Giáo trình Dược học đại cương

3.3. Bảo quản, quản lý thuốc có hạn dùng: - Khi nhận thuốc có hạn dùng phải kịp thời kiểm tra phẩm chất, hạn dùng của thuốc, có sổ theo dõi nhận xét và bảng theo dõi hạn dùng. - Phân phối, sử dụng theo thứ tự phẩm chất, thứ tự hạn dùng. - Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, hạn dùng của thuốc. Những lô thuốc xét thấy không thể phân phối, sử dụng hết trước khi hết hạn dùng 3 tháng phải đưa thuốc đi kiểm nghiệm xin gia hạn (theo quy định về gia hạn dùng thuốc trong quy chế kiểm tra chất lượng thuốc). - Thuốc được gia hạn phải được dán tem gia hạn dùng trên mỗi hộp, chai, lọ, ống tiêm. + Nếu còn hiệu lực chữa bệnh trên 80% và đạt các tiêu chuẩn về độc tính, chí nhiệt độ, nhận xét cảm quan, không có hiện tượng nghi ngờ có thể gia hạn dùng. + Nếu hiệu lực chữa bệnh còn từ 60 - 80% và đạt các tiêu chuẩn khác ở trên thì tùy loại thuốc có thể chuyển hình thức sử dụng thích hợp với yêu cầu chất lượng (thuốc tiêm chuyển sang thuốc uống, thuốc uống chuyển sang thuốc dùng ngoài). + Nếu hiệu lực chữa bệnh còn thấp hơn 60% thì có thể hủy. + Trường hợp đã gia hạn một làn mà vẫn chưa phân phối, sử dụng hết thì đưa đi kiểm nghiệm lại và xử lý tùy theo kết quả kiểm nghiệm. + Khi quyết định xử lý cần hết sức thận trọng, có sự tính toán cụ thể về nhiều mặt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật trên tinh thần đảm bảo an toàn và hiệu lực phòng và chữa bệnh đồng thời tiết kiệm tài sản của Nhà nước.

doc160 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 777 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Dược học đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l ống 2ml + + Uống. Dung dịch uống theo giọt 1mg/ml + + 12.6. Thuốc chống huyết khối 194 Acetylsalicylic acid Uống. Viên 100-375mg + + 195 Streptokinase Tiêm truyền. 2,5-7,5 triệu UI/lọ + 12.7. Thuốc hạ lipit máu 196 Clofibrate Uống. Viên 250-500mg + 197 Fenofibrate Uống. Viên 100-300mg + 13. Thuốc ngoài da 13.1. Thuốc chống nấm 198 Benzoic và salicylic acid Dùng ngoài. Kem, mỡ 6% và 3% + + + 199 Cồn ASA Dùng ngoài. Lọ + + + 200 Cồn hắc lào BSI Dùng ngoài. Lọ + + + 201 Clotrimazole Dùng ngoài. Kem 1% + + + 202 Ketoconazole Dùng ngoài. Kem 2% + + + 203 Miconazole Dùng ngoài. Kem 2% + + + 13.2. Thuốc chống nhiễm khuẩn 204 Mercurochrom (thuốc đỏ) Dùng ngoài. Dung dịch 0,1-5% + + + 205 Neomycin và Bacitracin Dùng ngoài. Kem 5mg neomycin và 500UI bacitracin + + + 13.3. Thuốc chống viêm ngứa 206 Betamethasone (valerate) Dùng ngoài. Tuýp mỡ 0,1% + + + 207 Fluocinolone acetonide Dùng ngoài. Tuýp mỡ 0,025% + + + 208 Mỡ hydrocortisone (acetae) Dùng ngoài. Tuýp mỡ 1% + + + 13.4. Thuốc có tác dụng tiêu sừng 209 Salicylic acid Dùng ngoài. Hộp mỡ 3% + + + 13.5. Thuốc điều trị ghẻ 210 Diethylphtalat Dùng ngoài. Mỡ dung dịch + + + 13.6. Thuốc có tác dụng ngăn tia tử ngoại 211 Kẽm oxide Dùng ngoài. Kem hoặc mỡ + + 14. Thuốc dùng cho chẩn đoán 14.1. Thuốc dùng cho mắt 212 Fluorescein (muối natri) Nhỏ mắt. Dung dịch 2% + Tiêm. ống 5ml dung dịch 100mg/ml + 213 Pilocarpine Nhỏ mắt. Dung dịch 1-5mg/ml + 14.2. Thuốc cản quang 214 Amidotrizoate Tiêm. ống 2,8 - 16,8g Iode/20ml + + 215 Bari sulfate Uống. Bột hỗn dịch hoặc hỗn dịch + + 216 Iohexol Tiêm. ống 5,82g/15ml + Tiêm. ống 7,77g/15ml + Tiêm. ống 6,47g/10m1 + 217 Iopromide Tiêm. ống 300mg iode/ml + 15. Thuốc tẩy trùng và khử trùng 218 Chlorhexidine (digluconate) Dùng ngoài. Dung dịch 5% + 219 Cồn 700 + + + 220 Nước oxy già Dùng ngoài. Dung dịch 3% + + + 221 Iodine Dùng ngoài. Dung dịch 2,5% + + + 222 Povidone iodine Dùng ngoài. Dung dịch 10% + + + 16. Thuốc lợi tiểu 223 Furosemide Uống. Viên 40mg + + Tiêm. ống 20mg/2ml + + 224 Hydrochlorothazide Uống. Viên 25-50mg + + + 225 Manitol Tiêm truyền. Dung dịch 10-20% + 226 Sprỉonolactone Uống. Viên 25mg + + 17. Thuốc đường tiêu hoá 17.1. Thuốc chống loét dạ dày 227 Cimetidine Uống. Viên 200-400mg + + Tiêm. 100mg/ml, ống 1ml + + 228 Omeprazone Uống. Viên 20mg + 229 Ranitidine Uống. Viên 150-300mg + + 230 Magne hyđroxye Nhôm hydroxide Uống. Hỗn dịch chứa 550mg magne oxide/10ml và 320 nhôm oxide/5ml + + + 231 Bismuth (carbonate, trikalium dicitrato) Uống. Viên 120mg + `7.2. Thuốc chống nôn 232 Metoclopamide Uống. Viên 10mg + + Tiêm. 5mg/ml, ống 2ml + 233 Promethazine (hydrochloride) Uống. Viên học đường 10-15mg + + 17.3. Thuốc chống co thắt 234 Alverin (citrate) Tiêm.15mg/ml, ống 2ml + + Uống. Viên 40-60mg + + + 235 Atropin (sulfate) Uống. Viên 0,25mg + + + Tiêm. 0,25mg/ml + + + 236 Papaverine Tiêm. 40mg/ml + + + Uống. Viên 40mg + + + 237 Hyoscine butylbromide Uống. Viên 10mg + + + 17.4. Thuốc tẩy, nhuận tràng 238 Bisacodyl Uống. Viên 5-10 mg + + + 239 Magne sulfate Uống. Gói bột 30mg + + + 17.5. Thuốc chữa ỉa chảy 17.5.1. Thuốc chống mất nước 240 Oserol dùng cho pha 1 lít nước (chứa 3,5g natri chloride) Uống. Gói bột 27,9g + + + 17.5.2. Thuốc chống ỉa chảy 241 Berberine (hydrochloride) Uống. Viên 10mg + + + 242 Opizoic Uống viên chứa 5mg cao opi 10% morphine + + + 17.6. Thuốc điều trị bệnh trĩ 243 Diosmin Uống. Viên 150 -300mg + + 18. Hormon, nội tiết tố, thuốc tránh thai 18.1. Hormon thượng thận và những chất tổng hợp thay thế 244 Dexamethasone (natri phosphate) Uống. Viên 0,5 - 1 mg + + Tiêm. ống 4mg/ml + 245 Hydrocortisone Tiêm. ống 125 mg hỗn dịch tiêm + + 246 Presnisolone Uống. Viên 5mg + + 18.2. Các chất Andogen 247 Testosterone (acetat, propionat) Tiêm. ống 25-50mg/ml + Uống. Viên 0,025 - 0,1mg + 248 Methyltestosterone Viên ngậm dưới lưỡi, viên 5-10mg + 18.3. Thuốc tránh thụ thai 249 Ethinylestradiol Levonorgestrel Uống. Viên 0,03 - 0,15mg + + + 250 Ethinylestradiol Norethisterone Uống. Viên 0,05 - 0,1mg + + + 251 Levonorgestrel Uống. Viên 0,03mg + + + 252 Norethisterone enantate Tiêm. ống 200mg/ml + 18.4. Những chất estrogen 253 Ethinylestradiol Uống. Viên 0,05mg + 18.5. Insulin và các thuốc chống đái tháo đường 254 Glibenclamide Uống. Viên 5mg + + 255 Insulin Tiêm. 40UI/ml,ống 10ml + + Insulin (tác dụng nhanh) Tiêm. 40UI/ml,ống 10ml + 256 Metformine Uống. Viên 250 - 500mg + + 257 Tolbutamide Uống. Viên 500mg + + 18.6. Thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình rụng trứng 258 Clomifen (citrate) Uống. Viên 50mg + 259 Gonadotropin (human, choronic, rau thai) Uống. Bột đông khô 500-1500UI + 18.7. Những chất Progesterone 260 Norethisterone