II. CHỈ ĐỊNH
- Tất cả người bệnh có nhu cầu lượng giá chức năng tâm lý
- Có thể dùng để lượng giá chức năng tâm lý cho người cao tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bảng lượng giá chức năng tâm lý BPRS không phù hợp để đánh giá cho
trẻ nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị
liệu.
2. Phương tiện: Phiếu lượng giá chức năng tâm lý BPRS
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Thời gian cho một lần lượng giá chức năng tâm lý khoảng 30 phút.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh các bước lượng giá
chức năng
- Kết hợp quan sát và hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về các
mục đã được liệt kê trong Thang điểm lượng giá chức năng tâm lý ngắn gọn
BPRS
- Đánh giá mức độ rối loạn tâm lý của người bệnh tương ứng với 18 mục
đã nêu theo thang điểm từ 1 đến 7.
- Điền vào phiếu đánh giá.
- Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.
VI. THEO DÕI
Tiến hành lượng giá chức năng tâm lý người bệnh định kỳ trong thời gian
nằm viện và khi người bệnh xuất viện. Theo dõi sự thay đổi về tâm lý của người
bệnh.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đây là một phương pháp lượng giá đơn giản, không can thiệp, chưa ghi
nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá
206 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 84 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Điều trị bằng sóng ngắn và sóng cực ngắn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả năng thể hiện của người bệnh. Kết quả được đánh giá
thông qua 3 chỉ số Aphasia Quotent Score (AQ), Language Quotient Score (LQ)
và Cortical Quotient Score, trong đó chỉ số AQ là quan trọng nhất.
- Phân loại mức độ nặng của thất ngôn theo chỉ số AQ: 0-25: rất nặng; 26-
50: nặng; 51-75: vừa; ≥76: nhẹ
II. CHỈ ĐỊNH
Người trưởng thành có vấn đề về ngôn ngữ liên quan đến các dạng tổn
thương thần kinh mắc phải. Ví dụ: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, u
não ...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Bộ dụng cụ Western Aphasia Battery không phù hợp để đánh giá ở trẻ
nhỏ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị
liệu, kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu
2. Phương tiện
- Phiếu đánh giá ngôn ngữ theo Western Aphasia Battery
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Sách hướng dẫn
- Giấy, bút
- Đồng hồ tính giây
- Đồ vật: cốc, lược, hoa, matches, tuốt-nơ-vít, 4 Koh's blocks, đồng hồ
đeo tay, búa, điện thoại, bóng, dao, đinh, bàn chải đánh răng, cục tẩy, ổ khóa,
chìa khóa, kẹp giấy, dây cao su, thìa, băng casset, nĩa, Raven's Colored
Progressive Matrices
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Thời gian tiến hành lượng giá
- Đánh giá nhanh bên giường bệnh: 15 phút
- Phần phỏng vấn: 30-45 phút
- Đọc/ Viết/ Ngôn ngữ thực dụng/ Ngôn ngữ hình ảnh/ Tính toán: 45-60
phút
Hướng dẫn chung
- Ghi hình lại trong quá trình đánh giá để xem lại sau đó
- Đặt hình ảnh hoặc đồ vật trong tầm nhìn của người bệnh
- Ghi nhận cách đáp ứng của người bệnh, dù đáp ứng đó là chính xác hay
không
Lần lượt lượng giá chức năng ngôn ngữ theo 8 mục sau:
1. Ngôn ngữ tự nhiên (Spontaneous Speech):
Cho điểm từ 0-10 theo 2 tiêu chí độ lưu loát và nội dung thông tin. Tối đa:
20 điểm.
2. Hiểu ngôn ngữ nói (Auditory Verbal Comprehension)
- Trả lời 20 câu hỏi Có/Không theo mẫu có sẵn. Cho điểm từ 0-3.
- Nghe và hiểu được 60 từ có sãn. Điểm tối đa: 60.
- Thực hiện chuỗi hành động theo yêu cầu: Điểm tối đa: 80.
3. Lặp lại từ (Repetition)
- Yêu cầu người bệnh lặp lại từ/chuỗi từ theo mẫu, bao gồm 15 mục từ
đơn giản đến phức tạp.
- Điểm số được đánh giá theo thang điểm có sãn. Điểm tổng tối đa: 100.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
4. Gọi tên (Naming)
- Gọi tên đồ vật: đặt 20 vật (theo mẫu) theo thứ tự. Yêu cầu người bệnh
gọi tên các đồ vật đó. Tối đa: 60 điểm.
- Mức độ lưu loát: yêu cầu người bệnh kể tên càng nhiều con vật càng tốt
trong vòng một phút. Mỗi con vật được kể tên tương ứng với 1 điểm. Điểm tối
đa: 20 điểm.
- Hoàn thành câu nói: Yêu cầu người bệnh điền vào một từ thích hợp
trong một câu đơn giản mà người đánh giá bỏ trống. Tối đa: 10 điểm.
- Ngôn ngữ tương tác: Hỏi 5 câu hỏi đơn giản (theo mẫu) để người bệnh
trả lời. Tối đa: 10 điểm.
5. Đọc
- Hiểu câu: Điểm tối đa 40 điểm.
- Đọc và làm theo yêu cầu: Điểm tối đa 20 điểm.
- Chỉ vào vật thật sau khi đọc từ đó trên giấy: Điểm tối đa 6 điểm.
- Chỉ vào ảnh có hình đồ vật sau khi đọc từ đó trên giấy: Điểm tối đa 6
điểm.
- Chỉ vào từ tương ứng với đồ vật xuất hiện trong hình: Điểm tối đa 6
điểm.
- Chọn từ được nhắc đến trong câu: Điểm tối đa 4 điểm.
- Phân biệt được các chữ cái: Điểm tối đa 6 điểm.
- Nhận ra được từ khi nghe đánh vần từ đó: Điểm tối đa 6 điểm.
- Đánh vần được: Điểm tối đa 6 điểm.
6. Viết (Writing)
- Viết theo yêu cầu: Điểm tối đa 6 điểm.
- Viết để mô tả điều xảy ra trong hinh: Điểm tối đa 34 điểm.
- Viết chính tả: Điểm tối đa 10 điểm.
- Viết lại từ được đọc: Điểm tối đa 10 điểm.
- Chữ cái và chữ số: Điểm tối đa 10 điểm.
- Viết chữ cái và chữ số:Điểm tối đa 5 điểm.
- Chép lại câu văn:Điểm tối đa 10 điểm.
7. Ngôn ngữ thực dụng (Apraxia)
Yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác theo yêu cầu của người lượng
giá. Điểm tối đa 60 điểm.
8. Ngôn ngữ hình ảnh, hình ảnh (Constructional, Visuospatial, and
Calculation)
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Vẽ: Điểm tối đa 30 điểm.
- Xếp hình: Điểm tối đa 9 điểm.
- Tính toán: Điểm tối đa 24 điểm.
- Raven's Colored Progressive Matrices: Điểm tối đa 37 điểm.
Sử dụng công thức để chuyển số điểm trong các mục trên thành điểm
chuẩn. Cụ thể như sau:
1. Ngôn ngữ tự nhiên: giữ nguyên.
2. Hiểu ngôn ngữ nói: tổng điểm chia 20.
3. Lặp lại từ: tổng điểm chia 10.
4. Gọi tên: tổng điểm chia 10.
5. Đọc: tổng điểm chia 10.
6. Viết: tổng điểm chia 10.
7. Ngôn ngữ thực dụng: tổng điểm chia 6.
8. Ngôn ngữ hình ảnh, tính toán: tổng điểm chia 10.
9. Chỉ số AQ: (Tổng điểm chuẩn của 4 mục từ mục 1 đến mục 4) x 2.
10. Chỉ số CQ: tổng điểm chuẩn của cả 8 mục.
- Điền vào phiếu đánh giá.
- Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.
VI. THEO DÕI
Tiến hành lượng giá chức năng ngôn ngữ của người bệnh định kỳ trong
suốt thời gian nằm viện và khi người bệnh xuất viện. Theo dõi sự thay đổi về
chức năng ngôn ngữ của người bệnh.
