Giám sát các-Bon rừng có sự tham gia Hướng dẫn cho cán bộ kỹ thuật

- Đối với máy GPS 76, ngoài các tham số Dx, Dy, Dz còn thể hiện 2 tham số DA và DF nên có thể thay đổi ngay trong Menu Set up/Location/Map Datum/User. Tuy nhiên trong máy định vị GPS Garmin Colorado thì chỉ thể hiện 3 tham số Dx, Dy và Dz. Riêng DA và DF cần phải vào Menu Set up/Position format/User Spheroid mới thể hiện 2 tham số này để thay đổi. - Cần xem kinh tuyến giữa mặc định của VN2000 và múi chiếu để khai theo tỉnh như sau. Ví dụ: Bản đồ Dăk Lăk, tỷ lệ 1:100.000, nhưng múi chiếu 30 và kinh tuyến giữa là 108030’ và như vậy thì scale là 0.9999 (ứng múi 30).

pdf52 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 464 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giám sát các-Bon rừng có sự tham gia Hướng dẫn cho cán bộ kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lập hệ tọa độ • Trong trường hợp sử dụng hệ tọa độ VN2000, vì có sự chênh, do đó cần điều chỉnh tọa độ ô mẫu trước khi chuyển vào GPS. Cách làm như sau: - Trong ArcGIS, export file tọa độ ô mẫu sang dạng dbf - Mở file dbf trong excel và tạo hai cột tọa độ X/Y mới, với X= x + 194 và Y = y – 112, trong đó x/y là tọa độ của ô mẫu, X/Y là tọa độ điều chỉnh để chuyển vào GPS với hệ chiếu VN2000 - Chuyển file này thành shape file trong ArcGIS • Mở DNR và cài đặt hệ tọa độ: File/Set Projection. Vào Load PRJ và chọn file tọa độ ô mẫu có đuôi *.prj có chứa thông tin hệ tọa độ (ví dụ Vn2000). Bước 3: Mở file dữ liệu tọa độ trong DNR: File/Load from/File . Chọn file dạng shape và mở file tọa độ ô đã lưu. Chọn ident là trường So_hieu_o. Hình 9: Mở file tọa độ ô mẫu trong DNR www.snvworld.org/redd19 SNV REDD+ Bước 4: Kiểm tra tất cả dữ liệu tọa độ ô mẫu trong DNR Khi file đã được load vào DNR, cần kiểm tra lại số hiệu ô, tọa độ ô Hình 10: Tọa độ và số hiệu ô mẫu trong DNR Bước 5: Đưa dữ liệu từ file tọa độ ô mẫu vào GPS. Hình 11: Đưa dữ liệu tọa độ ô mẫu vào GPS Kết quả hệ thống ô mẫu ngẫu nhiên trên bản đồ và tọa độ của nó đã được chuyển sang GPS, từ đây sử dụng chức năng dẫn đường (Go to) của GPS để đi đến đúng tọa độ của từng ô mẫu trên thực địa. www.snvworld.org/redd20 SNV REDD+ Việc giám sát diện tích rừng, đo tính các ô mẫu được thực hiện theo cách tiếp cận có sự tham gia của hộ gia đình, cộng đồng, chủ rừng. Cho đến khi cộng đồng có đủ năng lực, thì trong giai đoạn đầu họ cũng cần có sự hỗ trợ của cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp cấp cơ sở. Vì vậy cần thiết lập tổ kỹ thuật đo tính PFM/PCM trên hiện trường Thành phần và số lượng người của 01 tổ kỹ thuật PCM: Tổng số 5 người/tổ: - 01 cán bộ lâm nghiệp cơ sở: Có trình độ trung cấp lâm nghiệp trở lên. - 04 người dân đại diện hộ gia đình: Bao gồm trưởng thôn, buôn, làng; trưởng các nhóm quản lý bảo vệ rừng, đại điện các hộ gia đình, phụ nữ. Những người này cần am hiểu về rừng trong khu vực của thôn làng, biết đọc viết, có uy tín trong cộng đồng. Tùy theo điều kiện địa hình, cự ly đến rừng trong vùng điều tra, thì mỗi tổ trung bình một ngày có thể lập được 2 - 3 ô mẫu. Tổ chức tổ kỹ thuật đo tính hiện trường trong PFM/PCM 4 www.snvworld.org/redd21 SNV REDD+ Có hai nhóm dữ liệu cơ bản để theo dõi tài nguyên rừng và biến động carbon rừng: • Đo tính, giám sát, cập nhật thay đổi diện tích rừng, các trạng thái rừng. • Đo tính các nhân tố điều tra theo ô mẫu để ước tính trữ lượng, sinh khối, carbon rừng và các nhân tố tài nguyên rừng khác. 5.1 Giám sát thay đổi diện tích, trạng thái rừng của chủ rừng Cộng đồng, chủ rừng, hộ gia đình, có thể sử dụng GPS để đo tính diện tích rừng bị mất hoặc thay đổi và cung cấp dữ liệu cho cơ quan chuyên môn. Cộng đồng, chủ rừng, hộ gia đình giám sát thường xuyên sự thay đổi diện tích rừng. Nếu những ranh giới chủ rừng, hộ gia đình các trạng thái có rừng được phát hiện có sự sai thì việc khoanh vẽ các khu vực này cần được tiến hành. Cách tiến hành là sử dụng chức năng khoanh vẽ các khu vực thay đổi bằng chức năng Track của GPS. Các khu vực rừng có thay đổi đã được cộng đồng, chủ rừng khoang vẽ bẳng GPS sẽ được cơ quan chuyên môn cập nhật lên bản đồ. Kết quả: • Ranh giới của của các chủ rừng khác nhau được xác định, tính diện tích ranh giới và thể hiện trên bản đồ. • Theo dõi được thay đổi trạng thái rừng (ví dụ rừng đã qua khai thác từ trạng thái trung bình xuống nghèo) và mất rừng của đơn vị quản lý rừng khi rừng chuyển sang trạng thái không còn rừng. Các thay đổi này được cập nhật trên bản đồ cùng với cơ sở dữ liệu diện tích, trạng thái. Chuẩn bị, vật liệu: • Bản đồ hiện trạng rừng, địa hình tỷ lệ 1:10.000 - 1:25,000 được giải đoán từ ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng không. Hiện tại ở Việt Nam bản đồ hiện trạng rừng mới nhất là bản đồ rà soát quy hoạch 3 loại rừng năm 2008, được thành lập trên cơ sở bản đồ địa chính hệ tọa độ Vn2000 và kết quả giải đoán ảnh vệ tinh SPOT 5. Cho đến nay đã có những thay đổi về diện tích trạng thái rừng trên thực tế. Cho đến khi có được bản đồ chính xác, bản đồ hiện tại có thể được sử dụng. Tuy nhiên cần kiểm tra lại diện tích rừng, trạng thái rừng trước khi sử dụng. • Bản đồ thể hiện ranh giới chủ rừng • Máy GPS để kiểm tra đường ranh giới của chủ rừng và thay đổi diện tích rừng. • Sunnto bao gồm địa bàn để định hướng, đo cao, và dốc. • Mẫu phiếu ghi chép thông tin về thay đổi diện tích rừng (Phiếu 1 trong phụ lục 1) Tiến hành: Mỗi một lô rừng của chủ rừng cần được số hóa trong các phần mềm như Mapinfo hoặc ArcGIS. Dữ liệu đo vẽ bằng GPS có thể chuyển thành dạng shape file thông qua phần mềm DNR Garmin. Diện tích các lô rừng sẽ được xác định sau khi số hóa các dữ liệu từ GPS. Trên cơ sở đó giám sát sự thay đổi diện tích rừng. Bao gồm các bước cụ thể sau: Bước 1: Khoanh vẽ sự thay đổi diện tích, trạng thái rừng trên thực địa. Sự thay đổi diện tích rừng được phản ảnh trên bản đồ hiện trạng. Công cụ sử dụng là GPS (sau đây giới thiệu sử dụng mãy GPSmap 60CSx) để thực hiện việc khoanh vẽ diện tích (Hình 12). Điều tra trên hiện trường 5 www.snvworld.org/redd22 