Giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch theo mô hình lớp học đảo ngược

Kết luận Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược cụ thể được áp dụng vào giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 và 4 thuộc 2 khóa K9 và K10 Khoa Tiếng Pháp, chúng tôi thấy phương pháp này là phù hợp với các môn học về văn hóa và các môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp. Qua phân tích kết quả khảo sát điều tra, chúng tôi thấy việc sử dụng phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đã góp phần gây hứng thú cho sinh viên trong các môn học Tiếng Pháp chuyên ngành du lịch. Tuy nhiên, phương pháp này liên quan nhiều đến tổ chức các hoạt động trong lớp học nên người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn xử lý các tình huống gặp phải. Ngoài ra, để tránh tình trạng sinh viên không chú ý lắng nghe các nhóm khác trình bày thì giáo viên cần cho sinh viên đánh giá và tự đánh giá hoặc các hoạt động trò chơi ôn bài Về phía giáo viên, cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, sưu tầm nhiều tài liệu phong phú để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của sinh viên trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và khuyết điểm cho nên cần nghiên cứu kỹ và vận dụng linh hoạt các phương pháp thích hợp vào từng bài học và từng môn học cụ thể. Nên kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để mang lại hiệu quả nhiều hơn. Để xây dựng được một giờ học lý tưởng là một việc không đơn giản, không chỉ đòi hỏi một chiều về phía người dạy mà cần sự hợp tác lôi cuốn người học cùng tham gia. Những khó khăn gặp phải trong lớp học đảo ngược vẫn còn tồn tại, nhưng phương pháp này vẫn mang lại nhiều ưu thế cho sinh viên. Tóm lại, nhờ vào mô hình lớp học đảo ngược, lấy học sinh làm trung tâm mà việc giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch bằng tiếng Pháp sẽ dễ dàng hơn bởi vì sinh viên đã tự tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành, đồng thời học được các từ chuyên ngành bằng tiếng Pháp trước khi đến lớp và nhờ vậy, sinh viên hiểu cặn kẽ những gì thầy giảng lại trên lớp và đặt câu hỏi rất sâu sắc. Đó là do các em có thời gian để phân tích, đánh giá, hiểu thật rõ vấn đề trước khi đặt câu hỏi.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch theo mô hình lớp học đảo ngược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1213 Tập 127, Số 6A, 2018, Tr. 149–158 *Liên hệ: huonghue1972@yahoo.com Nhận bài: 11–09–2017; Hoàn thành phản biện: 29–03–2018; Ngày nhận đăng: 11–05–2018 GIẢNG DẠY CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH THEO MÔ HÌNH LỚP HỌC ĐẢO NGƯỢC Nguyễn Thị Hương Huế, Thái Thị Hồng Phúc* Trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Huế, 57 Nguyễn Khoa Chiêm, Huế, Việt Nam Tóm tắt. Với công nghệ thông tin phát triển như ngày nay thì việc tìm kiếm nguồn tư liệu, thông tin trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Hình thức của một lớp học truyền thống đang dần trở nên nhàm chán và không hiệu quả. Lấy người học làm trung tâm hay nói cách khác là lớp học đảo ngược đang được áp dụng trên thế giới giúp người học tự chủ, sáng tạo, năng động hơn. Lớp học đảo ngược làm cho giờ học trở nên sinh động, thú vị và bổ ích hơn. Vì vậy, lớp học đảo ngược đối với việc dạy ngoại ngữ, đặc biệt là các môn chuyên ngành du lịch bằng tiếng Pháp sẽ có những hiệu quả như thế nào và có thể vận dụng mức độ nào là điều mà người làm công tác giảng dạy cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất. Từ khóa. lớp học đảo ngược, lớp học truyền thống, dạy ngoại ngữ, chuyên ngành du lịch, tiếng