• Cố định dây hướng Bắc và Nam. Di chuyển dây
ở giữa về hướng Tây (thẳng với Đông) và sau đo
di chuyển dây hướng Đông vào giữa hai hướng
Nam và Tây. Tạo được 2 múi giữa Nam và Tây.
Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang
phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ.
• Cuối cùng, cố định dây hướng Bắc và Tây, di
chuyển một dây khác và giữa Tây và Bắc. Tạo
được 2 múi giữa Tây và Bắc. Tiến hành đo đếm
trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo
từng vòng bán kính phụ. Tại bốn hướng Bắc,
Đông, Nam và Tây ở giáp biên vòng ngoài cùng,
đóng cọc mốc cố định và sơn đỏ
32 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giám sát các-Bon rừng có sự tham gia Hướng dẫn cho người dân địa phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giám sát các-bon rừng có sự tham gia
Hướng dẫn cho người dân địa phương
Bảo Huy, Nguyễn Thị Thanh Hương, Benktesh D. Sharma,
Nguyễn Vinh Quang
Tháng 8, 2013
www.snvworld.org/redd2 SNV REDD+
Hướng dẫn này là kết quả của Dự án “Cung cấp Đa lợi ích Môi trường
và Xã hội từ REDD+ ở Khu vực Đông Nam Á (MB-REDD+)” của Tổ chức
Phát triển Hà Lan SNV, trong khuôn khổ Sáng kiến Khí hậu Quốc tế. Bộ Môi
trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU) của Cộng hòa Liên
bang Đức tài trợ chương trình này.
Tác giả xin cảm ơn những chuyên gia đã tham gia góp ý và đóng góp cho tài
liệu hướng dẫn này: Ông Steven Swan (SNV) và các đồng nghiệp ở Bộ môn
Quản lý Tài nguyên Rừng và Môi trường (FREM) thuộc Đại học Tây Nguyên:
TS. Võ Hùng, TS. Cao Thị Lý, Th.S. Nguyễn Đức Định, KS. Nguyễn Công Tài
Anh, KS. Phạm Đoàn Phú Quốc, KS. Nguyễn Thế Hiển, Th.S. Phạm Tuấn
Anh. Đặc biệt cảm ơn Ông Nguyễn Anh Hà và Ông Nguyễn Đức Luân đã hỗ
trợ cung cấp hình vẽ minh họa.
Tác giả chân thành cảm ơn sự ủng hộ và đóng góp quý báu của lãnh đạo, cán
bộ kỹ thuật và người dân tỉnh Lâm Đồng: UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm huyện
Bảo Lâm, VQG Cát Tiên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bảo Lâm và Lộc
Bắc; và cán bộ và người dân các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, và Lộc Lâm (huyện
Bảo Lâm) và xã Quốc Oai (huyện Đạ Tẻh).
Tác giả:
TS. Bảo Huy
Phó Giáo sư Khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma
Thuột, Việt Nam
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên, Buôn Ma Thuột, Việt Nam
TS. Benkesh D. Sharma
Cố vấn giám sát tài nguyên rừng có sự tham gia, Tổ chức Phát triển Hà Lan
SNV, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Lời cảm ơn
www.snvworld.org/redd3 SNV REDD+
1 Giới thiệu giám sát các-bon rừng có sự tham gia (PCM) .........................................4
2 Các chỉ tiêu đo đếm trong giám sát các-bon rừng có sự tham gia (PCM) ................5
3 Giám sát sự thay đổi diện tích 3 và trạng thái rừng .................................................6
4 Xác định vị trí ô mẫu ...............................................................................................10
5 Thiết lập ô mẫu cố định ..........................................................................................14
6 Đo đếm trong ô mẫu và ô mẫu phụ ........................................................................21
Phụ lục I: Các mẫu phiếu hiện trường ..........................................................................26
Phụ lục II: Dụng cụ, vật liệu cần thiết trong PCM/PFM cho 1 tổ kỹ thuật ......................30
Phụ lục III: Bảng tra chiều dài cộng thêm bán kính ô mẫu theo độ dốc .......................31
Danh sách các hình
Hình 1: Năm bể chứa các-bon rừng ...............................................................................5
Hình 2: Các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho một tổ kỹ thuật PCM ..................................6
Hình 3: Xác định vị trí ô mẫu bố trí ngẫu nhiên bằng GPS trên thực địa .....................13
Hình 4: Ô mẫu hình tròn phân tầng thành 4 ô phụ và cách đo đếm các nhóm đường kính
theo bán kính ô mẫu .....................................................................................................15
Hình 5: Đo các nhóm đường kính cây theo bán kính ô mẫu từ tâm ra ........................15
Hình 6: Cuộn dây với các dải màu khác nhau theo từng bán kính ô phụ ............. 17
Hình 7: Thiết bị Clinometer xác định hướng, độ cao và độ dốc ...................................18
Hình 8: Đo độ dốc bằng thiết bị Clinometer ..................................................................18
Hình 9: Ô mẫu theo hướng Đông Bắc ..........................................................................19
Hình 10: Ô mẫu theo hướng Đông Nam ......................................................................20
Hình 11: Ô mẫu theo hướng Tây Nam .........................................................................20
Hình 12: Ô mẫu theo hướng Tây Bắc ..........................................................................20
Hình 13: Cách đo đường kính ngang ngực cây rừng (DBH) ........................................25
Trang
Mục lục
www.snvworld.org/redd4 SNV REDD+
1
Để thực hiện các chương trình lâm nghiệp như Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES)
hay Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+), Giao đất giao
rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng; chủ rừng cần có một hệ
thống đo tính, giám sát tài nguyên rừng nói chung và sinh khối/các-bon rừng nói riêng.
