Giáo trình Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ

Phần IX của Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ xem xét chính sách, chương trình, sáng kiến và cơ chế hỗ trợ việc tiếp thị và thương mại hoá tài sản trí tuệ như thành lập dịch vụ tiếp thị sở hữu trí tuệ tại các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia nhằm tư vấn và hỗ trợ các tổ chức, SME và người nắm giữ tri thức truyền thống. Những dịch vụ này hỗ trợ tìm kiếm khả năng khai thác thương mại tài sản trí tuệ, xác định thị trường và áp dụng các kết quả nghiên cứu mới. CÂU HỎI 89. Hãy mô tả tất cả tổ chức công cung cấp dịch vụ và hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiếp thị, bao gồm nghiên cứu thị trường, thương hiệu, thiết kế đồ hoạ, lôgô, Các tổ chức này có hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc các loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác không? 90. Hãy cho biết các công ty tư nhân nào cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu và tiếp thị, bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế đồ hoạ, lôgô,. Các công ty này có đăng ký hay hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu hay các loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác không? 91. Ở nước bạn, có các trung tâm/công viên/vườn ươm công nghệ hoặc các dịch vụ tương tự không? Nếu có, các cơ sở trên có cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu và tiếp thị (ví dụ, nghiên cứu thị trường, sản xuất thử nghiệm, lập kế hoạch kinh doanh, cung cấp dịch vụ thông tin công nghệ cạnh tranh, tư vấn thương hiệu, tra cứu nhãn hiệu, môi giới đối tác, ) không? 92. Các doanh nghiệp nghiên cứu nhỏ có khó khăn gì trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh tại địa phương mà có thể cung cấp kỹ năng tiếp thị và thương mại hoá tại thị trường nội địa, khu vực và quốc tế không? Chẳng hạn, nếu một nhóm nghiên cứu tìm ra một sản phẩm có tính đột phá kỹ thuật về, ví dụ như năng lượng mặt trời, họ có thể tiếp cận với ai để xây dựng quan hệ đối tác để thương mại hoá công nghệ đó và tạo ra kênh phân phối cho công nghệ đó? 93. Hiện tại, có sáng kiến xây dựng thương hiệu quốc gia nào tại nước bạn không? Nếu có, hãy mô tả. Một chương trình thương hiệu quốc gia dựa vào chủ đề "xã hội tri thức" có thể áp dụng tại nước bạn không? Một chủ đề như vậy có thể liên quan đến các sản phẩm và/hoặc dịch vụ chuyên biệt (ví dụ trong lĩnh vực du lịch, du lịch giáo dục và du lịch văn hoá) không? 94. Hiện tại, có chương trình của Nhà nước hay tư nhân nào nhằm xây dựng các thương hiệu hàng đầu chuyên biệt (chẳng hạn, một chương trình của Phòng Thương mại nhằm giúp doanh nghiệp phát triển và sử dụng thương hiệu chuyên biệt để nâng cao giá trị của sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu) không? Nếu có, hãy mô tả.

pdf48 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay ở nước bạn có chiến lược, kế hoạch, chính sách quốc gia nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hoá và hoạt động sáng tạo hay không? 6. Nếu trả lời “có” đối với bất kỳ câu hỏi nào trên đây, hãy chỉ rõ tên tài liệu, ngày công bố và tác giả của tài liệu đó, cũng như nêu rõ các thông tin liên quan về tình trạng, mức độ thực hiện và những thách thức liên quan. Hãy nộp một bản sao tài liệu đó cho Nhóm công tác. 7. Nước bạn có tham gia vào các chiến lược hoặc kế hoạch của khu vực về bất cứ vấn đề nào nêu tại các câu hỏi từ 1 đến 5 không? Nếu có, hãy chỉ rõ tên, ngày ban hành và tác giả của tài liệu đó và nộp một bản sao cho Nhóm công tác. 8. Các tài liệu đề cập trong câu trả lời cho các câu hỏi từ 2 đến 7 có đề cập đến sở hữu trí tuệ như một bộ phận không? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 11 9. Các tài liệu đề cập trong câu trả lời cho các câu hỏi từ 1 đến 7 có đề cập đến sở hữu trí tuệ (hoặc việc bảo hộ các kết quả nghiên cứu hoặc cả hai) như là một tài sản kinh tế có thể phát triển, sở hữu và quản lý không? 10. Có tài liệu nào thể hiện sự cam kết của lãnh đạo cao cấp của Chính phủ về việc hỗ trợ các nhà nghiên cứu, các tác giả sáng chế, các doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu trong việc tạo ra, sở hữu và khai thác các kết quả nghiên cứu của họ không? 11. Lãnh đạo cấp cao trong Chính phủ có nhận thức được rằng tài sản trí tuệ có giá trị kinh tế vì chủ sở hữu tài sản trí tuệ có thể yêu cầu người khác trả phí cho việc sử dụng các tài sản đó, rằng tài sản trí tuệ tác động đến giá bán và giá mua hàng trên thị trường và rằng tài sản trí tuệ ảnh hưởng đến việc định giá của công ty? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. VÍ DỤ: (Các nước được xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái) — Ở Ôxtrâylia, nhiều văn bản về chính sách sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm bảo đảm các kết quả nghiên cứu và triển khai (R&D) được bảo hộ và khai thác một cách tốt nhất. Bài trình bày của Tổng Kiểm toán Ôxtrâylia có tiêu đề "Quản lý sở hữu trí tuệ trong khu vực nhà nước” là một trong số những tài liệu giàu thông tin nhất, trong đó Tổng kiểm toán khẩn thiết yêu cầu các cơ quan chính phủ nhận thức rõ tầm quan trọng của việc quản lý sở hữu trí tuệ trong khu vực nhà nước. Xem tại 4A256AE90015F69B4A256B6D00086450. Chiến lược "Nâng cao năng lực của Ôxtrâylia – Kế hoạch hành động về đổi mới cho tương lai” được Chính phủ Ôxtrâylia thông qua vào năm 2001 nhằm nâng cao năng lực của Ôtxtrâylia trong việc tạo ra các ý tưởng, tiến hành nghiên cứu và đẩy nhanh việc khai thác thương mại các ý tưởng đó; phát triển và duy trì nguồn nhân lực có trình độ 12 của Ôxtrâylia. Việc thực hiện sáng kiến này được giám sát bởi Hội đồng Khoa học và Đổi mới cấp Bộ trưởng do Thủ tướng làm Chủ tịch và nhà khoa học đầu ngành (Chief Scientist) làm cố vấn. Các bộ tham gia thực hiện chiến lược quốc gia này gồm: Bộ Giáo dục, Khoa học và Đào tạo; Bộ Công nghiệp, Du lịch và Tài nguyên; Bộ Bưu chính, Công nghệ thông tin và Nghệ thuật; Bộ Y tế và Tuổi thọ; Bộ Nông nghiệp, thuỷ sản và lâm nghiệp; (xem tại Dựa trên Chiến lược được khởi xướng năm 2001 mang tên “Nâng cao năng lực của Ôxtrâylia”, Chính phủ đã xây dựng và triển khai Chiến lược "Nâng cao năng lực của Ôxtrâylia – Xây dựng tương lai của chúng ta bằng khoa học và đổi mới" vào tháng 5/2004 (xem tại Chiến lược mới này tiếp tục khẳng định cam kết của Chính phủ đối với việc đổi mới và thương mại hoá các kết quả sáng tạo để tạo ra của cải vật chất, như một trong số