Giáo án Giáo dục trẻ tự kỷ

Mục Lục 1. Mục đích yêu cầu: 3 2. Nội dung: 3 I. Khái niệm 4 1. Sự xuất hiện của khái niệm tự kỷ. 4 2. Khái niệm tự kỷ sử dụng trong giáo dục: 7 II. Đặc điểm của trẻ tự kỷ: 7 1. Theo Kanner. 7 2. Theo phân tâm học: 7 3. Theo Hiệp hội về chậm phát triển trí tuệ của Mỹ năm 2002. 9 III. Nguyên nhân. 10 IV. Phân loại tự kỷ. 12 1. Căn cứ vào chứng tật trong tương tác xã hội. 12 2. Căn cứ vào IQ. 13 3. Căn cứ vào tiêu chí chẩn đoán. 13 VI. Chẩn đoán. 13 1. Chẩn đoán xác định. 13 2. Chẩn đoán phân biệt. 15 3. Chẩn đoán mức độ bệnh. 15 4. Một số các lưu ý. 15 GIÁO ÁN Môn: Giáo dục trẻ tự kỷ Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức + Sinh viên nắm được khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân các dạng tự, mức độ và phạm vi mắc bệnh, các tiêu chí chẩn đoán tự kỷ. - Kỹ năng: + Sinh viên có kỹ năng quan sát, chẩn đoán, đánh giá được trẻ tự kỷ có các định hướng trong quá trình làm việc với trẻ tự kỷ và cha mẹ trẻ tự kỷ. - Thái độ: + Sinh viên có quan điểm đúng đắn khi làm với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. + Sinh viên biết yêu thương trẻ một cách đúng mực

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục trẻ tự kỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN Môn: Giáo dục trẻ tự kỷ Bài 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG TRONG VIỆC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ TỰ KỶ 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức + Sinh viên nắm được khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân các dạng tự, mức độ và phạm vi mắc bệnh, các tiêu chí chẩn đoán tự kỷ. - Kỹ năng: + Sinh viên có kỹ năng quan sát, chẩn đoán, đánh giá được trẻ tự kỷ có các định hướng trong quá trình làm việc với trẻ tự kỷ và cha mẹ trẻ tự kỷ. - Thái độ: + Sinh viên có quan điểm đúng đắn khi làm với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. + Sinh viên biết yêu thương trẻ một cách đúng mực 2. Nội dung: Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh - “Janmani nằm sấp bụng xuống tảng đá “của nó”, miệng chỉ cách mặt nước vài phân, hai tay chắp về phía trước, thỉnh thoảng nó thè lưỡi chấm nước hoặc kêu lên những tiếng nhỏ và không chán, nó nhìn nước chảy” (F.Deliginy) - Nó chính là đứa trẻ tự kỷ. Vậy tự kỷ là gì, biểu hiện ra sao… Trước tiên chúng ta tìm hiểu về khái niệm tự kỷ. I. Khái niệm 1. Sự xuất hiện của khái niệm tự kỷ. Cho đến trước thế kỷ 19 do sự hạn chế trong nhận thức mà người ta cho rằng các trẻ nhỏ có vấn đề về tâm lý, trí tuệ thì được coi là “những kẻ thừa” trong xã hội. Sự tồn tại của họ là biểu hiện sự suy thoái của giống lòi. Do vậy mà trong xã hội cũng không có người bị tự kỷ, không có người tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ, và tất nhiên là cũng không có tâm lý nhi khoa mà chỉ có “những người điên” và “những kẻ ngu ngốc”.Nhưng có thể là trước kia đã có những trẻ nhỏ và người lớn mắc chứng rối loạn tự kỷ, kiểu tự kỷ với các dạng nghe và ghi biểu hiện khác nhau, trước khi tình trạng này được công nhận và đặt tên. Có lẽ vì lí do đó mà trong các huyền thoại cổ xưa về các “trẻ bị đánh tráo” có nói đến các bà tiên bắt các trẻ nhỏ của loài người mang đi và để lại một “tiên đồng” để thay thế. Trong một số chuyển kể về đứa bé “Con tiên” này rất xinh đẹp nhưng lại có các hành vi kì dị và ngôn ngữ khác hẳn loài người. Học sinh nghe và ghi bài Trong tác phẩm “giải thích điều bí ẩn của hiện tượng tự kỷ” bà Uta Frith đã nêu lên một số ví dụ về các huyền thoại và sự tích về những người có các biểu hiện của dạng rối loạn kiểu tự kỷ. Như chuyện kể về thầy Juniper trên đường đi hành hương, dân chúng La Mã kéo