Giáo trình Giáo dục an ninh quốc phòng - Bài 9: Từng người trong chiến đấu phòng ngự

1. Trước khi địch tiến công – Trước khi địch tiến công thường dùng máy bay, biệt kích, thám báo, trinh sát phát hiện trận địa của ta. Do đó mọi hành động phải hết sức bí mật không để địch ở trên không, mặt đất phát hiện. Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về đi lại, sinh hoạt, như: ăn, ở, ngủ, nghỉ,. sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm. – Khi địch dùng máy bay, pháo binh bắn phá chuẩn bị phải triệt để lợi dụng công sự hầm hào ẩn nấp. Nếu địch dùng vũ khí hóa học tập kích phải nhanh chóng sử dụng khí tài phòng hóa (ứng dụng, chế sẵn) để đề phòng, nhưng phải luôn luôn theo dõi phán đoán ý định hành động của địch, dựa vào cách đánh đã dự kiến và tình hình cụ thể của địch để xử trí cho phù hợp. – Trường hợp địch chỉ sử dụng máy bay, pháo binh bắn phá nhưng chưa tiến công. Thì sau mỗi đợt bắn phá phải tranh thủ sửa chữa công sự, bố trí lại vật cản và các bãi vật cản, chông mìn cạm bẫy để sẵn sàng đánh địch. Khi có lệnh bắn máy bay của cấp trên (trong tầm bắn có hiệu quả) chiến sĩ phải dùng súng hiệp đồng với tiểu đội bắn trả máy bay địch. – Trường hợp đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát, trực chiến của tiểu đội: Trong quá trình địch trinh sát, bắn phá chuẩn bị, chiến sĩ phải bình tĩnh, tăng cường quan sát, phát hiện địch kịp thời, xử trí nhanh chóng và báo cáo về cấp trên. Khi cần thiết có thể dùng vũ khí để tiêu diệt những tốp địch, tên địch tiến sát đến vị trí của mình nhất. 2. Khi địch tiến công – Căn cứ vào cách đánh đã dự kiến, tình hình cụ thể về địch, tranh thủ thời cơ (lúc pháo binh địch chuyển làn, bộ binh, xe tăng địch chuẩn bị triển khai xuất phát xung phong, máy bay địch đổ quân.) nhanh chóng bí mật chiếm lĩnh vị trí chiến đấu chờ địch đến thật gần kiên quyết, bất ngờ dùng vũ khí (bắn súng, ném lựu đạn, nổ mìn.) để tiêu diệt địch. Trước hết tiêu diệt những tên nguy hiểm như: tên chỉ huy, tên giữ thông tin liên lạc, những tên giữ vũ khí có hỏa lực mạnh., sau đó tiêu diệt những tên khác. Kiên quyết tiêu diệt và ngăn chặn không cho địch đến gần mục tiêu phải giữ. – Quá trình đánh dịch phải luôn bám sát, nắm chắc tình hình địch, khéo léo nghi binh lừa địch đến vị trí bắn linh hoạt, luôn tạo thế chủ động đánh địch trên mọi hướng giữ vững mục tiêu. – Trường hợp địch đột phá chiếm một phần trận địa phải kiên quyết bám trụ ở những công sự còn lại, dùng vũ khí đánh gần tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho địch phát triển, lợi dụng địa hình kiên quyết tiêu diệt địch ở dưới hào, đánh chiếm lại phần công sự đã bị mất. Tổ chức củng cố sửa chữa lại công sự sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp. – Trường hợp địch không đánh vào mình mà đánh vào đồng đội, phải tích cực chủ động chi viện hỗ trợ hiệp đồng tiêu diệt địch theo phương án. 3. Hành động sau mỗi đợt chiến đấu Sau mỗi lần tiến công bị thất bại, địch thường lùi về phía sau, dùng hỏa lực bắn phá trận địa. Vì vậy người chiến sĩ phải căn cứ vào tình hình thực tế chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. – Sau mỗi đợt đánh lui địch phải phán đoán thủ đoạn tiếp theo của chúng để bổ sung vào phương án đánh địch cho phù hợp. – Khi địch rút chạy phải căn cứ ý định của cấp trên, tình hình thực tế để truy kích tiêu diệt địch. – Sửa chữa lại công sự, trận địa, bố trí lại các vật cản và các bãi vật cản. – Kiểm tra vũ khí trang bị sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp, giải quyết thương binh tử sĩ tổng hợp tình hình báo cáo lên trên.