SNV REDD+ Sử dụng GPS để khoanh vẽ: • Vào Menu hai lần để vào Tracks và bấm Enter. • Sử dụng nút Clear để xóa bộ nhớ Track cũ. • Bấm Menu và chọn Area Calculation, Enter 2 lần để bắt đầu track. • Sử dụng GPS đang mở để đi quanh khu vực cần khoanh vẽ diện tích. • Khi kết thúc bấm enter 2 lần để stop track; và lưu (Save) kết quả khoanh vẽ, đặt tên cho khu vực đã khoanh vẽ và chọn OK để kết thúc. Lưu ý khi sử dụng Track, chỉ mở máy ở vùng khoanh vẽ và tắt máy khi kết thúc để di chuyển đến vùng khác, sau đó tiếp tục mở máy để khoanh vẽ vùng khác. Nếu mở máy liên tục ngay cả khi không khoanh vẽ thì các vùng sẽ bị nối vào nhau rất khó phân biệt trên máy tính. Việc sử dụng GPS để khoanh vẽ diện tích rừng thay đổi, giai đoạn đầu cán bộ kỹ thuật làm tổ trưởng sử dụng và hướng dẫn cho người dân. Khi người dân thành thạo có thể giao việc này cho họ. Hình 12. Hình máy GPS 60CSx (hình trái), chức năng khoanh vẽ diện tích (track) (hình giữa), và lưu track (hình phải) Bước 2: Ghi chép thông tin thay dổi diện tích rừng. Sử dụng phiếu 1 ở phụ lục để ghi chép các thông tin sau: • Các thông tin chung về vị trí, chủ rừng, thời gian, người đo vẽ • Tọa độ VN2000 (X/Y) ở bốn góc của mành rừng bị thay đổi. Thông tin tọa độ cũng được lưu trong GPS. • Mô tả sự thay đổi và lý do của nó. Bước 3: Chuyển kết quả khoanh vẽ sự thay đổi diện tích vào phần mềm GIS (cho cả hai hệ tọa độ UTM và VN2000). Theo các bước sau: www.snvworld.org/redd23 SNV REDD+ Đối với hệ tọa độ UTM: Sử dụng phần mềm DNR Garmin để chuyển kết quả khoanh vẽ track trong GPS vào phần mềm GIS: • Kết nối GPS với máy tính và mở phần mềm DNR Garmin • Chọn GPS/Auto Connect to GPS • Tải dữ liệu track: Download Track (Delineate variable areas in GIS) (Hình 13) • Lưu file track dạng shape file để có thể sử dụng trong các phần mềm GIS như Mapinfo, ArcGIS: File/Save to (chọn kiểu file là *shape file) (Hình 13). Tải dữ liệu tracks từ GPS thông qua DNR Lưu file track dạng shape file trong DNR Hình 13: Minh họa lưu file track từ GPS vào chương trình GIS. Đối với hệ tọa độ VN2000: Sử dụng phần mềm MapSource để chuyển kết quả khoanh vẽ track trong GPS vào phần mềm GIS: - Mở máy GPS, gắn cáp truyền dữ liệu giữa máy GPS và máy tính - Khởi động phần mềm Mapsource và vào Menu Transfer/Receive From Device, chọn thiết bị GPS ở hộp thoại Device, đồng thời lựa chọn dữ liệu để làm việc (trong trường hợp này thì chọn Tracks)/ kích Receive/OK. Lúc này dữ liệu Tracks xuất hiện trong Mapsource. - Để bảo toàn hệ tọa độ VN 2000, lưới chiếu và trắc cầu chuẩn phải được lựa chọn như sau: Vào Menu Edit/ Preferences. Chọn mục Position; trong hộp thoại Grid và Datum, lựa chọn lưới chiếu (Grid) và trắc cầu chuẩn (Datum) như hình 14 dưới đây: Hình 14: Khai báo Grid và Datum trong MapSource mở track theo tọa độ VN2000. www.snvworld.org/redd24 SNV REDD+ - Lưu dữ liệu để chuyển vào phần mềm GIS Mapinfo: Click Save as trong menu File, chọn định dạng dữ liệu Save as type là “DXF”, đặt tên file và nhấn Save - Chuyển dữ liệu track vào phần mềm Mapinfo: Khởi động Mapinfo, vào menu Table/ Import file vừa được lưu trong MapSource: Kích Open, chọn loại dữ liệu để hiện thị (trong trương hợp này là Tracks) và chọn Projection theo hình 15. Hình 15: Chuyển dữ liệu track vào Mapinfo - Mở lại file vừa lưu xong trong Mapinfo, Save Copy As và chọn phép chiếu theo hệ tọa độ Vn2000. Kết quả đã chuyển dữ liệu Tracks từ GPS sang Mapinfo theo đúng 7 thông số của hệ tọa độ Vn2000. Từ đây cũng có thể chuyển sang dạng shape file để đọc trong ArcGIS. Bước 4: Tách phần diện tích thay đổi trong GIS. Trong phần mềm GIS (Mapinfo, ArcGIS) tiến hành chồng lớp dữ liệu thay đổi diện tích rừng lên bản đồ trạng thái của chủ rừng. Sử dụng chức năng Split để cắt phần diện tích thay đổi của lô rừng (hình 16). Hình 16: Sử dụng chức năng cắt (Split) để xác định diện tích rừng thay đổi Hoàn thành bước này, các kết quả trên bản đồ rừng sẽ chỉ ra sự thay đổi diện tích các trạng thái rừng. Dữ liệu này cần được chuyển đến đơn vị quản lý để cấp nhập và lưu trữ. 5.2 Thiết lập ô mẫu, đo đếm các thông số để chuyển đổi sang trữ lượng, sinh khối/carbon trên mặt đất rừng PCM tập trung đo đếm các thông số rừng để ước tính trữ lượng, sinh khối và carbon rừng của thực vật thân gỗ phần trên mặt đất (AGB và AGC). Công việc này được tiến hành bởi chủ rừng, hộ gia đình, cộng đồng hàng năm thông qua đo tính trên các ô mẫu. Đồng thời nó cũng được sử dụng trong đo tính định kỳ 5 năm của chương trình kiểm kê rừng quốc gia. Trong ô mẫu tạm thời có thể được sử dụng trong PCM, nhưng để đơn giản, ô mẫu cố định được đề nghị sử dụng để đo đếm theo định kỳ. www.snvworld.org/redd25 SNV REDD+ 5.2.1 Xác định vị trí ô mẫu trên thực địa Kết quả: • Tạo lập được hệ thống ô mẫu ngẫu nhiên, cố định trên thực địa để số liệu thu thập có liên quan nhằm quy đổi ra trữ lượng rừng, carbon rừng và dữ liệu khác theo định kỳ. Chuẩn bị và vật liệu: • Bản đồ thiết kế ô mẫu ngẫu nhiên. • Sunnto bao gồm địa bàn để định hướng, đo cao, và dốc • GPS đã được cài đặt toàn bộ tọa độ ô mẫu ngẫu nhiên. • Bảng ghi số hiệu, tọa độ ô mẫu. • Bảng kim loại để ghi số hiệu ô mẫu, tọa độ. • Búa, đinh để đóng bảng số hiệu cây. • Sơn và cọ để ghi số hiệu ô mẫu. • Máy chụp ảnh số (nếu có) Tiến hành: Tọa độ các ô mẫu ngẫu nhiên được chuyển từ bản đồ thiết kế ô mẫu ngẫu nhiên qua GPS nhờ phần mềm DNR Garmin. Sử dụng chức năng dẫn đường của GPS và địa bàn để xác định chính xác vị trí trung tâm ô mẫu. Sử dụng GPS: Bấm nút Find/Waypoint, sau đó chọn số hiệu ô mẫu cần đi đến và chọn Go to. Đồng thời tạo lập một bảng dữ liệu tọa độ ô mẫu và các thông tin liên quan như trạng thái, lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng để kiểm tra trên thực địa • Bấm nút Find, sau đó enter để vào Waypoint • Chọn số hiệu ô mẫu cần đi đến để điều tra • Chọn Goto và chọn off Road để đi thẳng đến ô mẫu trong rừng. • Sử dụng GPS dẫn đường, khi đến gần tâm ô mẫu thì GPS sẽ phát tiếng Bip để báo hiệu. • Tại vị trí tâm ô đã xác định, tiến hành kiểm tra tọa độ trên GPS với tọa độ đã được bố trí trên bản đồ. Sai số cho phép về tọa độ tâm ô mẫu trên GPS với tọa độ đã bố trí ngẫu nhiên trong phạm vi sai số của GPS. • Nếu có máy ảnh, chụp một hình máy GPS đang thể hiện tọa độ ô mẫu. • Kết thúc việc dẫn đường, bấm vào Menu và chọn Stop Nevigation. Tại vị trí trung tâm ô mẫu cố định, cần làm cột bê tông hoặc cột gỗ có đóng bảng sắt ghi số hiệu ô mẫu và tọa độ ô theo VN2000. Việc đánh dấu cố định ô mẫu trên thực địa sẽ hữu ích cho việc điều tra lặp lại hàng năm, vì chỉ dùng GPS thì lần điều tra sau với sai số của GPS thì vị trí ô điều tra lần sau có thể sai khác vài mét so với điều tra lần trước. Chụp một hình tại vị trí trung tâm ô mẫu với bảng hiệu ô có thông tin số hiệu ô, tọa độ VN2000 của ô đó. Hình 17: Xác định vị trí ô mẫu bố trí ngẫu nhiên bằng GPS trên thực www.snvworld.org/redd26 SNV REDD+ 5.2.2 Thiết lập ô mẫu (Hình dạng, kích thước) theo kiểu rừng Ô mẫu cố định được thiết lập trong rừng tại các vị trí đã bố trí ngẫu nhiên. Hình dạng của ô mẫu có thể là chữ nhật, vuông hay tròn. Trong tài liệu hướng dẫn này, ô mẫu hình tròn được đề nghị sử dụng vì chúng dễ thiết lập trong rừng. Ngoài ra, ô tròn cũng thuận tiện cho hộ, cộng đồng xác định trong rừng. Trong ô tròn, các cây có kích thước khác nhau sẽ được đo đếm ở các ô phụ có kích thước khác nhau, cây có kích thước càng lớn sẽ được đo trong ô phụ lớn hơn và cây có kích thước càng nhỏ được đo trong ô phụ nhỏ hơn. Kết quả: Ô mẫu phân tầng hình tròn được thiết lập trên thực địa đúng với vị trí tọa độ ô đã bố trí ngẫu nhiên Chuẩn bị, vật liệu: • Máy Sunnto đo độ dốc • Thước dây đã buộc các nút màu theo bán kính các ô mẫu phụ. Bốn thước dây. • Mẫu phiếu tính chiều dài cộng thêm bán kính trên đất dốc • Máy chụp hình số (nếu có) Tiến hành: Thiết kế ô mẫu tròn và các ô phụ cho các kiểu rừng khác nhau: Ô tròn phân tầng thành 4 ô tròn phụ được áp dụng. Cây càng lớn thì đo trong ô phụ càng lớn và ngược lại cây càng nhỏ thì được đo trong ô phụ càng nhỏ. Ô mẫu cũng được được thiết kế cho các kiểu rừng khác nhau. Kiểu rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng khộp, rừng lá kim: Hình 18: Ô mẫu hình tròn phân tầng thành 4 ô phụ Kiểu rừng tre nứa lồ ô: Đối với kiểu rừng này. Ô mẫu có diện tích là 100m2, dạng hình tròn với bán kính là 5.64m để điều tra tre lồ ô Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa lồ ô: Đối với kiểu rừng này, hai nhóm gỗ và lồ ô đều được đo. Việc đo cây gỗ theo ô mẫu hình tròn 1000m2 như rừng gỗ được phân thành các ô phụ theo cấp kính. Riêng lồ ô được đo trong ô phụ trong 100m2 với bán kính 5.64m như đo lồ ô thuần. • Ô phụ 1: Bán kính từ 0 - 1m, diện tích 3.64m2 để đếm cây tái sinh với DBH < 6 cm và H > 1.3m • Ô phụ 2: Bán kính từ 0 - 5.64m, diện tích 100m2 để đo cây có 6 cm ≤ DBH < 22cm hoặc để đo cây tre lồ ô • Ô phụ 3: Bán kính từ 0 - 12.62m, diện tích 500m2 để đo cây 22 cm ≤ DBH < 42cm • Ô phụ 4: Bán kính từ 0 - 17.84m, diện tích 1000m2 để đo cây có DBH ≥ 42cm www.snvworld.org/redd27 SNV REDD+ Kiểu rừng trồng: Đối với kiểu rừng này, việc đo tính cây gỗ theo ô mẫu hình tròn 500m2 với bán kính 12.62m, vì rừng trồng đường kính tối đa thường chưa vượt 42 cm. plots with a radius of 12.62 m. Hình 19: Đo các nhóm đường kính theo bán kính ô mẫu Đo các cây có kích thước khác nhau theo bán kính màu khác nhua từ tâm ra theo hình 19: • Với bán kính từ tâm đến 1m (xanh chuối): Đếm tất cả cây tái sinh với DBH<6m và H ≥1.3m và đo tất cả cây gỗ có DBH ≥ 6cm. • Với bán kính từ 1m (xanh chuối) đến 5.64m (vàng): Đo các cây có DBH ≥ 6cm • Với bán kính từ 5.64m (vàng) đến 12.62m (xanh biển): Đo các cây có DBH ≥ 22cm • Với bán kính từ 12.62m (xanh biển) đến 17.84m (đỏ): Đo các cây có DBH ≥ 42cm Cách thiết lập ô mẫu hình tròn và các ô mẫu phụ trong rừng: - Chuẩn bị dây có thắt nút bằng dải màu ở các bán kính của các ô mẫu phụ lần lượt là 1m (màu xanh chuối), 5.64m (màu vàng), 12.62m (màu xanh biển) và 17.84m (màu đỏ). Như vậy có 4 vị trí được xác định bằng dải màu, mỗi vị trí một màu khác nhau. Để tiến hành lập một ô cần 4 dây. Đồng thời trên mỗi dây, ứng với mỗi vị trí buộc thêm một dải cùng màu có thể di chuyển để cộng thêm chiều dài bán kính ô mẫu trong trường hợp trên đất dốc. Mỗi dây thiết kế dài 25 m để có thể cộng thêm chiều dài bán kính trên dốc. (Hình 20) Hình 20: Thiết kế các dải màu khác nhau theo từng bán kính ô phụ • Đo độ dốc theo từng hướng bán kính, có 8 hướng bán kính, sử dụng máy Clinometer www.snvworld.org/redd28 SNV REDD+ • Sử dụng máy đo độ dốc Clinometer bằng cách ngắm đến đầu người đứng trên hoặc dưới dốc, tạo một đường ngắm song song với mặt đất, đọc bàn độ bên trái để có độ dốc (đọc từ số nhỏ đến vạch ngang, trong đó bàn độ được khắc vạch chia độ cách nhau 1 độ) • Một bảng tra bảng điều chỉnh bổ sung chiều dài bán kính ô phụ được chuẩn bị sẵn trong phụ lục, từ đó dùng thước cuộn đo chiều dài cần cộng thêm và di chuyển mốc của bán kính theo từng màu dài thêm ứng với chiều dài cần bổ sung. Hình 21. Máy Clinometer: Địa bàn và đo cao, dốc clinomete • Bắt đầu ở tâm ô, đó là vị trí tọa độ ô mẫu ngẫu nhiên đã được xác định và được đóng mốc, treo bảng cố định ghi rõ số hiệu ô. • Tiến hành thiết lập ô mẫu tròn với các ô phụ lần lượt theo từng múi 450 từ hướng Bắc và theo chiều kim đồng hồ cho khép kín vòng tròn. • Bắt đầu kéo dây theo hướng Bắc, sau đó kéo một dây khác sang hướng Đông vuông góc với Bắc và kéo một dây thứ ba ở giữa (450 so với Bắc). Tạo được 2 múi từ Bắc đến Đông. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ. • Cố định dây hướng Bắc và Đông. Di chuyển dây ở giữa về hướng Nam (thẳng với Bắc) và kéo thêm một dây ở giữa hai hướng Đông và Nam. Tạo được 2 múi giữa Đông và Nam. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ. Hình 23: Ô mẫu theo hướng đông bắc Hình 24: Ô mẫu theo hướng đông nam Hình 22. Đo độ dốc băng máy clinometer www.snvworld.org/redd29 SNV REDD+ • Cố định dây hướng Bắc và Nam. Di chuyển dây ở giữa về hướng Tây (thẳng với Đông) và sau đo di chuyển dây hướng Đông vào giữa hai hướng Nam và Tây. Tạo được 2 múi giữa Nam và Tây. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ. • Cuối cùng, cố định dây hướng Bắc và Tây, di chuyển một dây khác và giữa Tây và Bắc. Tạo được 2 múi giữa Tây và Bắc. Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ. • Tại bốn hướng Bắc, Đông, Nam và Tây ở giáp biên vòng ngoài cùng, đóng cọc mốc cố định và sơn đỏ. 5.3 Đo đếm trong ô mẫu Kết quả: Số liệu đo cây gỗ, tre lồ ô và các thông tin tài nguyên rừng được thu thập trên các ô mẫu hàng năm Chuẩn bị, vật liệu: • Thước đo đường kính. • Phấn hoặc sơn để đánh dấu cây đã đo. • Bảng kim loại đánh số hiệu cây. • Búa, đinh để đóng bảng số hiệu cây. • Sơn và cọ để ghi số cây, số hiệu ô mẫu. • Bảng biểu điều tra ô mẫu (Phiếu 2, 3, 4 ở phụ lục 2) • Máy chụp hình số (nếu có) Tiến hành: • Đối với cây gỗ: Xác định loài, đo đường kính ngang ngực (DBH) của cây có DBH ≥ 6cm, với cây nhỏ hơn 6cm và chiều cao > 1.3m thì chỉ đếm số cây trong ô phụ nhỏ (ô phụ 1). Đóng bảng sắt số liệu cây. Sơn tại vị trí 1.3m. Hình 28 • Đối với tre, lồ ô: Xác định loài, đo DBH, tuổi tre lồ ô. Hình 29 Hình 25: Ô mẫu theo hướng tây nam Hình 26: Ô mẫu theo hướng tây bắc Hình 27: Thước đo chu vi đã suy ra đường kính www.snvworld.org/redd30 SNV REDD+ • Sử dụng hình 30 để xác định vị trí đo DBH trên cây gỗ trong các trường hợp khác nhau như cây nghiêng, trên dốc, 2 thân, có bạnh gốc, . • Trong đo cây, nếu cây nằm ở biên thì trên 50% thân cây trong ô sẽ được đo đếm, ngược lại sẽ bỏ ra • Chụp ảnh cây, nhóm đo đếm cây và đặt tên ảnh bắt đầu bằng số hiệu ô mẫu. Ví dụ ở ô mẫu 104, thì ảnh sẽ có tên là “104+Tây Bắc” Hình 28. Đo DBH và đóng bảng số hiệu cây Hình 29. Đo tre lồ ô www.snvworld.org/redd31 SNV REDD+ Hình 30: Cách đo đường kính ngang ngực cây rừng (DBH) www.snvworld.org/redd32 SNV REDD+ Phương pháp xác định tuổi thân khí sinh của tre Lồ ô (Lâm Xuân Sanh và Châu Quang Hiền - 1984): • Tuổi 1: Cây mới hoàn thành sinh trưởng vào mùa mưa trước đó, có đặc điểm: - Mo nang còn tồn tại trên thân, thường gần gốc. - Thân chính màu xanh thẩm, phủ một lớp “phấn trắng”, chưa có địa y (bông). - Nhiều cành nhỏ (cành bên) xuất hiện suốt dọc theo thân chính, chưa hoặc chỉ có một vài cành chính còn non mọc ở ngọn cây. • Tuổi 2: Có các đặc điểm: - Mo nang không còn tồn tại. - Thân chính màu xanh tươi, phủ lớp “phấn trắng” ít hơn, chưa có địa y hoặc chỉ có một vài đốm gần gốc. - Cành chính xuất hiện rõ, có thể có cành cấp 2 còn non. • Tuổi 3: Có các đặc điểm chính sau: - Thân chính hơi ngả màu xanh sẫm, địa y phát triển nhiều (30-40%) tạo nên những đốm trắng loang lổ nhưng vẫn còn nhận ra nền xanh của thân. - Cành nhánh tập trung ở ngọn cây, cành chính đã già biểu hiện ở màu xanh sẫm lốm đốm địa y, có thể có cành phụ cấp 2. • Tuổi 4: Có các đặc điểm: - Thân chính có màu trắng xám do địa y phát triển mạnh (70-80%), nền xanh của thân gần như biến mất. - Cành nhánh tập trung ở ngọn cây, cành chính đã già màu trắng xám do địa y phát triển. • Tuổi 5 và hơn nữa: Có các đặc điểm: - Thân chính chuyển sang màu vàng, địa y vẫn còn phát triển dày đặc. - Bắt đầu quá trình mục hóa, ngã đổ. Tần suất điều tra ô mẫu: Sự thay đổi trữ lượng rừng, carbon thường rất nhỏ trong một năm; tuy nhiên việc tổ chức đo tính hàng năm cũng hữu ích vì nó giúp cho chủ rừng luôn kiểm kê rừng và theo dõi sự biến động nhỏ như chặt phá, khai thác, Vì vậy tần suất điều tra ô mẫu cố định cần được tiến hành hàng năm. www.snvworld.org/redd33 SNV REDD+ Để bảo đảm độ tin cậy và chất lượng của thông tin thu thập trên hiện trường, cần thiết lập cơ chế để bảo đảm chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC). Một hệ thống QA/QC bao gồm trong nội bộ và độc lập được đề nghị áp dụng. • Giám sát nội bộ ngành: Được thực hiện bởi các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh như Chi cục lâm nghiệp, Chi cục kiểm lâm • Giám sát độc lập: Khi cần thiết có thể mời giám sát độc lập, đó là các cơ quan nghiên cứu, đào tạo như trường đại học, viện QA/QC bao gồm: • Giám sát về diện tích rừng: Rút mẫu ngẫu nhiên 5 – 10% lô rừng để kiểm tra trạng thái, và diện tích rừng. Sai số < 10% là chấp nhận được • Giám sát số liệu đo đếm trong ô mẫu: Rút mẫu ngẫu nhiên 5 - 10% ô mẫu, sử dụng phiếu điều tra ô mẫu để lấy số liệu như khi đo tính và so sánh kết quả đo tính thực tế với kết quả giám sát, sai số trung bình được chấp nhận khi < 10%. • Thời điểm giám sát: QA/QC phải được tiến hành hàng năm. Nó được tiến hành ngay sau khi chủ rừng đã cung cấp thông tin dữ liệu đo tính hiện trường. Trong trường hợp có những đột biến về tác động đến tài nguyên rừng, cần có sự kiểm tra để bảo đảm chủ rừng đã cập nhật thông tin thay đổi này. Bảo đảm chất lượng (QA) và kiểm soát chất lượng (QC) trong PMC 6 www.snvworld.org/redd34 SNV REDD+ 7.1 Tổng hợp dữ liệu hiện trường Việc tổng hợp dữ liệu từ kết quả đo đếm PCM cần tiến hành bởi cơ quan chuyên môn lâm nghiệp, lý tưởng là ở cấp huyện hoặc tỉnh. Kết quả: Có hai nhóm dữ liệu đượctổng hợp: i) Thay đổi diện tích trạng thái của lô rừng; ii) Ước tính trữ lượng, sinh khối và carbon cho khu vực rừng tại thời điểm điều tra. Chuẩn bị và vật liệu: • Bảng thu thập số liệu về thay đổi diện tích và tọa độ track trong GPS • Các bảng số liệu thu thập từ các ô mẫu • Máy vi tính để bàn hoặc laptop • Biểu tên các loài thực vật • Các biểu mẫu tổng hợp, chuyển đổi ra trữ lượng, sinh khối, carbon và CO2tương đương • Các mô hình sinh trắc (allometric equations) để chuyển đổi từ nhân tố điều tra rừng sang sinh khối và carbon rừng. Các tương quan H/DBH và phương trình thể tích để tính trữ lượng rừng. Tiến hành: i) Tính toán thay đổi diện tích rừng: Từ kết quả theo dõi thay đổi diện tích thay đổi bằng GPS, chuyển vào bản đồ để điều chỉnh diện tích trạng thái các lô rừng theo định kỳ (Như đã giới thiệu ở phần sử dụng chức năng track của GPS để cập nhật thay đổi diện tích ở phần trên) ii) Ước tính trữ lượng, sinh khối và carbon rừng tại thời điểm điều tra: - Dữ liệu thu thập được sắp xếp theo chủ rừng và trạng thái rừng - Sắp xếp