Giám sát của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước - Thực trạng và một số kiến nghị

Thứ năm, đổi mới phương thức hoạt động giám sát: Khác với hoạt động giám sát của các CQNN, giám sát của MTTQ có tính xã hội. Do vậy, để đạt hiệu quả cao cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của MTTQ trong hoạt động giám sát. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung giám sát cần phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như nghĩa vụ của đối tượng bị giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của MTTQ; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các CQNN trả lời kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian quy định. Thứ sáu, đổi mới hình thức giám sát: Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định bốn hình thức giám sát của MTTQ. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giám sát MTTQ các cấp chưa sử dụng tốt và đồng bộ các hình thức giám sát, chủ yếu là tổ chức các đoàn giám sát trong khi hình thức giám sát này cần phải phải bố trí lực lượng, thời gian, kinh phí để tổ chức thực hiện giám sát mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, căn cứ vào nội dung giám sát được xác định MTTQ các cấp cần phối, kết hợp nhiều hình thức giám sát trong đó chú trọng việc cử cán bộ, chuyên gia tham gia các đoàn giám sát của các CQNN, hay nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của người dân, doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách lớn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát của mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước - Thực trạng và một số kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRONG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Tóm tắt: Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí và vai trò quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước. Hoạt động giám sát của các thiết chế này góp phần bảo đảm quyền lực nhà nước được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền. Hoàng Minh Hội* * TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Abstract The Fatherland Front and other socio-political institutions holds an important role and position in controlling mechanism of the state power. Supervision activity of these institutions provides significant contributions to assurance of proper application and effeciency of state power as well asn prevention of misconduct of state power. Thông tin bài viết: Từ khóa: giám sát, cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước; giám sát và kiểm soát; giám sát của Mặt trận Tổ quốc; giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 30/09/2018 Biên tập : 11/09/2018 Duyệt bài : 13/09/2018 Article Infomation: Keywords: supervision; controlling mechanisms of state power; supervision and controlling; supervision of the Fatherland Front; supervision of socio-political institutions. Article History: Received : 30 Sep. 2018 Edited : 11 Sep. 2018 Approved : 13 Sep. 2018 GIÁM SÁT CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI 1. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (QLNN) là một chỉnh thể thống nhất, gồm thể chế pháp lý và các thiết chế có mối quan hệ tác động qua lại, vận động nhịp nhàng, ăn khớp cùng hướng đến việc mục tiêu của hoạt động kiểm soát QLNN, bảo đảm QLNN được sử dụng đúng và hiệu quả. Hiện nay, kiểm soát QLNN ở nước ta được thực hiện thông qua hai cơ chế là cơ chế NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 14 Số 21(373) T11/2018 kiểm soát QLNN giữa các cơ quan nhà nước (CQNN) (các CQNN vận hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tự kiểm soát lẫn nhau: cơ quan thực hiện quyền lập pháp - Quốc hội, cơ quan thực hiện quyền hành pháp - Chính phủ, cơ quan thực hiện quyền tư pháp - Tòa án nhân dân)1 được gọi là cơ chế kiểm soát QLNN bên trong bộ máy nhà nước và cơ chế kiểm soát QLNN bên ngoài nhà nước. Cơ chế kiểm soát QLNN bên ngoài bao gồm giám sát của Đảng cầm quyền, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và giám sát trực tiếp của các cá nhân. Hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội là một trong những hình thức của cơ chế kiểm soát QLNN. Đó là hoạt động