Có quan điểm cho rằng, việc Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và
Đoàn ĐBQH giám sát việc giải quyết các
vụ án cụ thể là làm thay chức năng điều tra
của cơ quan điều tra, chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát, chức
năng giám đốc xét xử của TANDTC và cho
rằng, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
là những cơ quan có chức năng quyết định,
hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô nên việc
đi vào giám sát các vụ án cụ thể là không
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như
cơ cấu tổ chức của các cơ quan này, hơn nữa,
việc giám sát vụ án có thể phải đi đến kết
luận đúng/sai thì khó tránh khỏi việc xem
xét, đánh giá các chứng cứ trong vụ án,
trong khi đó, việc đánh giá chứng cứ lâu nay
thuộc chức năng của các cơ quan tư pháp; cá
biệt có quan điểm cho rằng, hoạt động giám
sát việc giải quyết các vụ án cụ thể của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội giống như
việc xem xét đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm đối với các vụ án.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp những vấn đề lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tóm tắt:
Hoạt động tư pháp là việc thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh
vực tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền tự do, tính mạng
nhân phẩm, danh dự, tài sản của công dân; bảo vệ tài sản của Nhà
nước, của tổ chức và cá nhân; bảo vệ pháp chế, chế độ XHCN, quyền
làm chủ của Nhân dân. Hoạt động tư pháp ở Việt Nam do các cơ quan
có thẩm quyền thực hiện, gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Tòa án. Giám sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp là một đặc
thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và được thực hiện
trên nhiều phương diện. Bài viết đề cập đến một số vấn đề lý luận
và thực tiễn về giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, các nội
dung chủ yếu của hoạt động tư pháp thuộc đối tượng giám sát của
Quốc hội.
GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN TƯ PHÁP
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Đình Quyền*
Abstract:
Judicial activity is the realization of the state power in the field of
justice, to protect the justice, freedom, life, human dignity, honor,
property ... of the residents; to protect the property of the state, of
the organizations and individuals; the legal protection, the socialist
regime, the mastery of the people. Judicial activities in Vietnam
are carried out by competent agencies, including the investigating
bodies, the procuracies and the courts. The supervision of the
National Assembly against the judiciary activities is a specialized
feature of the socialist rule-of-law state of Viet Nam and is carried
out in several aspects. This article addresses a number of theoretical
and practical matters on the supervision of the National Assembly
against the performance of the judicial entities, the main contents of
judicial activities subject to the National Assembly’s supervision.
Thông tin bài viết:
Từ khóa: Hoạt động tư pháp, giám
sát của Quốc hội, Viện Kiểm sát, Toà
án, Cơ quan điều tra.
Lịch sử bài viết:
Nhận bài: 20/10/2017
Biên tập: 26/10/2017
Duyệt bài: 31/10/2017
Article Infomation:
Keywords: Judicial activity,
supervision of the National
Assembly, the procuracy, the courts,
investigation agency.
Article History:
Received: 20 Oct. 2017
Edited: 26 Oct. 2017
Appproved: 31 Oct. 2017
* TS. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp.
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
3Số 21(349) T11/2017
1. Hoạt động tư pháp tại Việt Nam
Hiện nay, theo quy định của pháp
luật hiện hành, hoạt động tư pháp ở Việt
Nam bao gồm hoạt động điều tra, công
tố, kiểm sát hoạt động tư pháp và xét xử.
Khác với nhiều nước trên thế giới, hoạt
động tư pháp là hoạt động của hệ thống
Tòa án các cấp.
Hoạt động tư pháp ở Việt Nam được
thực hiện bởi các cơ quan có thẩm quyền, đó
là: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Trong đó Tòa án là cơ quan thực hiện quyền
tư pháp.
Hoạt động tư pháp là việc hiện thực hóa
quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp
hay còn gọi là quyền tư pháp. Hoạt động này
có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền tự do,
tính mạng nhân phẩm, danh dự, tài sản của
công dân; bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tổ chức và cá nhân; bảo vệ pháp chế, chế độ
XHCN, quyền làm chủ của nhân dân...
