Giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo đại học ngành du lịch (qua khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh)

Trên thực tế, căn cứ vào năng lực và mục tiêu đào tạo của các trường mà CTĐT bậc đại học ngành Du lịch sẽ có sự khác nhau, bao gồm việc có hay không môn học có nội dung về văn hóa, và nếu có thì hàm lượng kiến thức sẽ thế nào. Hiện nay, một số trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh còn đánh giá thấp hoặc không giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch vì lý do ngành được phát triển theo hướng quản trị. Đây là một cách lựa chọn của các trường, điều cốt yếu vẫn là sinh viên khi ra nghề có thể đáp ứng được các phương diện của công việc, nhanh chóng theo kịp sự phát triển của cộng đồng du lịch, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng khiến cho các khoảng cách văn hóa ngày càng thu hẹp. Bài viết này không nhằm mục đích đánh giá thấp CTĐT bậc đại học ngành Du lịch không có hoặc ít có môn học có nội dung về văn hóa. Tác giả bài viết chỉ mong muốn qua đây gợi mở thêm những định hướng để phát triển ngành Du lịch bậc đại học ở Tp. Hồ Chí Minh bằng việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào CTĐT. Muốn vậy, cần có sự phối hợp đồng đều giữa đội ngũ nhân lực, nội dung và chất lượng các môn học, cùng quá trình thực tế hóa các kiến thức về văn hóa được học cho sinh viên trong quá trình học tập tại các trường.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo đại học ngành du lịch (qua khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 31 (Tháng 3 - 2020) 95 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ GIẢNG DẠY CÁC MÔN HỌC CÓ NỘI DUNG VỀ VĂN HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH (QUA KHẢO SÁT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LƯU TUẤN ANH* Tóm tắt Hiện nay việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh diễn ra trong 3 mức độ là cần thiết, bình thường và không cần thiết. Thực tế công việc ở ngành nghề du lịch cho thấy người làm trong ngành cần có sự am hiểu và khả năng ứng dụng kiến thức về một loại văn hóa nào đó để làm việc thuận lợi và hiệu quả hơn. Bài viết đánh giá cao việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa ở khối ngành Du lịch bậc đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích thực trạng chương trình đào tạo của các trường và đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả này. Từ khóa: Ngành Du lịch, văn hóa giáo dục, chương trình đào tạo, giáo dục đại học, đào tạo du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh Abstract Currently, the subjects with cultural content have been added into the university training program of tourism industry at universities in Ho Chi Minh City at 3 levels: necessary, normal and unnecessary through the number of subjects with cultural content and credits arranged in the program. There are some subjects or faculties of tourism that do not even teach subjects with cultural content. Actual working in the tourism industry shows that people in the industry need to have the knowledge and ability to apply knowledge of a certain culture to work more smoothly and effectively. The article highly appreciates the teaching of subjects with cultural content at higher education in Ho Chi Minh City on the basis of analyzing the status of the training programs and suggesting some effective teaching directions. Keywords: Tourism industry, educational culture, training programs, higher education, tourism training, Ho Chi Minh City Đặt vấn đề Việc xây dựng các chương trình đào tạo (CTĐT) hợp lý là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đầu tiên quyết định tính hiệu quả của công tác giáo dục ở các trường đại học. Nó là kim chỉ nam để các ngành, bộ môn, khoa định hướng chiến lược đào tạo trong suốt những năm học của sinh viên, đồng thời cũng là phương tiện quảng bá thu hút đối tượng học sinh chuẩn bị bước vào cánh cửa đại học lựa chọn ngành nghề cho họ. CTĐT càng khoa học, cụ thể sẽ càng giúp người quản lý kiểm soát được quá trình đào tạo và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến các môn học, ngành học. Hiện nay, du lịch đang là ngành học hấp dẫn, hầu như có mặt ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh với các phân ngành khác nhau. Việc * TS., Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Tp.HCM Số 31 (Tháng 3 - 2020)96 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA nghiên cứu các khía cạnh như nội dung giảng dạy trong CTĐT của ngành Du lịch ở các trường cần thiết được thực hiện vì mục tiêu nâng cao chất lượng học tập và năng lực chuyên môn của sinh viên, đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội và theo kịp xu hướng đào tạo chung ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Bài viết đánh giá thực trạng phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT bậc đại học chính quy khối ngành Du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh trên cơ sở khảo sát 6 CTĐT tiêu chuẩn của 6 trường. Từ đó đề xuất một số định hướng giảng dạy hiệu quả các môn học có nội dung về văn hóa. Phương pháp nghiên cứu hệ thống và phương pháp nghiên cứu so sánh được vận dụng kết hợp để làm rõ các nội dung trong bài viết. 1. Nhu cầu cần thiết giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo bậc đại học khối ngành Du lịch Du lịch trong cách hiểu đơn giản thường bị đánh đồng với lữ hành, tức là đi du lịch. Theo đó, việc ăn uống, ngủ nghỉ, mua sắm, giải trí trong suốt chuyến