VII. TAI BIẾN
Đây là một phương pháp lượng giá không can thiệp; chưa ghi nhận tai
biến nào trong quá trình đánh giá.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG DÁNG ĐI
Mã số: XVII-118
I. ĐẠI CƯƠNG
Lượng giá dáng đi là phân tích của động của con người khi đi lại, sử dụng
mắt và não của người quan sát, được bổ sung bởi các trang thiết bị đo vận động
và chuyển động cơ học của cơ thể và hoạt động của các cơ.
II. CHỈ ĐỊNH
Phân tích dáng đi được sủ dụng để đánh giá, lập kế hoạch và tập luyện
cho những người bị rối loạn chức năng đi lại, người cần làm nẹp trợ giúp, người
có các vấn đề liên quan đến vận động hay tư thế sau chấn thương hoặc bệnh tật.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Những trường hợp không có chỉ định.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người đánh giá: Bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị
liệu, người đã được đào tạo về phân tích dáng đi.
2. Phương tiện: Phòng lượng giá đủ rộng (ít nhất dài trên 30m), kín đáo
và yên tĩnh, ấm áp về mùa đông. Hệ thống quan sát bằng camera có nối với máy
tính được cài đặt phần mềm phân tích. Các điện cực chỉ điểm để gắn với các vị
trí giãi phẫu ở khung chậu, khớp háng, gối, cổ chân.
3. Người bệnh: Người bệnh chỉ mặc quần áo lót để có thể quan sát được
vùng thân, xương chậu, khớp háng, gối, cổ chân và các ngón chân.
4. Hồ sơ bệnh án: Phiếu đánh giá để ghi kết quả đánh giá bằng tay hoặc
bằng kết quả phân tích dáng đi do máy tính cung cấp.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Quan sát bằng mắt, qua các bước sau:
(i) Yêu cầu người bệnh đứng trước mặt người đánh giá.
(ii) Sau đó yêu cầu người bệnh bước đi. Người đánh giá có thể quan sát ở
phía trước hay phía bên nhưng không được làm cản trở bước đi của người bệnh.
(iii) Quan sát các giai đoạn của dáng đi và quan sát của động của khung
chậu, khớp háng, gối, cổ chân và ngón chân.
(iv) Ghi kết quả quan sát vào phiếu.
2. Lượng giá bằng hệ thống phân tích dáng đi lập trình trên máy tính:
Yêu cầu người bệnh đi trên đường đã vạch sẵn và khi máy đã thực hiện
các thông số đo thì ghi lại.
VI. THEO DÕI
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
Không cần theo dõi sau khi đánh giá
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Thường không có tai biến trong kỹ thuật này.
Yêu cầu người bệnh đi trên đường đã vạch sẵn và khi máy đã hiện các
thông số đo thì ghi lại.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG THĂNG BẰNG
Mã số: XVII-119
I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: Lượng giá chức năng thăng bằng là kỹ thuật sử dụng Thang
điểm Berg (Berg Balance Scale - BBS) để đánh giá khả năng thăng bằng của
người bệnh và người khuyết tật.
- Thang điểm Berg ban đầu được xây dựng chỉ để lượng giá chức năng
thăng bằng ở người già. Sau này, nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tính
hiệu quả và độ tin cậy của nó nên dần được mở rộng ra nhiều đối tượng lượng
giá khác.
- Thang điểm Berg bao gồm 14 tiêu chí là những động tác được thực hiện
ở những tư thế khác nhau. Căn cứ trên khả năng giữ thăng bằng của người bệnh
khi thực hiện những động tác đó, người lượng giá sẽ cho điểm từng tiêu chí theo
thang điểm từ 0 đến 4. Tổng điểm tối đa là 56, thể hiện chức năng thăng bằng
tốt.
Thang điểm Berg đánh giá thăng bằng (Berg Balance Scale) Chuyển
từ ngồi sang đứng.
0. Cần trợ giúp trung bình hoặc trợ giúp tối đa để đứng dậy.
1. Cần trợ giúp tối thiểu để cố định hoặc đứng dậy.
2. Có thể đứng dậy sau vài lần cố gắng, có dùng tay.
3. Có thể đứng dậy độc lập, có dùng tay.
4. Có thể đứng dậy độc lập, không cần dùng tay.
Đứng không có hỗ trợ.
0. Không thể đứng không cần hỗ trợ trong 30 giây.
1. Có thể đứng 30 giây không cần hỗ trợ sau vài lần cố gắng.
2. Có thể đứng 30 giây không cần hỗ trợ.
3. Có thể đứng trong 2 phút, cần giám sát.
4. Có thể đứng an toàn trong 2 phút.
Ngồi không cần hỗ trợ lưng nhưng bàn chân được hỗ trợ trên sàn
hoặc trên ghế.
0. Không thể ngồi trong 10 giây mà không cần hỗ trợ.
1. Có thể ngồi trong 10 giây.
2. Có thể ngồi trong 30 giây.
3. Có thể ngồi trong 2 phút, cần giám sát.
4. Có thể ngồi an toàn và chắc chắn trong 2 phút.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
Chuyển từ đứng sang ngồi.
0. Cần trợ giúp để ngồi xuống.
1. Có thể ngồi xuống độc lập nhưng không biết kiểm soát động tác cúi.
2. Sử dụng lưng hoặc chân tì vào ghế để kiểm soát động tác cúi xuống.
3. Kiểm soát động tác cúi xuống bằng tay.
4. Ngồi an toàn, chỉ sử dụng tay tối thiểu.
Di chuyển (chuyển từ ghế có tay vịn sang ghế không có tay vịn).
0. Cần 2 người trợ giúp hoặc giám sát để đảm bảo an toàn.
1. Cần 1 người trợ giúp.
2. Có thể di chuyển, cần giám sát hoặc hướng dẫn bằng lời.
3. Có thể di chuyển một cách an toàn, phải sử dụng tay.
4. Có thể di chuyển một cách an toàn, sử dụng tay tối thiểu.
Đứng không cần hỗ trợ, nhắm mắt.
0. Cần người khác trợ giúp để khỏi ngã.
1. Không thể đứng an toàn trong 3 giây khi nhắm mắt.
2. Có thể đứng trong 3 giây.
3. Có thể đứng trong 10 giây, cần giám sát.
4. Có thể đứng an toàn trong 10 giây.
Đứng chụm chân, không trợ giúp.
0. Cần người trợ giúp để đứng chụm chân và không thể duy trì được 15
giây.
1. Cần người trợ giúp để đứng chụm chân nhưng có thể duy trì được 15
giây.
2. Có thể đứng chụm chân độc lập nhưng không quá 30 giây.
3. Có thể đứng chụm chân độc lập trong 1 phút, cần giám sát.
4. Có thể đứng chụm chân độc lập và an toàn trong 1 phút.
Với tay về phía trước khi đứng (Nâng cánh tay lên 900 , duỗi các ngón
tay và với về phía trước)
0. Mất thăng bằng khi thực hiện động tác, cần hỗ trợ từ bên ngoài.
1. Có thể với tay ra trước, cần giám sát.
2. Có thể với tay ra trước được 5 cm.
3. Có thể với tay ra trước được 12 cm.
4. Với tay ra trước một cách tự tin được 25 cm.
Cúi người nhặt đồ vật dưới sàn lên từ tư thế đứng
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
0. Không thể nhặt lên được, cần trợ giúp để đảm bảo không bị ngã do mất
thăng bằng.
1. Không thể nhặt lên được, cần giám sát khi làm
2. Không thể nhặt lên được, nhưng có thể cúi xuống còn cách vật 2 -5 cm
và vẫn giữ thăng bằng độc lập.
3. Có thể nhặt lên được, cần giám sát.
4. Có thể nhặt lên an toàn và dễ dàng.
Xoay đầu nhìn ra sau qua vai trái và vai trái ở tư thế đứng.
0. Cần trợ giúp để khỏi mất thăng bằng và ngã.
1. Cần giám sát khi xoay đầu.
2. Chỉ có thể hơi xoay sang bên, có thể giữ thăng bằng.
3. Chỉ có thể xoay ra sau ở một bên, bên còn lại xoay đầu kém.
4. Có thể nhìn ra sau cả hai bên, vận động đầu cổ tốt.
Xoay người 3600 (xoay người theo một vòng tròn, dừng lại, rồi xoay
một vòng tương tự nhưng theo hướng ngược lại)
0. Cần trợ giúp khi xoay.
1. Cần giám sát chặt chẽ hoặc hướng dẫn bằng lời.
2. Có thể xoay người 3600 một cách an toàn nhưng chậm.
3. Có thể xoay người 3600 một cách an toàn, chỉ một bên, trong 4 giây trở
xuống.