Theo bản chất, hoạt động tư pháp luôn
có tính độc lập cao trong mối quan hệ với
hoạt động lập pháp và hành pháp; được thực
hiện theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời
hạn, thời hiệu hết sức chặt chẽ theo quy định
của pháp luật tổ chức, pháp luật tố tụng và
do những người giữ chức danh tư pháp (điều
tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) thực
hiện. Đây là đặc điểm cần hết sức lưu ý khi
nghiên cứu về giám sát của Quốc hội đối với
hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Trên phương diện phân công thực hiện
quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp,
hành pháp và tư pháp luôn có mối quan hệ,
sự phối hợp và ảnh hưởng lẫn nhau. Sự ảnh
hưởng này còn tùy thuộc mô hình tổ chức bộ
máy nhà nước, bản chất nhà nước, nguyên
tắc hoạt động và truyền thống của mỗi nước.
Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan duy
nhất có quyền lập hiến và lập pháp, đồng
thời là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân
dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
không chỉ có chức năng lập hiến, lập pháp
mà còn có chức năng quyết định những vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối
cao đối với hoạt động của Nhà nước theo
nguyên tắc nền tảng “Tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về nhân dân” và “quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp” đã được quy định
trong Nghị quyết của Đảng và Hiến pháp
năm 2013. Giữa Quốc hội với các cơ quan
trong bộ máy nhà nước luôn có mối quan hệ
khăng khít và ảnh hưởng tác động qua lại,
Quốc hội có vị trí, vai trò tạo nền tảng pháp
lý cơ bản có tính chất nguyên lý cho hoạt
động của các cơ quan tư pháp.
2. Giám sát hoạt động của các cơ
quan tư pháp - những vấn đề lý luận và
thực tiễn
Giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường
vụ Quốc hội (UBTVQH), các Ủy ban của
Quốc hội đối với hoạt động tư pháp là một
đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam. Trong những năm qua, Quốc hội,
UBTVQH, Ủy ban Pháp luật (trước đây), Ủy
ban Tư pháp (hiện nay) và các Đoàn ĐBQH,
các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thể hiện
vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiến
hành giám sát đối với hoạt động tư pháp trên
các phương diện như: thẩm tra, cho ý kiến
và xét báo cáo công tác hàng năm của Chánh
án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC),
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao (VKSNDTC), của Chính phủ về công
tác điều tra, công tác thi hành án; tổ chức
các Đoàn giám sát để trực tiếp giám sát về
hoạt động tư pháp của các cơ quan ở trung
ương và địa phương; giám sát việc ban hành
văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của
TANDTC, VKSNDTC và của Chính phủ;
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
trong hoạt động tư pháp và giám sát việc giải
quyết đối với một số vụ án cụ thể; tiến hành
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
4 Số 21(349) T11/2017
chất vấn Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Công an.
Qua giám sát, Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội không chỉ đánh giá việc chấp
hành pháp luật, trách nhiệm và hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của các cơ quan tư pháp mà
còn xem xét tính đồng bộ, thống nhất, khả
thi, phù hợp với thực tiễn của các VBQPPL
do mình ban hành trong quá trình thi hành
và thực tế áp dụng pháp luật, qua đó đã góp
phần vào công tác hoàn thiện pháp luật hoặc
cung cấp các thông tin trong việc Quốc hội
xem xét, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước. Tuy nhiên vai trò, thẩm
quyền giám sát của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH đối
với hoạt động tư pháp như thế nào và phạm
vi ra sao thì trên thực tế trong quá trình áp
dụng pháp luật ý kiến cũng còn khác nhau,
do đó, về phương diện lý luận đây là vấn đề
cần được làm rõ để thống nhất về nhận thức
trong việc áp dụng các quy định của Hiến
pháp và pháp luật về giám sát của Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn
ĐBQH đối với hoạt động tư pháp.