những ưu tiên chiến lược của Chính phủ. Tổng hợp hai chiến lược này đã đưa đến những cam kết về ngân sách cho khoảng thời gian 10 năm từ 2/2001 đến 11/2010. Các thành quả đạt được từ việc triển khai Chiến lược này được tóm tắt trong Báo cáo về đổi mới của Chính phủ Ôxtrâylia. Mục lục của Báo cáo cho phép biết được cấu trúc của toàn bộ Chiến lược (các cơ quan tham gia, chương trình, v.v...). Để biết về Báo cáo "Nâng cao năng lực của Ôtxtrâylia năm 2003/04 – Kết quả thực, việc làm thực", xem tại gov.au/docs/BAA03-04.pdf. — Chính phủ Canađa khởi xướng Chiến lược đổi mới nhằm thúc đẩy sự đầu tư của nhà nước và tư nhân cho hạ tầng tri thức để tăng hiệu quả của hoạt động R&D. Chiến lược đổi mới được khởi xướng để giải quyết những thách thức và đáp ứng các cơ hội kinh tế nhằm đảm bảo rằng ngày càng nhiều công ty được hưởng lợi từ việc khai thác thương mại các tri thức; xây dựng một thương hiệu bản địa của Canađa và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Dựa trên các số liệu thống kê khác nhau, kể cả cuộc khảo sát về thương mại hoá tài sản trí tuệ trong ngành giáo dục đại học, tài liệu chiến lược đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của một chiến lược sở hữu trí tuệ rõ ràng trong các trường đại học, đặc biệt là đối với các dự án do Chính phủ tài trợ (xem "Để đạt được thành công: hãy đầu tư vào con người, tri thức và cơ hội"). Một tài liệu liên quan khác với tựa đề "Các vấn đề tri thức: các kỹ năng và CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 13 tri thức của người Canađa" cũng đáng đọc để hiểu rõ động lực đằng sau các sáng kiến nâng cao tri thức của người dân và người nhập cư thông qua việc đào tạo và phối hợp tốt hơn giữa các cơ quan chức năng liên quan của Chính phủ Canađa. Cả hai tài liệu này đều có tại — Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa có một chiến lược quốc gia rõ ràng về sở hữu trí tuệ. Tháng 3/2003, Thủ tướng báo cáo tại Quốc hội. Trong báo cáo hàng năm của Thủ tướng, vai trò của sở hữu trí tuệ được nhấn mạnh với ý nghĩa phát triển thương hiệu quốc gia và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, cũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và khoa học. Điều quan trọng là phải giành được quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực then chốt và tạo điều kiện thuận lợi nhằm đẩy nhanh sự chuyển đổi từ các thành tựu nghiên cứu sang năng suất được nâng cao. Xem Mục 4 ("Tiếp tục cải cách kinh tế và mở cửa hơn nữa với thế giới bên ngoài”) và Mục 6 ("Thực hiện triệt để chiến lược trẻ hoá quốc gia thông qua khoa học, công nghệ và giáo dục; và chiến lược phát triển bền vững”) trong báo cáo hàng năm của Thủ tướng đã được dịch ra tiếng Anh và công bố tại — Chiến lược của Đan Mạch về "Chính sách công nghiệp của Đan Mạch. Các xu hướng mới đối với quyền sở hữu công nghiệp" nhấn mạnh sự cần thiết của các biện pháp hộ sáng chế, nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp nhanh hơn và rẻ hơn. Chiến lược đó cũng nhấn mạnh rằng việc bảo hộ pháp lý sở hữu trí tuệ phải được thiết lập cùng với sự phát triển công nghệ và sự tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên tri thức. Xem tại — Bản “Đề cương Chính sách chiến lược về sở hữu trí tuệ” của Nhật Bản nhấn mạnh nhu cầu nâng cao tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và xuất khẩu thông qua việc tăng doanh số xuất khẩu hàng hoá dựa trên sở hữu trí tuệ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế, tăng cường cơ hội thương mại quốc tế và khu vực thông qua việc hài hoà hoá pháp luật nhằm giảm thiểu các rào cản thương mại, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực và duy trì các ngành công nghiệp chủ chốt và biến thông tin/tri thức thành một nguồn của cải quan trọng của quốc gia. Xem 14 Tháng 7/2003, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng "Chương trình chiến lược về sáng tạo, bảo hộ và khai thác tài sản trí tuệ", bao gồm một loạt các biện pháp đồng bộ cho hoạt động sáng tạo, bảo hộ và khai thác các tài sản trí tuệ với sự tham gia của Nhà nước, chính quyền địa phương, các trường đại học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp. Xem tại — Hung-ga-ri có một Kế hoạch quốc gia rõ ràng về sở hữu trí tuệ và thúc đẩy hoạt động R&D. Một số cơ quan Chính phủ liên quan điều phối chính sách khuyến khích hoạt động R&D, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), ICTs, các hoạt động sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Cơ sở của Kế hoạch này chính là sự kết hợp chặt chẽ các chính sách khác nhau trong một Kế hoạch quốc gia nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của một số ngành hoặc nhóm ngành công nghiệp ưu tiên, (chẳng hạn như công nghệ thông tin) thông qua việc hỗ trợ của Chính phủ đối với R&D, các khoản vay nhằm thúc đẩy việc đăng ký bảo hộ sáng chế ở nước ngoài, chính sách trả góp các khoản vay (khuyến khích bằng tài chính), sự phân chia trách nhiệm một cách có chiến lược giữa các cơ quan chính phủ liên quan và sự tăng nhanh đáng kể vốn đầu tư cho hoạt R&D. Một điều cần lưu ý là sự kết hợp giữa chính sách và kế hoạch này dựa trên sự phân tích thống kê về SWOT (S - mặt mạnh, W - mặt yếu, O - cơ hội và T - nguy cơ trong nền kinh tế Hung-ga-ri và so sánh với các nước trong khối OECD (đặc biệt là các nước EU mà Hung-ga-ri là thành viên từ 1/5/2004). Xem "Xây dựng các Chính sách và Chương trình đổi mới" do Bộ Giáo dục trình bày tại Documents/Balogh%20HU.ppt. — “Chiến lược Khoa học và Đổi mới năm 2001” của Bộ Thương mại và Công nghiệp Vương quốc Anh (DTI) có thể xem tại CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 15 PHẦN II. CÁC DỮ LIỆU VÀ CÔNG THỨC CHUNG 16 Phần này của Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ được sử dụng để tập hợp các số liệu thống kê và các dữ liệu về các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến sở hữu trí tuệ và việc phát triển và quản lý tài sản trí tuệ như thông tin về đơn đăng ký sáng chế và nhãn hiệu, thông tin về chuyển giao công nghệ và thương mại, phí sử dụng tài sản trí tuệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài, giá trị/định giá kinh tế và doanh thu của tài sản trí tuệ, v.v.. Các dữ liệu này có thể là rất hữu ích cho việc đành giá các xu hướng và mô hình dùng làm cơ sở cho việc xác định mục tiêu và cho việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ và đánh giá các chiến lược trong tương lai. CÂU HỎI 12. Có những dữ liệu nào được sử dụng để đánh giá quyền sở hữu hiện tại và quá khứ đối với sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu trí tuệ khác của công dân nước sở tại và các bên nước ngoài. Từ các dữ liệu đó, có thể rút ra xu hướng về số lượng đơn và văn bằng bảo hộ được cấp? Chẳng hạn, trong 5 năm gần đây lượng đơn do các nhà sáng chế hoặc các doanh nghiệp trong nước nộp có tăng không? 