Uống. Viên 5mg + 261 Progesterone Tiêm. ống 10-25mg/ml + 18.8. Giáp trạng và kháng giáp trạng 262 Levothyroxine (muối natri) Uống. Viên 0,05-0,1mg + + 263 Methylouracil Uống. Viên 50mg + + 264 Propylthiouracil Uống. Viên 50-mg + + 19. Các thuốc miễn dịch 19.1. Huyết thanh và Globulin miễn dịch 265 Gama globulin Tiêm 0,25mg/liều + 266 Huyết thanh kháng dại Tiêm. ống 1500UI/ml + + + 267 Huyết thanh kháng uốn Tiêm. ống 500UI/ml + + + 268 Huyết thanh kháng nọc rắn Tiêm. ống + 19.2. Vaccin 19.2.1. Tiêm chủng mở rộng trên phạm vi cả nước 269 BCG (đông khô) Tiêm. ống + + + 270 Vaccin Bạch hầu - uốn ván - ho gà (DPT) Tiêm. ống + + + 271 Vaccin sởi Tiêm. ống + + + 272 Vaccin bại liệt (OPV) Dung dịch uống + + + 273 Vaccin uốn ván Tiêm. ống + + + 19.2.2. Tiêm chủng mở rộng triển khai ở vùng trọng điểm 274 Vaccin phòng viêm gan B Tiêm. ống + + + 275 Vaccin phòng viêm não Tiêm. ống + + + 276 Vaccin phòng thương hàn Tiêm. ống + + + 277 Vaccin tả Dung dịch uống + + + 19.2.3. Vaccin khác 278 Vaccin Bạch hầu, uốn ván Tiêm. ống + + + 279 Vaccin phòng dại Tiêm. ống + + + 20. Thuốc gân cơ và ức chế Cholinesterase 280 Neostigmine bromid Uống. Viên 15mg + + Tiêm. ống 0,5 mg + + 281 Pancuronium bromid Tiêm. ống 4mg/2ml + + 282 Suxamethonium chloride Tiêm. ống 100mg/2m + + 21. Thuốc dùng cho mắt, tai, mũi, họng 21.1. Thuốc chống nhiễm khuẩn 283 Aciclovir Mỡ tra mắt 3% + + 284 Argyrol Dung dịch nhỏ mắt 3% + + 285 Chloramphenicol Dung dịch nhỏ mắt 0,4% + + + 286 Sulfaxylum Dung dịch nhỏ mắt 10% + + + 287 Gentamycin Dung dịch nhỏ mắt 0,3% + + + 288 Idoxuridine Dung dịch nhỏ mắt 0,1% + 289 Tetracyline (hydrochloride) Mỡ tra mắt 1% + + + 290 Neomycin (sulfat) Dung dịch nhỏ mắt 0,5% + + + 21.2. Thuốc chống viêm 291 Hydrocortisone Mỡ tra mắt. Tuýp 2,5-5g mỡ 1% + + 21.3. Thuốc gây tê tại chỗ 292 Tetracain (hydrochloride) Dung dịch nhỏ mắt 0,5% + + 21.4. Thuốc làm co đồng tử và làm giảm nhãn áp 293 Acetazolamide Uống. Viên 250mg + + 294 Pilocarpine Dung dịch nhỏ mắt 2-4% + + 295 Timolol Dung dịch nhỏ mắt 0,25-0,5% + 21.5.Thuốc làm giãn đồng tử 296 Atropin (sulfat) Dung dịch nhỏ mắt 0,1-0,5-1,0% + + + 21.6. Thuốc tai mũi, họng 297 Naphazolin Dùng ngoài. Dung dịch 0,05% + + + 298 Nước oxy già Dùng ngoài. Dung dịch 3% + + + 299 Neomycin (sulfate) Dùng ngoài. Dung dịch 0,5% + + + 300 Sulfarin Dung dịch nhỏ mũi + + + 22. Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non 22.1. Thuốc thúc đẻ và cầm máu sau đẻ 22.1.1. Thuốc thúc đẻ 301 Oxytocin Tiêm. ống 10UI/ml + + + 22.1.2. Thuốc cầm máu sau đẻ 302 Ergometrine (hydrogenmaleate) Tiêm. ống 0,2UI/ml + + 303 Oxytocin Tiêm. ống 10UI/ml + + + 22.2. Thuốc chống đẻ non 304 Salbutamol Uống. Viên 2-4 mg + + 305 Papaverine Uống. Viên 40mg + + 23. Thuốc, dung dịch thẩm phân máu và màng bụng 306 Dung dịch thẩm phân màng bong + + 307 Dung dịch lọc thận acetate + + 308 Heparine (muốn natri) Tiêm. ống 1-5-20 nghìn UI/ml + + 309 Ptotamine sulfate Tiêm. ống 50mg/ml + + 310 Erythropoietin Tiêm. Lọ 4000 - 10000 UI/ml + + 24. Thuốc chống rối loạn tâm thần 24.1.Thuốc chống loạn thần 311 Chlopromazine (hydrochloride) Uống Siro 5mg/ml lọ 5ml + + Tiêm 12,5 mg/ml ống 2ml + + Uống. Viên 25-100mg + + 312 Diazepam Uống. Viên 2-5 mg + + + Tiêm. 5mg/ml, ống 2ml + + 313 Haloperidol Uống. Viên 2-5 mg + + Tiêm. 5mg/ml + + 314 Levomerpromazine Uống. Viên 2-25-100 mg + Tiêm. 25mg/ml + 315 Sulpiride Uống. Viên 50mg + + Tiêm. 50mg/ml, ống 2ml + + 24.2. Thuốc chống trầm cảm 316 Amitriptyline (hydrochloride) Uống. Viên 25mg + + 317 Clomipramine Uống. Viên 25-75mg + + 24.3. Thuốc điều chỉnh và dự phòng rối loạn cảm xúc 318 Carbamazepine Uống. Viên 100-200mg + + 319 Valproic acid Uống. Viên 25-75mg + + 24.4. Thuốc điều trị ám ảnh và hoảng loạn thần kinh 320 Clomipramine Uống. Viên 10-25mg + + 25. Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 25.1. Thuốc chữa hen 321 Aminophylline Tiêm.25mg/ml ống 10ml + + 322 Beclomethasone (dipropionate) Đường hô hấp Hộp 0,05mg/liều + 323 Salbutamol (sulfate) Uống. Viên 2- 4 mg + + Đường hô hấp Hộp 0,1mg/liều + 324 Thoephylline Uống. Viên 100mg + + + 25.2. Thuốc chữa ho 325 Acetylcysteine Uống. Viên 200mg + + + Uống. Gói 200mg bột pha hỗn dịch + + + 326 Brohexine (hydrochloride) Uống. Viên 4-8mg + + 327 Dextromethorphan Uống. Viên 15mg + + + 328 Alimemazine Uống. Siro 2,5mg/ml + + + 26. Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và cân bằng ACID base 26.1. Thuốc uống 329 Oresol dùng pha cho 1 lít nước Uống. Gói bột 27,9 mg + + + 330 Kali chloride Uống. Viên 600mg + + + 26.2. Thuốc tiêm truyền 331 Dung dịch acid amin Tiêm truyền. Chai 500ml + + 332 Dung dịch Glucose Tiêm. ống 20ml dung dịch 5%, 30% + + Tiêm truyền. Chai 250-500ml, dung dịch 5-30% + + 333 Dung dịch Ringer lactat Tiêm truyền. Chai 250-500ml + + 334 Dung dịch Calci chloride Tiêm tĩnh mạch. ống dung dịch 10% + + 335 Kali chloride Tiêm truyền. Chai dung dịch 11,2 % + + 336 Natri chloride Tiêm truyền. Chai 500 ml dung dịch 0,9 % + + 337 Natri hydrocarbonate Tiêm truyền. Chai dung dịch 1,4% + 338 Nước cất tiêm Tiêm. ống 2-5-10ml + + + 27. Vitamin và các chất vô cơ 339 Calci gluconate Uống. ống 10ml dung dịhc 10% + + + 340 Vitamin A Uống. Viên bọc đường 5000UI + + 341 Vitamin A và D Uống + + Viên 10000UI vitamin A và 500UI vitamin D 342 Vitamin B1 Uống. Viên 10-50-100mg + + + 343 Vitamin B2 Uống. Viên 5mg + + + 344 Vitamin B6 Uống. Viên 25mg + + + 345 Vitamin C Uống. Viên 50-100-500mg + + + 346 Vitamin PP Uống. Viên 50mg + + + Tổng cộng 346 263 116 STT Tên thuốc Dạng bào chế Đường dùng Tuyến sử dụng A B C 1. Nhóm thuốc giải biểu 1 Giải cảm tán Bột Uuống + + + 2 Thang giải cảm Thang Sắc uống + + + 3 Trà giải cảm Chè Hãm uống + + + 4 Giải nhiệt chỉ thống Bột Uống + + + 5 Cảm xuyên hương Viên nén Uống + + + 6 Truy phong hoàn Hoàn mềm Uống + + + 2. Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ thẩm thấp 7 Cao tiêu độc Cao lỏng Uống + + + 8 Hoàn tiêu độc Hoàn Uống + + + 9 Thanh huyết tiêu phong hoàn Hoàn cứng Uống + + + 10 Artiso - nhân trần Trà túi lọc Hãm uống + + + 11 Thanh can giải độc hoàn Hoàn Uống + + + 12 Chè thanh nhiệt Chè Hãm uống + + + 13 Tiêu ban cao Cao lỏng Uống + + + 14 Kim tiền thảo Hoàn Uống + + + 3. Nhóm thuốc khu phong trừ thấp 15 Hoàn phong tê thấp Hoàn Uống + + + 16 Coa phong tê thấp Cao lỏng Uống + + + 17 Cao uy linh tiên Cao lỏng Uống + + + 18 Cao trăn mật ong Cao lỏng Uống + + + 19 Khu phong hoá thấp Hoàn Uống + + + 20 Rượu Ngũ gia bì Rượu thuốc Uống + + + 21 Rượu cao xương Rượu thuốc Uống + + + 22 Hạc tất phong Viên nén Uống + + + 4. Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ 23 Vị linh đơn Hoàn cứng Uống + + + 24 Mật ong nghệ Viên nén Uống + + + 25 Ô dạ kim Viên nén Uống + + + 26 Bình vị tán Bột Uống + + + 27 Chỉ tả đơn Bột Uống + + + 28 Tế chúng thuỷ Nước Uống + + + 29 Bột nhuận tràng Bột Uống + + + 30 Viêm ngậm gừng Viên nén Uống + + + 31 Bổ trung ích khí hoàn Hoàn Uống + + + 32 Phì nhi cam tích hoàn Hoàn Uống + + + 5. Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm 33 Bổ tâm an thần Chè Hãm uống + + + 34 Cao lạc tiên Cao lỏng Uống + + + 35 Thiên vương bổ tâm Cao lỏng Uống + + + 36 Dưỡng não hoàn Hoàn Uống + + + 6. Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế 37 La hán quả Hoàn Uống + + + 38 Siro ho Siro Uống + + + 39 Thiên môn cao Cao lỏng Uống + + + 40 Bổ phế chỉ khái hoàn Hoàn Uống + + + 41 Bổ phế chỉ khái lộ Cao lỏng Uống + + + 42 Cao bách bộ Cao lỏng Uống + + + 43 Viên ngậm bạc hà Viên nén Uống + + + 44 Ho người lớn Cao lỏng Uống + + + 7. Nhóm thuốc chữa các bệnh thuộc về dương, khí 45 Tinh sâm khu năm Cao lỏng Uống + + + 46 Nhân sâm - hải mã hoàn Hoàn Uống + + + 47 Hoàn sâm - nhung Hoàn Uống + + + 48 Thập toàn đại bổ hoàn Hoàn Uống + + + 49 Nhân sâm tam thất hoàn Hoàn Uống + + + 50 Viên nhân sâm Viên nén Uống + + + 51 Viên tăng sức Hoàn Uống + + + 52 Rượu sâm - tam thất Rượu thuốc Uống + + + 53 Rượu hải mã - ba kích Rượu thuốc Uống + + + 54 Bát vị hoàn Hoàn Uống + + + 8. Nhóm thuốc chữa bệnh thuộc về âm, huyết 55 Cao ban long Cao đặc Pha uống + + + 56 Cao khỉ Cao đặc Pha uống + + + 57 Lục vị hoàn Hoàn Uống + + + 58 Hà sa đại tạo hoàn Hoàn Uống + + + 59 Bát trân hoàn Hoàn Uống + + + 60 Đương quy tam thất hoàn Viên nén Uống + + + 61 Quy tỳ hoàn Hoàn Uống + + + 62 Linh chi sâm Trà túi lọc Hãm uống + + + 63 Rượu đương quy- tam thất Rượu thuốc Uống + + + 64 Cloestan Viên bao Uống + + + 9. Nhóm thuốc điều kiinh an thai 65 Điều kinh bổ huyết hoàn Hoàn Uống + + + 66 Viên ích mẫu Viên nén Uống + + + 67 Cao ích mẫu Cao lỏng Uống + + + 68 Bạch đới hoàn Hoàn Uống + + + 69 Hoàn an thai Hoàn Uống + + + 10. Nhóm thuốc chữa bệnh thuộc về ngũ quan 70 Thuốc chữa đau răng Bột Uống + + + 71 Tỷ tiên phương Viên nang Uống + + + 72 Viên sáng mắt Hoàn Uống + + + 73 Trà cúc Chè Hãm uống + + + 11. Nhóm thuốc dùng ngoài Uống 74 Cao sao vàng Cao xoa Xoa ngoài + + + 75 Dầu khuynh diệp Dầu xoa Xoa ngoài + + + 76 Tinh dầu tràm Dầu xoa Xoa ngoài + + + 77 Cồn xoa bóp Cồn xoa Xoa ngoài + + + 78 Thuốc xoa bóp thể thao Cồn xoa Xoa ngoài + + + 79 Dầu nghệ Dầu xoa Xoa ngoài + + + 80 Rượu cấp cứu Rượu xoa Xoa ngoài + + + 81 Thuốc cấp cứu Điếu Hơ trên huyệt + + + Ghi chú: - Có thể sử dụng các chế phẩm có công thức tương tự để thay thấy - A: Bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh - B: Bệnh viện tuyến huyện - C: Trạm y tế xa, phường 2.2. Danh mục cây thuốc nam phân theo nhóm bệnh: STT Tên cây thuốc STT Tên cây thuốc 1. Nhóm thuốc chữa cảm sốt 5. Nhóm thuốc chữa hội chứng lỵ 1 Bạc hà 38 Ba chẽ 2 Bạch chỉ 39 Cỏ nhọ nồi 3 Cam thảo đất 40 Cỏ sữa nhỏ lá 4 Cát căn 41 Khổ sâm 5 Cỏ mần trầu 42 Lá mơ tam thể 6 Cối xay 43 Nhót 7 Cúc tần 44 Rau má 8 Gừng 45 Rau sam 9 Hương nhu 6. Nhóm thuốc chữa ỉa chảy 10 Kinh giới 46 Gừng 2. Nhóm thuốc chữa đau nhức cơ xương khớp 47 Hoài sơn 11 Cà gai leo 48 Hoắc hương 12 Địa liền 49 Mã đề 13 Hy thiêm 50 ổi 14 Ké đầu ngựa 51 Sả 15 Lá lốt 52 Sim (nụ) 16 Ngưu tất (cỏ xước) 53 Vỏ quýt 18 ý dĩ 54 ý dĩ 3. Nhóm thuốc chữa mụn nhọt 7. Nhóm thuốc chữa kinh nguyệt không đều 19 Cam thảo đất 55 Bạch đồng nữ 20 Hạ khô thảo (cải trời) 56 Bố chính sâm 21 Ké đầu ngựa 57 Cỏ nhọ nồi 22 Kim ngân 58 Củ gai 23 Mỏ quạ 59 ích mẫu 24 Phèn đen 60 Mần tưới 4. Nhóm thuốc chữa ho 61 Ngải cứu 25 Bạc hà 62 Sinh địa 26 Bán hạ (củ chóc) 8. Nhóm thuốc chữa sốt xuất huyết 27 Húng chanh 63 Kim ngân 28 Kim ngân 64 Mã đề 29 Lá dâu 65 Rễ cỏ tranh 30 Mạch môn 66 Cối xay 31 Rau má 67 Cỏ nhọ nồi 32 Thiên môn 68 Rau má 33 Tía tô (tô tử) 69 Sinh địa 34 Trần bì (vỏ quýt) 70 Hoa hoè 35 Vỏ rễ dâu 71 Cát căn 36 Xạ can 72 Mã đề 37 Xuyên tâm liên 9. Nhóm thuốc chữa viên gan siêu vi trùng 73 Chi tử (quả dành dành) 76 Nghệ 74 Hạ khô thảo (cải trời) 77 Mã đề 75 Nhân trần 78 Rau má 2.3. Danh mục các vị thuốc y học cổ truyền: STT Tên vị thuốc Ng.gốc Tên khoa học vị thuốc Tên khoa học cây non và khoáng vật làm thuốc 1. Nhóm phát tán phong hàn 1 Bạch chỉ N Radix Angelicae Angelica dahurica fisch ex Hoffm Benth et Hook, var. Angelica anomala lallem.., Apoaceae 2 Kinh giới N Herba Elsholtziae cristatae Elshloltzia cristata Willd, Lamiaceae 3 Ma hoàng B Herba Ephedrae Ephedra sinica Stapf, Ephedratceae 4 Phòng phong B Radix Ledebouriellae seseloidis Ledebouridlla seseloides Wolf, Apiaceae 5 Quế chi NB Ramulus Cinnamoni Cinnamomun obtusiforlium Nees, Cinnamomum Cassia Presl, Lauraceae 6 Tế tân B Herba AsariRaidice Asalrum heterotropoides F.schm var.mandschuricum (Max) Kitag, Aristolochiaceae 7 Thuyền thoái N Periosstrachum Cyptotympana pustulata Fabricius, Cicadidae 8 Tô diệp N Folium perillae Perilla ocymoides L, Lamiaceae 2. Nhóm phát tán phong nhiệt 9 Bạc hà N Herba Menthae Mentha arvensis L., M.pipariaL.. Lamiaceae 10 Cát căn N Radix Puerariae Pueraria thomsoni Benth, Fabaceae 11 Cúc hoa N Flos Chrysanthemi indici Chrysanthemun indicum 12 Mạn kinh tử NB Fruetus Viticis Vitex trifolia L., Verbenaeae 13 Ngưu bàng tử B Fruetus Aretii Aretium lappa L., Asteraceae 14 Phù bình N Herba pistiae Pistia stratiotesL Araceae 15 Sài hồ bắc B Radix Bupleuri Buplerum sinesis D.C., Apiaceae 16 Sài hố nam N Radix Plucheae pteropodae Pluchea pteropoda Hemsl, Asteraceae 17 Thăng ma Rhizoma Cimicifugae Cimicifuga heracleifolia Kom, Ranunculaceae C.dahurica (Turez) Maxim, Ranunculaceae C.foetida L., Ranunculaceae 3. Nhóm phát tán phong thấp 18 Dây xương N Caulis Tinosporae tomentosae Tinospora tomentosa Miers., Menispermaceae 19 Độc hoạt B Radix Angelicae pubesentis Angelica pubescens Maxim., Apiaceae 20 Hoàng nàn N Conrtex strychni Strychnos wallichiana Steud ex D.C. Loganiaceae 21 Hy thiêm N Herba Siegesbeckiae Siegesbeckia orientalis L.Asteraeae 22 Khương hoạt B Rhizoma et Radix Notopterygii Notopterygium