đi du lịch chỉ là những phát sinh đáp ứng các nhu cầu tức thời của con người mà không phải là yếu tố chính yếu thuộc về du lịch. Đây là cách hiểu hẹp của từ du lịch bị giới hạn trong ý nghĩa của một động từ, một hành động. Nếu hiểu đầy đủ thì du lịch phải là một quá trình trong đó bao gồm các hành động, nhu cầu của con người được diễn ra và phát sinh trong các chuyến đi. Khi đưa du lịch vào trong giảng dạy chính quy ở các trường đại học thì cần thiết phải hiểu nó theo nghĩa rộng ở phạm vi của một lĩnh vực, một khối ngành (cũng có thể gọi là ngành), tức là không chỉ có mỗi lữ hành. Trong Chương 5 của Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 đã xác định cụ thể việc kinh doanh du lịch bao gồm kinh doanh dịch vụ lữ hành, kinh doanh vận tải khách du lịch, kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch khác (như dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch) [3, chương V]. “Trong thời gian học tập ở đại học, do ảnh hưởng của giảng dạy các môn khoa học xã hội, chuyên ngành và các môn khác và do tham gia vào đời sống xã hội nên xu hướng nghề nghiệp của nhân cách được hình thành và phát triển ở sinh viên” [4, tr.74]. Trong nhận định này, các môn khoa học xã hội được liệt kê đầu tiên, là một trong bốn yếu tố tác động đến sự phát triển của sinh viên bên cạnh các môn chuyên ngành, các môn học khác và đời sống xã hội. Thực tế đã minh chứng cho nhận định này khi các môn học trong khối kiến thức khoa học xã hội (hiểu theo nghĩa rộng) luôn là một phần của các CTĐT bậc đại học ở Việt Nam, trong đó bao gồm các môn học có nội dung về văn hóa cùng tham gia vào việc hình thành tri thức và năng lực của sinh viên. Văn hóa gắn liền với du lịch, kiến thức về văn hóa vốn không thể thiếu cho các công việc trong ngành Du lịch. Tùy vào đặc tính của công việc, môi trường làm việc, tính cách của các đối tượng khách hàng và thị trường, các đối tác, địa phương sở tại hay các điểm đến mà người làm du lịch cần thiết có sự am hiểu và có thể thực hành những nội dung văn hóa nào đó. Những nội dung văn hóa đó có thể được nhận thức rõ ràng hoặc không rõ ràng trong hoạt động du lịch ở dạng kinh nghiệm và thói quen thông qua cách thức tổ chức và ứng xử của các bên với du lịch. Việc sinh viên không được đào tạo về các nội dung văn hóa cần có cho nghề nghiệp ngay từ lúc còn trên ghế nhà trường sẽ gây ra một vài bất lợi cho họ khi đi làm như: (1) Các thông tin về văn hóa mà họ thu thập được có thể lấy từ những nguồn không chính thống nên dễ bị sai lệch, phiến diện hoặc không đầy đủ; (2) Sẽ bị rối rắm nếu họ không biết cách bao quát, hệ thống và phân tích các thông tin. Trong phạm vi của lĩnh vực du lịch, lữ hành là ngành cần thiết có kiến thức về văn hóa nhất. Hướng dẫn viên ở cả 3 thị trường (nội địa, Inbound, Outbound) đều phải có sự am hiểu văn hóa ngoài kỹ năng nghiệp vụ, chẳng hạn về lịch sử văn hóa các di tích, văn hóa ứng xử với khách trong các tour tuyến (nhất là khách đến từ các vùng miền khác nhau và các quốc gia khác), ý nghĩa của các di sản, văn hóa bảo đảm đời sống của cư dân địa phương Những người làm công tác quản lý, tổ chức các hoạt động lữ hành ở các công ty du lịch ngoài khả năng về quản trị cũng cần hiểu biết về văn hóa Số 31 (Tháng 3 - 2020) 97 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ để có thể xây dựng được các chương trình tour hấp dẫn, giao tiếp hiệu quả với các kiểu đối tác và khách hàng (gồm khách hàng bên trong và khách hàng bên ngoài), huấn luyện về các kỹ năng cho nhân viên (chẳng hạn kỹ năng xây dựng bài thuyết minh), tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa vùng miền trong du lịch Ngoài ra, những người làm việc ở các nhà hàng, khách sạn cũng cần được trang bị kiến thức về văn hóa liên quan đến công việc, chẳng hạn văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp, văn hóa các nước, để biết cách ứng xử, có phương án phát triển sản phẩm ẩm thực hoặc thiết kế không gian kinh doanh phù hợp với các đối tượng khách hàng mục tiêu. Những người làm trong ngành giải trí hoặc tổ chức sự kiện lại càng phải am hiểu về văn hóa vì tính đa dạng và gắn liền với các khía cạnh đời sống văn hóa - xã hội của các sự kiện. Thậm chí, ngay cả tài xế đưa đón khách du lịch cũng cần biết ít nhất là văn hóa giao tiếp với hướng dẫn viên và với du khách trên xe trong các chuyến đi. Nói chung, dù ở cấp độ nhân viên hay quản lý, dù phải trực tiếp ra ngoài hướng dẫn hay làm những công việc trong nhà thì người làm du lịch đều cần phải am hiểu ít nhiều về văn hóa, văn hóa nào hay trình độ am hiểu thế nào thì tùy vào tính chất của công việc và môi trường làm việc của họ. Có thể tổng kết 4 nhóm văn hóa mà người làm trong ngành du lịch cần biết, đó là: (1) Văn hóa Việt Nam, cụ thể là các điểm đến ở từng vùng miền; (2) Văn hóa thế giới, cụ thể là điểm đến ở các nước; (3) Văn hóa tổ chức, (4) Văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp với môi trường làm việc, đồng nghiệp, khách hàng và đối tác. Sự thích ứng xã hội của sinh viên được hình thành từ hai quá trình là giáo dục - giáo dưỡng và xã hội hóa. Trong đó, sự giáo dục và giáo dưỡng “được thực hiện bởi xã hội mà trước hết là nhà trường và hướng vào việc phát triển những tiềm năng nhất định về tri thức và hệ thống các giá trị cho cá nhân” [4, tr.74]. Trường đại học là cơ sở chính quy, chuyên nghiệp về giáo dục và đào tạo của các địa phương, quốc gia. Một ngành học hay một khoa về du lịch được mở ra thì chắc chắn phải trải qua quá trình đăng ký, kiểm định theo tiêu chuẩn