Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có nhiệm vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam. Nội dung bảo vệ này được Nhà nước ban hành cụ thể trong hiến pháp và pháp luật. Điều 44 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1972 ( có sửa đổi ) quy định “ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nghĩa vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định “ . Điều 1 luật nghĩa vụ quân sự đã chỉ rõ “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân, công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia phong trào xây dựng nền quốc phòng toàn dân “ . Điều 10 luật biên giới quốc gia cũng xác định “ Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”.
Để thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia mọi công dân cần phải:
- Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ luật Quốc Phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới quốc gia
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghjiax vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Sinh viên phải không ngừng nâng cao học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, thấy rõ được ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, xác định rõ vinh dự, trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 04/01/2022 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Đường lối quân sự - Bài 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của Đảng ta trong tình hình mới hiện nay có nhiều lĩnh vực và nội dung bảo vệ nên đã đặt ra tính chất, mức độ nặng nề và khó khăn hơn trước đây. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ chiến lược quan trọng, là nghĩa vụ vẻ vang của mọi cộng dân Việt Nam, vì vậy Nghị quyết ĐH XIII của Đảng đã đề ra phương hướng: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch”.
Xuất phát từ tình hình diễn biến hết sức mau lẹ, khó lường, phức tạp của thế giới, khu vực và trong nước, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đững trước cả những thời cơ, thuận lợi rất lớn, song cũng chịu sự tác động không nhỏ của những thách thức, khó khăn mới. Chính vì vậy, cần phải phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết của toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh tổng hợp, kết hợp hiệu quả sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại thì chúng ta mới hoàn thành được nhiệm vụ. Đặc biệt, cần không ngừng nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nhất là âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta.
Chính vì những lý do đó, Đảng ta luôn xác định Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong đó có nhiệm vụ: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo, biên giới quốc gia được coi là một nội dung đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay.
Và để làm rõ những vấn đề cơ bản này, hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu Bài 8: Xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới quốc gia trong tình hình mới.
I. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
1. Các khái niệm cơ bản
- Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, là một chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm. Nước ta có diện tích đất liền là 331689 km2 với 4550 km đường biên giới (tiếp giáp với Trung Quốc, Lào và Cămpuchia). Đây là nơi sinh sống chủ yếu của hơn 96 triệu người thuộc 54 dân tộc anh em.
- Quốc gia là một thực thể cấu thành bởi ba yếu tố: Dân cư - lãnh thổ - chính quyền có chủ quyền. Vì vậy một Quốc gia không có chủ quyền thì không thể tồn tại quốc gia theo đúng nghĩa của nó. Cho nên, khi nói đến quốc gia là nói đến chủ quyền quốc gia.
- Chủ quyền quốc gia gồm hai nội dung: Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong việc quan hệ quốc tế.
Điều đó có nghĩa là: Trong phạm vi lãnh thổ của mình, quốc gia có quyền tối cao về lập pháp và hành pháp, tư pháp; có quyền quyết định đối với mọi vấn đề kinh tế, chính trị, văn hóa của mình, các quốc gia khác không có quyền can thiệp. Mọi tổ chức, cá nhân cư trú trên lãnh thổ quốc gia phải tuân thủ pháp luật của quốc gia.
a) Khái niệm chủ quyền quốc gia
Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
b) Khái niệm lãnh thổ quốc gia
Là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia. Lãnh thổ một quốc gia thường được tạo lập bởi ba yếu tố:
- Vùng đất quốc gia: Vùng đất quốc gia là phần mặt đất và lòng đất của đất liền và quần đảo, đảo thuộc chủ quyền quốc gia.
Đất liền của một quốc gia được giới hạn bởi đường biên giới với các quốc gia kề bên, được hoạch định được các quốc gia có chung đường biên giới thống nhất, nhất trí và được quốc tế công nhận.
- Vùng nước quốc gia: Vùng nước của một quốc gia thường được tạo lập bởi hai yếu tố đó là vùng nước nội thủy và vùng biển (đối với quốc gia có vùng biển).
+ Vùng nước nội thủy của một quốc gia được tính từ đường cơ sở để xác định vùng biển trở vào.
+ Vùng biển của một quốc gia được tạo lập bởi ba vùng và có giới hạn nhất định theo luật biển của quốc tế. Để xác định vùng biển của một quốc gia, trước hết quốc gia đó phải có bờ biển, vùng biển và được tính từ đường cơ sở trở ra, không vượt quá 200 hải lý.