sp., Apiaceae 23 Mã tiền (độc) N Semen Strychni Strychnos nus-vomica L., Loganiaeae 24 Mộc qua B Fructus Chaenomelis lagenariae Chaenomeles lagenaria (Losee Koidz), Rosaceae 25 Ngũ gia bì N Cortex Acanthopanacis Acanthopanax gracilistylus W, W. Smith., Araliaceae 26 Phòng kỷ NB Radix Stephaniae Stephania tetrandra S.Moore, Manispermaceae 27 Tần giao B Radix Gentianae Macrophyllae Gentinana macrophylla Pall., Gentianaceae 28 Tang ký sinh N Herba Loranthi Loranthus parasiticus (L) Merr., Loranthaceae 29 Thiên niên kiện N Rhizoma Homalonemae Homalonema aromatica Schott L., Araceae 30 Thương truật B Rhizoma Atractylosdis Atratylodes lacea (Thunb) D.C.Asteraceae 31 N Fruxtus Xanthii Xanthium strumarium L., Asteraceae 32 NB Rhizoma Clematii Clematis chinensis Osbeck., Ranuculaceae 4. Nhóm thuốc trừ hàn 33 Can khương N Rhizoma Zingiberis Zingiber officinale Rose., Zingiberaceae 34 Đại hồi N Fructus Anisi stellati Anisium verum Hook 35 Địa liền N Rhizoma Kaempferiae Kaepferia falafa L., Zingiberaceae 36 Đinh hương B Flos Caryophylli Caryophyllus armaticus L., Myrtaceae 37 Ngải diệp N Forlium Herba Artemisiae vulgaris Artemisia vulgaris L.var indica Wild, Arteraceae 38 Ngô thù NB Fructus Evodiae Evodia rutacarpa (Juss) Benth, Rutaceae 39 Thảo quả N Fructus Amoni tsao-ko Amonum tsao-ko Crevost et Lem. Ginziberaceae 40 Tiểu hồi NB Fructus Foeniculi Foeniculum vulgare Mill, Apiaceae 41 Xuyên tiêu N Frutus Zanthoxyli Zanthoxylum sp., Rutaceae 5. Nhóm hồi hương cứu nghịch 42 Hắc phụ tử B Radix Aconiti lateralis preparata Aconitum sinensis Paxt, Ranunculaceae 43 Nhân sâm B Radix Ginseng Panax ginseng C.A. Mey, Panax ginseng Ness, Araliaceae 44 Quế nhục N Cortex Cinamoni Cinamomum obtusifolium Ness Cinamomum cassia Blum Lauraceae. 6. Nhóm thanh nhiệt giải độc 45 Bồ công anh N Folium latucae indicae Lactuar indica L., Asteraceae 46 Dấp cá N Herba Houttuyniae Houttuynia Thumb. Saururaceae 47 Kim ngân hoa NB Flos Lonicerae Lonicera japonica Thumb. Caprifoliaceae 48 Kim ngân cuộng N Caulis Lonicerae Lonicera japonica Thumb. Caprifoliaceae 49 Liên kiều B Fructus Forsythiae Forsythia suspense Vahl, Oleaceae 50 Rau sam N Herba Portulacae oleracaeae Portulaca oleracea, Portuliaceae 51 Sài đất N Herba Wedeliae Wedelia calendulaceae (L) Les, Asteraceae 52 Thổ phục linh N Rhizoma Smilacis glabrae Smilax glabra Roxb, Smiliaceae 53 Xạ can N Rhizoma Belamcandae Belamcanda Chinesis (L) D.C.Iridaceae 7. Nhóm thanh nhiệt tả hoả 54 Chi tử N Fructus Gardeniae Gardenia florida, Rubiaceae 55 Hạ khô thảo NB Herba prunellae Prunella vulgaris L, Liliaceae 56 Thạch cao NB Gypsum Gypsum 57 Tri mẫu NB Rhizoma Anemarrhae Anemarrhna asphodeloides Liliaceae 8. Nhóm thanh nhiệt táo thấp 58 Hoàng bá N Cortex Phellodendri amurensis Phellodendron amurense Georg, Rutaceae 59 Hoàng cầm B Radix Scutellariae Scutellaria baicalensis Georg. Lamiaceae 60 Hoàng liên NB Rhizoma Coptidis Coptis sinensis Franch, C.teeta Wall, Ranunculaceae 61 Long đởm thảo B Radix Gentianae Gentiana scabra Bunge, Gentianaceae 62 Nha đam tử N Fructus Bruceae Brueae javanica Merr, Simarubaceae 63 Nhân trần N Herba Adenosmatis glutinosi Adrenosma glutinousm (L) Druce, Scrophulariaceae 64 Thổ hoàng liên NB Rhizoma Thalictri Thalictrum foliolosum D.C.Ranunculaceae 9. Nhóm thanh nhiệt lương huyết 65 Bạch mao căn N Rhizoma Imperatae Imperata cylindrical P.Beauv var. major Hubb, Poaceae 66 Huyền sâm N Radix Serophulariae Serophulari buege riana Miq. S.ningponesis hemsb, Serophuliaceae 67 Mẫu đơn bì NB Cortex Paeoniae suffruticosae Paeoniae suffruticosa Andr. Ranunculaceae 68 Sâm đại hành N Bulbus Eleutherinis subbaphyllae Elleutheline subaphylla Gagnep, Iridaceae 69 Sinh địa NB Radix Rehmanniae 70 Xích thược B Radix Paeoniae weitchii 10. Nhóm thuốc trừ đàm 71 Bạch giới tử N Semem sinapis albae 72 Bạch phụ tử B Radix Typhonii gigantei 73 Bán hạn NB Rhizoma Typhonii trilobati 74 Qua lâu nhân NB Semem Trichosanthis Trichosanthes kirilowii Maxim, Curcubitaceae 75 Thổ bối mẫu B 76 Xuyên bối mẫu B 11. Nhóm thuốc chỉ ho bình suyễn 77 Bách bộ N 78 Cát cánh B 79 Hạnh nhân B 80 Kha tử B 81 Khoản đông hoa B 82 Tang bạch bì N 83 Tiền hồ B 84 Tô tử N 85 Tử uyển B 12. Nhóm thuốc bình can tức phong 86 Câu đằng N 87 Bạch tật lê B 88 Thiên ma B 13. Nhóm thuốc an thần 3. Quy định sử dụng danh mục thuốc thiết yếu: 3.1. Nguyên tắc lựa chọn thuốc thiết yếu: - Đảm bảo có hiệu lực, hợp lý, an toàn. - Phải có sẵn với số lượng đầy đủ, có dạng bào chế phù hợp với điều kiện bảo quản, cung ứng, sử dụng. - Phù hợp với mô hình bệnh tật, phương tiện kỹ thuật, trình độ cán bộ chuyên môn của tuyến sử dụng. - Đa số là đơn chất, nếu là đa chất thì phải chứng minh được sự kết hợp có lợi hơn khi dùng từng thành phần thuốc riêng rẽ cả về tác dụng cũng như an toàn. Nếu có đủ hai hay nhiều thuốc tương tự nhau thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá đầy đủ về hiệu lực, độ an toàn, chất lượng, giá cả, khả năng cung ứng. - Giá cả hợp lý. 3.2. Phạm vi áp dụng của Danh mục thuốc thiết yếu 3.2.1. Danh mục thuốc tân dược Dựa trên danh mục thuốc thiết yếu ban hành kèm theo quyết định này, các cơ sở y tế xây dựng danh mục thuốc thiết yếu sử dụng trong đơn vị mình. - Đối với các bệnh viện chuyên khoa (bệnh viện K, nội tiết, bảo vệ bà mẹ và trẻ em), các Viện nghiên cứu có giường bệnh: Hội đồng thuốc và điều trị trên cơ sở các thuốc thiết yếu tuyến A và chuyên khoa và lựa chọn TTY cho phù hợp với đơn vị mình. Danh mục đó phải được Vụ điều trị - Bộ Y tế phê chuẩn. - Đối với bệnh viện đa khoa TW, đa khoa tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hội đồng thuốc và điều trị trên cơ sở thuốc thiết yếu tuyến A xây dựng danh mục thuốc thiết yếu cho bệnh viện mình. Danh mục đó phải được Vụ điều trị - Bộ Y tế (các bệnh viện trực thuộc trung ương) hay Sở Y tế (các bệnh viện tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) phê chuẩn. - Đối với các Trung tâm y tế, các cơ sở điều trị tuyến huyện: Hội đồng thuốc và điều trị trên cơ sở các TTY tuyến B, ngoài ra tùy theo mô hình bệnh tật, điều kiện kinh tế xã hội, trang thiết bị kỹ thuật và trình độ chuyên môn của cán bộ Y tế có thể thêm một số thuốc trong danh mục tuyến A mà tuyến B không có để lựa chọn danh mục TTY sử dụng thống nhất cho các Trung tâm y tế của địa phương. Danh mục đó phải được Sở Y tế