theo dõi, quan sát, xem xét của MTTQ và Công đoàn, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN), Hội Cựu chiến binh (CCB) nhằm tác động, định hướng các đối tượng bị giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Khác với cơ chế kiểm soát quyền lực bên trong bộ máy nhà nước, hậu quả pháp lý trong cơ chế pháp lý kiểm soát quyền từ bên ngoài không có tính cưỡng chế nhà nước mà kết quả kiểm soát được thể hiện dưới dạng kiến nghị hoặc thông qua dư luận xã hội, gửi “thông điệp” đến CQNN, người có thẩm quyền để xử lý đối với cán bộ, công chức, viên chức, các CQNN có hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ. Giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là một bộ phận của cơ chế pháp lý kiểm soát QLNN, hướng đến mục tiêu bảo đảm QLNN được sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả, ngăn ngừa và hạn chế tình trạnh lạm quyền, tham nhũng 1 Xem: Nguyễn Đăng Dung (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 70; Trần Ngọc Đường (chủ nhiệm), (2014) Báo cáo khoa học Đề tài khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát QLNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta, (do Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì). Hà Nội, tr. 7. QLNN. Cơ chế kiểm soát QLNN phải bảo đảm tính độc lập tương đối của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; đồng thời, phải bảo đảm sự kết hợp giữa các hình thức giám sát của Nhà nước (giám sát Quốc hội, HĐND), hoạt động kiểm tra, thanh tra của Nhà nước với các hình thức giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, mô hình giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải bảo đảm các thiết chế giám sát không bị phụ thuộc vào đối tượng chịu sự giám sát. Pháp luật phải bảo đảm MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội không bị lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản biện về ngân sách, biên chế. Ngoài ra, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải thể hiện được hết vai trò giám sát của mình một cách chủ động và độc lập với các chủ thể giám sát khác. Các CQNN, cán bộ, công chức, viên chức và người có thẩm quyền phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; góp ý vào dự thảo báo cáo giám sát khi được chủ thể giám sát đề nghị. CQNN, người có thẩm quyền phải tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát của Nhân dân theo quy định. 2. Thực trạng hoạt động giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay Thời gian qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát huy vai trò bảo đảm quyền làm chủ, quyền giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với bộ máy nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ sung năm NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 15Số 21(373) T11/2018 2011 khẳng định: “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội”2. Nghị quyết Đại hội XI (năm 2011) của Đảng khẳng định: “MTTQ và các đoàn thể nhân dân thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội”3. Gần đây, Bộ Chính trị ban hành Quyết định 217 về ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định 218-QĐ/TW về ban hành Quy định việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Nghị quyết đại Đại hội XII (năm 2016) của Đảng ta khẳng định cần phải “tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa giám sát của Quốc hội với kiểm tra, giám sát của Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân”4. Pháp luật xác định địa vị pháp lý MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với bộ máy nhà nước với các hình thức và phương pháp giám sát phù hợp với địa vị pháp lý của mỗi thiết chế. Trên thực tế, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và tham gia các hoạt động giám sát với Quốc hội và HĐND các cấp; thường xuyên “cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, HĐND, các ban của HĐND tiến hành đã giúp Ủy ban MTTQ phát hiện và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý những vi phạm pháp luật trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước”5. Hoạt động phối hợp này đã tạo 2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội. tr. 8-9. 3 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 246. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. tr. 178. 5 Bùi Thị Nguyệt Thu: Hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam - Thực tiễn và một số kiến nghị. Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, nguồn: 6 ra bầu không khí cởi mở và tạo ra sự đồng thuận giữa chủ thể và các đối tượng giám sát trong việc tìm kiếm giải pháp để giải quyết những kiến nghị về giám sát. Bên cạnh những kết quả trên đây, giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát QLNN tồn tại những bất cập, hạn chế sau: Một là, chưa có sự phối hợp giữa giám sát của nhân dân đại diện là MTTQ với giám sát của cơ quan mang tính QLNN. Các chủ thể trong tiến hành giám sát còn rời rạc, thiếu đồng bộ, hiệu quả giám sát của MTTQ cũng như của hệ thống giám sát chưa cao. Việc phối hợp giải quyết kiến nghị của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành nhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân; vẫn còn tình trạng một số kiến nghị giám sát giải quyết kéo dài, không dứt điểm, có sự đùn đẩy, né tránh của các cơ quan chức năng. Tương tự, trách nhiệm của một số CQNN trong việc xử lý hậu quả hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chưa xác định cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, “việc theo dõi sau giám sát còn buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giám sát và uy tín của các đoàn giám sát”6. Hai là, mô hình hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội chưa độc lập với các CQNN. Các thiết chế này vẫn lệ thuộc vào chính đối tượng bị giám sát, phản biện về ngân sách, biên chế. Về cơ bản, nguồn kinh phí để MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ giám sát chưa có nguồn độc lập, “cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với MTTQ, các đoàn thể NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 16 Số 21(373) T11/2018 chính trị - xã hội còn bất cập; một số quy định về tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý tài chính, tài sản đối với tổ chức công đoàn chưa phù hợp”7. Trên thực tế, kinh phí, cơ sở vật chất để phục vụ hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội đối với các CQNN chủ yếu phụ thuộc vào CQNN và chủ doanh nghiệp cho nên tính độc lập khách quan trong kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Trên thực tế, MTTQ các cấp mới chỉ đóng vai trò là cơ quan phối hợp, là cơ quan tham gia thực hiện giám sát chứ chưa thể hiện được hết vai trò giám sát của mình một cách chủ động với các chủ thể kiểm soát QLNN khác. Ba là, pháp luật chưa tạo ra cơ chế công khai cung cấp thông tin trong hoạt động giám sát, chưa xác định rõ trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền trong việc tiếp nhận giải quyết kiến nghị giám sát. Do vậy, một số kiến nghị, phản ánh về kết quả hoạt động giám sát của MTTQ gửi đến CQNN chưa kịp thời xử lý, hoặc chưa được giải quyết thấu đáo. Trên thực tế, việc giải quyết, trả lời ý kiến của một số bộ, ngành, các cơ quan chức năng còn hình thức. Bốn là, MTTQ các cấp sử dụng các hình thức giám sát đối với các đối tượng giám sát chưa đa dạng và đồng bộ. Pháp luật quy định bốn hình thức giám sát cơ bản của MTTQ là: nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tổ chức đoàn giám sát; thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân (TTND) được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ); tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên ở các cấp, MTTQ địa phương và kể cả Trung ương mới chỉ chú trọng vào hình thức giám sát tổ chức đoàn giám sát mà chưa 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nguồn: phapluat.vn quan tâm thích đáng các hình thức giám sát khác. Trong đó, sử dụng hình thức nghiên cứu, xem xét văn bản, giám sát văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Như vậy, việc sử dụng hình thức giám sát nào đối với từng nội dung giám chưa được MTTQ tính toán hiệu quả. Trên thực tế, sử dụng hình thức giám sát như tổ chức các đoàn giám sát lại gặp không ít khó khăn như: việc tổ chức phức tạp, đòi hỏi nhiều nhân sự tham gia; tốn kém về kinh phí, phương tiện, việc bố trí thời gian. Vai trò giám sát của các tổ chức thành viên của Mặt trận đối với bộ máy nhà nước