Giáo trình Giáo dục an ninh quốc phòng - Bài 1: Đội ngũ đơn vị

Đội hình trung đội ba hàng dọc Đội hình trung đội ba hàng dọc thực hiện thứ tự như sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng dọc tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành ba hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự: Phó trung đội trưởng và tiểu đội 1, tiểu đội 2 đứng bên trái tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng dọc (hình 1.10). – Điểm số: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội ba hàng ngang, chỉ khác là điểm số theo hàng dọc. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống ở đội hình trung đội một hàng dọc. – Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang. * Những điểm chú ý: Hình 1.9. Đội hình trung đội hai hàng dọc. Hình 1.10. Đội hình trung đội ba hàng dọc.+ Trước khi tập hợp, trung đội trưởng phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của đội hình. Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời. + Phải xác định vị trí, hướng tập hợp rồi đứng tại vị trí đã xác định hô khẩu lệnh, nếu vị trí tập hợp xa vị trí của trung đội thì trung đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở trung đội về vị trí tập hợp. Không được hô xong khẩu lệnh rồi mới chạy đến vị trí tập hợp, dù chỉ cách 2 – 3 bước. + Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, mẫu mực

pdf12 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục an ninh quốc phòng - Bài 1: Đội ngũ đơn vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ I. Đội hình tiểu đội 1. Đội hình tiểu đội hàng ngang a) Đội hình tiểu đội một hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, khám súng, giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành một hàng ngang tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội X thành một hàng ngang” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh. + Động tác: Tiểu đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp rồi quay về hướng các chiến sĩ, đứng nghiêm hô khẩu lệnh “Tiểu đội X” (Nếu có tiểu đội khác cùng học tập ở bên cạnh thì phải hô rõ phiên hiệu của tiểu đội mình). Ví dụ: “Tiểu đội 1”, nếu không có tiểu đội khác ở bên cạnh thì chỉ hô “Tiểu đội”, khi nghe hô “Tiểu đội” toàn tiểu đội quay về phía tiểu đội trưởng đứng nghiêm chờ lệnh. Khi tiểu đội đã sẵn sàng chờ lệnh, tiểu đội trưởng hô tiếp: “Thành một hàng ngang tập hợp”, rồi quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp. Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (nếu có súng phải xách súng hoặc mang súng theo qui định đối với từng loại súng) đứng về phía bên trái của tiểu đội trưởng thành một hàng ngang, giãn cách 70 cm (tính từ giữa hai gót chân của hai người đứng cạnh nhau) hoặc cách nhau khoảng 20 cm (tính từ khoảng cách hai cánh tay của hai người đứng cạnh nhau). Theo thứ tự từ phải sang trái: chiến sĩ số 1 (trung liên), số 2 (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu liên), số 5 (súng M79), số 6 (B40 hoặc B41), số 7, số 8 (tiểu liên) (hình 1.1). Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều lên phía trước chính giữa đội hình cách 3 – 5 bước, quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp. Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ. Chú ý: Muốn kiểm tra giãn cách, từng người nắm tay phải lại, chống vào thắt lưng (sườn bên phải) khi khuỷu tay của mình sát với cánh tay trái người đứng bên phải là được. Hình 1.1. Đội hình tiểu đội một hàng ngang. – Điểm số: + Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ theo thứ tự từ phải sang trái lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải kết hợp quay mặt sang trái 450, khi điểm số xong phải quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “HẾT”. Từng người trước khi điểm số của mình phải chuyển về tư thế đứng nghiêm, điểm số xong về tư thế đứng nghỉ. Khi điểm số, các chiến sĩ phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm. + Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn bên phải (trái)” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm Nhìn bên phải (trái) thẳng”. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sĩ làm chuẩn (người đứng đầu bên phải hoặc bên trái đội hình) vẫn nhìn thẳng, còn các chiến sĩ khác phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để dóng hàng và giữ giãn cách (nếu có súng khi xê dịch vị trí phải xách súng, sau khi xê dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí). Khi dóng hàng ngang từng người phải nhìn vào ve cổ áo của người đứng bên phải (trái) của mình. Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi” tất cả tiểu đội đều quay mặt trở lại, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí. Tiểu đội trưởng kiểm tra giãn cách giữa các chiến sĩ, sau đó quay nửa bên trái (phải) đi đều về phía người làm chuẩn cách 2 – 3 bước, quay vào đội hình để kiểm tra hàng ngang. Nếu thấy gót chân của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng là hàng ngang đã thẳng. Nếu có chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, Tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh “Đồng chí X (hoặc số X)” lên (xuống)”, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình phải quay mặt nhìn về hướng Tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của Tiểu đội trưởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng Tiểu đội trưởng hô “Được”, các chiến sĩ quay mặt trở về hướng cũ. Thứ tự sửa: từ người đứng gần tới người đứng xa. Tiểu đội trưởng có thể qua phải (trái) một bước để kiểm tra hàng. Cũng có thể sửa một hoặc nhiều chiến sĩ cùng một lúc. Ví dụ: “Từ số 3 đến số 7 lên (xuống)”, các chiến sĩ trong số được gọi làm động tác như khi sửa từng người. Chỉnh đốn xong Tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy. Trường hợp lấy chiến sĩ đứng ở giữa hàng làm chuẩn để chỉnh đốn thì Tiểu đội trưởng phải dùng khẩu lệnh để chỉ định người làm chuẩn: “Đồng chí X (hoặc số X làm chuẩn)”, chiến sĩ X nghe gọi, đứng nghiêm trả lời “Có” và giơ tay phải lên. Tiểu đội trưởng hô tiếp: “Nhìn giữa thẳng”, các chiến sĩ đứng hai bên lấy người làm chuẩn để gióng hàng. Chiến sĩ làm chuẩn sau khi nghe dứt động lệnh “thẳng” khoảng 5 giây thì bỏ tay xuống vẫn đứng nghiêm. Khi chỉnh đốn hàng, Tiểu đội trưởng có thể về bên phải (trái) đội hình. Động tác của Tiểu đội trưởng và các chiến sĩ làm như khi nhìn bên phải (trái) đội hình. – Giải tán: + Khẩu lệnh “Giải tán”, không có dự lệnh. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “Giải tán” mọi người trong tiểu đội nhanh chóng tản ra, nếu đang đứng nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi giải tán. b) Đội hình tiểu đội hai hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, giá súng. * Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang, chỉ khác: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng ngang tập hợp”. + Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng trên (số 1, 3, 5, 7), các số chẵn đứng hàng dưới (số 2, 4, 6, 8). Cự li giữa hàng trên và hàng dưới là 1 m (hình 1.2). – Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang. – Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng ngang. Hình 1.2. Đội hình tiểu đội hai hàng ngang. 2. Đội hình tiểu đội hàng dọc a) Đội hình tiểu đội một hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội một hàng dọc thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành một hàng dọc tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội X thành một hàng dọc” là dự lệnh,“tập hợp” là động lệnh. + Động tác của Tiểu đội trưởng giống như ở đội hình một hàng ngang. + Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội nhanh chóng im lặng chạy vào tập hợp (nếu có súng phải xách súng hoặc mang súng theo qui định đối với từng loại súng) đứng sau tiểu đội trưởng thành một hàng dọc, cự li giữa người đứng trước và người đứng sau là 1 m (tính từ gót chân của hai người) theo thứ tự từ trên xuống dưới: chiến sĩ số 1 (trung liên) số hai (súng trường hoặc tiểu liên), số 3, số 4 (tiểu liên), số 5 M79, số 6 (B40 hoặc B41), số 7, số 8 (tiểu liên) (hình 1.3). Khi đã có từ 2, 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng quay nửa bên trái, đi đều ra phía trước đội hình, cách 3 – 5 bước quay vào đội hình đôn đốc tiểu đội tập hợp. Từng người khi đã đứng vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ. – Điểm số: + Khẩu lệnh: “Điểm số” không có dự lệnh. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ theo thứ tự từ trên xuống dưới lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội. Khi điểm số của mình phải đồng thời quay mặt hết cỡ sang bên trái, khi điểm số xong phải quay mặt trở lại. Người đứng cuối cùng không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”. Khi điểm số, các chiến sĩ phải hô to, rõ, gọn, dứt khoát, liên tục. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, tiểu đội trưởng phải hô cho tiểu đội đứng nghiêm. + Khẩu lệnh: “Nhìn trước thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn trước ” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Khẩu lệnh kết hợp: “Nghiêm Nhìn trước thẳng”. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, trừ chiến sĩ số 1 còn các chiến sĩ khác dóng hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình (không nhìn thấy gáy người thứ đứng thứ hai trước mình), tự xê dịch sang phải, trái để thẳng hàng dọc và xê dịch lên, xuống để đúng cự li (nếu có súng khi xê dịch vị trí phải xách súng, sau khi xê dịch xong đặt súng xuống đúng vị trí). Khi tiểu đội đã dóng hàng xong, tiểu đội trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh, toàn tiểu đội đứng nghiêm. Tiểu đội trưởng quay nửa bên trái đi đều về trước, chính giữa đội hình từ 2 – 3 bước, nhìn vào đội hình để kiểm tra hàng dọc. Hàng dọc thẳng là cạnh mũ, cạnh vai của chiến sĩ nằm trên một đường thẳng. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh: “Đồng chí X (hoặc số X) Qua phải (hoặc qua trái)” để sửa, chiến sĩ nghe gọi tên hoặc số của mình làm theo lệnh của tiểu đội trưởng. Khi các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng tiểu đội trưởng hô “Được”, lần lượt sửa từ trên xuống dưới, cũng có thể sửa từ 2 – 3 người chiến sĩ cùng một lúc. Sửa xong, tiểu đội trưởng về vị trí chỉ huy (ở bên trái phía trước đội hình). – Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như ở đội hình một hàng ngang. b) Đội hình tiểu đội hai hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình tiểu đội hai hàng dọc thường dùng trong hành quân, khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí. * Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: Thực hiện tương tự như một hàng dọc, chỉ khác: + Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành hai hàng dọc tập hợp”). + Vị trí khi đứng trong đội hình: Các số lẻ đứng hàng bên phải (số 1, 3, 5, 7), các số chẵn đứng hàng bên trái (số 2, 4, 6, 8); giãn cách giữa hai hàng là 70 cm (hình 1.4). – Chỉnh đốn hàng ngũ: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng dọc. Khi dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng bên trái (hàng số chẵn) vừa dóng hàng dọc, vừa dùng ánh mắt để dóng hàng ngang. – Giải tán: Thực hiện tương tự như tập hợp một hàng dọc. Hình 1.3. Đội hình tiểu đội một hàng dọc. Hình 1.4. Đội hình tiểu đội hai hàng dọc. * Những điểm chú ý: + Trước khi tập hợp, người chỉ huy phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của tiểu đội. Khi tập hợp nên tránh hướng gió mùa, hướng mặt trời chiếu vào mắt chiến sĩ. + Phải xác định được đội hình, vị trí tập hợp, hướng đội hình rồi đứng tại vị trí tập hợp hô khẩu lệnh tập hợp, sau đó làm chuẩn cho tiểu đội vào tập hợp. Nếu vị trí tập hợp xa nơi Tiểu đội trưởng đứng (quá 20 m) thì Tiểu đội trưởng phải đôn đốc nhắc nhở tiểu đội về vị trí tập hợp. Tiểu đội trưởng không được hô dứt động lệnh “TẬP HỢP” rồi mới chạy đến vị trí tập hợp tiểu đội. + Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, chuẩn xác mẫu mực. Khi sửa sai cho chiến sĩ phải dùng khẩu lệnh và động tác mẫu để chỉ huy. + Mỗi chiến sĩ khi đã vào tập hợp phải trật tự, động tác dóng hàng đúng cự li, giãn cách, tập trung nghe lệnh của Tiểu đội trưởng. II. Đội hình trung đội 1. Đội hình trung đội hàng ngang a) Đội hình trung đội một hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội một hàng ngang thường dùng trong huấn luyện, kiểm tra, kiểm nghiệm, khám