của trường, của Nhà nước, đảm bảo sinh viên sau khi tốt nghiệp là nguồn nhân lực du lịch đủ trình độ và kỹ năng. Thiết nghĩ, các trường cần có CTĐT về du lịch đảm bảo quy tắc mà chúng tôi gọi là 3Đ: đúng đắn, đầy đủ và đáp ứng. Đúng đắn chính là đúng về phương pháp, đúng về nội dung, đúng về chuẩn mực và đạo đức nghề nghiệp theo quy định của xã hội, quốc gia và thế giới. Đầy đủ tức là đầy đủ về kiến thức, đầy đủ về kỹ năng để hướng tới đạt được sự đầy đủ về khả năng. Đáp ứng ở đây nghĩa là nguồn nhân lực được đào tạo phải thỏa mãn được nhu cầu và yêu cầu của xã hội, ít nhất cũng là cơ bản, để trong tương lai có thể trở thành nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho xã hội. Chúng tôi cho rằng, trong cả 3Đ này thì văn hóa, từ việc rèn luyện văn hóa học đường để sinh viên có thể thích ứng với xã hội cho đến nội dung học tập về văn hóa trong CTĐT để sinh viên thích ứng với sự đa dạng của ngành nghề trong du lịch, vẫn luôn là yếu tố chắc chắn không thể thiếu. Hiện tại, ngành Du lịch ở các trường đại học tại Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng được đào tạo theo 3 hướng: (1) Hướng du lịch nói chung, như bộ môn hoặc khoa Du lịch; (2) Hướng văn hóa du lịch và đất nước học, như các bộ môn hoặc khoa Văn hóa du lịch, Việt Nam học - du lịch; (3) Hướng quản trị, như bộ môn Quản trị du lịch, Quản trị lữ hành, Quản trị nhà hàng - khách sạn, có thể trực thuộc khoa Quản trị du lịch - nhà hàng - khách sạn, khoa Quản trị kinh doanh hoặc khoa Kinh tế. Dù cho ngành Du lịch được đào tạo theo hướng nào, tác giả bài viết vẫn đánh giá cao việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào trong các CTĐT bậc đại học nhằm mục tiêu vì sự thích ứng tốt nhất với xã hội và nghề nghiệp của sinh viên, bởi lẽ “thích ứng tốt sẽ tạo thành cơ sở cho sự ổn định nghề nghiệp” [4, tr.74] cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. 2. Thực trạng phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Bài viết khảo sát 6 CTĐT tiêu chuẩn bậc đại học chính quy (giảng dạy bằng tiếng Việt) ngành Du lịch từ 6 trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh đã được công bố chính thức trên website Số 31 (Tháng 3 - 2020)98 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA của các trường, đó là: CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành của Trường Đại học Văn Lang (khóa 2019 - 2023), CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành của Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh - HUTECH (áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2019), CTĐT ngành Du lịch của Trường Đại học Văn Hiến (áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2018), CTĐT ngành Du lịch của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (ban hành vào tháng 8 năm 2019), CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành của Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp. Hồ Chí Minh - HUFLIT (áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2015), CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn của Trường Đại học Hùng Vương Tp. Hồ Chí Minh (áp dụng từ năm học 2017 - 2018) (Bảng 1). Kết quả khảo sát cho thấy có 5 CTĐT chọn dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam trong khối kiến thức giáo dục đại cương. Ngoài ra, Môn Văn hiến Việt Nam của Trường Đại học Văn Hiến nếu theo tên gọi thì vẫn có nội dung tương đồng với môn Cơ sở văn hóa Việt Nam. Khối kiến thức này thường được giảng dạy vào khoảng học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm thứ nhất, nghĩa là khi sinh viên vừa bước vào giảng đường đại học ngành Du lịch thì đã được tiếp cận môn học có nội dung về văn hóa. Đây là sự sắp xếp thuận lợi cho môn học về văn hóa Việt Nam vì thời điểm này sinh viên vẫn đang trong tâm thế mọi thứ còn mới mẻ và chưa phải ghi nhớ quá nhiều kiến thức. Tuy nhiên, cũng vì vậy càng đòi hỏi giảng viên phụ trách môn học này phải có kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức chuyên môn tốt, để vừa cung cấp cho sinh viên nội dung về văn hóa Việt Nam làm hành trang cho nghề nghiệp của họ sau này, vừa tạo động lực học tập cho họ trong những năm học tiếp theo. Chúng tôi cho rằng môn Cơ sở văn hóa Việt Nam nên được dạy trong 3 tín chỉ (45 tiết), trong đó có tối đa 1 tín chỉ (15 tiết) thực hành các nội dung văn hóa được học bằng các hình thức: (1) Giảng viên đặt câu hỏi cho sinh viên thảo luận cá nhân hoặc theo nhóm, câu hỏi có thể được đặt ra tại lớp hoặc cho sinh viên về nhà chuẩn bị vào buổi học trước. (2) Giảng viên tạo tình huống ngay tại lớp liên quan đến nội dung về văn hóa đã học và cho sinh viên đóng vai để giải quyết tình huống đó. Ở hình thức 2, giảng viên cần để sinh viên chủ động, có thể cố vấn khi cần thiết hoặc tham gia đóng 1 vai trong tình huống để thử thách khả năng xử lý của sinh viên, nhận xét và góp ý cho họ sau khi kết thúc tình huống. Các câu hỏi và tình huống được đặt ra đều phải vận dụng được kiến thức về văn hóa đã được học trong hoạt động du lịch, tức là gắn lý thuyết với thực tế ngành học, như vậy, hiệu quả đạt được sẽ sâu và lâu dài hơn. (3) Nếu được trường cho phép và giảng viên có khả năng quản lý lớp học bên ngoài trường, số lượng sinh viên có thể kiểm soát được, thì giảng viên có thể tổ chức 1 buổi (tương đương với 5 hoặc 6 tiết học) cho sinh viên đi thực tế về văn hóa Việt Nam trong phạm vi thành phố, không quá xa trường học để thuận tiện và đảm bảo an toàn cho sinh viên khi đi lại, chẳng hạn thực tế ở các bảo tàng, nhà hát múa rối nước, các