4. Có thể xoay người 3600 một cách an toàn, trong 4 giây trở xuống.
Đặt luân phiên hai bàn chân lên bậc thang khi đứng không hỗ trợ.
0. Cần trợ giúp để giữ cho khỏi ngã.
1. Có thể hoàn thành hơn hai bước, cần trợ giúp tối thiểu.
2. Có thể hoàn thành 4 bước, không cần trợ giúp, chỉ cần giám sát.
3. Có thể đứng độc lập, hoàn thành 8 bước trong thời gian trên 20 giây.
4. Có thể đứng độc lập và an toàn, hoàn thành 8 bước trong 20 giây.
Đứng đặt chân này ngay trước mũi chân kia, không hỗ trợ.
0. Mất thăng bằng khi bước hoặc khi đứng.
1. Cần hỗ trợ để bước chân tới và giữ tư thế đó 15 giây.
2. Có thể đặt bước nhỏ độc lập, giữ được 30 giây.
3. Có thể đặt chân này phía trước chân kia, độc lập, giữ được 30 giây.
4. Có thể đặt chân trước ngay sát chân sau, độc lập, giữ được 30 giây.
Đứng trên 1 chân.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
0. Cần trợ giúp để khỏi bị ngã.
1. Có thể nhấc chân lên nhưng không thể giữ được 3 giây, vẫn có thể
đứng thăng bằng độc lập.
2. Có thể đứng 1 chân độc lập trên 3 giây.
3. Có thể đứng 1 chân độc lập từ 5-10 giây.
4. Có thể đứng 1 chân độc lập trên 10 giây.
Tổng điểm:
- Tối đa: 56 điểm, thăng bằng tốt không ngã.
- 41-56 điểm: thăng bằng khá, nguy cơ ngã thấp.
- 21-40 điểm: thăng bằng trung bình, nguy cơ ngã trung bình.
- 0-20 điểm: thăng bằng kém, hay ngã.
II. CHỈ ĐỊNH
- Chấn thương sọ não
- Tai biến mạch máu não
- Parkinson
- Tổn thương tủy sống
- Xơ cứng rãi rác
- Một số bệnh lý cơ xương khớp có ảnh hưởng chức năng thăng bằng
- Người già
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh hôn mê
- Người bệnh chưa ngồi dậy được]
IV. CHUẨN BỊ
1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị
liệu.
2. Phương tiện
- Phiếu lượng giá chức năng thăng bằng theo Thang điểm Berg.
- Thước dây, đồng hồ tính giây.
- Một ghế có tay vịn, một ghế không có tay vịn.
- Bậc thang.
- Một đoạn đường ngắn, bằng phẳng.
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Thời gian cho một lần lượng giá chức năng thăng bằng khoảng 15-20
phút.
- Kết hợp quan sát, hướng dẫn người bệnh, đưa ra các yêu cầu để người
bệnh thực hiện theo các tiêu chí đã nêu trong Thang điểm Berg đánh giá thăng
bằng.
- Đánh giá, cho điểm từng tiêu chí theo mức độ từ 0-4.
- Điền vào phiếu đánh giá.
- Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá
VI. THEO DÕI
- Khi tiến hành đánh giá, theo dõi khả năng giữ thăng bằng của người
bệnh.
- Tiến hành lượng giá chức năng thăng bằng của người bệnh định kỳ trong
suốt thời gian nằm viện và khi người bệnh xuất viện. Theo dõi sự thay đổi về
khả năng giữ thăng bằng của người bệnh.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đây là một phương pháp lượng giá đơn giản, không can thiệp; chưa ghi
nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá. Tuy nhiên cần hỗ trợ người bệnh kịp
thời khi người bệnh có nguy cơ ngã.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LƯỢNG GIÁ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
TRONG SINH HOẠT HẰNG NGÀY
Mã số: XVII-120
I. ĐẠI CƯƠNG
- Hoạt động chức năng trong sinh hoạt hằng ngày là những hoạt động tự
chăm sóc ai cũng cần phải thực hiện như ăn uống, tăm rữa, mặc quần áo, vệ sinh
cá nhân,...trong 1 ngày. Kết quả lượng giá cho biết mức độ giảm khả năng của
người khuyết tật, nhu cầu cần trợ giúp, cũng như kết quả của các can thiệp.
- Dưới đây là một số thang điểm đánh giá mức độ thực hiện các hoạt động
chức năng trong sinh hoạt hằng ngày cơ bản:
* Chỉ số Barthel (Barthel Index): Được công bố vào năm 1965 và được sử
dụng rộng rãi trong phục hồi chức năng. Chỉ số bao gồm các hoạt động: ăn
uống, kiểm soát bàng quang và ruột, sử dụng nhà vệ sinh, mặc và cởi quần áo,
chuyển từ xe lăn sang giường và ngược lại, di chuyển bằng xe lăn, đi lại trên bề
mặt phẳng, lên hoặc xuống cầu thang. Các mục này được đánh giá ở 3 mức: "
độc lập", "cần hỗ trợ" và "không làm được".
* Thang điểm đánh giá tự chăm sóc của Kenny (Kenny Self - Care
evaluation): Thang này chia ra 7 loại hoạt động chính: Hoạt động trên giường,
vận động, di chuyển, mặc cởi quần áo, vệ sinh cá nhân, kiểm soát bàng quang và
ruột, ăn uống. Cơ sở đánh giá là mức độ hỗ trợ cần thiết để thực hiện hoạt động.
Điểm dánh giá được cho từ 4 điểm (mức độ hoàn toàn độc lập) đến 0 điểm (hoàn
toàn phụ thuộc khi thực hiện động tác). Thang điểm có thể thay bằng: hoàn toàn
độc lập (4 điểm); cần giám sát (3 điểm); cần hổ trợ mức độ ít (2 điểm); cần hỗ
trợ nhiều (1 điểm) và không làm được (0 điểm).
* Chỉ số Katz về hoạt động chức năng trong sinh hoạt hằng ngày: Chỉ số
này bao gồm các hạng mục: tăm rửa, mặc cởi quần áo, đi vệ sinh, ăn uống, tự
kiểm soát bàng quang và ruột, kỹ năng vận động và di chuyển cơ bản. Hệ thống
đánh giá của chỉ số Katz rất đơn giản, chỉ là 1 nếu người khuyết tật không cần
hỗ trợ của người khác để thực hiện hoạt động và 0 nếu cần hỗ trợ để thực hiện.
Các mức độ từ A đến G được áp dụng cho các trường hợp thực hiện được các
hoạt động khác nhau. Điểm mạnh của các chỉ số này là ngắn gọn, dễ sử dụng và
dễ học.
Cả ba công cụ trên đều thuộc các công cụ đánh giá hoạt động chức năng
cơ bản hàng ngày (ADL), ngoài ra, để đánh giá khả năng sống độc lập, người ta
còn bổ sung thêm các hạng mục khác (IADL) như làm việc nhà (nấu cơm, giặt
giũ, lau nhà), uống thuốc, sử dụng điện thoại, quản lý tài chính, sử dụng phương
tiện giao thông công cộng, đi chợ và có việc làm.
II. CHỈ ĐỊNH
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
Đánh giá thực hiện hoạt động chức năng trong sinh hoạt hàng ngày được
chỉ định trong trường hợp khuyết tật, đặc biệt khi muốn đánh giá mức độ cần hỗ
trợ, nhu cầu phục hồi chức năng và đánh giá kết quả của chương trinh can thiệp.
Tuy nhiên, nó thường được chỉ định nhiều hơn trong các trường hợp sau:
- Người bệnh liệt
- Người khuyết tật thần kinh, tâm thần
- Người khuyết tật chậm phát triển trí tuệ
- Người bệnh mắc bệnh mãn tính, suy giảm sức khỏe
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Không có chống chỉ định
IV. CHUẨN BỊ
1. Người đánh giá: Bác sỹ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị
liệu, hoạt động trị liệu, người được tập huấn cơ bản cách thực hiện và điền phiếu
đánh giá
2. Phương tiện: Phương tiện đánh giá bao gồm (1) các phương tiện để
người bệnh thực hiện các hoạt động chức năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày
như bàn chải đánh răng, lược, xe lăn ... và (2) nhà vệ sinh, nơi người bệnh thực
hiện một vài hoạt động tự chăm sóc.