phê chuẩn. - Đối với các Trạm y tế, các cơ sở y tế tuyến xã: Giám đốc trung tâm y tế trên cơ sở các TTY tuyến C, ngoài ra với các trạm y tế có các bác sỹ tùy theo mô hình bệnh tật, điều kiện kinh tế xã hội, trang thiết bị kỹ thuật có thể thêm một số thuốc trong danh mục tuyến B mà tuyến C không có để lựa chọn danh mục thuốc thiết yếu sử dụng cho các cơ sở y tế tuyến xã của địa phương. Danh mục đó phải được Sở Y tế phê chuẩn. * Một số chú ý khi vận dụng danh mục TTY tân dược: - Có thể lựa chọn các thuốc cùng có tác dụng như thuốc đưa ra trong danh mục để thay thế. - Các thuốc chữa bệnh lao, thuốc điều trị bệnh sốt rét, việc sử dụng phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị chuẩn phòng lao, chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt rét. - Các thuốc vaccin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng, việc quản lý, sử dụng, phân phối, bảo quản theo các quy định, hướng dẫn của chương trình quốc gia tiêm chủng mở rộng. - Các thuốc hạn chế sử dụng là các thuốc được chỉ dẫn bởi ký hiệu (*) được coi là các thuốc dự trữ, được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt: các khoa chuyên sâu, trường hợp các thuốc khác cùng nhóm không có hiệu quả trong điều trị. 3.2.2. Danh mục TTY y học cổ truyền - Danh mục thuốc chế phẩm và vị thuốc: Dùng cho các cơ sở khám chữa bệnh của y học cổ truyền: bệnh viện y học cổ truyền, Viện y học cổ truyền, Khoa y học cổ truyền của các bệnh viện, phòng chẩn trị y học cổ truyền và các cơ sở kinh doanh đông dược (cả nhà nước và tư nhân). Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, ngoài các vị TTY trong danh mục, trong những trường hợp cần thiết vẫn có thể gia thêm các vị thuốc khác cho phù hợp với các yêu cầu điều trị. - Danh mục các cây thuốc nam: áp dụng trồng ở các vườn thuốc nam của trạm y tế xã, bệnh viện y học cổ truyền các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, các viện y học cổ truyền, các trường đại học y, dược, các học viện Đây là danh mục những cây thuốc nam chủ yếu, có tính định hướng. Các địa phương căn cứ vào danh mục trên và căn cứ vào đặc điểm cây thuốc đặc thù của mỗi vùng có thể gia giảm để trồng cho phù hợp. 4. Những việc cần để đạt được mục đích của chương trình thuốc thiết yếu Ngành Y tế cần tập trung giải quyết tốt một số việc sau: 4.1. Lựa chọn thuốc tốt cần thiết và thuốc chủ yếu phù hợp với điều kiện thực tế (mô hình bệnh tật, ngân sách được cấp,) ở từng địa phương và tuyến cơ sở. 4.2. Tổ chức việc sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối, tồn trữ các loại thuốc thiết yếu đáp ứng cho nhu cầu của các tuyến y tế từ TW đến địa phương. 4.3. Đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 4.4. Phát triển trồng trọt và sử dụng thuốc từ dược liệu trong nước. 4.5. Tổ chức các hình thức thông tin tuyên truyền về thuốc trong nhân dân, đổi mới chương trình đào tạo cho đội ngũ cán bộ Y tế nhất là tuyến y tế cơ sở. Bài 20 công tá hợp lý, an toàn về thuốc Mục tiêu bài học Sau khi học xong, học sinh có khả năng 1. Trình bày được nội dung công tác an toàn hợp lý thuốc và các biện pháp để thực hiện công tác an toàn thuốc. 2. Xây dựng tinh thần trách nhiệm, làm tốt công tác hợp lý an toàn về thuốc trong quá trình hành nghề dược Nội dung 1. Mục đích của công tác hợp lý an toàn về thuốc (CTHLATT): Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Dùng thuốc không đúng, chất lượng thuốc không tốt có thể gây ra tai nạn ngộ độc, gây quái thai, hoặc gây nghiện làm rối loạn trật tự an toàn xã hội. Vì thế ngành Y tế nói chung, Ngành dược nói riêng phải làm tốt CTHLATT thì mới đảm bảo phục vụ tốt công tác phòng chữa bệnh của Ngành Y tế mà Đảng, Nhà nước giao cho. Mục đích của CTHLATT: 1.1. Không ngừng nâng cao chất lượng về thuốc, phục vụ công tác phòng chữa bệnh và hạn chế đến mức thấp nhấp những rủi ro do dùng thuốc gây ra. 1.2. Quản lý tốt tài sản của Nhà nước, sử dụng một cách có hiệu quả và kiểm tra nhất. 1.3. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của thầy thuốc "Lương y như từ mẫu". 2. Nội dung và tiêu chuẩn hợp lý, an toàn về thuốc (HLATT): 2.1. HLATT trong pha chế, sản xuất: 2.1.1. Nội dung: - Đảm bảo cơ cấu mặt hàng hợp lý nhất là những mặt hàng chủ yếu với số lượng hợp lý. - Sử dụng nguyên liệu một cách hợp lý tránh thiệt hại, gây lãng phí, thiệt hại về kinh tế, nhưng cũng tránh giảm mức nguyên liệu không hợp lý làm ảnh hưởng tới chất lượng thuốc. - Quản lý tốt tài sản, không để xảy ra nhầm lẫn, mất mát. - An toàn cho người sản xuất 2.1.2. Tiêu chuẩn - Thực hiện đúng chế độ chống nhầm lẫn trong pha chế - Thực hiện tốt chế độ vệ sinh vô khuẩn trong pha chế - Xây dựng và thực hiện đúng quy trình đã duyệt 2.2. Hợp lý an toàn trong phân phối, bảo quản thuốc 2.2.1. Nội dung - Đúng yêu cầu về mặt hàng, đảm bảo chất lượng tốt, đủ về số lượng, phù hợp với từng đối tượng, từng tuyến điều trị. - Tổ chức đưa thuốc tới tận người bệnh với giá cả hợp lý. 2.2.2. Tiêu chuẩn - Trong cấp phát: + Thực hiện chế độ chống nhầm lẫn trong cấp phát (chế độ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu). + Thực hiện đúng quy chế thuốc độc: người giữ đúng, tủ kho đúng, đơn phiếu sổ sách đúng. + Thực hiện đúng quy chế nhãn thuốc: đúng hình thức, đủ nội dung, trình bày đẹp. - Trong bảo quản: + Xây dựng kho tàng đúng quy cách + Sắp xếp thuốc men, y dụng cụ đúng quy định để dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. + Thực hiện 5 chống: ã Chống ẩm mốc ã Chống mối mọt, sâu bọ ã Chống cháy nổ ã Chống hỏng vỡ ã Chống quá hạn dùng 2.3. Hợp lý an toàn trong sử dụng: - Dùng đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh - Dùng đúng dạng, đúng liều, đúng cách - Dùng thuốc an toàn, hiệu quả và kinh tế 3. Biện pháp thực hiện 3.1. Tuyên truyền cho mọi cán bộ trong Ngành y tế đều thấy rõ tầm quan trọng của công tác hợp lý, an toàn về thuốc. 3.2. Lấy việc chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ, chức trách, quy chế, chế độ, định mức tiêu chuẩn làm cơ sở thống nhất để đảm bảo hợp lý, an toàn. 3.3. Nâng cao trình độ hiểu biết kỹ thuật nghiệp vụ để đạt hợp lý, an toàn ngày càng cao 3.4. Giải quyết phương tiện kỹ thuật cần thiết trong phạm vi khả năng của đơn vị mình. 3.5. Xây dựng đơn vị an toàn về dược - Xây dựng các nội quy, quy định cụ thể về công tác quản lý dược - Hướng dẫn các bộ phận thực hiện tốt các quy chế, chế độ chuyên môn. - Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, chấn chỉnh các thiếu sót, trong toàn đơn vị. 3.6. Giáo dục toàn dân ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ sức khỏe của chính mình bằng cách sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. 