Chữviết là thành phần rất quan trọng trên bản đồ, nếu không có chữviết bản đồsẽ
trởthành bản đồcâm. Chữviết giải thích nội dung bản đồgiúp người đọc hiểu rõ
được nội dung. Chữviết giải thích bản đồlàm bản đồdễ đọc, dễhiểu. Chữviết khác
nhau ở: kiểu, kích thước, màu sắc, độnghiêng, lực nét, in thường đểphản ánh
thuộc tính của đối tượng
Nguyên tắc chọn chữ:
o Dễ đọc, rõ ràng
o Không dùng quá nhiều kiểu chữhoặc có kích thước gần nhau gây rối rắm
bản đồ
o Các chữcó hình thức (kiểu dáng, kích cở, màu sắc) liên hệvới nhau và với
cấp bậc nội dung.
VD: Kiểu chữcó chân, nghiêng, màu xanh dùng cho đối tượng thủy văn. Kiểu
chữthẳng in (hoặc thường), có chân (hoặc không chân) dùng cho điểm dân cư
Cách ghi chú
o Chú thích cho đối tượng điểm phải nằm gần điểm đó, tránh nhầm lẫn, không
nằm đè lên các đối tượng khác, thường nằm song song với vĩtuyến
o Đối với các đối tượng theo tuyến chữviết dọc theo đối tượng, hướng về địa
hình cao (nếu ghi chu sông ngòi), định hướng bản đồ
o Chú thích các đối tượng theo diện rải đều diện tích cần ghi chú
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 7214 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bản đồ chuyên đề, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, đất phèn, đất phù sa, đất lầy và than bùn, đất xám, đất đen nhiệt đới, đất feralit,
đất mùn vàng đỏ trên núi và đất xói mòn trơ sỏi đá.
- Phương pháp biểu hiện trên bản đồ thổ nhưỡng là phương pháp nền chất lượng. Màu nền
được chọn gắn với sắc màu tự nhiên của chúng. Tuy nhiên có nhũng loại đất ta dùng với
tính chất truyền thống. Vd: màu lục dùng cho đất phù sa, đỏ dùng cho những loại đất ở
vùng khí hậu nóng và khô, màu lơ chỉ đầm lầy, tím chỉ đất mặn. Các loại đất phụ được
thay đổi bằng cường độ màu từ nhóm màu chính.
Bản đồ chuyên đề 23 Tran Thi Phung Ha, MSc
b. Một số loại bản đồ thổ nhưỡng
1. Bản đồ nông hoá
- Cần thiết cho những vùng thâm canh cần dùng phân bón, nếu không có bản đồ nông
hoá người ta không thể biết nơi nào cần bón phân gì và bón bao nhiêu để hiệu quả
cao.
- Thường cứ 5 năm người ta xây dựng lại các bản đồ nông hoá để có biện pháp thích
hợp.
- Công việc quan trọng để thành lập bản đồ nông hoá là lấy mẫu đất và phân tích ở
phòng thí nghiệm. Khi lấy mẫu phải quan tâm đến thời điểm và mật độ lấy mẫu.
Thành phần của các loại đất có thể khác nhau trong từng thời điểm khác nhau, điều
này có thể dẫn đến sai lầm trong việc phân tích đất. Mật độ lấy mẫu và cách bố trí các
hố phải dựa vào các yếu tố địa hình, địa mạo. Thông thường 0.5 – 3 ha/hố.
- Việc phân tích mẫu đất nhầm phát hiện ra chỉ số về độ chua pH, phốt p hát (P2O5) và
hàm lượng kali (K2O). Người ta phân chia các chỉ số nói trên thành 6 bậc:
Loại pH trong KCl lơ lửng P2O5 K2O Nền màu
1 ≤ 4.0 < 3 < 5 Đỏ
2 4.0 – 4.5 < 8 < 10 Cam
3 4.6 – 5.0 8 – 15 10 – 15 Vàng
4 5.1 – 5.5 15 – 20 15 – 20 Xanh lá cây
5 5.6 – 6.0 20 – 30 20 – 30 Da trời
6 > 6.0 > 30 > 30 Lơ đậm
- Ở những vùng đất không dùng phân bón thì ranh giới của các loại đất trên bản đồ
nông hoá và bản đồ thổ nhưỡng thường trùng nhau. Điều này không đúng trong
trường hợp đất được bón nhiều phân.
2. Bản đồ sử dụng đất
- Có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá chất lượng đất và vạch ra các biện pháp sử
dụng đất hợp lí.
- Hệ thống phân loại trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất hiện nay như sau:
1 Đất nông nghiệp: phân thành 10 loại
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp
a. Cây hàng năm
b. Cây lâu năm
1.2 Đất lâm nghiệp
a. Đất rừng sản xuất
b. Đất rừng phòng hộ
c. Đất rừng đặc dụng
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản
1.4 Đất làm muối
1.5 Đất nông nghiệp khác
2.Đất phi nông nghiệp: phân thành 28 loại
2.1 Đất ở
2.2 Đất chuyên dùng
a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
b. Đất quốc phòng an ninh
c. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
d. Đất có mục đích công cộng
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Bản đồ chuyên đề 24 Tran Thi Phung Ha, MSc
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
2.6 Đất phi nông nghiệp khác
3. Nhóm đất chưa sử dụng: có 3 loại
4. Đất có mặt nước ven biển
3. Bản đồ địa lí thực vật
- Thể hiện sự phân bố các quần thể thực vật trên bề mặt đất.
- Các bản đồ địa thực vật cần thiết khi phân vùng địa tự nhiên và kinh tế một lãnh
thổ, đánh giá điều kiện tự nhiên 1 vùng để có xác định khả năng cải tạo đất và
bảo vệ môi trường.
- Nội dung bản đồ thảm thực vật phụ thuộc nhiều vào tỉ lệ bản đồ. Bản đồ tỉ lệ
càng lớn biểu thị những đơn vị càng nhỏ của của lớp phủ thực vật.
- Công việc quan trọng khi thành lập bản đồ là xây dựng bản chú giải. Bản chú giải
gồm 3 phần cơ bản: nền chất lượng thể hiện các quần xã thực vật theo bậc thang
phân loại; kí hiệu chữ thể hiện những biến dạng có tính chất địa phương của các
đơn vị đã phân loại: phương pháp kí hiệu thể hiện vị trí của 1 số nhóm thực vật
có tính chất địa phương, không biểu thị theo đúng tỉ lệ bản đồ.
4. Bản đồ rừng
- Bản đồ rừng thể hiện sự phân bố rừng, các loại cây, các kiểu rừng, tình hình khai
thác và trồng rừng.
- Để biểu thị sự phân bố rừng, người ta dùng phương pháp vùng phân bố để
khoanh những diện tích có rừng bao phủ hoặc phương pháp cartogram để để thể
hiện mật độ rừng. Các khoảnh rừng được phân chia theo hình dạng, thành phần,
tuổi, cấp rừng, độ dày của rừng và những dấu hiệu khác. Hình dạng rừng có 1
tầng hay nhiều tầng. Thành phần rừng được xác định theo chất lượng gỗ, chồi, lá,
tương quan về hình chiếu của tán lá. Tuổi của rừng được xác định theo cấp. Đối
với rừng cây lá nhọn và cứng thì mỗi cấp tuổi bằng 20 năm, cây lá mềm là 10
năm, đối với cây mọc nhanh là 5 năm. Cấp rừng được tính theo sự tương quan về
độ cao và tuổi của cây gỗ, không phụ thuộc vào loài. Mức độ dày đặc của cây gỗ
được gọi là độ dày của rừng.
5. Bản đồ địa lí động vật
- Bản đồ địa lí động vật phản ánh đặc tính về nguồn gốc, các quy luật phân bố của
hệ động vật.
- Bản đồ các vùng phân bố động vật thường được xây dựng ở tỉ lệ nhỏ. Ranh giới
của các vùng phân bố chỉ xác định một cách sơ lược. Người ta dùng phượng pháp
nền chất lượng để thể hiện các vùng phân bố động vật: hệ động vật đài nguyên,
động vật rừng taiga, hệ động vật rừng nhiệt đới, thảo nguyên, hoang mạc v.v…
Trên nền chất lượng của bản đồ, người ta dùng phương pháp vùng phân bố hay kí
hiệu ngoài tỉ lệ để thể hiện phạm vi cư trú của 1 vài loại động vật đặc biệt. Dùng
kí hiệu đường chuyển động để thể hiện đường di chuyển theo mùa của 1 số loài
động vật.
6. Bản đồ địa lí tự nhiên
- Bản đồ địa lí tự nhiên đề cập đến tính đa dạng và đặc điểm địa phương của điều
Bản đồ chuyên đề 25 Tran Thi Phung Ha, MSc
kiện tự nhiên trong quá trình tổ chức và khai thác lãnh thổ mà trước hếât là khai
thác nông nghiệp.