Hệ thống đo tính giám sát tài nguyên rừng này cần có sự tham gia trực tiếp của hộ gia
đình, chủ rừng để bảo đảm rằng họ đã tham gia vào việc quản lý bảo vệ rừng, cung cấp
thông tin về số lượng chất lượng rừng đã được giao hoặc khoán. Từ đây cũng làm cơ sở
cho việc chi trả công lao động hoặc có thể thu được lợi ích từ chi trả dịch vụ môi trường
từ giảm phát thải hoặc hấp thu khí nhà kính trong chương trình REDD+. Một hệ thống
giám sát trong đó thu hút được sự tham gia của các bên liên quan trong các bước của
giám sát các-bon rừng được gọi là giám sát các-bon rừng có sự tham gia - PCM.
Phương pháp cần đơn giản, phù hợp để cộng đồng, chủ rừng và các bên liên quan có
thể tự thực hiện với sự hỗ trợ của cán bộ lâm nghiệp; nhằm cung cấp dữ liệu có độ tin
cậy đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng của quốc gia cũng như quốc tế.
Hướng dẫn PCM này,
Hướng dẫn cho người
dân địa phương, là một
trong ba cuốn Hướng
dẫn được xây dựng để
thúc đẩy sự tham gia
của các bên liên quan
trong giám sát các-
bon rừng, nó được sử
dụng bởi người dân địa
phương và cộng đồng
để thu thập và giám sát
dữ liệu hiện trường.
Hướng dẫn này khái
quát về các bể chứa
các-bon rừng và chỉ
ra bể chứa nào được
đo đếm trong PCM.
Hướng dẫn này nhằm cung cấp chi tiết các bước của tiến trình đo đếm sự thay đổi diện
tích rừng, trạng thái rừng và các-bon rừng trên hiện trường; sử dụng bản đồ rừng hiện
có, sử dụng GPS và xác định vị trí các ô mẫu đã được thiết kế trước trên bản đồ. Hướng
dẫn cho cán bộ kỹ thuật là Hướng dẫn thứ hai được xây dựng cho cán bộ lâm nghiệp
hiện trường nhằm thiết kế và thực hiện hoạt động PCM trên hiện trường và phân tích
dữ liệu từ PCM. Bản hướng dẫn thứ ba, Hướng dẫn để tham khảo trên hiện trường,
được xây dựng để các nhóm thực hiện đo tính các-bon trên hiện trường có thể tham
khảo nhanh các bước kỹ thuật, thao tác công cụ thiết bị, tra bảng biểu trên hiện trường.
