kề
trước hoặc liền kề sau có mức hình phạt cao nhất
nhẹ hơn mức hình phạt cao nhất của khung hình
phạt bị truy tố [10].
- Trường hợp thứ hai, giảm hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt và không
buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn
của Điều luật. Trường hợp này được áp dụng đối
với người phạm tội lần đầu là người giúp sức
trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không
đáng kể. Đây là điểm mới trong BLHS năm 2015
về trường hợp giảm hình phạt đặc biệt để Tòa án
có thể quyết định chuyển khung để phân hóa tối
đa TNHS của những người đồng phạm trong vụ
án có đồng phạm và khắc phục tồn tại trong thực
tiễn khi luật “cố định”, qua đó, còn bảo đảm sự
công bằng khi người giúp sức có vai trò không
đáng kể nhưng phải chịu TNHS cùng khung tăng
nặng TNHS với người thực hành, người tổ chức
(đặc biệt trong các vụ án về tham nhũng).
Ví dụ: A. là lái xe ôm đã giúp B. là giám đốc
nhận hối lộ của C. 500 triệu đồng nên A. đã đồng
phạm với B. về tội nhận hối lộ khoản 3 Điều 354
BLHS năm 2015 có mức phạt tù từ 15 năm đến
20 năm. Tuy nhiên, A. phạm tội lần đầu và có vai
trò không đáng kể (đồng thời cũng có 02 tình tiết
giảm nhẹ TNHS quy định tại Khoản 1 Điều 51
BLHS) nên Tòa án căn cứ vào khoản 2 Điều 51,
có thể giảm hình phạt theo hướng cho A. xuống
khoản 1 (bỏ qua khoản 2 liền kề nhẹ hơn của điều
luật) với mức từ 02 năm đến 07 năm tù.
Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 chỉ quy
định “Tòa án có thể quyết định một hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của Điều luật đối với
người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong
vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng
kể”. Vậy, điều kiện để được giảm nhẹ hình phạt
trong trường hợp này có cần phải buộc có 02 tình
tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 BLHS
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 54
hay không? Câu trả lời là có, bởi vì Khoản 2 là
sự nối tiếp quy định tại Khoản 1 Điều 54 BLHS,
không có 02 tình tiết giảm nhẹ thì đương nhiên
sẽ không có việc quyết định giảm nhẹ hình phạt
ở mức dưới khung của điều luật quy định, do vậy
thì việc xử dưới khung liền kề nhẹ hơn đã không
được thì dưới khung không bắt buộc liền kề nhẹ
hơn càng không thể được. Như vậy, để được
giảm hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt được áp dụng mà không bắt buộc phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều
luật thì người phạm tội phải đáp ứng đủ 03 điều
kiện: 1) Có 02 tình tiết giảm nhẹ quy định tại
khoản 1 Điều 51 BLHS; 2) là người phạm tội lần
đầu; 3) Và là người giúp sức trong vụ án đồng
phạm nhưng có vai trò không đáng kể.
Phạm tội lần đầu hiện nay được quy định
hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số
01/2018/NQ-HĐTP ngày 24/4/2018 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về
“Hướng dẫn áp dụng Điều 66 và Điều 106 của
BLHS về tha tù trước thời hạn có điều kiện” [11]
là: (1) Trước đó chưa phạm tội lần nào; (2) Trước
đó đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng được
miễn TNHS; (3) Trước đó đã thực hiện hành vi
phạm tội nhưng được áp dụng biện pháp tư pháp
giáo dục tại trường giáo dưỡng; (4) Trước đó đã
bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là
không có án tích. Còn người giúp sức trong vụ án
đồng phạm không phải là người chủ mưu, cầm
đầu, chỉ huy hay trực tiếp thực hiện tội phạm, mà
người giúp sức chỉ là người tạo điều kiện tinh
thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
(Điều 17 BLHS năm 2015).