3. Người bệnh: Có thể được quan sát trực tiếp khi đang thực hiện các
hoạt động hoặc phỏng vấn qua người chăm sóc chính.
- Quan sát trực tiếp: Người bệnh được giải thích về mục đích đánh giá và
họ sẽ thực hiện các họat động theo yêu cầu, dưới sự quan sát của người đánh
giá. Cũng có thể đánh giá, quan sat người bệnh ở những thời điểm họ đang thực
hiện các hoạt động này, cách này thường được sử dụng trên thực tế.
- Phỏng vấn người chăm sóc chính: Với những người bệnh nặng hoặc
không có khả năng giao tiếp (hôn mê, chậm phát triển trí tuệ, khó khăn ngôn
ngữ ...), người đánh giá sẽ hỏi người chăm sóc chính về từng hoạt động để từ đó
người đánh giá sẽ xác định mức độ thực hiện hoạt động của người bệnh.
4. Hồ sơ bệnh án: Cần có bảng kiểm đánh giá các hoạt động trong sinh
hoạt hàng ngày với các thang điểm cho các mức độ thực hiện khac nhau.
Nơi đánh giá có thể tại cơ sở điều trị hoặc tại nhà người khuyết tật.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Ghi tên người bệnh lên phiếu đánh giá
- Yêu cầu người bệnh lần lượt thực hiện các hạng mục cần đánh giá.
- Quan sát người bệnh thực hiện các hạng mục cần đánh giá hoặc phỏng
vấn người chăm sóc chính.
VI. THEO DÕI: Kỹ thuật này không có các biến chứng cần theo dõi.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN: Kỹ thuật đánh giá này không có tai biến cần xử
trí.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LƯỢNG GIÁ LAO ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP
Mã số: XVII-121
I. ĐẠI CƯƠNG
- Theo Tổ chức lao động quốc tế, lượng giá hướng nghiệp là nhằm xác
định mối quan tâm, khả năng, thái độ và kỹ năng của một cá nhân để nhận diện
điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và tiềm năng trong công việc của cá nhân đó.
- Lượng giá hướng nghiệp có thể sử dụng các kỹ thuật đã được chuẩn hóa
(các bài kiểm tra) hoặc các cách tiếp cận thông thường (qua phỏng vấn, quan
sát). Đây là một phần của quá trình hướng dẫn nghề nghiệp và thường dẫn đến
các khuyến nghị cho đào tạo nghề hoặc tuyển dụng.
- Lượng giá hướng nghiệp giúp người khuyết tật lựa chọn nghề nghiệp
hoặc học nghề phù hợp, giúp các nhà tư vấn, các chuyên gia phục hồi chức năng
và cán sự việc làm thực hiện hiệu quả hơn, giúp cho các giáo viên dạy nghề điều
chỉnh để phù hợp với nhu cầu người khuyết tật, giúp các nhân viên hành chính
sử dụng nguồn lực thông minh hơn và giúp các nhà tuyển dụng có lựa chọn tốt
hơn.
- Lượng giá hướng nghiệp được thực hiện khi người khuyết tật còn ở
trong độ tuổi lao động, có khả năng độc lập trong sinh hoạt và có khả năng giao
tiếp ở mức hiểu người khác thể hiện được nhu cầu tình cảm mà người khác hiểu
được. Lượng giá hướng nghiệp giúp cho phục hồi chức năng có mục tiêu cụ thể
hơn và là cơ sở để tư vấn hướng nghiệp trước khi người bệnh ra khỏi chương
trình can thiệp.
II. CHỈ ĐỊNH
Lượng giá hướng nghiệp có thể được thực hiện tại các cơ sở Phục hồi
chức năng hoặc tại cộng đồng.
* Tại các cơ sở phục hồi chức năng: Lượng giá hướng nghiệp được thực
hiện nhằm chuẩn bị cho người khuyết tật trưởng thành tái hòa nhập xã hội.
* Tại cộng đồng: Lượng giá hướng nghiệp là bước đầu tiên để giúp người
khuyết tật trưởng thành tìm được việc làm phù hợp, hòa nhập cộng đồng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người không ở trong độ tuổi lao động
IV. CHUẨN BỊ
1. Người đánh giá
- Nhân lực lượng giá nghề nghiệp cần có hiểu biêt về thị trường lao động,
các cơ hội học nghề và việc làm để cho lời khuyên của họ trở nên thực tiễn
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Nhóm lượng giá bao gồm: Các chuyên gia từ các chuyên ngành như hoạt
động trị liệu, phục hồi chức năng, tâm lý học, công tác xã hội, giáo dục, hướng
nghiệp, các nhà tuyển dụng hoặc chuyên gia kỹ thuật.
- Tại một số nơi, lượng giá hướng nghiệp có thể được thực hiện được bởi
một chuyên gia được đào tạo chuyên sâu, có hiểu biết về các chuyên ngành khác
nhau liên quan đến lượng giá.
2. Phương tiện: các trắc nghiệm tâm lý và trắc nghiệm năng lực.
3. Người bệnh: được thông báo về mục tiêu của cuộc lượng giá và chuẩn
bị các hồ sơ cần thiết liên quan đến việc làm (như bằng cấp văn hóa, chứng chỉ,
hồ sơ sức khỏe ...)
4. Hồ sơ bệnh án: phiếu thu thập thông hướng nghiệp
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Theo quy trinh lượng giá hướng nghiệp cảu tổ chức Lao động Quốc tế
ILO đã giới thiệu gồm 10 bước như sau:
1. Phỏng vấn người khuyết tật
2. Xem xét giấy tờ về kinh nghiệm làm việc. Xem xét việc học hành hoặc
các giấy tờ liên quan tới giáo dục hoặc các khóa tập huấn đã tham gia
3. Khám sức khỏe chứng nhận đủ sức khỏe làm việc
4. Sử dụng các trắc nghiệm về năng lực và năng khiếu, nếu có thể các trắc
nghiệm tâm lý.
5. Tìm hiểu một cách chắc chắn haonf cảnh cá nhân và gia đình
6. Tìm hiểu năng khiếu và sự phát triển khả năng qua kinh nghiệm làm
việc và qua các cách khác
7. Các trắc nghiệm công việc, hoặc bằng lời hoặc bằng cách khác khi cần
thiết.
8. Phân tích khả năng thể chất trong mối tương quan với yêu cầu của công
việc và khả năng cải thiện năng lực đó.
9. Cung cấp thông tin liên quan đến các cơ hội việc làm và đào tạo nghề
liên quan đến trình độ, khả năng về thể chất, năng khiếu, sự ưa thích và kinh
nghiệm của cá nhân, nhu cầu của thị trường việc làm.
10. Thảo luận cùng người khuyết tật về những việc phù hợp với họ để họ
là người ra quyết định
VI. THEO DÕI
Không cần theo dõi sau khi lượng giá. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh tâm lý
làm người khuyết tật thất vọng.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Không có tai biến cần xử trí
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
THỬ CƠ BẰNG TAY
Mã số: XVII-122
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Thử cơ bằng tay (Mannual Muscle Testing) là phương pháp dùng tay
người khám để đánh giá khả năng co cơ chủ động hay cơ lực của một cơ hoặc
một nhóm cơ cụ thể của người bệnh.
2. Bảng phân độ cơ lực bằng phương pháp thử cơ bằng tay
Bậc cơ Tiêu chí đánh giá
5 Người bệnh co cơ thực hiện hết tầm vận động khớp ở tư thế kháng
trọng lực, thắng được lực đề kháng tối đa từ phía người khám.
4 Người bệnh co cơ thực hiện hết tầm vận động khớp ở tư thế kháng
trọng lực, thắng được lực đề kháng tương đối mạnh từ phía người
khám.
3 Người bệnh co cơ thực hiện hết tầm vận động khớp ở tư thế kháng
trọng lực, không có lực đề kháng từ phía người khám.
2 Người bệnh co cơ thực hiện hết tầm vận động khớp ở tư thế loại bỏ
trọng lực tác động lên chi thể.