- Bản đồ địa lí tự nhiên thường thấy là bản đồ cảnh quan và bản đồ phân vùng tự
nhiên.
- Bản đồ cảnh quan thể hiện các yếu tố địa lí tự nhiên: nham thạch, địa hình, các
lớp không khí gần mặt đất, thổ nhưỡng, thực vật động vật.
- Bản đồ phân vùng tự nhiên nghiên cứu điều kiện tự nhiên và các tài nguyên thiên
nhiên.
H 13: Bản đồ địa lí tự nhiên
2. CÁC LOẠI BẢN ĐỒ KINH TẾ
- Bản đồ kinh tế xã hội có nhiệm vụ biểu hiện sự phân bố , những đặc điểm sản xuất,
đời sống, sự phát triển và hoạt động của từng lĩnh vực kinh tế.
- Theo nội dung, bản đồ kinh tế được chia làm:
Các bản đồ dân cư
Bản đồ nông nghiệp
Bản đồ công nghiệp – xây dựng
Bản đồ chuyên đề 26 Tran Thi Phung Ha, MSc
Bản đồ giao thông vận tải- thông tin liên lạc
Bản đồ dịch vụ – thương mại
Bản đồ giáo dục – y tế – văn hoá
Bản đồ lịch sử
Bản đồ du lịch
- Nguyên tắc thành lập:
o Mục đích bản đồ phải được xác định rõ ràng
o Chính xác và hiện đại
o Các đối tượng phải được phân loại 1 cách khoa học, đúng đắn và thống
nhất. Nhất quán về phương pháp biểu hiện
o Chính xác về mặt địa lí
2.1 Bản đồ dân cư
- Đặc điểm của bản đồ dân cư: để tổ chức, điều chỉnh phân bố dân cư, thành lập
những khu công nghiệp mới, tổ chức mạng lưới phục vụ
- Gồm: bản đồ phân bố dân cư, thành phần dân cư, bản đồ sự biến động dân cư.
- Bản đồ phân bố dân cư:
o Phương pháp chấm điểm, đường đẳng trị (đường đẳng mật độ, không
phân biệt theo đơn vị hành chính)
o Phương pháp cartogram thể hiện mật độ phân bố dân cư.
o Phương pháp kí hiệu, biểu đồ: phân bố thành thị, nông thôn theo cấp bậc,
đơn vị hành chính.
- Bản đồ thành phần dân cư: thành phần dân tộc, nghề nghiệp, nam nữ, tuổi thể
hiện bằng:
o Phương pháp nền chất lượng: thể hiện các dân tộc khác nhau. Nếu trong
1 khu vực có nhiều dân tộc khác nhau thể hiện bằng phương pháp biểu
đồ (%)
o Phương pháp chấm điểm: các dân tộc khác nhau chấm bằng những màu
khác nhau.
- Bản đồ biến động dân cư
o Phương pháp kí hiệu màu khác nhau: thể hiện sự thay đổi số dân ở các
điểm quần cư
o Phương pháp cartogram, cartodiagram biểu hiện biến chuyển về mật độ
dân cư trong một thời gian nhất định
o Đường chuyển động biểu hiện các dòng nhập cư, di cư
o Dự báo dân số
P2 = P1 (1 + r)t
P2: Số dân của năm dự báo
P1: Số dân của năm gốc
r: tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm
t: số năm dự báo
Bản đồ chuyên đề 27 Tran Thi Phung Ha, MSc
H 14: Bản đồ mật độ dân số
2.2 Bản đồ công nghiệp
- Trong các bản đồ kinh tế, bản đồ công nghiệp chiếm vị trí quan trọng.
- Bản đồ công nghiệp được chia thành bản đồ công nghiệp chung và bản đồ công
nghiệp ngành
o Phương pháp biểu hiện: Phương pháp kí hiệu cho từng xí nghiệp riêng lẻ
thường dùng cho bản đồ tỉ lệ lớn. Biểu đồ cấu trúc thể hiện liên hiêïp các
xí nghiệp, dùng cho những bản đồ giáo khoa. Màu sắc của các ngành
công nghiệp theo quy ước sau:
Điện lực (trắng)
CN khái thác nhiên liệu (hung sẫm)
CN hoá (tím)
CN vật liệu XD (cam)
CN luyện kim (đỏ)
Bản đồ chuyên đề 28 Tran Thi Phung Ha, MSc
CN chế tạo cơ khí (đỏ)
Lâm nghiệp, CN chế biến gỗ : lục
Thuộc da, đóng giày (hung nhạt)
CN thực phẩm (vàng)
CN khác (xám)
Mức độ chính xác về vị trí địa lí của các kí hiệu phụ thuộc vào tỉ lệ bản
đồ. Có thể dùng phương pháp vùng phân bố để thể hiện các khu công
nghiệp trên bản đồ tỷ lệ nhỏ. Nếu bản đồ công nghiệp được thành lập
theo đơn vị hành chính thì dùng phương pháp cartogram hay
cartodiagram để thể hiện nội dung.
o Các chỉ tiêu, chỉ số thành lập: Dựa vào các chỉ tiêu phân loại
Thể hiện theo lĩnh vực sản xuất: Chia thành 2 nhóm: khai thác và
chế biến.
Thể hiện theo ngành công nghiệp: được phân thành 19 ngành và
phân ngành
Theo hình thức sở hữu: sở hưũ quốc gia, tập thể, cá nhân
Theo mức độ tập trung: sản xuất công nghiệp, sản xuất tiểu thủ
công nghiệp.
Theo tổ chức quản lí: Sự phụ thuộc vào các cơ quan quản lí:
trung ương, tỉnh, địa phương
Chỉ số về tổng khối lượng sản phẩm: phản ánh bằng hiện vật/
năm hoặc bằng tiền. Chỉ số giá trị thuận lợi cho việc phân tích và
so sánh các đối tượng công nghiệp khác nhau.
Chỉ số về công nhân
Chỉ số về giá trị đầu tư cơ bản
o Phương pháp thành lập: bản đồ công nghiệp thể hiện vị trí các điểm
công nghiệp trên bản đồ và tình hình sản xuất công nghiệp của từng đối
tượng đó. Muốn vậy phải có 2 nguồn tài liệu phong phú: bản đồ địa chỉ
và các tài liệu thống kê. Từ các nguồn tài liệu đó ta lập danh mục các xí
nghiệp theo các ngành sản xuất, vị trí xí nghiệp, khối lượng sản xuất v.
v…Sau đó phân tích, xử lí các số liệu theo các chỉ tiêu, chỉ số cần biểu
hiện, lựa chọn hình thức, kích thước kí hiệu và soạn bản chú giải để
thành lập bản đồ.
Bản đồ chuyên đề 29 Tran Thi Phung Ha, MSc
H 15: Bản đồ công nghiệp
2.3 Bản đồ nông nghiệp
- Khái niệm đầy đủ về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cần phải có hệ thống các bản
đồ tự nhiên và KT-XH tác động đến sản xuất nông nghiệp.
o Đất đai, địa hình, khí hậu, thuỷ văn ảnh hưởng đến việc chọn lựa cây
trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến phương hướng và hiệu quả sản xuất nông
nghiệp.
o Nguồn lao động, trình độ sản xuất, các cơ sở vật chất phục vụ nông
nghiệp cũng ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp
- Bản đồ nông nghiệp chung phản ảnh toàn bộ nền sản xuất nông nghiệp của lãnh
thổ trên cơ sở các điều kiện TN và KT-XH
- Sản xuất nông nghiệp gồm 2 ngành sản xuất: trồng trọt và chăn nuôi. Mỗi ngành
lại được chia nhỏ hơn cho từng vật nuôi và cây trồng. Mội loại như vậy có bản đồ
nông nghiệp ngành tương ứng.
Bản đồ chuyên đề 30 Tran Thi Phung Ha, MSc
H 16: Bản đồ nông nghiệp chung
a. Một số loại bản đồ nông nghiệp
- Những bản đồ về điều kiện tự nhiên: Yếu tố TN tác động trực tiếp tới tình hình
sản xuất nông nghiệp là: địa hình, khí hậu, nguồn nước.