Hoạt động giám sát của Quốc hội
đối với hoạt động tư pháp là việc thực hiện
quyền lực nhà nước được Hiến pháp và pháp
luật ghi nhận; được cụ thể hóa thành những
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Do
đó, Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban Tư pháp,
ĐBQH và Đoàn ĐBQH là các chủ thể trực
tiếp thực hiện thẩm quyền giám sát và chịu
trách nhiệm về việc thực hiện thẩm quyền
này. Do tính chất quan trọng và phức tạp của
hoạt động giám sát mà việc thực hiện thẩm
quyền đó đòi hỏi phải có năng lực chủ thể
đặc biệt mà chỉ có Quốc hội, UBTVQH, Ủy
ban Tư pháp, các ĐBQH, Đoàn ĐBQH mới
có khả năng thực hiện và được pháp luật thừa
nhận. Theo đó, mọi hoạt động giám sát của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải
được tiến hành trong phạm vi chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; phải
xuất phát từ phạm vi đó, nên mọi hoạt động
giám sát phải được tiến hành trong khuôn
khổ các nguyên tắc hoạt động của Quốc hội;
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và
Đoàn ĐBQH tuyệt đối bảo đảm không có sự
lấn sân sang lĩnh vực hành pháp và tư pháp.
Đồng thời, với tính chất là cơ quan đại diện
thì hoạt động giám sát còn phải xuất phát từ
ý chí, nguyện vọng của người dân, gắn bó
với nhân dân, phát huy sự tham gia của nhân
dân mới bảo đảm tăng cường hiệu quả giám
sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Giám sát của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH đối
với hoạt động tư pháp theo bản chất của cơ
quan đại diện phải được tiến hành công khai,
minh bạch, dân chủ, khách quan và phải
được tiến hành thường xuyên; không làm
ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của
các cơ quan tư pháp; phải bảo đảm nguyên
tắc độc lập, chỉ tuân theo pháp luật trong
hoạt động của Tòa án; giám sát nhưng không
can thiệp, không làm thay và phải đặt trong
sự phân công, phối hợp giữa Quốc hội với
UBTVQH, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội,
ĐBQH và Đoàn ĐBQH, tránh chồng chéo,
trùng lặp hoặc bỏ sót nội dung hoạt động.
Phạm vi hoạt động giám sát của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và
Đoàn ĐBQH đối với hoạt động tư pháp
được xác định như thế nào cũng đang là vấn
đề còn tranh luận. Có ý kiến cho rằng, Quốc
hội với tính chất là giám sát tối cao nên chỉ
giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp
ở trung ương; ý kiến khác cho rằng, Quốc
hội giám sát đối với toàn bộ hoạt động của
Nhà nước nên phạm vi giám sát bao gồm cả
các cơ quan tư pháp ở địa phương.
Thực tế cho thấy, hàng năm Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội tiến hành thẩm tra Báo
cáo công tác của Chánh án TANDTC, Báo
cáo của Viện trưởng VKSNDTC về hoạt
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
5Số 21(349) T11/2017
động của toàn ngành Tòa án, ngành Kiểm sát,
Báo cáo của Chính phủ về công tác phòng,
chống tội phạm, thi hành án; UBTVQH và
Quốc hội cho ý kiến và tiến hành việc xem
xét, thảo luận ra Nghị quyết đối với Báo cáo
này, chứ không chỉ thẩm tra, cho ý kiến, xem
xét đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp
trung ương. Thực tế này phản ánh đúng phạm
vi, thẩm quyền giám sát của Quốc hội được
quy định tại Điều 69 của Hiến pháp, theo đó,
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao
đối với hoạt động của Nhà nước. Qua thực
tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, nếu không
có hoạt động giám sát việc chấp hành pháp
luật và việc giải quyết các vụ việc, vụ án cụ
thể do các cơ quan tư pháp ở địa phương tiến
hành thì không có căn cứ thực tiễn, cơ sở
để giám sát hoạt động của TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC và các cơ quan khác, nhất
là xem xét trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ quan này trong việc quản lý, lãnh đạo,
điều hành việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Theo
chủ trương về cải cách tư pháp, thì hầu hết
hoạt động xét xử sơ thẩm, phúc thẩm do
các Tòa án nhân dân địa phương thực hiện,
TANDTC tập trung vào việc tổng kết kinh
nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống
nhất pháp luật; bồi dưỡng, tập huấn nâng cao
nghiệp vụ xét xử cho đội ngũ thẩm phán, cán
bộ, công chức, viên chức trong ngành. Do đó,
việc làm rõ phạm vi hoạt động giám sát của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH
và Đoàn ĐBQH đối với hoạt động tư pháp có
ý nghĩa quan trọng về cả lý luận và thực tiễn
trong việc triển khai tổ chức thực hiện các
quy định của Hiến pháp và pháp luật về giám
sát đối với hoạt động tư pháp. Luật Hoạt động
giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
(HĐND) hiện hành đã quy định rất cụ thể,
theo đó bên cạnh việc giám sát các chủ thể ở
trung ương thì Quốc hội còn có thẩm quyền
giám sát bất kỳ cơ quan, tổ chức nào khi xét
thấy cần thiết.