di tích, công trình kiến trúc, chợ Hình thức này phù hợp với môn học có 3 tín chỉ. Địa điểm thực tế không phân biệt là nơi có giá trị truyền thống, lâu đời hay hiện đại, cao cấp hay bình dân. Mục đích của các chuyến đi là giúp sinh viên được trải nghiệm, được phát triển khả năng tư duy và lập luận, biết cách tổ chức bản thân. Qua đó có thể làm thay đổi không khí học tập, khiến sinh viên yêu thích môn học, gần gũi hơn với lớp. Sau chuyến thực tế, sinh viên sẽ làm báo cáo thu hoạch theo dạng đề mở, viết những đánh giá, quan điểm của họ về các điểm đến, không cho phép sao chép từ các nguồn. Giảng viên khi chấm bài cần chú trọng vào khả năng bao quát, phân tích, lập luận của sinh viên vì những khả năng này sẽ hỗ trợ tích cực cho công việc của người làm du lịch trong tương lai. Đối với những nội dung nhạy cảm, quan điểm tiêu cực về văn hóa của dân tộc, đi ngược lại với đạo đức xã hội và chuẩn mực nghề nghiệp, giảng viên nên trao đổi riêng với sinh viên trên tinh thần cố vấn và định hướng cho họ, sau đó nên tạo cơ hội cho họ hoàn thiện lại bài báo cáo nếu họ có nguyện vọng. Các hình thức giảng dạy trên chỉ là 3 trong rất nhiều hình thức mà giảng viên có thể vận dụng cho môn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam hay Lịch sử văn hóa Việt Nam nói riêng, các môn học có nội dung về văn hóa nói Số 31 (Tháng 3 - 2020) 99 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ chung. Điều cốt yếu là làm sao cho sinh viên học tập và rèn luyện tốt nhất, hiệu quả, có thể ứng dụng được vào công việc trong tương lai. Một môn học khác có nội dung về văn hóa mà chúng tôi đánh giá là cần thiết cho CTĐT ngành Du lịch là Văn hóa du lịch. Trong 6 trường, chỉ có CTĐT ngành Du lịch của Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh có giảng dạy môn này trong 2 tín chỉ. Việc phân bổ số tín chỉ như vậy là phù hợp với tính chất và lượng kiến thức của môn học. Môn học này giúp sinh viên có cái nhìn trọn vẹn hơn về mối quan hệ giữa văn hóa với du lịch, hiểu được các khái niệm liên quan như văn hóa du lịch và du lịch Trường ĐH Văn Lang CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH HUTECH CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Văn Hiến CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH HUFLIT CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Thông tin về các môn học có nội dung về văn hóa (TC: tín chỉ) Khối kiến thức giáo dục đại cương Cơ sở văn hóa Việt Nam (2 TC, lý thuyết) Cơ sở văn hóa Việt Nam (3 TC, lý thuyết) Văn hiến Việt Nam (3 TC, lý thuyết) Cơ sở văn hóa Việt Nam (3 TC) Cơ sở văn hóa Việt Nam (2 TC, lý thuyết) Cơ sở văn hóa Việt Nam (3 TC, lý thuyết) Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN (3 TC, lý thuyết) Lịch sử văn minh thế giới (2 TC. Môn tự chọn) Lịch sử văn minh thế giới (3 TC, lý thuyết) Đại cương lịch sử Việt Nam (3 TC, lý thuyết) Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam (2 TC. Môn tự chọn) Văn hóa và nghệ thuật ẩm thực (2 TC, lý thuyết. Môn tự chọn) Kiến trúc và mỹ thuật (2 TC, lý thuyết. Môn tự chọn) Di sản văn hóa Việt Nam và thế giới (2 TC, lý thuyết. Môn tự chọn) Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Văn hóa ẩm thực (2 TC, lý thuyết. Môn tự chọn) Văn hóa các nước Đông Nam Á (3 TC, lý thuyết) Tôn giáo và tín ngưỡng (2 TC, lý thuyết) Lịch sử Việt Nam (3 TC) Văn minh văn hóa các nước Đông Nam Á (3 TC, lý thuyết. Môn tự chọn thay thế khóa luận) Lịch sử văn hóa Việt Nam (2 TC, lý thuyết. Môn tự chọn) Văn hóa ẩm thực trong du lịch (2 TC, lý thuyết) Văn hóa các dân tộc Việt Nam (3 TC. Môn tự chọn) Văn hóa thế giới (3 TC, lý thuyết) Văn hóa Đông Nam Á (3 TC. Môn tự chọn) Văn hóa du lịch (2 TC) Tổng Bắt buộc: 2 TCTự chọn: 2 TC Bắt buộc: 6 TC Bắt buộc: 13 TC Bắt buộc: 8 TC Tự chọn: 10 TC Bắt buộc: 5 TC Tự chọn: 9 TC Bắt buộc: 6 TC Tự chọn: 2 TC Bảng 1. Thực trạng phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Số 31 (Tháng 3 - 2020)100 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA văn hóa, nắm bắt được những đặc điểm cơ bản của văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử trong các hoạt động du lịch trong nước và quốc tế. Vai trò của môn học này trong CTĐT ngành Du lịch có phần tương ứng với môn Kinh tế du lịch ở các khoa theo định hướng quản trị hoặc kinh tế. Ngoài ra, môn Văn hóa giao tiếp hoặc những môn tương tự như Văn hóa ứng xử, Văn hóa đàm phán và ngoại giao cũng là những môn học có thể gợi ý đưa vào CTĐT ngành Du lịch vì tính liên quan và khả năng ứng dụng của chúng vào các công việc du lịch. Tuy nhiên, cả 6 CTĐT được khảo sát đều không có những môn học này. Các môn học còn lại trong CTĐT của 6 trường có thể chia vào 4 nhóm: (1) Văn hóa ẩm thực, như môn học Văn hóa ẩm thực, Văn hóa ẩm thực trong du lịch, Văn hóa và nghệ thuật ẩm thực; (2) Văn hóa thế giới và các môn gần với văn hóa Việt Nam, như Văn hóa các nước Đông Nam Á, Văn minh văn hóa các nước Đông Nam Á, Văn hóa thế giới, Di sản văn hóa Việt Nam và thế giới, Văn hóa các dân tộc Việt Nam; (3) Lịch sử và lịch sử văn hóa, như Đại cương lịch sử Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới, Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Lịch sử Việt Nam; (4) Các môn học khác, như Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN, Tôn giáo và tín ngưỡng, Kiến trúc và mỹ thuật. Các môn học ở nhóm 1 và nhóm 2 đều phù hợp đào tạo cho tất cả các chuyên ngành như lữ hành, nhà hàng, khách sạn. Các môn học ở nhóm 3 và nhóm 4 có thể được cân nhắc đưa vào CTĐT tùy theo mục tiêu