- Bản đồ địa hình nông nghiệp: độ dốc và dạng địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến
phương thức sản xuất và bố trí cây trồng. Bản đồ được thể hiện bằng phương
pháp đường đẳng trị phân tầng màu kêt hợp với mô tả bằng các nét chảy gạch
hoặc ghi chú: địa hình thoải, độ dốc <10o phù hợp làm bải chăn thả, địa hình
thung lũng bãi bồi có thể trồng cây hoa màu, thực thẩm, địa hình đồng ruộng:
cao, thấp…
- Bản đồ đất: Bản đồ đất nông nghiệp thể hiện: lượng đất, chất đất và việc sử dụng
đất.
o Bản đồ vốn (lượng) đất: có 2 nội dung cơ bản là tổng lượng đất và bình
quân đất nông nghiệp chia theo đầu người (hoặc theo đất tự nhiên). Vốn
đất nông nghiệp tính theo tổng DT đất tự nhiên hoặc chỉ là tổng DT đất
nông nghiệp. Tổng vốn đất được biểu thị bằng phương phap
cartodiagram và bình quân đất nông nghiệp bẳng phương pháp
cartogram
Bản đồ chuyên đề 31 Tran Thi Phung Ha, MSc
o Bản đồ phân loại đất nông nghiệp (chất đất): được thành lập trên cơ sở
bản đồ thổ nhưỡng (nhưng không phải là bản đồ thổ nhưỡng). Bản đồ thể
hiện: loại đất, thành phần cơ giới, thành phần hoá học, độ phì tự nhiên,
khả năng giữ nước v.v…Loại đất được chia ra: đất canh tác, đất đồng cỏ,
đất vường, đất rừng, cây bụi, đầm lầy… Đất canh tác lại chia ra : đất
nhiễm phèn, mặên, ngọt, đất sỏi đá, đất, khô hạn, ngập úngv.v… bản đồ
phân loại đất được thành lập bằng phương pháp nền chất lượng, vùng
phân bố và cần tham khảo nhiều bản đồ khác: bản đồ địa hình, thổ
nhưỡng.
- Bản đồ khí hậu nông nghiệp: Thể hiện ảnh hưởng khí hậu đến sản xuất nông
nghiệp. Ví dụ nhiệt, ẩm , mưa (thừa, đủ, thiếu) trong từng thời kỳ trong năm đối
với một số cây trồng chính.
- Bản đồ nước cho sản xuất nông nghiệp: Bao gồm:
o Mạng lưới thuỷ văn: Nêu đặc điểm thuỷ văn: lưu lượng dòng chảy, mực
nước trung bình, cao nhất, thấp nhất và các tính chất của nước: nước
ngọt, mặn, hàm lượng phù sa.
o Mạng lưới thuỷ lợi: hệ thống các công trình thuỷ lợi, trạm bơm, cống,
đập
o Sự đảm bảo nước tưới theo vùng: thể hiện những vùng bị ngập úng, khô
hạn, những vùng không có điều kiện tưới tiêu.
- Bản đồ về điều kiện kinh tế – xã hội
o Bản đồ lực lượng lao động nông nghiệp thể hiện bằng phương pháp biểu
đồ. Trong biểu đồ xác định cơ cấu nông nghiệp theo ngành, nghề, trồng
trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp. Mức độ đảm bảo lao động cho sản
xuất nông nghiệp được phản ánh bằng phương pháp đồ giải.: bình quân
ruộng đất canh tác cho 1 lao động nông nghiệp, số ngày lao động nông
nghiệp trung bình.
o Các bản đồ cơ sở vật chất- kỹ thuật cho sản xuất nông nghiệp. Thể hiện
tổng vốn sản xuất hoặc giá trị vốn sản xuất cơ bản tính theo 100ha đất
nông nghiệp. Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất nông nghiệp như: viện,
trung tâm nghiên cứu giống, các trại thí nghiệm, kho hàng, các cơ sở chế
biến nông sản.
- Bản đồ nông nghiệp chung: thể hiện toàn bộ đặc điểm chung của nền sản xuất
nông nghiệp của một lãnh thổ: đặc điểm phân bố, qui mô sản xuất và sự chuyên
môn hoá nông nghiệp.
- Bản đồ nông nghiệp ngành: chăn nuôi, trồng trọt hay những bản đồ ngành hẹp
hơn.
Bản đồ chuyên đề 32 Tran Thi Phung Ha, MSc
H 17: Bản đồ nông nghiệp ngành
2.4 Bản đồ giao thông
- Bản đồ giao thông biểu hiện sự phân bố các loại đường, chất lượng kỹ thuật, số
Bản đồ chuyên đề 33 Tran Thi Phung Ha, MSc
lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển.
- Trên bản đồ tỉ lệ lớn biểu thị đặc điểm kỹ thuật của đường. Vd: đường sắt là chỉ
số về chiều rộng đường (1.0; 1.4; 1.435m), loại đầu máy. Đường thuỷ là loại tàu
trọng tải nhất định. Đường ô tô là loại đường, chiều rộng, trọng tải v.v…
- Phương pháp thể hiện là kí hiệu đường. Hình dạng, màu sắc, cấu trúc thay đổi thể
hiện các loại đường khác nhau. Độ rộng của kí hiệu thể hiện thể hiện kích thước,
khả năng vận chuyển và ý nghĩa kinh tế của nó.
- Dùng phương pháp kí hiệu chuyển động để thể hiện luồng vận chuyển hàng hoá.
Đặt những dải băng có Æ chỉ hướng vận cuyển, độ rộng chỉ lượng hàng hoá vận
chuyển.
H 18: Bản đồ giao thông
2.5 Bản đồ văn hoá, giáo dục, y tế
- Bản đồ văn hoá, giáo dục, y tế được xây dựng từ những khía cạnh về mức độ
đảm bảo văn hoá và sinh hoạt cho dân cư, gồm: bản đồ giáo dục, di tích lịch sử,
khoa học, văn hoá, bảo vệ sức khoẻ, thể dục-thể thao
Bản đồ chuyên đề 34 Tran Thi Phung Ha, MSc
- Nội dung của bản đồ văn hoá giáo dục, y tế:
o Bản đồ giáo dục phổ thông: sự phân bố các trường phổ thông thuộc các
cấp khác nhau, tỉ số học sinh so với trẻ em đến tuổi đi học, tỉ số học sinh
so với tổng số dân, số lượng học sinh theo loại trường, theo ngôn ngữ
dạy, số % có trình độ tôt nghiệp PT so với số dân của từng khu vực.
o Bản đồ giáo dục chuyên nghiệp: mạng lưới các trường ĐH, các ngành
chuyên môn, số học sinh theo ngành tốt nghiệp hằng năm. Số trường tổ
chức hệ sau ĐH
o Bản đồ mạng lưới các cơ sở khoa học: phản ánh trình độ phát triển mạng
lưới khoa học. Trình bày các cơ sở khoa học, viện nghiên cứu, trạm
nghiên cứu, đài quan sát, phòng thí nghiệm… Các chỉ số về tình hình cán
bộ khoa học như sự phân bố, số lượng, trình độ chuyên môn.
o Bản đồ các cơ sở văn hoá: phản ánh trình độ văn hoá tư tưởng, trình độ
tổ chức giải trí cho nhân dân. Vd: sự phân bố thư viện, nhà văn hoá, rạp
hát, câu lạc bộ.
o Bản đồ báo chí: Số lượng báo chí xuất bản ở từng địa phương, từng thứ
tiếng, từng loại (văn học, khoa học, truyện thiếu nhi…)
o Bản đồ truyền thanh truyền hình: phân bố đài phát thanh, truyền hình,
mức độ phổ biến sử dụng (số lượng/1.000 người dân)
o Bản đồ thể thao du lịch: phân bố công trình thể thao (sân vận động, câu
lạc bộ) bản đồ thể hiện khu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá,
kiến trúc.
o Bản đồ bảo vệ sức khoẻ: phân bố các cơ sở y tế, thành phố nghĩ mát bãi
tắm, nhà an dưỡng, số người mắc bệnh v.v…
- Phương pháp biểu hiện: Phương pháp kí hiệu, phương pháp biểu đồ và
cartogram (thể hiện chỉ số tương đối)
2.6 Bản đồ lịch sử
- Các đối tượng tự nhiên trên bản đồ lịch sử được thể hiện khái quát . Yếu tố địa
hình, đường giao thông, các điểm dân cư là nội dung thứ yếu trên bản đồ lịch sử.
- Thành phần thổ nhưỡng, sinh vật: đồng lầy, khu rừng rậm khu cây bụi, lau sậy…
được thể hiện khi có ý nghĩa lịch sử quan trọng.
- Các điểm quần cư thể hiện các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sự tập trung dân
cư. Các điểm quần cư phân biệt theo ý nghĩa hành chính- chính trị. Theo dân số
chỉ có trên những bản đồ lịch sử hiện đại.
- Đường giao thông: bộ, thuỷ, đường sắt kênh đào có thể ghi chú ngày xây dựng.
- Thể hiện trung tâm nổi dậy: ngọn lửa, mũi tấn công: mũi tên, hoeing di chuyển
khởi nghĩa: đường chấm chấm.
- Yếu tố địa lí chính trị: thay đổi địa giới, ranh giới chính trị.
2.7 Bản đồ hành chính chính trị
- Phục vụ cho tra cứu các đơn vị hành chính, vị trí các trung tâm hành chính, địa
điểm các đường giao thông chính chạy qua. Làm cơ sở cho việc xây dựng những
bản đồ, biểu đồ thể hiện số liệu thống kê.