13. Tỉ lệ ngân sách dành cho hoạt động R&D so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là bao nhiêu? Nếu có thể, hãy cung cấp các số liệu trong quá khứ để thấy được diễn biến trong vòng 10 năm qua. 14. Hãy cung cấp các số liệu về (a) tỷ lệ biết chữ và trình độ giáo dục ở đất nước bạn và (b) xu hướng trong thời gian 10 đến 20 năm qua? 15. Những lĩnh vực chuyên môn nào được đào tạo sau đại học? Đối với mỗi trường đại học và/hoặc hoặc cơ sở đào tạo ở bậc đại học, hãy cho biết số lượng sinh viên đại học và sau đại học của từng lĩnh vực đào tạo. 16. Hãy cho biết số lượng người hiện tại được đào tạo về khoa học hoặc công nghệ trên 1.000 dân? Xem xét số liệu thống kế trong vòng 10 đến 20 năm qua, xu thế đào tạo về khoa học tăng hay giảm? Có số liệu đó trong từng lĩnh vực không (ví dụ như công nghệ thông tin, y học, toán, v.v..)? 17. Hãy cho biết số lượng người hiện đang công tác trong lĩnh vực khoa học hoặc công nghệ? Số người được đào tạo đáp ứng đủ, dư thừa hoặc thiếu so với nhu cầu thực tế trên thị trường việc làm? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 17 18. Việc thống kê số lượng người biểu diễn, nhạc sỹ và các nhà chuyên môn khác trong các lĩnh vực văn hoá nghệ thuật hiện tại trên 1.000 dân có được thực hiện và duy trì không? Có thể ước đoán số liệu đó không? Nếu có, hãy cung cấp số liệu hay con số ước lượng đó. Có xu hướng tăng hoặc giảm trong các ngành liên quan đến văn hoá hay không? 19. Việc thống kê số lượng người làm việc hoặc hoạt động trong lĩnh vực thiết kế và đồ họa hiện tại trên 1.000 dân có được thực hiện và duy trì không? Có thể ước lượng số liệu đó không? Nếu có, hãy cung cấp số liệu hay con số ước đoán đó. Có xu hướng tăng hoặc giảm không? Tỷ lệ phần trăm số người làm việc độc lập (tự làm) là bao nhiêu? 20. Hãy cho biết số lượng người làm công việc tiếp thị trong khu vực nghiên cứu hoặc trong khu vực kinh doanh hiện tại trên 1.000 dân? (Đây có thể là số liệu không chính xác vì vấn đề tiếp thị có thể bao gồm nhiều lĩnh vực học thuật, nhưng hãy cứ thử ước lượng). 21. Hãy cung cấp số liệu về các lĩnh vực kinh doanh hoặc kỹ thuật có nhiều đóng góp nhất cho GDP trong vòng 10 năm gần đây (ví dụ ngành nông nghiệp, sản xuất, du lịch, dịch vụ, v.v..). Hãy bình luận về các xu thế, cơ hội tăng trưởng hoặc những thách thức mà bạn có thể thấy được trong lĩnh vực đó. Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 22. Hãy cung cấp số liệu về các lĩnh vực kinh doanh hoặc kỹ thuật có doanh thu xuất khẩu cao nhất đối với mỗi năm trong vòng mười năm gần đây (ví dụ như chế biến nông sản). Hãy bình luận về các xu thế, cơ hội tăng trưởng hoặc những thách thức mà bạn có thể thấy được trong lĩnh vực đó. Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 18 VÍ DỤ — “Biểu đồ về xu hướng đổi mới của châu Âu” có tại địa chỉ tại đã thu thập, phân tích và phổ biến thông tin về chính sách đổi mới và các báo cáo thống kê tại tất cả các quốc gia thành viên EU. Biểu đồ bao gồm ba phần chính là (1) Đánh giá trình độ sáng tạo theo “Thang điểm sáng tạo châu Âu” tại (2) Phân tích chính sách đổi mới của quốc gia thông qua mạng lưới phóng viên thường trú theo kết quả của “Báo cáo về Biểu đồ xu hướng" tại: =4|1, và (3) Các hội thảo về chính sách nhằm rà soát tổng thể các chế độ chính sách. Cuối cùng, “Thiết bị đo” ("Innobarometer") tại smes/src/innobarometer.htm là cuộc thăm dò ý kiến hoặc khảo sát do Uỷ ban châu Âu thực hiện. Mục tiêu chính là để thể hiện quan điểm của các nhà quản lý châu Âu về nhu cầu của các công ty đối với việc đổi mới và sự đầu tư của họ vào đổi mới và các kết quả đạt được. Khoảng 3.000 nhà quản lý trong các công ty sử dụng từ 20 lao động trở lên đã được phỏng vấn qua điện thoại cho mỗi cuộc khảo sát. CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 19 PHẦN III. NHÓM VÀ CÁC LĨNH VỰC MỤC TIÊU CÓ LỢI THẾ CẠNH TRANH 20 Phần này của Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ sẽ xác định và lựa chọn các nhóm hoặc lĩnh vực mục tiêu (dưới đây gọi chung là “Nhóm”) mà một nước có hoặc có thể có lợi thế cạnh tranh. Nhóm giúp tập trung các nỗ lực phát triển tài sản sở hữu trí tuệ bằng cách kết hợp với giáo dục (phát triển nguồn nhân lực và đào tạo chuyên ngành sở hữu trí tuệ) và các ưu tiên của phát triển kinh tế. CÂU HỎI 23. Bạn có thể mô tả Nhóm hoặc Nhóm tiềm năng (hiện tại hoặc trong tương lai): Quy trình sản xuất, các sản phẩm nông nghiệp và nghề nông, năng lượng thay thế, các dịch vụ, phát triển phần mềm, điện tử, khoa học vật liệu, quang học, công nghệ sinh học, du lịch và du lịch theo chủ điểm (ví dụ như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa), nghệ thuật, âm nhạc? Hãy liệt kê bổ sung các lĩnh vực mà bạn nghĩ là có thể được mô tả nhưng chưa được liệt kê ở đây. 24. Chính phủ hoặc khu vực tư nhân có nhận thấy Nhóm về nghiên cứu và triển khai là lĩnh vực có thể mang lại lợi thế so sánh cho các tổ chức nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp nhờ vào trình độ học vấn, tài sản trí tuệ, truyền thống văn hoá hoặc khoa học, tri thức truyền thống, nguồn gen, cam kết tài chính trước đó, các nhu cầu quốc gia sẽ được xác định, vị trí địa lý, mô hình kinh doanh, nhu cầu thị trường hay bất cứ một yếu tố bổ trợ hay cạnh tranh nào khác không? 25. Pháp luật hay các quy định hiện hành có quy định thưởng tiền hoặc những khuyến khích tài chính nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu triển khai và đổi mới trong các lĩnh vực mục tiêu (cho dù chúng có nằm trong Nhóm không)? 26. Có chính sách khuyến khích (về tài chính, thuế, nhập cư, v.v.) nhằm thúc đẩy đầu tư trong và ngoài nước vào các lĩnh vực mục tiêu hoặc Nhóm không? 27. Có sự phân bổ ngân sách hàng năm cho hoạt động phát triển hệ thống khoa học sự nghiệp hay các chương trình chuyên ngành kỹ thuật tương tự không? Nếu có, chúng có được tổ chức theo Nhóm không? Có chương trình cấp Chính phủ nào nhằm khuyến khích người dân phát triển sự nghiệp của mình trong những lĩnh vực hoặc Nhóm nhất định không? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 21 28. Có chương trình tài chính nào hỗ trợ việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ bằng cách đóng góp hoặc trả các khoản chi phí quản lý và pháp lý cho bảo hộ sở hữu trí tuệ không? Nếu có, hãy mô tả. 29. Bạn có biết ai đã xây dựng hoặc sử dụng các hệ thống hoặc phương pháp dự báo công nghệ nhằm đánh giá các xu hướng và mô hình trong các lĩnh vực mục tiêu hay Nhóm cụ thể không? Các nhà khoa học và các nhà sáng tạo có sử dụng các dịch vụ dự báo công nghệ nêu trên do Chính phủ, tổ chức nghiên cứu hoặc khu vực tư nhân cung cấp không? 30. Các doanh nghiệp hoặc tổ chức đã xây dựng hay sử dụng bản đồ sáng chế (patent map) và/hoặc phương pháp nghiên cứu tri thức cạnh tranh nhằm đánh giá các xu hướng và mô hình cạnh tranh, thị trường và mặt bằng công nghệ chưa? Các nhà khoa học và các nhà sáng tạo có sử dụng các dịch vụ như vậy do Chính phủ, các viện nghiên cứu hoặc khu vực tư nhân cung cấp không? 31. Nước bạn có đang ở trong giai đoạn chuyển đổi hoặc thay thế các công nghệ lạc hậu, theo đó các công nghệ mới liên quan có thể tăng trưởng và phát triển không (ví dụ, quy trình nông nghiệp, sản phẩm tái sinh từ rác thải)? Nếu có, hãy cho một số ví dụ. 32. Nước bạn có tự cho mình là một nước có công nghệ mới phát triển có thể đáp ứng các nhu cầu mang tính quốc gia và toàn cầu không (ví dụ, quản lý nguồn nước và năng lượng, quản lý môi trường, quản lý vùng biển, giảm thiểu thiên tai, viễn thông, bến bãi, dịch vụ logistic và vận tải, v.v.)? Trong thang điểm từ 1 đến 10, bạn đánh giá như thế nào về các Nhóm nêu trên trong việc trả lời các vấn đề trên phù hợp với những thách thức, nhu cầu, thị trường hoặc cơ hội mang tính cấp bách và dài hạn của quốc gia hay khu vực? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 33. Sự hợp tác khu vực, tiểu khu vực hoặc dựa trên Nhóm có được khai thác theo cách khuyến khích phát triển và quản lý tài sản sở hữu trí tuệ hay không? 22 VÍ DỤ — Singapore đã xác định các Nhóm chủ chốt trong các lĩnh vực khoa học, dựa trên năng lực quốc gia, lợi thế cạnh tranh và tầm quan trọng chiến lược. Xem thêm tại /1997/avi_ph/doc/ph97_8.doc — Trong "Kế hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ quốc gia giai đoạn 2002- 2020 của Philippines", mười hai Nhóm hoặc “đòn bẩy dài hạn” đã được thảo luận và xác định “dựa trên những dự báo được thảo luận trước đó và ý kiến tư vấn của các chuyên gia khoa học công nghệ và các thành phần khác nhau ()", bao gồm nông lâm nghiệp, vi điện tử, khoa học vật liệu, môi trường, giảm nhẹ thiên tai và năng lượng. Xem thêm tại CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 23 P HẦN I V. P HÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 24 Phần này sẽ hướng đến các chính sách và chương trình phát triển nguồn nhân lực, bao gồm các chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tổng thể cũng như tập trung vào nhu cầu đào tạo cụ thể cho người dân. Phát triển nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong việc nâng cao các kỹ năng liên quan đến Nhóm được xác định trong Kế hoạch quốc gia (xem Phần III ở trên), các chiến lược và chính sách liên quan đến sở hữu trí tuệ (xem Phần I). CÂU HỎI 34. Có số liệu hiện tại nào cho thấy tỷ trọng đầu tư vào giáo dục so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP)? 35. Một cách tương đối, giáo dục công có được đầu tư tốt như mười năm trước đây không? Có xu hướng ưu tiên và đầu tư cho giáo dục khoa học và công nghệ hay không? Bạn nhận định giáo dục khoa học và công nghệ là vững mạnh và phát triển hay có vấn đề và suy thoái? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 36. Có số liệu nào hiện tại giúp đánh giá hiệu quả của các nỗ lực phát triển nguồn nhân lực (giáo dục ở tất cả các cấp) nhằm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu triển khai và thương mại hoá các kết quả nghiên cứu trong Nhóm? Sự phù hợp giữa những ưu tiên giáo dục quốc gia với ưu tiên nghiên cứu triển khai ở cấp tốt nghiệp đại học và trong khu vực doanh nghiệp đạt mức độ cao hay thấp? 37. Năng lực hiện có (số lượng giảng viên và cán bộ kỹ thuật) có đủ cho các lĩnh vực kỹ thuật chuyên ngành chủ chốt được coi là các lĩnh vực tăng trưởng kinh tế tiềm năng hay không? 38. Liên quan đến giáo dục văn hoá nghệ thuật, xu hướng đầu tư ngân sách, mức độ, các chương trình thúc đẩy và ưu tiên hiện nay là gì? Có các chương trình đầu tư nghiên cứu nâng cao trong văn hoá nghệ thuật hay không? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 25 39. Các trường đại học và/hoặc học viện có chương trình giáo dục nâng cao (sau đại học) mà có cấp bằng trong những lĩnh vực nào? 40. Có chương trình tài trợ cho các sinh viên tốt nghiệp về khoa học và công nghệ không? Các kỹ sư khoa học này có thể tự chi trả cho các khoá học nâng cao không? Có đủ học bổng dành cho nghiên cứu sinh không? Có tình trạng sinh viên tốt nghiệp khối khoa học kỹ thuật ra trường thiếu việc làm không? Nếu có, biện pháp nào đang được áp dụng để giải quyết vấn đề đó? 41. Có các vị trí tuyển dụng tại các trường đại học hoặc các học viện liên quan dành cho các nghiên cứu sinh khoa học và công nghệ không? Số vị trí này tăng hay giảm trong năm đến mười năm qua? 42. Việc phát triển nguồn nhân lực quốc gia, khu vực và địa phương hiện tại có phù hợp với các Nhóm đã được xác định tại các câu hỏi trước, đặc biệt là ở Phần II hay không? Nói cách khác, hiện tại nước bạn có đang đào tạo các cán bộ trẻ có thể làm việc và sáng tạo trong Nhóm đó không? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. VÍ DỤ — Sau khi đánh giá sự phát triển nhân lực và giáo dục của Philippines, Cơ quan Phát triển giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp (TESDA) ( đã được thành lập nhằm huy động sự tham gia đầy đủ của các ngành công nghiệp, các trường kỹ thuật và dạy nghề, chính quyền địa phương và tổ chức xã hội vào các chương trình phát triển nguồn nhân lực có trình độ của đất nước. Cú hích do TESDA tạo ra đã xây dựng được một Kế hoạch phát triển nhân lực hạng trung toàn diện phù hợp với các mục tiêu và ưu tiên phát triển quốc gia nhằm tạo nên sức cạnh tranh quốc tế. Có thể tìm hiểu thêm về “Kế hoạch Phát triển giáo dục kỹ thuật và nghề nghiệp quốc gia giai đoạn 2000-2004" tại 26 Cũng tại Philippines, Bộ Khoa học và Công nghệ (DOST) và Hội đồng Nghiên cứu và Triển khai khoa học và công nghệ cao của Philippines (PCASTRD) đã xuất bản Danh mục "Các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên", bao gồm