nhau đến chào ông nhưng ông không để ý gì đến họ mà chỉ chú ý đến các trò chơi bập bênh và chơi mãi trong khi dân chúng rất đỗi ngạc nhiên đã bỏ ra về. Điều này chứng tỏ ông ta hoàn toàn không có khả năng hiểu ược các tình huống giao tiếp xã hội và không hiểu được tình cảm yêu thương pha lẫn bực bội mà ông ta đã gây ra cho các bạn đồng hữu của mình. Tháng 1 năm 1801, một bác sĩ người Pháp, ông Jean Marc Gaspard Itard được giao nhiệm vụ chăm sóc một câu bé 12 tuổi tên là Victor gọi là “cậu bé hoang dã ở Avayron cũng có rất nhiều các biểu hiện của rối loạn tự kỷ như không nói được, có các hành vi kỳ lạ, là người “rất ưa thứ tự” và thường khó chịu khi phải học cách chơi các đồ chơi. Đến năm 1809, ông John Haslam ở nước Anh kể lại chuyện về một cậu bé bị lên sởi rất nặng khi mới được một tuổi. Sau đó các hành vi của cậu bé này giống hệt đứa trẻ bị rối loạn kiểu tự kỷ, khi nói thường hay lặp lại nhiều lần và có hành vi xung động hung tính. Khi được 5 tuổi, cậu bé này được đưa vào bệnh viện Hoàng gia Bethlem. Một trăm năm sau đến năm 1911 một nhà tâm lý học người Mỹ ông Ligftnev Witnec có một bài viết về cậu bé Don hai năm 7 tháng như một đứa trẻ tự kỷ ở dạng điển hình đã dợc nhận vào trường học của ông. Sau một thời gian dạy dỗ riêng một mình học hành có tiến bộ và tập được các kỹ năng thiết thực. Sau khoảng 20 năm (1930) Mélanine klein đã quan sát và chữa trị cho một trường hợp bị rối loạn tự kỷ đó là cậu bé Diak. Cho đến nay đây được coi là trường hợp đầu tiên được chữa trị theo phân tâm học. Tuy nhiên cả Melanine Klein và các tác giả trước đó mới chỉ mô tả đối tượng một cách riêng biệt, chưa xem xét có những đối tượng nào cũng có những vấn đề tương tự hay không. Mà phải đợi tới đầu năm 40 với công trình nghiên cứu của nhà tâm thần học người Mỹ gốc áo, Leo Kanner, người đã đăng báo năm 1943 để diễn tả lần đầu tiên về rối loạn tự kỷ (hay tự kỷ sớm trẻ em) Ông đã định nghĩa triệu chứng này bắt nguồn từ sự quan tâm 11 trường hợp ở bệnh viện được phân biệt do “sự rút lui cực đoan của các trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống”. Kanner viết thêm: “Triệu chứng đặc biệt của bệnh là một sự hiếm thấy, đó là sự rối loạn từ cội rễ, là sự không có khả năng của ác trẻ này trong việc thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống”. Ngoài ra Kanner còn nhấn mạnh vào hai điểm chính đặc biệt: + Đó không phải là những em bị thiểu năng trí tuệ. + Không phải là trẻ em bị tâm thần phân liệt. * Một số điểm khác nhau giữa tự kỷ và tâm thần Người tự kỷ Người tâm thần - Bệnh xuất hiện trước 3 tuổi Bệnh xuất hiên sau 5 tuổi, thường bị sau một vấn đề về tâm lý - Không có khả năng thiết lập các quan hệ xã hội - Gặp khó khăn trong việc thiết lập các quan hệ xã hội. - Gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời - Không gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời - Chống lại sự thay đổi - Không gặp vấn đề gì khi đối diện với những thay đổi - Không có các biểu hiện hoang tưởng và mê sảng - Thường xuyên có những hoang tưởng và mê sáng 2. Khái niệm tự kỷ sử dụng trong giáo dục: - Theo hiệp hội về CPTTT của Mỹ (AAMR) năm 2002. Tự kỷ là một loại khuyết tật phát triển kéo dài suốt cuộc đời, nó cản trở các cá nhân hiểu hoàn toàn những gì họ nhìn thấy, nghe thấy và khác hẳn với các giác quan khác. Kết quả làm ảnh hưởng trầm trọng tới quan hệ xã hội, giao tiếp xã hội và hành vi xã hội. Các bệnh nhân bị tự kỷ phải học cách giao tiếp thông thường và cách thích hợp để liên kết với con người, đồ vạt và sự kiện. II. Đặc điểm của trẻ tự kỷ: 1. Theo Kanner. - Theo Kanner thì trẻ tự kỷ gồm có một số đặc điểm sau: + Thiếu quan hệ tiếp xúc mặt tình cảm với người khác. + Thể hiện rất giống nhau trong cách chọn lựa các thói quen hàng ngày. + Không hề nói năng hoặc nói năng rất kì dị. + Rất thích xoay chuyển đồ vật và các thao tác khéo léo. + Có kỹ năng cao về ý thức không gian. Có trí nhớ vẹt trong khi lại rất khó khăn trong việc học tập các lĩnh vực khác. + Bề ngoài có vẻ nhanh nhẹn và thông minh, dễ thương. 