- Mức độ chi tiết khác nhau tuỳ vào mục đích, tỉ lệ và khu vực lãnh thổ thành lập
bản đồ
Bản đồ chuyên đề 35 Tran Thi Phung Ha, MSc
- Phép chiếu đảm bảo ít sai lệch: Gauss hay hình nón đồng khoảng cách.
- Thành phần chủ yếu
o Ranh giới: thể hiện chính xác đầy đủ, đường viền ranh giới nhằm tăng độ
đọc bản đồ. Độ rộng và cấu trúc khác nhau thể hiện sự khác nhau các cấp
hành chính. Tên gọi đơn vị hành chính khác nhau: thay đổi kiểu và kích
thước chữ
o Dân cư: khuyên tròn, mật độ 30-50/dm2. Độ rộng kí hiệu thay đổi theo số
dân tại điểm dân cư đó.
o Chỉ thể hiện đường giao thông lớn.
o Thuỷ văn chính xác nhưng khái lược so với bản đồ địa lí tự nhiên.
o Địa hình là thứ yếu
- Yếu tố phụ: bảng thống kê diện tích, dân số, bản giới thiệu ngày quốc khánh, lễ
lớn, cờ của các nước, tên thủ đô, bảng ghi tên các đơn vị hành chính nằm ở ô nào.
Câu hỏi bài tập
1. Chọn một bản đồ chuyên đề bất kỳ mà bạn biết. trình bày
đặc điểm thành lập, yếu tố nội dung và phương pháp biểu
hiện bạn đồ ấy. Phương pháp gì? Thể hiện đối tượng nào?
Thể hiện như thế nào? Thể hiện loại dữ liệu nào? Dữ liệu
được thu thập như thế nào?
Bản đồ chuyên đề 36 Tran Thi Phung Ha, MSc
Chương 2:
Giải pháp thể hiện nội
dung bản đồ
Giới thiệu
Chương này trình bày các đặc điểm của ngôn ngữ bản đồ và ác giải pháp để
thể hiện nội dung bản đồ
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này SV có thể
- Nắm được đặc điểm của ngôn ngữ bản đồ và có thể đọc hiểu bản đồ
được dễ dàng hơn.
- Vận dụng được các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ và thể
hiện được bản đồ cho trước
Mục lục
1. Khái niệm chung
2. Các giải pháp biểu hiện nội dung bản đồ
I. Khái niệm chung
I.1 Ngôn ngữ bản đồ là gì?
Bản đồ là phương tiện truyền tin của con người và mục đích của việc làm bản đồ là
truyền thông tin đến người đọc. Trên mọi bản đồ đều chứa lượng thông tin nhất định. Các
thông tin truyền đi bao gồm cả không gian và dữ liệu số. Vai trò của bản đồ ngoài việc
mô tả trực quan một khu vực mà còn phân tích không gian và thể hiện dữ liệu địa lí.
Ngôn ngữ thể hiện trên bản đồ mang ý nghĩa trực quan và được mô hình hoá. Ngôn ngữ
bản đồ không phải là ngôn ngữ của nhà địa lí mà là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học
thuộc các lĩnh vực khác nhau.
Ngôn ngữ bản đồ bao gồm những hình vẽ, màu sắc, chữ viết... tượng trưng dùng để thể
hiện trên bản đồ những đối tượng, hiện tượng thiên nhiên, kinh tế xã hội cùng những đặc
trưng của chúng.
Ngôn ngữ bản đồ là một ngôn ngữ nghệ thuật và khoa học chúng có đặc điểm, yêu cầu
sau:
Bản đồ chuyên đề 37 Tran Thi Phung Ha, MSc
1. 2 Đặc điểm, yêu cầu
- Có thể thu nhỏ rất nhiều kích thước thật của bề mặt trái đất. Khi đã thu nhỏ, cho
phép ta có thể khái quát được toàn bộ thế giới hay một địa phương bất kì trong
một thời gian ngắn nhất.
- Có thể biểu hiện được sự không bằng phẳng, mấp mô của bề mặt trái đất lên mặt
phẳng mà vẫn rõ ràng, trực quan.
- Không chỉ biểu hiện được mặt ngoài của hiện tượng sự vật mà còn nêu được
những thuộc tính bản chất của chúng
Vd: Khi biểu hiện mạng lưới giao thông không những chỉ đưa ra hình
dạng kích thước của các lọai đường mà còn nêu được đặc tính chất lượng, sức
vận chuyển và gía trị kinh tế của chúng.
- Biểu hiện được các hiện tượng, nhìn thấy được, không nhìn thấy được, cảm nhận
và không cảm nhận được.
Vd: Từ trường, áp suất, nhiệt độ, lượng mưa.
- Nhờ vào kí hiệu bản đồ ta có thể loại bỏ những khía cạnh không cần thiết và làm
nổi bật những yếu tố cần thiết, có ý nghĩa.
Vì những đặc điểm trên, kí hiệu phải có những yêu cầu sau:
- Dạng của kí hiệu phải gợi cho ta liên tưởng đến dạng của đối tượng cần phản
ảnh.
Vd: nét dài, thẳng biểu thị đường giao thông; hình vuông, màu đen biểu thị
ngôi nhà...
- Bản thân của kí hiệu phải chứa trong nó một dung nào đó về số lượng, chất
lượng, cấu trúc hoặc động lực phát triển của đối tượng cần phản ánh trên bản đồ.
Vd: một nét dài và 2 nét song song thể hiện 2 cấp đường khác nhau. Vòng
tròn nhỏ và lớn thể hiện số dân ở 2 địa điểm khác nhau...
- Vị trí của các kí hiệu trên bản đồ phải thể hiện đúng vị trí của các đối tượng
trong không gian và vị trí tương quan của nó với các yếu tố khác
Tương ứng với những đặc tính của hiện tượng (chủ yếu là hiện tượng địa lý) với những
tính chất và đặc điểm của đồ họa và màu sắc, các kí hiệu bản đồ thường ở kí hiệu điểm,
kí hiệu tuyến và kí hiệu diện tích
II. Các giải pháp thể hiện nội
dung bản đồ
Khi thể hiện bản đồ ta cần chú ý đển 3 vấn đề:
- Chọn lựa phương pháp thể hiện nội dung
Bản đồ chuyên đề 38 Tran Thi Phung Ha, MSc
- Chọn lựa phương pháp xử lí số liệu (chuẩn hoá, phân nhóm, nội suy …)
- Chọn lựa hình thức biểu hiện (kí hiệu, kích thước, màu sắc)
Phương pháp thể hiện nội dung
Phương pháp thể hiện nội dung bản đồ là nguyên tắc, cách thức vận dụng hệ
thống kí hiệu để diễn tả đối tượng hiện tượng địa lí khác nhau về nội dung
cũng như về mặt phân bố không gian.
Về mặt nội dung: các đối tượng địa lí có thể là đối tượng tự nhiên hay kinh tế
xã hội; các giá trị này thay đổi liên tục hay gián đoạn, rời rạc; các giá trị có
thay đổi theo thời gian hay không, tăng hay giảm.
Về mặt phân bố không gian: căn cứ vào sự phân bố thực tế của hiện tượng:
theo điểm, theo đường, theo diện (đều hoà hay cục bộ)
Người ta dùng các phương pháp sau đây để thể hiện nội dung bản đồ:
- Phương pháp kí hiệu
- Phương pháp biểu đồ định vị
- Phương pháp kí hiệu tuyến tính
- Phương pháp kí hiệu chuyển động
- Phương pháp đường đẳng trị
- Phương pháp khoanh vùng
- Phương pháp nền chất lượng
- Phương pháp chấm điểm
- Phương pháp biểu đồ
- Phương pháp đồ giải
Phương pháp Xử lí dữ liệu Chọn hình thức
Bản đồ chuyên đề 39 Tran Thi Phung Ha, MSc
Xử lí dữ liệu
Xử lí dữ liệu là làm cho dữ liệu phù hợp với việc thể hiện nội dung, phù hợp với
phương pháp lựa chọn. Xử lí dữ liệu bao gồm chuẩn hoá dữ liệu và phân nhóm dữ
liệu. Chuẩn hoá dữ liệu là đưa dữ liệu về dạng chuẩn, dạng tương đối hay dạng
tuyệt đối. Phân nhóm dữ liệu là chia dãy dữ liệu cần thể hiện ra thành từng nhóm
và gán giá trị chung cho tất cả dữ liệu nằm trong 1 nhóm. Ví dụ dựa vào mật độ
dân số phân ra thành 5 thang bậc, chọn giá trị cho mỗi thang bậc và cách biểu
hiện. Phan nhóm thể hiện cường độ hiện tượng. Chỉ số cường độ này đại diện cho
1 bậc số chứ không phải 1 giá trị riêng lẻ. Khi phân nhóm dữ liệu như vậy các giá
trị phân bố liên tục được cụm lại theo đường gãy khúc.
b. Trước khi phân nhóm a. Sau khi phân nhóm
Bản đồ chuyên đề 40 Tran Thi Phung Ha, MSc
Việc phân nhóm như vậy sẽ làm bản đồ đơn giản dễ đọc hơn vì vậy đây cũng
được xem nhưng hình thức tổng quát hoá bản đồ.