1 Người khám có thể nhìn hoặc sờ thấy sự co cơ nhưng không có sự
vận động nào của khớp.
0 Không sờ/nhìn thấy sự co cơ nào.
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt do tổn thương thần kinh trung ương
- Liệt do tổn thương thần kinh ngoại biên
- Liệt do bệnh cơ
- Một số bệnh lý cơ xương khớp khác có ảnh hưởng đến chức năng vận
động
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Gãy xương chưa liền
- Ngay sau khi phẫu thuật, giai đoạn liền tổn thương
- Tăng trương lực cơ quá nhiều
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Người bệnh tổn thương khả năng nhận thức hoặc kiểm soát hành vi,
không có khả năng phối hợp với người đánh giá.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị
liệu
2. Phương tiện:
- Phiếu thử cơ
- Bàn khám
- Mặt phẳng ít ma sát để thử cơ
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Thời gian để lượng giá một nhóm cơ thường dưới 5 phút. Tổng thời gian
thực hiện Thử cơ bằng tay phụ thuộc vào số cơ được thử.
- Hướng dẫn người bệnh về những thao tác sẽ thực hiện để người bệnh
phối hợp tốt với người đánh giá.
- Đặt tư thế người bệnh sao cho phù hợp với từng nhóm cơ và bậc thử cơ.
- Cố định tốt để tránh vận động thay thế của các nhóm cơ khác.
- Đánh giá sơ bộ tầm vận động thụ động của khớp liên quan.
- Yêu cầu người bệnh thực hiện hết tầm vận động khớp theo các tư thế và
lực đề kháng khác nhau thùy thuộc vào bậc thử cơ.
- Kết hợp nhìn, sờ, tạo lực đề kháng tùy thuộc vào bậc thử cơ.
- Thử các cơ ở gốc chi trước, ngọn chi sau.
- Thực hiện thử cơ ở cả 2 bên có thể đối chiếu.
- Quan sát, cho điểm từng nhóm cơ theo thang điểm từ 0 đến 5.
- Điền vào phiếu thử cơ
- Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.
VI. THEO DÕI
Tiến hành thử cơ định kỳ trong suốt thời gian nằm viện và khi người bệnh
xuất viện. Theo dõi sự tiến triển về cơ lực của người bệnh.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đây là một phương pháp lượng giá đơn giản, không can thiệp; chưa ghi
nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
ĐO TÂM VẬN ĐỘNG KHỚP
Mã số: XVII-123
I. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: Đo tầm vận động khớp là kỹ thuật lượng giá tầm vận động
của khớp.
- Đo tầm vận động khớp là một trong những phương pháp lượng giá quan
trọng trong thục tiễn khám, lượng giá và đánh giá tiến triển bệnh, kết quả điều
trị.
- Phương pháp đo và ghi dựa trên nguyên tắc của phương pháp Zero (0)
của Can và Robert, có nghĩa là ở vị trí giải phẫu, mọi khớp được quy định là 00.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thương tật về hệ thống vận động.
- Những tổn thương thần kinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, Bác sỹ phục hồi chức
năng.
2. Phương tiện: thước đo góc 1800 hay 3600.
3. Người bệnh: giải thích cho người bệnh hiểu quy trình kỹ thuật để hợp
tác trong qua trình đo tầm vận động.
4. Hồ sơ bệnh án
- Cần ghi rõ vận động khớp là:
+ Chủ động
+ Thụ động
+ Có hay không kèm theo cưỡng bức một phần hay toàn bộ.
+ Khi cử động có đau không.
+ Có tình trạng kháng lại cử động có ý thức không.
+ Người bệnh có khả năng hợp tác với bác sỹ không.
- Cần lập bảng số đo trung bình hay bình thường của tầm vận động.
- Cần ghi rõ tầm vận động chính xác đo được.
- Tầm vận động chi đo được so sánh với bên đối diện. Sự khác biệt được
diễn tả bằng độ hay tỷ lệ phần trăm bị giảm tầm vận động so với chi bên đối
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
diện. Nếu không có chi bên đối diện thì so với tậm vần động trung bình của một
người khác cùng tuổi, cùng thể trạng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Đặt chi, khớp cần đo ở vị trí Zero.
2. Xác định đặc tính của khớp thuộc loại khớp nào.
3. Xác định 3 điểm mốc cố định để đặt thước cho chính xác.
4. Tiến hành đo.
5. Ghi kết quả vào bệnh án: sự giới hạn tầm vận động được ghi từ vị trí
khởi đầu đén cuối tầm. Ví dụ: gấp khuỷu từ 300 -900 được ghi 300-900.
VI. THEO DÕI
- Tình trạng chung của người bệnh
- Tình trạng tại khớp đang đo.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
KỸ THUẬT ĐIỀU TRỊ BÀN CHÂN KHOÈO BẨM SINH
THEO PHƯƠNG PHÁP PONSETTI
Mã số: XVII-136
I. ĐẠI CƯƠNG
- Điều trị bàn chân khoèo bẩm sinh theo phương pháp Ponsetti là một
cuộc cách mạng về kỹ thuật bó bột chỉnh hình nắn sửa các biến dạng vùng bàn,
cổ chân mà tâm điểm là thay đổi trục xương sên và kéo dãn các dây chằng xung
quanh xương sên.
- Kỹ thuật bó bột Ponsetti được tiến hành theo các bước:
+ Nghiêng và xoay trong tối đa.
+ Dần chỉnh mũi bàn chân xoay ngoài.
+ Dần nâng lòng bàn chân gấp mặt mu.
+ Chuyển lòng bàn chân nghiêng ngoài với cạnh ngoài bàn chân cao hơn
cạnh trong.
- Sau khi kết thúc giai đoạn bó bột chỉnh hình là giai đoạn đeo nẹp
Dennis-Brown để đảm bảo duy trì kết quả bó bột. Nẹp Dennis-Brown gồm 02
giầy vừa với kích thước của bàn chân trẻ. Hai giầy được liên kết bởi thanh nẹp
giữ cho hai giầy dang rộng bằng vai, xoay ngoài và nghiêng ngoài. Nẹp được chỉ
định đeo 23 giờ mỗi ngày cho tới khi trẻ tự đứng đi được thì duy trì đeo ban đêm
cho đến khi trẻ 36 tháng tuổi.
- Có một số trường hợp trẻ vẫn bị bàn chân thuồng do co rút gân gót có
thể cần phải chỉ định chích gân gót (tenotomy) rồi bó lại. Kỹ thuật này nên tiến
hành trước khi trẻ 18 tháng tuổi.
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ bị bàn chân khèo bẩm sinh hai bên.
- Trẻ bị bàn chân khèo bẩm sinh một bên.
- Trẻ bàn chân khèo có bị cứng đa khớp, trật khớp háng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Trẻ bị thoát vị tủy lớn (có túi thoát vị)
- Trẻ bị giòn xương bẩm sinh (người thủy tinh)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, kỹ
thuật viên chỉnh hình.
2. Phương tiện, thuốc và nguyên liệu
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Kìm phá bột, cưa bột hoặc kéo.
- Găng tay, khăn hoặc giấy lau, khẩu trang.
- Phim chụp Xquang, đèn dọc phim Xquang.
- Nguyên liệu: bột thạch cao, băng cuộn bông, vải cotton hoặc giấy vệ
sinh.
- Thuốc: thuốc giảm đau (Paracetamol...), thuốc khử trùng (Betadine).
3. Người bệnh
- Trẻ cần được kiểm tra toàn trạng về hô hấp, tim mạch...
- Khám lại để xác định số chân bị khèo, mức độ khèo ở mỗi chân...
- Kiểm tra các dị tật hoặc bất thường về cấu trúc có thể đi kèm bàn chân
khèo.
- Tư thế trẻ: đặt nằm trên bàn bó bột, bộc lộ toàn bộ vùng thắt lưng và chi
dưới.
4. Hồ sơ bệnh án
- Bác sỹ, kỹ thuật viên nắm vững chẩn đoán của trẻ.
- Ghi chép đầy đủ tình trạng, mức độ và chỉ định can thiệp cho trẻ.
- Nắm và ghi chép đầy đủ các bước kỹ thuật sẽ tiến hành.