+ Đường cơ sở: Là mức nước thủy triều thấp nhất có thể được tính theo ngày, tháng hay mùa dùng để tính vùng biển của một quốc gia. Đường cơ sở có hai loại: Đường cơ sở thông thường dùng để tính vùng biển của một quốc gia có bờ biển phẳng. Đường cơ sở thẳng dùng để tính vùng biển cho một quốc gia có nhiều điểm lồi lõm
+ Vùng lãnh hải: Là vùng biển được tính từ đường cơ sở trở ra có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý.
+ Vùng tiếp giáp: Là vùng biển mở rộng được tính từ bìa ngoài của vùng lãnh hải trở ra hợp với vùng lãnh hải tạo thành vùng biển có độ rộng giới hạn không vượt quá 24 hải lý.
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Là một vùng biển hợp với vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp để tạo thành vùng biển của một quốc gia, vùng biển của một quốc gia được tính từ đường cơ sở trở ra không được vượt quá 200 hải lý.
- Vùng trời quốc gia: Là một khoảng không gia trên không được tính từ phần đất, phần biển của quốc gia đó trở lên theo đường vuông góc.
Trong thực tế, luật vùng trời của quốc tế không quy định cụ thể độ cao cho vùng trời của mỗi quốc gia, việc xác định độ cao vùng trời của mỗi quốc gia do quốc gia đó tự quyền quyết định.
2. Chủ quyền biển, đảo Việt Nam
a) Cách xác lập vùng biển Việt Nam
Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
b) Chủ quyền, quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam
- Luật biển việt nam (Luật số: 18/2012/QH13) Quy định...
- Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982) được 119 đoàn đại diện của các nước, trong đó có Việt Nam chính thức ký kết ngày 10-12-1982, tại Môn-tê-gô-bay của Gia-mai-ca và có hiệu lực từ ngày 16-11-1994. Sự ra đời của Công ước có ý nghĩa hết sức quan trọng, là cơ sở pháp lý quốc tế gốc có giá trị cao nhất mà các quốc gia tham gia ký kết phải có trách nhiệm ràng buộc và thực hiện toàn bộ các điều khoản. Công ước bao gồm 17 phần, 320 điều khoản và nhiều phụ lục, nghị quyết kèm theo; trong đó, có nội dung quy định chi tiết về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.
- Theo đó, chủ quyền là quyền làm chủ tuyệt đối của quốc gia độc lập đối với lãnh thổ của mình. Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi nội thủy và lãnh hải của quốc gia đó.
- Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió, v.v.
- Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Quyền chủ quyền có nguồn gốc từ chủ quyền lãnh thổ, trong khi quyền tài phán là hệ quả của quyền chủ quyền, có tác dụng hỗ trợ, tạo môi trường để thực hiện quyền chủ quyền được tốt hơn.
Và cũng theo Công ước Luật Biển năm 1982, các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải của mình, chủ quyền này cũng được mở rộng vùng trời ở bên trên đến vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển ở bên dưới các vùng biển đó.
Như vậy, đây là những quy định bắt buộc mà các quốc gia ký kết phải nghiên cứu, thực hiện nghiêm túc, nhằm tạo sự thống nhất, trật tự, giữ gìn an ninh, an toàn, tự do hàng hải chung trên biển; đồng thời, phải tôn trọng chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, không vì lợi ích kinh tế, lợi ích quốc gia mình mà bỏ qua lợi ích chung của khu vực, thế giới, vi phạm vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, lãnh hải của quốc gia khác đã được quy định trong Công ước, gây phức tạp tình hình an ninh trên biển. Các quốc gia cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện Công ước; kiên quyết đấu tranh với những tư tưởng bành trướng, cường quyền, hành vi vi phạm quy định của Công ước, thiếu tôn trọng, bỏ qua luật pháp quốc tế. Mọi vướng mắc, nảy sinh, phải cùng nhau đàm phán cả song phương và đa phương, giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, tạo sự thống nhất, đồng thuận. Không manh động, sử dụng bạo lực bởi điều đó sẽ không mạng lại lợi ích chung cho các bên.
3. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội đối ngoại và quốc phòng, an ninh nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng biển, vùng trời. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng, các biện pháp chống lại sự xâm phạm phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia bao gồm :
- Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đối ngoại và quốc phòng an ninh của đất nước
- Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt
- Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đấu tranh làm thất bại hoàn toàn mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam.
II. XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ BIÊN GIỚI QUỐC GIA
1. Biên giới quốc gia
a) Khái niệm biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia là ranh giới phân định hoặc giới hạn vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia.
b) Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia
Biên giới quốc gia được cấu thành bởi các bộ phận như: Biên giới trên bộ, biên giới trên biển, biên giới lòng đất và biên giới trên không.
- Biên giới quốc gia trên đất liền.
Là phân định lãnh thổ trên bề mặt đất liền của các vùng đất quốc gia. Trong thực tế biên giới quốc gia trên đất liền được xác định dựa vào các yếu tố địa hình. Biên giới quốc gia trên đất liền được xác lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia có lãnh thổ tiếp giáp với nhau và được thể hiện bằng các diều ước hoạch định biên giới giữa các quốc gia có liên quan. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4550Km được tiếp giáp với trung Quốc ở phía bắc, với Lào và Campuchia ở phía tây và phía đông giáp với biển đông
- Biên giới quốc gia trên biển.
Biên giới quốc gia trên biển là phân định lãnh thổ trên biển giữa các quốc gia có bờ biển liền kề hay đối diện nhau, là gianh giới phía ngoài của vùng lãnh hải, biên giới quốc gia trên biển của các quốc gia quần đảo là đường biên giới quốc gia phân định với biển cả, đối với các đảo của một quốc gia nằm ngoài vùng lãnh hải của quốc gia, biên giới quốc gia trên biển là đường gianh giới phía ngoài lãnh hải bao quanh đảo
- Biên giới quốc gia trên không.
Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các quốc gia liền kề hoặc vùng trời quốc tế được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đát liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời
- Biên giới quốc gia trong lòng đất.
Là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thủy và lãnh hải được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ bien giới quốc gia trên đát liền và trên biển kéo thẳng xuống lòng đất.
2. Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là thực hiện tổng thể các biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ tài nguyên, môi trường lợi ích quốc gia trong khu vực biên giới, giữu vững an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới
Xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia là một nội dung của bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, là một biện pháp hiệu quả chống lại sự xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Luật biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 xác định “ Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh và đối ngoại ”. Xây dựng và bảo vệ bao gồm các nội dung sau :
a) Ưu tiên đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về mọi mặt, có chính sách ưu tiên tạo điều kiện cho nhân dân khu vực biên giới định cư ổn định, phát triển kinh tế ổn định đời sống, điều chỉnh dân cư theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và củng cố quốc phòng an ninh khu vực biên giới
b) Tăng cường, mở rộng quan hệ đối ngoại các cấp trên khu vực biên giới, phát triển kinh tế đối ngoại, tăng cường hợp tác nhiều mặt nhằm xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị ổn định lâu dài với các nước láng giềng
c) Bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp của nhà nước chống lại sự phá hoại dưới mọi hình thức giữ gìn toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia
d) Bảo vệ tài nguyên môi trường, ngăn chặn, đấu tranh với mọi hành động phá hoại, hủy hoại gây ô nhiễm môi sinh môi trường khu vực biên giới
e) Giữ gìn an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành động chia rẽ đoàn kết dân tộc
f) Phối hợp với các nước bạn, đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại tình đoàn kết hữu nghị, trấn áp mọi hành động khủng bố, tội phạm xuyên bien giới quốc gia
KẾT LUẬN
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó có nhiệm vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam. Nội dung bảo vệ này được Nhà nước ban hành cụ thể trong hiến pháp và pháp luật. Điều 44 Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1972 ( có sửa đổi ) quy định “ Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Công dân phải làm đầy đủ nghĩa vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định “ . Điều 1 luật nghĩa vụ quân sự đã chỉ rõ “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của công dân, công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia phong trào xây dựng nền quốc phòng toàn dân “ . Điều 10 luật biên giới quốc gia cũng xác định “ Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý”.
Để thực hiện tốt trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia mọi công dân cần phải:
- Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, thực hiện đầy đủ luật Quốc Phòng, luật nghĩa vụ quân sự, luật biên giới quốc gia
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, làm tròn nghjiax vụ quân sự, thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao
- Sinh viên phải không ngừng nâng cao học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, thấy rõ được ý nghĩa thiêng liêng cao quý và bất khả xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, xác định rõ vinh dự, trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó nâng cao ý thức trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU, ÔN LUYỆN
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia?
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Biên giới quốc gia là gì? Nội dung xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia
Ngày tháng 5 năm 2021
NGƯỜI BIÊN SOẠN
GIẢNG VIÊN
Trung tá, ThS Phạm Văn San
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_duong_loi_quan_su_bai_8.doc