súng, giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng ngang tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hình 1.5. Đội hình trung đội một hàng ngang. Hô xong khẩu lệnh Trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. + Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “tập hợp”, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp. Phó trung đội trưởng đứng sau Trung đội trưởng, đứng bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3 (mỗi tiểu đội thành một hàng ngang). Đúng cự li qui định, tự động dóng hàng xong thì đứng nghỉ (hình 1.5). Khi tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, Trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chính giữa đội hình, cách 5 – 8 bước quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập trung. Từng người vào vị trí phải nhanh chóng tự động dóng hàng ngang, đúng giãn cách, sau đó đứng nghỉ. – Điểm số: + Điểm số theo từng tiểu đội để đổi hình, đổi hướng: Khẩu lệnh: “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh, từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Các Tiểu đội trưởng không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội điểm số xong thì hô “Hết”, không phải quay mặt. + Điểm số toàn trung đội để nắm quân số: Khẩu lệnh: “Điểm số”, không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội điểm số, các Tiểu đội trưởng cũng điểm số. Lần lượt điểm số theo thứ tự và nối tiếp nhau từ tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 điểm số xong thì hô “Hết”, không phải quay mặt. Động tác điểm số của từng người giống như điểm số đội hình tiểu đội. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống như chỉnh đốn hàng ngũ của đội hình tiểu đội hàng ngang, chỉ khác: vị trí chỉnh đốn đội hình, cách người làm chuẩn 3 – 5 bước. – Giải tán: Khẩu lệnh, động tác giống như đội hình tiểu đội hàng ngang. b) Đội hình trung đội hai hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội hai hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, giá súng. * Động tác thực hiện theo ba bước sau: – Tập hợp: + Khẩu lệnh “Trung đội, thành hai hàng ngang tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành hai hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng, im lặng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành hai hàng ngang, các số lẻ đứng hàng trên, các số chẵn đứng hàng dưới (hình 1.6). Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí tập hợp, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra đứng ở phía trước chính giữa đội hình cách 5 – 8 bước quay vào đội hình, đôn đốc trung đội tập hợp. Trung đội phó bước lên vị trí của trung đội trưởng. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Khẩu lệnh, động tác của trung đội trưởng và các chiến sĩ trong trung đội giống như chỉnh đốn hàng ngũ đội hình trung đội một hàng ngang. Chỉ khác: Cả hai hàng đều phải quay mặt và dóng hàng, các chiến sĩ đứng ở hàng dưới vừa dóng hàng ngang vừa phải dóng hàng dọc. Người làm chuẩn đứng ở đầu (hoặc cuối) của từng hàng nhìn thẳng. Trung đội trưởng kiểm tra hàng trên trước, hàng dưới sau. – Giải tán: Thực hiện như đội hình tiểu đội hàng ngang. Hình 1.6. Đội hình trung đội hai hàng ngang. c) Đội hình trung đội ba hàng ngang * Ý nghĩa: Đội hình trung đội ba hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, kiểm tra, kiểm điểm, giá súng. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng ngang tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành ba hàng ngang” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hình 1.7. Đội hình trung đội ba hàng ngang. Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội trưởng theo thứ tự từ trên xuống dưới là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành một hàng ngang. Khoảng cách giữa hàng trên và hàng dưới là 1 m (hình 1.7). – Điểm số: Khẩu lệnh: “Điểm số”, chỉ có động lệnh không có dự lệnh. Nghe dứt động lệnh, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (giống như đội hình tiểu đội một hàng ngang), tiểu đội trưởng không điểm số. Tiểu đội 2, tiểu đội 3 không điểm số mà lấy số của tiểu đội 1 tính số của mình. Người đứng cuối hàng của tiểu đội 2, tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng biết quân số của tiểu đội mình (đủ, thừa, thiếu), khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong đứng nghỉ. – Chỉnh đốn hàng ngũ (tương tự như trên). – Giải tán (tương tự như trên). 