2. Theo phân tâm học: - Sự thu mình Sự thu mình của trẻ tự kỷ là một sự cô đơn cùng cực của trẻ tự kỷ. Trẻ không có bạn, không quan tâm để ý đến người xung quanh cũng như các âm thanh hay các sự vật xung quanh. + Không tỏ ra một chút tình cảm nào ngay cả với cha mẹ chúng. “Tính bất động” Là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đối của môi trường sống. + Trẻ có thể ở hàng giờ trong “cái góc của trẻ” một không gian ưu tiên nơi đó nó đảm bảo vì tính quen thuộc của trẻ. + Trẻ cũng có thể dành nhiều thời gian để kiểm soát trật tự những đồ đạc thân thiết của nó. + Trẻ có thể phản ứng bằng các cơn điên trước tất cả mọi thay đổi hoặc trẻ nhận thấy một đồ vật bị phá huỷ hay không đầy đủ. + Trẻ cần được nghe các câu nói mà nó đã được nghe và thông thường trẻ chỉ chọn một người ưu tiên, người có chức năng này của tính bất động. - Sự rập khuôn Là khuynh hướng nhắc đi, nhắc lại hoặc làm đi làm lại cùng một hoạt động. + Cùng một cách hành động. VD: Làm đi làm lại những hoạt động của ngón tay như đập đập, gõ bằng ngón tay, trẻ quay vòng tròn, thổi, lắc lư cơ thể. + Có các hành động nghi thức ở một cấp độ nào đó. VD: Cách mặc quần áo, cách ăn uống. vệ sinh. + Những trò chơi nhắc đi nhắc lại như làm cho quay, cho rơi, cho trượt. + Có sự rập khuôn bằng lời nói, nhắc lại những giọng nói hoặc tiếng nói, khi có sự hiện diện của ngôn ngữ. Những rối nhiều về ngôn ngữ. + Có thể là sự vắng bóng của ngôn ngữ: đứa trẻ hoàn toàn im lặng hoặc chỉ có thể tạo ra tiếng động hoặc nói lẩm bẩm, hát lẩm bẩm không có ý nghĩa gì cả. + ở trường hợp có ngôn ngữ thì ngôn ngữ của trẻ đã bị tước đi tất cả mọi giá trị giao tiếp. Trẻ hay bị chứng lặp lại âm thanh, nhắc lại một từ hay một câu nói không liên hệ với bối cảnh xung quanh. + Ngôn ngữ thường thể hiện sự méo mó chẳng hạn: không có khả năng dùng đúng đại từ nhân xưng hoặc từ chối nói “vâng” hoặc nhại lời - nhắc lại ngay điều người khác vừa nói. - Sự đột nhiên xảy ra những cơn điên bùng nổ dữ dội và đặc biệt là tự xâm kích. + ở trẻ tự kỷ có thể trải qua những cơn điên phá hoại dữ dội, hoặc tự hành xác mình, tự cắt đi một phần cơ thể mình. Những cơn điên này thường xảy ra nhiều nhất bởi những biến cố tạo nên mợt xâm phạm không thể chịu đựng được đối với thế giới của những trẻ bị tự kỷ và thông thường hơn cả là tất cả những gì làm đảo lộn những sự phòng thủ của các em này. - Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn một số các biểu hiện khác: + Có sự phát triển không đồng đều nhau ở mỗi kỹ năng và giữa các kỹ năng với nhau. VD: khả năng tiếp nhận tốt hơn nhiều khả năng biểu đạt. + Không có sự nhạy cảm với vết thương đau. + Có bề ngoài khá bắt mắt. + Quá nhạy cảm với các động chạm từ phía người xung quanh. 3. Theo Hiệp hội về chậm phát triển trí tuệ của Mỹ năm 2002. - Đề cập đến 3 đặc điểm sau: + Trì hoãn nghiêm trọng về hiểu biết các mối quan hệ xã hội. + Tránh liên hệ bằt mắt và dường như tách biệt khỏi thế giới xung quanh, kết quả là thiếu sự tương tác xã hội, thiếu khả năng phát triển các mối quan hệ xã hội, thiếu khả năng hiểu cảm giác của người khác. + Phản ứng giác quan bất thường. ở trẻ tự kỷ có lúc ngưỡng cảm giác quá cao nhưng có khi lại quá nhạy cảm. + Chức năng trí tuệ bất thường: Trẻ có thể làm tốt, thậm chí là rất tốt những gì liên quan đến vẽ, âm nhạc, lmà toán, ghi nhớ, những sự kiện không liên quan tới nhau. Mặt khác đa phần trẻ tự kỷ có kèm theo CPTTT (75%) III. Nguyên nhân. Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau đưa ra một nguyên nhân gây ra rối loạn tự kỷ và mỗi ngày người ta lại có các khám phá lẫn giả thiết mới làm cho vấn đề trở nên phức tạp hơn nhưng không có một ý kiến nào là đúng hoàn toàn. Trong các nghiên cứu ban đầu, Kanner cho rằng cha mẹ của những đứa trẻ tự kỷ đã quá bận tâm với công việc mà mất đi sự quan tâm tới con cái mình. Các bậc cha mẹ này thường được coi là những người thành đạt, có địa vị cao trong xã hội, nhưng cũng rất lạnh lùng. Những bà mẹ của đứa trẻ tự kỷ bị coi là “những bà mẹ băng giá”. Nhưng hiện nay vẫn chưa tìm ra chứng cứ khoa học chính xác để ủng hộ quan điểm này, vì thế người ta vẫn cho rằng có các bất thường ở não, nhiễm trùng, thiếu thăng bằng về kích thích tố, dị ứng, màng ruột hở… - Não bất thường. + Theo Snyder do não của trẻ tự kỷ đã phát triển khủng hiếp trong vòng 3 năm đầu. Các tế bào thần kinh ở trẻ tự kỷ đã kết nối với nhau không theo một thứ tự nào, tạo ra hiện tượng bất thường đặc biệt ở tiểu não. Trong một số nghiên cứu khắc người ta cũng thấy có các phát triển tương tự, đó là tiểu não của trẻ tự kỷ thường nhỏ hơn một cách khách lạ (Tiểu não là nơi kết hợp trí tuệ và vận động, chú ý và các giác quan). Sự bất thường ở vùng này sẽ làm giảm sút mối quan tâm của đối tượng đối với môi trường xung quanh và các mối tương tác xã hội. + Trong một nghiên cứu người ta thấy có 29% trẻ tự kỷ có tổn thương động kinh. + Ngoài ra, qua nghiên cứu ở một số trẻ tự kỷ người ta thấy các trẻ này có tiền sử bị sởi và quai bị và rất có thể di chứng của bệnh này đã ảnh hưởng tới não là nguyên nhân gây ra bệnh. - Di truyền + Vì di truyền không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển của não bộ nên có nhiều ý kiến cho rằng rối loạn tự kỷ có thể là có nguyên nhân từ di truyền. Qua nghiên cứu người ta phát hiện có 37% trẻ tự kỷ có nhiễm sác thể X bị gẫy. Nghiên cứu về 21 cặp sinh đôi cùng giới có ít nhất một trẻ bị thần kinh, trong đó có 11 cặp sinh đôi cùng trứng và 10 cặp sinh đôi hai trứng. Bốn trong số 11 cặp sinh đôi cùng trừng cùng bị thần kinh. Trong khi đó các cặp sinh đôi hai trứng không có trường hợp nào. Như vậy 36% trẻ sinh đôi một trứng cùng bị tự kỷ và 0% trẻ sinh đôi hai trứng. Nghiên cứu về anh chị em của trẻ bị tự kỷ thì thấy là gia đình mà có một con bị tử kỷ có tỉ lệ từ 50% - 100% nhiều hơn các gia đình mà các con bình thường trong việc sinh thêm một con khác bị tử kỷ. - Thiếu sinh tố. + Qua nghiên cứu ở một số trẻ tử kỷ sau khi được cho sử dụng sinh tố A, người ta thấy rằng rối loạn tự kỷ có các thay đổi đáng: Trẻ từ chỗ không giao tiếp, không nhìn vào mắt người khác, không có ngôn ngữ… đã chịu giao tiếp, chịu nhìn vào mặt người khác và đặc biệt là có ngôn ngữ nói. + ở số trẻ tự kỷ khác sau khi đường dùng B6 và khoáng chất Mg, Fe trẻ cúng có nhiều thay đổi: giảm tăng động, hung hắng, chịu giao tiếp… Chính các thay đổi này khiến người ta nghĩ rằng thiếu sinh tố trong quá trình phát triển chính là nguyên nhân gây ra rối loạn tự kỷ ở trẻ em. - Màng ruột hở. + Giả thiết này cho rằng do màng ruột trẻ tự kỷ bị hởnên đã không ngăn được chất độc, khiến một số độc chất thấm vào trong máu và gây ra tự kỷ. - Dị ứng: + Một số cha mẹ và các nhà chuyên môn tin rằng việc sử dụng một cách thường xuyên và liên tục các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò ở trẻ con chính là nguyên nhân gây ra tự kỷ. Có nhiều trường hợp sau khi bỏ không dùng các sản phẩm làm từ sữa bò thì thấy trẻ có nhiều thay đổi: ngoan ngoãn hơn, biết