Giới thiệu giám sát các-bon rừng có
sự tham gia (pcm)
www.snvworld.org/redd5 SNV REDD+
2
• Rừng có 5 bể chứa các-bon1 (Hình 1) và PCM có thể tiến hành đo tính. Đó là:
i) Trong cây gỗ phần trên mặt đất
ii) Trong thảm mục, cây bụi, thảm tươi
iii) Trong cây chết
iv) Trong rễ cây dưới mặt đất
v) Trong đất rừng
Hình 1: Năm bể chứa các-bon rừng
• Giám sát thay đổi các-bon rừng trong PCM bao gồm hai nhóm hoạt động cơ bản:
- Đo tính sự thay đổi diện tích rừng, các trạng thái rừng
- Đo tính các bể chứa các-bon rừng và các thông tin khác trong ô mẫu
Tài liệu này hướng dẫn để đo lường sự thay dổi diện tích rừng, trạng thái rừng
cũng như các thông tin về rừng và bể chứa các-bon rừng. Tuy nhiên đối với đo tính
bể chứa các-bon, giới hạn của hướng dẫn này chỉ nhằm đo tính bể chứa các-bon
của cây gỗ phần trên mặt đất, không bao gồm các bể chứa khác như dưới mặt đất,
gỗ chết, thảm mục và các-bon hữu cơ trong đất.
1 Một bể chứa các-bon khác là sản phẩm gỗ. Tuy nhiên sản phẩm gỗ không được đo tính trong
rừng và do đó Tài liệu này không đề cập
Các chỉ tiêu đo đếm trong giám sát
các-bon rừng có sự tham gia (pcm)
www.snvworld.org/redd6 SNV REDD+
Hình 2: Các dụng cụ, vật liệu cần thiết cho một tổ kỹ thuật PCM
3Giám sát sự thay đổi diện tích
và trạng thái rừng
www.snvworld.org/redd7 SNV REDD+
Nếu những ranh giới chủ rừng, hộ gia đình, các trạng thái rừng phát hiện có sự sai khác
so với bản đồ; thì việc khoanh vẽ các khu vực đó cần được tiến hành. Cách tiến hành là
sử dụng chức năng khoanh vẽ các khu vực thay đổi, sai khác bằng chức năng Track của
GPS.
Kết quả:
• Rừng của chủ rừng được thẩm định ranh giới, những thay đổi diện tích được xác định
và thể hiện trên bản đồ.
• Theo dõi và xác định được thay đổi trạng thái rừng (ví dụ rừng đã qua khai thác từ
trạng thái trung bình xuống nghèo) và mất rừng của đơn vị quản lý rừng.
Chuẩn bị, vật liệu:
• Bản đồ hiện trạng rừng có thể hiện ranh giới chủ rừng
• Máy GPS để kiểm tra đường ranh giới của chủ rừng và thay đổi diện tích rừng
• Sunnto đo cao, dốc, địa bàn
• Máy chụp hình số (nếu có)
• Mẫu phiếu ghi chép thông tin về thay đổi diện tích rừng (Phiếu 1)
www.snvworld.org/redd8 SNV REDD+
Tiến hành:
Bước 1: Khoanh vẽ ranh giới diện tích sử dụng GPS 60CSx
• Bấm nút Menu hai lần để vào Tracks và bấm Enter
• Bấm nút Clear để xóa bộ nhớ Tracks cũ
• Bấm nút Menu và chọn Area Calculation, bấm Enter 2 lần để bắt đầu khoanh vẽ (track)
• Sử dụng GPS đang mở (máy được bật và ở chế độ hoạt động) để đi quanh khu vực cần
khoanh vẽ diện tích
• Khi kết thúc bấm Enter 2 lần để kết thúc track; và bấm Save để lưu kết quả khoanh vẽ
vào GPS; đặt tên cho khu vực đã khoanh vẽ (sử dụng các phím ký tự của thiết bị GPS
đặt tên theo ý muốn); chọn OK để kết thúc (hoàn thành).
• Nếu có máy ảnh số, cần chụp ảnh khu vực khoanh vẽ và đặt tên cho ảnh đó trùng với số
hiệu tracks để có thể xác định sau này.
www.snvworld.org/redd9 SNV REDD+
Lưu ý khi sử dụng Track, chỉ mở máy ở vùng khoanh vẽ và tắt máy khi kết thúc để di
chuyển đến vùng khác, sau đó tiếp tục mở máy để khoanh vẽ vùng khác. Nếu mở máy
liên tục ngay cả khi không khoanh vẽ thì các vùng sẽ bị nối vào nhau rất khó phân biệt
trên máy tính.
Việc sử dụng GPS để khoanh vẽ diện tích rừng thay đổi, giai đoạn đầu cán bộ kỹ thuật
làm tổ trưởng sử dụng và hướng dẫn cho người dân. Khi người dân thành thạo có thể
giao việc này cho họ.