2. Đội hình trung đội hàng dọc a) Đội hình trung đội một hàng dọc * Ý nghĩa: Đội hình trung đội hàng dọc thường dùng để hành quân, di chuyển. * Động tác thực hiện theo bốn bước sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành một hàng dọc tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh. “Trung đội, thành một hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô khẩu lệnh xong, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội im lặng, nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng cách trung đội trưởng 1 m thành một hàng dọc, theo thứ tự từ trên xuống dưới là: phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Khi thấy tiểu đội 1 đã vào vị trí, trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều ra phía trước chếch về bên trái đội hình, cách 5 – 8 bước, quay vào đội hình đôn đốc trung đội tập hợp. Từng người đã vào vị trí phải đứng ở tư thế nghỉ, nhanh chóng tự động dóng hàng, đúng giãn cách. – Điểm số: Có hai cách điểm số. + Điểm số theo từng tiểu đội: Khẩu lệnh “Từng tiểu đội điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh. Nghe dứt động lệnh từng tiểu đội điểm số theo thứ tự tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3. Tiểu đội trưởng không điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội không phải quay mặt sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”. Động tác điểm số của từng người như ở đội hình trung đội một hàng ngang. + Điểm số toàn trung đội: Khẩu lệnh “Điểm số”, không có dự lệnh, chỉ có động lệnh. Nghe dứt động lệnh toàn trung đội điểm số theo thứ tự từ một tới hết, tiểu đội trưởng cũng điểm số. Người đứng cuối cùng của tiểu đội 3 không phải quay mặt, sau khi điểm số của mình xong thì hô “Hết”. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh: “Nhìn trước thẳng”, có dự lệnh và động lệnh, “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng, động tác giống như ở đội hình tiểu đội hàng dọc, chỉ khác trung đội trưởng đi về phía trước đội hình cách 2 – 3 bước để kiểm tra hàng dọc. Hình 1.8. Đội hình trung đội một hàng dọc. – Giải tán: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội hàng ngang. b) Đội hình trung đội hai hàng dọc Đội hình trung đội hai hàng dọc thực hiện thứ tự như sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành hai hàng dọc tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành hai hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh, trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự là phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội thành hai hàng dọc, các số lẻ đứng hàng dọc bên phải (sau tiểu đội trưởng), các số chẵn đứng hàng dọc bên trái. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh: “Nhìn trước thẳng”, có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn trước” là dự lệnh, “thẳng” là động lệnh. Nghe dứt động lệnh toàn trung đội đứng nghiêm dóng hàng dọc, động tác thực hiện như ở đội hình tiểu đội hai hàng dọc, chỉ khác: Khi nghe dứt động lệnh, các tiểu đội trưởng qua trái nửa bước để đứng chính giữa đội hình của tiểu đội mình. Tất cả nhìn thẳng để dóng hàng dọc đồng thời dùng ánh mắt dóng hàng ngang. Khoảng cách của trung đội trưởng đến tiểu đội 1 khi kiểm tra hàng là 5 – 8 bước. – Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang. c) Đội hình trung đội ba hàng dọc Đội hình trung đội ba hàng dọc thực hiện thứ tự như sau: – Tập hợp: Khẩu lệnh: “Trung đội, thành ba hàng dọc tập hợp”, có dự lệnh và động lệnh, “Trung đội, thành ba hàng dọc” là dự lệnh, “tập hợp” là động lệnh. Hô xong khẩu lệnh trung đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn. Nghe dứt động lệnh, toàn trung đội nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng theo thứ tự: Phó trung đội trưởng và tiểu đội 1, tiểu đội 2 đứng bên trái tiểu đội 