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Giáo dục an ninh quốc phòng - Bài 9: Từng người trong chiến đấu phòng ngự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9 TỪNG NGƯỜI TRONG CHIẾN ĐẤU PHÒNG NGỰ I. Khái quát chung 1. Khái niệm Phòng ngự, loại tác chiến cơ bản nhằm ngăn chặn, làm chậm bước tiến, sát thương lớn, đánh bại tiến công của địch ưu thế về lực lượng, giữ vững các khu vực phòng ngự, tạo điều kiện chuyển sang phản công, tiến công hoặc các hoạt động tác chiến khác. Phòng ngự có thể tiến hành ở qui mô: chiến thuật, chiến dịch, chiến lược. Có phòng ngự trận địa, phòng ngự cơ động... Yêu cầu cơ bản của phòng ngự là: tích cực, vững chắc, kiên cường. Để phòng ngự phải: tổ chức và bố trí lực lượng; tổ chức các khu vực phòng ngự; hệ thống hỏa lực; hệ thống phòng không; hệ thống chống tăng; hệ thống chống đổ bộ; hệ thống vật cản. Bộ đội có thể chuyển vào phòng ngự trong điều kiện có chuẩn bị, hoặc trong điều kiện phòng ngự gấp (không chuẩn bị hoặc chuẩn bị chưa đầy đủ), không trực tiếp tiếp xúc hoặc trực tiếp tiếp xúc với địch. Cách đánh phòng ngự thường là dựa vào hệ thống trận địa, vật cản, đánh địch từ xa đến gần, sát thương địch khi chúng vận động tiếp cận, triển khai chiếm lĩnh vị trí xuất phát tiến công, khi công kích tiền duyên phòng ngự; giữ các trận địa, các khu vực phòng ngự; kiên quyết phản kích (phản đột kích) tiêu diệt địch đột nhập khu vực phòng ngự; tiêu diệt quân địch đổ bộ đường không, vu hồi, luồn sâu... đánh bại các thủ đoạn tiến công của chúng. Khi có điều kiện thuận lợi có thể tiến hành phản công chuẩn bị để phá tiến công của địch. Phòng ngự ra đời đồng thời với tiến công. Phòng ngự có chuẩn bị, phòng ngự mà mọi biện pháp chuẩn bị tác chiến về cơ bản được hoàn thành trước khi quân địch tiến công. Đặc trưng chủ yếu của phòng ngự có chuẩn bị bộ đội đã chiếm lĩnh khu vực (trận địa) phòng ngự; kế hoạch tác chiến hoàn chỉnh; hệ thống trận địa được xây dựng vững chắc; hệ thống vật cản được hoàn chỉnh; hệ thống hỏa lực được tổ chức; các mặt bảo đảm triển khai chu đáo; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ; hệ thống chỉ huy vững chắc... Phòng ngự cơ động 1) Phòng ngự tiến hành bằng cách cơ động lực lượng trực tiếp phòng ngự trên các hướng, khu vực, tuyến,... kết hợp phòng ngự vững chắc ở một số điểm, trận địa với tích cực tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch, giữ gìn lực lượng ta, tạm thời chịu mất một bộ phận vùng đất phải bảo vệ, chặn địch từng bước, làm thất bại cuộc tiến công của chúng. 