CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH
Chương này sẽ trình bày những vấn đề chung về kinh doanh và các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay. Các vấn đề về thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của doanh nghiệp cũng sê được trình bày trong chương này. .
1 Kinh doanh và các loại hình chủ thể kinh doanh
1.1 Khái niệm kinh doanh
Một trong những khái niệm nền tảng của môn học chủ thể kinh doanh là kinh doanh. Trước đây, kinh doanh và tự do kinh doanh đã không được thừa nhận trong đường lối, chính sách và thực tiễn pháp luật của nền kinh tế kế hoạch hỏa tập trung. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, khái niệm kinh doanh đã được ghi nhận trong Luật Công ty 1990, và tiếp tục được khẳng định lại trong Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005. Quyền tự do kinh doanh của công dân cũng đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1992
Mục lục:
CHƯƠNG I:NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ CHỦ THỂ KINH DOANH
1. Kinh doanh và các loại hình chủ thể kinh doanh
2. Thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp 2005
3. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp
CHƯƠNG II:DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ HỘ KINH DOANH
1. Doanh nghiệp tư nhân
2. Hộ kinh doanh
CHƯƠNG III:QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
1. Những vấn đề lý luận chung về mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)
2. Quy chế pháp lý về công ty TNHH có hai thành viên trở lên theo Luật Doanh nghiệp 2005
3. Quy chế pháp lý về công ty TNHH một thành viên
CHƯƠNG IV:CÔNG TY CỖ PHẦN
1. Khái niệm, đặc điểm và lịch sử phát triển
2. Chức năng của loại hình CTCP và phương pháp điều chỉnh pháp luật
3. Quy chế cổ đông CTCP
4. Các vấn đề tài chính của CTCP
5. Tổ chức quản lý
6. Đại chúng hóa CTCP
7. Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán
CHƯƠNG V:CÔNG TY HỢP DANH
1. Sơ lược về sự ra đời và phát triển của công ty hợp danh
2. Qui chế thành viên
CHƯƠNG VI:TỔ CHỨC LẠI VÀ GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
1. Tổ chức lại doanh nghiệp
2. Giải thể và phá sản doanh nghiệp
CHƯƠNG VII:DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Khái quát về doanh nghiệp Nhà nước
2. Công ty Nhà nước
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước và đối với vốn Nhà nước
ở các doanh nghiệp khác
CHƯƠNG VIII:HỢP TÁC XÃ
1. Những vấn đề chung về hợp tác xã
2. Thành lập, đăng ký kinh doanh
3. Quy chế xã viên hợp tác xã
4. Tổ chức quản lý hợp tác xã
5. Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã
6. Vốn của hợp tác xã
7. Phân phối lãi
8. Tổ chức lại, giải thể hợp tác xã
9. Liên hiệp hợp tác xã và liên minh hợp tác xã
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4999 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Chủ thể kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giải thể.
Bước 2: Ra quyết định giải thể: người quyết định thành lập công ty Nhà nước là người quyết định giải thể công ty nhà nước. Để có căn cứ quyết định giải thể người có thẩm quyền quyết định giải thể phải lập hội đồng giải thể để tham mưu cho người quyết định giải thể công ty nước thành phần cũng như quyền hạn, nhiệm vụ của hội đồng giải thể được quy định tại Điều 32, 33, 36 và Điều 37 Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Sau khi hoàn thành thủ tục giải thể thì công ty Nhà nước chấm dứt hoạt động; công ty bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
2. 7. Chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có sự cạnh tranh.ngày càng trở lên mạnh mẽ. Để đảm bảo cho các công ty Nhà nước có quyền chủ động trong cạnh tranh Nhà nước có chủ trương và chính sách chuyển đổi sở hữu công ty nhà nước. Theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 trong thời hạn 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực; các công ty Nhà nước phải chuyển đổi thành các công ty TNHH hoặc công ty cổ phần để hoại động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 .
2.7.1 Mục tiêu chuyển đổi.
Chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước nhằm:
- Cơ cấu lại sở hữu của công ty Nhà nước không cần tiếp tục giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản Nhà nước đã đầu tư ở công ty;
- Huy động thêm các nguồn vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức trong và ngoài công ty để hình thành công ty có nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của công ty;
Tạo điều kiện cho người lao động góp vốn thực sự làm chủ công ty và có việc làm.
2. 7.2. Thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước
- Căn cứ vào quy định tại Điều 8 i của Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn và quyết định hình thức chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định giá trị công ty; quyết định giá trị công ty; phê duyệt phương án chuyển đổi sỡ hữu công ty thuộc quyền quản lý.
2.7.3. Các hình thúc và thủ tục chuyển đổi sở hữu công ty Nhà nước:
a) Cổ phần hoá công ty Nhà nước:
Cổ phần hoá công ty Nhà nước là hình thức chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách Nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ giá trị công ty thông qua hình thức bán cổ phần. Đây là một cách chuyên công ty Nhà nước thành công tý cổ phần thuộc sở hữu của nhiều tổ chức, cá nhân gọi là cổ đông.Theo nghị định l09/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, việc cổ phần hoá các công ty Nhà nước được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo hình thức này cổ đông của công ty cổ phần bao gồm Nhà nước và các tổ chức cá nhân khác vì Nhà nước nắm giữ một số lượng cổ phần nhất định tương ứng với số vốn hiện có tại công ty.
- Bán một phần vốn hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bản bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo hình thức này Nhà nước, tổ chức, cá nhân nào mua cổ phần của công ty đều là cổ đông của công ty, trong đó cổ đông Nhà nước chỉ nắm giữ số lượng vốn không bán ra.
- Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong trường hợp này Nhà nước không là cổ đông của công ty cổ phần mà chỉ có các tổ chức, cá nhân mua cổ phần của công ty trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó.
- Về trình tự thủ tục cổ phần hoá công ty được quy định tại Nghị định l09/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần.
b) Bán toàn bộ một công ty Nhà nước:
Bán toàn bộ một công ty Nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ công ty sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác Theo Nghị định 80/ 2005/ NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước. Việc bán toàn bộ một công ty Nhà nước có thể thực hiện theo các phương thức đấu thầu, đấu giá hoặc bán trực tiếp. Dù theo các phương thức nào nói trên thì việc bán toàn bộ một công ty Nhà nước đều phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Trình tự thủ tục và các nội dung pháp lý khác về bán toàn bộ một công ty Nhà nước đều phải tuân theo quy định của nghị định 80/ 2005/ NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước.
c) Bán một phần công ty Nhà nước để thành lập công ty TNHH có hai thành viên trở lên trong đó có một thành viên là đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước.