nghe lời, thậm chí là biết nói. IV. Phân loại tự kỷ. 1. Căn cứ vào chứng tật trong tương tác xã hội. - Nhóm xa lánh mọi người + Trẻ không có phản ứng gì trước sự có mặt, cũng như lời nói của chúng ta. + Trẻ cảm thấy khó chịu khi ta chạm vào người hoặc cố gắng làm quen với trẻ. + Nếu chúng muốn ta lấy hộ một cái gì thì trẻ không bao giờ nhìn vào mắt ta để thể hiện yêu cầu mà lại gần cầm tay ta kéo đến chỗ để cầm lấy hay yêu cầu giúp đỡ. + Đôi khi ta làm một vài hành động gây hứng phấn cho trẻ (quay vòng tròn hoặc đong đưa trẻ) trẻ sẽ cười và tỏ ý muốn được tiếp tục. Nhưng khi kết thúc thì mọi chuyện vẫn đâu vào đấy. - Nhóm thụ động + Trẻ nhóm thụ động cũng có một số biểu hiện giống nhóm xa lánh mọi người như không nhìn vào mắt người khác, cầm tay người khác để yêu cầu nhưng khi được nhắc nhở có thể trễ nhìn, có tham gia các hoạt động của mọi người khi được yêu cầu. - Nhóm chủ động nhưng kỳ quặc + Trái với nhóm thụ độngtrẻ thuộc nhóm này lại tích cực tiếp cận với người khác (thường chỉ là người chăm sóc mình) theo một chiều hoặc tiếp tục làm những gì đang thích làm mà không cần biết đến càm xúc của người khác. + Chúng thường biểu hiện các cách tiếp xúc kỳ dị như tới gần nhìn chằm vào người khác, ngửi, “đánh người khác”, thơm, ngồi vào lòng người khác. 2. Căn cứ vào IQ. Có tự kỷ chậm phát triển trí tuệ (75%) . Có tự kỷ không chậm phát triển trí tuệ 3. Căn cứ vào tiêu chí chẩn đoán. Có tự kỷ điển hình, không điển hình và dạng tự kỷ V. Mức độ và phạm vi mắc bệnh: 1. Mức độ: - Do có sự khác nhau giữa các mức trong việc đưa ra các tiêu chí đề chẩn đoán rối loạn tự kỷ nên giữa các nước có sự khác nhau về mức độ mắc bệnh. + Theo Hội tâm bệnh học Hoa Kỳ thì tỷ lệ rối loạn tự kỷ là 2 - 5 trường hợp trên 10.000 người. + Trong khi đó ở một số nước Bắc Âu tỉ lệ này con cao gấp 2 - 3 lần. - Tuy có sự khác nhau về mức độ mắc bệnh nhưng đều có một điểm chung là trong số trẻ tự kỷ thì trẻ nam bị nhiều hơn trẻ nữ, cứ 5 trường hợp bị tự kỷ thì có một trường hợp là nữ. 2. Phạm vi mắc bệnh. - Rối loạn tự kỷ đã có mặt ở khắp các châu lục, các quốc gia . - Nó không phân biệt dân tộc, tầng lớp, giai cấp, tôn giáo chính trị. VI. Chẩn đoán. 1. Chẩn đoán xác định. - Các tiêu chuẩn chẩn đoán tự kỷ (theo DSM - IV). A- Tổng số có 6 (hay nhiều hơn) item từ (1), (2), (3) với ít nhất 2 trong số các tiêu chí từ nhóm (1) và một tiêu chí từ mỗi nhóm (2) và (3). - (1) Tật chứng về chất trong tương tác xã hội biểu hiện bởi ít nhất 2 trong các tiêu chí sau đây: + Tật chứng rõ rệt khi sử dụng nhiều hành vi phi ngôn ngữ như mắt nhìn mắt, biểu cảm nét mặt, tư thế thân thể và các thao tác điều chỉnh tương tác xã hội. + Không có khả năng xây dựng các mối quan hệ đối với bạn đồng lứa tuổi phù hợp với mức độ phát triển . + Thiếu tự động tìm cách chia sẻ niềm vui, các thích thú hay thành tích với người khác. + Thiếu giao lưu xã hội hay cảm xúc qua lại. - (2) Các tật chứng về chất trong giao tiếp như biểu hiện ít nhất một trong các tiêu chí sau + chậm hay hoàn toàn không phát triển ngôn ngữ nói (không kèm theo một cố gắng để bù đắp các phương thức lựa chọn cửa chỉ hay nét mặt). + ở trẻ có ngôn ngữ lời nói, tật chứng rõ về khả năng bắt đầu hay kéo dài cuộc chuyện trò với người khác. + Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp và rập khuôn hoặc sử dụng ngôn ngữ khác thường. + Không biết chơi giả vờ một cách linh hoạt, tự phát huy hay chơi bắt chước xã hội phù hợp với mức độ phát triển. - (3) Các kiểu hành vi hạn chế lặp đi lặp lại và định hình, các quan tâm và hoạt động biểu hiện ở ít nhất một trong các tiêu chí sau + Quá bận tam tới một hoặc một số những mối quan hệ có tính rập khuôn và bó