Bước 2: Ghi chép số liệu thay đổi diện tích rừng
Sử dụng Phiếu 1 để ghi chép thông tin về thay đổi diện tích rừng trên hiện trường, bao
gồm:
• Các thông tin chung về vị trí, chủ rừng, thời gian, người đo vẽ
• Tọa độ VN2000 (X/Y) ở bốn góc của mảnh rừng bị thay đổi
• Mô tả sự thay đổi và lý do
www.snvworld.org/redd10 SNV REDD+
Các ô mẫu đã được bố trí ngẫu nhiên trên bản đồ và cài đặt trong GPS, từ đây cần xác định
đúng vị trí ô mẫu trong rừng để đo tính.
Kết quả:
• Đóng mốc được hệ thống ô mẫu cố định trên thực địa để thu thập số liệu thu thập có liên
quan nhằm quy đổi ra trữ lượng rừng, các-bon rừng và CO2 hấp thụ theo định kỳ.
Chuẩn bị và vật liệu:
• Bản đồ thiết kế ô mẫu ngẫu nhiên
• Sunnto đo cao, dốc, địa bàn
• GPS đã được cài đặt toàn bộ tọa độ ô mẫu ngẫu nhiên
• Bảng ghi số hiệu, tọa độ ô mẫu
• Bảng kim loại để ghi số hiệu ô mẫu, tọa độ
• Búa, đinh để đóng bảng số hiệu cây
• Sơn và cọ để số hiệu ô mẫu
• Máy chụp hình số (nếu có)
4Xác định vị trí ô mẫu
www.snvworld.org/redd11 SNV REDD+
Tiến hành:
Sử dụng GPS để đi đến tọa độ ô mẫu đã được bố trí ngẫu nhiên:
• Bấm nút Find, sau đó bấm Enter để vào Waypoint
• Sau đó chọn số hiệu ô mẫu cần đi đến
• Chọn Goto và chọn Off Road
• Sử dụng GPS dẫn đường khi đến gần tâm ô mẫu để xác định chính xác vị trí, khi đã đến
vị trí thì GPS sẽ phát tiếng Bíp để báo hiệu.
• Tại vị trí tâm ô đã xác định, tiến hành kiểm tra tọa độ trên GPS với tọa độ đã được bố
trí trên bản đồ. Sai số cho phép về tọa độ tâm ô mẫu trên GPS với tọa độ đã bố trí ngẫu
nhiên trong phạm vi sai số của GPS.
• Chụp một ảnh GPS cho hiển thị tọa độ ô mẫu.
• Kết thúc việc dẫn đường, bấm nút Menu và chọn Stop Navigation.
• Tại vị trí trung tâm ô mẫu cố định, cần làm cột bê tông hoặc cột gỗ có đóng bảng sắt ghi
số hiệu ô mẫu và tọa độ ô theo VN2000.
• Việc đánh dấu cố định ô mẫu trên thực địa sẽ hữu ích cho việc điều tra lặp lại hàng năm/
định kỳ, vì chỉ dùng GPS thì lần điều tra sau với sai số của GPS thì vị trí ô điều tra lần
sau có thể sai khác vài mét so với điều tra lần trước.
• Chụp một ảnh tại trung tâm ô mẫu có bảng hiệu ô.
www.snvworld.org/redd12 SNV REDD+
www.snvworld.org/redd13 SNV REDD+
Hình 3: Xác định vị trí ô mẫu bố trí ngẫu nhiên bằng GPS trên thực địa
www.snvworld.org/redd14 SNV REDD+
Hình dạng ô mẫu có thể là chữ nhật, vuông hoặc tròn. Trong tài liệu này, ô mẫu hình tròn
được đề nghị sử dụng vì dễ thiết lập trên hiện trường. Ngoài ra ô tròn còn thuận tiện cho
người dân, cộng đồng định vị vị trí ô mẫu trong rừng. Trong ô mẫu, các cây có kích thước
khác nhau sẽ được đo ở các ô phụ có diện tích khác nhau. Các cây càng lớn thì được đo
trên ô phụ có diện tích lớn hơn và các cây càng nhỏ thì diện tích ô phụ càng nhỏ.
Kết quả:
Ô mẫu phân tầng hình tròn được thiết lập trên thực địa đúng với vị trí tọa độ ô đã bố trí ngẫu nhiên
Chuẩn bị, vật liệu:
• Máy Sunnto đo độ dốc
• 4 dây đã buộc các nút bán kính các ô mẫu phụ.