Bán một phần công ty Nhà nước là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền một bộ phận của công ty sang sở hữu chung theo phần trong đó có Nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác cùng sở hữu công ty tương ứng với phần vốn góp. Theo hình thức này công ty được chuyển đổi trở hành công ty TNHH có hai thành viên trở lên. Cơ sở pháp lý của hình thức này lả Nghị định 80/2005/NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty Nhà nước. .
d) Giao công ty Nhà nước cho tập thề người lao động: Giao công ty Nhà nước cho tập thể người lao động là việc chuyển sở hữu công ty Nhà nước và tài sản Nhà nước tại công ty thành sở hữu của tập thể người lao động trong công ty có phân định rõ sở hữu của từng người, từng thành viên với các điều kiện ràng buộc.
Khác với việc bán công ty, khi bán công ty, Nhà nước có thu tiền, đối tượng mua công ty có thể là cá nhân, tổ chức kinh tế khác không phải của nhà nước, còn khi giao công ty, Nhà nước không thu bất kì một khoản tiền nào. Do đó mà đối tượng được giao công ty chỉ có thể là tập thể người lao động trong công ty. Vì vậy Nhà nước đặt ra các điều kiện ràng buộc chặt chẽ đối với đối tượng được giao công ty như sau:
- Tự nguyện đăng ký nhận giao công ty .
- Cam kết đầu tư thêm để phát triển sản xuất kinh doanh, bảo đảm việc làm tối thiểu từ 3 năm trở lên, đỏng đầy đủ bảo hiểm cho người lao động trong công ty.
- Kế thừa phần công nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty sau khi đã xử lý theo các quy định tại Nghị định 80/ 2005/ NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty Nhà nước. Kế thừa quyền và nghĩa vụ đối với người lao động theo Bộ luật lao động.
- Không được cho thuê, chuyển nhượng, tự giải thể công ty trong thời hạn tối thiểu là ba năm sau khi giao.
Trình tự thủ tục giao công ty được thực hiện theo quy định của Nghị định 80/ 2005/ NĐ-CP ngày 22/6/2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty Nhà nước. Như vậy khi công ty Nhà nước được giao cho tập thể người lao động thì nó sẽ trở thành hợp tác xã hoặc công ty cổ phần và phải hoạt động theo Luật Hợp tác xã hoặc Luật Doanh nghiệp
2.8. Tổng công ty nhà nước:
2.8.1 Khái niệm:
Tổng công ty Nhà nước là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư góp vốn giữa các công ty Nhà nước, giữa công ty Nhà nước với các doanh nghiệp khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc một số ngành kinh tế kỹ thuật chính nhằm tăng cường khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và của toàn tổng công ty. Trên cơ sở khái niệm trên tổng công ty có một số đặc điểm sau đây:
- Tổng công ty Nhà nước là loại hình doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn được thành lập trên cơ sở liên kết kinh tế của các công ty Nhà nước và các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên sự liên kết kinh tế này được thực hiện dưới các hình thức khác nhau để hình thành lên các tổng công ty khác nhau:
- Tổng công ty Nhà nước có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổng công ty (trừ tồng công ty do các công ty tự đầu tư thành lập)
- Vốn của tổng công ty cơ bản thuộc sở hữu Nhà nước.
- Tổng công ty Nhà nước là doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý theo mô hình có HĐQT.
2.8.2. Các loại hình tổng công ty Nhà nước:
a) Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập. Đây là hình thức liên kết kinh tế và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường tích tụ tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị ulắnn viên và của toàn tổng công ty. Sự liên kết theo hình thức này tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị thành viên trong tổ chức quản lý kinh doanh, nghĩa là quan hệ giữa các đơn vị thành viên không là quan hệ sở hữu về vốn. Nhà nước là chủ sở hữu đối với tổng công ty. Tổng công ty bao gồm các đơn vị thành viên sau đây:
- Các đơn vị do tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ: như công ty thành viên hạch toán độc lập, đơn vi hạch toán phụ thuộc, đơn vị sự nghiệp các công ty TNHH Nhà nước một thành viên được chuyển đổi từ các thành viên hạch toán độc lập và đơn vỉ sự nghiệp, công ty tài chính trong trường hợp cần thiết.
- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn góp chi phối của tổng công ty.
Cơ sở pháp lý cho tổng công ty loại này là mục 1 Chương 5 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003.
b) Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập: Là hình thức liên kết thông qua đầu tư, góp vốn của công ty Nhà nước quy mô lớn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ với các doanh nghiệp khác trong đó công ty Nhà nước (công ty mẹ) giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác (công ty con), vì vậy quan hệ giữa công ty mẹ và các thành viên là quan hệ sở hữu về vốn trong đỏ công ty mẹ nắm quyền chi phối các công ty con. Cơ sở pháp lý điều chỉnh tổng công ty này là mục 2 Chương 5 Luật Doanh nghiệp -Nhà nước năm 2003.
c) Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước là tổng công ty được thành lập để thực hiện quyền. nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty TNHH Nhà nước một thành viên chuyển đổi từ các công ty Nhà nước độc lập và các công ty TNHH Nhà nước một thành viên do mình thành lập; thực hiện chức năng đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp đã chuyển đổi sở hữu hoặc hình thức pháp lý từ các công ty Nhà nước độc lập.
Tóm lại, công ty Nhà nước là loại hình doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và được điều chỉnh bằng Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003. Tuy nhiên trong quá trình hoàn thiện pháp luật về các doanh nghiệp, Nhà nước có chủ trương thống nhất điều chỉnh các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế bằng Luật Doanh nghiệp. Ngày 29/11/2005 Quốc hội đã thông qua Luật Doanh nghiệp thống nhất. Theo Luật DN năm 2005 quy định về chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH, công ty cổ phần đế hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Thời hạn chuyển đổi là 4 năm kể từ ngày Luật Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực (xem Điều 166 Luật Doanh nghiệp năm 2005)
3. Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước và đối với vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp khác:
3.1 Quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với công ty Nhà nước.
Công ty Nhà nước do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn điều lệ cho nên Nhà nước là chủ sở hữu công ty Nhà nước, vì vậy Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty Nhà nước. Theo mục 2 Chương 6 Luật Doanh nghiệp Nhà nước chủ sở hữu Nhà nước có các quyền nghĩa vụ sau đây:
- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty; tuyển chọn, bổ nhiệm. miễn nhiệm. chế độ lương, thưởng của Chủ tịch Hội đồng quản trị thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty, phê duyệt sửa đổi bổ sung điều lệ công ty.