số cây theo cấp kính (N/DBH): + Phân chia cấp kính với cự ly 4 cm cho cây gỗ và 2 cm cho tre nứa, lồ ô. + Sắp xếp số cây trong các ô mẫu theo từng cấp kính + Tính toán số cây trên ha: Mỗi cấp kính được điều tra ở các ô phụ có diện tích khác nhau, số cây trên ha ở các cấp kính khác nhau được tính toán dựa vào các công thức sau: Đối với DBH 1.3m: For DBH from 6 – 22 cm: Đối với DBH: 22 - 42cm:: Đối với DBH ≥42cm Tổng hợp, cập nhật dữ liệu, theo dõi thay đổi trữ lượng, sinh khối carbon rừng 7 www.snvworld.org/redd35 SNV REDD+ Trong đó no là số ô mẫu của mỗi trạng thái ừng, DBH là đường kính cây và N/ha là số cây trên ha - Tính toán trữ lượng ô mẫu, và quy ra trên ha cho từng trạng thái rừng: Một tương quan H/DBH cần được lập trong vùng phục vụ cho việc tính toán thể tích cây và trữ lượng lâm phần. Số cây theo cấp kính được sắp xếp (N/DBH), từ đây kết hợp với tương quan H/D và tương qua thể tích (V, m3) với hai nhân tố DBH và H, tính được thể tích cây, ô và trên ha của từng trạng thái rừng. Đối với rừng lá rộng thường xanh, có thể sử dụng tương quan H = f(DBH) và phương trình thể tích cây đứng theo 2 nhân tố V = f(DBH, H) của Bảo Huy và cộng sự (2012) lập cho Tây Nguyên: H(m) = (0.799577 + 1.05918*ln(DBH_cm))2 Ct 14 V(m3) = exp( -9.802 + 1.8829*ln(DBH) + 1.06268*ln(H)) Ct 15 - Tính toán sinh khối/carbon cho ô mẫu và quy ra cho mối trạng thái rừng: Mỗi ô mẫu được tính toán sinh khối và carbon thông qua sắp xếp phân bố N/DBH và chuyển đổi từ DBH sang sinh khối trên mặt đất (AGB) và Carbon (AGC) nhờ các mô hình sinh trắc đã được thiết lập theo hai nhân tố H và DBh hoặc một nhân tố DBH. Từ đây quy ra ha cho từng trạng thái, khối rừng. Mô hình sinh trắc đã được xây dựng bởi chương trình UNREDD (2012) ở Việt Nam cho kiểu rừng lá rộng thường xanh, tre lồ ô, rừng khộp và một số kiểu rừng khác có thể được sử dụng. Đối với rừng thông, có thể sử dụng mô hình theo IPCC (2006). Trong trường hợp chỉ có hàm sinh khối, thì lượng C được tính theo hệ số của IPCC (2006): C = 0.5*sinh khối. Lượng CO2 tương đương được tính: CO2 = 3.67C. Một số mô hình ước tính sinh khối ở Việt Nam như sau: Rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên: Sinh khối (AGB) trong các bộ phận cây trên mặt đất (Thân, vỏ, lá và cành), sử dụng mô hình sinh trắc của UNREDD (2012): AGB = 0.222*DBH2.387 Ct 16 Sinh khối dưới mặt đất (BGB) được tính qua hệ số chuyển đổi từ AGB: BGB = 0.275 * AGB Ct 17 Carbon trong sinh khối trên mặt đất (AGC): AGC = 0.5* AGB Ct 18 Carbon trong sinh khối dưới mặt đất (BGC): BGC = 0.5*BGB Ct 19 Với AGB là sinh khối của cây rừng phần trên mặt đất, kg/cây; DBH đơn vị cm; AGC là carbon trong sinh khối trên mặt đất, đơn vị kg/cây; BGB là sinh khối dưới mặt đất, đơn vị kg/ cây; BGC là carbon trong sinh khối dưới mặt đất, đơn vị kg/cây 2 UN-REDD 2012. Tree allometric equation development for estimation of forest above-ground biomass in Viet Nam. UN-REDD Progreamme Viet Nam, Hanoi, Viet Nam www.snvworld.org/redd36 SNV REDD+ - Rừng tre, lồ ô ở Tây Nguyên: Sinh khối trên mặt đất của tre, lồ ô (ABG) bao gồm trong thân, lá và cành ở Tây Nguyên sử dụng mô hình sinh trắc của UNREDD Việt Nam (2012): AGB = 0.182*DBH2.16 Ct 20 AGC = 0.5*AGB CT 21 Với AGB là sinh khối của cây tre lồ ô phân trên mặt đất, kg/cây; DBH đơn vị cm; AGC là carbon trong sinh khối tre lồ ô trên mặt đất đơn vị kg/cây - Rừng thông: Sinh khối của rừng thông có thể sử dụng mô hình của Brown (1989) AGB = exp(-1.170+2.119*ln(DBH)) Ct 22 AGC = 0.5 * exp(-1.170+2.119*ln(DBH)) or 0.5 * AGB Ct 23 Với AGB là sinh khối của cây rừng phần trên mặt đất, kg/cây; DBH đơn vị cm; AGC là carbon trong sinh khối trên mặt đất, đơn vị kg/cây Đối với cả hai kiểu rừng tre lồ ô và thông, sử dụng hệ số chuyển đổi từ sinh khối/carbon trên mặt đất sang dưới mặt đất. Hệ số mặt định là 0.275 của FAO (2008): BGB = 0.275 * AGB Ct 24 BGC = 0.275 * AGC Ct 25 Với AGB là sinh khối của cây rừng phần trên mặt đất, kg/cây; DBH đơn vị cm; AGC là carbon trong sinh khối trên mặt đất, đơn vị kg/cây www.snvworld.org/redd37 SNV REDD+ S TT P hạ m v i c ỡ kí nh D B H (c m ) D B H b ìn h qu ân (c m ) H b ìn h qu ân (m ) Tổ ng s ố câ y ở c ác ô m ẫu S ố câ y/ ha A G B (k g/ câ y) V (m 3 / câ y) M (m 3 /h a) TA G TB (tấ n/ ha ) TA G TC (tấ n/ ha ) C O 2 (tấ n/ ha ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 < 6 4 2 6 - 1 0 8 3 10 - 14 12 4 14 - 18 16 5 18 - 22 20 6 22 - 26 24 7 26 - 30 28 8 30 - 34 32 9 34 - 38 36 10 38 - 42 40 11 42 - 46 44 12 46 - 50 48 13 50 - 54 52 14 54 - 58 56 15 58 - 62 60 16 62 – 6 6 64 17 66 – 7 0 68 18 70 – 7 4 72 19 74 - 78 76 20 78 – 8 2 80 21 82 – 8 6 84 22 86 - 90 88 23 90 - 94 92 24 94 - 10 0 96 25 > 10 0 10 0 B ản g 1: T ín h to án tr ữ lư ợ ng , c ar bo n câ y gỗ tr ên m ặt đ ất r ừ ng th eo từ ng tr ạn g th ái r ừ ng K iể u rừ ng Tr ạn g th ái S ố lư ợ ng ô m ẫu : S ố hi ệu c ác ô m ẫu Đ ịa p hư ơ ng : X ã, h uy ện , t ỉn h C hủ rừ ng : N gư ờ i h ợ p đồ ng : N gư ờ i t ín h to án : N gà y: www.snvworld.org/redd38 SNV REDD+ Giải thích bảng 1: - Cột 1: Số thứ tự cấp kính - Cột 2: Phạm vị cỡ kính cách nhau 4 cm - Cột 3: Giá trị DBH, cm bình quân của cỡ kính (cm) - Cột 4: Giá trị H bình quân theo cỡ kính (Lấy theo phương trình H/DBH của FIPI hoặc lập cho từng vùng) - Cột 5: Tổng số cây trong tất cả các ô mẫu có cùng trạng thái theo từng cỡ kính - Cột 6: Quy đổi số cây ra ha theo cho từng cỡ kính - Cột 7: Sử dụng mô hình ước tính AGB theo DBH và tính cho từng cỡ kính theo giá trị DBH bình quân - Cột 8: Sử dụng mô hình V = f(DBH, H) - Cột 9: Cột 8*Cột 6 - Cột 10: Cột 7 * Cột 6 - Cột 11: Cột 10*0.5 - Cột 12: Cột 11 * 3.67 Bảng 2: Tính toán sinh khối và carbon trong tre lồ ô Kiểu rừng: Trạng thái: Số lượng ô mẫu: Số hiệu các ô mẫu: Địa phương: Xã, huyện: tỉnh: Chủ rừng: Người hợp đồng: Người tính toán: Ngày: STT Tuôi Cỡ kính (cm) DBH trung bình (cm) Tổng số cây ở các ô mẫu Số cây /ha AGB (kg/cây) TAGB (tấn/ha TAGC (tấn/ha CO2 (tấn/ ha) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 1 0 – 2 1 2 2 2 – 4 3 3 3 