- Trường hợp thứ ba, giảm hình phạt bằng
việc chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn, được quy định tại khoản 3 Điều
54 BLHS.
Khoản 3 Điều 54 BLHS quy định “Trong
trường hợp có đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này nhưng điều luật
chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt
đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể
quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ
phải được ghi rõ trong bản án”.
Như vậy, với các trường hợp đủ điều kiện để
giảm hình phạt dưới khung theo khoản 1 hoặc
khoản 2 Điều 54 BLHS mà điều luật chỉ có một
khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể lựa
chọn một trong 02 cách giảm nhẹ:
- Quyết định mức hình phạt dưới mức thấp
nhất của khung hình phạt được áp dụng. Tuy
nhiên, khi quyết định mức hình phạt này cũng
cần phải lưu ý sự bảo đảm về mức tối thiểu mà
luật quy định đối với loại hình phạt được áp
dụng. Ví dụ: theo quy định tại Điều 38 BLHS thì
hình phạt “tù có thời hạn” đối với người phạm
một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối
đa là 20 năm. Ví dụ: A. phạm tội loạn luân theo
Điều 184 BLHS năm 2015. Điều 184 BLHS chỉ
có một khung hình phạt với mức phạt tù từ 01
năm đến 05 năm. A. thỏa mãn các điều kiện của
khoản 1 Điều 54 BLHS năm 2015. Tòa án có thể
giảm hình phạt cho A. dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt, tức là có thể xử phạt A dưới 01
năm tù, nhưng không được thấp hơn 03 tháng tù.
- Hoặc quyết định giảm hình phạt bằng cách
chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn. Khi chuyển sang hình phạt khác thuộc loại
nhẹ hơn thì Tòa án có thể lựa chọn một hình phạt
bất kỳ nào nhẹ hơn chứ không buộc phải lựa
chọn hình phạt nhẹ hơn liền kề. Ví dụ. khung
hình phạt áp dụng là tù có thời hạn. Theo quy
định của BLHS thì các hình phạt nhẹ hơn hình
phạt tù có thời hạn là cải tạo không giam giữ,
cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. Do đó, nếu người
phạm tội có đủ các điều kiện theo quy định tại
khoản 3 Điều 54 thì Tòa án có thể xử phạt bị cáo
bằng một trong các hình phạt là cải tạo không
giam giữ, cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, nhưng
cần phải lưu ý về điều kiện áp dụng các loại hình
phạt này theo quy định tại các điều 34, 35, 36,
37, khoản 2 Điều 50 BLHS. Ví dụ: A. phạm tội
“cướp giật tài sản” theo khoản 1 Điều 171 BLHS
năm 2015, có khung hình phạt tù từ 01 năm đến
05 năm. A. thỏa mãn các điều kiện của khoản 1
và khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015, đồng thời
đây là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, do
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 55
đó, Tòa án có thể giảm hình phạt cho A. bằng
việc chuyển sang hình phạt nhẹ hơn là hình phạt
cải tạo không giam giữ, nhưng cũng phải lưu ý
là chỉ xử phạt cải tạo không giam giữ đối với A.