và chuẩn đầu ra mà các bộ môn, các khoa đề ra cho môn học, vì trong chừng mực thì các môn học trong 2 nhóm này vẫn có sự liên quan đến các công việc du lịch sau này của sinh viên. Chẳng hạn, môn Tôn giáo và tín ngưỡng rất hữu ích cho người làm hướng dẫn du lịch, làm trong nhà hàng và khách sạn để biết được cách giao tiếp, có thể tổ chức bữa ăn, chỗ ở hoặc các hoạt động phù hợp với đối tượng khách từ các tôn giáo hoặc niềm tin khác nhau trong quá trình họ sử dụng các dịch vụ du lịch. Nếu sắp xếp theo số lượng giảm dần các môn học có nội dung về văn hóa (bao gồm cả các môn tự chọn) trong 6 CTĐT đã nêu ở bảng 1 thì sẽ có thứ tự các trường như sau: Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (7 môn), Trường Đại học HUFLIT (6 môn), Trường Đại học Văn Hiến (5 môn), Trường Đại học Hùng Vương (3 môn), Trường Đại học HUTECH và Trường Đại học Văn Lang (đều có 2 môn). Thứ tự này cũng thể hiện rõ khi so sánh về tỷ lệ phần trăm phân bổ số tín chỉ các môn học có nội dung về văn hóa so với tổng số tín chỉ của khối kiến thức toàn khóa đào tạo bậc đại học ngành Du lịch ở các trường (Bảng 2). Số lượng các môn học có nội dung về văn hóa trong 6 CTĐT phản ánh việc đánh giá của các trường đối với sự cần thiết của các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch. Với Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh, số lượng các môn học có nội dung về văn hóa nhiều nhất (7 môn) có lẽ cũng dễ hiểu, vì đây là một trong những trường đầu ngành về văn hóa. Tuy nhiên, trong số 7 môn học đó thì đã có 4 môn tự chọn, chỉ có 3 môn bắt buộc được giảng dạy. Số liệu cho thấy Trường Đại học Văn Hiến vẫn có phần trội hơn về các môn bắt buộc có nội dung về văn hóa (với tỷ lệ 9,77%) so với Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (với tỷ lệ 6,15%). Song, nếu 4 môn học tự chọn đó là môn tự chọn có định hướng thì Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh vẫn có thể là trường giảng dạy nhiều môn học có nội dung về văn hóa nhất trong 6 trường. So sánh giữa tỷ lệ phân bổ tổng số tín chỉ các môn học có nội dung về văn hóa (bắt buộc và tự chọn) với tổng số tín chỉ của Khối kiến thức toàn khóa bậc đại học ngành Du lịch tại Bảng 2, có thể nhận thấy: ngoại trừ cao nhất là Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh với 13,84%, thì các trường còn lại trong khoảng từ 3,07% (Trường Đại học Văn Lang) đến 9,85% (Trường Đại học HUFLIT), trung bình của 6 trường là 7,95%. Tỷ lệ này còn tương đối thấp, cũng cho thấy các môn học có nội dung về văn hóa chưa được chú trọng trong CTĐT ngành Du lịch của các trường. Nếu quan sát cụ thể thực tế các công việc trong ngành Du lịch thì rõ ràng sự am hiểu các kiến thức về văn hóa và khả năng thực hành chúng là 2 trong những yêu cầu quan trọng cần có của người làm du lịch song song với yêu cầu về năng lực quản trị. Trong một vài công việc (như hướng dẫn viên du lịch, thiết kế tour tuyến, thuyết minh viên tại điểm), thậm chí chúng còn được đánh giá Số 31 (Tháng 3 - 2020) 101 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ cao hơn năng lực quản trị. Điểm đặc biệt trong Bảng 1 là môn Văn minh văn hóa các nước Đông Nam Á là 1 trong số các môn tự chọn thay thế khóa luận tốt nghiệp trong CTĐT của Trường Đại học HUFLIT. Đây là điểm khác biệt so với 5 trường còn lại trong việc phân bổ các môn học tự chọn thay thế khóa luận hoặc đồ án tốt nghiệp (Bảng 3). Điều này tuy có thể cho thấy Trường Đại học HUFLIT đánh giá cao sự am hiểu văn hóa và văn minh của khu vực Đông Nam Á trong hoạt động du lịch, nhưng vẫn chưa thể làm thay đổi bối cảnh chung về việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch ở Tp. Hồ Chí Minh. 3. Một số định hướng giảng dạy môn học có nội dung về văn hóa trong chương trình đào tạo bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh Định hướng thứ nhất, về nội dung và tỷ lệ phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa. Trong khối kiến thức toàn khóa của CTĐT bậc đại học ngành Du lịch, ngoài khối kiến thức giáo dục đại cương, các môn học trong khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có thể chia vào 4 nhóm: (1) Nhóm kiến thức về kỹ năng cứng (gồm các môn như Nghiệp vụ hướng dẫn, Nghiệp vụ buồng phòng, Nghiệp vụ bàn, Thiết kế sản phẩm du lịch, Thiết kế và điều hành tour); (2) Nhóm kiến thức về quản trị - kinh tế; (3) Nhóm kiến thức về năng lực mềm (gồm các môn như Địa lý du lịch, Tổng quan du lịch, Lễ tân ngoại giao, Luật và khởi nghiệp); (4) Nhóm khóa luận, đồ án tốt nghiệp (hoặc các môn học thay thế). Nếu chia đều số tín chỉ cho 4 nhóm thì mỗi nhóm sẽ chiếm 25% tổng số tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Các môn học có nội dung về văn hóa sẽ thuộc nhóm 3, trừ môn Cơ sở văn hóa Việt Nam thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương. Vì trong nhóm 3 còn có một số môn học khác, do đó số tín chỉ của các môn học có nội dung về văn hóa (bắt buộc) ít nhất nên chiếm khoảng 15% tổng số tín chỉ khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Chẳng hạn, nếu lấy trung bình tổng số tín chỉ Trường ĐH Văn Lang CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Dữ hành Trường ĐH HUTECH CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Văn Hiến CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH HUFLIT CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Trung bình của 6 trường Tổng số tín chỉ (TC) của Khối kiến thức toàn khóa đào tạo bậc đại học ngành Du lịch 130 TC 131 TC 133 TC 130 TC 142 TC 126 TC 132 TC Tỉ lệ phân bổ số tín chỉ các môn học có nội dung về văn hóa/ Tổng số tín chỉ của Khối kiến thức toàn khóa đào tạo bậc đại học ngành Du lịch Tổng số tín chỉ của các môn học bắt buộc 1,53% 4,58% 9,77% 6,15% 3,52% 4,76% 5,05% Tổng số tín chỉ của các môn học tự chọn 1,53% - - 7,69% 6,33% 1,58% 2,9% Tổng số tín chỉ của các môn học bắt buộc và tự chọn 3,07% 4,58% 9,77% 13,84% 9,85% 6,34% 7,95% Bảng 2. Tỷ lệ phân bổ số tín chỉ các môn học có nội dung về văn hóa trên tổng số tín chỉ của Khối kiến thức toàn khóa trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Số 31 (Tháng 3 - 2020)102 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA của khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp của 6 trường là 83,1 (Bảng 4), thì số tín chỉ của các môn học có nội dung về văn hóa (bắt buộc) sẽ là 12,46 tương đương với khoảng 6 môn học (nếu 1 môn có 2 tín chỉ) hoặc 4 môn học (nếu 1 môn có 3 tín chỉ). Cách tính này có vẻ phù hợp với việc phân bổ trong CTĐT của Trường Đại học Văn Hiến và Trường Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh (như trong Bảng 1). Tuy nhiên, số tín chỉ nhiều vẫn chưa phản ánh được hàm lượng kiến thức về văn hóa cần có nếu các môn học có ít nội dung đề cập đến nó. Vì vậy, cần tiến hành lựa chọn các môn học có nội dung về văn hóa song song với việc phân bổ số tín chỉ thích hợp để tạo hiệu quả cao cho CTĐT ngành Du lịch. Trường ĐH Văn Lang CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH HUTECH CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Văn Hiến CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH HUFLIT CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Các môn học tự chọn thay thế Khóa luận/ Đề án tốt nghiệp - Quản trị rủi ro trong du lịch - Quản trị chăm sóc khách hàng Nhóm Dịch vụ khách hàng và sự kiện: - Dịch vụ chăm sóc khách hàng - Du lịch MICE - Quản trị chất lượng dịch vụ - Tổ chức sự kiện Nhóm Dịch vụ lưu trú: - Lễ tân ngoại giao - Nghiệp vụ lễ tân - Quản trị buồng - Quản trị nhà hàng - Giao tiếp và lễ tân ngoại giao - Quản trị chiến lược trong du lịch - Quản trị quan hệ khách hàng trong du lịch - Quy hoạch du lịch - Quản lý nhà nước về du lịch - Quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, - Quản trị rủi ro trong kinh do- anh du lịch - Quản lý điểm đến du lịch - Văn minh văn hóa các nước Đông Nam Á - Quản trị chiến lược - Thiết kế và điều hành chương trình du lịch - Quản trị chất lượng dịch vụ lữ hành - Quản lý điểm đến du lịch - Thiết kế và điều hành chương trình du lịch Bảng 3. Danh mục các môn học tự chọn thay thế khóa luận/đề án tốt nghiệp trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Bảng 4. Phân bổ số tín chỉ trong các khối kiến thức trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch tại Tp. Hồ Chí Minh (Nguồn: Tác giả lập) Trường ĐH Văn Lang CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH HUTECH CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Văn Hiến CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH Văn hóa Tp.HCM CTĐT ngành Du lịch Trường ĐH HUFLIT CTĐT ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM CTĐT ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn Tổng số tín chỉ trung bình Phân bổ tín chỉ (TC) Khối kiến thức toàn khóa 130 TC 131 TC 133 TC 130 TC 142 TC 126 TC 132 TC Khối kiến thức giáo dục đại cương 48 TC 43 TC 49 TC 40 TC 68 TC 45 TC 48,8 TC Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 82 TC 88 TC 84T C 90 TC 74TC 81 TC 83,1 TC Số 31 (Tháng 3 - 2020) 103 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ Ở đây, chúng tôi không đề cập đến chuyên ngành Văn hóa du lịch, vì chắc chắn số lượng và hàm lượng các môn học về văn hóa trong CTĐT chuyên ngành này sẽ được chú trọng hơn các chuyên ngành khác. Các môn học có nội dung về văn hóa cần thiết có trong CTĐT về du lịch trước hết phải kể đến là Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa du lịch. Ngoài ra còn có Văn hóa giao tiếp, Văn hóa ứng xử, Văn hóa kinh doanh (hoặc Văn hóa doanh nghiệp), Giao tiếp liên văn hóa (hoặc Giao tiếp đa văn hóa), văn hóa của khu vực nào đó (chẳng hạn Văn hóa Đông Nam Á, Văn hóa Đông Bắc Á). Ở đây cần xác định môn Văn hóa giao tiếp sẽ khác với môn Kỹ năng giao tiếp mặc dù 1 trong 2 môn sẽ bao gồm trong đó phần nào nội dung của môn còn lại. Ở một số trường, môn Kỹ năng giao tiếp sẽ do các trung tâm phụ trách. Ngoài các môn học cần thiết trên, các môn học khác có nội dung về văn hóa sẽ do các khoa lựa chọn, việc phân bổ chúng ở học kỳ nào, số tín chỉ là bao nhiêu tùy thuộc vào tính chất và mục tiêu đào tạo của từng chuyên ngành cụ thể về du lịch ở các trường. Chẳng hạn, các môn học sẽ được bố trí theo nội dung từ tổng quan đến chuyên sâu, từ cơ sở đến chuyên ngành, như môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ được dạy trước môn Văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam. Định hướng thứ hai, về đội ngũ quản lý và giảng viên Du lịch vốn là lĩnh vực năng động, linh hoạt, dễ biến đổi theo sự biến động của xã hội và đặc biệt là mang tính liên ngành. Tính liên ngành thể hiện ở phạm vi bao quát của các công việc trong du lịch và sự liên kết giữa chúng, đồng thời còn thể hiện ở phạm vi kiến thức đa dạng cần có của người làm du lịch. Kiến thức đó là sự tổng hợp từ nhiều ngành liên quan như địa lý du lịch, văn hóa học, quản lý văn hóa, kinh tế, quản trị kinh doanh, tâm lý học, lịch sử, nghệ thuật học, dân tộc học, y học điều dưỡng Trong đó, có 2 ngành liên quan trực tiếp đến tất cả các phân ngành trong khối ngành Du lịch