công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, khoa học vật liệu, điện tử và quang học. Những lĩnh vực này tạo cơ sở cho các quyết định cho việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cũng như đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu triển khai. Xem thêm tại CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 27 P HẦN V. C HẢY MÁU CHẤT XÁM VÀ THU HÚT CHẤT XÁM 28 Phần này tập trung vào các chính sách, các chương trình khuyến khích, tài trợ các trang thiết bị nghiên cứu, v.v. để chống lại hoặc làm giảm bớt tình trạng “chảy máu chất xám” của các nhà sáng chế và sáng tạo sang các nước khác, cũng như thu hút các chuyên gia có trình độ từ nước ngoài. CÂU HỎI 43. Có xảy ra vấn đề chảy máu chất xám đối với các nhà nghiên cứu hoặc nhà khoa học ở nước bạn hay không? Nếu có thể, hãy bình luận và cung cấp số liệu mô tả mức độ và bản chất của vấn đề. Xu hướng phát triển theo thời gian của vấn đề này là gì (cụ thể là tăng hay giảm)? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 44. Hiện tại, có chính sách khuyến khích hay chiến lược nào để chấm dứt tình trạng chảy máu chất xám hoặc để thu hút chất xám hay không? (ví dụ, thu nhập, hỗ trợ nhà ở, các chính sách cho phép sở hữu tài sản trí tuệ, giảm thuế thu nhập từ khai thác tài sản sở hữu trí tuệ). Nếu có, hãy mô tả hệ thống này và nếu có chính sách, hãy gửi cho Nhóm công tác một bản sao. 45. Tương quan giữa phần thưởng về kinh tế và xã hội dành cho các chuyên gia khoa học và kỹ thuật so với các thị trường cạnh tranh có thể thu hút các nhà chuyên gia này như thế nào? 46. Hiện tượng chảy máu chất xám có lan sang các ngành văn hoá không? (ví dụ nhạc sỹ, nghệ sĩ, nhà văn, người biểu diễn, quản lý, v.v.). 47. Có nghiên cứu nào được thực hiện về tương quan giữa các phần thưởng kinh tế và xã hội dành cho các nhà sáng tạo văn hoá so với các thị trường cạnh tranh có thể thu hút họ không? Nếu có, hãy gửi cho Nhóm công tác một bản sao; nếu không, hãy cung cấp các số liệu liên quan hoặc các đánh giá khách quan. 48. Trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, có chương trình hỗ trợ nào cho phép các nhà nghiên cứu cá nhân hoặc được nhà nước tài trợ được nhận quyền sở hữu tài sản trí tuệ hoặc các phần thưởng khác liên quan đến sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu của mình không? (ví dụ, nhận phần trăm CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 29 tiền thù lao từ việc chuyển giao quyền sử dụng sở hữu trí tuệ hoặc sở hữu cổ phần trong các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ). 49. Các nhà sáng tạo văn hóa có nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ Chính phủ hoặc khu vực tư nhân trong việc sản xuất, tiếp thị và phân phối các sản phẩm của họ hay không? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 50. Có chiến lược “thu hút chất xám” nhằm thu hút các học giả, nhà sáng tạo, nhà khoa học, nhà công nghệ có trình độ cao vào các lĩnh vực (Nhóm) chủ chốt bằng cách trao phần thưởng, khuyến khích, cất nhắc vị trí công tác, v.v. không? Nếu có, hãy mô tả. 51. Có chiến lược “kiểu Do Thái” nhằm khuyến khích các học giả, các nhà khoa học và các nhà kỹ thuật của nước bạn đang sống ở nước ngoài hỗ trợ giáo dục và phát triển khoa học công nghệ quốc gia không? Nếu có, hãy mô tả. 52. Liên quan đến phản hồi cho những câu hỏi của phần về chảy máu chất xám này, hãy cho biết quan điểm của bạn về việc liệu nước bạn có thể làm gì hơn nữa để giải quyết vấn đề này và đưa ra các gợi ý. Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. VÍ DỤ — Nhằm thu hút các nhà nghiên cứu sang châu Âu và giữ các nhà khoa học tài năng không rời châu lục này, vào tháng 12/2003 các nhà hoạch định chính sách của Liên minh châu Âu (EU) đã đề ra các sáng kiến ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao việc tạo ra việc làm và giảm lao động chân tay trên khắp châu Âu. Những biện pháp này đặc biệt quan trọng đối với mục tiêu đến năm 2010 tăng ngân sách sử dụng cho các hoạt động nghiên cứu triển khai tổng thể lên tới 3% tổng sản phẩm quốc nội, một kế hoạch “sẽ cần bổ sung thêm 700.000 nhà nghiên cứu đến cuối thập kỷ”. Xem thêm tại và 30 Ireland đã thông qua chiến lược “thu hút chất xám” với tuyên bố “Chính phủ Ireland nhận thấy rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học mạnh là một trong biện pháp đầu tư tốt nhất vì chúng có thể đóng góp cho nền kinh tế trong tương lai, [và] Chính phủ đang quyết tâm theo đuổi chiến lược này". Chiến lược thu hút các nhà khoa học trong các lĩnh vực mục tiêu (Phát triển nguồn nhân lực cho các lĩnh vực chủ chốt có tính chiến lược quốc gia): "Kế hoạch của SFI là sử dụng 646 triệu EURO (tương đương với 770 triệu đô la Mỹ) trong giai đoạn 2000 – 2006 đầu tư cho các nhà nghiên cứu hàn lâm và các nhóm nghiên cứu về công nghệ sinh học và công nghệ thông tin và viễn thông". /20040525/04/. CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 31 PHẦN VI. CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC SỬ DỤNG HỆ THỐNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SME) 32 Phần này của Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ đánh giá sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc trợ giúp các doanh nghiệp áp dụng chiến lược và quản lý sở hữu trí tuệ vào kế hoạch kinh doanh và xây dựng kế hoạch của doanh nghiệp. Các chương trình bộc lộ sáng chế, tặng thưởng cho nhà sáng chế, chương trình vườn ươm công nghệ, kiểm toán và định giá sở hữu trí tuệ cũng nằm trong các chính sách nêu trên. CÂU HỎI 53. Tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong tổng số các doanh nghiệp? Hiện đã có chiến lược/kế hoạch/chương trình SMEs quốc gia không? 54. Nếu có, chương trình có bao gồm các hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ (nộp đơn đăng ký bảo hộ và sử dụng sở hữu trí tuệ như là một phần của kế hoạch hoặc chiến lược kinh doanh) của SMEs chưa? SMEs đã có một đầu mối rõ ràng, công khai, dễ tiếp cận và chi phí thấp để giải quyết các vấn đề và yêu cầu hỗ trợ liên quan đến sở hữu trí tuệ không? 55. SMEs có sử dụng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc gia đối với sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả và các hệ thống khác không? Nếu có, đã có chỉ số nào để đánh giá mức độ sử dụng không? Nếu không, hãy nêu các nguyên nhân chính. 