Câu hỏi: Phân nhóm như vậy thì được gì? Hại gì? Nên phân nhóm như thế nào?
Làm bản đồ nào thì cần phân nhóm? Nội dung gì? Ví dụ
Lựa chọn hình thức biểu hiện
- Lựa chọn hình thức kí hiệu: điểm, đường hay vùng
- Các kí hiệu khác nhau về: kích thước, độ sáng tối, màu, độ bão hoà, hướng hình dạng,
cấu trúc
Kích thước
Độ sáng
Màu sắc
Độ bão hòa
Hướng
Hình dạng
Cấu trúc
Bản đồ chuyên đề 41 Tran Thi Phung Ha, MSc
Chương 3:
Xây dựng bản đồ
chuyên đề bằng phần
mềm MapInfo
Giới thiệu
MapInfo là phần mềm dễ sử dụng có thể thành lập được những bản đồ đẹp,
nhanh chóng, quản lí dữ liệu, rút trích thông tin hiệu quả vì vậy được xem
như công cụ cần thiết trong quá trình thành lập bản đồ
Mục tiêu
Sau khi học xong phần này SV có thể
- Hiểu được cách sử dụng phần mềm
- Phối hợp kiến thức 2 chương đầu và kỹ năng sử dụng MapInfo để
thành lập bản đồ chuyên đề tự chọn
Mục lục
1. Giới thiệu chung về phần mềm MapInfo
2. Các thao tác cơ bản
3. Các bước thành lập bản đồ chuyên đề
1.Giới thiệu chung về MapInfo
1. Thanh tiêu đề (Title Bar): Nằm ở dòng trên cùng của màn hình, có
biểu tượng của Mapinfo và dòng tiêu đề Mapinfo Professional.
Thanh thực đơn
Bản đồ chuyên đề 42 Tran Thi Phung Ha, MSc
Thanh thực đơn (Menu Bar): Nằm ở dòng phía dưới thanh tiêu đề
chứa các mục của lệnh. Các mục trong thanh thực đơn bao gồm các Menu chuẩn là (
File, Edit, Object, Query, Table, Option,…) và các Menu bổ sung ứng với các công
việc cụ thể đang thực hiện.
2. Các hộp công cụ: Hộp main
Chọn đối tượng
Lấy thông tin
Dời ảnh
Zoom, thu phóng
tầm nhìn
Dán nhãn
Lớp thông tin
Đo độ dài
Bảng chú giải
Lớp
(layer)
Bản đồ chuyên đề 43 Tran Thi Phung Ha, MSc
Hộp Drawing
Hộp tools: Chạy chương trình MapBasic, thực hiện lệnh: Tools/ Run
Map Basic Program. Khi đó sẽ có một cửa sổ liệt kê các chương trình
MapBasic
3. Cửa sổ làm việc của Mapinfo:
Khi một Table đang mở trong Mapinfo ta có thể các loại cửa sổ sau:
- Cửa sổ Map: Cửa sổ bản đồ, trình bày dữ liệu đồ hoạ.
- Cửa sổ Browses: Duyệt bảng dữ liệu thuộc tính
- Cửa sổ Graph: Cửa sổ trình bày biểu đồ.
- Cửa sổ Layout: Trình bày trang in.
- Redistrict: Cửa sổ phân nhóm đối tượng.
Vẽ kí hiệu điểm Vẽ kí hiệu đường và polygon
Viết chữ (text)
Vẽ kí hiệu diện tích
Định dạng kí hiệu điểm,
đườn, diện tích và chữ
viết
Tạo lưới toạ độ
Tạo thước tỷ lệ
Bản đồ chuyên đề 44 Tran Thi Phung Ha, MSc
4. Các kiểu dữ liệu của Mapinfo:
a./Kiểu dữ liệu không gian:
Điểm (Point): Mô tả các thực thể mà ta chỉ quan tâm đến vị trí mà không quan
tâm đến kích thước, hình dáng.
Đường (Line): Mô tả các thực thể mà ta chỉ quan tâm đến chiều dài của
chúng. Có thể là đường thẳng, đường gấp khúc hoặc các cung.
Vùng (Region): Mô tả các thực thể có sự khép kín hình học và bao phủ một
vùng diện tích nhất định.
b./ Kiểu dữ liệu thuộc tính:
Ký tự (Character): Dùng cho các thuộc tính mô tả như tên, kí hiệu,…
Số nguyên (Integer): Dùng cho các thuộc tính rời rạc, có thứ tự hoặc không
thứ tự như số dân, số thứ tự, số lượng gia súc,…
Số thực (Real): Dùng cho các thuộc tính là thông số kĩ thuật, các giá trị của
đối tượng,…
Ngày, tháng (Date): Lưu trữ ngày tháng …
Logic: (Logical): Lưu trữ các thuộc tính chỉ có 2 giá trị đúng ( true) hoặc sai (
False).
Cửa sổ Browser
Cửa sổ Map Cửa sổ Graph Cửa sổ Layout
Bản đồ chuyên đề 45 Tran Thi Phung Ha, MSc
II. Các thao tác cơ bản
II. 1. Biên tập bản đồ khi có file ảnh quét - Mở một tập tin ảnh quét
- Chạy chương trình MapInfo, chọn File/ Open Table. Trong hộp thoại Open
Table, tại mục Type of File (kiểu file) ta chọn Raster Imager, sau đó chọn tên của ảnh
quét muốn mở. Và nhấp OK. Khi đó hộp thoịa sẽ xuất hiện với hai nút chọn: Display
(hiển thị hình ảnh) và Regiter (đăng ký toạ độ và phép chiếu cho bản đồ).
II.2 Đặt các điểm khống chế cho ảnh quét:
Hộp thoại Image Registration:
Khi ta chọn Registration thì hộp thoại Image Registration sẽ được mở với các nội
dung sau:
Bản đồ chuyên đề 46 Tran Thi Phung Ha, MSc
Trong hộp thoại này ta thực hiện các bước như sau:
+ Chọn phép chiếu (Projection): Khi chọn lệnh Projection thì hộp thoại Choosen
Projection sẽ được mở. Ta có thể chon phép chiếu (Category) và vị trí chiếu (Category
Members). Sau khi chọn xong nhấp OK.
+ Chọn đơn vị đo: (Units):
Tuỳ theo từng loại phép chiếu mà có hai loại đơn vị đo là :Degrees (Độ) và
Meters (Mét), hoặc chỉ có một trong hai đơn vị này. Ta có thể chọn một trong hai đơn vị
này. Và cuối cùng nhấp OK .
Khi đó ảnh quét sẽ trở thành một Table của Mapinfo. Trong trường hợp ảnh quét
đã được đăng ký nếu muốn thay đổi việc đăng ký thì ta dùng lệnh Table/ Raster/Modify
Image Registration.
II. 3. Tách lớp đối tượng:
Sau khi đăng ký toạ độ thì một ảnh quét đã được chuyển thành một Table (tập tin
cơ sở) của MapInfo. Tuy nhiên tập tin này chưa phải là một Table chuẩn, ta không thể
thực hiện việc hỏi đáp, tim kiếm dữ liệu hay nhập các dữ liệu thuộc tính cho tập tin này.
Muốn xây dựng hệ thống dữ liệu từ tập tin này ta phải thực hiện việc tách lớp các đối
tượng theo các bước như sau:
Bản đồ chuyên đề 47 Tran Thi Phung Ha, MSc
+ Tạo một Table mới: Dùng lệnh File/ New Table, khi đó màn hình sẽ xuất hiện
hộp thoại New Table. trong hộp thoại này ta chọn :Open New Mapper (mở cửa sổ bản đồ
mới) và nhắp Create…để mở hộp thoại New Table Structure (Tạo cấu trúc cho Table).
Trong hộp thoại New Table Structure cho table mới hay Modify table structure
cho table đang có:
Nhập dữ liệu vào các mục ở khung: Field Information (thông tin về các trường dữ
liệu), Name: Tên trường, Type: Kiểu dữ liệu, Width: Độ rộng trường. Các tham số vè các
trường sẽ được thể hiện ở cửa sổ phía trên. Phía bên phải có các nút lệnh: Up: Dời lên,
Down: Dời xuống, Add Field: Thêm trường, Remove Fieid: Loại bỏ trường, Projection:
chon phép chiếu. Cuối cùng nhấp Create…để kết thúc việc tạo cấu trúc cho Table. Khi đó
sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu đặt tên cho Table và lưu lại.