- Quyết định mục tiêu, chiến lược và định hướng kế hoạch phát triển cống ty; quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn theo Điều 26 và Điều 30 Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 2003 quyết định các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và các hợp đồng thương mại khác vượt quá mức vốn điều lệ công ty;
- Quyết định mức vốn đầu tư ban đầu, mức vốn điều lệ và điều chinh mức vốn điều lệ của công ty
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
- Có nghĩa vụ đẩu tư đủ vốn điều lệ cho công ty;
- Tuân thủ điều lệ của công ty;
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trọng phạm vi số vốn điều lệ của công ty;
- Tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu;
Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của công ty; không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty;
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ nói trên Nhà nước phân cấp cho Chính phủ, Bộ Tài chính, các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh các quyền và nghĩa vụ nhất định xem từ Điều 65 đến Điều 68 Luật Doanh nghiệp Nhà nước ).
3.2. Quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu đối với vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp khác:
Nhà nước có quyền và nghĩa vụ đối với các loại vốn Nhà nước đầu tư ở các doanh nghiệp khác:
- Vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, giá trị tài sản hữu hình hoặc vô hình thuộc sở hữu cửa cả công ty Nhà nước được công ty đầu tư hoặc góp vốn vào công ty khác;
- Vốn từ ngân sách Nhà nước đầu tư góp vào công ty khác giao cho công ty Nhà nước quản lý;
- Giá trị cổ phần hoặc vốn Nhà nước góp tại các công ty Nhà nước đã cổ phần hoá, công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH có hai thành viên trở lên;
- Vốn do công ty Nhà nước vay để đầu tư,
- Lợi tức được chia do Nhà nước hoặc công ty Nhà nước đầu tư góp vốn ở các công ty khác dùng để tái đầu tư vào công ty đó;
- Các loại vốn khác.
Để thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với các loại vốn nói trên nhà nước trao quyền, nghĩa vụ cho các Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Hội đồng quản trị của tổng công ty hoặc công ty Nhà nước thực hiện chức năng quyền hạn, nghĩa vự và trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước (xem từ điều 70 đến 72 Luật Doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản hưởng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước).
CHƯƠNG VIII
HỢP TÁC XÃ
1Những vấn đề chung về hợp tác xã
Hợp tác xã là hình thức tổ chức kinh tế tập thể được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và khuyến khích phát triển ngay từ những năm đâu thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Khác với các loại hình doanh nghiệp được pháp luật nước ta ghi nhận, hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác và xã hội cao. Hơn 50 năm kể từ ngày hợp tác xã đầu tiên được thành lập, qua nhiều giai đoạn phát triển, các hợp tác xã ở Việt Nam luôn tự đối mới với qui mô ngày càng ở rộng và phạm vi hoạt động ngày càng phong phú để đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế. Đặc biệt với sự ra đời của Luật Hợp tác xã năm 1996 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã kiểu mới ở nước ta.
"Tuy nhiên, trong trong thời gian thực hiện Luật Hợp tác xã đã có nhiều thay đổi về khung pháp lý đối với các loại hình tổ chức kinh tế khác theo hướng ngày càng thông thoáng hơn nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần được quyền tự do kinh doanh và phát triển trong các lĩnh vực mà pháp luật không cấm". Mặt khác, một số qui định của Luật Hợp tác xã: định nghĩa hợp tác .xã; về đối tượng tham gia hợp tác xã; thủ tục đăng ký kinh doanh; tổ chức quản lý hợp tác xã . . . đã bộc lộ nhiều hạn chế. Chính vì lẽ đó, ngày 26 tháng 11năm 2003 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Hợp tác xã sửa đổi, bổ sung Luật Hợp tác xã hiện hành. .
1.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp tác xã
1.1.1 Khái niệm
"Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sàn xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật" .
Khác với Luật Hợp tác xã năm 1996, xem hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể của những người lao động, Luật Hợp tác xã năm 2003 khẳng định hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế tập thê nhưng hoạt động như một loại hình doanh nghiệp. Điều đỏ được hiểu là mặc dù hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế nhưng nó có điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác, sự khác biệt này được thể hiện ở chỗ: mục đích hoạt động của hợp tác xã không chỉ là tương trợ, hợp tác mà phải hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả và phải chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản bằng tài sản của hợp tác xã.
1.1.2 Đặc điểm của hợp tác xã
Từ khái niệm trên, có thể nhận thấy hợp tác xã có các đặc điểm sau:
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác, tính tương trợ và tính xã hội.
Là một tổ chức kinh .tế nên hợp tác xã được thành lập chủ yếu để tiến hành các hoạt động kinh doanh, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một chủ thể kinh doanh theo qui định của pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, khác với các loại hình doanh nghiệp khác (công ty trách nhiệm. hữu hạn, công ty cổ phần), ngoài chức năng tiến hành các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hợp tác xã mang tính hợp tác và tính cộng đồng cao. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do các thành viên tự nguyện liên kết với nhau vì nhu cầu, mục đích chung, thông qua hoạt động của hợp tác xã, xã viên giúp đỡ, hỗ trợ nhau thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thực hiện các chính sách xã hội của Nhà nước.
- Sở hữu trong hợp tác xã là sở hữu tập thể
Theo qui định tại Điều 208 Bộ luật dân sự năm 2005, Điều 35 và Điều 36 Luật Hợp tác xã năm 2003 thì tài sản cửa hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể. Theo đó, tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của xã viên, thu nhập hợp pháp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, được hỗ trợ từ các .nguồn khác phù hợp với qui định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu tập thể.
Như vậy mặc dù tài sản của hợp tác xã và công ty đều được hình thành từ phần vốn góp của xã viên, của thành viên công ty, nhưng tính chất sở hữu trong công ty và hợp tác xã là không giống nhau. Sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần là sở hữu chung theo phần..
- Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân
Hợp tác xã hội đủ các điều kiện của một pháp nhân được qui định tại Điều 84 Bộ luật dân sự và tư cách pháp nhân của hợp tác xã đã được khẳng định tại Điều 1 Luật Hợp tác xã: "Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân. . .".