hẹp với một mức độ tập trung hoặc cường độ bất thường. + Gắn kết cứng nhắc với những thủ tục hoặc nghi thức riêng biệt mà không mang tính chức năng. + Có biểu hiện vận động mang tính lặp lại hoặc rập khuôn (gõ tay, đập bàn, vặn tay, đong đưa thân mình). + Bận tâm dai dẳng với các bộ phạn của vật thể. B- Chậm hay hoạt động bất thường ở ít nhất một trong các lĩnh vực sau đây và các khởi phát trước ba tuổi. + Tương tác xã hội. + Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp. + Trò chơi tượng trưng hay tưởng tượng. C- Không đáp ứng tiêu chuẩn chần đoán rối loạn Retl hay rối loạn phân rã tuổi trẻ em. 2. Chẩn đoán phân biệt. - Rối loạn Retl: Sự phát triển trước khi sinh, chu sinh, những năm đầu của cuộc đời bình thường. ít gặp hơn tự kỷ, chỉ thấy ở nữ giới, mất các kỹ năng bàn tay, điều phối hoạt động của thân mình. - Rối loạn phân rã tuổi trẻ em: Có sự phát triển bình thường ít nhất là 2 năm, đa số bệnh khởi phát trong khoảng 3 - 4 tuổi, hiếm gặp so với tự kỷ, gặp nhiều ở nam. - Rối loạn Asperger: không có chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng bình thường hoặc hơn. 3. Chẩn đoán mức độ bệnh. - Sử dụng bảng đánh giá mức độ tự kỷ ( C.A.R.S). 4. Một số các lưu ý. - Cần phải nghiên cứu kỹ các thông tin của trẻ ở giai đoạn tiền sử. - Cần có nhiều thời gian quan sát trẻ (ít nhất là từ 3 - 6 tháng). - Quan sát trẻ trong nhiều tình huống và môi trường . Bài 2: Một số yêu cầu và kỹ thuật trong chăm sóc -giáo dục trẻ tự kỷ 1. Mục đích yêu cầu: - Về kiến thức: Sinh viên nắm được các yêu cầu và kỹ thuật chăm sóc trẻ. - Kiến thức: Sinh viên có kỹ năng làm việc với trẻ, giúp đỡ cha mẹ trẻ tự kỷ. - Về thái độ : Sinh viên có quan điểm đúng đắn khi làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Biết yêu thương trẻ một cách đúng mực. 2. Nội dung Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh I. Các yêu cầu - Sự tôn trọng: Hãy coi trẻ có chứng tự kỷ như là một các nhân bị bệnh đang cần sự giúp đỡ của chúng ta chứ không phải là một đứa trẻ hư hỏng cần phải giáo dục lại. Học sinh nghe và ghi bài - Thống nhất: Là sự thống nhất chặt chẽ giữa cha mẹ và giáo viên ở lớp, giữa các thành viên trong gia đình, trong trường (trung tâm) về: + Nội dung cần can thiệp + Cách thức can thiệp + Thời gian can thiệp - Tính liên tục Tạo ra một không gian và thời gian làm việc điều này rất có ý nghĩa trong giai đoạn đầu vì đây chính là cách để tạo ra ý thức học tập cho trẻ. VD: Làm việc với trẻ tại phòng học của trẻ ở một thời gian bắt đầu và kết thúc giống nhau trong các ngày Việc tiến hành can thiệp cho trẻ phải đảm bảo từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác. Tuyệt đối trong một hoặc hai năm đầu không được nghỉ buổi nào từ khi trẻ ốm không thể làm việc được. - Sự kiên quyết Là cách mà chúng ta thể hiện giống nhau trước các hành vi ngăn cấm tức là cái gì cho làm thì được làm, không cho làm là nhất định không cho làm, tránh tình trạng lúc đầu không cho làm sau lại cho làm sẽ tạo cho trẻ thói quen lần sau nó muốn làm gì nó sẽ đòi làm bằng được. Sự kiến quyết này còn thể hiện ở chỗ: trong quá trình can thiệp khi ta đưa ra một yêu cầu nào đó đặc biệt là về ý thức sinh hoạt, lao động thì trẻ phải thực hiện dù muốn hay không muốn. - Luôn sáng tạo và tạo ra sự mới lạ hấp dẫn. VD: Trẻ chán tô màu hoặc không thích tô màu mà trẻ lại thích một vài chữ nào đấy thì cần tạo ra các “chữ khung” để cho trẻ tô màu. (Sử dụng tranh minh hoạ) - Linh hoạt: Linh hoạt trong việc thiết kế chương trình là ta có thể bỏ nội dung mà trẻ đó không thích để đưa nội dung khác vào dạy hoặc cũng dạy nhưng với cường độ vừa phải, ít… Linh hoạt trong hình thức can thiệp: ví