56. SMEs có sử dụng hệ thống quốc tế bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với sáng chế, nhãn hiệu, quyền tác giả và các hệ thống khác hoặc trực tiếp nộp đơn yêu cầu bảo hộ tại các nước khác không? Nếu không, hãy nêu các nguyên nhân chính. 57. Có chương trình hỗ trợ tài chính (cho vay, cấp miễn phí, miễn thuế, quỹ, bảo lãnh,) cho SMEs để bù đắp các chi phí nộp đơn và theo đuổi đơn và/hoặc chi phí pháp lý của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ không? 58. Chính sách SMEs có tập trung vào việc thúc đẩy tiếp thị các sản phẩm ở thị trường trong nước và/hoặc thị trường xuất khẩu không? Nếu có, chính sách đó có thúc đẩy việc sử dụng sở hữu trí tuệ trong hoạt động tiếp thị và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm (ví dụ, nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp) không? 59. Có các cơ quan/tổ chức phát triển xuất khẩu hay xúc tiến thương mại không? Nếu có, các cơ quan/tổ chức này có quan tâm đến việc sử dụng hệ thống sở CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 33 hữu trí tuệ để nâng cao khả năng tiếp cận với và/hoặc sự độc quyền tại và/hoặc nâng cao thị phần/lợi nhuận tại các thị trường xuất khẩu không?. Các Phòng Thương mại và Công nghiệp và các tổ chức xã hội (ví dụ như tổ chức quản lý tập thể, hội nghề nghiệp) có tập trung vào nhu cầu và các mối quan tâm liên quan đến sở hữu trí tuệ của các thành viên/người ủng hộ của họ không và có dành một số loại trợ giúp cho các doanh nghiệp và SME trong lĩnh vực này không? 60. Hiện tại, có chương trình đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng và năng lực của các chuyên gia tiếp thị và xuất khẩu trong việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu của SME không? Chính phủ có cung cấp hoặc hỗ trợ nhu cầu đào tạo hoặc phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và SME không? Việc đào tạo có hướng đến việc sử dụng chiến lược dựa trên sở hữu trí tuệ nhằm phát triển, cấp vốn và thực hiện các kế hoạch và chiến lược kinh doanh không? 61. Bạn có thể đánh giá mức độ tham gia của SME trong hoạt động nghiên cứu và phát triển/đổi mới không? Ở đây được hiểu là mọi hình thức nghiên cứu và phát triển, tuy nhiên ở mức độ vừa phải, bao gồm cải tiến sản phẩm và công nghệ cũ, cũng như ứng dụng công nghệ mới vào hoàn cảnh và nhu cầu cụ thể của địa phương. 62. SME có mối liên hệ nào với các tổ chức nghiên cứu và trường đại học để thực hiện việc chuyển giao công nghệ từ các tổ chức đó không? Hiện tại, có chương trình nào thúc đẩy việc chuyển giao đó không? Nếu một tổ chức nghiên cứu đã phát triển một sản phẩm hoặc một công nghệ có tiềm năng khai thác thương mại, các SME địa phương nói chung có đủ khả năng và sẵn sàng áp dụng và phát triển hơn nữa sản phẩm hoặc công nghệ này không? Có chương trình nào để gắn các SME có năng lực với các tổ chức nghiên cứu không? 63. SME có chính sách hoặc chiến lược sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích việc chia sẻ lợi ích tài chính thu được từ việc thương mại hoá tài sản trí tuệ, với các nhân viên sáng tạo/sáng chế liên quan không? Bạn có biết SME nào có chương trình bộc lộ sáng chế, trong các doanh nghiệp phân phát các mẫu tờ khai bộc lộ sáng chế và thưởng cho các nhân viên đã điền vào những tờ khai đó không? (Một tờ khai bộc lộ sáng chế là một tờ khai bí mật, đơn giản và dễ điền, mô tả sự tiến bộ hoặc cải tiến mà một nhân viên đã tạo ra trong một lĩnh vực kỹ thuật có thể có giá trị thương mại. Thông thường khi 34 những tờ khai này được nộp, một Ban khoa học hoặc Bộ phận quản lý của công ty sẽ nghiên cứu tờ khai đó và nếu tờ khai đó có tiềm năng, công ty sẽ thưởng cho nhân viên một số tiền thưởng vừa phải và ghi nhận công lao tại nơi làm việc. Nếu sáng chế được bộc lộ trong tờ khai có khả năng được cấp Bằng độc quyền sáng chế, nhân viên đó có thể nhận được phần thưởng khác và lớn hơn. Mục tiêu của tờ khai và chương trình này là nhằm khuyến khích nhân viên tạo ra các sáng chế, tuy nhỏ và chỉ là những cải tiến, nhằm tạo thêm giá trị cho kết quả công việc của họ và cũng cho phép ban quản lý công ty đưa ra các hành động pháp lý phù hợp để bảo vệ quyền sở hữu đối với các sáng chế). Có kế hoạch thưởng cổ phần nào nhằm đền đáp cho nhà sáng chế và nhân viên chủ chốt trong các lĩnh vực kỹ thuật bằng cổ phần hoặc các loại hình sở hữu khác không? Có các công cụ pháp lý nào cho phép công ty trao những quyền như vậy không? VÍ DỤ — "Quỹ khuyến khích đổi mới và sáng tạo" (FAPI) nhằm thúc đẩy đổi mới trong các SME của châu Phi và hỗ trợ họ trong việc bảo hộ và khai thác thương mại hóa các ý tưởng đổi mới. Hiện tại, FAPI hoạt động trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAPI) - Cơ quan Sở hữu trí tuệ khu vực của các nước châu Phi nói tiếng Pháp và nuôi dưỡng SME và nhà sáng tạo từ các Thành viên của OAPI. Xem các thông tin chi tiết (bằng tiếng Pháp) về FAPI, mục tiêu, cấu phần chính và người hưởng lợi của Quỹ tại — Malaysia đã thành lập một số quỹ đầu tư cho phát triển công nghệ, bao gồm "Quỹ dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ" (FSMI) nhằm hỗ trợ các SME đã có thị trường xuất khẩu và có khả năng khai thác thương mại. Xem tại và xem thêm Chương trình Đầu tư vườn ươm công nghệ tại — "Sách trắng về SME năm 2002" của Viện Nghiên cứu doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản trình bày một mối liên hệ hữu ích (tại Chương 2 và 7) liên quan đến nghiên cứu và phát triển với đăng ký sáng chế của SME và đăng ký sáng chế trong mối quan hệ cộng tác giữa trường đại học và SME, xem CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 35 PHẦN VII. PHÁP LUẬT VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI 36 Phần này nghiên cứu các chính sách và chương trình hỗ trợ sáng tạo, đổi mới và quyền sở hữu và khai thác tài sản trí tuệ. Những chính sách và chương trình này có thể bao gồm sự khuyến khích tài chính và hỗ trợ cho phát triển và thương mại hoá tài sản trí tuệ dưới hình thức trả tiền, quỹ hỗ trợ bảo hộ sở hữu trí tuệ, khuyến khích thuế, khuyến khích nhập cư, trao quyền sở hữu trí tuệ, lợi ích về cổ phiếu đền đáp cho đóng góp về tài sản trí tuệ, giải thưởng,... CÂU HỎI 64. Hiện có chương trình khuyến khích đổi mới nào không? Nếu có, hãy mô tả và nộp một bản sao tài liệu cho Nhóm công tác. 65. Hiện có sáng kiến hoặc cơ chế cấp vốn ở cấp độ quốc gia hoặc khu vực dành cho sáng kiến của Chính phủ, tổ chức nghiên cứu và phát triển hoặc khu vực tư nhân không? 