mức phạt từ 06 tháng đến 03 năm. Trong trường
hợp này, Tòa án chỉ có thể lựa chọn bằng việc
chuyển sang hình phạt cải tạo không giam giữ,
hoặc phạt tiền nếu người phạm tội có tài sản và
có khả năng thi hành án, hoặc trục xuất nếu A. là
người nước ngoài; chứ không thể chuyển sang
hình phạt ‘cảnh cáo” để xử phạt A. vì A. thuộc
trường hợp phạm tội “nghiêm trọng” mà hình
phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người
phạm tội “ít nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, với cách quy định tại Khoản 3
Điều 54 BLHS đã tạo nên một sự chồng chéo về
điều kiện giảm nhẹ. Như trên đã phân tích thì các
điều kiện để giảm hình phạt theo khoản 2 Điều
54 BLHS là đã bao gồm điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 54 BLHS; mà quy định đủ điều
kiện theo khoản 1 Điều 54 đã được xử dưới
khung hoặc giảm nhẹ bằng việc chuyển sang
hình phạt khác nhẹ hơn trong trường hợp này thì
đương nhiên các trường hợp đủ điều kiện theo
khoản 2 Điều 54 cũng sẽ được giảm nhẹ trong
trường hợp này. Do vậy, quy định tại Điều luật
này ghi là “đủ điều kiện quy định tại khoản 1
hoặc khoản 2” cũng cần phải được sửa đổi, bổ
sung để hoàn thiện về mặt kỹ thuật.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội,
BLHS chỉ quy định trường hợp giảm mức hình
phạt trong phạm vi một khung hình phạt khi có
tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do BLHS quy
định. Theo đó, trong khi xét xử, nếu pháp nhân
thương mại có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ
TNHS chung do BLHS quy định thì Tòa án sẽ
được giảm mức hình phạt trong phạm vi khung
đó. BLHS năm 2015 chỉ quy định miễn hình phạt
đối với pháp nhân thương mại và giảm hình phạt
chung, không quy định giảm hình phạt đặc biệt
đối với đối tượng này như đối với cá nhân.
3. Kết luận và đề xuất giải pháp
Như vậy, “giảm hình phạt” được hiểu là
giảm mức độ cưỡng chế (trấn áp) của hình phạt
đối với người, pháp nhân thương mại phạm tội,
thuộc về nội dung của TNHS và quyết định hình
phạt của Tòa án với điều kiện tiên quyết là phải
có một hoặc nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS do
BLHS quy định. Ngược lại, khi có một hoặc
nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS do BLHS quy
định thì người phạm tội được giảm TNHS thể
hiện ở việc giảm hình phạt trong một khung hình
phạt, được giảm hình phạt chuyển khung hoặc
chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn,
thậm chí có thể được miễn hình phạt. Còn đối
với pháp nhân thương mại phạm tội thì được
giảm TNHS thể hiện ở việc giảm hình phạt
chung hoặc miễn hình phạt. Quy định điều này
trong BLHS không chỉ là “phương tiện cần thiết
cho việc thực hiện chính sách hình sự, mà còn
thể hiện ở phương cách sử dụng pháp luật hình
sự trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, sử
dụng cưỡng chế hình sự chỉ trong giới hạn đủ cần
để đấu tranh có hiệu quả với tội phạm...” [12].
Do đó, từ việc nghiên cứu giảm hình phạt trong
xét xử theo quy định của BLHS năm 2015 và một
số vấn đề đặt ra, tác giả bài viết đề xuất một số
giải pháp hoàn thiện quy định và nâng cao hiệu
quả của quyết định giảm hình phạt như sau:
3.1. Sửa đổi quy định tại Điều 54 BLHS năm 2015
Điều 54 BLHS năm 2015 về “Quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt
được áp dụng” nên sửa đổi theo hướng như sau:
- Tên gọi điều luật cần bao quát cả trường hợp
quy định tại khoản 3 Điều 54. Do đó, tên gọi của
Điều luật nên là “Quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của khung hình phạt được áp dụng”, để
có thể bao hàm cả nội dung quyết định chuyển
sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
- Để tránh hiểu sai là khoản 2 Điều 54 BLHS
năm 2015 như không cần điều kiện có ít nhất 02
tình tiết giảm nhẹ TNHS như khoản 1 nên cần
ghi nhận rõ là điều kiện để quyết định hình phạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp
dụng đối với người phạm tội lần đầu là người
giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò
không đáng kể cũng đòi hỏi phải có ít nhất 02
tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 56
Điều 51 Bộ luật này. Do đó, khoản 2 Điều 54
BLHS năm 2015 sẽ như sau:
“
Đối với người phạm tội lần đầu là người giúp
sức, có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng
phạm mà có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy
định tại khoản 1 Điều 51 BLHS trở lên thì Tòa
án có thể quyết định một hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng
nhưng không bắt buộc phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của Điều luật”.