Pháp 1. Đặt vấn đề Việc dạy ngoại ngữ nói chung và đặc biệt là việc dạy và học các môn chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài luôn gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên và sinh viên. Nếu như ở lớp học truyền thống, sinh viên đến lớp nghe giảng và về nhà làm bài tập thì ở lớp học đảo ngược, sinh viên sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự định hướng của giảng viên và làm bài tập về nhà. Khi đến lớp, các em có thể trình bày các ý tưởng và bài tập đã chuẩn bị sẵn và tham gia vào nhiều hoạt động để tương tác và chia sẻ kiến thức. Chính vì vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy trở thành một yêu cầu tất yếu trong giáo dục ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Lớp học đảo ngược là (Classe – inversée) là một trong những phương pháp dạy học phổ biến trên thế giới. Bài báo này trình bày một phương thức dạy học được áp dụng nhiều tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp và nhiều nước khác. 2. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu Mục đích của bài báo là đề xuất việc ứng dụng dạy học kết hợp phương pháp lớp học đảo ngược trong việc giảng dạy các môn tiếng Pháp chuyên ngành cho sinh viên Nguyễn Thị Hương Huế và CS. Tập 127, Số 6A, 2018 150 Khoa Tiếng Pháp – Bộ môn tiếng Pháp chuyên ngành, Trường Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Huế. Để có thể đưa ra đề xuất, chúng tôi đi nghiên cứu câu hỏi: Mô hình lớp học đảo ngược có ích lợi gì trong việc dạy/học các môn Tiếng Pháp chuyên ngành? Để trả lời cho câu hỏi này chúng tôi thu thập tài liệu, phân tích và tổng hợp tài liệu, điều tra. 3. Mô hình lớp học đảo ngược trên thế giới Trong bối cảnh của giáo dục đại học đang trải qua sự thay đổi sâu sắc, nhiều áp lực xuất hiện từ các lĩnh vực khác nhau của xã hội, công cuộc giáo dục phải có hiệu quả hơn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của của xã hội đặt ra. Từ lĩnh vực thị trường công việc, chúng ta hãy đề cập đến áp lực từ các cơ quan kiểm định và đơn đặt hàng chuyên nghiệp; vì vậy, việc kiểm soát nội dung và phương thức giảng dạy luôn được quan tâm trong các bậc giáo dục (Pelletier, 2009). Trong các chuyên ngành, hiện nay, chúng ta không chỉ có một mong muốn tăng cường để đưa ra một cách tiếp cận dựa trên kỹ năng mà còn dựa vào nhu cầu thị trường công việc (học tập dựa trên công việc) và cái gọi là kỹ năng transversal (kỹ năng mềm), ví dụ giao tiếp, làm việc theo nhóm hoặc tư duy phê phán (Billett, 2009). Một số tác giả nói về một "nghề nghiệp" của giáo dục đại học (Maclean, 2010) có liên quan đến đào tạo nghề. Lĩnh vực sư phạm nổi lên áp lực cho giáo dục đại học lấy người học làm trung tâm (Tennant, McMullen & Kacznski, 2010, Mostrom & Blumberg, 2012) đã thúc đẩy các phương thức học tập tích cực và hợp tác hơn (Hmelo-Silver & Barrows, 2008, Harris & Harvey, 2000). Cuối cùng, chúng ta không thể bỏ qua sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục đại học (UNESCO, 2009). Phương pháp lớp học đảo ngược là một phương pháp dạy/học tích cực cho các môn học, đặc biệt là các môn Tiếng Pháp chuyên ngành. Lớp học đảo ngược hiện là tâm điểm của sự chú ý của các nhà giáo dục trên khắp thế giới. Bishop và Verleger (2013) thảo luận về số lượng đáng kinh ngạc của các trang web chuyên dụng mới và sự phấn khích của việc sản xuất các bài báo khoa học mới. Cơn sốt này làm dấy lên nhiều câu hỏi: cách tiếp cận này có tạo ra các hiệu ứng đã được công bố không? Nó có lợi ích hoặc lợi ích không lường trước được không? 