Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế
dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy chế đã
quy định những nội dung phải công khai
cho người dân biết, những nội dung nhân
dân bàn, biểu quyết, những nội dung nhân
dân tham gia ý kiến. Có cơ chế thực hiện tốt
hơn quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Từ cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả
từ công chúng tới các hoạt động của cơ
quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan
hành chính nhà nước, qua đó, các cơ quan
này sẽ hoạt động có hiệu quả và trách
nhiệm hơn. Trên cơ sở được biết các thông
tin cần thiết, người dân mới kịp thời kiến
nghị đến các cơ quan nhà nước để hoàn
thiện chính sách, pháp luật. Những phản hồi
từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà
nước cân nhắc, lựa chọn và đưa ra những
quyết định đúng đắn, phù hợp với lòng dân,
tăng hiệu quả của chính sách. Cơ chế thông
tin hai chiều giữa Nhà nước và công dân sẽ
giúp cho việc quản lý nhà nước có hiệu lực
và hiệu quả hơn, tăng tính trách nhiệm
của công dân cũng như của các cơ quan
công quyền.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giám sát xã hội ngăn ngừa hành vi trục lợi trong hoạch định và thực thi chính sách công, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
45
Giám sát xã hội ngăn ngừa hành vi trục lợi
trong hoạch định và thực thi chính sách công
Nguyễn Vũ Hoàng1, Nguyễn Văn Chung2
1, 2 Tạp chí Cộng sản.
Email: nguyenchungtccs@gmail.com
Nhận ngày 18 tháng 8 năm 2019. Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 10 năm 2019.
Tóm tắt: Từ góc độ chính sách, trục lợi là hành vi của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tìm cách
kiếm tiền thông qua hành vi thao túng môi trường kinh tế và pháp lý thay vì hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Trong thời gian qua, hành vi trục lợi diễn ra tương đối phổ biến ở nhiều ngành, lĩnh
vực trong xây dựng và thực thi chính sách, như bảo hiểm, chứng khoán, tài chính - ngân hàng, xây
dựng cơ bản, tác nghiệp báo chí Hành vi trục lợi trên đã gây ra hậu quả và tổn thất nghiêm trọng
cho Nhà nước và xã hội. Để kiểm soát, ngăn chặn tình trạng trên, cần sử dụng nhiều giải pháp,
trong đó có việc sử dụng cơ chế giám sát xã hội.
Từ khóa: Chính sách công, giám sát xã hội, trục lợi.
Phân loại ngành: Chính trị học
Abstract: From a policy perspective, rent-seeking is the behaviour of individuals, organisations
and businesses seeking to make money through the manipulation of the economic and legal
environments instead of conducting production and business activities. In recent years, that has
been relatively common in many sectors and fields, in their policy formulation and implementation,
such as insurance, securities, finance - banking, capital construction and press... Acts of rent-
seeking have caused serious consequences and losses for the State and society. To control and
prevent the situation, it is necessary to use many solutions, including the use of the mechanism of
social supervision.
Keywords: Public policy, social supervision, rent-seeking.
Subject classification: Politics
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019
46
1. Mở đầu
Trong thời gian qua, ở Việt Nam hành vi
trục lợi trong hoạch định và thực thi chính
sách diễn ra tương đối phổ biến ở hầu hết
các ngành, lĩnh vực, gây tổn thất rất lớn cho
Nhà nước và xã hội. Đó là việc các cá nhân,
tổ chức, doanh nghiệp lợi dụng các kẽ hở
của pháp luật, sự thiếu minh bạch của cơ
chế, chính sách, thậm chí có tình trạng hình
thành các nhóm lợi ích câu kết với nhau để
bòn rút, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước.