+ Vẽ các đối tượng bản đồ:
Thông thường các lớp thông tin mới này sẽ được chồng lên lớp ảnh quét đang mở
và nó có sẵn thuộc tính Editable (chỉnh lí được). Ta có thể mở hộp thoại Layer Cotrol để
xem và điều chỉnh lại nếu cần. Cuối cùng nhấp OK để về cửa sổ Map.
Các thuộc
tính
Định dạng
thuộc tính
Thêm
bớt
thuộc
tính
Bản đồ chuyên đề 48 Tran Thi Phung Ha, MSc
Trên cửa sổ Map ta dùng các công cụ vẽ (Drawing) để tạo các đối tượng bản đồ.
Các đối tượng bản đồ được sắp xếp trong các lớp thông tin do người thành lập lựa chọn.
Các lớp thông tin có thể được tạo ra nhiều lần, có thể chỉnh sửa, thêm bớt nội dung các
lớp…Kết thúc chọn File/ Save Table…để lưu lại.
III. Các bước thành lập bản đồ chuyên đề
I. Chuẩn bị dữ liệu
- Xác định và mở các lớp bản đồ nền
- Xác định và xây dựng (mở) lớp chứa dữ liệu không gian sẽ dùng để xây dựng lớp
chuyên đề
- Xác định và xây dựng (mở) lớp chứa dữ liệu thuộc tính
- Nếu dữ liệu lấy từ các phần mềm khác (Dbasse, Excel, Access..) thì mở file dưới dạng
File -> Open table rối xác định vùng dữ liệu để xây dựng bản đồ
- Dùng lệnh Map -> Creat thematic map
Thực hiện qua các bước
1.Bước 1: Chọn phương pháp thể hiện nội dung (Type) và bộ kí hiệu mẫu (Template)
2. Bước 2: Xác định dữ liệu dùng để xây dựng lớp chuyên đề
Bản đồ chuyên đề 49 Tran Thi Phung Ha, MSc
Xác định table và field chứa dữ liệu đang dùng
3. Chỉnh sửa hình thức
- Chọn màu, kí hiệu, kích thước
- Trình bày bảng chú giải
- Lưu ý: phải save lại bằng workspace
II. Các phương pháp thành lập bản đồ chuyên đề trên MapInfo
1. Ranges
Dùng màu để thể hiện cường độ hiện tượng, thường được dùng khi xây
dựng bản đồ bằng phương pháp đồ giải
- Chọn Ranges và chọn bộ màu mẫu
- Xác định table và fiels dữ liệu dùng đề thể hiện cường độ màu
- Biên tập hình thức
Xác định cách phân chia dữ liệu
Phương pháp chia
Số khoảng
Giá trị các khoảng
chia
Bản đồ chuyên đề 50 Tran Thi Phung Ha, MSc
- Xác định cách trình bày bảng chú giải chọn Legend
2. Bar chart
Xây dựng biểu đồ cột tại 1 điểm hay 1 vùng. Phù hợp để thành lập bằng phương
pháp biểu đồ bản đồ (Cartodiagram) thể hiện số liệu
- Chno Barchart và chọn bộ màu mẫu
Tên bảng chú giải
Tên từng khoảng chia
Xác định màu chọn Style
Bản đồ chuyên đề 51 Tran Thi Phung Ha, MSc
- Xác định table và các field dữ liệu xây dựng từng cột
- Biên tập hình thức
- Xác định màu và độ cao của cột
3. Pie chart
Cũng giống như bar chart, xây dựng theo phương pháp biểu đồ hay
kí hiệu theo điểm
4. Graduate
Thể hiện đối tượng có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy theo số
lượng. Có thể áp dụng cho thành lập bản đồ theo phương pháp
biểu đồ hay kí hiệu theo điểm
- Chọn graduate và chọn mẫu kí hiệu
- Xác định table và field dữ liệu dùng để thể hiện số lượng
- Biên tập hình thức: xác định kiểu, màu và kích thước kí hiệu
Chọn màu
Xác định độ cao
Chọn kí hiệu
Chọn giá trị
Bản đồ chuyên đề 52 Tran Thi Phung Ha, MSc
5. Dot density
Dùng các chấm nhỏ đều nhau để thể hiện số lượng hiện tượng
trong vùng (áp dụng cho phương pháp chấm điểm)
- Chọn Dot density và chọn mẫu dấu chấm
- Xác định table và field dữ liệu được dùng để thể hiện số lượng
hiện tượng
- Biên tập hình thức
- Xác định trọng tải dấu chấm chọn setting
6. Individual
Dùng màu khác nhau để phân biệt các đối tượng điểm đường hay vùng (màu nền)
- Chọn Individual và chọn bộ màu mẫu
- Xác định table và filed dữ liệu sẽ dùng để phân biệt hiện tượng
- Biên tập hình thức, xác định màu dùng setting
7. Grid
Nội suy những vùng có giá trị tuuwong đương nhau từ giá trị ban
đầu theo điểm tương tự như phương pháp đường đẳng trị (kết
quả cuối cùng là file raster)
- Chọn Grid và chọn bộ màu mẫu
- Chọn table và field dữ liệu dùng để nội suy và table kết quả
- Biên tập hình thức
IV. Chỉnh sửa một lớp đồ chuyên đề
Map -> Modify thematic map
Chuẩn bị trang in bằng cách sắp xếp bản đồ và vào Windows -
> New Layout windows để in
Giá trị của 1 chấm
Chọn màu
Chọn kích thước
Bản đồ chuyên đề 53 Tran Thi Phung Ha, MSc
Chương 4:
Qui trình thành lập bản
đồ
Giới thiệu
Việc thành lập bản đồ chuyên đề là quá trình vận dụng tổng hợp kiến thức về bản đồ học
và các khoa học liên quan: địa lí, toán học, hội hoạ, kiến thức chuyên ngành. Qui trình
thành lập bản đồ là các bước thực hiện để chế biến các thông tin không gian và mô hình
hoá các thông tin không gian ấy thành mô hình bản đồ.
Mục tiêu
- Nắm được qui trình tổng quát trong việc xây dựng bản đồ
- Biết và vận dụng các qui trình để biên tập và thành lập bản đồ
Nội dung
- Giới thiệu chung về việc xây dựng bản đồ chuyên đề
- Các bước cơ bản trong xây dựng bản đồ chuyên đề
- Các công việc cụ thể trong bước chuẩn bị biên tập
1. Giới thiệu chung về việc xây dựng bản đồ chuyên đề
- Xây dựng bản đồ chuyên đề là quá trình thu thập thông tin và chuyển biến thông
tin thực tế thành mô hình bản đồ theo ý định chủ quan của người thành lập.
- Khi thành lập bản đồ chuyên đề chú ý đến 4 vấn đề sau:
- Lựa chọn các yếu tố nội dung: Thuộc yếu tố tự nhiên hay kinh tế xã hội.
Trong khi chọn lựa các yếu tố nội dung phù hợp với chủ đề ta cũng cần
chú ý phân biệt các yếu tố địa lí chung và các yếu tố chuyên đề.
- Đặc điểm của dữ liệu: liên tục hay gián đoạn, hợp nhất hay rời rạc … Ví
dụ: đất trồng, khí hậu, địa hình là những dữ liệu liên tục. Sự phân bố
rừng đước, dân cư, dân tộc, ngành nghề … là những dữ liệu rời rạc
- Nguồn dữ liệu: thông thường dữ liệu được lấy từ số liệu đo đạc, ảnh hàng
không ảnh viễn thám, bản đồ có sẳn, số liệu thống kê
- Chọn lựa phương pháp thành lập bản đồ đúng với chủ đề và nội dung cần
biểu hiện
- Thành lập bản đồ chuyên đề đòi hỏi 3 mặt kiến thức sau:
- Kiến thức bản đồ giúp thành lập bản đồ chính xác, thẩm mỹ
- Kiến thức chuyên ngành giúp bản đồ đúng đắn về mặt nội dung
- Kỹ năng sử dụng phần mềm giúp việc thành lập bản đồ được nhanh, rõ,
đẹp
Bản đồ chuyên đề 54 Tran Thi Phung Ha, MSc
2. Các bước cơ bản trong xây dựng bản đồ chuyên đề
Xậy dựng bản đồ gồm 4 bước sau:
• Bước chuẩn bị biên tập: Là bước đầu tiên của quá trình thành lập bản đồ. Nội
dung là xác định mục tiêu, nhiệm vụ thành lập bản đồ, thu thập tài liệu, tư liệu
liên quan. Dựa vào những tài liệu tư liệu này để quyết định đo vẽ bổ sung hoặc
lựa chọn các yếu tố nội dung (yếu tố địa lí chung (cơ sở) và yếu tố chuyên đề).
Từ các yếu tố nội dung đó tiến hành chọn lựa phương pháp để thiết kế bản đồ.