Tham khảo pháp luật của một số nước
(các nước theo chế độ tam quyền phân lập)
cho thấy, giám sát của Quốc hội, các cơ quan
của Quốc hội, ĐBQH đối với hoạt động của
Tòa án nhân dân cũng được Hiến pháp, pháp
luật của các nước đó quy định. Hiến pháp
năm 2000 của Thụy Sỹ cũng xác định thẩm
quyền giám sát cấp cao của Quốc hội, Ủy
ban của Quốc hội đối với Tòa án (Điều 169).
Quốc hội Thụy Điển cũng trao cho Thanh
tra Quốc hội giám sát hoạt động của Tòa án.
Tuy nhiên, việc xét xử của Tòa án là độc
lập và chỉ tuân theo pháp luật nên pháp luật
các nước cũng nhấn mạnh không có một cơ
quan công quyền nào, kể cả Quốc hội có thể
can thiệp vào việc xét xử các vụ án cụ thể
và hoạt động thực thi, áp dụng pháp luật của
Tòa án.
- Giám sát hoạt động của các cơ quan
tư pháp qua phương thức thẩm tra, cho ý
kiến và xem xét báo cáo công tác
Hàng năm, tại mỗi kỳ họp, Quốc hội
xem xét thảo luận và có thể ra Nghị quyết
về việc xét báo cáo công tác của Chánh án
TANDTC, của Viện trưởng VKSNDTC,
của Chính phủ về công tác phòng chống tội
phạm, công tác thi hành án. Để tham mưu
giúp Quốc hội trong vấn đề này, Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội tổ chức thẩm tra các báo
cáo của các cơ quan trên trình Quốc hội, theo
đó, để chuẩn bị thẩm tra, Ủy ban Tư pháp đã
tổ chức các Đoàn giám sát, khảo sát, nắm
tình hình chấp hành pháp luật của các cơ
quan tư pháp ở trung ương và địa phương, tổ
chức họp Thường trực Ủy ban để nghe các
cơ quan, tổ chức hữu quan báo cáo về những
vấn đề mà Ủy ban Tư pháp quan tâm hoặc
yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu liên quan
làm cơ sở cho việc thẩm tra, cũng như việc
cho ý kiến của UBTVQH, việc xem xét của
Quốc hội.
Việc Quốc hội xem xét báo cáo được
đánh giá toàn diện trên các mặt công tác
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
6 Số 21(349) T11/2017
như việc thực hiện nhiệm vụ chính trị theo
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do luật
định; kết quả đạt được, những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc và nguyên nhân; việc chấp
hành pháp luật trong việc thực hiện nhiệm
vụ; công tác xây dựng, kiện toàn, củng cố
phát triển ngành; thực hiện các chủ trương,
đường lối về cải cách tư pháp, các phương
hướng, giải pháp của các năm sau, v.v..
Việc xem xét, đánh giá của Quốc hội
đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp
được tiến hành một cách khách quan, dân
chủ, công khai, minh bạch theo đúng quy định
của pháp luật; bảo đảm nguyên tắc làm việc
tập thể và quyết định theo đa số. Do đó, việc
Quốc hội xem xét báo cáo của các cơ quan tư
pháp là cơ sở quan trọng để ra Nghị quyết về
kết quả, chất lượng hoạt động, trách nhiệm,
việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan này.