Phương thức, thủ đoạn, hành vi trục lợi của
các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là hết
sức tinh vi, khó phát hiện. Đó có thể là sự
câu kết giữa cán bộ có chức quyền với
nhau, cán bộ có chức quyền với doanh
nghiệp Hành vi trục lợi trong thực thi
chính sách thời gian qua diễn ra phổ biến
bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, cả chủ
quan và khách quan. Để kiểm soát và ngăn
chặn tình trạng trên, cần sử dụng hệ thống
giải pháp, trong đó có việc sử dụng cơ chế
giám sát của cộng đồng - một kênh giám sát
hiệu quả cần được đẩy mạnh, tăng cường
trong thời gian tới. Bài viết3 phân tích hành
vi trục lợi trong xây dựng và thực thi chính
sách và việc ngăn ngừa hành vi này thông
qua giám sát xã hội.
2. Hành vi trục lợi trong xây dựng và
thực thi chính sách
Trục lợi là hành vi gây tổn thất lớn đối với
cá nhân, cộng đồng và xã hội; gây ra sự bất
bình đẳng trong thu nhập, kéo lùi, thậm chí
hủy hoại sự đổi mới và phát triển nền kinh
tế. Theo Từ điển tiếng Việt [5, tr.1047], trục
lợi là kiếm lợi riêng một cách không chính
đáng. Theo Hán Việt Từ điển của Đào Duy
Anh [1, tr.871], trục lợi là theo đuổi việc
lợi. Trục lợi (Rent-seeking) [8] dùng để chỉ
một đơn vị, một tổ chức hay cá nhân sử
dụng nguồn lực của mình để giành được
một lợi ích kinh tế từ những người khác mà
không có sự đáp lại bất kỳ lợi ích nào cho
xã hội. Ví dụ, một doanh nghiệp vận động
Chính phủ để được ưu đãi vốn vay, trợ cấp
hay bảo hộ thuế quan. Nhưng kết quả của
những hành động đó không đem lại lợi ích
nào cho xã hội cả, mà chúng chỉ phân phối
lại nguồn lực do người dân đóng thuế tạo
nên cho một nhóm lợi ích đặc biệt. Từ góc
độ chính sách công [4], trục lợi là hành vi
của cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp tìm
cách kiếm tiền thông qua hành vi thao túng
môi trường kinh tế và pháp lý thay vì hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Ý tưởng về trục lợi được Gordon
Tullock phát triển vào năm 1967 [6], còn
khái niệm trục lợi được Anne Krueger đưa
ra vào năm 1974 [7]. Từ “rent” ở đây không
ám chỉ cụ thể đến các khoản thanh toán việc
thuê mướn mà nhằm hướng vào sự phân
chia thu nhập thành lợi nhuận, tiền lương,
và tiền thuê của Adam Smith [9]. Nguồn
gốc của thuật ngữ này đề cập đến việc
giành quyền kiểm soát đất đai hoặc các tài
nguyên thiên nhiên khác. Trục lợi là hành vi
nỗ lực chiếm đoạt lợi tức kinh tế (ví dụ, các
khoản thu nhập được chi trả cho một yếu tố
sản xuất vượt quá mức cần thiết để duy trì
việc sử dụng nó) bằng cách thao túng các
yếu tố chính trị và xã hội, nơi mà các hoạt
động kinh tế diễn ra, thay vì tạo ra của cải
vật chất mới. Trục lợi bao hàm việc khai
Nguyễn Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Chung
47
thác các giá trị không bồi hoàn từ người
khác mà không đóng góp vào năng suất lao
động. Ví dụ điển hình của việc trục lợi, theo
Robert Shiller [10], là việc một chủ đất đặt
trạm thu phí giữa một con sông chảy qua
đất của mình rồi thuê một người thu phí
thuyền bè đi qua. Việc đặt trạm thu phí này
không tạo ra của cải mới hay đóng góp
năng suất lao động. Người chủ đất không
cải tiến hay nâng cấp dòng sông. Tất cả
những gì người đó làm là tìm cách để thu
tiền từ một thứ mà lẽ ra phải được sử dụng
miễn phí.
Hành vi trục lợi trong xây dựng và thực
thi chính sách gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho Nhà nước và xã hội. Chỉ xét riêng
trong lĩnh vực bảo hiểm (bao gồm cả bảo
hiểm nhân thọ và phi nhân thọ) ở Việt Nam,
trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, theo
báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ, trong giai đoạn 2007-2012, tổng
số vụ trục lợi bảo hiểm đã xảy ra là 5.079
vụ với tổng số tiền bị trục lợi là 215,3 tỷ
đồng. Trung bình tổn thất, sự kiện bảo hiểm
về trục lợi bảo hiểm là 35,9 tỷ đồng/năm.
