Giáo trình Dự toán xây dựng

Chi phí khác (GK) - Nội dung của chi phí khác Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau: - Rà phá bom mìn, vật nổ; - Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng; - Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có); - Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện); - Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); - Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; - Các chi phí khác (nếu có).

doc76 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dự toán xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hành: hãy nhìn vào hồ sơ thiết kế, thực hành tính toán khối lượng Trát, Láng. 9. Công tác ốp, lát Là công việc thuộc về công tác hoàn thiện a. Đơn vị tính: m2 b. Quy cách: Cần phân biệt theo các yếu tố sau: Bộ phận cấu kiện được lát, ốp: tường, cột, nền, sàn, sân Vật liệu ốp, lát: Loại gạch, đá, kích thước gạch đá Quy cách, kích thước vật liêu: Gạch 200x200, 300x300, 600x600 Loại vữa: Vữa xi măng, vữa tam hợp Mác vữa: Mác 25, 50, 75, 100 c. Phương pháp tính Tính theo diện tích bề mặt cấu kiện cần ốp, lát Lưu ý: Trong công tác lát nền thường có ốp len chân tường hoặc trong công tác ốp tường thường có hàng gạch viền nên bóc riêng bởi đơn giá loại này khác gạch ốp. Khi tính diện tích lát có thể tính tổng rồi trừ đi các bộ phận không lát hoặc tính từng bộ phận nhỏ tùy thuộc vào mặt bằng để chọn cách tính toán cho dễ dàng. d. Bài tập thực hành: hãy nhìn vào hồ sơ thiết kế, thực hành tính toán khối lượng Ốp, lát. 10. Công tác lợp mái Là công việc thuộc về công tác hoàn thiện a. Đơn vị tính Lợp mái tính theo 100m2 Dán ngói mũ hài trên mái bê tông tính theo m2 b. Quy cách: Cần phải phân biệt các yếu tố sau: Vật liệu để lợp: Ngói, tôn múi, fibrô xi măng, tấm nhựa, Loại ngói lợp: 22 viên/m2, 13 viên/m2, 75 viên/m2. Độ cao của mái Phương pháp thi công c. Phương pháp tính Tính theo diện tích lợp mái, căn cứ vào diện tích mặt bằng che phủ, góc nghiêng của mái và phàn mái nhô ra ngoài tường d. Bài tập thực hành: hãy nhìn vào hồ sơ thiết kế, thực hành tính toán khối lượng lợp mái. 11. Công tác lắp dựng cửa gỗ a. Đơn vị tính: Lắp cánh cửa tính theo m2 Khuôn cửa tính theo m b. Quy cách: Cần phân biệt các yếu tố sau: Lắp khuôn cửa: Khuôn cửa đơn hoặc cửa kép. Lắp cửa: Cửa có khuôn hay không có khuôn c. Phương pháp tính Dựa vào kích thước mặt bằng và mặt cắt (hay bảng thống kê cửa đã kiểm tra) ta tính được khối lượng của của từng loại theo quy cách của chúng. Scửa = Chiều rộng x Chiều cao (m2) Lkhuôn cửa = Chiều rộng + Chiều cao x 2 (m) Lưu ý: Ở 2 công tác này nếu không có công tác sản xuất thì chèn thêm vật liệu cửa (khuôn cửa) trong phân tích vật tư. d. Bài tập thực hành: hãy nhìn vào hồ sơ thiết kế, thực hành tính toán khối lượng cửa. 12. Công tác làm trần a. Đơn vị tính Dầm, xà gồ, cầu phong, vì kèo gỗ đơn vị tính là m3 (theo thể tích của cấu kiện) Litô: tính theo m2 của mái; vật liệu làm trần tính theo m2 của trần b. Quy cách Công tác làm trần Vật liệu làm trần: Cót ép, gỗ ván, thạch cao, ván ép, tấm nhựa,. Yêu cầu kỹ thuật: Có cách âm, cách nhiệt Chiều cao trần. Công tác làm mái Nhóm gỗ Loại cấu kiện: Vì kèo, giằng vì kèo, cầu phong Kích thước, tiết diện thanh Loại vì kèo: có trần, không trần, khẩu độ. Vật liệu làm mái: Ngói, fibro xi măng, tôn. c. Phương pháp tính Đối với vì kèo: Tính ra khối lượng thể tích từng thanh theo bảng thông kê rồi cộng lại ta được khối lượng vì kèo. Đối với xà gồ: Đếm ra số thanh rồi nhân với khối lượng thể tích một thanh. Đối với trần tính theo diện tích trần: S = Chiều dài x Chiều rộng 13. Công tác quét vôi hoặc sơn, bả a. Đơn vị tính: m2 b. Quy cách Phương pháp thi công: Quét, quay, phun. Quét xi măng, quét vôi trắng hay màu, quét mấy nước. Quay vôi gai hay phun xốp. Độ cao c. Phương pháp tính Theo diện tích bề mặt cấu kiện cần quét vôi. Nếu nhà không sơn chỉ có quét vôi thì khối lượng công tác quét vôi căn cứ vào diện tích trát. 14. Công tác bả a. Đơn vị tính: m2 b. Quy cách Kết cấu cần bả: tường, cột, dầm , trần Vật liệu bả: hỗn hợp hay bột bả chế tạo sẵn. Chiều cao vị trí cần bả (tầng nhà). c. Phương pháp tính Theo bề mặt cấu kiện cần bả, khối lượng công tác bả matit căn cứ vào diện tích trát. S bả tường = S trát tường; S bả cột = S trát cột; S bả trần = S trát trần 15. Công tác sơn a. Đơn vị tính: m2 b. Quy cách Bộ phận được sơn: Cửa, sắt thép, tường, cột, dầm, trần Sơn mấy nước, trong hay ngoài nhà Phương pháp thi công: quét, phun Lọai sơn. c. Phương pháp tính Tính theo diên tích bề mặt toàn bộ của bộ phận được sơn Đối với tường, cột, dầm, sàn thì lấy bằng diện tích đã bả 16. Công tác điện a. Đơn vị tính: Tính tiên lượng công tác lắp đặt điện với đơn vị là bộ, cái, m, 100m b. Quy cách: Cần phải phân biệt các yếu tố sau: Lắp đặt các loại neon, quạt điện. Lắp đặt ống bảo vệ cáp, dây dẫn và phụ kiện đường dây Lắp đặt các phụ kiện đóng ngắt đo lường, bảo vệ. Lắp đặt bệ thống chống sét. c. Phương pháp tính Để tính được tiên lượng của các công việc này ta dựa vào các bản vẽ tương ứng trong hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật, các loại thống kê về quy cách, chủng loại, số lượng vật liệu phù hợp với đơn vị sử dụng trong Định mức Dự toán Xây dựng. 17. Công tác nước a. Đơn vị tính: Khối lượng công tác cấp thoát nước trong nhà với đơn vị là bộ, cái, m, 100m. b. Quy cách Cần phải phân biệt các yếu tố sau: - lắp đặt sản phẩm và phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh - Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước trong nhà. c. Phương pháp tính Để tính được tiên lượng của các công việc này ta dựa vào các bản vẽ tương ứng trong hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật, các loại thống kê về quy cách, chủng loại, số lượng vật liệu phù hợp với đơn vị sử dụng trong Định mức Dự toán Xây dựng. 18. Lắp đặt thiết bị chống sét Thiết bị chống sét của công trình bao gồm: kim dẫn sét, dây thu sét, dây dẫn sét, cọc tiếp địa, dây nối tiếp