Việc Quốc hội xem xét báo cáo không
chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả, chất lượng
hoạt động của các cơ quan tư pháp mà điều
quan trọng hơn là thông qua hoạt động giám
sát để xem xét, khẳng định các đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng được quy
định, cụ thể hóa trong các VBQPPL do Quốc
hội ban hành có đi vào cuộc sống và đem lại
hiệu quả thiết thực không, kịp thời phát hiện
những bất cập, hạn chế vướng mắc chưa
phù hợp để xem xét, sửa đổi, bổ sung, hoàn
thiện. Quá trình Quốc hội xem xét các báo
cáo cũng là quá trình xem xét trách nhiệm
của các cơ quan tư pháp, người đứng đầu
của các cơ quan này trong việc lãnh đạo, chỉ
đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn do luật định.
Về cơ chế, pháp luật, cho đến nay Luật
Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND
và các văn bản pháp luật có liên quan chưa
quy định cụ thể nội dung bắt buộc mà Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC và
Chính phủ phải báo cáo, mà nội dung, kết
cấu, phạm vi của báo cáo tùy thuộc vào nhận
thức chủ quan của các cơ quan này nên trong
một số trường hợp, các báo cáo trình trước
Quốc hội chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu
trong việc phản ánh, đánh giá kết quả hoạt
động cũng như xem xét trách nhiệm, gây
khó khăn cho Quốc hội, UBTVQH và Ủy
ban Tư pháp trong việc thẩm tra, cho ý kiến,
xem xét báo cáo.
Việc Quốc hội xem xét báo cáo của
các cơ quan tư pháp cũng là kênh quan
trọng để Quốc hội thực hiện quyết định
những vấn đề quan trọng liên quan tới hoạt
động tư pháp.
- Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban Tư
pháp tổ chức Đoàn giám sát để trực tiếp
giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Có thể thấy, đây là phương thức giám
sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
đã gắn việc hoạch định chính sách của Quốc
hội với các hoạt động thực tiễn. Để phục vụ
cho việc Quốc hội xem xét báo cáo hàng
năm, UBTVQH, Ủy ban Tư pháp tổ chức
các Đoàn công tác để tiến hành giám sát việc
chấp hành pháp luật của các các cơ quan tư
pháp như giám sát chuyên đề như việc tăng
thẩm quyền xét xử về hình sự, dân sự cho
các Tòa án nhân dân cấp huyện; việc chấp
hành pháp luật trong việc giải quyết các vụ
án hình sự, dân sự của Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Tòa án; việc chấp hành pháp
luật trong công tác thi hành án hình sự và
dân sự hoặc giám sát việc giải quyết đối
với một số vụ án cụ thể mà người dân khiếu
nại gay gắt, bức xúc kéo dài hoặc theo đề
nghị của ĐBQH, các Đoàn ĐBQH, các Ủy
ban của Quốc hội.
Việc tổ chức Đoàn công tác để giám
sát hoạt động của các cơ quan tư pháp được
tiến hành trên cơ sở Chương trình hoạt động
của UBTVQH, của Ủy ban Tư pháp hoặc
theo yêu cầu của Quốc hội, Đoàn ĐBQH,
các ĐBQH, đề nghị của các cơ quan, tổ chức
hữu quan v.v..