- Nắm kết quả tổn thương trên phim Xquang.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tâm lý tiếp xúc: Giải thích rõ cho cha mẹ bệnh nhi và người nhà hiểu
được tình trạng bệnh tật và các bước sẽ tiến hành để tạo ra sự hợp tác chặt chẽ
và tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bác sỹ khi chăm sóc trẻ tại nhà.
2. Bó bột chỉnh hình
- Chỉ định: tất cả trẻ bàn chân khèo bẩm sinh đến sớm trước 18 tháng.
- Kỹ thuật bó bột:
+ Quấn băng bông, băng vải cotton hoặc giấy vệ sinh từ mũi bàn chân lên
cẳng chân, khớp gối và đùi.
+ Quấn bột bó từ mũi bàn chân, bàn chân, lên tới phần dưới khớp gối.
Nắn chỉnh phần mũi bàn chân, lấy đầu trên xương sên làm mốc để nắn chỉnh.
Tránh tuyệt đối không chạm vào gót chân.
+ Giữ bàn chân trẻ ở tư thế này đến khi bột khô. Tiếp tục quấn bột lên qua
khớp gối đến > 2/3 đùi. Bó bột ở tư thề gối gập.
+Cố định bột trong 1-2 tuần (tùy thuộc lứa tuổi bắt đầu bó bột).
+ Tháo bột, làm vệ sinh sạch chân trẻ, bôi Betadine vào chỗ loét, xước.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
+ Bó bột từ 4-6 đợt cho tới khi bàn chân gấp mu, xoay và nghiêng ngoài.
Sau khi hoàn thành quá trình bó bột thì chuyển sang đeo nẹp Dennis-Brown.
Hình 1: Các bước bó bột theo phương pháp Ponsetti
* Thời gian đeo nẹp Dennis-Brown
- Ngày sau ngừng bó bột đến khi trẻ 36 tháng tuổi.
- Liên tục đeo cả ngày và đêm cho đén khi trẻ tự đứng đi được.
- Đeo nẹp vào ban đêm cho đến khi trẻ 36 tháng.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi sau bó bột tại nhà: Nếu các ngón chân sưng, tím, đau, cần tháo
bột ngay tránh hoại tử.
- Thời gian bó bột: 1-2 tuần/đợt, khoảng 4-6 đợt
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tổn thương bề mặt da do loét: rửa nước muối sinh lý, giữ gìn da khô ráo
sạch sẽ.
Hình 2: Hình dạng bột sau các lần bó
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
KỸ THUẬT BĂNG CHUN MỎM CỤT CHI TRÊN
Mã số: XVII-139
I. ĐẠI CƯƠNG
Băng mỏm cụt là kỹ thuật rất quan trọng được dùng từ những năm đầu
của thập niên 1900, với quan niệm sẽ tạo dáng mỏm cụt và làm cho mỏm cụt lắp
vừa vặn vào ổ mỏm cụt.
Hiện nay, các nhà chuyên gia chân tay giả và các nhà phẫu thuật càng
điêu luyện hơn trong việc tạo dáng hình dạng của ổ và việc thực hiện băng mỏm
cụt đúng cách để không làm hủy hoại các mô. Việc băng mỏm cụt cần thiết để
nâng mô mềm của mỏm cụt trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.
II. CHỈ ĐỊNH
Các mỏm cụt chi trên: bắt đầu băng mỏm cụt vào ngày thứ nhất sau phẫu
thuật, đặc biệt khi mỏm cụt chưa ổn định.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Những biến chứng thứ phát sau phẫu thuật cắt cụt chi tạo hình mỏm cụt:
- Mỏm cụt bị tổn thương sau phẫu thuật như chảy máu mỏm cụt do cầm
máu không triệt để, tuột chỉ thắt mạch máu, chảy máu đầu xương hoặc do va đập
vào đầu mỏm cụt.
- Viêm tủy xương.
- Abces (áp xe) cơ.
- Mỏm cụt còn vết thương nhiễm trùng, tình trạng viêm loét vết mổ do sót
chi, lành chậm.
- Viêm da đầu và xung quanh mỏm cụt, viêm loét do dị ứng của da với
băng (vùng da bị đỏ, kém cảm giác, ngứa lở) hoặc thuốc bôi trên mỏm cụt, thiếu
chăm sóc vệ sinh da...
- Nhọt sâu trong mô mềm của mỏm cụt.
- Vùng da của mỏm cụt mất cảm giác rộng vì người bệnh không biết được
cảm giác đau do chi giả đè ép sẽ làm giập nát hay hoại tử các tổ chức dưới da
mà không biết.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
Băng chun giãn (băng phải sạch và được giặt hàng ngày), đối với mỏm
cụt chi trên: dùng băng thun rộng 8 cm → 10 cm.
3. Người bệnh
Người cắt đoạn chi trên khuỷu và tháo khớp khuỷu. Mỏm cụt phải sạch và
khám trước khi băng.
4. Hồ sơ bệnh án: được Bác sỹ chỉ định băng mỏm cụt sau khi phẫu
thuật.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Trong việc băng mỏm cụt cần tuân thủ những hướng dẫn sau
- Nếu có sưng, phù phải đo chu vi trước và sau khi băng.
- Băng cả ngày và đêm khi chưa có tay giả, cả khi không có phù nề.
- Tránh vòng băng ngang, nên băng nghiêng hoặc xoắn chéo.
- Giảm sức ép dần từ ngọn chi tới hướng gốc chi.
- Vòng băng không được giới hạn cử động của khớp cũng như không
được gây hạn chế tuần hoàn; không được gây lằn, gấp nếp da.
- Không được gây cảm giác đau tức cho người bệnh.
- Khi băng phải tránh tai mèo (cat's ears) và nếp nhăn ở trong băng.
- Không để băng tuột khi người bệnh vận động sinh hoạt.
- Không dùng loại băng mất tính đàn hồi.
- Người bệnh phải tự săn sóc và băng mỏm cụt.
- Băng liên tục, chỉ ngưng khi người bệnh mang chi giả thường xuyên.
- Nếu không mang chi giả mỏm cụt cần được băng tiếp.
3.2. Cách giặt băng thun
- Băng thun được gấp theo chiều dài khoảng 25 cm.
- Nhúng trong nước ấm có xà phòng nhiều bọt, chỉ ép băng chứ không
bao giờ được vặn xoắn.
- Sau đó xả sạch nước xà phòng trong thau nước ấm khác.
- Không bao giờ treo băng trên dây phơi.
- Không dùng nhiệt để làm mau khô băng, nên trải phơi trên mặt phẳng.
- Khi băng khô, cuộn lỏng lại, nhưng trước khi dùng thì cuộn lại cho chắc
hơn.
VI. THEO DÕI
Màu sắc, hình dáng mỏm cụt
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tổn thương bề mặt da do loét: rửa nước muối sinh lý, giữ gìn da khô ráo
sạch sẽ.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
KỸ THUẬT BĂNG CHUN MỎM CỤT CHI DƯỚI
Mã số: XVII-140
I. ĐẠI CƯƠNG
Băng mỏm cụt là kỹ thuật rất quan trọng được dùng từ những năm đầu
của thập niên 1900, với quan niệm sẽ tạo dáng mỏm cụt và làm cho mỏm cụt lắp
vừa vặn vào ổ mỏm cụt.
Hiện nay, các nhà chuyên gia chân tay giả và các nhà phẫu thuật càng
điêu luyện hơn trong việc tạo dáng hình dạng của ổ và việc thực hiện băng mỏm
cụt đúng cách để không làm hủy hoại các mô. Việc băng mỏm cụt cần thiết để
nâng mô mềm của mỏm cụt trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật.
II. CHỈ ĐỊNH
Các mỏm cụt trên gối và dưới gối: bắt đầu băng mỏm cụt vào ngày thứ
nhất sau phẫu thuật, đặc biệt khi mỏm cụt chưa ổn định.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Mỏm cụt bị tổn thương sau phẫu thuật như chảy máu mỏm cụt do cầm
máu không triệt để, tuột chỉ thắt mạch máu, chảy máu đầu xương hoặc do va đập
vào đầu mỏm cụt.
- Viêm tủy xương.
- Abces (áp xe) cơ.