1, tiểu đội 3 đứng bên trái tiểu đội 2, mỗi tiểu đội thành một hàng dọc (hình 1.10). – Điểm số: Khẩu lệnh, động tác như ở đội hình trung đội ba hàng ngang, chỉ khác là điểm số theo hàng dọc. – Chỉnh đốn hàng ngũ: Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng phải hô cho trung đội đứng nghiêm. Khẩu lệnh, động tác cơ bản giống ở đội hình trung đội một hàng dọc. – Giải tán: Khẩu lệnh và động tác thực hiện như ở đội hình trung đội hàng ngang. * Những điểm chú ý: Hình 1.9. Đội hình trung đội hai hàng dọc. Hình 1.10. Đội hình trung đội ba hàng dọc. + Trước khi tập hợp, trung đội trưởng phải căn cứ vào nhiệm vụ, nội dung công việc, địa hình, thời tiết và phương hướng để xác định đội hình tập hợp và hướng của đội hình. Khi tập hợp nên tránh hướng gió, hướng mặt trời. + Phải xác định vị trí, hướng tập hợp rồi đứng tại vị trí đã xác định hô khẩu lệnh, nếu vị trí tập hợp xa vị trí của trung đội thì trung đội trưởng phải đôn đốc, nhắc nhở trung đội về vị trí tập hợp. Không được hô xong khẩu lệnh rồi mới chạy đến vị trí tập hợp, dù chỉ cách 2 – 3 bước. + Khẩu lệnh phải rõ ràng, dứt khoát, động tác phải khẩn trương, mẫu mực. III. Đổi hướng đội hình Ý nghĩa: Dùng để đổi hướng đội hình cho phù hợp với nhiệm vụ và địa hình cụ thể, đồng thời rèn luyện ý thức hiệp đồng động tác trong đội hình. 1. Đổi hướng khi đang đứng tại chỗ a) Đổi hướng đội hình về bên phải (trái) – Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Bên phải (trái)” là dự lệnh, “quay” là động lệnh. – Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đều thực hiện động tác quay bên phải (trái). Đội hình lúc này đổi sang hướng mới nhưng không thể giữ được đúng giãn cách, cự li như trước khi đổi. b) Đổi hướng về đằng sau – Khẩu lệnh: “Đằng sau quay”, có dự lệnh và động lệnh, “Đằng sau” là dự lệnh, “quay” là động lệnh. – Động tác: Nghe dứt động lệnh, tất cả mọi người trong đội hình đều thực hiện động tác quay đằng sau. Đội hình lúc này được đổi sang hướng mới mà vẫn giữ được cự li, giãn cách như trước khi đổi. 2. Đổi hướng khi đang đi a) Tiểu đội một hàng ngang và hai hàng ngang đổi hướng – Đổi hướng về bên phải hoặc trái. + Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái) bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải (trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, người đầu hàng làm trụ vừa làm động tác giậm chân vừa phối hợp với các chiến sĩ trong tiểu đội từng bước xoay dần sang hướng mới (xoay 900) về bên phải (trái). Nếu là hai hàng ngang, khi xoay phải giữ đúng hướng và cự li, giãn cách giữa hai hàng. – Đổi hướng về phía sau: Hình 1.11. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về bên phải. Hình 1.12. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về bên trái. Hình 1.13. Tiểu đội một hàng ngang đổi hướng về phía sau. + Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh. Vòng bên nào hô động lệnh rơi vào chân bên ấy. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ vòng xoay dần về hướng mới như khi vòng bên phải (trái) nhưng phải vòng 1800. b) Tiểu đội một hàng dọc và hai hàng dọc đổi hướng – Đổi hướng về bên phải hoặc bên trái (hình 1.14). + Khẩu lệnh: “Tiểu đội vòng bên phải (trái) bước”, có dự lệnh và động lệnh, “Tiểu đội vòng bên phải (trái)” là dự lệnh, “bước” là động lệnh, vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, số chuẩn xoay dần sang hướng mới 900, các chiến sĩ còn lại lần lượt đi đến vị trí cũ của số chuẩn, đi sau số chuẩn đổi về hướng mới. Nếu là hai hàng dọc, khi vòng phải giữ đúng hướng và giãn cách giữa hai hàng. – Đổi hướng về phía sau (hình 1.15): + Khẩu lệnh: “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau bước”, có dự lệnh và động lệnh. “Tiểu đội bên phải (trái) vòng đằng sau” là dự lệnh, “bước” là động lệnh; vòng bên nào thì hô động lệnh rơi vào chân bên ấy. + Động tác: Nghe dứt động lệnh, tiểu đội đi vòng bên phải (trái) về phía sau 1800. Hình 1.14. Tiểu đội một hàng dọc đổi hướng về bên phải. Hình 1.15. Tiểu đội một hàng dọc đổi hướng đi vòng đằng sau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_an_ninh_quoc_phong_bai_1_doi_ngu_don_vi.pdf