66. Hiện có văn bản pháp luật và quy định ưu đãi về thuế nào cho các hoạt động R&D tại nước bạn hay không? Những văn bản pháp luật và quy định này có liên quan đến Nhóm mục tiêu (xem Phần III ở trên) không? Nếu có, hãy xác định và nộp một bản sao cho Nhóm công tác. 67. Hiện có các văn bản pháp luật hay quy định quy định về khuyến khích nhập cư đối với các nhà khoa học, nhà công nghệ hay nhà sáng tạo hoặc nguồn nhân lực quan trọng khác đến sống và làm việc tại nước bạn không? Nếu có, hãy xác định và nộp một bản sao cho Nhóm công tác. 68. Nếu có các văn bản pháp luật được đề cập tại câu hỏi 66 và 67, hãy đánh giá hiệu quả của chúng trong việc khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu và phát triển, và hoạt động khoa học và/hoặc văn hoá tại nước bạn. Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 69. Có những ưu đãi về kinh tế, tài chính hay thuế dành cho các nhà đầu tư địa phương và/hoặc nước ngoài trong bất kỳ lĩnh vực nào được coi là các Nhóm mục tiêu (ví dụ, nông nghiệp chuyên canh, chế biến và đóng gói nông nghiệp, năng lượng thay thế, công nghệ sinh học, du lịch văn hoá, du lịch giáo dục, công nghệ thông tin, ) không? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 37 70. Theo quy tắc chung, nhà sáng chế làm công cho công ty hoặc tổ chức nghiên cứu có được nhận tiền hoặc phần thưởng từ những người sử dụng lao động nếu nộp tờ khai bộc lộ sáng chế dựa trên kết quả nghiên cứu của họ không? Bạn có biết về những chương trình như thế không? 71. Theo quy tắc chung, nhà sáng chế do công ty hoặc tổ chức nghiên cứu thuê có nhận được tiền hoặc phần thưởng từ những người người sử dụng lao động nếu những người này nộp đơn đăng ký sáng chế trên cơ sở kết quả nghiên cứu của họ không? Bạn có biết về những chương trình như thế không? 72. Có chương trình nào của Chính phủ mà các doanh nghiệp hoặc tổ chức nghiên cứu được ghi nhận hoặc thưởng cho việc nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế không? nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không? nộp đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp không? 73. Tại các trường đại học và/hoặc các tổ chức đào tạo sau đại học, các giáo sư, sinh viên hay các học giả khác có nhận được sự khuyến khích về kinh tế vì đã sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ (ví dụ, nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế hoặc kiểu dáng) không? Nếu có, hãy giải thích cơ chế hoạt động và nộp một bản sao cho Nhóm công tác về các điều khoản quy định những sự khuyến khích như vậy. 74. Những việc gì đã được thực hiện để khuyến khích kinh tế, tài chính, thuế và các loại ưu đãi khác cho doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu để cổ vũ họ nộp đơn đăng ký và sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ? 75. Các vườn ươm và/hoặc công viên khoa học và công nghệ đã được thành lập để hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu và triển khai về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ, vấn đề tiếp thị, sản xuất thử nghiệm và khai thác thương mại chưa? Nếu có, họ cung cấp loại dịch vụ nào? Các trung tâm đó phục vụ bao nhiều khách hàng trong một năm? Trung tâm cung cấp dịch vụ cho loại khách hàng nào và cho loại sản phẩm của lĩnh vực công nghệ (ví dụ như doanh nghiệp nhỏ, cá nhân, tổ chức nghiên cứu tại lĩnh vực XYZ) nào? 38 VÍ DỤ — "Luật Phục hồi công nghiệp của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp’ của Nhật Bản cho phép các công ty nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ thu được đối với các hoạt động nghiên cứu do Chính phủ tài trợ (Luật Bayh-Dole của Nhật Bản) và dành cho một số miễn áp dụng một số điều kiện trong luật thương mại và các biện pháp tài chính như giảm phí đăng ký sáng chế cho các văn phòng chuyển giao công nghệ, cho vay với lãi suất thấp và bảo lãnh, khuyến khích thuế, Xem tại — Tại Singapore, "Vườn ươm doanh nghiệp Trường Đại học quốc gia Singapore" (NBI) tại địa chỉ nuôi dưỡng các doanh nghiệp đầu tư mạo hiểm, khuyến khích đổi mới và phát triển kỹ năng kinh doanh của nhân viên và sinh viên. Vườn ươm cung cấp các nhà tư vấn phù hợp - những người sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh và hoạch định chiến lược, liên kết với cộng đồng tài chính và dành được sự trợ giúp pháp lý cho các hoạt động đầu tư mới. CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 39 PHẦN VIII. XÁC ĐỊNH THỊ TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC 40 Một phần quan trọng của chiến lược sở hữu trí tuệ là việc xác định thị trường, bao gồm việc xác định địa điểm mà công nghệ, sản phẩm hoặc tác phẩm sáng tạo mới sẽ được tạo ra, sử dụng, phân phối và thương mại hoá. Phương pháp tiếp cận, chính sách và mạng lưới cấp khu vực và tiểu khu vực cũng sẽ tạo ra cơ hội hợp tác và chia sẻ chi phí trong xây dựng, quản lý và thương mại hoá tài sản trí tuệ. CÂU HỎI 76. Hiện tại, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước bạn là gì? Hãy mô tả và cung cấp các số liệu thống kê về thị trường xuất khẩu hiện tại theo tỷ lệ phần trăm của mỗi thị trường và theo từng lĩnh vực trong vòng 10 năm gần đây? 77. Hiện tại, có dịch vụ hay công ty nào nghiên cứu thị trường và phân tích năng lực cạnh tranh cho SME, các doanh nghiệp khác, các tổ chức nghiên cứu, cơ quan chính phủ và giới hoạch định chính sách không? Hãy xác định những dịch vụ này và đánh giá số lượng và phạm vị đã đủ đáp ứng nhu cầu chưa. Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 78. Hiện có các nỗ lực nhằm tìm kiếm biện pháp thúc đẩy việc khai thác thương mại về hàng hoá và/hoặc dịch vụ sở hữu trí tuệ và/hoặc dựa trên sở hữu trí tuệ ở cấp độ khu vực và/hoặc tiểu khu vực không? 79. Hiện có các nỗ lực nhằm tìm kiếm các biện pháp xác định và thúc đẩy việc khai thác thị trường xuất khẩu mới, đặc biệt trong các lĩnh vực chủ chốt có ý nghĩa kinh tế lớn (các Nhóm mục tiêu) không? 80. Đã có phân tích nào được thực hiện về các thị trường có thể chuyển giao quyền sử dụng những tài sản trí tuệ được phát triển và tiếp thị trong các lĩnh vực chủ chốt (Nhóm mục tiêu) chưa? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 41 81. Các nhà sáng chế trong nước có gặp khó khăn gì trong việc nộp đơn đăng ký sáng chế tại nước khác trong khu vực không? Khó khăn nào là lớn nhất và phổ biến nhất? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 82. Các nhà sáng chế trong nước có gặp khó khăn gì khi nộp đơn đăng ký sáng chế tại một nước khác ngoài khu vực không? Khó khăn lớn nhất và phổ biến nhất là gì? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 83. Các nhà sáng chế trong nước có gặp khó khăn gì trong việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại một quốc gia khác trong khu vực không? Khó khăn nào là lớn nhất và phổ biến nhất? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 84. Các nhà sáng chế trong nước có gặp khó khăn gì khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại một nước khác ngoài khu vực không? Khó khăn lớn nhất và phổ biến nhất là gì? Câu hỏi này đòi hỏi sự đánh giá chủ quan và vì thế sẽ rất hữu ích nếu Nhóm công tác về kiểm toán sở hữu trí tuệ có thể thu thập được và xem xét càng nhiều ý kiến phản hồi càng tốt và coi đó là những đóng góp hữu ích cho vấn đề này. 85. Có bất kỳ hỗ trợ tài chính hay hỗ trợ nào khác cho các đối tượng trong nước muốn bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nước khác hoặc sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế không? Một nhà nghiên cứu có thể nộp đơn và nhận tài trợ để thanh toán phí và lệ phí liên quan trong quá trình nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nước khác hoặc sử dụng hệ thống đăng ký quốc tế (như Hiệp ước Hợp tác sáng chế) không? 86. Có bất kỳ chương trình quốc gia hay chiến lược tiếp thị nào để phát triển và sử dụng một thương hiệu cho cả nước (thương hiệu quốc gia) và/hoặc Nhóm mục tiêu, sản phẩm và dịch vụ của nó không? 42 87. Các cơ quan/tổ chức phát triển hoặc xúc tiến xuất khẩu chuyên nghiệp tại nước bạn có trú trọng vào việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao khả năng tiếp cận và sự độc quyền và/hoặc nâng cao thị phần/lợi nhuận tại các thị trường không? Nếu không, chiến lược nào được đề xuất để nâng cao tri thức, kỹ năng và năng lực của các chuyên gia xuất khẩu trong việc sử dụng hệ thống sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương? 88. Có nguồn lực tiếp thị và các chuyên gia tiếp thị giầu kinh nghiệm cho các trung tâm nghiên cứu và phát triển, SMEs, nhằm hỗ trợ họ trong việc nghiên cứu thị trường, xác định sản phẩm mới, thu thập thông tin về cạnh tranh/doanh nghiệp, xác định thị trường mục tiêu, quảng cáo, đóng gói và phân phối hàng hoá/dịch vụ của họ và tìm kiếm đối tác chiến lược, nhà cung cấp, người bán và mua li-xăng, không? VÍ DỤ — Tại Ôtxtrâylia, hệ thống sở hữu trí tuệ đã được rà soát nhằm bảo đảm sự cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường và khuyến khích các nhà sáng tạo phát triển quy trình, kiểu dáng mới và đưa ra thị truờng các sản phẩm mới. Xem "Báo cáo tóm tắt về cạnh tranh" của Bộ Công nghiệp, Bộ Khoa học và Nguồn lực, Bộ Tư pháp, Bộ Viễn thông, Công nghệ thông tin và Nghệ thuật tại CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 43 PHẦN IX. THƯƠNG HIỆU VÀ TIẾP THỊ 44 Phần IX của Công cụ kiểm toán sở hữu trí tuệ xem xét chính sách, chương trình, sáng kiến và cơ chế hỗ trợ việc tiếp thị và thương mại hoá tài sản trí tuệ như thành lập dịch vụ tiếp thị sở hữu trí tuệ tại các cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia nhằm tư vấn và hỗ trợ các tổ chức, SME và người nắm giữ tri thức truyền thống. Những dịch vụ này hỗ trợ tìm kiếm khả năng khai thác thương mại tài sản trí tuệ, xác định thị trường và áp dụng các kết quả nghiên cứu mới. CÂU HỎI 89. Hãy mô tả tất cả tổ chức công cung cấp dịch vụ và hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiếp thị, bao gồm nghiên cứu thị trường, thương hiệu, thiết kế đồ hoạ, lôgô, Các tổ chức này có hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hoặc các loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác không? 90. Hãy cho biết các công ty tư nhân nào cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu và tiếp thị, bao gồm nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế đồ hoạ, lôgô,... Các công ty này có đăng ký hay hỗ trợ việc đăng ký nhãn hiệu hay các loại đối tượng sở hữu trí tuệ khác không? 91. Ở nước bạn, có các trung tâm/công viên/vườn ươm công nghệ hoặc các dịch vụ tương tự không? Nếu có, các cơ sở trên có cung cấp dịch vụ xây dựng thương hiệu và tiếp thị (ví dụ, nghiên cứu thị trường, sản xuất thử nghiệm, lập kế hoạch kinh doanh, cung cấp dịch vụ thông tin công nghệ cạnh tranh, tư vấn thương hiệu, tra cứu nhãn hiệu, môi giới đối tác,) không? 92. Các doanh nghiệp nghiên cứu nhỏ có khó khăn gì trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh tại địa phương mà có thể cung cấp kỹ năng tiếp thị và thương mại hoá tại thị trường nội địa, khu vực và quốc tế không? Chẳng hạn, nếu một nhóm nghiên cứu tìm ra một sản phẩm có tính đột phá kỹ thuật về, ví dụ như năng lượng mặt trời, họ có thể tiếp cận với ai để xây dựng quan hệ đối tác để thương mại hoá công nghệ đó và tạo ra kênh phân phối cho công nghệ đó? 93. Hiện tại, có sáng kiến xây dựng thương hiệu quốc gia nào tại nước bạn không? Nếu có, hãy mô tả. Một chương trình thương hiệu quốc gia dựa vào chủ đề "xã hội tri thức" có thể áp dụng tại nước bạn không? Một chủ đề như vậy có thể liên quan đến các sản phẩm và/hoặc dịch vụ chuyên biệt (ví dụ trong lĩnh vực du lịch, du lịch giáo dục và du lịch văn hoá) không? CÔNG CỤ KIỂM TOÁN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 45 94. Hiện tại, có chương trình của Nhà nước hay tư nhân nào nhằm xây dựng các thương hiệu hàng đầu chuyên biệt (chẳng hạn, một chương trình của Phòng Thương mại nhằm giúp doanh nghiệp phát triển và sử dụng thương hiệu chuyên biệt để nâng cao giá trị của sản phẩm tại các thị trường xuất khẩu) không? Nếu có, hãy mô tả. VÍ DỤ — Dấu "Sản phẩm vùng Caribê" đã được xây dựng như là một phần trong sáng kiến của Cơ quan Phát triển xuất khẩu Caribê nhằm tạo ra sự khác biệt, qua đó sản phẩm CARIFORUM thật có thể được dễ dàng nhận ra trên thị trường, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Dấu này được sử dụng cho các công ty có sản phẩm xuất khẩu phù hợp với quy tắc xuất xứ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Dấu này cũng sử dụng cho các công ty cung cấp dịch vụ. Xem tại export.com/index.php3?page_id=5015 — Sáng kiến thương hiệu bản địa của Samoa. Là một phần của Chương trình Phát triển du lịch 4 năm (2002-2006) của Cơ quan Du lịch Samoa nhằm xây dựng một ngành du lịch bền vững, lôgô mới của quốc gia ("Hòn đảo ngọc của Nam Thái Bình Dương") và thương hiệu đã được công bố, dựa vào các đặc điểm chính thu hút du khách tới Samoa. Xem tại 46

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cong_cu_kiem_toan_so_huu_tri_tue.pdf
Tài liệu liên quan