là quản trị và văn hóa. Hiện tại, đội ngũ quản lý và giảng viên trong các bộ môn, khoa về du lịch ở nhiều trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh có bằng cấp chuyên môn là những ngành liên quan (phổ biến là địa lý, văn hóa học, quản trị kinh doanh, kinh tế), hiếm có người đúng ngành Du lịch hoặc lữ hành, nhà hàng, khách sạn, nếu có thì thường là từ nước ngoài về. Thế hệ sinh viên du lịch đã tốt nghiệp hiện nay ở Tp. Hồ Chí Minh đều được học từ các giảng viên có chuyên môn từ các ngành học khác nhau. Đây là thực tế cần chấp nhận trong thời gian dài sắp tới khi việc đào tạo giảng viên có bằng cấp sau đại học ngành Du lịch ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Vì vậy, những người làm quản lý các bộ môn và khoa về du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh cần có tư duy mở, tổng hợp và linh hoạt để chấp nhận việc giảng dạy du lịch theo hướng liên ngành, trong đó tất nhiên có nội dung về văn hóa, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tư duy mở thể hiện ở việc: (1) Chấp nhận một bộ phận đội ngũ giảng viên đến từ những ngành học liên quan; (2) Chấp nhận việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào CTĐT bậc đại học như một phần thiết yếu của năng lực chuyên môn của sinh viên ngành Du lịch. Đội ngũ giảng viên dạy các môn học có nội dung về văn hóa tối thiểu phải có trình độ thạc sỹ vì yêu cầu về mức độ lý luận nhất định trong các bài giảng, đồng thời phải tốt nghiệp từ các ngành Văn hóa học, Quản lý văn hóa, Di sản văn hóa hoặc các ngành liên quan như Dân tộc học, Nhân học, Việt Nam học, Lịch sử Việt Nam, Lịch sử thế giới, Đông Phương học, Châu Á học, Triết học, thậm chí là Văn học (ở các nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Nhật Bản, văn học được chú trọng trong sự nghiệp đào tạo giáo dục con người). Định hướng thứ ba, về việc tạo điều kiện cho sinh viên thực hành các nội dung về văn hóa đã được học Việc học tập của sinh viên cần được kết hợp với những hoạt động thực nghiệm nhằm củng cố và phát huy khả năng vận dụng kiến thức đã học, tạo cơ hội cho những sự sáng tạo của họ liên quan đến ngành nghề đang học. Hiện tại, việc thực tập của sinh viên ngành Du lịch tại các trường là thực tập nghề nghiệp tại các doanh nghiệp (bao gồm tập sự nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp, thực tập nhận thức), riêng ngành lữ hành sẽ có những chuyến thực tập tuyến điểm đến các địa phương. Du lịch là ngành học thiên về hướng ứng dụng, nên khi đưa các nội dung về văn hóa vào giảng dạy Số 31 (Tháng 3 - 2020)104 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thì chúng phải vận dụng được để phục vụ cho nghề nghiệp được đào tạo. Điều này hoàn toàn có thể thỏa mãn được, vì bản thân văn hóa vẫn ứng dụng được trong tất cả các khía cạnh của đời sống. Hiện tại các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch ở các trường thường được dạy về lý thuyết, phổ biến phương pháp thuyết giảng truyền thống. Tuy vẫn trên cơ sở lấy người học làm trung tâm, vẫn có thời gian cho sinh viên thảo luận và có hình thức thi thuyết trình, nhưng có thể do định kiến về vai trò không quan trọng của các môn học có nội dung về văn hóa (có hay không có cũng không sao) trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch, cùng với việc một số trường đại học hiện nay chạy theo mục tiêu đạt được các chuẩn giáo dục một cách công nghiệp, nên vô hình trung biến giảng viên thành các thợ giảng, tức là giảng dạy 1 môn học nào đó cho các lớp (thậm chí ở các khóa) theo 1 đề cương môn học, 1 giáo trình (thậm chí 1 bài giảng), hình thức thi cử thống nhất với ngân hàng đề thi sẵn có. Tình trạng này dễ làm triệt tiêu sự sáng tạo, đổi mới và xúc cảm của giảng viên trong quá trình dạy học, dẫn đến việc giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa bị mang tính hình thức, máy móc, nặng về lý thuyết, khiến sinh viên không hứng thú, không biết học để làm gì, dần dần hình thành cách nghĩ áp đặt về sự không cần thiết của các môn học đó trong CTĐT ngành Du lịch. Vì vậy, để thay đổi quan niệm không đúng về vai trò của các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch, cần tìm cách phát huy được khả năng ứng dụng của chúng ngay lúc sinh viên còn trên ghế nhà trường. Ngoài việc tạo những điều kiện tích cực cho việc giảng dạy của giảng viên, có thể thông qua 4 hình thức tổ chức thực hành các nội dung được học về văn hóa cho sinh viên như sau: (1) Mở rộng các hoạt động thảo luận bằng phương pháp đặt câu hỏi hoặc phương pháp đóng vai tại lớp, tăng cường việc thi báo cáo, thuyết trình cho các môn học có nội dung về văn hóa, khuyến khích sinh viên đăng ký các đề tài nghiên cứu ứng dụng được các nội dung về văn hoá trong hoạt động du lịch; (2) Tổ chức các sự kiện văn hóa thường kỳ dưới hình thức lễ hội, hội trại hoặc triển lãm văn hóa; (3) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa trong du lịch như thi thuyết trình, phim phóng sự, dựng video theo cá nhân hoặc đội nhóm; (4) Chấp nhận thực tập tốt nghiệp liên quan đến lĩnh vực văn hóa hoặc ở các sở, ban ngành quản lý văn hóa. Cả 3 định hướng trên đều nhằm mục đích tăng cường kiến thức và phát triển khả năng về văn hóa một cách bài bản và chất lượng cho sinh viên thông qua việc học tập các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh. Định hướng thứ nhất và định hướng thứ hai cần tiến hành song hành nhưng không nhất thiết phải cùng một lúc, nghĩa là có thể xây dựng CTĐT trước rồi tìm kiếm đội ngũ giảng viên phù hợp, hoặc là, trên cơ sở