Cụ thể:
+ Hợp tác xã tiến hành đăng ký kinh doanh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
+ Hợp tác xã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
+ Hợp tác xã có tải sản độc lập với các cá nhân, tổ chức khác
+ Hợp tác xã nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã là một nội dung cơ bản để phân biệt với những loại hình doanh nghiệp khác. Các hợp tác xã trên thế giới (trong đó có Việt Nam) đều được tổ chức và hoạt động theo 7 nguyên tắc mà Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA) lần thứ 3 1từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 9 năm 1995 đề ra. Đó là:
- Tự nguyện và rộng mở đối với những người muốn trở thành xã viên hợp tác xã
- Xã viên kiềm soát một cách dân chủ
- Xã viên tham gia vào hoạt động kinh tế của hợp tác xã
- Độc lập và tự chủ
- Giáo dục, đào tạo thông tin
- Hợp tác giữa các hợp tác xã
- Quan tâm đến cộng đồng
Trong 7 nguyên tắc trên thì 6 nguyên tắc đầu được đề ra từ năm 1966, nguyên tắc thứ 7 được bổ sung thêm vào năm 1995 cho phù hợp với vai trò của hợp tác xã là: góp phần vào sự phát triển của cả cộng đồng. .
Trên tinh thần tiếp thu các nguyên tắc mà Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế đề ra, Điều 5 Luật Hợp tác xã năm 2003 qui định hợp tác xã Việt Nam được tổ chức quản lý bởi các nguyên tắc sau:
1.2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Nội dung của nguyên tắc này ghi nhận: mọi công dân Việt Nam thỏa mãn các điều kiện theo qui định của Luật Hợp tác xã, tán thành điều lệ hợp tác xã và có nhu cầu đều có thể trở thành xã viên, đồng thời khi thấy không cần tham gia hợp tác xã nữa thì xã viên có quyền xin ra khỏi hợp tác xã theo các điều kiện được qui định tại Điều lệ của hợp tác xã.
1.2.2. Nguyên tắc dân chủ, bình đẳng và công khai
Mọi xã viên đều có quyền tham gia quản lý, kiểm tra, giám sát hợp tác xã. Những người quản lý hợp tác xã là những người được bầu thông qua bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong hợp tác xã, người góp vốn nhiều hay góp vốn ít đều có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã và bình đẳng với nhau trong biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội xã viên. Điều đó có nghĩa là quyền biểu quyết của xã viên trong Đại hội xã viên không phụ thuộc vào phần vốn góp của họ trong hợp tác xã, tức là khi biểu quyết mỗi xã viên chỉ có một lá phiếu.
Theo qui định của Luật Hợp tác xã, phương hướng sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối và những vấn đề khác được qui định trong Điều lệ hợp tác xã đều được thực hiện công khai.
1.2. 3. Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi
Hợp tác xã được quyền chủ động quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh, tự quyết định về phân phối, thu nhập đảm bảo hợp tác xã và xã viên cùng có lợi.
Là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hợp tác xã chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản lượng tài sản của hợp tác xã.
1.2. 4. Hợp tác và phát triển cộng đồng
Hợp tác xã được thành lập nhằm phát huy sức mạnh của từng xã viên và của tập thể để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Chính vì vây, hoạt động của hợp tác xã ngoài mục đích thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của xã viên còn góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn thể cộng đồng
2. Thành lập, đăng ký kinh doanh
2.1 Thủ tục thành lập hợp tác xã
Bước I: Khởi xướng việc thành lập hợp tác xã
Hợp tác xã được hình thành bắt đầu từ ý tưởng của các cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân, đó là những người khởi xướng và tham gia thành lập hợp tác xã hay còn gọi là sáng lập viên. Sảng lập viên là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đại diện có đủ thẩm quyền của pháp nhân, hộ gia đình, có hiểu biết về pháp luật hợp tác xã. Như vậy, ai đủ tiêu chuẩn và điều kiện làm xã viên thì đều có thể trở thành sáng lập viên của hợp tác xa.
Các sáng lập viên phải tiến hành các công việc sau:
- Các sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở, phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.
- Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cẩu tham gia hợp tác xã; xây dựng phương hướng sán xuất, kinh doanh; dự thảo Điều lệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.
Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã
Do các sáng lập viên đảm nhiệm.
- Thành phần tham gia hội nghị
Là các sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nguyện vọng trở thành xã viên.
- Nội dung hội nghi
+ Thảo luận và. thống nhất về phương hướng sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, kế hoạch hoạt động của hợp tác xã, dự thảo Điều lệ hợp tác xã, tên, biểu tượng của hợp tác xã và lập danh sách xã viên.
+ Hội nghị thảo luận và biểu quyết các vấn đề theo qui định tại khoản 3 Điều 11Luật Hợp tác xã.
2.2. Đăng ký kinh doanh
2.2.1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
- Đơn đăng ký kinh doanh Điều lệ hợp tác xã;
- Danh sách số lượng xã viên, Ban quản trị và Ban kiểm soát
- Biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã;
2.2.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
Hợp tác xã có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính. Việc lựa chọn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hay cấp huyện tùy theo điều kiện của hợp tác xã.
2. 2. 3. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi hợp tác xã có đủ các điều kiện đăng ký kinh doanh mà pháp luật quy định thì cơ quan đăng ký kinh doanh mà hợp tác xã đã chọn phải cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã.
2. 2. 4. Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện phải xem xét và cấp cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã.
Kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động. Riêng đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà hợp tác xã đăng ký hoạt động thì hợp tác xã được quyền kinh doanh những ngành, nghề đó khi có giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đi vào hoạt động, hợp tác xã có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và doanh nghiệp trực thuộc theo qui định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng có quyền từ chối việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu hợp tác xã không bảo đảm đủ điều kiện qui định tại khoản 1Điều 15 Luật Hợp tác xã.
3. Quy chế xã viên hợp tác xã
Xã viên hợp tác xã là nhân tố quyết định sự hình thành và tồn tại của hợp tác xã. Để đảm bảo sự ra đời của hợp tác xã một cách hợp pháp, bảo vệ lợi ích chính đáng của xã viên, để phân biệt xã viên với người làm thuê, pháp luật hợp tác xã qui định rất chi tiết về qui chế xã viên hợp tác xã.
3.1. Xác lập tư cách xã viên
- Điều kiện trở thành xã viên:
Xã viên hợp tác xã bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có góp vốn, góp sức vào hợp tác xã. Muốn gia nhập hợp tác xã để trở thành xã viên hợp tác xã thì các nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải đảm bảo các điều kiện và thủ tục do Luật Hợp tác xã qui định.
Điều kiện trở thành xã viên của mỗi đối tượng được qui định tại Điều 22 Luật Hợp tác xã như sau:
Thứ nhất: Xã viên là cá nhân
+ Là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ .
+ Có góp vốn, góp sức vào hợp tác xã
+ Tán thành Điều lệ hợp tác xã và tự nguyện gia nhập hợp tác
Tuy nhiên, xã viên hợp tác xã là những người tạo nên hợp tác xã được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với hợp tác xã nên pháp luật qui định các đối tượng sau đây không được làm xã viên hoặc không được tham gia quản lý và điều hành hợp tác xã:
+ Cán bộ công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên nhưng không được trực tiếp tham gia quản lý và điều hành hợp tác xã
+ Cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước không được làm xã viên.
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong lực lượng vũ trang không được làm xã viên.
Thứ 2: Xã viên là hộ gia đình, pháp nhân
+ Nếu xã viên là hộ gia đình, pháp nhân thì tham gia hợp tác xã thông qua người đại diện.
+ Người đại diện cho hộ gia đình. pháp nhân phải đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện như đối với xã viên là cá nhân.
- Các hình thức xác lập ni cách xã viên
Để trở thành xã viên, cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân phải góp vốn. Đây là điều kiện bắt buộc đối với xã viên khi tham gia mọi loại hình hợp tác xã. Việc góp vốn vào hợp tác xã thông qua các cách thức sau:
+ Góp vốn trực tiếp
+ Nhận chuyển nhượng phần vốn góp của xã viên.
+ Được hưởng thừa kế mà người đế lại di sản thừa kế
là xã viên hợp tác xã.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của xã viên
Quyền và nghĩa vụ của xã viên là bộ phận cấu thành qui chế xã viên hợp tác xã. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế do xã viên góp vốn, góp sức tạo nên. Xã viên khi tham gia hợp tác xã, ngoài mục đích tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ họ còn thể hiện sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để nhằm hoàn thành mục tiêu chung mà nếu như từng xã viên hoạt động riêng lẻ thì sê khó hoặc không đạt được. Chính vì vậy, Luật Hợp tác xã qui định xã viên hợp tác xã cũng có các quyền và nghĩa vụ như thành viên của công ty, và một số quyền và nghĩa vụ khác mang tính chất đặc thù phù hợp với bản chất của hợp tác xã. Các quyền cụ thê của xã viên được qui định tại Điều 18 Luật Hợp tác xã.
Tương ứng với các quyền, xã viên phải thực hiên các nghĩa vụ đối với hợp tác xã. Các nghĩa vụ được qui định này liên quan đến các vấn đề cụ thể như: góp vốn, chấp hành Điều lệ hợp tác xã, chịu trách nhiệm về khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, khoản lỗ của hợp tác xã, việc thực hiện các cam kết đối với hợp tác xã. . . các quyền cụ thể được qui định tại Điều 19 của Luật Hợp tác xã.
3.3. Chấm dứt tư cách xã viên.
Chấm dứt tư cách xã viên là kết thúc mối quan hệ giữa xã viên với hợp tác xã. Tư cách xã viên chấm dứt trong các trường hợp theo qui định của pháp luật và các trường hợp khác do Điều lệ quy định Việc giải quyết quyền và nghĩa vụ của xã viên trong các trường hợp trên được giải quyết theo Điều lệ hợp tác xã.
Thứ nhất: Các trường hợp do pháp luật qui định
Xã viên chết
Khi xã viên là cá nhân bị chết thì tư cách xã viên đương nhiên chấm dứt. Quyền và nghĩa vụ của xã viên này sê được giải quyết theo qui định của pháp luật thừa kế.
- Xã viên là cá nhân bị mất tích
Đó là các trường hợp được qui định tại Điều 78 Bộ luật dân sự. Trong trường hợp này vốn góp và các quyền về tài sản của xã viên được giải quyết theo qui định tại Điều 79 Bộ luật dân sự.
- Xã viên mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo qui định tại Điều 22 và Điều 23 Bộ luật dân sự khi xã viên là cá nhân bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì họ không thể thực hiện được các quyền của mình cũng như không thể thực hiện được các nghĩa vụ đối với hợp tác xã. Do đó tư cách xã viên của người này sẽ chấm đứt. Vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ sẽ được giải quyết theo qui định của Luật Hợp tác xã và của Điều lệ
- Xã viên là pháp nhân bị giải thể phá sản; pháp nhân, hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo qui định của Điều lệhợp tác xã.
Đối với trường hợp này, hợp tác xã phải trả vốn góp và thanh toán các quyền lợi khác cho pháp nhân, hộ gia đình.
- Xã viên được chấp nhận ra hợp tác xã theo qui định của Điều lệ hợp tác xã.
Việc chấm dứt tư cách xã viên trong trường hợp này là hoàn toàn tự nguyện và được hợp tác xã chấp nhận tại Đại hội xã viên.
- Xã viên chuyển nhượng hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ cho khác theo qui định của Điều lệ hợp tác xã
Đối với trường hợp này, người nhận chuyển nhượng sẽ trở thành xã viên, do vậy hợp tác xã không phải thanh toán vốn góp và các quyền lợi khác cho người chuyển nhượng.
- Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ.
Khi xã viên vi phạm nghĩa vụ của xã viên hoặc nghĩa vụ công tác sẽ bị khai trừ ra khỏi hợp tác xã. Điều đó có nghĩa là tư cách xã viên của họ chấm dứt, hợp tác xã sẽ trả lại vốn góp và quyền lợi khác cho xã viên này.
Thứ 2: Các trường họp khác do Điều lệ hợp tác xã qui định
Ngoài các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên theo qui định của pháp luật, Điều lệ của hợp tác xã có thể qui định các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên.
4. Tổ chức quản lý hợp tác xã
Việc tổ chức và quản lý hợp tác xã được qui định từ Điều 21 đến Điều 30 Luật Hợp tác xã. Với những đặc trưng trong nguyên tắc tổ chức và hoạt động, việc tổ chức và quản lý hợp tác xã cũng có sự khác biệt với các loại hình doanh nghiệp khác, trong đó xuyên suốt là nguyên tắc quản lý dân chủ và bình đằng.
Theo qui định của Luật Hợp tác xã, bộ máy quản lý hợp tác xã gồm hai loại cơ quan: cơ quan quản lý và cơ quan điều hành hợp tác xã Việc lựa chọn để thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành hoặc thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành là quyền của hợp tác xã
4.1. Hợp tác xã thành lập bộ máy quản lý và điều hành chung
Theo mô hình này bộ máy quản lý hợp tác xã bao gồm:
4.1.1. Đại hội xã viên
Đây là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong hợp tác xã Đại hội xã viên có thể được tiến hành dưới hình thức Đại hội xã viên hay Đại hội đại biểu xã viên. Đại hội đại biểu xã viên được tiến hành đối với hợp tác xã có nhiều xã viên, việc cử xã viên tham dự.