4. Chương trình quản lý thuốc trong giai đoạn hiện nay (Sơ đồ) Bài 21 công tác chống nhầm lẫn trong ngành dược Mục tiêu bài học Sau khi học xong, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được các nguyên nhân gây ra nhầm lẫn và các biện pháp chung chống nhầm lẫn. 2. Có thái độ nhận thức đúng về công tác chống nhầm lẫn trong quá trình học tập và hành nghề. Nội dung chính 1. ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác chống nhầm lẫn trong ngành dược 1.1.Chống nhầm lẫn trong ngành dược gọi tắt là chống nhầm lẫn (CNL): là một công tác có tầm quan trọng đặc biệt vì nó gắn liền với tính mạng bệnh nhân và tài sản Nhà nước. Các trường hợp xảy ra ngộ độc, chết người do nhầm lẫn thuốc chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với chất lượng thuốc kém gây ra. Thuốc chất lượng tốt nhưng dùng nhầm lẫn vẫn có thể gây tác hại nghiêm trọng. 1.2. Chống nhầm lẫn là biện pháp tích cực nhất để đảm bảo an toàn cho người dùng, thể hiện phương châm phòng bệnh là chính,thể hiện đạo đức và tinh thần trách nhiệm của người cán bộ Y tế Việt Nam. 1.3. Chống nhầm lẫn góp phần ngăn chặn lãng phí tài sản Nhà nước 1.4. Chống nhầm lẫn phải thực hiện ở tất cả các khâu (cả Y và Dược), phải thực hiện liên tục , chỉ cần một khâu sơ suất (nhất là khâu cuối cùng) thì dù các khâu khác làm tốt cũng vẫn có thể gây tác hại. Vì thế, chống nhầm lẫn là một công tác trọng tâm của ngành dược. 2. Các hiện tượng nhầm lẫn (HTNL): Có nhiều HTNL và những HTNL có thể xảy ra ở mọi khâu (thu mua, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán hàng, sử dụng, bảo quản, tồn trữ). Có thể phân loại HTNL ra các loại như sau: 2.1. Nhầm lẫn về số lượng: 2.1.1. Tính toán công thức sai: ghi chép công thức sai, nhầm lẫn giá thuốc, tính nhầm tiền. Ví dụ: Đơn thuốc ghi M.f.pul.D.t.đ.No.3 (đóng những liều lượng như thế, số 3)nhầm chia làm 3 gói. 2.1.2. Cùng một loại thuốc nhưng nhầm lẫn về nồng độ, hàm lượng, số lượng đóng gói. 2.1.3. Nhầm lẫn đơn vị đo lường: Ví dụ: Nhầm giọt với gam nếu hiểu sai khi viết tắt thể tích chất lỏng lấy bằng ống tiêm đếm giọt chuẩn là g. Khi cân đọc sau khối lượng của quả cân với khối lượng thuốc cần lấy. 2.1.4. Nhầm lẫn về liều lượng Ví dụ: Liều người lớn và liều cho trẻ em, liều một ngày với liều một lần, liều tối đa với liều thường dùng, liều lượng thuốc ở các dạng thuốc khác nhau nhưng có hình thức giống nhau. 2.2. Nhầm lẫn về chất lượng: 2.2.1. Thuốc có hình thức hoặc nhãn thuốc gần giống nhau Ví dụ: Nhầm cồn Ido 5% với thuốc nhỏ mắt Argyrol, thuốc tiêm atropin sulfat 0,25 mg/ml với thuốc tiêm adrenalin 1 mg/ml. 2.2.2. Dán nhãn nhầm: Nhãn thuốc này dán sang thuốc khác, đồ bao gói cũ chưa bọc nhãn đã dùng để chứa thuốc khác. 2.2.3. Nhầm thuốc đạt tiêu chuẩn với thuốc chưa đạt tiêu chuẩn Ví dụ: Nhầm thuốc dùng để pha chế thuốc viên Thiamin mononitrat dùng để pha thuốc tiêm Vitamin B1 25mg/2ml. 2.2.4. Nhầm lẫn các thuốc có tên gần giống nhau và thuốc cùng hoạt chất, hình thức giống nhau nhưng dạng bào chế khác nhau. Ví dụ: Clorocid và Coloxid. 2.3. Nhầm lẫn về đối tượng sử dụng và cách sử dụng: 2.3.1. Nhầm lẫn về đối tượng sử dụng: Thuốc người lớn dùng cho trẻ em (Siro Benzo), thuốc này giao cho người khác (pha chế theo đơn nhiều công thức khác nhau). 2.3.2. Nhầm lẫn về cách sử dụng Ví dụ: Thuốc tiêm Calci clorid 10% IV ống 2ml dùng tiêm bắp. 3. Nguyên nhân gây ra nhầm lẫn: Các HTNL rất đa dạng, việc xác định nguyên nhân gây nhầm lẫn là hết sức cần thiết và quan trọng vì nó là cơ sở để rút kinh nghiệm và tìm biện pháp thực hiện chống nhầm lẫn được tốt hơn. Thường gặp các nguyên nhân nhầm lẫn thuốc sau: 3.1. Do nhận thức chưa đầy đủ: Chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác chống nhầm lẫn thuốc nên thiếu kế hoạch và biện pháp chống nhầm lẫn. 3.2. Do tinh thần trách nhiệm Trách nhiệm chưa tốt, tác phong cẩu thả, thiếu thận trọng, chủ quan. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp nhầm lẫn thuốc nhất (nguyên nhân chính). Ví dụ: Đọc đơn, phiếu thuốc qua loa đại khái dẫn đến phát nhầm, tiêm thuốc nhầm, cân, đong, pha trộn sai. 3.3. Do ý thức tổ chức kỷ luật: Không chấp hành quy chế, chế độ chuyên môn. Ví dụ: Nhãn thuốc không rõ ràng gây ra nhầm lẫn thuốc, dán nhầm nhãn. Bán hàng không thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu đã bán nhầm thuốc này sang thuốc kia. 3.4. Do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn thấp 3.4.1. Hiểu nhầm thuốc này sang thuốc kia (các thuốc có tên gần giống nhau hoặc dạng bào chế khác nhau nhưng hình thức giống nhau). 3.4.2. Dùng sai do không hiểu biết: Thuốc dùng cho trường hợp cần chống chỉ định: aspirin cho người viêm loét dạ dày, ruột tá. 3.5.Một số nguyên nhân khác: - Điều kiện làm việc chật hẹp, thiếu khoa học, phân công trách nhiệm không rõ ràng. -Tài liệu không đúng hoặc sử dụng sai 4. Các biện pháp chống nhầm lẫn: 4.1. Nâng cao tinh thần trách nhiệm - Cán bộ chuyên môn phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt chống nhầm lẫn thuốc ở tất cả các khâu. - Phải xây dựng nội quy, quy tắc chống nhầm lẫn thuốc ở tất cả các khâu - Phân công trách nhiệm rõ ràng, khâu trước phải có trách nhiệm tìm mọi cách để khâu sau tránh nhầm lẫn (ví dụ: kê đơn đúng quy chế, đóng gói thống nhất, nhãn rõ ràng), khâu sau phải có trách nhiệm kiểm tra phát hiện nhầm lẫn của khâu trước (kiểm tra đơn phiếu, kiểm tra nhãn, kiểm tra chất lượng thuốc). 4.2. Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, chế độ chuyên môn: - Cán bộ chuyên môn phải có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh quy chế, chế độ chuyên môn (nhất là chế độ chống nhầm lẫn thuốc). Ví dụ: Thực hiện chế độ "3 kiểm tra, 3 đối chiếu" trong cấp phát bán hàng - 3 kiểm tra bao gồm: + Kiểm tra đơn phiếu có đầy đủ, đúng thể thức không + Kiểm tra nhãn trên chai, lọ, hộp thuốc xem cách dùng có đúng không + Kiểm tra chất lượng thuốc bằng cảm quan xem có tốt không, có nghi ngờ gì không. - 3 đối chiếu bao gồm: + Đối chiếu tên thuốc trên đơn phiếu với nhãn thuốc. + Đối chiếu về nồng độ, hàm lượng trên đơn phiếu với nhãn thuốc. + Đối chiếu số lượng, số khoản thuốc ghi trên đơn phiếu với số thuốc chuẩn bị giao. 4.3. Vai trò của thủ trưởng đơn vị Thủ trưởng đơn vị phải phát huy tích cực vai trò của mình để thực hiện tốt công tác chống nhầm lẫn thuốc: - Tạo điều kiện cho cán bộ chuyên môn làm tốt công tác chuyên môn. - Động viên khen thưởng kịp thời những đơn vị, cá nhân làm tốt công tác chống nhầm lẫn thuốc đồng thời kiên quyết xử lý kịp thời các vụ việc gây ra nguyên liệu thuốc có tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ chống nhầm lẫn thuốc trong toàn đơn vị. 4.4. Bồi dưỡng chính trị chuyên môn: Cán bộ chuyên môn tùy theo công tác mà bồi dưỡng từng mặt hay toàn diện, tổ chức học tập thường xuyên về nghiệp vụ, nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề theo yêu cầu công tác tại cơ sở hoặc gửi đi các trường đào tạo toàn diện. 4.5. Thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc đúng quy định: Đối với nhân dân cần phải hướng dẫn tuyên truyền về cách sử dụng và bảo quản thuốc (nhất là các thuốc cần phải quản lý theo chế độ riêng biệt) giúp họ sử dụng thuốc đúng, đạt hiệu quả phòng chữa bệnh, tránh tai nạn do dùng thuốc gây ra. 4.6. Thống kê phải đầy đủ, thông báo kịp thời các trường hợp nhầm lẫn, phân tích nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm để chấn chỉnh kịp thời. Bài 22 quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ Mục tiêu bài học 1. Trình bày được quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ 2. Chấp hành nghiêm túc quy chế trên trong quá trình học, hành nghề dược. Nội dung 1. Mục đích của việc ban hành quy chế: Để nâng cao và thống nhất công tác bảo quản trong các kho thuốc, hóa chất, y cụ (gọi tắt là kho thuốc) của các đơn vị cơ sở trong toàn ngành y tế, việc ban hành Quy chế bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ nhằm: - Đảm bảo chất lượng, chống nhầm lẫn - Phục vụ tốt nhu cầu phòng, chữa bệnh - Giảm tỷ lệ hư hao 2. Những quy định chung về kho thuốc: 2.1. Địa điểm của kho thuốc: - Phải cao ráo, thoáng, kho để chất dễ cháy phải xa các kho khác và nhà ở. - Thuận tiện cho công tác xuất, nhập, vận chuyển và bảo vệ - Đảm bảo vệ sinh, xa nơi nhiễm khuẩn 2.2. Thiết kế phải đảm bảo các yêu cầu về: - Chống nóng, ẩm - Chống mối mọt, chuột - Chống bão lụt - Chống nổ - Phải thông thoáng - Phải an toàn 2.3. Phải thi hành đầy đủ các nguyên tắc, chế độ kế toán của Nhà nước và các quy định của Bộ Y tế về chuyên môn. 2.4. Phải có nội quy, phương tiện bảo vệ để đảm bảo an toàn tài sản theo quy định chung của Nhà nước. 2.5. Phải trang bị các phương tiện cần thiết để bảo quản, vận chuyển thuốc hóa chất, y cụ trong kho do Bộ Y tế quy định. 2.6. Phải có nội dung và trang bị đầy đủ các phương tiện phòng và chữa cháy. 2.7. Phải trang bị các phương tiện bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho CBNV và nhân dân quanh khu vực kho. 2.8. Tiêu chuẩn người làm việc ở kho thuốc: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. - Có trình độ chuyên môn để đảm bảo tốt công việc được giao. - Trưởng kho thuốc phải là dược sỹ đại học hoặc dược sỹ trung học đối với kho thuốc của các Công ty. Đối với các kho thuốc bệnh viện, xí nghiệp dược phẩm, hiệu thuốc nếu chưa có dược sỹ thì tạm thời cử dược tá nhưng phải nhanh chóng bố trí dược sỹ phụ trách. - Thủ kho tối thiểu phải là dược tá - Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần thiết,không bố trí người có bệnh truyền nhiễm làm việc tại các khâu chưa bao kín. 3. Nguyên tắc sắp xếp, bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ: 3.1. Nguyên tắc sắp xếp: 3.1.1. Nguyên tắc sắp xếp chung Thuốc hóa chất, bông băng, y cụ phải có kho riêng khu vực riêng trong kho để đảm bảo theo yêu cầu và tính chất bảo quản từng loại. - Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, thuốc độc A,B. - Thuốc, hóa chất yêu cầu bảo quản đặc biệt như: hóa chất độc, thuốc, hóa chất dễ cháy nổ, ăn mòn, hút ẩm, thuốc, hóa chất cần bảo quản ở nhiệt độ thấp, cần tránh ánh sáng. - Thuốc, hóa chất bảo quản ở điều kiện thông thường như: nguyên liệu, hóa chất. - Dược liệu có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật. - Bông băng, y cụ (kim khí, cao su, thủy tinh). 3.1.2. Nguyên tắc sắp xếp cụ thể: Thuốc, hóa chất, bông băng, y cụ trong điều kiện bảo quản như trên sắp xếp trong kho theo yêu cầu sau: - Phải đảm bảo chống ẩm, mối, mọt, không ảnh hưởng đến việc thông hơi; thoáng gió, phải xếp hàng trên kệ, bục, giá, cách tường và trần. - Thuận tiện cho việc kiểm tra, vận chuyển, cấp phát đảm bảo chắc chắn, an toàn lao động. - Mỗi loại thuốc sắp xếp theo dạng thuốc (tiêm, viên, bột, dầu mỡ, nước). Mỗi dạng thuốc xếp theo thứ tự vần A, B, C hoặc theo mã riêng. Dược liệu sắp xếp theo nguồn gốc động vật, thực vật và khoáng vật. - Phải đảm bảo cấp phát hợp lý, từng thứ thuốc xếp theo thứ tự hạn dùng, thời gian sản xuất hoặc lô sản xuất. - Mỗi thứ thuốc chỉ xếp một chỗ trong kho. Kho thuốc phải có sơ đồ sắp xếp. 3.2. Nguyên tắc bảo quản thuốc: 3.2.1. Nguyên tắc chung: - Phải theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong kho thuốc và có biện pháp phòng chống nóng, ẩm kịp thời. + Kho thuốc phải có nhiệt kế, ẩm kế ở những nơi cần thiết và ghi chép số liệu hàng ngày để có kế hoạch phòng nóng, ẩm. + Sử dụng các chất hút ẩm cần thiết. + áp dụng phương pháp thông hơi thoáng gió tự nhiên hoặc bằng phương pháp cơ điện, máy hút ẩm, máy điều hóa nhiệt độ tủ lạnh. - Phải tránh tác động của ánh sáng, đặc biệt là các thuốc bị ánh sáng làm hỏng cần phải có biện pháp ngăn cản ánh sáng. + Kho chứa thuốc này phải dùng màu đen che hoặc đóng kín cửa. + Từng thứ thuốc phải đựng trong chai, lọ màu thích hợp hoặc bọc giấy đen. + Thuốc, hóa chất, y cụ phải được kiểm soát, kiểm nghiệm khi xuất nhập, định kỳ kiểm tra chất lượng và theo dõi hạn dùng nếu có. - Kho thuốc phải sạch sẽ, bố trí nơi giao nhận riêng không có mọt, sâu bọ, chuột, nếu có phải tìm biện pháp tiêu diệt. + Có nơi riêng (xa kho thuốc) để xử lý hàng mối mọt, sâu bọ, hàng kém phẩm chất. + Cấm mang thức ăn vào kho. + Có chế độ vệ sinh khu vực kho, nơi làm việc, các phương tiện, dụng cụ, bao bì đóng gói và bản thân cán bộ công nhân viên kho. - Thuốc, hóa chất, y cụ phải có bao bì đóng gói. Bao bì đóng gói phải: + Đáp ứng yêu cầu từng loại sạch sẽ, thuận tiện cho việc