• Mẫu phiếu tính chiều dài cộng thêm bán kính trên đất dốc
• Máy chụp hình số (nếu có)
5Thiết lập ô mẫu cố định
www.snvworld.org/redd15 SNV REDD+
Tiến hành:
5.1. Thiết kế ô mẫu trong phân tầng cho từng kiểu rừng khác nhau:
Ô mẫu hình tròn được chia thành 4 ô mẫu phụ. Theo nguyên tắc các cây càng lớn thì được
đo trên ô phụ có diện tích lớn hơn và các cây càng nhỏ thì diện tích ô phụ càng nhỏ. Ô mẫu
được thiết kế cho các kiểu rừng khác nhau như sau.
Kiểu rừng thường xanh, nửa rụng lá, rừng khộp, rừng lá kim:
Bán kính từ 0 - 17.84m, diện tích 1.000m2
• Ô phụ 1: Bán kính từ 0 - 1m, diện tích
3,64m2 để đếm cây tái sinh với DBH < 6cm
và H > 1,3m
• Ô phụ 2: Bán kính từ 0 – 5,64m, diện tích
100m2 để đo tất cả cây gỗ có 6cm ≤ DBH <
22cm hoặc để đo cây tre, lồ ô
• Ô phụ 3: Bán kính từ 0 – 12,62m, diện tích
500m2 để đo cây có 22cm ≤ DBH < 42cm
• Ô phụ 4: Bán kính từ 0 – 17,84m, diện tích
1.000m2 để đo tất cả cây gỗ có DBH ≥ 42cm
Hình 4: Ô mẫu hình tròn phân tầng thành 4 ô phụ và cách đo đếm các nhóm đường
kính theo bán kính ô mẫu
Hình 5: Đo các nhóm đường kính cây theo bán kính ô mẫu từ tâm ra
www.snvworld.org/redd16 SNV REDD+
• Kiểu rừng tre nứa lồ ô: Đối với kiểu rừng này. Ô mẫu có diện tích là 100m2, dạng hình
tròn với bán kính là 5.64m để điều tra tre lồ ô.
• Kiểu rừng hỗn giao gỗ - tre nứa lồ ô: Đối với kiểu rừng này, hai nhóm gỗ và lồ ô đều
được đo. Việc đo cây gỗ theo ô mẫu hình tròn. 1.000m2 như rừng gỗ được phân thành
các ô phụ theo cấp kính. Riêng lồ ô được đo trong ô phụ trong 100m2 với bán kính
5,64m như đo lồ ô thuần.
• Kiểu rừng trồng: Đối với kiểu rừng này, việc đo tính cây gỗ theo ô mẫu hình tròn 500m2
với bán kính 12,62m, vì rừng trồng đường kính tối đa thường chưa vượt 42cm.
www.snvworld.org/redd17 SNV REDD+
5.2. Cách thiết lập ô mẫu hình tròn và các ô mẫu phụ trong rừng:
Chuẩn bị dây có thắt nút bằng dải màu ở các bán kính của các ô mẫu phụ lần lượt là 1m (màu
xanh chuối), 5,64m (màu vàng), 12,62m (màu xanh biển) và 17,84m (màu đỏ). Như vậy có 4 vị
trí được xác định bằng dải màu, mỗi vị trí một màu khác nhau. Để tiến hành lập một ô cần 4 dây.
Đồng thời trên mỗi dây, ứng với mỗi vị trí buộc thêm một dải cùng màu có thể di chuyển để cộng
thêm chiều dài bán kính ô mẫu trong trường hợp trên đất dốc. Mỗi dây thiết kế dài 30m để có
thể cộng thêm chiều dài bán kính trên dốc (Hình 6).
Hình 6: Cuộn dây với các dải màu khác nhau theo từng bán kính ô phụ
• Đo độ dốc theo từng hướng bán kính, có 8 hướng bán kính, sử dụng thiết bị Clinometer
(Hình 8)
• Sử dụng thiết bị đo độ dốc Clinometer bằng cách ngắm đến đầu người đứng trên hoặc
dưới dốc, tạo một đường ngắm song song với mặt đất, đọc bàn độ bên trái để có độ
dốc (đọc từ số nhỏ đến vạch ngang, trong đó bàn độ được khắc vạch chia độ cách
nhau 1 độ)
• Một bảng tra bảng điều chỉnh bổ sung chiều dài bán kính ô phụ được chuẩn bị sẵn trong
phụ lục, từ đó dùng thước cuộn đo chiều dài cần cộng thêm và di chuyển mốc của bán
kính theo từng màu dài thêm ứng với chiều dài cần bổ sung.
www.snvworld.org/redd18 SNV REDD+
Hình 7: Thiết bị Clinometer
xác định hướng, độ cao và độ dốc
Hình 8: Đo độ dốc bằng thiết bị Clinometer
www.snvworld.org/redd19 SNV REDD+
• Bắt đầu kéo dây theo hướng Bắc,
sau đó kéo một dây khác sang hướng
Đông vuông góc với Bắc và kéo một
dây thứ ba ở giữa (450 so với Bắc).