Đại hội đại biểu xã viên phải theo đúng qui định tại khoản i và khoản 2 Điều 11Nghị định của Chính phủ số 177/2004/NĐ – CP ngày 12 thánh 10 năm 2004. Điều lệ hợp tác xã qui định thể thức bầu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu xã viên.
Thành phần tham gia Đại hội xã viên? điều kiện hợp lệ của Đại hội xã viên, nội dung của ĐẠI hội xã viên, thể thức và nguyên tắc biểu quyết được qui định tại các Điều 21, 22, 23, 24 Luật Hợp tác xã.
Đại hội xã viên hay Đại hội đại biểu xã viên có quyền và nghĩa vụ như nhau.
4. 1. 2. Ban quản trị và chủ nhiệm hợp tác xã
Là cơ quan quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Thành phần Ban quản trị gồm Trưởng ban và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quàn trị do Điều lệ hợp tác xã qui định. Tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị được qui định tại Điều 26 Luật Hợp tác xã như sau:
- Thành viên Ban quản trị phải là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt có trình độ năng lực quản lý hợp tác-xã.
- Thành viên Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kê toán trưởng, thủ quỹ hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của bọ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) do Điều lệ hợp tác và qu định.
Ban quản trị có các nhiệm vụ và quản hạn được qui định tại khoản 1Điều 27 Luật Hợp tác xã. ..
Ban quản trị làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số Ban quản trị chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên về các quyết định của mình.
Như vậy ở mô hình quản lý và điều hành chung, Trưởng ban quản trị kiêm chủ nhiệm hợp tác xã và là xã viên. Do đó, ở mô hình này không có sự phân biệt giữa cơ quan quản lý (Ban quản trị) và cơ quan điều hành (Chủ nhiệm) (xem Điều 27 Luật Hợp tác xã).
4.1.3. Ban kiểm soát
Là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã. Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên Ban kiềm soát Luật Hợp tác xã không qui định mà dành cho điều lệ Những hợp tác xã nào có ít xã viên thì chi bấu một Kiểm soát viên. Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát tương tự như tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị.
4.2. Hợp tác xã thành lập bộ máy quản lý và điều hành riêng
Theo mô hình này, bộ máy quản lý hợp tác xã bao gồm các cơ
quan như mô hình trên, nhưng có sự tách bạch giữa cơ quan quản lý
(Ban quản trị) và cơ quan điều hành (Chủ nhiệm hợp tác xã).
Ban quản trị bố nhiệm hoặc ký hợp đồng với chủ nhiệm Hợp
tác xã đồng thời bổ nhiệm các phó chủ nhiệm. Chủ nhiệm và các Phó
chủ nhiệm là cơ quan điều hành. hợp tác xã. Chủ nhiệm có thể là xã
viên (bồ nhiệm) hoặc không phải là xã viên (ký hợp đồng). Quyền
hạn và nhiệm vụ cụ thể của Chủ nhiệm hợp tác xã được qui định tại
Điều 28 Luật Hợp tác xã.
5. Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã
Là một tổ chức kinh tế hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nên trong quá trình hoạt động hợp tác xã có các quyền và nghĩa vụ như các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khác với các loại doanh nghiệp khác, hợp tác xã hoạt động mang tính hợp tác, tương trợ và tinh xã hội nên Luật Hợp tác xã còn qui định cho hợp tác xã một số quyền và nghĩa vụ đặc thù. Các quyền và nghĩa vụ cụ thể của hợp tác xã được qui định tại Điều 6 và Điều 7 Luật Hợp tác xã
5. 1. Quyền của hợp tác xã.
C TC quyền.II của hơp tác xã được ghi nhận trong Luật Hợp tác xã đã thể hiện rõ nét ở quyền tự do kinh doanh và chủ động trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã.
Là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập với chức năng chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh tế, hợp tác xã có quyền tự quyết định các vấn đề sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Theo qui định của pháp.luật, hợp tác xã có lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực và qui mô sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với khả năng của hợp tác xã. Để thực hiện chức đăng chủ yếu là hoạt động kinh doanh, hợp tác xã có quyền tự quyết định các vấn đề về sàn xuất, kinh doanh và tự chịu trách nhiệm và kết quả sản xuất, kinh doanh bằng chính tài sản của hợp tác xã. Các quyền của hợp tác xã được ghi nhận tại điều 6 Luật Hợp tác xã bao gồm:
Lựa chọn ngành, nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật không cấm;
Quyết định hình thức và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh hợp tác xã;
- Trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức. cá nhân trứng nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh theo qui định của pháp luật;
- Thuê lao động trong trường hợp xã viên không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của hợp tác xã theo qui định của pháp luật;
Quyết định kết nạp xã viên mới, giải quyết xã viên ra hợp tác xã, khai trừ xã viên theo qui định của Điều lệ hợp tác xã;
- Quyết định phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ của hợp tác xã;
- Quyết định khen thưởng những xã viên có nhiều thành tích trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã; thi hành kỷ luật những xã viên vi phạm Điều lệ hợp tác xã; quyết định việc xã viên phải bồi thường các thiệt hại gây ra cho hợp tác xã;
- Vay vốn của tổ chức tín dụng và huy động các nguồn vốn khác; tổ chức tín dụng nội bộ theo qui định của pháp luật;
- Được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo qui định của pháp luật;
- Từ chối yêu cầu của tổ chức cá nhân trái với qui định của pháp luật;
Khiếu nại các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã.
5.2 Nghĩa vụ của hợp tác xã:
Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh các quyền, hợp tác xã phải thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật qui định. Các nghĩa vụ được qui định tại Điều 7 của Luật Hợp tác xã vừa thề hiện sự binh đẳng của hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đồng thời thể hiện tính đặc thù của hợp tác xã - là một tổ chức kinh tế mang tính hợp tác, tính cộng đồng. Theo đó, hợp tác xã có các nghĩa vụ sau:
Sản xuất, kinh doanh đúng ngành, nghề, mặt hàng đã đăng
- Thực hiện đúng qui định của pháp luật về kế toán, thống kê và kiểm toán;
- Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật;
- Bảo toàn và phát triển vốn hoạt động của hợp tác xã; quản lý và sử dụng đất được Nhà nước giao theo qui định của pháp luật;
- Chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo qui định của pháp luật;
Bảo vệ môi trường, môi sinh, cảnh quan, di tích lịch sử - văn hóa và các công trình quốc phòng, an ninh theo qui định của pháp luật.
- Bảo đảm các quyền của xã viên và thực hiện các cam kết kinh tế đối với xã viên;
Thực hiện các nghĩa vụ đôi với xã viên trực tiếp lao động cho hợp tác xã và người lao động do hợp tác xã thuê thèo qui định của pháp luật về lao động; khuyến khích và tạo điều kiệnđể người lao động trở thành xã viên.
- Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho xã viên là cá nhân và người lao động làm việc thường xuyên cho hợp tác xã theo qui định của Điều lệ hợp tác xã phù hợp với qui định của pháp luật về bảo hiểm; tổ chức cho xã viên không thuộc đối tượng trên tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
- Chăm lo giáo dục, đảo tạo, bồi dưỡng, nâng cao trinh độ hiể biết của xã viên, cung cấp thông tin để mọi xã viên tích cực tham gia xây dựng hợp tác xã;
- Các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật
- Chế độ tài sản và tài chính của hợp tác xã
Toàn bộ nội dung này được qui định tại Chương V của Luật Hợp tác xã năm 2003. Đây cũng là sự ghi nhận về sự đổi mới pháp luật hợp tác xã ở nước ta, bao gồm các qui định cụ thê về góp vốn, huy động vốn, tài sản của hợp tác xã, trích lập các qũy, phân phối lãi …
6. Vốn của hợp tác xã.
Tài sàn của hợp tác xã được hình thành từ vốn hoạt động của hợp tác xã, bao gồm các nguồn sau:
6.1.1 Vốn góp của xã viên
Góp vốn là nghĩa vụ của xã viên khi tham gia hợp tác xã. Phần vốn góp của xã viên có thể bằng tiền hoặc giá trị tài sản (khoản 1Điều 4 Luật Hợp tác xã). Tổng số vốn góp của các xã viên sẽ tạo thành vốn điều lệ chia hợp tác xã.
6. 1. 2. Vốn tự tích lũy của hợp tác xã
Trong quá trình hoạt động sàn xuất kinh doanh, dịch vụ từ khoản lãi thu được, hợp tác xã sẽ tự tích lũy vốn. Đây được coi là nguồn vốn tự có của hợp tác xã, được sử dụng để mua sắm tài sản.
6.1.3 Vốn huy động
Là một tổ chức kinh tế nên trong quá trình hoạt động, hợp tác xã được quyền huy động vốn bằng việc vay ngân hàng, bổ sung vốn góp của xã viên. . . theo qui định của pháp luật và theo quyết định của Đại hội xã viên. :
Vốn của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ ba nguồn trên. Ngoài ra trong quá trình hoạt động hợp tác xã có thể nhận nguồn trợ cấp của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tài trợ. Nguồn này hợp tác xã được sử dụng theo sử thỏa thuận của các bên và theo qui định của pháp luật.
6. 2. Tài sản của hợp tác xã
Tài sản của hợp tác xã được hình thành từ vốn hoạt động của hợp tác xã. Trong hợp tác xã có khối tài sản chung: công trình phục vụ sản xuất công trình vãn hóa, xã hội.kết cấu hạ tầng phục vụ cho cộng đồng dân cư được hình thành từ quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi của hợp tác xã, các nguồn do Nhà nước trợ cấp, quà biếu, tặng của các tổ chức trong và ngoài nước.
6.3. Các lũy của hợp tác xã
- Mọi hợp tác xã đều phải lập quỹ phát triển sản xuất và quỹ dự phòng.
- Việc trích lập các loại quỹ khác do Điều lệ hợp tác xã và Đại hội xã viên quy định Phù hợp điều kiện cụ thể của từng loại hình hợp tác xã.
Đại hội xã viên quyết định việc trích lập các quỹ phù hợp với qui định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã qui định mục đích, phương thức quản lý và sử dụng các quỹ.
7. Phân phối lãi
Xuất phát từ đặc điểm của hợp tác xã là hoạt động như một loại hình doanh nghiệp nhưng mang tính cộng đồng, nên việc phân phối lãi trong hợp tác xã phải tuân thủ nguyên tắc: đảm bảo sự phát triển của hợp tác xã và quyền lợi của xã viên. Chính vì vậy, lãi thu được của hợp tác xã trong quá trình hoạt động sau khi trừ đi các chi phí sản xuất, kinh doanh, trích lập các quỹ của hợp tác xã thì phần còn lại sẽ được chia cho xã viên theo phần vốn góp, công sức đóng góp và mức đợ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Cụ thể việc phân phối lãi trong hợp tác xã dựa vào các yếu tố sau:
- Xã viên góp vốn vào hợp tác xã
- Góp sức lao động trong hợp tác xã
Hợp tác xã cung cấp các dịch vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã viên.
8. Tổ chức lại, giải thể hợp tác xã
8.1 Tổ chức lại
Tổ chức lại hợp tác xã là một nội dung quan trọng trong Luật Hợp tác xã, bởi vì cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, hợp tác xã luôn vận động và phát triển. Các qui định của pháp luật về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hợp tác xã một mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của hợp tác xã, mặt khác đảm bảo việc quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
8.1.1 Thẩm quyền tổ chức lại
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế được quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và bình đẳng. Do đó, việc tổ chức lại hợp tác xã phải do Đại hội xã viên quyết định. Trên cơ sở đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo chấp thuận hay không chấp thuận.
8.1.2. Các biện pháp tổ chức lại
8. 1. 2. 1. Chia hợp tác xã .
Là biện pháp tổ chức lại, theo đó hợp tác xã được tổ chức lại (hợp tác xã bị chia) được chia thành 2 hay nhiều hợp tác xã, từ đó cho ra đời nhiều hợp tác xã mới (hợp tác xã được chia) và kết thúc sự tồn tại của hợp tác xã bị chia.
8.1.2.2. Tách hợp tác xã
Là biện pháp tổ chức lại, theo đỏ hợp tác xã được tổ chức lại (hợp tác xã bị tách) được tách thành 2 hay nhiều hợp tác xã từ đó cho ra đời một hay một sổ hợp tác xã mới (hợp tác xã được tách). Sau khi tách, hợp tác xã bị tách vẫn tồn tại.
Như vậy, với việc chia, tách hợp tác xã sẽ làm tăng số lượng hợp tác xã trên thị trường.
