Giáo án toán 7: Định lý Pitago

I. Yêu cầu trọng tâm: - Nắm được định lý Pitago về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Biết vận dụng định lý Pitago để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - cạnh góc vuông của hai tam giác vuông. - Biết vận dụng định lý Pitago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông. - Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào các bài toán thực tế. II. Cơ sở vật chất:  Máy tính.  Giấy màu, kéo, thước, bút.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án toán 7: Định lý Pitago, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 1 Môn: Hình học Lớp : 7. Bài 7 - Chương II: Định lý Pitago I. Yêu cầu trọng tâm: - Nắm được định lý Pitago về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông. Biết vận dụng định lý Pitago để chứng minh trường hợp bằng nhau cạnh huyền - cạnh góc vuông của hai tam giác vuông. - Biết vận dụng định lý Pitago để tính độ dài một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. Biết chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông. - Biết vận dụng các kiến thức học trong bài vào các bài toán thực tế. II. Cơ sở vật chất:  Máy tính.  Giấy màu, kéo, thước, bút. III. Tổ chức lớp: Nhóm Công việc Công cụ 1 Vẽ trên máy. Máy tính 2 Cắt tam giác Giấy màu, kéo, thước 3 Gấp, cắt bằng giấy Giấy, kéo IV. Tiến trình tiết dạy: Các hoạt động Thời gian Công việc Giáo viên Học sinh 5’  Kiểm tra bài cũ  Tam giác cân, tam giác đều.  Trả lời. 16’  Hoạt đông nhóm phát hiện định lý  Hướng dẫn  Hoạt động theo hướng dẫn. (Hoạt động 1, 2, 3, 4) 6’  Báo cáo kết quả hoạt động.  Dẫn dắt, điều khiển.  Cử đại diện báo cáo. 5’  Củng cố định lý.  Hướng dẫn.  Hoạt động 5. 18’  Hệ quả  Giảng bài.  Cả lớp học tập trung. Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 2 6’  Trắc nghiệm.  Hướng dẫn.  Chữa bài.  Làm bài trắc nghiệm. Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 3 Nhóm i 1. Nhiệm vụ: Phát hiện định lý Pitago. Chứng minh hệ quả. 2. Công cụ, tài liệu: Máy tính, File Dl-Pitago.gsp 3. Các hoạt động: hoạt động Thời gian Hoạt động 1 3’ Hoạt động 2 7’ Hoạt động 3 3’ Hoạt động 4 3’ Hoạt động 5 3’ Hoạt động 1: Vẽ một tam giác vuông ABC vuông tại A, biết hai cạnh góc vuông là 15cm và 20cm. Hãy đo cạnh huyền BC. Hoạt động 2:  Xem hình trên máy.  Tính diện tích hình vuông (ở hình 1) theo c.  Tính diện tích 2 hình vuông (ở hình 2) theo a, b.  Rút ra nhận xét về quạn hệ giữa c2 với b2 + c2. Hoạt động 3: Kiểm tra nhận xét trên có còn đúng hay không đối với tam giác ABC ở hoạt động 1 bằng cách tính cạnh huyền c theo công thức vừa rút ra. Hoạt động 4: Khoảng 1000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết rằng tam giác có ba cạnh tỉ lệ với 3, 4, 5 để tạo ra một góc vuông. Hãy vẽ tam giác ABC có độ dài ba cạnh là AC = 3cm, BC = 4cm, AB = 5cm, rồi đo kiểm tra góc ACB có bằng 900 không. Hoạt động 5: Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 4 Em hãy kiểm tra xem nếu dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà hay không. Nhóm ii 1. Nhiệm vụ: Cắt gián, phát hiện định lý Pitago. 