Tạo được 2 múi từ Bắc đến Đông. Tiến
hành đo đếm trong từng múi từ trái
sang phải và từ tâm ra theo từng vòng
bán kính phụ.
Hình 9: Ô mẫu theo hướng Đông Bắc
www.snvworld.org/redd20 SNV REDD+
• Cố định dây hướng Bắc và Đông. Di chuyển dây
ở giữa về hướng Nam (thẳng với Bắc) và kéo
thêm một dây ở giữa hai hướng Đông và Nam.
Tạo được 2 múi giữa Đông và Nam. Tiến hành
đo đếm trong từng múi từ trái sang phải và từ
tâm ra theo từng vòng bán kính phụ.
• Cố định dây hướng Bắc và Nam. Di chuyển dây
ở giữa về hướng Tây (thẳng với Đông) và sau đo
di chuyển dây hướng Đông vào giữa hai hướng
Nam và Tây. Tạo được 2 múi giữa Nam và Tây.
Tiến hành đo đếm trong từng múi từ trái sang
phải và từ tâm ra theo từng vòng bán kính phụ.
• Cuối cùng, cố định dây hướng Bắc và Tây, di
chuyển một dây khác và giữa Tây và Bắc. Tạo
được 2 múi giữa Tây và Bắc. Tiến hành đo đếm
trong từng múi từ trái sang phải và từ tâm ra theo
từng vòng bán kính phụ. Tại bốn hướng Bắc,
Đông, Nam và Tây ở giáp biên vòng ngoài cùng,
đóng cọc mốc cố định và sơn đỏ
Hình 10: Ô mẫu theo hướng Đông Nam
Hình 11: Ô mẫu theo hướng Tây Nam
Hình 12: Ô mẫu theo hướng Tây Bắc
www.snvworld.org/redd21 SNV REDD+
6
Trong mỗi ô mẫu cần đo đếm cây rừng và các thông tin khác
Kết quả: Số liệu đo cây gỗ, tre lồ ô và các thông tin tài nguyên rừng được thu thập trên các
ô mẫu
Chuẩn bị, vật liệu:
• Thước đo đường kính
• Phấn để đánh dấu cây đã đo
• Bảng kim loại đánh số hiệu cây
• Búa, đinh để đóng bảng số hiệu cây
Đo đếm trong ô mẫu và ô mẫu phụ
www.snvworld.org/redd22 SNV REDD+
• Sơn và cọ để ghi số cây, số hiệu ô mẫu
• Bảng biểu điều tra ô mẫu
• Máy chụp hình số (nếu có).
www.snvworld.org/redd23 SNV REDD+
Tiến hành:
Đo tính trong ô mẫu để ước tính trữ lượng, sinh khối và các-bon rừng:
• Đối với cây gỗ: Xác định loài, đo đường kính ngang ngực (DBH) của cây có DBH ≥ 6cm.
Với cây nhỏ hơn 6cm và chiều cao ≥ 1,3m thì chỉ đếm số cây trong ô phụ có bán kính
1m (ô phụ 1, màu vàng)
• Sử dụng bảng sắt để đóng số hiệu cây
www.snvworld.org/redd24 SNV REDD+
• Đối với tre, lồ ô: Được đo trong ô mẫu phụ có bán kính 5.64m (màu vàng). Xác định
loài, đo DBH, tuổi tre lồ ô. Trong trường hợp le tép, nứa nhỏ, thì chỉ cần đếm số cây,
đo đường kính và chiều cao cây bình quân
• Sử dụng Hình 13 để xác định đúng vị trí đo DBH của cây ở các trường hợp khác
nhau như nghiêng, trên dốc, có bạnh vè,
• Nếu một cây nằm trên đường ranh giới ô mẫu, ô phụ; nếu trên 50% thân cây nằm
trong ô thì đo, ngược lại được xem là ngoài ô.