- Mỏm cụt còn vết thương nhiễm trùng, tình trạng viêm loét vết mổ do sót
chi, lành chậm.
- Viêm da đầu và xung quanh mỏm cụt, viêm loét do dị ứng của da với
băng (vùng da bị đỏ, kém cảm giác, ngứa lở) hoặc thuốc bôi trên mỏm cụt, thiếu
chăm sóc vệ sinh da...
- Nhọt sâu trong mô mềm của mỏm cụt.
- Vùng da của mỏm cụt mất cảm giác rộng vì người bệnh không biết được
cảm giác đau do chi giả đè ép sẽ làm giập nát hay hoại tử các tổ chức dưới da
mà không biết.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Điều dưỡng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu.
2. Phương tiện
- Băng chun giãn (băng phải sạch và được giặt hàng ngày).
- Mỏm cụt trên gối: dùng băng thun rộng 15 cm.
- Mỏm cụt dưới gối: dùng băng thun rộng 10 cm.
3. Người bệnh
Người cắt đoạn chi trên gối, dưới gối và tháo khớp gối. Mỏm cụt phải
sạch và khám trước khi băng.
4. Hồ sơ bệnh án: được Bác sỹ chỉ định băng mỏm cụt sau khi phẫu
thuật.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
3.1. Trong việc băng mỏm cụt cần tuân thủ những hướng dẫn sau
- Nếu có sưng, phù phải đo chu vi trước và sau khi băng.
- Băng cả ngày và đêm khi chưa có tay giả, cả khi không có phù nề.
- Tránh vòng băng ngang, nên băng nghiêng hoặc xoắn chéo.
- Giảm sức ép dần từ ngọn chi tới hướng gốc chi.
- Vòng băng không được giới hạn cử động của khớp cũng như không
được gây hạn chế tuần hoàn; không được gây lằn, gấp nếp da.
- Không được gây cảm giác đau tức cho người bệnh.
- Khi băng phải tránh tai mèo (cat's ears) và nếp nhăn ở trong băng.
- Không để băng tuột khi người bệnh vận động sinh hoạt.
- Không dùng loại băng mất tính đàn hồi.
- Người bệnh phải tự săn sóc và băng mỏm cụt.
- Băng liên tục, chỉ ngưng khi người bệnh mang chi giả thường xuyên.
- Nếu không mang chi giả mỏm cụt cần được băng tiếp.
3.2. Cách giặt băng thun
- Băng thun được gấp theo chiều dài khoảng 25 cm.
- Nhúng trong nước ấm có xà phòng nhiều bọt, chỉ ép băng chứ không
bao giờ được vặn xoắn.
- Sau đó xả sạch nước xà phòng trong thau nước ấm khác.
- Không bao giờ treo băng trên dây phơi.
- Không dùng nhiệt để làm mau khô băng, nên trải phơi trên mặt phẳng.
- Khi băng khô, cuộn lỏng lại, nhưng trước khi dùng thì cuộn lại cho chắc
hơn.
VI. THEO DÕI
Màu sắc, hình dáng mỏm cụt
VII.TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Tổn thương bề mặt da do loét: rửa nước muối sinh lý, giữ gìn da sạch sẽ
khô ráo.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
KỸ THUẬT SỬ DỤNG ÁO NẸP
CỘT SỐNG THẮT LƯNG CỨNG
Mã số: XVII-155
I. ĐẠI CƯƠNG
- Áo nẹp cột sống thắt lưng cứng là dụng cụ hỗ trợ giúp giảm bớt lực tác
động của trọng lực cơ thể tác động lên vùng cột sống thắt lưng, từ đó giảm chèn
ép lên các dây thần kinh và giảm đau.
- Áo nẹp cột sống thắt lưng cứng còn là dụng cụ để nắn chỉnh trong một
số trường hợp vẹo cột sống thắt lưng.
II. CHỈ ĐỊNH
- Thoái hóa cột sống thắt lưng nặng.
- Xẹp thân đốt sống do loãng xương nặng.
- Đau cột sống thắt lưng do bệnh Kaher, ung thư, lao...
- Chấn thương cột sống vững.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vẹo cột sống cấu trúc do góc Cobb > 400.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật
viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên dụng cụ chỉnh hình.
2. Phương tiện: Áo nẹp cứng cột sống thắt lưng.
3. Người bệnh
- Được giải thích kỹ về các bước sử dụng áo nẹp cứng cột sống.
- Người bệnh ở tư thế ngồi, đứng hoặc nằm tùy tình trạng bệnh lý.
4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh lý, có phim chụp X-quang cột sống thắt
lưng thẳng, nghiêng.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
Người bệnh ở tư thế đứng, ngồi hoặc nằm để thuận tiện cho việc mặc áo
nẹp.
3. Thực hiện kỹ thuật
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Bước 1: Người bệnh nâng cao 2 tay, kỹ thuật viên dạng 2 cánh tay của
áo nẹp ra luồn vào phần thắt lưng của người bệnh theo hướng từ phải sang trái,
vừa luồn vừa xoay phần dây dính của áo nẹp ra phía trước.
- Bước 2: Khi áo nẹp đã mặc vừa khít vào thân mình tiến hành siết chặt
các dây đai phía trước.
- Bước 3: Kiểm tra xem người bệnh có đau hoặc áo có chật không. Hướng
dẫn người bệnh thời gian mặc áo trong ngày.
VI. THEO DÕI
- Khi mặc áo chú ý các vùng tỳ đè để chỉnh sửa lại áo nếu cần thiết.
- Đối với những trường hợp áo nắn chỉnh cột sống chú ý dặn người bệnh
trong quá trình sử dụng áo thấy lỏng hoặc rộng cần tái khám để kiểm tra làm áo
mới.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Loét tỳ đè là tai biến có thể gặp khi sử dụng áo nẹp cứng cột sống thắt
lưng.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
ĐIỀU TRỊ BẰNG TIA TỬ NGOẠI TOÀN THÂN
Mã số: XVII-15
I. ĐẠI CƯƠNG
Tử ngoại trị liệu toàn thân là chiếu trực tiếp đèn tử ngoại lên toàn thân.
Đèn tử ngoại dùng trong điều trị có công suất khác nhau.
Là thời gian tối thiểu để một nguồn tia tử ngoại chiếu thẳng góc với bề
mặt da với khoảng cách 50cm, sau 6-8 giờ xuất hiện đỏ da đều.
II. CHỈ ĐỊNH
- Chống viêm cấp tính cục bộ.
- Viêm loét.
- Một số bệnh ngoài da, vẩy nến (kết hợp).
- Một số bệnh tai mũi họng (đèn tử ngoại chuyên biệt).
- Một số bệnh nội tạng theo phản xạ đốt đoạn.
- Kết hợp trong điều trị vẩy nến.
- Điều trị theo phản xạ đốt đoạn.
- Đo liều sinh học trước điều trị tử ngoại với đèn nhất định.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Lao phổi tiến triển.
- Đang sốt cao, xuất huyết.
- Người mẫn cảm với tia tử ngoại.
- Chiếu trực tiếp lên mắt.
- Chàm cấp tính.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: kỹ thuật viên Vật lý trị liệu, bác sỹ Phục hồi chức
năng.
2. Phương tiện:
- Đèn tử ngoại: đèn hơi thủy ngân làm nguội bằng không khí hoặc đèn
huỳnh quang kiểu hầm.
- Các phụ kiện (kính bảo vệ mắt, vải che, thước dây, đồng hồ phút).
3. Người bệnh:
Giải thích dặn dò không nhìn vào đèn đang sáng.
4. Hồ sơ bệnh án, phiếu điều trị chuyên khoa
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
V. Các bước tiến hành thực hiện kỹ thuật
Bệnh nhân cởi bỏ quần áo, bộc lộ vùng toàn thân cần điều trị, dặn dò bệnh
nhân không bước ra khỏi vị trí trong suốt quá trình điều trị
Điều chỉnh khoảng cách giữa đèn và bệnh nhân
Bật công tắc đèn
Điều chỉnh cường độ ánh sang tăng dần theo cảm giác
Hết thời gian điều trị điều chỉnh cường độ giảm dần về 0
Tắt đèn
VI. Theo dõi
Cảm giác người bệnh
Hoạt động của máy
VII. Tai biến và xử trí
Bỏng nước: xử trí theo phác đồ
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
TẬP ĐI VỚI GẬY
Mã số: XVII-44
I. ĐẠI CƯƠNG
Gậy là một loại dụng cụ trợ giúp di chuyển cần thiết để giúp người gặp
khó khăn trong di chuyển, đi lại. Có hai loại chính: gậy ba chân và gậy bốn
chân.