4 – 6 5 4 4 6 – 8 7 5 5 8 – 10 9 6 6 10 – 12 11 Total Giải thích bảng 2: - Cột 1: Số thứ tự cấp kính, cấp tuổi - Cột 2: Tuổi tre lồ ô - Cột 3: Cỡ kính theo cự ly 2 cm - Cột 4: Giá trị DBH, cm bình quân của cỡ kính - Cột 5: Tổng số cây tre lồ ô trong tất cả các ô mẫu có cùng trạng thái theo từng cỡ kính - Cột 6: Quy đổi số cây ra ha cho từng cỡ kính - Cột 7: Sử dụng mô hình ước tính AGB theo DBH của rừng tre lồ ô và tính cho từng cỡ kính theo giá trị DBH bình quân - Cột 8: Cột 7 * Cột 6 - Cột 9: Cột 8 * 0.5 - Cột 10: Cột 9 * 3.67 www.snvworld.org/redd39 SNV REDD+ S TT Tỉ nh H uy ện X ã C hủ rừ ng Ti ểu k hu Lô rừ ng Tr ạn g th ái D iệ n tíc h ha ) M (m 3 / ha ) Tổ ng M / lô (m 3 ) TA G C tấ n/ ha TA G C /lô (tấ n) C O 2/F b (tấ n) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 1 2 3 Tổ ng ti ểu k hu Tổ ng th eo x ã Tổ ng th eo hu yệ n Tổ ng th eo c hủ rừ ng B ản g 3: T ổn g hợ p tr ữ lư ợ ng r ừ ng , c ar bo n ch o từ ng c hủ r ừ ng , k hu v ự c Đ ịa p hư ơ ng : X ã, h uy ện , t ỉn h C hủ rừ ng N gư ờ i h ợ p đồ ng N gư ờ i t ín h to án N gà y: www.snvworld.org/redd40 SNV REDD+ Giải thích bảng 3: Mỗi trạng thái sau khi tính toán có được giá trị M/ha, sinh khối/ha và C/ha và CO2/ha từng thời điểm. Tổng hợp lại theo lô rừng, lô có trạng thái nào thì sử dụng giá trị bình quân carbon trạng thái đó, cùng với diện tích sẽ tổng hợp được tổng trữ lượng rừng, sinh khối, C và CO2 của lô, từ đây tổng hợp theo tiểu khu, xã, huyện, chủ rừng. Cụ thể như sau: - Cột 1: Số thứ tự theo lô rừng - Cột 2: Tên tỉnh - Cột 3: Tên huyện - Cột 4: Tên xã - Cột 5: Tên chủ rừng - Cột 6: Số hiệu tiểu khu - Cột 7: Tên lô rừng - Cột 8: Trạng thái của lô rừng - Cột 9: Diện tích của lô rừng thống kê trên bản đồ - Cột 10: Trữ lượng bình quân/ha (m3/ha) của trạng thái được tính ở biểu 1 - Cột 11: Cột 10 * Cột 9 - Cột 12: Tổng carbon tấn/ha của trạng thái, được tính ở biểu 1 và 2 - Cột 13: Cột 12 * Cột 9 - Cột 14: Cột 13 * 3.67 7.2 Tính toán thay đổi trữ lượng, sinh khối và carbon rừng Sử dụng phương pháp thay đổi bể chứa carbon (Stock – diference method) của IPCC (2006). Trong trường hợp này dựa vào hai lần điều tra đo tính trữ lượng carbon ở các bể chứa, tính toán được tăng giảm bình quân của lượng carbon theo công thức sau: Ct 26 Trong đó: - ΔCB: Thay đổi sinh khối, carbon, CO2 rừng trên mặt đất - Ct*: Tổng sinh khối/carbon, CO2 ở thời điểm t1 hoặc t2 - t1, t2 : Thời điểm đo tính thứ nhất và thứ 2 Để tính được CO2 rừng phát thải (Forest Carbon Emisions) hoặc CO2 rừng hấp thụ (forest carbon absorption), khối lượng carbon ở hai thời điểm. Trên cơ sở carbon tính toán, hấp thụ hoặc phát thải CO2 từ rừng được tính toán kết hợp với thay đổi diện tích rừng, trạng thái rừng ở hai thời điểm điếu tra (Hình 31). www.snvworld.org/redd41 SNV REDD+ Hình 31: Tiếp cận của IPCC để tính toán phát thải khí nhà kính trong lâm nghiệp (Nguồn: Tài liệu về MRV của chương trình UN-REDD Việt Nam: Activity data: Dữ liệu thay đổi diện tích rừng (ha/năm); Emision factor: Nhân tố phát thải dựa vào điều tra carbon (Carbon inventory) và hàm sinh học (Allometric equations) (tấn/ha); REED+ GHG: Phát thải khí nhà kính từ REDD+ (GHG emissions and removals) www.snvworld.org/redd42 SNV REDD+ Tiếng Việt 1. Bảo Huy, 2009. GIS và Viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi trường. NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Bảo Huy, 2009. Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng các bon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1(2009): 85 – 91. 3. Bảo Huy, 2012. Xây dựng phương pháp giám sát và đo tính carbon rừng có sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam. Tạp chí Rừng và Môi trường, 44 – 45 (2012): 34 – 45. 4. Bảo Huy, Nguyễn Thị Thanh Hương, Võ Hùng, Cao Thị Lý, Nguyễn Đức Định và cộng sự, 2012. Xác định lượng CO2 hấp thụ của rừng lá rộng thường xanh vùng Tây Nguyên làm cơ sở tham gia chương trình giảm thiểu khí phát thải từ suy thoái và mất rừng. Đề tài cấp Bộ Giáo dục và Đạo tạo trọng điểm. Báo cáo đề tài, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếng Anh 5. Bao Huy, 2011. Technical Manuals for Participatory Carbon Monitoring (PCM). UN-REDD Vietnam program. 6. Bao Huy, 2011. Technical Manuals for Participatory Forest Carbon Measurement. Paper of the International Workshop on ¨Linking community monitoring with National MRV for REDD+¨. Organized by CIGA-REDD, UNAM. Mexico City 12-14 September 2011. 7. Bao Huy and Pham Tuan Anh, 2008. Estimating CO2 sequestration in natural broad- leaved evergreen forests in Vietnam. Asia-Pacific Agroforestry Newsletter, APANews, FAO, SEANAFE, 32( 2008): 7 – 10. 8. Basuki, T.M., Van Lake, P.E., Skidmore, A.K., Hussin, Y.A., 2009. Allometric equations for estimating the abobe-ground biomass in the tropical lowland Dipterocarp forests. Forest Ecology and Management 257(2009): 1684-1694. 9. Bhishma, P. S., Pandey, S. S., Pandey, A., Rana, E. B., Bhattarai, S., Banskota, T. R., Charmakar, S., Tamrakar, R., 2010. Forest Carbon Stock Measurement. Guidelines for measuring carbon stocks in community – managed forests. Asia Network for Sustainable, Agriculture and Bioresources (ANSAB). Federation of Community Forest, Users, Nepal (FECOFUN). International Centre for Integrated, Mountain Development (ICIMOD). 10. Brown, S., 1997. Estimating biomass and biomass change of tropical forests: a Primer. FAO Forestry paper – 134. ISBN 92-5-103955-0. Available on web site: org/docrep/W4095E/w4095e00.htm#Contents 11. Brown, S. 2002. Measuring carbon in forests: current status and future challenges. Environmental Pollution, 3(116): 363–372. 12. Brown, S. and Iverson, L. R., 1992. Biomass estimates for tropical forests. World Resources Review 4:366-384. 13. Brown, S., Iverson, L. R., Prasad, A., 2001. Geographical Distribution of Biomass Carbon in Tropical Southeast Asian Forests: A database. University of Illinois. 14. Brown, S., Gillespie, A.J.R., and Lugo, A.E., 1989. Biomass estimation methods for tropical forests with applications to forest inventory data. Forest Science 35:881-902. 