2) (ngoại) Phòng ngự theo phương pháp "phòng ngự mà tiến công" của Quân đội Mỹ, Anh và một số nước áp dụng từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX. Tiến hành bằng cách dùng một bộ phận lực lượng (khoảng 1 : 3) ở thê đội 1 tiến hành tác chiến dụ lực lượng tiến công chủ yếu của quân địch tiến vào khu vực đã chuẩn bị sẵn như một cái "túi" trong chiều sâu phòng ngự, buộc chúng ở vào thế bất lợi. Phòng ngự tích cực, phòng ngự kết hợp giữ vững trận địa với hành động tác chiến tiến công tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang phản công hoặc tiến công, thể hiện tính tích cực của phòng ngự. Khi phòng ngự tích cực phải: không ngừng tiêu hao, tiêu diệt địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta – địch, tạo thế, tạo thời cơ chuyển sang phản công và tiến công. Phòng ngự trận địa, phòng ngự dựa vào hệ thống trận địa có công sự vững chắc nhằm giữ vững khu vực (mục tiêu) trong một thời gian dài. Ở nhiều nước châu Âu, phòng ngự trận địa được cấu trúc và thiết bị hệ thống công trình, các trận địa, các dải (khu vực) phòng ngự thành tuyến với chiều sâu gồm nhiều dải. 2. Đặc điểm tiến công của địch – Trước khi địch tiến công: Địch thường sử dụng các biện pháp trinh sát trên không mặt đất phát hiện ta, sử dụng máy bay, pháo binh bắn phá mãnh liệt cường độ cao, liên tục, dài ngày vào trận địa phòng ngự của ta. – Khi tiến công: Hỏa lực tiến hành chuyển làn về phía sau, bộ binh, xe tăng, xe bọc thép thực hành triển khai tiến công. – Khi chiếm được một phần trận địa phòng ngự của ta: Địch lợi dụng địa hình, địa vật, công sự giữ chắc phạm vi đã chiếm, đồng thời nhanh chóng cơ động lực lượng từ phía sau lên tiếp tục phát triển vào chiều sâu trận địa phòng ngự của ta. – Sau mỗi lần tiến công bị thất bại: Địch thường lùi ra phía sau, củng cố lại lực lượng, dùng hỏa lực đánh phá vào trận địa phòng ngự của ta, sau đó tiến công tiếp. II. Nhiệm vụ, yêu cầu chiến thuật 1. Nhiệm vụ Trong chiến đấu phòng ngự, người chiến sĩ có nhiệm vụ cùng với tổ, tiểu đội có thể nhận các nhiệm vụ sau đây: – Dựa vào công sự trận địa tiêu diệt địch trong mọi tình huống; – Cũng có thể cùng với tổ, tiểu đội bố trí đánh địch ở phía sau; – Làm nhiệm vụ đánh địch từ xa đến gần; – Làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác trong khu vực trận địa. 2. Yêu cầu chiến thuật – Có quyết tâm chiến đấu cao, chuẩn bị mọi mặt chu đáo đảm bảo đánh địch liên tục dài ngày; – Xây dựng công sự trận địa vững chắc, ngày càng kiên cố, nguỵ trang bí mật; – Thiết bị bắn phù hợp, phát huy hỏa lực chính xác trên mọi hướng; – Hợp đồng chặt chẽ với bạn tạo thành thế liên hoàn trong chiến đấu; – Kiên cường, mưu chí, chủ động đánh địch, kiên quyết giữ vững trận địa. III. Hành động sau khi nhận nhiệm vụ 1. Hiểu rõ nhiệm vụ Chiến sĩ thường nhận nhiệm vụ ngay tại thực địa, khi nhận nhiệm vụ phải nghe rõ, hiểu kỹ, nếu chưa rõ phải hỏi và nhắc lại để cấp trên bổ sung cho phù hợp. Nội dung gồm: – Phương hướng, vật chuẩn, đặc điểm địa hình nơi bố trí; – Địch ở đâu, có thể đến từ hướng nào, đường nào, đến bằng phương tiện gì, thời gian địch có thể đến, thủ đoạn hành động của địch có thể áp dụng khi tiến công vào mục tiêu phải giữ ban ngày cũng như ban đêm; – Mục tiêu phải giữ, phạm vi bố trí, đường cơ động trong chiến đấu, tính chất và yêu cầu nhiệm vụ; – Cách bố trí, thủ đoạn, cách đánh có thể vận dụng khi bị tiến công ban ngày cũng như ban đêm; – Mức độ công sự nguỵ trang, vật chất cần phải chuẩn bị, thời gian hoàn thành sẵn sàng đánh địch; – Bạn có liên quan, thông tin liên lạc báo cáo. 2. Chuẩn bị chiến đấu a) Nghiên cứu vị trí bố trí và xác định cách đánh địch – Nghiên cứu vị trí bố trí: phải căn cứ vào nhiệm vụ của mình, tình hình cụ thể về địch (hướng tiến công, thủ đoạn, lực lượng, cách đánh