Kết quả của bước chuẩn bị sẽ là đề cương biên tập bản đồ
• Bước 2: Biên vẽ. Là quá trình nghiên cứu đề cương biên tập để tiến hành vẽ
chuyển các yếu tố nội dung. Kiểm tra và hiệu chỉnh. Kết quả của bước biên vẽ là
bản biên vẽ
• Bước 3: Chuẩn bị in. Là quá trình xây dựng bản thanh vẽ, tách màu, làm bản in
và in thử
• Bước 4: In bản đồ. Kiểm tra và in hàng loạt.
B1: Chuẩn bị biên tập
B2: Biên vẽ
B3: Chuẩn bị in
B4: In
Xác định nhiệm vụ
Thu thập tư tiệu Địa lí chung
Nghiên cứu đối tượng
Chuyên đề
Thiết kế bản đồ Thiết kế đề cương
biên tập
Kiểm tra Vẽ chuyển nội dung
Nghiên cứu đề cương
In thử, kiểm tra Tách màu, làm bản in
Xây dựng bản thanh vẽ
In bản đồ Kiểm tra
Qui trình thành lập bản đồ chuyên đề
Bản đồ chuyên đề 55 Tran Thi Phung Ha, MSc
Các công việc cụ thể trong bước chuẩn bị biên tập
Chuẩn bị biên tập là quá trình quan trọng trong việc thành lập bản đồ. Kết quả quá trình
này là bản tác giả và đề cương biên tập. Bản tác giả có thể là 1 phần của bản đồ và bản đề
cương biên tập là tổng hợp tất cả các
Bước 1: Xác định nhiệm vụ. Mô tả:
- Tên bản đồ
- Nội dung chủ đề (các vấn đề chung)
- Lãnh thổ thành lập
- Tỷ lệ, khuôn khổ, kích thước
- Mục đích, đối tượng sử dụng
- Phương thức sử dụng
- Cơ sở, chất lượng in, thời gian
- Yêu cầu chung
Bước 2: Thu thập tài liệu, dữ liệu
- Thu thập tài liệu, tư liệu gồm có tài liệu sơ cấp (primary) và thứ cấp (secondary)
- Tài liệu sơ cấp (nguyên thủy) tồn tại trong từng đối tượng hiện tượng mà chưa
được thu nhận. Ví dụ: đo đạc địa hình; đo đạc chuyên đề (địa chất, thổ nhưỡng,
rừng…); quan trắc khí tượng, thủy văn, địa chất; điều tra thống kê. Tùy theo mục
đích thành lập bản đồ, bước đo vẽ có thể là đo vẽ trực tiếp, dùng ảnh chụp hàng
không, ảnh viễn thám v.v. Thường dữ liệu này dược dùng để thành lập bản đồ tỷ
lệ lớn, có độ chính xác, tin cậy cao và dùng làm cơ sở cho việc đánh giá tiếp
theo. Quy trình thu thập dữ liệu sơ cấp bao gồm: xác định nội dung thu nhập, xác
định khu vực, tiến hành thu nhập (đo đạc, ghi chép), xử lí và lưu trữ.
- Tài liệu/dữ liệu thứ cấp được chế biến, xử lí, lưu trữ ở các dạng khác nhau (bản
đồ, phim ảnh, bảng biểu, văn bản…) thường được dung để thành lập bản đồ tỉ lệ
nhỏ hơn. Quy trình thu thập dữ liệu thứ cấp: phân tích, đánh giá tính chất và xác
định các sử dụng.
- Lập bảng thống kê các dữ liệu thứ cấp
STT Tên tài liệu Năm XB,
Nhà XB
Mô tả nội dung, đánh giá Hướng dẫn sử
dụng
a. Bản đồ
b. Biểu đồ
c. Số liệu
d. Hình ảnh
e. Tư liệu viết
f. Khác
Độ chính xác, độ tin cậy,
tính cập nhật, đầy đủ, nhất
quán
• Tư liệu chính
• Tư liệu phụ
Bước 3: Nghiên cứu đối tượng
Nghiên cứu đối tượng thuộc đặc điểm địa lí chung hay nội dung chuyên ngành
Lớp nền bản đồ chuyên đề có thể có các lớp nội dung được thể hiện ở mức độ khác nhau
- Địa hình
- Thủy hệ
- Dân cư
- Thực vật
- Giao thông
- Địa giới
Ta cần xác định lớp và mức
độ thể hiện
Bản đồ chuyên đề 56 Tran Thi Phung Ha, MSc
Quyết định lớp nội dung thể hiện căn cứ vào sự ảnh hưởng của nội dung đến chuyên đề.
Quyết định mức độ thể hiện căn cứ vào
- Đặc điểm, quy luật phân bố của đối tượng
- Bản chất của hiện tượng/đối tượng
- Các yếu tố cấu thành hiện tượng
- Cách phân bố
- Cách thu thập dữ liệu
- Đặc điểm dữ liệu: Số lượng (đơn vị đo, phân bố cấp độ), chất lượng (hệ thống
phân loại)
Từ việc chọn lựa này đưa đến quyết định
- Đối tượng thể hiện
- Mức độ phân cấp/chi tiết
- Phương pháp thể hiện
- Hình thức thể hiện
Bước 4: Thiết kế bản đồ
Thiết kế bản đồ gồm các vấn đề sau đây:
4.1 Thiết kế cơ sở toán học:
Để đảm bảo bản đồ được chính xác (về kích thước, hình dạng, vị trí) ta cần thiết kế có sở toán
bản đồ. Thiết kế cơ sở toán học là tạo khung sườn thích hợp để tải nội dung bản đồ sao cho
chính xác. Thiết kế cơ sở toán học bao gồm thiết kế tỷ lệ, lưới chiếu, bố cục bản đồ
4.1.1 Chọn tỷ lệ
Chọn tỷ lệ bản đồ cần phải cân nhắc các mặt sau:
- Kích thước bản đồ
- Nội dung bản đồ
- Mục đích sử dụng
- Tư liệu bản đồ nền
4.1.2 Chọn lưới chiếu
Các loại lưới chiếu khác nhau về hình dạng, sai số và hướng của lưới chiếu. Việc chọn
lưới chiếu căn cứ vào các đặc điểm
- Vị trí địa lí -> dạng của mặt hình học hỗ trợ
- Nội dung chuyên đề -> dạng sai số
- Hình dạng lãnh thổ -> hướng lưới chiếu
Thiết kế cơ sở
toán học
Thiết kế nội dung Thiết kế hình thức
Tỉ lệ
Lưới
chiếu
Bố cục
Yếu tố bổ
sung Chữ
Nội dung chính
Yếu tố
hỗ trợ
Kí hiệu
Màu
Đề cương thiết kế
Bản đồ chuyên đề 57 Tran Thi Phung Ha, MSc
Tuy nhiên việc xây dựng lưới chiếu mới rất công phu, phức tạp, đôi khi không đạt được
yêu cầu về chính xác. Vì vậy sử dụng lưới chiếu có sẳn là thích hợp.
4.1.3 Cách thiết kế bố cục
Bố cục bản đồ là sự sắp xếp khoa học, hợp lí các thành phần của một bản đồ. Bố cục bản
đồ phải cân đối đảm bảo tính dễ đọc và thẩm mỹ
- Các nội dung liên quan với nhau: bản đồ chính, bảng tra cứu, bản chú giải) nên nằm
một phía để dễ sử dụng
- Phải phân biệt nội dung chính và phụ
- Phải thể hiện hài hòa, không đơn điệu, nhàm chán, không lãng phí trang giấy
Cách chọn bố cục
Xác định bản đồ chính, phụ, các yếu tố có liên quan
Xác định các yếu tố còn lại
Cân nhắc về hình thức bản đồ: 2 mặt hay 1 mặt
Làm sơ đồ bố cục (sơ đồ phân bố các thành phần, yếu tố bản đồ ở tỷ lệ bằng hoặc nhỏ
hơn bản đồ thật)
4.2 Thiết kế nội dung
Thiết kế nội dụng là xác định yếu tố nội dung chính, yếu tố hỗ trợ, yếu tố bổ sung.
- Yếu tố nội dung chính gồm phần nền (phần cơ sở địa lí) và phần chuyên đề
- Yếu tố hỗ trợ gồm bảng chú giải, thước tỷ lệ, các chỉ dẫn, bản đồ phụ, biểu đồ, bài
viết, tranh ảnh
4.2.1 Yếu tố nội dung
- Bản đồ nền
Bản đồ nền đầy đủ là bản đồ địa lí chung bao gồm các yếu tố: địa hình, thủy hệ, thực
vật, ranh giwois hành chính, giao thông, dân cư
Để tạo lớp nền cho bản đồ chuyên đề cần lọc bớt các nội dung nêu trên. Chỉ:
Giữ lại các yếu tố có liên quan ảnh hưởng nhiều đến nội dung chuyên đề.