• Chụp ảnh cây, nhóm đo đếm cây và đặt tên ảnh bắt đầu bằng số hiệu ô mẫu. Ví dụ ở
ô mẫu 104, thì ảnh sẽ có tên là “104+Tây Bắc”
www.snvworld.org/redd25 SNV REDD+
Hình 13: Cách đo đường kính ngang ngực cây rừng (DBH)
www.snvworld.org/redd26 SNV REDD+
Phiếu 1: Đo biến động diện tích, trạng thái của lô rừng, chủ rừng
Kiểu rừng và trạng thái trên bản đồ:
Tọa độ trung tâm lô VN2000: X: Y:
Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế:
Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng:
Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh):
Tiểu khu:
Khoảnh:
Lô:
Người đo tính: Ngày:
Chụp ảnh: Có/Không:
Số
hiệu
Tọa độ VN2000 bốn góc của
lô rừng, chủ rừng
Mô tả thay đổi: Mất rừng,
thay đổi trạng thái rừng
Lý do thay đổi
X/Y X/Y X/Y X/Y
1 2 3 4 5 6 7
Ghi chú: Mỗi vùng khoanh vẽ thay đổi diện tích, trạng thái được lưu trong GPS dạng track
và được đặt tên theo số hiệu từng vùng khoanh vẽ.
Giải thích Phiếu 1:
- Cột 1: Số hiệu của vùng khoanh vẽ được đặt thống nhất, ví dụ là 1, 2, 3. Nếu khoanh vẽ
ở lô rừng khác thì dừng phiếu khác.
- Cột 2, 3, 4 và 5: Ghi tọa độ X và Y từ máy GPS ở 4 gốc của diện tích rừng thay đổi.
Trong đó X là giá trị bên trên và Y là bên dưới trong trang tọa độ của GPS.
- Cột 6: Mô tả rõ hai hình thức: i) Mất rừng; ii) Giảm chất lượng rừng ví dụ vừa khai thác
chọn
- Cột 7: Nêu lý do của sự thay đổi, ví dụ chặt rừng làm rẫy, sau khai thác theo kế hoạch
năm 2013,
Phụ lục I: Các mẫu phiếu hiện trường
www.snvworld.org/redd27 SNV REDD+
Phiếu 2: Điều tra rừng
Số hiệu ô mẫu: Kiểu rừng - Trạng thái trên bản đồ:
Tọa độ VN2000: X: Y:
Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế:
Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng:
Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh):
Tiểu khu: Độ cao (m):
Khoảnh: Che phủ tán cây (%):
Lô: Độ dốc ô mẫu:
Người điều tra: Ngày:
Ảnh: Có/ Không:
Đo cây gỗ có DBH ≥ 6cm trong tất cả các ô phụ
TT Loài DBH
(cm)
Ghi chú No. Species DBH
(cm)
Ghi chú
Địa
phương
Phổ
thông
Địa
phương
Phổ
thông
1 26
2 27
3 28
4 29
5 30
6 31
7 32
8 33
9 34
10 35
11 36
12 37
13 38
14 39
15 40
16 41
17 42
18 43
19 44
20 45
21 46
22 47
23 48
24 49
25 50
www.snvworld.org/redd28 SNV REDD+
Phiếu 3: Ghi chép số lượng cây gỗ tái sinh có DBH 1.3m trong ô có
bán kính 1m
Số hiệu ô mẫu:
TT Loài Số cây Ghi chú TT Loài Số cây Ghi chú
Địa
phương
Phổ
thông
Địa
phương
CPhổ
thông
1 26
2 27
3 28
4 29
5 30
6 31
7 32
8 33
9 34
10 35
11 36
12 37
13 38
14 39
15 40
16 41
17 42
18 43
19 44
20 45
21 46
22 47
23 48
24 49
25 50
www.snvworld.org/redd29 SNV REDD+
Phiếu 4: Đo đếm tre nứa lồ ô trong ô tròn có bán kính 5.64m
Số hiệu ô mẫu: Kiểu rừng - Trạng thái trên bản đồ:
Tọa độ VN2000: X: Y:
Kiểu rừng thực tế: Trạng thái rừng thực tế:
Chủ rừng: Người hợp đồng/khoán rừng:
Địa phương (Thôn, xã, huyện, tỉnh):
Tiểu khu: Độ cao (m):
Khoảnh: Che phủ tán cây (%):
Lô: Độ dốc ô mẫu:
Người điều tra: Ngày:
Loài tre, lồ ô: Chiều cao bình quân (m):
Ảnh: Có/ Không
Đối với le, nứa tép: (Không đo từng cây) chỉ đo các chỉ tiêu sau:
Loài: Chiều cao bình quân (m)
Số cây: DBH bình quân (cm):
TT DBH (cm) Tuổi Ghi chú TT DBH (cm) Tuổi Ghi chú
1 26
2 27
3 28
4 29
5 30
6 31
7 32
8 33
9 34
10 35
11 36
12 37
13 38
14 39
15 40
16 41
17 42
18 43
19 44
20 45
21 46
22 47
23 48
24 49
25 50
www.snvworld.org/redd30 SNV REDD+
TT Hạng mục Đơn vị Số lượng Mục đích
1 Bản đồ hiện trạng rừng có ranh
giới chủ rừng, hộ gia đình nhận
khoán rừng và ô mẫu
Cái 1 Kiểm tra giám sát diện
tích lô rừng, chủ rừng
Định vị ô
2 Bản đồ bố trí ô mẫu Cái 1 Xác định vị trí ô mẫu trên
thực địa
3 GPS Cái 1 Xác định ranh giới, thay
đổi diện tích vị trí ô mẫu
4 Pin cho GPS Cái 10
5 Máy chụp hình số Cái 1 Chụp ảnh ô mẫu, tọa độ
GPS
6 Phiếu đo thay đổi diện tích
rừng (Phiếu 1)
Phiếu 50 Ghi chép thay đổi diện
tích
7 Dây có gút màu theo bán kính
ô mẫu phụ
Dây 4 Lập ô mẫu hình tròn phân
tầng
8 Địa bàn, đo cao, dốc
(Clinometter)
Cái 1 Định hướng, đo cao cây,
đo độ dốc ô mẫu
9 Thước đo đường kính Cái 2 Đo đường kinh cây gỗ
10 Bảng sắt để viết số hiệu ô mẫu Cái 20 Ghi số hiệu ô mẫu
cố định
11 Sơn Hộp 5 Ghi số hiệu ô mẫu
12 Cọ Cái 5 Ghi số hiệu ô mẫu
13 Búa Cái 1 Đóng bảng ô
14 Đinh kg 1 Đóng bảng ô
15 Phiếu đo rừng gỗ, tre nứa
(Phiếu 2, 3 và 4)
Phiếu 10 Ghi chép số liệu ô mẫu
Phụ lục II: Dụng cụ, vật liệu cần thiết
trong PCM/PFM cho 1 tổ kỹ thuật
www.snvworld.org/redd31 SNV REDD+
Độ dốc (độ)
Bán kính ô mẫu tròn (m)
1.00
Xanh chuối
5.64
Vàng
12.62
Xanh biển
17.84
Đỏ
0 0.00 0.00 0.00 0.00
2 0.00 0.00 0.01 0.01
4 0.00 0.01 0.03 0.04
6 0.01 0.03 0.07 0.10
8 0.01 0.06 0.12 0.18
10 0.02 0.09 0.19 0.28
12 0.02 0.13 0.28 0.40
14 0.03 0.17 0.39 0.55
16 0.04 0.23 0.51 0.72
18 0.05 0.29 0.65 0.92
20 0.06 0.36 0.81 1.14
22 0.08 0.44 0.99 1.40
24 0.09 0.53 1.19 1.69
26 0.11 0.64 1.42 2.01
28 0.13 0.75 1.67 2.37
30 0.15 0.87 1.95 2.76
32 0.18 1.01 2.26 3.20
34 0.21 1.16 2.60 3.68
36 0.24 1.33 2.98 4.21
38 0.27 1.52 3.40 4.80
40 0.31 1.72 3.85 5.45
42 0.35 1.95 4.36 6.17
44 0.39 2.20 4.92 6.96
46 0.44 2.48 5.55 7.84
48 0.49 2.79 6.24 8.82
50 0.56 3.13 7.01 9.91
Phụ lục III: Bảng tra chiều dài cộng
thêm bán kính ô mẫu theo độ dốc
Ghi chú: Chỉ cộng thêm bán kính ô mẫu khi độ dốc > 10 độ
Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV
Chương trình REDD+
Tầng 5, Tòa nhà Thiên Sơn,
Số 5 Nguyễn Gia Thiều, Quận 3
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
ĐT/Fax: +84 8 39300668
E-mail: sswan@snvworld.org
Ấn phẩm này được in 500 bản, kích thước 21cm x 29.7cm
Giấy phép xuất bản số : 1813 - 2013/CXB/01-96/TĐ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_sat_cac_bon_rung_co_su_tham_gia_huong_dan_cho_nguoi_dan.pdf