của địch...), địa hình, thời tiết, vũ khí trang bị, bạn có liên quan... để xác định vị trí bố trí cho phù hợp: + Vị trí bố trí của từng người thường gồm mục tiêu cần giữ và một số địa hình, địa vật xung quanh tiện bố trí đánh địch để bảo vệ mình và giữ vững mục tiêu. + Vị trí bố trí nên chọn ở nơi:  Địa hình kín đáo, hiểm hóc, bất ngờ;  Tiện quan sát phát hiện địch trong mọi điều kiện thời tiết ngày cũng như đêm;  Tiện cơ động, phát huy hỏa lực của vũ khí đảm bảo đánh địch trên mọi hướng, giữ vững trận địa và mục tiêu bảo vệ;  Tiện cải tạo địa hình làm công sự, vật cản vững chắc đảm bảo đánh địch liên tục dài ngày. – Xác định cách đánh: phải xác định cách đánh trên tất cả các hướng địch có thể đến, nhưng phải chú ý hướng chủ yếu, hướng quan trọng. Trên mỗi hướng cần xác định cách đánh địch trong các trường hợp: đánh địch tiến công vào trận địa, đánh địch đột nhập trận địa. Mỗi trường hợp kể trên cần xác định rõ vị trí quan sát và ẩn nấp, đường cơ động, vị trí chiếm lĩnh, vị trí bố trí, thời cơ và cách dùng những loại vũ khí kết hợp với vật cản để đánh địch. b) Bố trí vũ khí, làm công sự, vật cản Sau khi xác định vị trí bố trí và cách đánh địch, phải khẩn trương tổ chức bố trí vũ khí đánh địch, làm công sự chiến đấu, vật cản, hầm nghỉ ngơi, đường cơ động, ngụy trang, thiết bị bắn ban đêm. – Bố trí vũ khí:  Vũ khí bắn thẳng: bố trí nhiều ở những nơi phát huy hết uy lực, hiểm hóc, bất ngờ và tiện cơ động đánh địch trong mọi tình huống ngày và đêm.  Vũ khí B40, B41, AT, mìn bố trí ở những nơi tiện tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của địch, nơi địa hình cản trở tốc độ của xe.  Sử dụng lựu đạn: chỉ nên dùng trong tầm có hiệu quả hoặc dùng làm bẫy các loại mìn nói trên. – Công sự và đường cơ động:  Công sự chiến đấu phải có công sự chính, công sự phụ, có thiết bị bắn ban ngày, đêm, kết hợp có hầm để ẩn nấp. Phải bố trí xây dựng thật chắc chắn ở những nơi đánh địch trực tiếp uy hiếp đến mục tiêu cần giữ.  Hầm kèo nghỉ ngơi (cùng với tổ làm).  Giữa hố chiến đấu và hầm nghỉ ngơi phải khéo léo lợi dụng địa hình làm hào chiến đấu nối liền với nhau.  Công sự và đường cơ động đều phải ngụy trang kín đáo, bí mật, đào đến đâu ngụy trang đến đó. – Vật cản: Bố trí vật cản như chông, mìn, cạm bẫy chủ yếu ở những nơi cần ngăn chặn địch để tiêu diệt theo ý định của ta và những nơi khuất ta không quan sát được. Chú ý: Bố trí vũ khí, làm vật cản phải kết hợp chặt chẽ tạo thời cơ diệt địch và giữ vững thời cơ trong mọi trường hợp. c) Chuẩn bị vật chất đảm bảo chiến đấu Khi chiến đấu phòng ngự cần chuẩn bị đầy đủ vật chất, đảm bảo chiến đấu liên tục dài ngày. Chủ yếu là vũ khí, đạn dược, lương thực, nước uống. Ngoài số có thường xuyên trong người, phải có một số lượng cần thiết để phân tán cất giấu trong hầm hào chiến đấu. Vũ khí có mấy loại? Lượng dự trữ nhiều hay ít là tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, thời gian phải giữ và khả năng có của ta, kể cả khả năng cung cấp của nhân dân địa phương để chuẩn bị. IV. Thực hành chiến đấu 1. Trước khi địch tiến công – Trước khi địch tiến công thường dùng máy bay, biệt kích, thám báo, trinh sát phát hiện trận địa của ta. Do đó mọi hành động phải hết sức bí mật không để địch ở trên không, mặt đất phát hiện. Chấp hành nghiêm chỉnh các qui định về