dụ, ở trong phòng ta có thể ngồi trên bàn làm việc với trẻ hoặc đứng hay ngồi dưới đất để làm việc. Linh hoạt trong thời gian can thiệp nếu trẻ hứng thú có thể kéo dài, trẻ mệt mỏi dừng sớm. Linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và cách thức làm việc với trẻ. - Ngôn ngữ Ngôn ngữ sử dụng cần đơn giản, chính xác và ngắn gọn. Điều chỉnh âm lượng phù hợp khi giao tiếp với trẻ, với từng trẻ. - Hạn chế để trẻ chơi tự do. Trừ một vài trường hợp chúng ta vẫn phải tạo cho trẻ có không gian giêng, còn nói chung là chúng ta tuyệt đối không để trẻ chơi tự do, bằng cách này cố gắng chuyện trò với trẻ làm những việc mà trẻ thích hay đưa các vật trẻ thích ra chơi. - Luôn có ý thức sử dụng ngôn ngữ (cả phi ngôn ngữ) để giao tiếp với trẻ như nói về cái mà trẻ đang quan tâm: VD: Con chơi ô tô đẹp thế Con chơi ô tô chạy đi… VD: Mẹ đang nhặt rau Mẹ đang đánh máy - Không đón đầu nhu cầu của trẻ tức là hãy cho trẻ cơ hội được giao tiếp, được làm chứ không phải là chúng ta làm hộ trẻ. VD: Trẻ muốn uống nước nó tới gần bình nước (không lấy nước được) thì công việc của ta không phải là tới đấy lấy nước cho trẻ uống mà hãy “tạo cơ hội” để trẻ yêu cầu ta (GT). - Luôn bắt đầu bằng những cái trẻ thích, trẻ quen thuộc hoặc đã biết. - Luôn dừng bài trước khi trẻ muốn dừng. - Luôn tạo ra một bầu không khí, tâm lí vui vẻ: “một buổi học giống một buổi chơi” - trẻ không cảm thấy bị bắt phải học. - Luôn có sự trao đổi với cha mẹ và những người cùng làm việc với trẻ, đặc biệt trong giai đoạn ban đầu. - Đồ dùng phải rõ ràng và chính xác. II. Các kỹ thuật 1. Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt 2. Dạy trẻ giao tiếp 3. Dạy trẻ sự chờ đợi 4. Dạy trẻ bằng “phần thưởng” 5. Dạy ngôn ngữ cho trẻ 6. Dạy theo nguyên tắc giảm dần sự giúp đỡ 7. Dạy trẻ yêu cầu hoặc thể hiện yêu cầu với người khác. 8. Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi 9. Hoán chuyển liên tục nội dung dạy ở trẻ. 10. Chơi và học, học và chơi (vừa chơi vừa học) 11. Đơn giản hoá các yêu cầu (hay chia thành các bước nhỏ). 12. Phát triển cảm giác 13. Thay đổi khẩu phần ăn. 14. Khuyếch đại 15. Sử dụng tốc độ 16. Dạy trẻ nhận biết đồ vật qua tranh ảnh hoặc mô hình hay vật thật. 17. Sử dụng thẻ Bài 3. Quy trình tiến hành can thiệp cho trẻ tự kỷ 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Nắm được quy trình tiến hành can thịêp cho trẻ tự kỷ - Kỹ năng: Có khả năng vận dụng một cách thành thạo các bước của quy trình can thiệp trong quá trình làm việc thực tế - Thái độ: Sinh viên có quan điểm đúng đắn khi làm việc với trẻ tự kỷ và gia đình trẻ tự kỷ. Biết yêu thương trẻ một cách đúng mực. 2. Nội dung Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh I. Các yêu cầu - Thông thường quy trình can thiệp cho trẻ tự kỷ gồm có 4 giai đoạn chẩn đoán (thu thập thông tin), xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, đánh giá Học sinh nghe và ghi bài Chẩn đoán Xây dựng kế hoạch Đánh giá Tổ chức thực hiện KH I. Chẩn đoán (thu thập thông tin) 1. Cách thức thu thập thông tin: - Qua trao đổi với cha mẹ, những người thân - Qua quan sát trực tiếp - Qua tiếp xúc trực tiếp với trẻ - Qua nghiên cứu các hồ sơ, bệnh án ủa trẻ. - Qua các nhà chuyên môn. 2. Nội dung cần thu thập * Gia đình - Nghề nghiệp của cha mẹ, tên, tuổi của cha mẹ. - Thời gian mà các thành viên trong gia đình dành cho trẻ. Trong gia đình thì chịu trách nhiệm chính việc chăm sóc giáo dục trẻ. - Mong muốn của cha mẹ về con của mình. - Khả năng tham gia giáo dục trẻ của thành viên. - Những khó khăn mà gia đình đang gặp phải đồng thời cũng dự liệu các khó khăn có thể xảy ra. - Ngoài ra có thể tìm hiều thêm trong gia đình trẻ đã