rất mờ nhạt, chủ yếu là một số quy định về trách nhiệm của các tổ chức này trong việc động viên đoàn viên, hội viên và nhân dân tham gia giám sát một số lĩnh vực quản lý hành chính liên quan đến chức năng của tổ chức đó. Năm là, giám sát của MTTQ phần nhiều mới được thể hiện qua các phát hiện, nêu ý kiến tại các kỳ họp, phiên họp của các cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng giám sát, chưa có những phương thức giám sát đúng nghĩa và giám sát hầu như mới chủ yếu ở cấp cơ sở. Nhiều đề xuất, kiến nghị của Mặt trận chưa được CQNN, chính quyền các cấp xem xét, giải quyết và trả lời, mặc dù một số lĩnh vực đã có quy định của pháp luật. Ở nhiều địa phương, MTTQ chưa tiến hành thường xuyên các hoạt động giám sát theo chuyên đề; việc tổ chức giám sát còn dựa nhiều vào báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát. Ở một số nơi, việc theo dõi sau giám sát của MTTQ còn bị buông lỏng, thiếu sự kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị. Công tác giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh ít được quan tâm; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của MTTQ hiệu quả chưa cao. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 17Số 21(373) T11/2018 Sáu là, MTTQ sử dụng hình thức giám sát thông qua hoạt động TTND và GSĐTCCĐ vẫn còn hạn chế. Pháp luật quy định Ban TTND là một thiết chế bán chuyên trách thực hiện giám sát mang tính xã hội. Tuy nhiên, địa vị pháp lý cũng như thiết kế mô hình hoạt động của Ban TTND lại cùng một đạo luật với Thanh tra Nhà nước - Luật Thanh tra năm 2010. Điều đó cho thấy đang có sự lúng túng, khó khăn trong việc tìm kiếm mô hình phù hợp bảo đảm hiệu quả hoạt động giám sát của thiết chế này8. Thêm vào đó, tuy là cùng được quy định trong một văn bản luật nhưng không hề có sự liên hệ, hỗ trợ nhau giữa Thanh tra Nhà nước và TTND ở cấp chính quyền cơ sở và các CQNN trong việc xử lý kết quả giám sát của Ban TTND. Như vậy, có ý kiến cho rằng “việc quy định về TTND trong Luật Thanh tra là chưa hợp lý, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hoạt động giám sát của tổ chức do nhân dân bầu ra với hoạt động kiểm tra, thanh tra của CQNN”9. Bảy là, hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội còn nhiều bất cập và chưa đạt hiệu quả cao. Cụ thể, nội dung giám sát của Công đoàn rộng, thiếu cụ thể hóa những nhiệm vụ giám sát theo chức năng của Công đoàn. Trong khi đó chưa có chế tài trong thi hành kết luận giám sát nên hiệu quả giám sát đang bị hạn chế10. Công tác kiểm tra, tham gia, giám sát của Công đoàn ở một số nơi còn hình thức11. Tương tự, Hội Nông 8 Hoàng Minh Hội (2015), Hoàn thiện pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án TS. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tr. 98. 9 Chính phủ (2010), Tờ trình số: 20/TTr-CP về Luật Dự án Thanh tra (sửa đổi), 10 Hoàng Phong (2017), Công đoàn tham gia giám sát, phản biện và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Tạp chí Dân vận, số 9/2017. Nguồn: 11 Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2013), Báo cáo tóm tắt của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐVN khóa X. Nguồn: https://laodong.vn, truy cập 28/7/2013. 12 Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết công tác Hội và phong trào nông dân năm 2014 phương hướng, nhiệm vụ năm 2015. Hà Nội. 13 Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM (2017), Số: 17 - BC/UBKTTWĐ Về công tác kiểm tra, giám sát nửa đầu nhiệm kỳ và trọng tâm công tác kiểm tra, giám sát từ nay đến hết nhiệm kỳ Đại hội Đoàn X (2012 - 2017). tr. 16. 14 Ban chấp hành Trung ương Hội LHPN Việt Nam Khóa XI (2017), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Hội LHPN Việt Nam. tr. 13. 