- Sửa đổi khoản 3 Điều 54 BLHS năm 2015
theo hướng chỉ cần quy định: “Trong trường hợp
người phạm tội có từ 02 tình tiết giảm nhẹ TNHS
theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật này
trở lên nhưng Điều luật áp dụng chỉ có một
khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết
định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung
hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải
được ghi rõ trong bản án”.
3.2. Bổ sung trường hợp giảm hình phạt tiền đối
với pháp nhân thương mại phạm tội khi có nhiều
tình tiết giảm nhẹ TNHS
Hiện nay, BLHS năm 2015 chỉ quy định
giảm hình phạt chung đối với pháp nhân thương
mại phạm tội (Điều 84) nhưng không quy định
giảm hình phạt trong trường hợp đặc biệt đối với
đối tượng này, do đó, chưa bảo đảm công bằng
trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm
tội có 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS chung do
BLHS quy định với trường hợp có nhiều tình tiết
giảm nhẹ TNHS chung, đặc biệt là liên quan đến
giảm mức hình phạt tiền mang tính đặc thù đối
với đối tượng này10. Do đó, cần bổ sung quy định
về giảm hình phạt đặc biệt (hay “Quyết định hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tiền
được áp dụng”) đối với pháp nhân thương mại và
bổ sung thành Điều 85a) với nội dung như sau:
“Điều 85a. Quyết định hình phạt dưới mức
thấp nhất của khung hình phạt tiền được áp dụng
________
10Pháp nhân thương mại chỉ bị áp dụng 03 hình phạt chính
- phạt tiền (Điều 77); đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều
Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới
mức thấp nhất của khung hình phạt tiền được áp
dụng khi pháp nhân thương mại phạm tội có ít
nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1
Điều 84 của Bộ luật này”.
3.3. Ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật
Hiện nay, BLHS năm 2015 đã có hiệu lực
pháp luật (01/01/2018), tuy nhiên, nhiều tình tiết
giảm nhẹ TNHS do luật định (áp dụng đối với cả
người và pháp nhân thương mại phạm tội) chưa
có sự hướng dẫn áp dụng thống nhất.
- Đối với người phạm tội:
i) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả
năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình
gây ra (điểm l khoản 1 Điều 51);
ii) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ
quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội
phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (điểm
t khoản 1 Điều 51).
- Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
i) Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại
của tội phạm;
ii) Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại
hoặc khắc phục hậu quả;
iii) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc
gây thiệt hại không lớn;
iv) Tích cực hợp tác với cơ quan có trách
nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong
quá trình giải quyết vụ án;
v) Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện
chính sách xã hội.
- Việc các nhà lập pháp quy định hình phạt
theo khung vì không thể có điều kiện để tính hết
và quy định hết tất cả các trường hợp phạm tội
khác nhau để quy định hình phạt tương ứng đối
với từng trường hợp phạm tội có thể xảy ra trên
thực tế đã làm tăng khả năng lựa chọn của Tòa án
khi quyết định hình phạt, cũng như quyết định
giảm hình phạt cũng phụ thuộc nhiều vào ý chí
78); đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79) và miễn
hình phạt (Điều 88).
T.T. Quynh / VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 36, No. 2 (2020) 45-57 57
chủ quan của Thẩm phán. Việc giảm hình phạt
giống như việc “bốc thuốc Bắc” và Thẩm phán
được ví như thầy lang, thuốc bốc chuẩn thì bệnh
mới chóng khỏi, việc giảm chuẩn thì mới có tác
dụng trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống
tội phạm. Do đó, Tòa án nhân dân tối cao cũng
cần có hướng dẫn mang tính nguyên tắc trong
quyết định hình phạt và giảm hình phạt (mà tác
giả đã có ví dụ ở trên) để có đường lối chung, áp
dụng thống nhất, bảo đảm tính đúng đắn, hiệu
quả của hình phạt và cũng là bảo đảm nguyên tắc
công bằng trong xét xử.