có ai bị một khuyết tật hay bệnh lí nào không (đặc biệt các bệnh tâm thần) * Trẻ - Cần xây dựng hồ sơ tâm lý về trẻ như lúc mang thai có vấn đề gì không? lúc sinh ra có vấn đề gì không? (đẻ non, đẻ mổ, ngạt…). + Sau sinh đến nay có bị ốm đau hay mắc bệnh gì không. + Sự phát triển về vận động? ăn uống? giác quan - thị giác…? nghe? tự chăm sóc? các kỹ năng sống? trí tuệ? hành vi? ngôn ngữ? + Những “cái” trẻ thích (ai, cái gì, khi nào, ở đâu). + Trẻ không thích (ai, cái gì, khi nào, ở đâu) * Về môi trường của trẻ (bao gồm cả ở nhà và lớp). - Có cản trở cho sự phát triển không. - Có là nơi kích thích cho sự tiến bộ không. * Các dịch vụ mà trẻ đã tiếp cận - Trước khi gặp chúng ta gia đình đã can thiệp gì về mặt y tế (dùng thuốc…), tâm lý hay giáo dục chưa nếu có thì kết quả thế nào. Trong trường hợp có can thiệp về mặt giáo dục hay tâm lý thì cần hỏi cụ thể như thời gian can thiệp, cường độ can thiệp, người can thiệp và cách hay nội dung cụ thể can thiệp, các phản ứng của trẻ trong quá trình can thiệp. II. Xây dựng kế hoạch. - Việc xây dựng kế hoạch là dựa vào bước một, tuy nhiên để việc xây dựng kế hoạch này chúng ta và gia đình cũng ngồi lại với nhau để cùng đưa ra một kế hoạch. - Xây dựng kế hoạch bao giờ cũng tập trung vào hai mặt: cá nhân trẻ và gia đình trẻ. - Kế hoạch đó nhằm vào việc giải quyết các khó khăn của trẻ và gia đình hoặc theo mong muốn nhu cầu của gia đình. - Dự kiến về các đồ dùng sử dụng và phương pháp sử dụng, hình thức tổ chức. - Đưa ra thời gian và thời điểm, địa điểm can thiệp. VD: Thời gian là 60 phút từ lúc 7 - 8 giờ tối tại nhà trẻ. - Vai trò cụ thể của những người tham gia. - Dự kiến trước các khó khăn mà trong quá trình ta thực hiện. III.Tổ chức thực hiện kế hoạch - Chia làm hai giai đoạn: giai đoạn làm quen và can thiệp chính thức. 1. Giai đoạn làm quen. - Mục đích của giai đoạn này là thăm dò các phản ứng của trẻ, tạo cho trẻ ý thức học tập và đồng thời cũng để “chứng minh” cho thấy việc học tập là một công việc rất vui vẻ và hứng thú. - Yêu cầu + Đừng bắt trẻ làm quá nhiều + Những hoạt động của trẻ là những hoạt động yêu thích, hoặc quen thuộc, dễ làm. + Luôn tỏ ra vui vẻ trước những gì trẻ đạt được. + Khen thưởng cho trẻ. + Không bỏ lệnh: tức là sẽ có “lệnh” đưa ra mà trẻ không thực hiện nếu ta bỏ qua sẽ tạo cho trẻ tính ì vì thế mà ta không được bỏ lệnh. Để khắc phục điều này cần thận trọng trong việc đưa ra yêu cầu. - Lưu ý là với các hành vi không mang tính phát triển thì ta cần phải kiên quyết. VD: Trẻ hay vứt đồ trên bàn thì cần yêu cầu trẻ cầm lên để đúng chỗ. + Thời gian này kéo dài hay ngắn là tuỳ thuộc vào các phản ứng của trẻ. Cũng có thể là 2 tuần, hai tháng. 2. Giai đoạn làm việc chính thức - Mục đích của giai đoạn này là phải đạt được một điều gì đó. VD: Trẻ biết ghép hình một miếng. Do đó cũng phải lưu ý một số vấn đề sau: - Không quá nóng vội bắt trẻ phải làm được ngay hoặc trong bao nhiều ngày phải đạt được. - Không quát mắng trẻ trong khi dạy nếu trẻ làm sai hay không làm được. - Thực hiện theo các yêu cầu và chỉ dẫn ban đầu của việc xây dựng kế hoạch. Trường hợp trẻ khóc hoặc chống đối không học một nội dung nào đó cần dừng bài đó lại để tìm hiểu. - Cần ghi lại nhật kí buổi học đặc biệt là các hôm trẻ có biểu hiện khác thường. - Do mới chuyển từ giai đoạn làm quen sang do vậy cần phải chú ý đến thới gian và mức độ yêu cầu. Tốt nhất là hãy tạo ra một giai đoạn “quá độ cho trẻ” IV. Đánh giá Chúng ta đã làm được gì ? Làm được ở mức độ nào? Những điều gì đã ảnh hưởng đến kết quả. Từ đó đề ra các biện pháp điều chỉnh cho phù hợp. Mục Lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (19).doc
Tài liệu liên quan