15. Brown, S., Sathaye, J., Cannell, M., Kauppi, P., 1996. Management of forests for mitigation of greenhouse gas emissions. In: Watson, R.T., Zinyowera, M.C., Moss, Tài liệu tham khảo www.snvworld.org/redd43 SNV REDD+ R.H. (Eds.), Climate Change 1995: Impacts, Adaptations and Mitigation of Climate Change: Scientific- Technical Analyses. Contribution of Working Group II to the Second Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Cambridge University Press, Cambridge and New York, pp. 773–797. 16. Chave, J., Andalo, C., Brown, S., Cairns, M.A., Chambers, J.Q., Eamus, D., Folster, H., Fromard, F., Higuchi, N., Kira, T., Lescure, J.P., Nelson, B.W., Ogawa, H., Puig, H., Riera, B., Yamakura, T., 2005. Tree allometry and improved estimatyion of carbon stocks and balance in tropical forests. Oecologia145 (2005): 87-99. DOI 10.1007/s00442-005- 0100-x. 17. Chave, J., Condit, R., Aguilar, S., 2004. Error propagation and scaling for tropical forest biomass estimates. Phil. Trans. R. F. Lond. B 359(2004): 409–420. DOI 10.1098/ rstb.2003.1425 18. Dietz, J., Kuyah, S., 2011. Guidelines for establishing regional allometric equations for bimass estimation through destructive sampling. World Agroforestry Center (ICRAF). 19. FAO, 2008. Guidelines for Country Reporting to FRA 2010, FAO Rome. 20. FAO, 2010. Managing forests for climate change. I1960E/1/11.10. forestry. 21. FCCC, 1997 – 2011: Framework Covention on Climate Change. United Nations. 22. Foody, G.M. 2002. Status of land cover classification accuracy assessment. Remote Sensing of Environment, 80: 185– 201. 23. Franklin, S. E. 2001. Remote Sensing for Sustainable Forest Management. Lewis Publishers, New York. 425p. 24. Henry, H., Benard, A., Asante, W.A., Eshun, J., Adu-Bredu, S., Valentini, R., Bernoux, M., Saint-Andre, L., 2010. Wood density, phytomass variations within and among trees, and allometric equations in s tropical rainforest of Africa. Forest Ecology and Management Journal, 260(2010): 1375-1388. 25. Huy, B., Hung, V., Huong, N.T.T., Ly, C.T., Dinh, N.D. (2012). Tree allometric equations in Evergreen Broadleaf Forests in the South Central Coastal region, Viet Nam, in (Eds) Inoguchi, A., Henry, M. Birigazzi, L. Sola, G. Tree allometric equation development for estimation of forest above-ground biomass in Viet Nam, UN-REDD Programme, Hanoi, Viet Nam. 26. ICRAF, 2007. Rapid carbon stock appraisal. 27. IPCC, 2006. IPCC Guidelines for National Greenhouse Gas Inventories. Prepared by the Natinal Greenhouse Gas Inventories Programme, Eggleston H.S., Buendia L., Miwa K., Ngara T., Tanabe K., (eds). Published: IGES, Japan. 28. IPCC― 2003. Good Practice Guidance for Land Use, Land-Use Change and Forestry. IPCC National Greenhouse Gas Inventories Programme, Hayama, Japan. 295 pp. 29. IUCN, 2007. Forest and livelihoods. Reducing emissions from deforestation and ecosystem degradation (REDD). Climate change briefing. 30. Jennier, C., J., 2004. Comprehensive Database of Diameter-based Biomass Regressions for North American Tree Species. United States Department of Agriculture. www.snvworld.org/redd44 SNV REDD+ 31. Johannes, D; Shem, K., 2011, Guidelines for establishing reginonal allometric equations for biomass estimation through destructive sampling. CIFOR 32. Ketterings, Q.M., Richard, C., Meine van N., Ambagau, Y., Palm, C.A., 2001. Reducing uncertainty in the use of allometric biomass equations for predicting above ground tree biomass in mixed secondary forests. Forest Ecology and Management 146(2001): 199- 209 33. MacDicken, K.G., 1997. A Guide to Monitoring Carbon Storage in Forestry and Agroforestry Projects. Winrock International Institute for Agricultural Development. 34. Patrick Van Laake, 2008. Forest biomass assessment in support of REDD by indigenous people and local communities. International Institute for Geo-information Science and Earth Observation (ITC). 35. Pearson, T., R., H., Brown, S., L., Birdsey, R., A., 2007. Measurement Guidelines for the Sequestration of Forest Carbon. United States Department of Agriculture (USDA) Forest Service. General Technical Report NRS-18. 36. Peskett, 2008. Making REDD work for the Poor. IUCN. 37. Silva, H.P., Erin, S., Michael, N., Sarah, M. W., Sandra, B. 2010. Manual technical issues ralted to implementing REDD+ programs in Mekong Countries. Winrock International, USA. 38. Skutsch, M.M., Patrick E. van Laake, Zahabu, E.M., Karky, B.S., and Phartiyal, P., 2009. Community monitoring in REDD+. In Realising REDD+, Angelsen, A., (Ed.). CIFOR, pp. 101 – 112. 39. Thomas E., Bao H., Budhita K., et al., 2011. REED+, Governance, and Community Forestry. RECOFTC, IIED, REDD-Net. 40. UNFCCC, 1992. United Nation Framework Convention on Climate Change. United Nation. 41. UN-REDD, 2011: Measurement, Reporting & Verification (MRV) Framework Document. UN-REDD Vietnam Programme. 42. UN-REDD, 2012: Tree allometric equation development for estimation of forest above- ground biomass in Viet Nam. UN-REDD Progreamme Viet Nam, Hanoi, Viet Nam www.snvworld.org/redd45 SNV REDD+ Phụ lục 1: Phiếu 1: Đo biến động diện tích, trạng thái của lô rừng, chủ rừng Kiểu rừng và trạng thái trên bản đồ: Tọa độ trung tâm lô VN2000: X: Y: Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế: Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng: Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh): Tiểu khu Khoảnh Lô Người đo tính: Ngày: Ảnh chụp: Có/Không: No Tọa độ VN2000 bốn góc của lô rừng, chủ rừng Mô tả thay đổi: Mất rừng, thay đổi trạng thái rừnge Lý do thay đổi X/Y X/Y X/Y X/Y 1 2 3 4 5 6 7 Ghi chú: Mỗi vùng khoanh vẽ thay đổi diện tích, trạng thái được lưu trong GPS dạng track và được đặt tên theo số hiệu từng vùng khoanh vẽ Giải thích Phiếu 1: - Cột 1: Số hiệu của vùng khoanh vẽ được đặt thống nhất, ví dụ là 1, 2, 3. Nếu khoanh vẽ ở lô rừng khác thì dừng phiếu khác. - Cột 2, 3, 4 và 5: Ghi tọa độ X và Y