địa... Đối với công việc này thì kim thu sét, cọc được xác định theo đơn vị là cái khi thi công. Còn lại được xác định hoàn toàn dựa trên trọng lượng của thép cấu tạo nên nó. Khi thi công ngoài việc gia công lắp dựng còn có công việc là sơn bảo vệ. 19. Hệ thống điều hòa không khí, thang máy Trong công trình xây dựng có thể được tính ra một hạng mục thiết bị riêng, trong trường hợp này cần rà soát kiểm tra khối lượng tính toán của nhà thiết kế đã đúng, hợp lý chưa. 20. Một số lưu ý khác Đo bóc khối lượng xây dựng công trình là một công việc phức tạp, tổng hợp nhiều loại công tác, quy cách, hình dạng, kích thước, khối lượng tính toán rất nhiều. Để tính toán đầy đủ, tránh nhầm lẫn sai sót, giảm được thời gian và khối lượng tính toán, người là m công việc này phải chú ý: Nghiên cứu bản vẽ từ toàn thể đến bộ phận chi tiết để hiểu biết về cấu tạo công trình. Sự liên quan của cácbộ phận với nhau để xác định được khối lượng cần tính toán cho mỗi công tác của công trình. Sau đó thực hiện tính toán khối lượng cho từng công tác như đã hướng dẫn ở trên. Người làm công việc này cũng cần phải linh hoạt để đạt được tính hợp lý và nhanh chóng, hiệu suất cao trong công việc. PHẦN II DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DỰ TOÁN XÂY DỰNG 1. Khái niệm, vai trò, nội dung của Dự toán xây dựng công trình 1.1. Khái niệm Dự toán xây dựng là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính ở giai đoạn trước khi lựa chọn nhà thầu để xây dựng công, các công trình, các gói thầu, được xác định trên cơ sở khối lượng tính toán từ thiết kế kỹ thuật đối với thiết kế 3 bước hoặc thiết kế bản vẽ thi công đối với 2 bước hoặc thiết kế FEED (Một là giai đoạn phác thảo ý tưởng, hay còn gọi là thiết kế cơ cở: Front End Engineering Design) đối với trường hợp thực hiện theo hình thức EPC, EC, EP, yêu cầu công việc phải thực hiện và định mức, đơn giá xây dựng. 1.2. Vai trò - Dự toán Xây dựng xác định chính thức số vốn đầu tư xây dựng công trình là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng (xây dựng được kế hoạch cung cấp, sử dụng và quản lý vốn). - Dự toán Xây dựng là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng. - Dự toán Xây dựng là cơ sở để xác định dự toán gói thầu xây dựng, giá xây dựng công trình, là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng, thanh toán với nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu. - Dự toán Xây dựng là cơ sở để nhà thầu lập kế hoạch sản xuất, cung cấp vật tư, lao động, tiền lương; để đơn vị xây lắp đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị mình. 1.3. Nội dung Nội dung dự toán xây dựng bao gồm: - Chi phí xây dựng. - Chi phí thiết bị. - Chi phí quản lý dự án. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng. - Chi phí khác. - Chi phí dự phòng. 2. Dự toán Xây dựng được thể hiện cụ thể như sau: 2.1. Chi phí xây dựng: Chi phí xây dựng của công trình, hạng mục công trình, bao gồm: Chi phí trực tiếp; Chi phí gián tiếp; Thu nhập chịu thuế tính trước; Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước. a. Chi phí trực tiếp Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu (kể cả vật liệu do chủ đầu tư cấp), chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công. b. Chi phí gián tiếp - Chi phí chung gồm: Chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, chi phí quản lý, điều hành sản xuất tại công trường xây dựng, chi phí bảo hiểm cho người lao động do người sử dụng lao động nộp. - Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công. - Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế như: Chi phí an toàn lao động và bảo vệ môi trường cho người lao động trên công trường và môi trường xung quanh; chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu; chi phí di chuyển lực lượng lao động trong nội bộ công trường; chi phí bơm nước, vét bùn không thường xuyên. - Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng chi phí gián tiếp có thể bổ sung một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bãi chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự). c. Thu nhập chịu thuế tính trước Là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng được dự tính trước trong dự toán xây dựng. d. Thuế giá trị gia tăng theo quy định của Nhà nước Là khoản thuế phải nộp theo quy định của nhà nước. 2.2. Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị bao gồm Chi phí mua sắm thiết bị được xác định trên cơ sở khối lượng, số lượng, chủng loại thiết bị từ thiết kế công nghệ, xây dựng và giá mua thiết bị tương ứng; Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; Chi phí mua bản quyền phần mềm sử dụng cho thiết bị công trình, thiết bị công nghệ của dự án (nếu có); Chí phí đào tạo, chuyển giao công nghệ; Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có); Chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệu chỉnh; Chi phí chạu thử thí nghiệm thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật và quy định trong hợp đồng; Chi phí vận chuyển, bảo hiểm; Thuế và các lại phí, chi phí khác có liên quan được xác định bằng dự toán hoặc căn cứ định mức chi phí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. 