15 Trần Ngọc Đường (2014), Báo cáo Khoa học Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát QLNN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở nước ta, tlđd. dân thực hiện nhiệm vụ giám sát đối với các CQNN còn bất cập. Đó là, “một số nơi công tác kiểm tra, giám sát chưa được thường xuyên; nội dung kiểm tra, giám sát còn sơ sài, thiếu cụ thể; việc triển khai thực hiện Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị còn chậm”12. Đoàn TNCS triển khai thực hiện Hướng dẫn 47 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn (Hướng dẫn số 47 HD/TWĐTN- BKT về hướng dẫn thực hiện quy chế giám sát và phản biện xã hội) ở cơ sở còn hạn chế, thụ động13. Một số tổ chức Đoàn chưa thực sự quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát. Vì vậy, việc tham mưu đề xuất nội dung kiểm tra ở một số đơn vị chưa sâu. Trong khi đó, Hội LHPN ở một số địa phương thực hiện nhiệm vụ giám sát còn “lúng túng, chưa tích cực thúc đẩy việc thực hiện các chủ trương chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới. Việc mở rộng tính liên hiệp của tổ chức Hội còn hạn chế”14. Hoạt động của Hội CCB trong giám sát còn thiếu chiều sâu; việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho hội viên khi bị vi phạm chưa mạnh; việc phát hiện, đề xuất xử lý vi phạm các chính sách, pháp luật sau chiến tranh (thương binh giả, bệnh binh giả, hưởng chế độ khác không đúng) của các tổ chức, cá nhân còn chưa kịp thời15. Tám là, việc giải quyết, trả lời ý kiến của một số bộ, ngành, các cơ quan chức năng NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 18 Số 21(373) T11/2018 còn hình thức trong khi chưa có cơ chế áp dụng biện pháp chế tài thích hợp đối với các CQNN và người có thẩm quyền trong việc không hoặc chậm tiếp nhận và xử lý kết quả giám sát do MTTQ kiến nghị. Chín là, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chủ yếu cử đại diện tham gia các đoàn giám sát do các CQNN tổ chức, chưa chủ trì tổ chức được nhiều các hoạt động giám sát độc lập16. Nhiều lĩnh vực hoạt động giám sát tuy có cơ chế đầy đủ, rõ ràng, hoặc pháp luật quy định cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện, nhưng việc xem xét, xử lý của cơ quan chủ quản không thực hiện đúng các quy định về thời hiệu giải quyết vụ việc, làm cho hoạt động giám sát trong nhiều trường hợp không được giải quyết kịp thời và dứt điểm, gây bức xúc cho công dân và khó khăn cho cán bộ Mặt trận thực thi công việc giám sát17. Bên cạnh đó, các thông tin về chính sách đầu tư của Nhà nước hầu như chưa được công khai, minh bạch để nhân dân thấy được lợi ích và trách nhiệm của mình, cũng là trở ngại lớn cho hoạt động giám sát của Mặt trận và dễ phát sinh các “điểm nóng” về khiếu kiện18. Những hạn chế, bất cập nêu trên xuất phát từ nguyên nhân sau: - Việc thể chế hoá các chủ trương, quan điểm của Đảng về chức năng giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội còn chậm. Nhiều quy định về giám sát của Mặt trận trong Hiến pháp, pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác chưa quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hậu quả pháp lý, cũng như những điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; 16 thuc-hien.aspx 17 https://baomoi.com/phat-huy-vai-tro-cua-mat-tran-trong-viec-giam-sat-cac-chuong-trinh-du-an-dau-tu-o-vung-dong- bao-dan-toc-thieu-so/c/24519242.epi 18 https://baomoi.com/phat-huy-vai-tro-cua-mat-tran-trong-viec-giam-sat-cac-chuong-trinh-du-an-dau-tu-o-vung-dong- bao-dan-toc-thieu-so/c/24519242.epi - Trong các văn bản pháp luật vẫn còn thiếu những quy định cụ thể về trách nhiệm của các CQNN trong việc giải quyết, trả lời những phát hiện, kiến nghị của MTTQ; - Các điều kiện bảo đảm cho MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện chức năng giám sát ở một số nơi chưa đầy đủ; - Kinh phí hoạt động của Mặt trận các cấp, nhất là cấp cơ sở hiện nay còn rất nhiều khó khăn; - Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số địa phương còn nhiều hạn chế; số lượng cán bộ chuyên trách của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội ít. Một bộ phận cán bộ làm công tác giám sát năng lực còn hạn chế, chưa yên tâm công tác, thiếu nhiệt tình và trách nhiệm trong công việc. 3. Một số kiến nghị Để bảo đảm hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay có hiệu quả, cần thực hiện các giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục ban hành văn bản hướng dẫn quy định về hoạt động giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 theo hướng: bổ sung các biện pháp theo dõi quá trình tiếp nhận và trả lời việc tiếp nhận kiến nghị của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát; bổ sung các chế