vận chuyển. + Bao bì thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải đúng quy định theo quy chế quản lý riêng. + Không dùng lẫn bao bì đóng gói của loại thuốc này cho loại thuốc khác, nhất là loại có tính chất tương kỵ và độc. - Thuốc và y cụ phải có nhãn quy chế. Các thuốc cần hướng dẫn bảo quản phải có thêm nhãn hiệu hướng dẫn kèm theo. - Thuốc độc, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần phải bảo quản theo đúng quy chế quản lý riêng cho các loại thuốc này. - Thuốc kém phẩm chất, mất phẩm chất phải để riêng, có bảng ghi: "Hàng kém phẩm chất, mất phẩm chất chờ xử lý" và xử lý theo kết quả kiểm nghiệm phân loại chất lượng. Khi xử lý phải lập hội đồng xử lý đúng quy định. Trong khi chờ xử lý cần bảo quản như khi thuốc còn tốt. 3.2.2. Nguyên tắc cụ thể bảo quản thuốc, hóa chất, y cụ: - Thuốc, hóa chất bảo quản ở điều kiện thông thường: + Phải bảo quản theo đúng tính chất và yêu cầu riêng của từng loại. + Tránh ẩm mốc cho thuốc viên, tránh chảy dính cho các viên nang, viên bao đường. + Thường xuyên theo dõi các hiện tượng biến chất, đổi màu, vẩn đục, huỳnh quang đối với thuốc tiêm. - Dược liệu phải được đóng gói và có biện pháp bảo quản thích hợp đối với từng loại: + Để nơi khô ráo, thoáng. + Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng quy định có định kỳ kiểm tra để có biện pháp phơi, sấy. + Chống hư hỏng, sâu mọt, mốc. + Định kỳ chuyển đảo dược liệu trong kho. - Thuốc, hóa chất có yêu cầu bảo quản đặc biệt. + Hóa chất độc dùng cho công tác vệ sinh phòng dịch (diệt, ruồi, mối, côn trùng, chuột) và hóa nghiệm phải bảo quản trong kho riêng xa kho thuốc khác. + Nếu lượng ít để ở tủ riêng, ngăn riêng hoặc khu vực riêng tách biệt với thuốc dùng cho người. + Bao bì đóng gói thật bảo đảm, nút kín, xi sáp kỹ. Đồ bao gói sau khi dùng hết phải hủy hoặc rửa riêng sạch sẽ, nếu chưa kịp hủy hoặc rửa thì phải bảo quản trong kho. + Dự trữ, giao nhận, đóng gói phải chấp hành như quy chế thuốc độc. - Thuốc, hóa chất dễ cháy. + Phải bảo quản trong kho riêng được thiết kế thích hợp, xa kho thuốc khác và nhà ở. + Đồ bao gói phải thật đảm bảo, nút kín, xi sáp kỹ. + Cấm mang lửa, nguồn gây lửa gần kho chứa chất dễ cháy. Phải có biển ghi chữ "cấm lửa" màu đỏ trên nền trắng. + Phải dùng hệ thống dây điện ngầm, cầu chì và công tắc điện phải để phía ngoài kho. + Cấm để chung thuốc, hóa chất dễ cháy với các chất dễ cháy khác. - Thuốc, hóa chất dễ nổ. + Phải bảo quản trong kho riêng được thiết kế thích hợp xa kho thuốc khác và nhà ở. + Các bình khí phải bảo quản theo các quy định riêng và chú ý các điểm sau: ã Tránh và chạm gây hư hỏng bình và gây nên áp lực mạnh làm nổ bình. ã Không được tự ý sửa chữa, tháo lắp, thêm bớt, thay đổi màu sắc bình và các bộ phận kèm theo. ã Các bình không cũng được bảo quản trong kho nổ. - Các chất ăn mòn: + Bảo quản riêng trong các đồ bao gói thích hợp và phải theo đúng các quy định về bảo hộ lao động. + Bình, chai, lọ đựng phải chắc chắn, nút kín và được gắn chặt vào bình. + Nhãn phải có một lớp paraffin tráng ngoài đảm bảo không bị chất ăn mòn làm hỏng. + Khi ra lẻ đóng gói, vận chuyển phải dùng thiết bị bảo hộ lao động và thực hiện đúng quy định phòng hộ lao động. - Thuốc cần phải bảo quản riêng ở nhiệt độ thích hợp: + Nhiệt độ thích hợp nói chung là 250C. + Vaccin, huyết thanh dạng nước yêu cầu nhiệt độ lạnh. + Kháng sinh các loại nóí chung bảo quản ở nhiệt độ mát (150C - 250C) - Thuốc, hóa chất dễ hút ẩm, chảy nước: + Phải bảo quản trong đồ bao gói kín có chất hút ẩm kèm theo + Định kỳ thay thế chất hút ẩm, kiểm tra đồ bao gói. + Phải để nơi khô ráo. - Bông, băng gạc, chỉ khâu, đồ bằng vải da. + Phải bảo quản trong kho thoáng, khô ráo tránh ẩm mốc, + Các loại đã tiệt trùng phải giữ gìn tốt đồ bao gói. + Phải chống mối, chuột, gián, chân tường, giá kệ định kỳ phun thuốc sát trùng. - Dụng cụ kim khí: + Phải bảo quản trong điều kiện khô, mát, độ ẩm thích hợp (dưới 80%) + Dụng cụ kim khí mạ phải có biện pháp chống gỉ (bôi dầu paraffin, vaselin). + Không để chung với các dụng cụ cao su, chất ăn mòn. - Dụng cụ cao su: + Phải bảo quản nơi ở mát, tránh ánh sáng, nóng, nắng, luồng gió, nơi có nhiệt độ ít thay đổi. + Phải chống dính (xoa bột talc). + Tránh gập gẫy các loại ống cao su. + Không để chung với các acid, dầu, dung môi hữu cơ. - Dụng cụ thủy tinh: + Phải bảo quản nơi khô, tránh va chạm gây nứt vỡ + Nếu xếp chồng thì phải có giấy lót giữa hai cái. + Dụng cụ có nút, vòi, khóa mà phải tránh để lẫn lộn - Dụng cụ bằng chất dẻo + Bảo quản ở nơi mát, nhiệt độ ít thay đổi để tránh thay đổi hình thù, đồ cứng, bị giòn. + Phải đề phòng cháy. + Phim ảnh phải tránh ẩm mốc, ánh sáng và các chất làm hỏng phim - Dụng cụ tráng men. + Bảo quản tránh sây sát, va chạm làm bong hay lóc men. + Nếu có chỗ lóc men phải sơn lại ngay + Khi sắp xếp phải có lót giữa mỗi cái. 3.3. Bảo quản, quản lý thuốc có hạn dùng: - Khi nhận thuốc có hạn dùng phải kịp thời kiểm tra phẩm chất, hạn dùng của thuốc, có sổ theo dõi nhận xét và bảng theo dõi hạn dùng. - Phân phối, sử dụng theo thứ tự phẩm chất, thứ tự hạn dùng. - Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng, hạn dùng của thuốc. Những lô thuốc xét thấy không thể phân phối, sử dụng hết trước khi hết hạn dùng 3 tháng phải đưa thuốc đi kiểm nghiệm xin gia hạn (theo quy định về gia hạn dùng thuốc trong quy chế kiểm tra chất lượng thuốc). - Thuốc được gia hạn phải được dán tem gia hạn dùng trên mỗi hộp, chai, lọ, ống tiêm. + Nếu còn hiệu lực chữa bệnh trên 80% và đạt các tiêu chuẩn về độc tính, chí nhiệt độ, nhận xét cảm quan, không có hiện tượng nghi ngờ có thể gia hạn dùng. + Nếu hiệu lực chữa bệnh còn từ 60 - 80% và đạt các tiêu chuẩn khác ở trên thì tùy loại thuốc có thể chuyển hình thức sử dụng thích hợp với yêu cầu chất lượng (thuốc tiêm chuyển sang thuốc uống, thuốc uống chuyển sang thuốc dùng ngoài). + Nếu hiệu lực chữa bệnh còn thấp hơn 60% thì có thể hủy. + Trường hợp đã gia hạn một làn mà vẫn chưa phân phối, sử dụng hết thì đưa đi kiểm nghiệm lại và xử lý tùy theo kết quả kiểm nghiệm. + Khi quyết định xử lý cần hết sức thận trọng, có sự tính toán cụ thể về nhiều mặt cả về kinh tế lẫn kỹ thuật trên tinh thần đảm bảo an toàn và hiệu lực phòng và chữa bệnh đồng thời tiết kiệm tài sản của Nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV654.doc
Tài liệu liên quan