2.3. Chi phí quản lý dự án Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau: - Giám sát công tác khảo sát xây dựng; - Tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình; - Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư; - Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; - Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng; - Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng; - Quản lý hệ thống thông tin công trình; Thu thập và cung cấp thông tin dữ liệu phục vụ công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình; - Lập mới hoặc điều chỉnh định mức xây dựng của công trình; - Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; - Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình; - Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu; - Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng; - Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình; - Tổ chức và thực hiện công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình; - Nghiệm thu, bàn giao công trình; - Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo; - Xác định, cập nhật giá gói thầu xây dựng; - Các công việc quản lý của cơ nhà nước có thẩm quyền (nếu có); - Các công việc quản lý dự án khác. 2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để thực hiện các công việc tư vấn đầu tư xây dựng ở các giai đoạn khác nhau theo trình tự đầu tư xây dựng gồm: giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng. Cụ thể như sau: - Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, thực hiện khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng. - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng; - Thẩm tra thiết kế cơ sở, thiết kế công nghệ của dự án; - Thẩm tra phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; - Thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng; - Thiết kế xây dựng công trình; - Thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, dự toán xây dựng; - Lập, thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; - Giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị; - Lập, thẩm tra định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình; - Thẩm tra an toàn giao thông; - Ứng dụng hệ thống thông tin công trình (BIM) (nếu có); - Tư vấn quản lý dự án (trường hợp thuê tư vấn); - Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; - Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư (nếu có); - Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình, toàn bộ công trình (nếu có); - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn); - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; - Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng; - Thực hiện các công việc tư vấn khác. Riêng đối với chi phí khảo sát xây dựng gồm chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng được xác định và quản lý như chi phí xây dựng trong dự toán xây dựng. 2.5. Chi phí khác Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau: - Rà phá bom mìn, vật nổ; - Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng; - Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có); - Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện); - Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); - Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; - Các chi phí khác (nếu có). Đối với dự án có nhiều công trình thì chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình không bao gồm chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí rà phá bom mìn, vật nổ; chi phí kiểm toán; thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); các khoản phí, lệ phí và một số chi phí khác đã tính cho dự án. 2.6. Chi phí dự phòng Bao gồm: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian xây dựng công trình. 3. Nguyên tắc, căn cứ và phương pháp xác định 3.1. Nguyên tắc xác định - Xác định từng khoản mục chi phí thuộc dự án xây dựng công trình thì tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất, nội dung của từng khoản mục chi phí để lựa chọn cách thức xác định cho phù hợp như: Theo khối lượng và đơn giá xây dựng hay suất vốn đầu tư; theo định mức tỷ lệ, công trình tương tự đã thực hiện, hay tạm tính. - Trong đó, khoản mục chi phí xây dựng được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, chỉ dẫn kỹ thuât, điều kiện thi công cụ thể, biện pháp thi công hợp lý trên cơ sở khối lượng các loại công tác xây dựng hay nhóm công tác, bộ phận kết cấu từ hồ sơ thiết kế ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình. 3.2. Căn cứ xác định - Hồ sơ thiết kế: thiết kế kỹ thuật (đối với trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với trường hợp thiết kế 2 bước và 1 bước) và thuyết minh thiết kế kèm theo. - Các định mức xây dựng. - Hệ thống giá xây dựng và chỉ số giá. - Các văn bản pháp luật có liên quan: Luật, nghị định, quyết định, thông tư, công văn. - Thông báo giá vật liệu trên đại bàn công trình tại thời điểm lập dự toán, hoặc các thông báo giá vật liệu, thiết bị của nhà sản xuất cung cấp phù hợp với yêu cầu của công trình. 3.3. Phương pháp xác định Công thức xác định dự toán công trình: GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP Trong đó: - GXD : Chi phí xây dựng; - GTB : Chi phí thiết bị; - GQLDA : Chi phí quản lý dự án; - GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; - GK : Chi phí khác; - GDP : Chi phí dự phòng. 3.3.1. Chi phí xây dựng (GXD): GXD = T + GT + TL + GTGT Phương pháp thứ 1: TÍNH KHỐI LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG CHI TIẾT CỦA CÔNG TRÌNH Bước 1: Lập bảng dự toán BẢNG DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH : A HẠNG MỤC : A1 STT MÃ HIỆU NỘI DUNG TÊN CÔNG VIỆC ĐVT KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ XDCB THÀNH TIỀN ĐGXDCB VL NC MTC VL NC MTC (1) (2) (3) (4) (5) (6) 7 8 9=5x6 10=5x7 11=5x8 1 AF.11111 Beton lót móng rộng <=250cm đá 4x6 M100 m3 2,300 305.952 51.719 17.260 703.690 118.954 39.698  2 TỔNG CỘNG 703.690 118.954 39.698 A B C - Bước 2: Lập bảng phân tích: Để xác định được thành phần hao phí về VL, NC, MTC cho từng công việc : BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ CÔNG TRÌNH: A HẠNG MỤC: A1 STT MÃ HIỆU THÀNH PHẦN HAO PHÍ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG THI CÔNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ 1 AF.11111 Beton lót móng rộng <=250cm đá 4x6 M100 m3 2,300 Vật liệu Xi măng PC30 kg 200,85000 461,955 Cát vàng m3 0,53148 1,222 Đá 4x6 m3 0,93627 2,153 Nước lít 169,95000 390,885 Nhân công Nhân công 3,0/7 nhóm 1 công 1,42000 3,266 Máy thi công Máy trộn bê tông 250l ca 0,09500 0,219 Đầm bàn 1Kw ca 0,08900 0,205 - Bước 3: Lập bảng giá trị vật tư : Xác định giá vật liệu thực tế đến chân công trình thi công: BẢNG GIÁ TRỊ VẬT TƯ CÔNG TRÌNH : A HẠNG MỤC : A1 STT TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN 1 Đá 4x6 m3 2,153 150.000 323.013 2 Cát vàng m3 1,222 90.000 110.016 3 Nước lít 390,885 5 1.954 4 Xi măng PC30 kg 461,955 802 370.488 5 Vật liệu khác % TỔNG CỘNG 805.502 - Bước 4. Lập Bảng tổng hợp Dự toán chi phí xây dựng (GXD): BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH: A HẠNG MỤC: A1 STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH GIÁ TRỊ KÍ HIỆU I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu Bảng giá trị VT VL 2 Chi phí nhân công B* KĐCNC*Knc NC 3 Chi phí máy thi công C* KĐCMTC*Km M Chi phí trực tiếp VL+NC+M T II CHI PHÍ GIÁN TIẾP 1 Chi phí chung T x tỷ lệ C 2 Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công T x tỷ lệ LT 3 Chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế T x tỷ lệ TT 4 Chi phí gián tiếp khác Dự toán GTk Chi phí gián tiếp C + LT + TT + GTk GT III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T+GT) x tỷ lệ TL Chi phí xây dựng trước thuế (T+GT+TL) G IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TGTGT-XD GTGT Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ (ký, họ tên) (ký, họ tên) Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ..., số ... Trong đó: + KĐCNC, KĐCMTC: Hệ số điều chỉnh Nhân công, Máy thi công trong các văn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình của các cơ quan có thẩm quyền của các địa phương. + Định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước được quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này; + LT: chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công; + TT: chi phí một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế; + GTk: chi phí gián tiếp khác; + G: chi phí xây dựng công trình, hạng mục công trình, bộ phận, phân việc, công tác trước thuế; + TGTGT-XD: mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng; + Knc: hệ số nhân công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau: Knc = 1 + tỷ lệ khối lượng công việc phải làm đêm x 30% (đơn giá nhân công của công việc làm việc vào ban đêm). + Km: hệ số máy thi công làm đêm (nếu có) và được xác định như sau: Km = 1 - g + g x Knc Trong đó: g là tỷ lệ tiền lương bình quân trong giá ca máy. Bảng 3.7: ĐỊNH MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ CHUNG Đơn vị tính: % TT Loại công trình thuộc dự án Chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình (tỷ đồng) ≤ 15 ≤100 ≤500 ≤1000 >1000 [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] 1 Công trình dân dựng 7,3 6,7 6,2 6,0 5,8 Riêng công trình tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, văn hoá 11,6 10,3 9,9 9,6 9,4 2 Công trình công nghiệp 6.2 5,6 5,0 4,9 4,6 Riêng công trình xây dựng đường hầm thủy điện, hầm lò 7,3 7,1 6,7 6,5 6,4 3 Công trình giao thông 6,2 5,6 5,1 4,9 4,6 Riêng công trình hầm giao thông 7,3 7,1 6,7 6,5 6,4 4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 6,1 5,5 5,1 4,8 4,6 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5 5,0 4,5 4,3 4,0 Ghi chú: - Trường hợp quy mô chi phí trực tiếp nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.7 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (Kc) được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức sau: Trong đó: + Gt : chi phí trực tiếp trong dự toán đang cần xác định; + Ga : giá trị chi phí trực tiếp cận trên giá trị cần tính định mức; + Gb : giá trị chi phí trực tiếp cận dưới giá trị cần tính định mức; + Ka : Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Ga; + Kb : Định mức tỷ lệ chi phí chung tương ứng với Gb. - Trường hợp dự án đầu tư xây dựng có nhiều loại công trình thì định mức tỷ lệ (%) chi phí chung trong dự toán xây dựng được xác định theo loại công trình tương ứng với chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình. - Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì chi phí chung tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 2,5% trên chi phí nhân công và chi phí máy thi công. - Chi phí chung được xác định bằng định mức tỷ lệ (%) trên chi phí nhân công trong dự toán xây dựng của các loại công tác xây dựng, lắp đặt của công trình theo hướng dẫn tại Bảng 3.8 Phụ lục này. Bảng 3.8: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHUNG TÍNH TRÊN CHI PHÍ NHÂN CÔNG Đơn vị tính: % TT Loại công tác Chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp(tỷ đồng) ≤15 ≤100 >100 [1] [2] [3] [4] [5] 1 Công tác duy tu sửa chữa đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hệ thống báo hiệu hàng hải và đường thuỷ nội địa 66 60 56 2 Công tác đào, đắp đất công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn hoàn toàn bằng thủ công 51 45 42 3 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng 65 59 55 Ghi chú: - Trường hợp quy mô chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp nằm trong khoảng quy mô chi phí tại Bảng 3.8 thì định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công được xác định bằng phương pháp nội suy theo công thức (3.2) Phụ lục này. - Đối với các công trình xây dựng tại vùng núi, biên giới, trên biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung quy định tại Bảng 3.7 và Bảng 3.8 được điều chỉnh với hệ số từ 1,05 đến 1,1 tuỳ điều kiện cụ thể của công trình. Bảng 3.9: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NHÀ TẠM ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG Đơn vị tính: % TT Loại công trình Chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công trình (tỷ đồng) ≤ 15 ≤100 ≤500 ≤1000 >1000 [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] 1 Công trình xây dựng theo tuyến 2,3 2,2 2,0 1,9 1,8 2 Công trình xây dựng còn lại 1,2 1,1 1,0 0,95 0,9 Bảng 3.10. ĐỊNH MỨC CHI PHÍ MỘT SỐ CÔNG VIỆC KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KHỐI LƯỢNG TỪ THIẾT KẾ (Gồm các khoản mục chi phí tại điểm b khoản 2 Điều 8 của Thông tư này) Đơn vị tính: % STT LOẠI CÔNG TRÌNH TỶ LỆ (%) 1 Công trình dân dụng 2 5 2 Công trình công nghiệp 2,0 Riêng công tác xây dựng trong đường hầm thủy điện, hầm lò 6,5 3 Công trình giao thông 2,0 Riêng công tác xây dựng trong đường hầm giao thông 6,5 4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 2,0 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 2,0 - Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công trình đều áp dụng định mức tỷ lệ trên theo loại công trình. - Đối với công trình có chi phí xây dựng và chi phí lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị trước thuế giá trị dưới 50 (tỷ đồng) thì định mức chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp nhưng không xác định được khối lượng từ thiết kế quy định tại bảng 3.10 nêu trên chưa bao gồm chi phí xây dựng phòng thí nghiệm tại hiện trường. - Riêng chi phí một số công việc thuộc chi phí gián tiếp của các công tác xây dựng trong hầm giao thông, hầm thủy điện, hầm lò đã bao gồm chi phí vận hành, chi phí sửa chữa thường xuyên hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp gió, cấp điện phục vụ thi công trong hầm và không bao gồm chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống thông gió, chiếu sáng, hệ thống điện, cấp thoát nước, giao thông phục vụ thi công trong hầm. - Đối với công trình xây dựng thủy điện, thủy lợi thì định mức tỷ lệ trên không bao gồm các chi phí: + Chi phí đầu tư ban đầu hệ thống nước kỹ thuật để thi công công trình; + Chi phí đầu tư ban đầu cho công tác bơm nước, vét bùn, bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ, hệ thống điện phục vụ thi công; + Chi phí bơm thoát nước hố móng ngay sau khi ngăn sông, chống lũ; + Chi phí thí nghiệm tăng thêm của thí nghiệm thi công bê tông đầm lăn (RCC). Chi phí gián tiếp khác Một số chi phí gián tiếp khác gồm: chi phí di chuyển máy, thiết bị thi công đặc chủng đến và ra khỏi công trường; chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công (nếu có); chi phí hoàn trả hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công xây dựng (nếu có); chi phí kho bài chứa vật liệu (nếu có); chi phí xây dựng nhà bao che cho máy, nền móng máy, hệ thống cấp điện, khí nén, hệ thống cấp nước tại hiện trường, lắp đặt, tháo dỡ một số loại máy (như trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp, một số loại máy, thiết bị thi công xây dựng khác có tính chất tương tự). Chi phí gián tiếp khác được xác định bằng cách lập dự toán phù hợp với điều kiện cụ thể của từng dự án, công trình, gói thầu xây dựng. Thu nhập chịu thuế tính trước Bảng 3.11. ĐỊNH MỨC THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC Đơn vị tính: % STT LOẠI CÔNG TRÌNH THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC [1] [2] [3] 1 Công trình dân dụng 5,5 2 Công trình công nghiệp 6,0 3 Công trình giao thông 6,0 4 Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn 5,5 5 Công trình hạ tầng kỹ thuật 5,5 6 Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng, công tác xây lắp đường dây, thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây và trạm biến áp, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện và kết cấu xây dựng 6,0 - Thu nhập chịu thuế tính trước được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây dựng. - Đối với công trình xây dựng có nhiều hạng mục công trình thì các hạng mục công trình có công năng riêng biệt áp dụng định mức tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trước theo loại công trình phù hợp. - Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng công trình phải tự tổ chức khai thác và sản xuất các loại vật liệu đất, đá, cát sỏi để phục vụ thi công xây dựng công trình thì thu nhập chịu thuế tính trước tính trong dự toán xác định giá vật liệu bằng tỷ lệ 3% trên chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Trường hợp dự án yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng thì định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước được xác định theo tỷ lệ quy định tại cột [3] theo hướng dẫn tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này. Đối với công trình an ninh quốc phòng thì tùy thuộc loại hình công trình tương ứng để áp dụng định mức tỷ lệ chi phí gián tiếp và thu nhập chịu thuế tính trước quy định tại Bảng 3.7, Bảng 3.8, Bảng 3.9, Bảng 3.10 và Bảng 3.11 Phụ lục này cho phù hợp. Phương pháp thứ 2: XÁC ĐỊNH TỔNG KHỐI LƯỢNG HAO PHÍ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG Bước 1: Lập bảng khối lượng BẢNG KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH: TRỤ SỞ LÀM VIỆC HẠNG MỤC: XÂY MỚI STT MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG 1 AF.11213 Bê tông đá dăm sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, bê tông móng rộng ≤250cm đá 1x2, vữa bê tông mác 250 m3 112,960 10M1: 10*1,6*1,4*0,8 = 17,920 30M2: 30*2,2*1,8*0,8 = 95,040 2 AE.63233 Xây tường thẳng bằng gạch ống 8x8x18, chiều dày <=30 cm, chiều cao <=100m, vữa XM mác 75 m3 51,764 Trục 1,3,3,4,5/A-D: 5*10,5*3,8*0,18 = 35,910 Trục A,B,C,D/1-5: 4*7,5*3,8*0,18 = 20,520 Trừ cửa: 20D1: -20*1,4*,24*0,18 = -1,210 20S1: -20*0,8*1,2*0,18 = -3,456 Bước 2: Lập bảng hao phí vật liệu , nhân công, máy và thiết bị thi công cho các công tác xây dựng BẢNG HAO PHÍ VL, NC, MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CÔNG TRÌNH : TRỤ SỞ LÀM VIỆC HẠNG MỤC: XÂY MỚI STT MÃ HIỆU ĐƠN GIÁ THÀNH PHẦN HAO PHÍ ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG THI CÔNG ĐỊNH MỨC VẬT TƯ 1 AF.11213 Bê tông đá dăm sản xuất bằng máy trộn, đổ bằng thủ công, bê tông móng rộng ≤250cm đá 1x2, vữa bê tông mác 250 m3 112,960 Vật liệu Xi măng PC40 kg 308,525 34.850,984 Cát vàng ML >2,0 m3 0,532 60,092 Đá 1x2 m3 0,876 98,995 Nước lít 187,575 21.188,472 Vật liệu khác % 1,000 Nhân công Nhân công 3,0/7 nhóm 2 công 1,230 138,941 Máy thi công Máy trộn bê tông - dung tích: 250 lít ca 0,095 10,731 Máy đầm bê tông, dầm dùi - công suất: 1,5 kW ca 0,089 10,053 2 AE.63233 Xây tường thẳng bằng gạch ống 8x8x18, chiều dày <=30 