tài đối với trường hợp không tiếp nhận, hoặc tiếp nhận nhưng trả lời không đúng thời gian luật định của cơ quan, người có thẩm quyền đối với kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội. NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 19Số 21(373) T11/2018 Thứ hai, xây dựng cơ chế công khai về việc tiếp thu, điều chỉnh, sửa đổi bổ sung của cơ quan và người có thẩm quyền đối với các kiến nghị giám sát của nhân dân, kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các CQNN, cán bộ, công chức. Thứ ba, xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan MTTQ với các tổ chức của Đảng, CQNN; cần coi giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội là một nhu cầu tất yếu trong quá trình tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Do vậy, xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các CQNN phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của cơ chế kiểm soát QLNN hiện nay. Thứ tư, xây dựng cơ chế hoạt động, huy động và phát huy tiềm năng của các thành viên rộng lớn của MTTQ trong hoạt động giám sát, tham mưu ý kiến của các cá nhân tiêu biểu, phát huy ưu thế của các chuyên gia, các Hội đồng tư vấn của MTTQ; huy động mang lưới cộng tác viên, các đoàn viên, hội viên là các nhà khoa học trên các lĩnh vực để tham gia hoạt động giám sát của MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường xây dựng, mở rộng đội ngũ cộng tác viên có sức khỏe, nhiệt tình, trách nhiệm với từng công việc, sự kiện được giao là một yêu cầu tất yếu và lâu dài trong xu hướng thực hiện chủ trương tinh giảm biên chế của Đảng và Nhà nước. Thứ năm, đổi mới phương thức hoạt động giám sát: Khác với hoạt động giám sát của các CQNN, giám sát của MTTQ có tính xã hội. Do vậy, để đạt hiệu quả cao cần xây dựng cơ chế tiếp thu, giải trình những kiến nghị của MTTQ trong hoạt động giám sát. Theo đó, khi lập chương trình, kế hoạch và lựa chọn nội dung giám sát cần phải quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể giám sát cũng như nghĩa vụ của đối tượng bị giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung và đối tượng chịu sự giám sát phải trả lời bằng văn bản trong thời gian nhất định về kiến nghị giám sát của MTTQ; xác định trách nhiệm của người đứng đầu các CQNN trả lời kiến nghị giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong thời gian quy định. Thứ sáu, đổi mới hình thức giám sát: Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 quy định bốn hình thức giám sát của MTTQ. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động giám sát MTTQ các cấp chưa sử dụng tốt và đồng bộ các hình thức giám sát, chủ yếu là tổ chức các đoàn giám sát trong khi hình thức giám sát này cần phải phải bố trí lực lượng, thời gian, kinh phí để tổ chức thực hiện giám sát mới đạt hiệu quả cao. Do vậy, căn cứ vào nội dung giám sát được xác định MTTQ các cấp cần phối, kết hợp nhiều hình thức giám sát trong đó chú trọng việc cử cán bộ, chuyên gia tham gia các đoàn giám sát của các CQNN, hay nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên cơ sở ý kiến của người dân, doanh nghiệp liên quan đến chủ trương, chính sách lớn. Thứ bảy, cùng với việc lựa chọn và phối hợp sử dụng các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật, MTTQ các cấp cần hoàn thiện cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin từ các tầng lớp nhân dân, từ xã hội thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở đó có kiến nghị giám sát phù hợp, đúng đắn. Thứ tám, thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động của các CQNN. Bởi vì, công khai, minh bạch là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các hành vi tiêu cực, các biểu hiện làm sai lệch làm suy giảm hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giám sát có hiệu quả. Công khai, minh bạch đòi hỏi các các chủ thể giám sát MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội phải được thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác nội dung và đối tượng cần phải giám sát■ NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT 20 Số 21(373) T11/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiam_sat_cua_mat_tran_to_quoc_viet_nam_va_cac_to_chuc_chinh.pdf