VD: đối với bản đồ khoáng sản cần các yếu tố giao thông, dân cư, thủy hệ.
Đối với bản đồ du lịch cần giao thông, dân cư
Bản đồ chuyên đề 58 Tran Thi Phung Ha, MSc
Giữ lại các yếu tố khác với tính chất định hướng bản đồ
Các lớp nền được chọn lọc cần nêu ra chỉ tiêu cụ thể cụ thể
Địa hình: đường đồng mức nào, mốc độ cao nào
Thủy hệ: nêu cụ thể tên sông hay sông có độ dài >…. cm
Thực vật: nêu cụ thể thực vật có diện tích >….m2
Dân cư: nêu tên cụ thể điểm dân cư hay điểm có số dân >….người hay mật
độ điểm dân cư trên 1 dm2
Giao thông: loại đường hay tên cụ thể
Ranh giới: loại, cấp độ
Phương pháp thể hiện lớp nền thường là phương pháp ở bản đồ địa lí truyền thống,
không cần phải chọn phương pháp mới.
- Lớp chuyên đề
- Trên cơ sở phần nghiên cứu nội dung chuyên đề, liệt kê nội dung của vấn
đề, trong đó phân biệt nội dung chính, phụ
- Ứng với nội dung, nêu phương pháp biểu hiện
Tính chất phân bố (điểm, đường, vùng), đặc điểm số liệu (loại, dạng)
Æ chọn phương pháp biểu hiện
Đặc điểm thể hiện: hệ thống phân loại, phân cấp, cách phận chia
nhóm, yêu cầu về hình thức thể hiện (xem thêm phần thiết kế hình
thức)
- Chú ý: 2 nội dung không nên dùng cùng một phương pháp. Nếu phải dùng
cùng 1 phương pháp thì không nên dùng cùng 1 cách thể hiện (VD: nội
dung này dùng nét kẻ gạch thì nội dung kia dùng chấm, màu. Nội dung
này dùng biểu đồ tròn thì nội dung kia dùng biểu đồ cột)
- Tóm tắc theo bảng sau
Tên nội
dung
Đặc điểm Phương pháp thể
hiện
Phân cấp Hình thức
Đặc điểm phân
bố
Đặc điểm phân
loại, phân cấp
4.2.2 Thành phần hỗ trợ:
a. Bảng chú giải
- Bảng chú giải không những chỉ giải thích các kí hiệu mà còn là sơ đồ phân loại,
phân cấp, là cơ sở đo tính giúp người đọc hiểu được nội dung với các đặc trưng
về số lượng, chất lượng, cấu trúc, các mối tương quan không gian và biến đổi
theo thời gian
- Yêu cầu bảng chú giải phải
Đầy đủ các kí hiệu trên bản đồ
Phản ánh toàn diện, rõ ràng, rành mạch, lời văn ngắn gọn để giải thcihs ý
nghĩa
Sắp xếp và phân nhóm kí hiệu 1 cách logich
• Theo chuyên ngành (theo mức độ quan trọng, theo đối tượng điểm,
đường, diện)
• Theo cơ sở địa lí chung
b. Thước tỷ lệ
Các hình thức thể hiện tỷ lệ:
Tỷ lệ số: 1:250.000
Tỷ lệ chữ: 1cm trên bản đồ tương ứng với 2.500m ngoài thực tế
Bản đồ chuyên đề 59 Tran Thi Phung Ha, MSc
Tỷ lệ thước:
c. Các bảng chỉ dẫn: trên bảng chỉ dẫn cõ các thông tin
• Nhà xuất bản, năm xuất bản
• Nguồn tư liệu
• Các bảng chỉ dẫn đọc bản đồ (bảng tra tên đường, tên
các điểm đặc biệt…)
d. Bản đồ phụ
Bản đồ phụ dùng để thể hiện nội dung mà bản đồ chính chưa truyền tải được
hay mở rộng nội dung để tham khảo thêm
Các bản đồ cùng nội dung nhưng ở tỉ lệ lớn hơn nhằm chi tiết hóa nội dung
không diễn đạt hết được trên bản đồ chính
Các bản đồ phụ có tỷ lệ nhỏ hơn cho thấy mối quan hệ của vùng thể hiện
trong không gian tổng quát
Các bản đồ cùng chuyên đề nhưng ở tỉ lệ nhỏ hơn cho thấy tình hình chung
khu vực về vấn đề ấy
Các bản đồ chuyên đề khác có ảnh hưởng đến chuyên đề chính để mở rộng
nội dung chuyên đề chính
e. Biểu đồ
- Các biểu đồ so sánh qua các thời kì
- Các biểu đồ so sánh các đối tượng không gian trong vùng thể hiện
- Các biểu đồ so sánh tổng các đối tượng không gian trên toàn vùng
- Các biểu đồ so sánh với các vùng không gian khác
a. Bài viết tranh ảnh
Bài viết phải ngắn gọn, có ghi chú cụ thể, nêu địa danh trên bản đồ
4.3 Thiết kế hình thức
4.3.1 Màu
Màu sắc giúp phân biệt các kí hiệu với nhau. Rất khó khăn cho người đọc nếu
như bản đò chỉ được vẽ bằng một màu
Nhờ màu sắc bản đồ sẽ có hiện tượng nhiều “lớp”, có màu sắc đậm nhạt khác
nhau, các lớp có màu đậm sẽ nổi bật lên (thường là yếu tố có nội dung quan
trọng)
Màu sắc giúp ta liên tưởng đến dạng thật của đối tượng: màu xanh lục -> bản đồ
rừng, màu đỏ -> nóng, màu xanh Æ lạnh
Màu sắc tạo bản đồ đẹp, thẩm mỹ cao
Bản đồ chuyên đề 60 Tran Thi Phung Ha, MSc
Nguyên tắc chọn màu:
Các màu “hòa hợp” đi với nhau là các nhau cách đều nhau trong vòng màu
Màu đối xứng nhau trong vòng màu là 2 màu tương phản (nổi bật khi đứng cạnh
nhau). Tính tương phản càng nổi rõ hơn nếu thêm vào sự tương phản về độ đạm nhạt
Chọn màu tương ứng với thực tế làm tăng tinhd hình tượng của bản đồ
Các màu nóng cho ta cảm giác gần màu lạnh cảm giác xa dần
4.3.2 Kí hiệu
Nét trên bản đồ là yếu tố căn bản để tạo thành kí hiệu nội dung bản đồ. Có nhiều loại kí
hiệu: điểm, đường và diện tích. Các kí hiệu này khác nhau về màu sắc, dạng, cấu trúc,
hướng. Các giá trị được biểu hiện có thể là liên tục hoặc gián đoạn, tuyệt đối hoặc tương
đối. Thường phân nhóm đối tượng chỉ phân thành 4 hoặc 5 nhóm
4.3.3 Chữ
Chữ viết là thành phần rất quan trọng trên bản đồ, nếu không có chữ viết bản đồ sẽ
trở thành bản đồ câm. Chữ viết giải thích nội dung bản đồ giúp người đọc hiểu rõ
được nội dung. Chữ viết giải thích bản đồ làm bản đồ dễ đọc, dễ hiểu. Chữ viết khác
nhau ở: kiểu, kích thước, màu sắc, độ nghiêng, lực nét, in thường… để phản ánh
thuộc tính của đối tượng
Nguyên tắc chọn chữ:
o Dễ đọc, rõ ràng
o Không dùng quá nhiều kiểu chữ hoặc có kích thước gần nhau gây rối rắm
bản đồ
o Các chữ có hình thức (kiểu dáng, kích cở, màu sắc) liên hệ với nhau và với
cấp bậc nội dung.
VD: Kiểu chữ có chân, nghiêng, màu xanh dùng cho đối tượng thủy văn. Kiểu
chữ thẳng in (hoặc thường), có chân (hoặc không chân) dùng cho điểm dân cư
Cách ghi chú
o Chú thích cho đối tượng điểm phải nằm gần điểm đó, tránh nhầm lẫn, không
nằm đè lên các đối tượng khác, thường nằm song song với vĩ tuyến
o Đối với các đối tượng theo tuyến chữ viết dọc theo đối tượng, hướng về địa
hình cao (nếu ghi chu sông ngòi), định hướng bản đồ
o Chú thích các đối tượng theo diện rải đều diện tích cần ghi chú
Bản đồ chuyên đề 61 Tran Thi Phung Ha, MSc
4.4 Đề cương thiết kế
Là tư liệu cần thiết trong quá trình thành lập bản đồ, là cơ sở để thực hiện các bước tiếp
theo
Nội dung:
Các đặc điểm chính
Tư liệu sử dụng
Kết quả nghiên cứu đối tượng
Xây dựng cơ sở toán học
Chỉ dẫn biên vẽ các yếu tố (bản đồ chính, các yếu tố hỗ trợ) về nội dung và hình thức
6
5
1
2
4
3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- MapDownload.com.vn.pdf