cm, chiều cao <=100m, vữa XM mác 75 m3 51,764 Vật liệu Gạch ống 8x8x18 viên 649,000 33.594,836 Xi măng PC40 kg 55,440 2.869,796 Cát mịn ML=1,5-2,0 m3 0,250 12,936 Nước lít 57,750 2.989,371 Vật liệu khác % 5,000 Nhân công Nhân công 3,5/7 nhóm 2 công 2,030 105,081 Máy thi công Máy trộn vữa - dung tích: 150 lít ca 0,030 1,553 Máy vận thăng lồng - sức nâng: 3 t ca 0,025 1,294 Cần trục tháp - sức nâng: 25 t ca 0,025 1,294 Bước 3: Lập bảng Tổng hợp vật tư – nhân công – máy và thiết bị thi công Bước 4. Lập Bảng tổng hợp Dự toán chi phí xây dựng (GXD): 3.3.2. Chi phí thiết bị (GTB): a. Nội dung: Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn; chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; chi phí mua bản quyền công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; Chi phí liên quan khác. b. Phương pháp xác định: Chi phí thiết bị công trình (GTB) được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GGC + GQLMSTB + GCN + GĐT + GLĐ + GCT + GK Trong đó: - GMS : chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; - GGC : chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn; - GQLMSTBCT : chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; - GCN : chi phí mua bản quyền công nghệ; - GĐT : chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; - GLĐ : chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị; - GCT : chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật; - GK : Chi phí liên quan khác. - Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ được xác định theo công thức sau GMS = Trong đó: - Qi: khối lượng hoặc số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n) cần mua; - Mi: giá tính cho một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i = 1÷n), được xác định theo công thức: Mi= Gg + Cvc + Clk + Cbq + T Trong đó: - Gg: giá thiết bị ở nơi mua hay giá tính đến cảng Việt Nam và các phí bảo hiểm, thuế nhập khấu,...theo quy định của pháp luật (đối với thiết bị nhập khẩu) đã bao gồm chi phí thiết kế và giám sát chế tạo thiết bị; - Cvc: chi phí vận chuyển một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng Việt Nam hoặc từ nơi gia công, chế tạo đến hiện trường công trình; - Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng Việt Nam đối với thiết bị nhập khẩu; - Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng một đơn vị khối lượng hoặc một đơn vị số lượng thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường; - T: các loại thuế và phí có liên quan. Đối với những thiết bị chưa đủ điều kiện xác định được giá theo công thức (2.4) thì có thể dự tính trên cơ sở lựa chọn mức giá phù hợp nhất giữa các báo giá của nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng thiết bị (trừ những loại thiết bị lần đầu xuất hiện trên thị trường và chi có duy nhất trên thị trường) đảm bảo đáp ứng yêu cầu cung cấp thiết bị cho công trình hoặc giá những thiết bị tương tự công suất, công nghệ và xuất xứ trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã và đang thực hiện. Trong quá trình xác định chi phí đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn có trách nhiệm xem xét, đánh giá mức độ phù hợp của giá thiết bị khi sứ dụng các báo giá nêu trên. - Chi phí gia công thiết bị phi tiêu chuẩn được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sản xuất, gia công và giá sản xuất, gia công một tấn (hoặc một đơn vị tính) phù hợp với tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sản xuất, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản xuất của nhà sản xuất được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sản xuất, gia công thiết bị tương tự của công trình đã và đang thực hiện. - Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu được xác định theo công thức sau: GQLMSTB = GMS x tql Trong đó: - GQLMSTB: chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu; - GMS: chi phí mua sắm thiết bị; - tql: định mức tỷ lệ phần trăm (%) được xác định trên chi phí mua sắm thiết bị (chưa có thuế VAT) được quy định tại Bảng 2.2 của Phụ lục này. Bảng 2.2: ĐỊNH MỨC TỶ LỆ (%) CHI PHÍ QUẢN LÝ MUA SẮM THIẾT BỊ Đơn vị tính: % TT Khoản mục chi phí Chi phí mua sắm thiết bị chưa có thuế giá trị gia tăng (tỷ đồng) < 10.000 10.000 ÷ ≤20.000 >20.000 11] [2] [3] [4] [7] Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu 1,1 1 0,9 - Chi phí mua bản quyền công nghệ được xác định theo giá cả tùy vào đặc tính cụ thể của từng công nghệ. - Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được xác định theo giá thị trường hoặc bằng cách lập dự toán, dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án. - Chi phí lắp đặt thiết bị và chi phí thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị được xác định bằng cách lập dự toán như đối với chi phí xây dựng. - Chi phí chạy thử thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật, chi phí khác có liên quan được xác định bằng cách lập dự toán hoặc dự tính tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án. Bảng 2.3 TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ Tên Dự án: ....................... Tên Công trình:........................ Thời điểm lập dự toán (ngày, tháng, năm):...................... Đơn vị tính: đồng STT NỘI DUNG CHI PHÍ GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT GIÁ TRỊ SAU THUẾ KÝ HIỆU [1] [2] [3] [4] [5] [6] 1 Chi phí mua sắm thiết bị; Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn Gms 1.1 Chi phí mua sắm thiết bị 1.1.1 Loại thiết bị 1 1.1.2 ... 1.2 Chi phí gia công, chế tạo thiết bị phi tiêu chuẩn 1.2.1 Loại thiết bị 1 1.2.2 ... 2 Chi phí quản lý mua sắm thiết bị của nhà thầu Gqlmstb 3 Chi phí mua bản quyền công nghệ Gcn 4 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ Gđt 5 Chi phí lắp dặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chinh thiết bị GLĐ 6 Chi phí chạy thứ thiết bị theo ycu cầu kỹ thuật Gct 7 Chi phí khác có liên quan (nếu có) Gki TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6+7) Gtb NGƯỜI LẬP (Ký, họ tên) NGƯỜI CHỦ TRÌ (Ký, họ tên) Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ... , số ... 