Hành vi trục lợi bảo hiểm tăng nhanh cả về
số vụ, số tiền trục lợi và quy mô trục lợi
bảo hiểm. Tổng số vụ trục lợi bảo hiểm
tăng từ 732 vụ năm 2007 lên 1.070 vụ năm
2012, tăng 338 vụ; tổng số tiền trục lợi bảo
hiểm tăng từ 13,1 tỷ đồng năm 2007 lên
43,5 tỷ đồng năm 2012, tăng 30,4 tỷ. Quy
mô trục lợi bảo hiểm cũng tăng nhanh từ
17,9 triệu đồng/vụ năm 2007 lên 40,6 triệu
đồng/vụ năm 2012. Trong lĩnh vực bảo
hiểm nhân thọ, các hành vi trục lợi khác
trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ chủ yếu
phát hiện, thống kê được thông qua công
tác giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm.
Trong giai đoạn từ 2007-2013, toàn thị
trường bảo hiểm nhân thọ thống kê được
khoảng 52.860 vụ trục lợi bảo hiểm với số
tiền bị trục lợi ước tính khoảng hơn 530 tỷ
đồng. Tùy thuộc từng doanh nghiệp, số vụ
trục lợi phát hiện được chiếm khoảng từ 6-
28% số vụ giải quyết chi trả quyền lợi bảo
hiểm. Các doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện
nhiều vụ trục lợi là những doanh nghiệp có
kết quả kinh doanh thuộc nhóm dẫn đầu thị
trường như Prudential, BVNT, Dai-ichi,
ACE và AIA [2].
Ở Việt Nam, những lĩnh vực thường
xuất hiện hành vi trục lợi trong xây dựng và
thực thi chính sách như bảo hiểm (bao gồm
bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, bảo hiểm
y tế), tín dụng, chứng khoán, xây dựng
cơ bản, tác nghiệp báo chí Cách thức
biểu hiện của hành vi trục lợi trong các
lĩnh vực khác nhau cũng có những điểm
khác nhau.
Trục lợi bảo hiểm là hành vi cố tình gian
dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi
tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi
xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm
chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo
hiểm mà đáng lẽ ra họ không được hưởng
[11]. Hành vi trục lợi bảo hiểm rất đa dạng
[12] như trường hợp khách hàng cố ý không
cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin
sai sự thật, các thông tin liên quan đến tình
trạng của đối tượng được bảo hiểm, như:
tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ
sơ yêu cầu bảo hiểm... nhằm đạt mục đích
được tham gia bảo hiểm; hành vi giả mạo
hồ sơ để tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo
hiểm xảy ra; hành vi của đại lý bảo hiểm
làm khống hồ sơ yêu cầu bảo hiểm dựa trên
thông tin có thật về khách hàng để giao kết
hợp đồng dưới tên, tuổi của khách hàng
nhằm đạt kết quả thi đua trong một giai
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019
48
đoạn nhất định sau đó sẽ yêu cầu hủy hợp
đồng; hành vi của đại lý bảo hiểm cố tình
giữ hợp đồng bảo hiểm của khách hàng đến
khi hết thời gian tự do cân nhắc nhằm được
hưởng hoa hồng bảo hiểm; hành vi của
khách hàng thông báo cho đại lý phục vụ về
yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm; hành vi
tự gây thiệt hại để được nhận tiền bồi
thường bảo hiểm hoặc chi trả quyền lợi bảo
hiểm; hành vi lập hồ sơ giả, hiện trường
giả, thay đổi tình tiết vụ tai nạn; hành vi
khai tăng hoặc khai khống mức độ tổn thất,
sự kiện bảo hiểm
Trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, hành vi
này cũng hay xuất hiện với nhiều dạng thức