- Mặc dù Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao đã có hướng dẫn về trường hợp người phạm
tội vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết
giảm nhẹ, nhưng đó là hướng dẫn cho Điều 65
về “Án treo”. Do đó, cũng cần có hướng dẫn cụ
thể về trường hợp này đối với Điều 54 BLHS về
“Quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của
khung hình phạt”, vì Điều 54 đòi hỏi điều kiện
02 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản
1 Điều 51 chứ không phải 01 tình tiết giảm nhẹ
TNHS như quy định tại Điều 65 BLHS, nên chỉ
có thể tham khảo tinh thần quy định hướng dẫn
tại Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP chứ không
thể áp dụng Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP.
GS. TSKH Đào Trí Úc đã nhận định: “pháp
luật (hình sự) dù có hoàn thiện đến mấy, cũng
không thể phản ánh và quy định hết được tất cả
những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống” [13]. Do
đó, dù có cố gắng hoàn thiện một cách tối đa các
quy định liên quan đến giảm hình phạt thì cũng
không thể dự liệu hết các tình huống giảm hình
phạt trong thực tiễn, nên việc quy định “giảm
hình phạt” theo hướng mở, có tính mềm dẻo,
linh hoạt và tăng quyền lựa chọn cho Thẩm
phán là cách thức phù hợp nhất, bảo đảm hiệu
quả của việc áp dụng quy định giảm hình phạt
nói riêng và đáp ứng yêu cầu của công tác đấu tranh
phòng, chống tội phạm, cũng như giáo dục, cải tạo
người, pháp nhân thương mại phạm tội nói chung.
Tuy nhiên, để có thể giảm hình phạt đúng, hiệu quả
thì yêu cầu về cái tâm, cái tầm và khả năng phán
xét, lựa chọn của Thẩm phán - người cầm cân, nảy
mực là vô cùng quan trọng. Vì vậy, ngoài việc quan
tâm hoàn thiện quy định pháp luật, Nhà nước cũng
cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao hơn
nữa năng lực, nhân cách và kỹ năng của người
Thẩm phán./.
Tài liệu tham khảo
[1] National Assembly, Penal Code 2015.
[2] Political Bureau, Resolution No. 49-NQ/TW on 2
June 2005 on“Judicial Reform Strategy until
2020”, Hanoi.
[3] Supreme People’s Court, Collection of criminal
laws, Volume I (1945-1974), Hanoi, 1975.
[4] Supreme People’s Court, Collection of criminal
laws, Volume II (1974-1978), Hanoi, 1979.
[5] National Assembly, Penal Code 1985.
[6] National Assembly, Penal Code 1999, revised in
2009.
[7] Le Cam, Trinh Tien Viet, Offender’s record:
Some basic theoretical issues, People’s Court
Journal, Issue No. 1/2002.
[8] Trinh Tien Viet, Impact of extenuating
circumstances in deciding criminal penalties,
Legal Science Journal, Issue No. 1/2004.
[9] Justice Council of the Supreme People’s Court,
Resolution No. 02/2018/NQ-HĐTP on 15 May
2018 on “Guidance on application of Article 65
of the Penal Code on suspended sentence”.
[10] Thieu Van Thinh, Cao Bang People’s Procuracy,
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-
luu-y-khi-quyet-dinh-ap-dung-hinh-phat-duoi-
muc-thap-nhat-cua-khung-hinh-phat, accessed on
05 May 2020.
[11] Justice Council of the Supreme People’s Court,
Resolution No. 01/2018/NQ-HĐTP on 24 April
2018 on “Guidance on application of Article 66
and Article 106 of the Penal Code on conditional
parole”.
[12] Tran Thi Quang Vinh, Extenuating circumstances
in Vietnamese criminal law, Doctoral Thesis in
Law, Institute of State and Law, Hanoi, 2002.
[13] Dao Tri Uc, Vietnam Criminal Law, Volume I –
General part, Social Science Publishing House,
Hanoi, 2000.
a
a
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_hinh_phat_theo_quy_dinh_cua_bo_luat_hinh_su_nam_2015_va.pdf