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
7Số 21(349) T11/2017
Trong quá trình giám sát tại địa
phương, hoạt động giám sát của UBTVQH,
Ủy ban Tư pháp luôn có sự phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan tư pháp, các Đoàn ĐBQH,
Thường trực HĐND, Ủy ban nhân dân và
các cơ quan, tổ chức hữu quan ở địa phương
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Việc tổ chức thành lập, phạm vi thẩm
quyền, trình tự hoạt động của các Đoàn giám
sát phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội
và HĐND; phải được chuẩn bị chu đáo và
nhận được sự phối hợp chặt chẽ, tích cực
của các cơ quan chịu sự giám sát. Việc tổ
chức các Đoàn giám sát là điều kiện để Quốc
hội, UBTVQH, Ủy ban Tư pháp có căn cứ
thực tiễn đánh giá hiệu lực, hiệu quả, sự phù
hợp giữa các quy định của pháp luật với
thực tiễn; chất lượng, hiệu quả hoạt động và
trách nhiệm của các cơ quan tư pháp; là điều
kiện phát hiện sự bất cập, sơ hở, thiếu sót
trong các quy định của pháp luật liên quan
tới hoạt động tư pháp để xem xét, sửa đổi,
hoàn thiện.
Thông qua hoạt động giám sát của
Đoàn cũng như kết luật giám sát của
UBTVQH, của Ủy ban Tư pháp đã góp phần
để các các cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức các cơ quan này thấy
rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được
giao; để lãnh đạo các cấp, các đơn vị trong
ngành quán triệt chỉ đạo, chấn chỉnh, kiểm
điểm, rút kinh nghiệm, kiện toàn về tổ chức
và tăng cường hoạt động theo đúng quy định
của pháp luật.
Tuy nhiên, vai trò của Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội qua phương thức
giám sát tổ chức Đoàn để giám sát trực tiếp
các cơ quan tư pháp cũng đặt ra những vấn
đề cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện
về mặt cơ chế, chính sách pháp luật, đó là:
phạm vi thẩm quyền, hiệu quả pháp lý đối
với giám sát việc giải quyết các vụ án cụ
thể để có điều kiện làm rõ được trách nhiệm
của các cơ quan Tòa án trong việc thực thi,
áp dụng pháp luật, đồng thời phải bảo đảm
nguyên tắc không làm thay, không can thiệp
vào hoạt động, không làm ảnh hưởng tới
hoạt động bình thường của các cơ quan tư
pháp. Mặt khác, mối liên kết giữa phương
thức hoạt động giám sát này với phương
thức xét báo cáo, xem xét giám sát việc giải
quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; chất vấn và
trả lời chất vấn cũng chưa có quy định và cơ
chế vận hành rõ ràng để tạo sự tác động hỗ
trợ lẫn nhau giữa các phương thức giám sát
trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám
sát của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp.
- Giám sát việc ban hành VBQPPL
của các cơ quan tư pháp ở trung ương
Hoạt động giám sát VBQPPL của Quốc
hội được thực hiện chủ yếu thông qua công
tác giám sát việc chấp hành pháp luật, nhất
là việc áp dụng pháp luật của các cơ quan
tư pháp khi gặp vướng mắc trong thực tế;
góp phần kịp thời tháo gỡ những khó khăn,
hạn chế về cơ chế chính sách, pháp luật, tạo
điều kiện để các cơ quan này áp dụng, thực
hiện thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, đây
là phương thức giám sát mà Quốc hội, các
cơ quan của Quốc hội chưa làm được nhiều.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng
này là các quy định của pháp luật về cơ chế
giám sát văn bản còn chưa rõ, chưa cụ thể,
nhất là trách nhiệm của các cơ quan tư pháp
ở trung ương trong việc gửi văn bản đã ban
hành cho Quốc hội, các cơ quan của Quốc
hội; trình tự, thủ tục, quy trình, phương thức,
cách thức tiến hành giám sát văn bản
Một vấn đề quan trọng cần được làm
rõ trong giám sát văn bản đó là phạm vi
giám sát, theo đó, hoạt động giám sát được
tiến hành ở cả giai đoạn trước khi ban hành
văn bản và sau khi ban hành văn bản hay chỉ
khi VBQPPL đã được ban hành và có hiệu
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
8 Số 21(349) T11/2017
lực. Theo quy định và trên thực tế hoạt động
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có thẩm
quyền giám sát văn bản ngay cả quá trình
soạn thảo, chuẩn bị như về trình tự, thủ tục
ban hành, nguyên tắc biểu quyết, phạm vi
thẩm quyền (nhất là thẩm quyền về mặt nội
dung) chẳng hạn như văn bản hướng dẫn áp
dụng thống nhất pháp luật nhưng lại có các
quy phạm mang tính chất giải thích (thuộc
thẩm quyền của UBTVQH) hoặc việc
hướng dẫn vượt quá phạm vi luật giao, về
hình thức văn bản (văn bản cụ thể hóa hoặc
hướng dẫn áp dụng) lại được ban hành dưới
hình thức công văn, không tuân thủ hình
thức do Luật Ban hành VBQPPL quy định.