3.1. Lớp học đảo ngược 3.1.1. Định nghĩa Đi đến trường, lắng nghe thầy cô giảng bài rồi trở về nhà làm bài tập. Hàng thế kỷ nay, đó là cách học của phần lớn học sinh theo mô hình lớp học truyền thống ở những nước kém phát triển. Hiện nay, từ lĩnh vực sư phạm nổi lên áp lực cho giáo dục đại học lấy người học làm Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 151 trung tâm (Tennant, McMullen & Kacznski, 2010, Mostrom & Blumberg, 2012), đã thúc đẩy các phương thức học tập tích cực và hợp tác hơn (Hmelo-Silver & Barrows, 2008, Harris & Harvey, 2000). Mô hình giảng dạy mới đang thay đổi lớp học truyền thống. Theo các nhà nghiên cứu trên thế giới, trong mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài giảng ở nhà qua mạng. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác giúp củng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu mà họ đã học ở nhà. Theo mô hình lớp học đảo ngược, học sinh xem các bài học trên mạng và áp dụng lý thuyết trong các buổi gặp gỡ giáo viên và sinh viên cùng lớp. 3.1.2. Lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược Ở lớp học truyền thống, học sinh đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chuyên môn gọi hình thức tư duy thấp. Sau đó, các em về nhà làm bài tập và quá trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu học sinh không hiểu bài. Với lớp học đảo ngược, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy (thông qua những giáo trình E-Learning đã được giáo viên chuẩn bị trước cùng thông tin do học sinh tự tìm kiếm); nhiệm vụ của học sinh là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp, các em được giáo viên tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Nhờ vậy mà các bài tập nâng cao cũng được hỗ trợ giảng giải ngay trên lớp. Theo thống kê và đúc kết sau hơn 20 năm giảng dạy ngoại ngữ và 10 năm giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch bằng Tiếng Pháp, chúng tôi xin đưa ra nhận định về hai loại hình lớp học như sau: Lớp học truyền thống Lớp học đảo ngược – Giáo viên hướng dẫn tại lớp. – Học sinh ghi chép. – Học sinh làm theo hướng dẫn. – Giáo viên đánh giá. – Học sinh tự làm bài tập về nhà. – Giáo viên chỉ cần hướng dẫn sinh viên tìm hiểu thôngtin qua mạng, video, sách, trang web. – Học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm, ứng dụng và có sự kết nối với nội dung đã tìm hiểu sẵn ở nhà để thảo luận tại lớp. – Học sinh nhận được sự hỗ trợ cá nhân khi cần thiết Như vậy, nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới thuộc người thầy, và theo thang tư duy Bloom thì nhiệm vụ này chỉ ở những bậc thấp (tức là “Biết" và “Hiểu”). Còn nhiệm vụ của học sinh là làm bài tập vận dụng và nhiệm vụ này thuộc bậc cao của thang tư duy (bao gồm “Ứng dụng”, “Phân tích”, “Tổng hợp” và “Đánh giá"). Điều trở ngại ở đây là nhiệm vụ bậc cao lại do sinh viên đảm nhận. Nguyễn Thị Hương Huế và CS. Tập 127, Số 6A, 2018 152 Phương pháp lớp học đảo ngược đòi hỏi học sinh phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là tư duy cao. Như vậy, những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy đều do cả thầy và trò thực hiện. Phương pháp lớp học đảo ngược không cho phép học sinh ngồi nghe thụ động nên giảm được sự nhàm chán. Mặc dù vậy, muốn quá trình đảo ngược thành công thì những bài giảng trên mạng phải rất bài bản và hấp dẫn để lôi cuốn được học sinh không sao nhãng mà tập trung vào việc học. Một ưu điểm khác là học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi và với mọi thiết bị, chỉ cần thiết bị đó có thể sử dụng trực tuyến được như điện thoại thông minh, máy tính bảng, Ipod, máy tivi hoặc tính bàn có kết nối Internet, v.v... 3.2. Cơ sở lý luận của mô hình lớp học đảo ngược Mô hình