nguồn giảng viên sẵn có, tiến hành xây dựng, cấu trúc lại CTĐT. Đối với định hướng thứ ba, tùy vào khả năng và điều kiện thực tế ở các khoa, cùng chính sách phát triển của các trường, mà bộ phận phụ trách ngành Du lịch có thể lựa chọn thực hiện trong số (hoặc cùng một lúc) 4 hình thức tổ chức thực hành các nội dung về văn hoá cho sinh viên được đề xuất trên đây. Cả 3 định hướng nên được tiến hành từng bước, theo từng giai đoạn để người quản lý có thời gian kịp thời chỉnh sửa những bất cập trong việc phân bổ các môn học có nội dung về văn hóa trong chiến lược và chất lượng đào tạo sinh viên ngành Du lịch. Đội ngũ quản lý và giảng viên cần có ý thức cập nhật, hoàn thiện CTĐT cùng các môn học theo sự phát triển của các chương trình bậc đại học trong và ngoài nước ở ngành Du lịch và các ngành học liên quan. Tất cả đều hướng tới phát triển các môn học có nội dung về văn hóa phù hợp với CTĐT bậc đại học ngành Du lịch ở các trường đại học tại Tp. Hồ Chí Minh một cách chất lượng, ấn tượng và tiến bộ, mang lại hiệu quả tích cực cho việc học tập và rèn luyện của sinh viên trước khi làm việc chính thức trong ngành Du lịch. Kết luận Trong thời gian tới, du lịch vẫn là một trong những lĩnh vực đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và là ngành học thu hút sự quan tâm của đông đảo học sinh, sinh Số 31 (Tháng 3 - 2020) 105 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ viên ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, cả nước nói chung. Sự chuẩn bị cho CTĐT bậc đại học của ngành được hấp dẫn, đầy đủ kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sẽ góp phần rất lớn cho sự phát triển của sinh viên, của các khoa và các trường. Từ lâu, văn hóa với du lịch vốn không có sự tách biệt. Đứng ở góc độ quản trị, trong chừng mực nào đó, văn hóa càng trở nên cần thiết cho việc quản lý và vận hành của ngành Du lịch. Một nhà quản lý hay tổ chức du lịch thành công, ngoài những kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ, cần có sự am hiểu và thực hành được các nội dung văn hóa nhất định của địa phương, vùng miền, khách hàng, đối tác. Văn hóa sẽ giúp rút ngắn những khoảng cách không cần thiết giữa người với người và tạo ra sự hứng thú trong công việc du lịch. Trên thực tế, căn cứ vào năng lực và mục tiêu đào tạo của các trường mà CTĐT bậc đại học ngành Du lịch sẽ có sự khác nhau, bao gồm việc có hay không môn học có nội dung về văn hóa, và nếu có thì hàm lượng kiến thức sẽ thế nào. Hiện nay, một số trường đại học ở Tp. Hồ Chí Minh còn đánh giá thấp hoặc không giảng dạy các môn học có nội dung về văn hóa trong CTĐT ngành Du lịch vì lý do ngành được phát triển theo hướng quản trị. Đây là một cách lựa chọn của các trường, điều cốt yếu vẫn là sinh viên khi ra nghề có thể đáp ứng được các phương diện của công việc, nhanh chóng theo kịp sự phát triển của cộng đồng du lịch, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa sâu rộng khiến cho các khoảng cách văn hóa ngày càng thu hẹp. Bài viết này không nhằm mục đích đánh giá thấp CTĐT bậc đại học ngành Du lịch không có hoặc ít có môn học có nội dung về văn hóa. Tác giả bài viết chỉ mong muốn qua đây gợi mở thêm những định hướng để phát triển ngành Du lịch bậc đại học ở Tp. Hồ Chí Minh bằng việc đưa các môn học có nội dung về văn hóa vào CTĐT. Muốn vậy, cần có sự phối hợp đồng đều giữa đội ngũ nhân lực, nội dung và chất lượng các môn học, cùng quá trình thực tế hóa các kiến thức về văn hóa được học cho sinh viên trong quá trình học tập tại các trường. L.T.A Tài liệu tham khảo 1. Đặng Vũ Hoạt (chủ biên), Hà Thị Đức (2017), Lý luận dạy học đại học, Nxb. Đại học Sư phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 2. Phạm Thành Nghị (2001), Quản lý chất lượng giáo dục đại học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du lịch, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/ Luat-du-lich-2017-322936.aspx 4. Nguyễn Thạc (chủ biên), Phạm Thành Nghị (2017), Tâm lí học sư phạm đại học, Nxb. Đại học Sư Phạm, Tp. Hồ Chí Minh. 5. Trường Đại học HUFLIT (2015), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (áp dụng từ khóa 2015)”, https://huflit.edu. vn/chuong-trinh-dao-tao-DLKS/chuong-trinh- dao-tao-nganh-quan-tri-dich-vu-du-lich-va-lu- hanh-163.html 6. Trường Đại học Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh (2017), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị du lịch - nhà hàng - khách sạn”, http:// hvuh.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao-nganh- quan-tri-du-lich-nha-hang-khach-san/ 7. Trường Đại học HUTECH (2019), “Nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, http:// webdaotao.hutech.edu.vn/daotao/i91184-noi- dung-chuong-trinh-dao-tao-dai-hoc-chinh-quy- khoa-2019.aspx 8. Trường Đại học Văn Hiến (2019), “Nội dung chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Du lịch”, https://dl.vhu.edu.vn/vi/chuong-trinh- hoc-9/chuong-trinh-dao-tao-khoa-2018 9. Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh (2019), “Chương trình đào tạo ngành Du lịch”, trinh-dao-tao-cac-chuyen-nganh-dao-tao-cua- truong-dai-hoc-van-hoa-tp-ho-chi-minh.html 10. Trường Đại học Văn Lang (2019), “Chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành”, dao-tao-menu/834-nganh-quan-tri-dich-vu-du- lich-lu-hanh Ngày nhận bài: 6 - 3 - 2020 Ngày phản biện, đánh giá: 10 - 3 - 2020 Ngày chấp nhận đăng: 25 - 3 - 2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiang_day_cac_mon_hoc_co_noi_dung_ve_van_hoa_trong_chuong_tr.pdf
Tài liệu liên quan