và biểu hiện khác nhau như: thứ nhất, kê
khống, lập bệnh án khống; thứ hai, tuy bệnh
nhân đã ra viện, nhưng vẫn chỉ định thuốc,
chỉ định những dịch vụ để cho người bệnh
được mang thuốc về, nhưng vô hình trung
làm cho việc sử dụng quỹ của bệnh viện
lãng phí và không hiệu quả; thứ ba, tăng
cường đưa bệnh nhân vào điều trị nội trú,
lách cơ chế của luật quy định, bệnh viện
tuyến tỉnh, tuyến Trung ương nhằm nâng
cao chất lượng và chuyên môn hóa công tác
chuyên môn của các tuyến y tế, thay vào đó
các cơ sở tích cực đưa bệnh nhân vào điều
trị nội trú; thứ tư, chỉ định quá mức và
không phù hợp với chuẩn đoán, có những
nơi hầu như 100% bệnh nhân vào, bệnh
viện phải làm các xét nghiệm mà các cơ sở
khám, chữa bệnh coi đó là thường quy; thứ
năm, sử dụng các loại thuốc có hàm lượng
bào chế ít cạnh tranh. Những loại thuốc này
thông thường sẽ tạo nên độc quyền trong
đấu thầu. Từ độc quyền đó tạo nên giá cả
rất cao, gây nên sự lãng phí trong sử dụng
quỹ, rồi sử dụng những dịch vụ kỹ thuật
quá mức cần thiết; thứ sáu, thống kê, thanh
toán sai, áp giá sai, giá không đáng ở phòng
hồi sức tích cực, không cần phải nằm
giường hồi sức cấp cứu nhưng áp mức giá
đấy để thanh toán, cao hơn nhiều so với các
loại giường thông thường; thứ bảy, nhân
viên y tế khám chỉ định lại không đủ điều
kiện hành nghề theo luật để khám,
chữa bệnh; thứ tám, vấn đề sử dụng các
trang thiết bị xã hội hóa hiện nay khá phổ
biến [3].
Trong lĩnh vực chứng khoán, các dạng
hành vi trục lợi cũng rất đa dạng [13] như
tư vấn vì lợi ích cá nhân; vi phạm quy định
giao dịch công bằng; giao dịch thái quá
(hành vi giao dịch thái quá có nghĩa là giao
dịch thường xuyên và với số lượng lớn trên
tài khoản của khách hàng nhằm mục đích
nhận hoa hồng mà không nhằm đạt được
các mục tiêu khách hàng đã đề ra); vay và
cho vay tiền hoặc chứng khoán (các công ty
chứng khoán bị cấm vay tiền hay chứng
khoán từ khách hàng ngoại trừ trường hợp
khách hàng là tổ chức tín dụng hay các tổ
chức tài chính có chức năng cho vay tiền và
chứng khoán. Song nhiều công ty chứng
khoán vẫn phớt lờ khi tiếp tục thực hiện
hành vi này; cho khách hàng vay tiền và
chứng khoán; xuyên tạc (các công ty chứng
khoán có thể xuyên tạc, nói không đúng về
các dịch vụ của công ty mình đối với khách
hàng tiềm năng); sử dụng các báo cáo, công
trình nghiên cứu của người khác
Đối với tiền gửi, tiền vay của các tổ chức
tín dụng bị kiểm soát đặc biệt, trong quá
trình kiểm soát đặc biệt, tổ chức, cá nhân có
thể lợi dụng chính sách bảo hiểm tiền gửi
để thực hiện các hành vi trục lợi chính sách
bảo hiểm tiền gửi như chuyển tiền vay sang
tiền gửi, chuyển từ đối tượng không được
bảo hiểm sang đối tượng được bảo hiểm...
Nguyễn Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Chung
49
Trong tác nghiệp báo chí, theo kết quả
khảo sát “Nhận diện hành vi trục lợi trong
tác nghiệp báo chí” của Trung tâm Nghiên
cứu Truyền thông phát triển (RED) thuộc
Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt
Nam (VUSTA) công bố, có bốn nhóm hành
vi trục lợi trong tác nghiệp báo chí đã xảy
ra bao gồm: dọa dẫm tống tiền; thông đồng
lợi ích nhóm; liên kết nhóm phóng viên;
lợi dụng danh nghĩa nhà báo và cơ quan
báo chí.