lớp học đảo ngược là một mô hình dạy học kết hợp. Do đó, về mặt lý luận, mô hình này dựa trên cơ sở lý thuyết về học tích cực. Đây là một phương pháp dạy học chủ động khám phá, tiếp cận kiến thức thông qua quá trình tương tác (Vygotsky, 1978). Phương pháp dạy học này tạo ra môi trường khuyến khích tính tự chủ trong học tập vì người học có thể tìm hiểu trước các kiến thức cần thiết chuẩn bị cho các bài học, họ có thể tìm tòi trước các kiến thức thay vì chờ đợi sự truyền đạt kiến thức của thầy cô. Nhìn từ góc độ nhận thức tư duy Bloom (2001). Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 153 Theo thang đo này, “nhớ, hiểu” lý thuyết là những hoạt động đòi hỏi mức tư duy thấp nhất. Do đó, học sinh có thể tự xử lý một mình tại nhà; còn việc áp dụng, phân tích và sáng tạo dựa trên kiến thức đã có là hoạt động đòi hỏi mức tư duy đào sâu hơn, và cần được thực hiện tại lớp, khi có thầy cô và bạn bè cùng chia sẻ, hỗ trợ. Lợi ích lớn nhất của mô hình này so với mô hình học truyền thống là quãng thời gian ở trên lớp và ở nhà được sử dụng hiệu quả hơn. 4. Giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch theo mô hình lớp học đảo ngược 4.1. Hình thức giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch theo mô hình lớp học đảo ngược tại khoa Tiếng Pháp trường Đại học Ngoại ngữ Giáo viên phải gợi ý cho sinh viên sau đó sinh viên chuẩn bị à suy nghĩ thông qua một số nội dung mà giáo viên chuẩn bị sẵn về một số chủ đề nào đó để ứng dụng vào bài tập lớn. Trong lớp áp dụng phương pháp học tập đảo ngược, các bài tập lớn được đưa ra từ đầu buổi học và sau mỗi buổi học, sinh viên sẽ có những gợi ý về chủ đề có thể làm được sau những nội dung cụ thể, sau đó sinh viên sẽ làm bài tập ở nhà, tìm các thông tin trên mạng, chia sẻ với các thành viên khác trong cùng nhóm hoặc với nhóm khác trước khi trình bày một bài tập trên lớp. Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch bằng tiếng Pháp sẽ tạo cho sinh viên nhiều hứng thú khi học bởi vì sinh viên có thể tìm kiếm thông tin trước trên mạng, bằng cách trao đổi thông tin và với sự trợ giúp của giáo viên trước khi học bài mới. 4.2. Khám phá các khái niệm chuyên ngành Trong lớp học đảo ngược, các khái niệm, định nghĩa về du lịch bằng tiếng Pháp được thực hiện ở bên ngoài lớp. Trước mỗi buổi học, sinh viên khám phá khái niệm mới dựa vào tài liệu do giáo viên cung cấp, hoặc sinh viên tự tìm trên Internet cũng như tham khảo với các bạn học như thư điện tử, facebook, v.v Ở nhà hay ngoài giờ lên lớp, sinh viên sẽ thực hiện các bài tập lớn khi đã khám phá các khái niệm, đặc biệt là các khái niệm chuyên ngành bằng tiếng Pháp; sinh viên có thể dễ dàng hiểu được những chỉ dẫn của giáo viên một cách dễ dàng và có thể áp dụng các kỹ năng và bài tập lớn để trình bày trước lớp. Sau đó sinh viên có thể suy nghĩ và phản hồi ý kiến của mình. Công việc của giáo viên ở trên lớp chủ yếu là hỗ trợ sinh viên, giải thích thắc mắc của sinh viên và tìm cách hỗ trợ cho sinh viên. Nguyễn Thị Hương Huế và CS. Tập 127, Số 6A, 2018 154 Tóm lại, phương pháp dạy học theo phương pháp lớp học đảo ngược được hiểu là toàn bộ phương pháp dạy học năng động, vượt qua được phương pháp học thụ động tức chỉ nghe một chiều từ phía người dạy. 5. Giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch tại Khoa Tiếng Pháp theo mô hình lớp học đảo ngược Chúng tôi tiến hành điều tra sinh viên năm 3 và 4. Chúng tôi đã thử vận dụng mô hình lớp học đảo ngược cho nhóm sinh viên năm thứ 3 (K10) năm học (2013-2017), và năm thứ 4 (K9), năm học (2012-2016) (26 sinh viên K10, và 25 sinh viên K9). Số phiếu phát ra 51, số phiếu thu về 