từ máy GPS ở 4 gốc của diện tích rừng thay đổi. Trong đó X là giá trị bên trên và Y là bên dưới trong trang tọa độ của GPS. - Cột 6: Mô tả rõ hai hình thức: i) Mất rừng; ii) Giảm chất lượng rừng ví dụ vừa khai thác chọn - Cột 7: Nêu lý do của sự thay đổi, ví dụ chặt rừng làm rẫy, sau khai thác theo kế hoạch năm 2013, Phụ lục www.snvworld.org/redd46 SNV REDD+ Phụ lục 2: Các mấu phiếu đo đếm trong ô mẫu Phiếu 2: Đo đếm cây gỗ trong ô mẫu Số hiệu ô mẫu: Kiểu rừng - Trạng thái trên bản đồ: Tọa độ VN2000: X: Y: Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế: Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng: Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh): Tiểu khu Độ cao (m) Khoảnh Che phủ tán cây (%) Lô Độ dốc ô mẫu Người điều tra: Ngày: Ảnh chụp: Có/Không: Đo cây gỗ có DBH ≥ 6cm trong tất cả các ô phụ Stt Loài DBH (cm) Ghi chú No. Loài DBH (cm) Ghi chú Địa phương Phổ thông Địa phương Phổ thông 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50 www.snvworld.org/redd47 SNV REDD+ Phiếu 3: Ghi chép số lượng cây gỗ tái sinh có DBH 1.3m trong ô có bán kính 1m Số hiệu ô mẫu: Stt Loài Số cây Ghi chú Stt Loài Số cây Ghi chú Địa phương Phổ thông Địa phương Phổ thông 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50 www.snvworld.org/redd48 SNV REDD+ Phiếu 4: Đo đếm tre nứa lồ ô trong ô tròn có bán kính 5.64m Số hiệu ô mẫu: Kiểu rừng - Trạng thái trên bản đồ: Tọa độ VN2000: X: Y: Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế: Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng: Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh): Tiểu khu: Độ cao (m): Khoảnh: Che phủ tán cây (%): Lô: Độ dốc ô mẫu: Người điều tra: Ngày: Loài tre, lồ ô: Chiều cao bình quân (m): Ảnh chụp: Có/Không: Stt DBH (cm) Tuổi Ghi chú Stt DBH (cm) Tuổi Ghi chú 1 26 2 27 3 28 4 29 5 30 6 31 7 32 8 33 9 34 10 35 11 36 12 37 13 38 14 39 15 40 16 41 17 42 18 43 19 44 20 45 21 46 22 47 23 48 24 49 25 50 Đối với le, nứa tép với DBH<2cm: (Không đo từng cây) chỉ đo các chỉ tiêu sau: Loài: Chiều cao bình quân (m) Số cây: DBH bình quân (cm): www.snvworld.org/redd49 SNV REDD+ Phụ lục 3: Dụng cụ, vật liệu cần thiết trong PCM/PFM cho 1 tổ kỹ thuật Stt Hạng mục Đơn vị Số lượng Mục đích 1 Bản đồ hiện trạng rừng có ranh giới chủ rừng, hộ gia đình nhận khoán rừng và ô mẫu Cái 1 Kiểm tra giám sát diện tích lô rừng, chủ rừng Định vị ô 2 Bản đồ bố trí ô mẫu Cái 1 Xác định vị trí ô mẫu trên thực địa 3 GPS Cái 1 Xác định ranh giới, thay đổi diện tích vị trí ô mẫu 4 Pin cho GPS Cái 10 5 Máy chụp hình số Cái 1 Chụp ảnh ô mẫu, tọa độ GPS 6 Phiếu đo thay đổi diện tích rừng (Phiếu 1) Phiếu 50 Ghi chép thay đổi diện tích 7 Dây có gút màu theo bán kính ô mẫu phụ Cái 4 Lập ô mẫu hình tròn phân tầng 8 Địa bàn, đo cao, dốc (Clinometter) Cái 1 Định hướng, đo cao cây, đo độ dốc ô mẫu 9 Thước đo đường kính Cái 2 Đo đường kinh cây gỗ 10 Bảng sắt để viết số hiệu ô mẫu Cái 20 Ghi số hiệu ô mẫu cố định 11 Sơn Hộp 5 Ghi số hiệu ô mẫu 12 Cọ Cái 5 Ghi số hiệu ô mẫu 13 Búa Cái 1 Đóng bảng ô 14 Đinh Kg 5 Đóng bảng ô 15 Phiếu đo rừng gỗ, tre nứa (Phiếu 2, 3 và 4) Phiếu 50 Ghi chép số liệu ô mẫu www.snvworld.org/redd50 SNV REDD+ Phụ lục 4: Bảng tra chiều dài cộng thêm bán kính ô mẫu theo độ dốc Độ dốc (độ) Bán kính ô mẫu tròn (m) 1.00 Xanh chuối 5.64 Vàng 12.62 Xanh biển 17.84 Đỏ 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0.00 0.00 0.01 0.01 4 0.00 0.01 0.03 0.04 6 0.01 0.03 0.07 0.10 8 0.01 0.06 0.12 0.18 10 0.02 0.09 0.19 0.28 12 0.02 0.13 0.28 0.40 14 0.03 0.17 0.39 0.55 16 0.04 0.23 0.51 0.72 18 0.05 0.29 0.65 0.92 20 0.06 0.36 0.81 1.14 22 0.08 0.44 0.99 1.40 24 0.09 0.53 1.19 1.69 26 0.11 0.64 1.42 2.01 28 0.13 0.75 1.67 2.37 30 0.15 0.87 1.95 2.76 32 0.18 1.01 2.26 3.20 34 0.21 1.16 2.60 3.68 36 0.24 1.33 2.98 4.21 38 0.27 1.52 3.40 4.80 40 0.31 1.72 3.85 5.45 42 0.35 1.95 4.36 6.17 44 0.39 2.20 4.92 6.96 46 0.44 2.48 5.55 7.84 48 0.49 2.79 6.24 8.82 50 0.56 3.13 7.01 9.91 Ghi chú: Chỉ cộng thêm bán kính ô mẫu khi độ dốc > 10 độ www.snvworld.org/redd51 SNV REDD+ Phụ lục 5: Cài đặt GPS theo hệ tọa độ Vn2000 Cài đặt GPS khi sử dụng Vn2000 theo thông số của Bộ Tài Nguyên Môi trường đối với cả 2 múi 48 và 49 và 2 múi 30 hoặc 60 1) Đối với nhóm các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1/10.000 đến lớn hơn (múi chiếu 30) • Longtude Origin: Thay đổi giá trị này tùy theo kinh tuyến giữa (trục) của mỗi tỉnh theo bảng kèm theo dưới đây (Ví dụ: tỉnh Dak Lak thông số này được thay đổi là: E 108030.000) • Scale: + 0.9999000 • False Easting: 500000.0m • False Northing: 0.0m • Datum: - DX = -192 - DY = -39 - DZ = -111 - DA = 0 - DF = 0 2) Đối với nhóm các loại bản đồ có tỷ lệ từ 1/25.000 đến nhỏ hơn (múi chiếu 60): • Longtude Origin: E1050 hoặc E1110 hoặc E1170 tương ứng với vị trí bản đồ đang ở múi chiếu thứ 48 (1020-1080) hoặc 49 (1080-1140) hoặc 50 (1140-1200). • Scale: + 0.9996000 • False Easting: 500000.0m • False Northing: 0.0m • Datum: - DX = -192 - DY = -39 - DZ = -111 - DA = 0 - DF = 0 Lưu ý: - Đối với máy GPS 76, ngoài các tham số Dx, Dy, Dz còn thể hiện 2 tham số DA và DF nên có thể thay đổi ngay trong Menu Set up/Location/Map Datum/User. Tuy nhiên trong máy định vị GPS Garmin Colorado thì chỉ thể hiện 3 tham số Dx, Dy và Dz. Riêng DA và DF cần phải vào Menu Set up/Position format/User Spheroid mới thể hiện 2 tham số này để thay đổi. - Cần xem kinh tuyến giữa mặc định của VN2000 và múi chiếu để khai theo tỉnh như sau. Ví dụ: Bản đồ Dăk Lăk, tỷ lệ 1:100.000, nhưng múi chiếu 30 và kinh tuyến giữa là 108030’ và như vậy thì scale là 0.9999 (ứng múi 30). Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV Chương trình REDD+ Tầng 5, Tòa nhà Thiên Sơn, Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam ĐT/Fax: +84 8 39300668 E-mail: sswan@snvworld.org Ấn phẩm này được in 500 bản, kích thước 21cm x 29.7cm Giấy phép xuất bản số : 1813 - 2013/CXB/03-96/TĐ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_sat_cac_bon_rung_co_su_tham_gia_huong_dan_cho_can_bo_ky.pdf