2. Công cụ, tài liệu: Cắt 8 tam giác vuông bằng nhau mằu trắng có độ dài cạnh góc vuông là a, b, độ dài cạnh huyền là c. Hai tấm bìa hình vuông màu khác có cạnh là a + b. 3. Các hoạt động: hoạt động Thời gian Hoạt động 1 3’ Hoạt động 2 7’ Hoạt động 3 3’ Hoạt động 4 3’ Hoạt động 5 3’ Hoạt động 1: Cắt một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm và 8cm. Hãy đo cạnh huyền của tam giác vuông đó. Hoạt động 2: Đặt bốn tam giác vuông lên tấm bìa hình vuông như hình 1. Tính diện tích hình vuông không bị che lấp có cạnh c. Đặt bốn tam giác vuông còn lại lên tấm bìa hình vuông thứ hai như hình 2. Tính diện tích phần bìa không bị che (là hai hình vuông có cạnh là a và b). Từ đó rút ra nhận xét về quan hệ giữa c2 và a2 + b2 Hoạt động 3: Kiểm tra nhận xét trên có còn đúng hay không đối với tam giác đã cắt ở hoạt động 1 bằng cách tính cạnh huyền c theo công thức vừa rút ra. Hoạt động 4: Ta có đẳng thức đúng: 52 = 32 + 42. Cắt một tam giác có ba 20d 4dm Hình 1 Hình 2 Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 5 cạnh là 3cm, 4cm, 5cm (tam giác Ai Cập). Hãy kiểm tra đó có phải là tam giác vuông hay không. Hoạt động 5: Kiểm tra khi dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà hay không? Nhóm iii 1. Nhiệm vụ: Cắt gián, ghim dây để phát hiện định lý. 2. Công cụ, tài liệu: Một đoạn dây có thắt 12 nút có khoảng cách bằng nhau. 3. Các hoạt động: hoạt động Thời gian Hoạt động 1 3’ Hoạt động 2 7’ Hoạt động 3 3’ Hoạt động 4 3’ Hoạt động 5 3’ Hoạt động 1: Dùng một đoạn dây ghim ba góc thành một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông là 6cm và 8cm. Hãy đo cạnh còn lại của tam giác đó. Hoạt động 2: Dán 4 tam giác lên hình vuông theo hình bên.  Tính diện tích của hình vuông ban đầu theo cạnh huyền c.  Tính diện tích 4 hình tam giác theo a, b  Tính diện tích của hình vuông không bị che lấp theo a, b. Từ đó rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa c2 và a2 + b2 ? Hoạt động 3: Kiểm tra nhận xét trên có còn đúng hay không đối với tam giác đã tạo ở hoạt động 1 bằng cách tính cạnh huyền c theo công thức vừa rút ra. Hoạt động 4: Dùng đoạn dây có 12 nút ghim một tam giác vuông sao cho đỉnh của tam giác là các nút của dây. Đếm 21 dm 20dm 4dm Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 6 khoảng cách trên mỗi cạnh, kiểm tra xem có thoả mãn định lý Pitago không. (Tam giác có cá cạnh tỉ lệ 3:4:5 là tam giác Ai Cập). Hoạt động 5: Kiểm tra khi dựng tủ cho đứng thẳng, tủ có bị vướng vào trần nhà hay không? (Hình trên). Bài tập trắc nghiệm Bài 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng: 1. Trong tam giác ABC  bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. 2. Tam giác MNP vuông tại P  MN2 = MP2 + NP2 3. Tam giác GIK vuông tại I  GI2 = GK2 - IK2 Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: 1. Trong một tam giác ..............., bình phương cạnh .................. bằng tổng bình phương .................................. 2. Tam giác ABC vuông tại C  AB2 = .......... + ........... 3. Tam giác PQR ....................  PR2 = PQ2 + RQ2 4. Tam giác MNP vuông tại M  MN2 = .............. - ............... 5. Nếu cạnh ................ và cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và cạnh ............................ của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó ............................. Bµi 7Ch­¬ng II: §Þnh lý Pitago 7 Tiêu chuẩn đánh giá Điểm Nội dung 0 1 2 Kết quả Hoạt động Không làm được các hoạt động Làm được 2 hoạt động Làm đầy đủ các hoạt động Trình bày Không trình bày không rõ ràng Trình bày được nhưng chưa rõ ràng Trình bày đúng, rõ ràng Kiến thức Không trả lời được câu hỏi Trả lời được câu hỏi nhưng chưa đầy đủ Trả lời câu hỏi dầy đủ, rõ ràng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdocx_20111112_c2b7_dlypitago_6335.pdf