50, theo bảng câu hỏi lựa chọn và câu hỏi mở. Nội dung điều tra cho 2 môn học là Công nghệ dịch vụ nhà hàng và Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi cũng khảo sát lấy ý kiến đánh giá của sinh viên về phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược về các môn hướng dẫn viên du lịch, nhưng trong phạm vi bài viết, chúng tôi không trình bày các kết quả này. Câu hỏi bao gồm 2 nội dung chính: thứ nhất, đó là bạn có thích giờ học không, với 4 mức độ rất thích, thích, không thích lắm, không thích và lý do. Nội dung thứ 2 là theo bạn một giờ học lý tưởng là giờ học như thế nào? Chúng tôi đã áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược vào hai môn chuyên ngành du lịch bằng tiếng Pháp 5.1. Công nghệ dịch vụ nhà hàng 31 sinh viên trả lời rất thích được học theo phương pháp lớp học đảo ngược (chiếm 38,2 %), 18 sinh viên trả lời thích (chiếm 55,7 %), và 2 sinh viên trả lời không thích lắm (chiếm 5,1 %), không có sinh viên nào trả lời không thích. Lý do chủ yếu rất thích và thích phương pháp lớp học đảo ngược là do sinh viên có thể tìm hiểu trước các kiến thức về môn học thông qua sách vở, bạn bè và Internet nên cảm thấy tự tin khi trình bày các vấn đề trên lớp bằng Tiếng Pháp và đặc biệt có thể hiểu được dễ dàng các phương thức phục vụ trong nhà hàng, có ích cho công việc sau này và hơn hẳn, đó là giờ học thú vị, không căng thẳng, giáo viên tạo được hứng thú cho người học, không áp lực, sinh viên có thể phát huy được sức sáng tạo của mình. Sinh viên không thích lắm phương pháp này là vì kiến thức học và thực tế có nhiều tình huống khác nhau, và có quá nhiều tài liệu trên mạng làm cho việc lựa chọn thông tin khó khăn. Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 155 5.2. Môn Địa danh lịch sử văn hóa Việt Nam 42 sinh viên trả lời rất thích áp dụng phương pháp lớp học đảo ngược (chiếm 84 %), 8 sinh viên trả lời thích (chiếm 16 %), không có sinh viên nào trả lời không thích. Nhiều sinh viên đánh giá cao về phương pháp lớp học đảo ngược vì nó giúp sinh viên hiểu rõ hơn về văn hóa Việt Nam và đặc biệt được trình bày văn hóa Việt Nam bằng tiếng Pháp. Học được nhiều thông tin từ các nhóm, giờ học thú vị, nghe được nhiều nhóm trình bày, có nhiều hoạt động. Điều này giúp sinh viên tự tin và năng động hơn bởi đến lớp họ sẽ có nhiều thời gian thảo luận và nghe lại các bài giảng từ giảng viên một cách dễ dàng từ đó họ có thể trình bày tốt các nội dung mà giáo viên đề nghị. Chính nhờ vào các hoạt động như trình bày, thảo luận đòi hỏi mức độ tư duy sâu, sinh viên sẽ có nhiều thắc mắc và cần có nhiều sự trợ giúp nhất từ giáo viên và bạn học. Tuy nhiên, trong mô hình lớp học truyền thống hiện nay, chỉ có 10 % thời gian trên lớp là được dành cho các hoạt động đòi hỏi mức tư duy sâu, còn tới 90 % dành cho việc giáo viên giảng bài để học sinh hiểu và nhớ. Hơn thế nữa đối với các môn giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài, sinh viên không những cần phải có kiến thức về chuyên ngành mà cần phải có vốn ngôn ngữ về chuyên ngành tốt. Nhờ vào phương pháp này, sinh viên có thể tự đào sâu về kiến thức chuyên ngành vừa học hỏi thêm các thuật ngữ chuyên ngành nên việc thảo luận và nghe giảng lại các kiến thức ở trên lớp sẽ dễ dàng hơn và giảm đi nỗi lo lắng, căng thẳng của sinh viên khi đến lớp. Họ có cảm giác chủ động và tự tin hơn bởi kiến thức mà họ tự trang bị và đào sâu hơn kiến thức thông qua các buổi lên lớp. 6. Một số khó khăn + Có quá nhiều thông tin về môn học/ ngành học các giáo viên chia sẻ, đôi lúc làm cho học sinh – sinh viên cảm thấy bối rối khi lựa chọn thông tin (27 ý kiến, đạt 54 %). + Sinh