8.1. 2. 3. Hợp nhất hợp tác xã
Hai hay nhiều hợp tác xã (hợp tác xã bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành 1 hợp tác xã mới, bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ của mình sang một hợp tác xã mới do họ cũng thành lập (hợp tác xã hợp nhất) đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các hợp tác xã bị hợp nhất.
8.1.2.4. Sáp nhập họp tác xã
Là việc 1hoặc một số hợp tác xã (hợp tác xã bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của mình sang 1 hợp tác xã (hợp tác xã sáp nhập), đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các hợp tác xã bị sáp nhập.
Với việc hợp nhất và sáp nhập thì sổ lượng hợp tác xã trên thị trường sẽ giảm nhưng sẽ làm tăng qui mô của chúng.
8.2. Giải thể
Là chấm dứt hoạt động cửa hợp tác xã theo một thủ tục hành chính, do ủy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiến hành.
Có 2 trường hợp giải thể hợp tác xã: giải thể tự nguyện và giải thể bắt buộc. Theo qui định tại khoản 1và khoản 2 Điều 42 việc giải thể tự nguyện hay bắt buộc đều phải được ủy ban nhân dần đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chấp nhận hay không chấp nhận
Có nhiều lý do dẫn đến giải thể hợp tác xã: đã hoàn thành mục tiêu đặt ra lúc thành lập hợp tác xã, hết thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ, hợp tác xã không muốn kinh doanh do bị thua lỗ và các trường hợp bị úy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh buộc phải giải thể do hợp tác xã vi phạm pháp luật .
8.2.1. Giảithểtựnguyện
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tự chủ do các cá nhân, hộ gia đình pháp nhân tự nguyên lập ra. Do đó, xã viên hợp tác xã có quyền chấm dứt sự tồn tại của hợp tác xã thông qua việc biểu quyết tại Đại hội xã viên. Đây là trường hợp giải thể do hợp tác xã tự quyết định. Mặc dù đây là trưởng lợp giải thể theo ý chí của hợp tác xã, nhưng để đảm bảo quyền lợi của xã viên, của đối tác và chủ nợ nên khi giải thề hợp tác xã cũng phải thực hiện đúng các qui định của pháp luật, có nghĩa là việc giải thể hợp tác xã chỉ được thực hiện khi có nghi quyết của Đại hội xã viên và được ủy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chấp thuận. .
Trình tự, thủ tục giải thể tự nguyện
Bước 1
- Hợp tác xã phải triệu tập Đại hội xã viênđể thông qua nghị quyết về việc giải thể.
- Hợp tác xã phải gửi đơn xin giải thể và nghị quyết của Đại hội xã viên đến cơ quan đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã đồng thời đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong ba số liên tiếp về việc xin giải thể, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng.
Bước 2
Cơ quan đăng ký kinh doanh nhận đơn phải ra thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận việc xin giải thể của hợp tác xã.
Bước 3
Sau khi nhận được thông báo chấp thuận việc xin giải thể của cơ quan đăng ký kinh doanh, hợp tác xã phải xử lý vốn, tài sản theo qui định của Luật Hợp tác xã, thanh toán các khoản chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp và giải quyết các quyền lợi cho xã viên theo qui định của Điều lệ hợp tác xã.
8. 2. 2. Giải thể bắt buộc
Đó là việc giải thể theo quyết định của ủy ban nhân dân đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi rơi vào những trường hợp mà pháp luật qui định bắt buộc phải giải thể. Như vậy, khác với giải thể tự nguyện, việc giải thể bắt buộc hợp tác xã không cần làm đơn xin giải thể.
Thẩm quyền quyết định giải thể bắt buộc
Ủy ban nhân dân nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
b. Các tổng hợp giải thể bắt buộc
- Sau mười hai tháng kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đãng ký kinh doanh mà họp tác xã không liến hành hoạt động;
- Hợp tác xã ngưng hoạt động trong mười hai tháng liền;
- Trong thời hạn mười tám tháng liền, hợp tác xã không tổ chức Đại hội xã viên thường kỳ mà không có lý do chính đảng;
- Các trường hợp khác theo qui định của pháp luật
c Trình tự. thú tục giải thể bắt buộc
Bước 1
Ủy ban nhân dân ra quyết định giải thể lập Hội đồng giải thể và chỉ định Chủ tịch Hội đồng để tổ chức việc giải thể hợp tác xã.
Bước 2
Hội đồng giải thể đăng báo địa phương nơi hợp tác xã hoạt động trong ba số liên tiếp về việc quyết định giải thể hợp tác xã; thông báo trình tự, thủ tục, thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng, xử lý vốn, tài sản theo qui định của Luật Hợp tác xã, thanh toán các khoản chi phí cho việc giải thể, trả vốn góp và giải quyết các quyền lợi cho xã viên theo qui định của Điều lệ hợp tác xã.
Kể từ ngày hợp tác xã nhận được thông báo giải thể, cơ quan đăng ký kinh doanh đã cấp giấy chứng hận đăng ký kinh doanh phải thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký kinh doanh.
8.3. Phá sản hợp tác xã
Hợp tác xã không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm. vào tình trạng phá sản.
Việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phả sản hợp tác xã được thực hiện theo Luật Phá sản năm 2004.
9. Liên hiệp hợp tác xã và liên minh hợp tác xã
9.1. Liên hiệp h tác xã
Liên hiệp hợp tác xã hình thành dựa trên sự liên kết của các hợp tác xã có nhu cầu và hoàn toàn tự nguyện. Như vậy, thành viên của Liên hiệp hợp tác xã là các hợp tác xã.
Liên hiệp hợp tác xã có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có tài sản riêng và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Giống như hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã cũng là một tổ chức kinh tế được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã được thành lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của hợp tác xã thành viên.
9.2. Liên minh hợp tác xã
Liên minh hợp tác xã là tổ chức phi chính phủ do các hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã trong cùng ngành hoặc các ngành kinh tế khác nhau tự nguyện thành lập nên.
Liên minh hợp tác xã được thành lập ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Liên minh hợp tác xã có chức năng được qui định tại Điều 44 Luật Hợp tác xã.
Như vậy, khác với Liên hiệp hợp tác xã, liên minh hợp tác xã không có chức năng sản xuất, kinh doanh. Liên minh hợp tác xã được thành lập để đại diện, tư vấn, hỗ trừ cho các hợp tác xã và Liên hiệp hợp tác xã.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tailieu.sharingvn.net Sach bai giang Chu The Kinh Doanh.doc