II. CHỈ ĐỊNH
- Liệt bán thân
- Người già
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có rối loạn tri giác nhận thức, không hiểu lệnh và không điều
khiển được các cử động của cơ thể.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
Bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu,
người được đào tạo chuyên khoa.
2. Phương tiện:
- Gậy 3 chân, gậy 4 chân.
- Kích thước của dụng cụ này phải phù hợp với từng người bệnh vì vậy
cần đo trước khi tập luyện.
+ Chiều dài gậy giống như chiều cao tay nắm trong nạng nách.
3. Người bệnh:
4. Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa
- Các xét nghiệm liên quan.
- Lượng giá các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và
tình trạng người bệnh.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Mẫu đi với hai gậy
- Cả 2 gậy có thể được đưa về phía trước với chân đau, sau đó chân lành
được đưa lên sau.
- Gậy có thể dùng luân chuyển trong mẫu đi bình thường: gậy phải, chân
trái, gậy trái, chân phải.
2. Mẫu đi với một gậy
- Cầm gậy đối bên với chân đau. Mẫu đi sẽ là chân đau và gậy lên trước,
sau đó chân lành lên, tay không cầm gậy đu đưa về phía trước cùng với chân
lành.
- Cầm gậy ở bên đối diện với chân tay liệt. Mẫu đi là gậy và chân liệt lên,
rồi đến chân lành. Tay liệt có thể không có khả năng đu đưa.
- Khi không thể thực hiện cách trên được thì sử dụng dáng đi như cua với
gậy lên trước, sau đó chân lành lên rồi chân liệt lên. Trong trường hợp này dáng
đi nhiều điểm với gậy hầu như luôn luôn được sử dụng.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
- Một vài trường hợp bệnh nhân có thể cầm gậy ở bên tay cùng bên với
chân liệt, những bệnh nhân đau, tàn tật nặng hay sử dụng cách này, khi đó gậy
và chân liệt di chuyển về phía trước cùng một lúc với nhau.
VI. THEO DÕI
Theo dõi tình trạng, mạch, nhiệt độ, huyết áp của người bệnh trong và sau
khi làm kỹ thuật.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Trong khi tập với gậy, người bệnh có thể bị ngã hoặc dụng cụ bị gãy.
- Xử trí: kiểm tra kỹ dụng cụ trước khi tập, phải luôn có một người đi
cạnh để trợ giúp người bệnh.
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LƯỢNG GIÁ CHỨC NĂNG TÂM LÝ
Mã số: XVII-115
1. ĐẠI CƯƠNG
- Định nghĩa: Lượng giá chức năng tâm lý của người bệnh, của người
khuyết tật là kỹ thuật sử dụng Thang điểm đánh giá tâm lý ngắn gọn (Brief
Psychiatric Rating Scale: BPRS) để đánh giá tình trạng tâm lý của người bệnh,
người khuyết tật.
- Thang điểm BPRS được giới thiệu năm 1962, sau đó đã được các nhà
lâm sàng sử dụng rộng rãi để đánh giá các dạng rối loạn chức năng tâm lý như
trầm cảm, lo âuThang điểm bao gồm 18 mục là 18 dạng rối loạn tâm lý được
liệt kê dưới đây:
1. Lo lắng về cơ thể (Somatic Concern): Bận tâm về sức khỏe, sợ bị bệnh,
luôn nghi ngờ bản thân đang mắc một bệnh gì đó.
2. Lo âu (Anxiety): Lo lắng, cảm giác bất an, sợ sệt, luôn bận tâm quá
mức về hiện tại và tương lai.
3. Cảm xúc thu hẹp (Emotional Withdrawal): Thiếu tính tương tác, thu
mình đối với mọi người
4. Tư duy thiếu tổ chức (Conceptual Disorganization : Suy nghĩ lẫn lộn,
thiếu tính gắn kết, thiếu tính tổ chức.
5. Cảm giác tội lỗi (Guilt Feelings): Đổ lỗi cho bản thân, cảm giác xấu hổ,
hối hận vì những hành vi trước đó
6. Căng thẳng (Tension): Có những biểu hiện về vận động và thể chất thể
hiện sự căng thẳng, hoạt động quá mức.
7. Hành vi và tư thế bất thường (Mannerism and Posturing): Có những
hành vi, hành động bất thường, kỳ cục (không kể rối loạn tic).
8. Tự cao (Grandiosity): Phóng đại ý kiến bản thân, kiêu ngạo, tin vào các
khả năng hay sức mạnh bất thường.
9. Trầm cảm (Depressive Mood): Đau khổ, buồn bã, chán nản, bi quan.
10. Chống đối (Hostility): Thái độ hận thù, coi thường, gây xung đột với
người khác
11. Tính đa nghi (Suspiciousness): Nghi ngờ, có ý tưởng phân biệt đối xử
và làm hại người khác
12. Hành vi ảo giác (Hallucinatory Behavior): Có nhận thức không phù
hợp với các yếu tố kích thích bên ngoài.
13. Trì trệ vận động (Motor Retardation): Vận động hoặc nói yếu ớt, chậm
chạp, giảm trương lực cơ thể.
14. Bất hợp tác (Uncooperativeness): Chống đối, thận trọng, không chấp
nhận
15. Suy nghĩ bất thường (Unusal Thought Content): Có những suy nghĩ
bất thường, kỳ cục, xa lạ
16. Kém sắc sảo (Blunted Affect): Giảm trương lực cảm xúc, giảm cường
độ cảm giác, thiếu dứt khoát
Khoa Phục hồi chức năng
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
17. Kích thích (Excitement): Trương lực cảm xúc tăng cao, kích động,
phản ứng thái quá
18. Mất định hướng (Disorientation): Nhầm lẫn, thiếu chính xác khi nói
về không gian, thời gian, những người xung quanh.
* Trong đó, các yếu tố 3, 4, 6, 7, 13, 14, 16, 17 được đánh giá bằng cách
quan sát, các yếu tố còn lại được đánh giá bằng cách phỏng vấn người bệnh hoặc
người nhà người bệnh.
* Mỗi triệu chứng được đánh giá theo thang điểm sau tùy theo mức độ rối
loạn:
0 = Không đánh giá được; 1 = Không có triệu chứng này; 2 = Rất nhẹ
3 = Nhẹ; 4 = Vừa; 5 = Khá nặng; 6 = Nặng; 7 = Rất nặng
II. CHỈ ĐỊNH
- Tất cả người bệnh có nhu cầu lượng giá chức năng tâm lý
- Có thể dùng để lượng giá chức năng tâm lý cho người cao tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bảng lượng giá chức năng tâm lý BPRS không phù hợp để đánh giá cho
trẻ nhỏ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người lượng giá: Bác sĩ phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị
liệu.
2. Phương tiện: Phiếu lượng giá chức năng tâm lý BPRS
3. Người bệnh
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Thời gian cho một lần lượng giá chức năng tâm lý khoảng 30 phút.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà người bệnh các bước lượng giá
chức năng
- Kết hợp quan sát và hỏi người bệnh hoặc người nhà người bệnh về các
mục đã được liệt kê trong Thang điểm lượng giá chức năng tâm lý ngắn gọn
BPRS
- Đánh giá mức độ rối loạn tâm lý của người bệnh tương ứng với 18 mục
đã nêu theo thang điểm từ 1 đến 7.
- Điền vào phiếu đánh giá.
- Ghi lại ngày giờ đánh giá. Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá.
VI. THEO DÕI
Tiến hành lượng giá chức năng tâm lý người bệnh định kỳ trong thời gian
nằm viện và khi người bệnh xuất viện. Theo dõi sự thay đổi về tâm lý của người
bệnh.
VII. XỬ TRÍ TAI BIẾN
Đây là một phương pháp lượng giá đơn giản, không can thiệp, chưa ghi
nhận tai biến nào trong quá trình đánh giá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_dieu_tri_bang_song_ngan_va_song_cuc_ngan.pdf