viên phải chuẩn bị bài trước ở nhà; cho nên, nếu bản thân sinh viên không chủ động xem trước bài giảng ở nhà thì khi vào lớp sẽ không theo kịp các bạn (15 ý kiến, đạt 30 %). + Một số thông tin trên mạng kém thú vị, hấp dẫn (17 ý kiến, đạt 34 %). + Một số sinh viên không bắt kịp việc sử dụng công nghệ sẽ không theo kịp các bạn cùng lớp (15 ý kiến đạt 30 %). + Sinh viên dễ sa vào việc lạm dụng các thiết bị điện tử, dẫn đến việc một số bạn sao nhãng trong lớp học (48 ý kiến, đạt 96 %). Nguyễn Thị Hương Huế và CS. Tập 127, Số 6A, 2018 156 + Nhiều học sinh mất dần sự sáng tạo do ỷ lại vào những thứ đã có sẵn (20 ý kiến, đạt 40 %). 7. Kết luận Qua khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp lớp học đảo ngược cụ thể được áp dụng vào giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 và 4 thuộc 2 khóa K9 và K10 Khoa Tiếng Pháp, chúng tôi thấy phương pháp này là phù hợp với các môn học về văn hóa và các môn chuyên ngành bằng tiếng Pháp. Qua phân tích kết quả khảo sát điều tra, chúng tôi thấy việc sử dụng phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược đã góp phần gây hứng thú cho sinh viên trong các môn học Tiếng Pháp chuyên ngành du lịch. Tuy nhiên, phương pháp này liên quan nhiều đến tổ chức các hoạt động trong lớp học nên người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm để hướng dẫn xử lý các tình huống gặp phải. Ngoài ra, để tránh tình trạng sinh viên không chú ý lắng nghe các nhóm khác trình bày thì giáo viên cần cho sinh viên đánh giá và tự đánh giá hoặc các hoạt động trò chơi ôn bài Về phía giáo viên, cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, sưu tầm nhiều tài liệu phong phú để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu của sinh viên trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Mỗi phương pháp dạy học đều có những ưu và khuyết điểm cho nên cần nghiên cứu kỹ và vận dụng linh hoạt các phương pháp thích hợp vào từng bài học và từng môn học cụ thể. Nên kết hợp phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược để mang lại hiệu quả nhiều hơn. Để xây dựng được một giờ học lý tưởng là một việc không đơn giản, không chỉ đòi hỏi một chiều về phía người dạy mà cần sự hợp tác lôi cuốn người học cùng tham gia. Những khó khăn gặp phải trong lớp học đảo ngược vẫn còn tồn tại, nhưng phương pháp này vẫn mang lại nhiều ưu thế cho sinh viên. Tóm lại, nhờ vào mô hình lớp học đảo ngược, lấy học sinh làm trung tâm mà việc giảng dạy các môn chuyên ngành du lịch bằng tiếng Pháp sẽ dễ dàng hơn bởi vì sinh viên đã tự tìm hiểu các kiến thức chuyên ngành, đồng thời học được các từ chuyên ngành bằng tiếng Pháp trước khi đến lớp và nhờ vậy, sinh viên hiểu cặn kẽ những gì thầy giảng lại trên lớp và đặt câu hỏi rất sâu sắc. Đó là do các em có thời gian để phân tích, đánh giá, hiểu thật rõ vấn đề trước khi đặt câu hỏi. Tài liệu tham khảo 1. Ark, T.V. June, 29, 2012. Blended Learning Can Improve Working Conditions, Teaching & Learning. Retrieved from ed-learning-can- improveworkingconditions-teaching-learning/ (ngày truy cập 5/2017) Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 6A, 2018 157 2. Ash, K. Aug. 29, 2012. Educators Evaluate 'Flipped Classrooms'; Benefits and drawbacks seen in replacing lectures with ondemand video. Education Week 32 (2). p.6 3. Barbara. W E. and Anderson, V.J., 1998. Effective Grading: A Tool for Learning and Assessment. San Francisco: Jossey-Bass. 4. Bergmann, J., Overmyer, J., and Wilie, B., 2012. The flipped class: Myths vs Reality. The Daily Riff. Retrieved from 5. Berrett, D., 2012. How ‘flipping’ the classroom can improve the traditional lecture. Chronicle of Higher Education. Retrieved from Classroom/130857/ 6. Blake, R.J., 2011. Current trends in online 6. Bishop, Verleger, 2013. The flipped classroom a survey of the hesearch- 120th ASEE Annual Conference and Exposition. 