đi lại, sinh hoạt, như: ăn, ở, ngủ, nghỉ,... sẵn sàng chiến đấu cả ngày lẫn đêm. – Khi địch dùng máy bay, pháo binh bắn phá chuẩn bị phải triệt để lợi dụng công sự hầm hào ẩn nấp. Nếu địch dùng vũ khí hóa học tập kích phải nhanh chóng sử dụng khí tài phòng hóa (ứng dụng, chế sẵn) để đề phòng, nhưng phải luôn luôn theo dõi phán đoán ý định hành động của địch, dựa vào cách đánh đã dự kiến và tình hình cụ thể của địch để xử trí cho phù hợp. – Trường hợp địch chỉ sử dụng máy bay, pháo binh bắn phá nhưng chưa tiến công. Thì sau mỗi đợt bắn phá phải tranh thủ sửa chữa công sự, bố trí lại vật cản và các bãi vật cản, chông mìn cạm bẫy để sẵn sàng đánh địch. Khi có lệnh bắn máy bay của cấp trên (trong tầm bắn có hiệu quả) chiến sĩ phải dùng súng hiệp đồng với tiểu đội bắn trả máy bay địch. – Trường hợp đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát, trực chiến của tiểu đội: Trong quá trình địch trinh sát, bắn phá chuẩn bị, chiến sĩ phải bình tĩnh, tăng cường quan sát, phát hiện địch kịp thời, xử trí nhanh chóng và báo cáo về cấp trên. Khi cần thiết có thể dùng vũ khí để tiêu diệt những tốp địch, tên địch tiến sát đến vị trí của mình nhất. 2. Khi địch tiến công – Căn cứ vào cách đánh đã dự kiến, tình hình cụ thể về địch, tranh thủ thời cơ (lúc pháo binh địch chuyển làn, bộ binh, xe tăng địch chuẩn bị triển khai xuất phát xung phong, máy bay địch đổ quân...) nhanh chóng bí mật chiếm lĩnh vị trí chiến đấu chờ địch đến thật gần kiên quyết, bất ngờ dùng vũ khí (bắn súng, ném lựu đạn, nổ mìn...) để tiêu diệt địch. Trước hết tiêu diệt những tên nguy hiểm như: tên chỉ huy, tên giữ thông tin liên lạc, những tên giữ vũ khí có hỏa lực mạnh..., sau đó tiêu diệt những tên khác. Kiên quyết tiêu diệt và ngăn chặn không cho địch đến gần mục tiêu phải giữ. – Quá trình đánh dịch phải luôn bám sát, nắm chắc tình hình địch, khéo léo nghi binh lừa địch đến vị trí bắn linh hoạt, luôn tạo thế chủ động đánh địch trên mọi hướng giữ vững mục tiêu. – Trường hợp địch đột phá chiếm một phần trận địa phải kiên quyết bám trụ ở những công sự còn lại, dùng vũ khí đánh gần tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho địch phát triển, lợi dụng địa hình kiên quyết tiêu diệt địch ở dưới hào, đánh chiếm lại phần công sự đã bị mất. Tổ chức củng cố sửa chữa lại công sự sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp. – Trường hợp địch không đánh vào mình mà đánh vào đồng đội, phải tích cực chủ động chi viện hỗ trợ hiệp đồng tiêu diệt địch theo phương án. 3. Hành động sau mỗi đợt chiến đấu Sau mỗi lần tiến công bị thất bại, địch thường lùi về phía sau, dùng hỏa lực bắn phá trận địa. Vì vậy người chiến sĩ phải căn cứ vào tình hình thực tế chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. – Sau mỗi đợt đánh lui địch phải phán đoán thủ đoạn tiếp theo của chúng để bổ sung vào phương án đánh địch cho phù hợp. – Khi địch rút chạy phải căn cứ ý định của cấp trên, tình hình thực tế để truy kích tiêu diệt địch. – Sửa chữa lại công sự, trận địa, bố trí lại các vật cản và các bãi vật cản. – Kiểm tra vũ khí trang bị sẵn sàng đánh địch tiến công tiếp, giải quyết thương binh tử sĩ tổng hợp tình hình báo cáo lên trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_an_ninh_quoc_phong_bai_9_tung_nguoi_tron.pdf
Tài liệu liên quan