Việc phát hiện các VBQPPL không
phù hợp hoặc trái với các quy định của Hiến
pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc
hội, UBTVQH có đặc thù là phải thông qua
quá trình giám sát việc áp dụng pháp luật của
các cơ quan tư pháp. Do đó, để tăng cường
và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
giám sát việc ban hành VBQPPL cần phải
tăng cường giám sát việc chấp hành, áp
dụng pháp luật của các cơ quan tư pháp làm
cơ sở cho việc giám sát VBQPPL của các cơ
quan này.
- Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo; việc giải quyết các vụ án cụ thể
Hoạt động giám sát việc giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp là
phương diện hoạt động quan trọng của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và
Đoàn ĐBQH được quán triệt thực hiện trong
các nhiệm kỳ Quốc hội vừa qua. Đây là
phương thức giám sát được quy định trong
Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và
HĐND, Luật Tổ chức Quốc hội. Hoạt động
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là
một kênh quan trọng, vừa góp phần bảo đảm
thực hiện tốt quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân, vừa là phương thức để Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội phát hiện những
hạn chế trong hoạt động tư pháp để quyết
định tiến hành giám sát chuyên đề, giám sát
các vụ án cụ thể khi có khiếu nại gay gắt,
bức xúc, kéo dài hoặc giám sát VBQPPL và
nhất là có căn cứ cụ thể, xác đáng để đánh
giá chất lượng, việc tuân thủ pháp luật và
hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp
khi thẩm tra, cho ý kiến, xem xét thẩm tra
các báo cáo công tác.
Thực tế cho thấy, với việc tăng cường
giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của
Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH
và Đoàn ĐBQH có tác động quan trọng thúc
đẩy Tòa án các cấp nâng cao trách nhiệm
trong việc giải quyết các vụ án cũng như
xem xét giải quyết các khiếu nại, tố cáo của
công dân đối với hoạt động tư pháp; góp
phần nâng cao chất lượng hoạt động và việc
chấp hành pháp luật của các các cơ quan
tư pháp, giúp cho các cơ quan này kịp thời
phát hiện những sai sót, vi phạm để xem xét,
kiến nghị, kháng nghị, giải quyết khắc phục.
Hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của Quốc hội, các cơ quan của
Quốc hội đối với hoạt động tư pháp còn góp
phần thiết thực bảo vệ pháp chế trong việc
thực hiện quyền tư pháp mà Tòa án là trung
tâm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân khi bị hành vi trái pháp luật của
trong hoạt động tư pháp gây nên; kịp thời
phát hiện để xử lý nghiêm minh đối với cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan
tư pháp có phẩm chất đạo đức yếu kém, vi
phạm pháp luật hoặc tha hóa, biến chất, qua
đó tăng cường việc xây dựng và hoàn thiện
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Giám sát của Quốc hội đối với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan
tư pháp thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa
Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của
nhân dân - với cử tri, nhân dân và là kênh
quan trọng để Quốc hội xem xét tính đúng
đắn, tuân thủ pháp luật trong hoạt động tư
pháp, cung cấp những thông tin cần thiết
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
9Số 21(349) T11/2017
để các ĐBQH tiến hành chất vấn Chánh
án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Bộ
trưởng Bộ Công an; Quốc hội xét báo cáo ra
Nghị quyết hoặc các Ủy ban của Quốc hội
chọn nội dung để giám sát chuyên đề. Đồng
thời, đây cũng là phương diện giám sát quan
trọng để kiểm nghiệm tính khả thi, tính phù
hợp với thực tế, tính hiệu quả của các chính
sách, pháp luật mà Quốc hội đã ban hành
làm cơ sở cho việc tiếp tục hoàn thiện trong
công tác hoạch định chính sách, lập pháp.