7. Harris & Harvey. 2000. An Employability performance indicator? Persoectives, 4(4), pp105-109. 8. Hmelo- Silver & Barrows. 2008. Facilitating collaborative knowledge building. Cognition and Instruction 26, 48-94. 9. Harris Judy. 2000. Re-visioning the boundaries of learning theory in the assessement of prior experiential learning, Education-line. 10. Maclean.2010. Intensive Meditation Training Improves Perceptual Discrimination & Sustained Attention. 11. Mostrom & Blumberg. 2012. Volume 37 issue 5, pp. 397-405. Does Learning- Centered Teaching Promote Grade Improvement, Innovation Higher Education? 12. Pelletier. 2009. Art, Equality and learning, Pedagogies Against the Stade. 13. Tennant, Mc Mullent and Kacznski. 2010. Evidence-based teaching in social work: an assement of pedagogical content, instructor awareness, and student motivational characteristics University of Texas Libraries. 14. Tessier, C. (2010, Octobre). Rencontre ministérielle sur l’intégration des élèves en difficulté: Augmentation significative du nombre d’étudiants et d’étudiantes du collégiale ayant des troubles d’apprentissage ou de santé mentale. Québec: Fédération des Cégeps. Repéré à du-nombre-d%E2%80%99etudiants-et-d%E2%80%99etudiantes-du-collegial-ayant-des-troubles- d%E2%80%99apprentissage-ou-de-sante-mentale/ 15. Université de Sherbrooke. (2011, Novembre), Faire la classe mais à l’envers: la « flipped classroom ». Perspectives SSF. Repéré à https://www.usherbrooke.ca/ssf/veille/perspectives- ssf/numeros-precedents/novembre-2011/le-ssf-veille/faire-la-classe-mais-a-lenvers-la-flipped- classroom/ 16. UNESCO- Văn kiện thứ 2 về giáo dục Đại Học. Paris, 2009. 17. Vygotsky, L.S. 1987. Thingking and speech. In R.W. Rieber & A.S. Carton (Eds). The collected works of LS. Vygotsky, Volume 1. Problems of general psychology. New York. Plemum Press (Original Work published 1934) Nguyễn Thị Hương Huế và CS. Tập 127, Số 6A, 2018 158 FLIPPED CLASSROOM MODEL (CLASSE INVERSÉE) FOR LANGUAGE-FOR-SPECIFIC-PURPOSES CLASSROOMS Nguyen Thi Huong Hue, Thai Thi Hong Phuc* HUE – University of Foreign Languages, 57 Nguyen Khoa Chiem St., Hue, Vietnam Abstract. Learning foreign languages today, especially in Language for specific purposes, is not only embedded in traditional classrooms in which teachers impart knowledge to learners. Modern language classrooms are assumed to boost learner autonomy, which requires learners to take the initiative in self- studying with teachers’ guiding instruction. The incredible growth in information technology nowadays has made access to learning materials increasingly faster and simpler than ever before. The fact is that monotonous traditional classrooms have been losing their effectiveness. Globally-applied learner-centered classrooms or flipped classrooms are plausible as learners’ autonomy, creativeness and dynamism are prioritized. Flipped classrooms are believed to create livelier, more exciting and more productive learning environment. It is essentially significant for language teachers to research into the effectiveness of such classes in order to improve their teaching practice. Keywords. flipped classroom, traditional classroom, teaching/learning for specific purposes, information technology

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiang_day_cac_mon_chuyen_nganh_du_lich_theo_mo_hinh_lop_hoc.pdf