3.3.3. Chi phí quản lý dự án (GQLDA): - Nội dung quản lý dự án ; Chi phí quản lý dự án gồm : tiền lương của cán bộ quản lý dự án, tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương; tiền thưởng, phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án); ứng dụng khoa học công nghệ, quản lý việc áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM); đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án, chi phí khác và chi phí dự phòng. Chi phí quản lý dự án xác định theo công thức sau: GQLDA = N x (GXDtt + GTBtt) Trong đó: N: Định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án theo hướng dẫn và nội suy : Theo thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 thang 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng (lấy bảng số 1.1 và 1.2) GXDtt: Chi phí xây dựng trước thuế giá trị gia tăng. GTBtt: Chi phí thiết bị trước thuế giá trị gia tăng. Ghi chú : 1. Chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) (ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này) nhân với chi phí xây dựng và chi phí thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong tổng mức đầu tư của dự án. 2. Chi phí quản lý dự án trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán của dự án xác định theo định mức tỷ lệ (%) (cùng định mức tỷ lệ % sử dụng để tính chi phí quản lý dự án trong tổng mức đầu tư được duyệt) nhân với chi phí xây dựng và thiết bị (chưa có thuế giá trị gia tăng) trong dự toán xây dựng công trình hoặc tổng dự toán của dự án. 3. Chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng trên biển; trên đảo; dự án trải dài dọc theo tuyến biên giới trên đất liền, dự án tại xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; xã biên giới, xã an toàn khu; các thôn bản đặc biệt khó khăn) theo quy định của Chính phủ xác định theo định mức tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 1,35. Chi phí quản lý dự án của dự án trải dài theo tuyến trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên hoặc dự án gồm các công trình riêng biệt được xây dựng trên địa bàn nhiều tỉnh khác nhau xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 1,1. 4. Trường hợp dự án được quản lý theo hình thức chủ đầu tư sử dụng tư cách pháp nhân của mình và bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để trực tiếp quản lý dự án, chi phí quản lý dự án xác định theo định mức ban hành tại bảng số 1.1 của Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này và điều chỉnh với hệ số k = 0,8. 5. Trường hợp thuê tư vấn quản lý dự án, chi phí thuê tư vấn quản lý dự án xác định bằng dự toán trên cơ sở nội dung, khối lượng công việc quản lý dự án được thỏa thuận trong hợp đồng quản lý dự án giữa chủ đầu tư với nhà thầu tư vấn quản lý dự án. Chi phí thuê tư vấn quản lý dự án (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) cộng với chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này. 6. Trường hợp chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng chi phí xây dựng và thiết bị trong tổng mức đầu tư được duyệt thì điều chỉnh định mức chi phí quản lý dự án với hệ số k = 0,8. 7. Trường hợp dự án được quản lý theo các dự án thành phần trong đó mỗi dự án thành phần có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỹ đầu tư để thực hiện thì chi phí quản lý dự án được xác định riêng theo quy mô của từng dự án thành phần. 8. Trường hợp tổng thầu thực hiện một số công việc quản lý dự án thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư thì tổng thầu được hưởng một phần chi phí quản lý dự án tùy thuộc nhiệm vụ do chủ đầu tư giao. Chi phí tổng thầu thực hiện các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư và tổng thầu thỏa thuận từ nguồn kinh phí quản lý dự án và được xác định trong giá hợp đồng tổng thầu. Chi phí quản lý dự án của chủ đầu tư và chi phí quản lý dự án của tổng thầu không vượt chi phí quản lý dự án xác định theo hướng dẫn tại Thông tư này. 3.3.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) - Nội dung chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là cơ sở để xác định chi phí các công việc tư vấn gồm: chi phí nhân công tư vấn (tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể, các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công doàn, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân thực hiện công việc tư vấn tại dự án); chi phí ứng dụng khoa học công nghệ; chi phí thanh toán các dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng phẩm, thông tin liên lạc; chi phí thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ tư vấn cho dự án (nếu có); chi phí quản lý của tổ chức tư vấn; chi phí khác; lợi nhuận chịu thuế tính trước nhưng chưa bao gồm chi phí áp dụng hệ thống thông tin công trình (BIM), thuế giá trị gia tăng và chi phí dự phòng. - Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng xác định theo công thức sau: Trong đó : Ci: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn và nội suy : Theo thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 thang 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng Dj: chi phí tư vấn đầu tư xây dựng thứ j (j=1¸m) được xác định bằng cách lập dự toán theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Ghi chú : 1. Chi phí tư vấn xác định trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) tương ứng với quy mô chi phí xây dựng, quy mô chi phí thiết bị hoặc quy mô chi phí xây dựng và chi phí thiết bị. 2. Chi phí tư vấn xác định theo loại công trình; cấp công trình theo quy định hiện hành. Riêng chi phí tư vấn của công trình quốc phòng, an ninh xác định theo định mức chi phí tư vấn của các loại công trình dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn tương ứng. 3. Chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này chưa bao gồm chi phí để lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Chi phí lập hồ sơ bằng tiếng nước ngoài được bổ sung vào chi phí tư vấn và xác định bằng lập dự toán nhưng tối đa không quá 15% chi phí tư vấn xác định theo định mức ban hành tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này. 4. Trường hợp phải lập thêm hồ sơ tư vấn theo thông lệ quốc tế, lập các báo cáo riêng theo yêu cầu của nhà tài trợ đối với các dự án vay vốn nước ngoài thì chi phí cho các công việc trên xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung yêu cầu của từng công việc. 5. Trường hợp áp dụng đồng thời các hệ số điều chỉnh định mức chi phí tư vấn thì nhân các hệ số điều chỉnh với định mức chi phí tư vấn. 6. Trường hợp thuê cá nhân, tổ chức tư vấn thực hiện một số công việc tư vấn theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng thì chi phí thuê cá nhân, tổ chức tư vấn xác định bằng dự toán phù hợp với nội dung, phạm vi công việc tư vấn cần thực hiện. 7. Trường hợp thuê tổ chức tư vấn trong nước phối hợp với chuyên gia tư vấn nước ngoài để thực hiện công việc tư vấn thì chi phí thuê tư vấn xác định bằng dự toán chi phí nhưng không vượt quá 2,0 lần mức chi phí tính theo định mức tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định trên cơ sở số lượng chuyên gia, thời gian làm việc của chuyên gia, tiền lương của chuyên gia và các khoản chi phí cần thiết khác để hoàn thành công việc tư vấn được thuê. Chi phí thuê chuyên gia tư vấn nước ngoài xác định theo thông lệ quốc tế, phù hợp với quy định của nhà tài trợ vốn (nếu có) và phù hợp với điều kiện thực hiện dịch vụ tư vấn tại Việt Nam. 3.3.5 Chi phí khác (GK) - Nội dung của chi phí khác Chi phí khác gồm các chi phí cần thiết để thực hiện dự án đầu tư xây dựng được xác định theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bằng định mức hoặc dự toán chi phí phù hợp với chế độ chính sách để thực hiện các công việc của dự án gồm các chi phí sau: - Rà phá bom mìn, vật nổ; - Bảo hiểm công trình (bắt buộc) trong thời gian xây dựng; - Đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình (nếu có); - Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; - Kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng và khi nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp phải thuê chuyên gia cùng thực hiện); - Nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến dự án; vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao (sau khi trừ giá trị sản phẩm thu hồi được); - Các khoản thuế tài nguyên, phí và lệ phí theo quy định; - Các chi phí khác (nếu có). - Chí phí khác được xác định theo công thức sau GK = + + Trong đó: Ci: chi phí khác thứ i (i=1¸n) được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền; Dj: chi phí khác thứ j (j=1¸m) được xác định bằng lập dự toán; Ek: chi phí khác thứ k (k=1¸l). 3.3.6. Chi phí dự phòng (GDP) Chi phí dự phòng được xác định theo 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. Chi phí dự phòng được xác định theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 Trong đó: - GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được xác định theo công thức sau: GDP1 = (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) x kps - kps : là hệ số dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh, mức tỷ lệ này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của công trình thuộc dự án và điều kiện địa chất công trình nơi xây dựng công trình và mức tỷ lệ là kps ≤ 5%. - GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau: GDP2 = GtXDCT x [(IXDCTbq )t - 1] (2.11) Trong đó: - T: thời gian xây dựng công trình xác định theo (tháng, quý, năm); - t: số thứ tự thời gian phân bổ vốn theo kế hoạch xây dựng công trình (t=1¸T); - GtXDCT: giá trị dự toán xây dựng công trình trước chi phí dự phòng thực hiện trong khoảng thời gian thứ t; - IXDCTbq: chỉ số giá xây dựng sử dụng tính dự pḥòng cho yếu tố trượt giá được xác định theo công thức sau: Trong đó: T: Số năm (năm gần nhất so với thời điểm tính toán sử dụng để xác định IXDCTbq); T≥3; In: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n được lựa chọn; In+1: Chỉ số giá xây dựng năm thứ n+1; : mức biến động bình quân của chỉ số giá xây dựng theo thời gian dựng công trình so với mức độ trượt giá bình quân của đơn vị thời gian (tháng, quý, năm) đã tính và được xác định trên cơ sở dự báo xu hướng biến động của các yếu tố chi phí giá cả trong khu vực và quốc tế bằng kinh nghiệm chuyên gia. Bàng 2.1. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH Công trình:.. Đơn vị tính: đồng STT NỘI DUNG CHI PHÍ GIÁ TRỊ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT GIÁ TRỊ SAU THUẾ KÝ HIỆU [1] [2] [3] [4] [5] [6] 1 Chi phí xây dựng GXD 1.1 Chi phí xây dựng công trình 1.2 Chi phí xây dựng công trình phụ trợ ... 2 Chi phí thiết bị GTB 3 Chi phí quản lý dự án GQLDA 4 Chi tư vấn đầu tư xây dựng GTV 4.1 Chi phí thiết kế xây dựng công trình 4.2 Chi phí giám sát thi công xây dựng ... 5 Chi phí khác GK 5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 5.2 Chi phí bảo hiểm công trình 5.3 Chi phí hạng mục chung dự toán 6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP 6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh GDP1 6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2 TỔNG CỘNG ( 1+ 2 + 3 + 4 + 5+ 6) GXDCT NGƯỜI LẬP NGƯỜI CHỦ TRÌ (ký, họ tên) (ký, họ tên) Chứng chỉ hành nghề định giá XD hạng ..., số ... 4. Thực hành tính toán dự toán công trình Bài tập 1: Một công ty Xây dựng Kim Phát chuẩn bị xây dựng một khu nhà ở cho Cán bộ Công nhân Viên chức của Công ty với các số liệu như sau: Chi phí xây dựng 12,5tỷ Chi phí thiết bị là 5,2tỷ Cấp công trình là cấp III Áp dụng các quy định của Nhà nước Yêu cầu : Hãy tính toán và lập bảng tổng hợp dự toán công trình ? Bài tập 2: Dựa vào hồ sơ thiết kế và một số quy định đã cho. Hãy lập dự toán công trình ?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_du_toan_xay_dung.doc
Tài liệu liên quan