Ngoài ra, còn xuất hiện rất nhiều dạng
hành vi trục lợi trong các lĩnh vực khác như
trục lợi từ chính sách dành cho người có
công (ví dụ, ba đối tượng hồ sơ bị giả mạo
nhiều nhất là thương binh, người tham gia
kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học,
thanh niên xung phong), trục lợi từ chính
sách phát triển nhà ở xã hội (sắp xếp để
người thân được suất mua nhà xã hội, mua
đi bán lại sau khi đã hoàn thành nhằm
hưởng giá chênh lệch, thay đổi thiết kế căn
hộ để trục lợi...), trục lợi từ chính sách giải
phóng mặt bằng của nhà nước, trục lợi từ
các dự án giao dịch bất động sản, nhà ở,
xây dựng, trục lợi thông qua việc tham gia
Ban quản trị nhà chung cư (ví dụ, mua căn
hộ nhỏ, vận động để được bầu làm Trưởng
ban quản trị, sau đó thực hiện hành vi trục
lợi), trục lợi thông qua việc làm méo mó thị
trường cạnh trạnh lành mạnh, trục lợi trong
thu nộp thuế
3. Ngăn ngừa hành vi trục lợi trong xây
dựng và thực thi chính sách thông qua
giám sát xã hội
Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm
trong việc ban hành các quy định về giám
sát xã hội. Khoản 2, Điều 8, Hiến pháp năm
2013 quy định: “Các cơ quan nhà nước, cán
bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng
Nhân dân, tận tụy phục vụ Nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến
và chịu sự giám sát của Nhân dân”. Điều 9
Hiến pháp năm 2013 quy định: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính
quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân;
tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường
đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã
hội Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm
2015 (Điều 3) về quyền và trách nhiệm của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đề cập
quyền thực hiện giám sát và phản biện xã
hội. Luật Báo chí năm 2016, về nhiệm vụ,
quyền hạn của báo chí, Khoản 2, Điều 4
nêu rõ: Phát hiện, nêu gương người tốt, việc
tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu
tranh phòng, chống các hành vi vi phạm
pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong
xã hội. Quyết định 217-QĐ/TW, ngày 12
tháng 12 năm 2013, của Bộ Chính trị khóa
XI, ban hành Quy chế giám sát và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quyết
định số 218-QĐ/TW, ngày 12 tháng 12 năm
2013, của Bộ Chính trị khóa XI, ban hành
bản Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và
nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền. Các văn bản này đã
quy định chi tiết về giám sát và phản biện
xã hội, về góp ý xây dựng Đảng, chính
quyền của từng tổ chức trong hệ thống
chính trị và của nhân dân. Đối tượng của
giám sát xã hội rất rộng bao gồm các cơ
quan, tổ chức từ Trung ương đến cơ sở; cán
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019
50
bộ, đảng viên, đại biểu dân cử, công chức,
viên chức nhà nước.
Về phương pháp giám sát rất đa dạng,
theo đó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị - xã hội tiếp thu ý kiến
phản ảnh của các thành viên, đoàn viên, hội
viên, ý kiến của nhân dân, ý kiến của các
chuyên gia và tổ chức khảo sát thực tế để có
cơ sở kiến nghị với cơ quan Đảng, Nhà
nước, cấp ủy và chính quyền cùng cấp;
giám sát thông qua việc thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về dân chủ ở cơ sở,
hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban
giám sát đầu tư của cộng đồng; giám sát
thông qua nghiên cứu văn bản, tài liệu, báo
cáo của các cơ quan, tổ chức; đơn, thư
khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của
các tổ chức, cá nhân gửi Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể chính trị - xã hội và qua
phản ánh của các phương tiện thông tin đại
chúng; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị - xã hội tham gia các
hoạt động giám sát do các cơ quan dân cử
đề nghị.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Quy chế
dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy chế đã
quy định những nội dung phải công khai
cho người dân biết, những nội dung nhân
dân bàn, biểu quyết, những nội dung nhân
dân tham gia ý kiến. Có cơ chế thực hiện tốt
hơn quyền tiếp cận thông tin của người dân.