Một trong những nguyên tắc của giám
sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố
cáo là Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,
ĐBQH và Đoàn ĐBQH không làm thay các
cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các vụ
án; không chỉ đạo, can thiệp hoặc tác động
vào quá trình giải quyết mà chỉ nêu ra các
căn cứ pháp luật để xác định, chỉ ra đúng
sai trong việc áp dụng pháp luật, giải quyết
của các cơ quan tư pháp, qua đó làm rõ được
trách nhiệm hiệu quả công tác, góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, tổ chức; đồng thời là điều kiện để người
dân có thể phản ánh ý chí nguyện vọng với
cơ quan do mình bầu ra, phản ánh về tính
đúng đắn trong hoạt động của các cơ quan
tư pháp.
- Hoạt động giám sát đối với việc giải
quyết vụ án cụ thể trên thực tế cũng còn có
những quan điểm khác nhau. Sự khác nhau
về quan điểm cũng phản ánh đây là vấn đề
mới trong hoạt động của Quốc hội, các cơ
quan của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn ĐBQH
vì nó liên quan tới lý luận về các nguyên tắc
cơ bản của việc phân công thực hiện quyền
lực nhà nước.
Có quan điểm cho rằng, việc Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và
Đoàn ĐBQH giám sát việc giải quyết các
vụ án cụ thể là làm thay chức năng điều tra
của cơ quan điều tra, chức năng kiểm sát
hoạt động tư pháp của Viện Kiểm sát, chức
năng giám đốc xét xử của TANDTC và cho
rằng, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
là những cơ quan có chức năng quyết định,
hoạch định chính sách ở tầm vĩ mô nên việc
đi vào giám sát các vụ án cụ thể là không
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cũng như
cơ cấu tổ chức của các cơ quan này, hơn nữa,
việc giám sát vụ án có thể phải đi đến kết
luận đúng/sai thì khó tránh khỏi việc xem
xét, đánh giá các chứng cứ trong vụ án,
trong khi đó, việc đánh giá chứng cứ lâu nay
thuộc chức năng của các cơ quan tư pháp; cá
biệt có quan điểm cho rằng, hoạt động giám
sát việc giải quyết các vụ án cụ thể của Quốc
hội, các cơ quan của Quốc hội giống như
việc xem xét đề nghị kháng nghị giám đốc
thẩm đối với các vụ án.
Theo chúng tôi, về vấn đề này, cần
trở lại lý luận cơ bản trong việc phân định
rạch ròi tính chất của các hoạt động giám
sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, giám đốc
xét xử, kiểm sát hoạt động tư pháp về mặt
chủ thể, phạm vi thẩm quyền, phương
thức thực hiện, trình tự thủ tục, thời hiệu,
thời hạn và nhất là hậu quả pháp lý của
các hoạt động này. Do đó, theo quy định
của Hiến pháp và pháp luật thì Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội, ĐBQH và Đoàn
ĐBQH hoàn toàn có thẩm quyền và ngày
nay lại càng cần thiết phải tiến hành giám
sát đối với việc giải quyết các vụ án cụ thể
làm cơ sở, minh chứng xác thực cho việc
đánh giá chất lượng, hiệu quả việc tuân
thủ pháp luật trong hoạt động của các cơ
quan tư pháp. Thực tế cho thấy, Quốc hội,
các cơ quan của Quốc hội không làm thay
các cơ quan tư pháp trong việc sửa chữa
những sai sót, vi phạm trong các bản án,
quyết định mà thông qua hoạt động giám
sát, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
đưa ra những kết luận, kiến nghị để các cơ
quan tư pháp có thẩm quyền xem xét, giải
quyết theo đúng quy định của Hiến pháp
và pháp luật
NHAÂ NÛÚÁC VAÂ PHAÁP LUÊÅT
10 Số 21(349) T11/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_sat_hoat_dong_cua_cac_co_quan_tu_phap_nhung_van_de_ly_l.pdf