Từ cơ chế bảo đảm quyền tiếp cận thông tin
sẽ hình thành cơ chế giám sát có hiệu quả
từ công chúng tới các hoạt động của cơ
quan công quyền, đặc biệt là các cơ quan
hành chính nhà nước, qua đó, các cơ quan
này sẽ hoạt động có hiệu quả và trách
nhiệm hơn. Trên cơ sở được biết các thông
tin cần thiết, người dân mới kịp thời kiến
nghị đến các cơ quan nhà nước để hoàn
thiện chính sách, pháp luật. Những phản hồi
từ phía người dân sẽ giúp các cơ quan nhà
nước cân nhắc, lựa chọn và đưa ra những
quyết định đúng đắn, phù hợp với lòng dân,
tăng hiệu quả của chính sách. Cơ chế thông
tin hai chiều giữa Nhà nước và công dân sẽ
giúp cho việc quản lý nhà nước có hiệu lực
và hiệu quả hơn, tăng tính trách nhiệm
của công dân cũng như của các cơ quan
công quyền.
Bên cạnh đó, việc tăng tính minh bạch
trong hoạt động của các cơ quan nhà nước
sẽ làm giảm tham nhũng và giúp cho việc
kiểm tra, thanh tra, giám sát hiệu quả hơn.
Để tạo điều kiện cho người dân dễ dàng
tiếp cận thông tin, Luật Tiếp cận thông tin
đã quy định trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước công bố, công khai rộng rãi một
số loại thông tin nhất định trên trang/ cổng
thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại
chúng và đăng Công báo, niêm yết. Các
thông tin phải được công khai rất rộng như
các văn bản quy phạm pháp luật; văn bản
hành chính có giá trị áp dụng chung; điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận
quốc tế mà Việt Nam là một bên; thủ tục
hành chính, quy trình giải quyết công việc
của cơ quan nhà nước; thông tin phổ biến,
hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ,
chính sách đối với những lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý của cơ quan nhà nước; dự
thảo văn bản quy phạm pháp luật; nội dung
và kết quả trưng cầu ý dân, tiếp thu ý kiến
của Nhân dân đối với những vấn đề thuộc
thẩm quyền quyết định của cơ quan nhà
nước mà đưa ra lấy ý kiến Nhân dân theo
Nguyễn Vũ Hoàng, Nguyễn Văn Chung
51
quy định của pháp luật; đề án và dự thảo đề
án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị
hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính;
chiến lược, chương trình, dự án, đề án, kế
hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của quốc gia, địa phương; quy hoạch ngành,
lĩnh vực và phương thức, kết quả thực hiện;
chương trình, kế hoạch công tác hằng năm
của cơ quan nhà nước; thông tin về dự toán
ngân sách nhà nước; báo cáo tình hình thực
hiện ngân sách nhà nước; quyết toán ngân
sách nhà nước; dự toán, tình hình thực hiện,
quyết toán ngân sách đối với các chương
trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử
dụng vốn ngân sách nhà nước; thủ tục ngân
sách nhà nước; thông tin về phân bổ, quản
lý, sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển
chính thức và nguồn viện trợ phi chính phủ
theo quy định; thông tin về quản lý, sử dụng
các khoản cứu trợ, trợ cấp xã hội; quản lý,
sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân,
các loại quỹ; thông tin về danh mục dự án,
chương trình đầu tư công, mua sắm công và
quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, tình hình
và kết quả thực hiện kế hoạch, chương
trình, dự án đầu tư công; thông tin về đấu
thầu; thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất; giá đất; thu hồi đất; phương án
bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định
cư liên quan đến dự án, công trình trên địa
bàn... Bên cạnh Luật Tiếp cận thông tin còn
nhiều văn bản quy phạm pháp luật riêng
biệt khác có quy định về trách nhiệm của cơ
quan nhà nước trong từng mảng, lĩnh vực
riêng có trách nhiệm công bố, công khai
thông tin. Một số văn bản quy phạm pháp
luật liệt kê các thông tin được tiếp cận trong
nhiều lĩnh vực, ví dụ Luật Báo chí, Luật
Phòng, chống tham nhũng, Luật Công nghệ
thông tin, Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật... quy định các thông
tin phải được công khai thuộc các lĩnh vực
khác nhau. Bên cạnh đó, còn có các văn bản
quy phạm pháp luật chuyên ngành liệt kê
các thông tin được tiếp cận trong lĩnh vực
chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Bảo
vệ môi trường, Luật Quy hoạch đô thị...
Các luật này cần phải được áp dụng đồng
bộ, thống nhất, một mặt, thông qua các văn
bản luật; mặt khác, thông qua các văn bản
quy định chi tiết thi hành, bảo đảm cao nhất
quyền của người dân được tiếp cận thông
tin, qua đó bảo đảm quyền giám sát xã hội
của người dân.
4. Kết luận
Qua việc phân tích, lý giải hành vi trục lợi ở
một số lĩnh vực đã cho thấy hậu quả to lớn
của nó đến Nhà nước và xã hội. Để kiểm
soát, ngăn chặn tình trạng trên, việc sử dụng
cơ chế giám sát của xã hội là một kênh hiệu
quả. Đó là việc phải phát huy, tăng cường,
nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể chính trị - xã hội; việc thực hiện
nghiêm quy chế dân chủ cơ sở, công khai
thông tin cho người dân để nhân dân góp ý
kiến, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính
sách. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia
tích cực, có trách nhiệm của báo chí; tăng
cường tính minh bạch trong hoạt động của
Khoa học xã hội Việt Nam, số 12 - 2019
52
các cơ quan nhà nước. Đây là những giải
giáp hữu hiệu để kiểm soát, ngăn chặn
nhóm lợi ích trong hoạch định và thực thi
chính sách công.
Chú thích
3
Bài viết là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà
nước: “Giám sát xã hội đối với thu nhập, tài sản và
hành vi của cán bộ, công chức, viên chức theo yêu
cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa”, mã số KX.01.34/16-20
Tài liệu tham khảo
[1] Đào Duy Anh (2005), Hán Việt Từ điển, Nxb
Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
[2] Ban Soạn thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Báo
cáo Đánh giá tác động của dự án Bộ luật Hình
sự (sửa đổi).
[3] “Giải pháp để quản lý hiệu quả quỹ Bảo hiểm
y tế, quỹ Bảo hiểm xã hội”, Chương trình tọa
đàm trực tuyến, Cổng thông tin điện tử Chính
phủ, 2016
[4] Thông tấn xã Việt Nam, Tin tham khảo nội bộ
(phần Quốc tế), số 060/TKNB-QT, ngày 01-4-
2019
[5] Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt,
Nxb Đà Nẵng.
[6] David R. Henderson, “Rent Seeking”, Econlib.org
[7] Krueger, Anne (1974). “The Political
Economy of the Rent-Seeking Society”,
American Economic Review 64 (3).
[8] https://www.saga.vn/thuat-ngu/rent-seeking-
truc-loi-2786
[9] https://www.investopedia.com/terms/r/rentse
eking.asp, Investopedia, truy cập ngày 27-07-2019
[10] https://www.project-syndicate.org/commentary/
the-rent-seeking-problem-in-contemporary-
finance-by-robert-j--shiller?barrier=
accesspaylog
[11]
truc-loi-bao-hiem-bang-cac-quy-dinh-ve-quan-
ly,-giam-sat-cua-co-quan-nha-nuoc.html
[12] https://luatsuphamtuananh.com/bai-viet---tin-
tuc/mot-so-dang-hanh-vi-truc-loi-bao-hiem/vn
[13] https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/
12/27/2147/, trích dẫn từ
/? cid=4,4&txtid=2435
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giam_sat_xa_hoi_ngan_ngua_hanh_vi_truc_loi_trong_hoach_dinh.pdf