CHIÉN LƯỢC, CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG Lực CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIẸP Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc
gia trong mô hình của M.Porter là chiến lược, cấu trúc và khả nàng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia. ở đây, Porter chỉ ra hai điểm quan
trọng. Thứ nhất, các quốc gia khác nhau có các đặc điểm vế hệ tư tưởng quản trị
khác nhau có thể hoặc không giúp đưỢc cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh
tranh quốc gia. Ví dụ, Porter lưu ý vế sự phổ biến của các kỹ sư trong giới quản lý
cấp cao tại các doanh nghiệp của Đức và Nhật Bản. ông cho rằng lý do của hiện
tưỢng này là do các doanh nghiệp tại hai nước này chú trọng nhấn mạnh vào cải
tiến các quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm. NgưỢc lại, Porter cũng lưu ý về sự
phổ biến của những người có hiểu biết vể lĩnh vực tài chính trong giới lãnh đạo của
nhiều doanh nghiệp Mỹ. õng liên hệ điểu này với sự thiếu quan tâm của các doanh
nghiệp Mỹ tới việc cải tiến các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm. Theo ông sự
thống trị của tài chính dẫn tới việc quá chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận tài chính
trong ngắn hạn và hậu quả của những tư tưởng quản trị khác nhau này là sự mất
đi tương đối vể năng lực cạnh tranh của Mỹ trong các ngành công nghiệp chê tạo,
những ngành mà trong đó các vấn để về quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm hết
sức quan trọng (ví dụ như ngành công nghiệp ô tô).
Điểm thứ hai mà Porter chi ra là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh
gay gắt trong nước, sự sáng tạo và sự duy trì lầu dài của lợi thế cạnh tranh trong một
ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các doanh nghiệp phải tìm
cách nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sức cạnh tranh mạnh
mẽ hơn trên thị trường thế giới. Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực phải cải tiến,
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư nâng cấp các yếu tố sản xuất cao cấp.
Tất cả những điểu này tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp ở tẩm cỡ thế
giới. Porter trích dẫn trường hỢp của Nhật Bản:
Không ở đâu mà vai trò của cạnh tranh nội địa lại rõ rệt như tại Nhật Bản. Đó
là một cuộc chiến tổng lực, làm nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc tìm
kiếm lợi nhuận. Với mục tiêu tập trung chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp
Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến không ngừng nhằm vượt qua đối thủ của
mình. Thị phẩn biến động rõ rệt. Quá trình này đưỢc đề cập đến rát nhiều trên
báo chí kinh doanh. Các cách đánh giá xếp hạng công ty dù phức tạp, nhưng
rất quen thuộc đối với các sinh viên tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ phát triển sản
phẩm mới và quy trình rất ngoạn mục.^
254 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh doanh quốc tế hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng thêm
1% điểm, thì thu nhập đẩu người sẽ tàng thêm ít nhất 0,5%.^' Trong một nền kinh
tế, khi kim ngạch ngoại thương tăng mỗi 10%, thì mức thu nhập bình quân sẽ tăng
thêm ít nhất 5%. Bát chấp cái giá phải trả cho sự thay đổi trong ngắn hạn khi áp
dụng một cơ chế thương mại tự do, thương mại dường như giúp tạo ra tăng trưởng
kinh tế và mức sống cao hơn trong dài hạn, đúng như những gì mà chúng ta kỳ
vọng từ học thuyết của Ricardo.^^
MỤC TIÊU HỌC TẠP 3
Nhận định nguyên nhân nhiều
nhà kinh tế tin rằng thương
mại tự do không giới hạn giữa
các quốc gia làm tăng lợi ích
kinh tế của các quốc gia tham
gia vào hệ thống thương mại
tự do
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tê 241
• ÔN TẬP NHANH
1. Hãy cho biết các khác biệt chính giữa học thuyết trọng thương, học thuyết lợi thế
tuyệt đổi của Adam Smith và học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo?
2. Tại sao học thuyết vể lợi thế so sánh có vai trò rất quan trọng trong thế giới
ngày nay?
3. Theo học thuyết lợi thế so sánh thì thương mại tự do và tăng trưởng kinh tế có
liên quan với nhau như thế nào? Có bằng chứng thực tế nào củng cố cho dự
đoán này không?
4. Phê phán nào của Paul Samuelson tạo nên học thuyết ủng hộ thương mại tự
do?
MỤC TIÊU HỌC TẠP 2
Tóm lược các học thuyết khác
nhau, giải thích về hoạt động
buôn bán giữa các quốc gia
• MỨC độ sẵn có của
các yếu tố sản xuắt
Mức độ dồi dào về các nguồn
tài nguyên của một quốc gia,
như đất đai, lao động và vốn
Học thuyết Heckscher - Ohlin
Học thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh hình thành từ những khác
biệt về năng suất. Do đó, việc Ghana sản xuất ca cao hiệu quả hơn Hàn Quốc hay
không sẽ phụ thuộc vào việc quốc gia này sử dụng các tài nguyên hiệu quả như thế
nào. Ricardo nhấn mạnh năng suất lao động và lập luận rằng sự khác biệt về hiệu
suất lao động giữa các quốc gia chính là cơ sở cho quan điểm vể lợi thế so sánh.
Nhà kinh tế học người Thụy Điền, Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin
(vào năm 1933) đã đưa ra một giải thích khác vể lợi thế so sánh. Họ lập luận rẳng
lợi thế so sánh hình thành từ những khác biệt quốc gia vế mức độ sẵn có của các
yếu tố sản xuát.“ Mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất có nghĩa là mức độ dổi
dào tài nguyên của một quốc gia như đất đai, lao động và vốn. Các quốc gia có mức
độ dổi dào về các yếu tố sản xuất khác nhau, và điểu đó giải thích tại sao các quốc
gia có chi phí các yếu tố sản xuất khác nhau; cụ thể là, yếu tố sản xuất càng dổi dào
thì chi phí càng thấp. Học thuyết của Heckscher - Ohlin dự đoán rằng các quốc
gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều các yếu tố sản xuất dổi dào tại
địa phương, trong khi đó lại nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều yếu tố
sản xuất khan hiếm tại địa phương. Do đó, học thuyết của Heckscher - Ohlin cố
gắng giải thích mô hình thương mại quốc tế mà chúng ta đang thấy trong nền kinh
tế toàn cầu. Giống như học thuyết của Ricardo, học thuyết của Heckscher - Ohlin
cho rằng thương mại tự do là có lợi. Tuy nhiên, lý thuyết này khác với học thuyết
Ricardo ở chỗ cho rằng mô hình của thương mại quốc tế được xác định bởi những
khác biệt quốc gia về các mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất, chứ không phải là
khác biệt vể năng suất.
Học thuyết của Heckscher - Ohlin dễ hiểu trên thực tế. Ví dụ, trong một thời
gian dài Hoa Kỳ đã là quốc gia xuất khấu lớn các sản phẩm nông nghiệp, phản
ánh một phần mức độ đặc biệt dổi dào vé đất trổng trọt của Mỹ. NgưỢc lại, Trung
Qụốc vượt trội về xuất khấu các loại hàng hóa trong các ngành sử dụng nhiều lao
động, như dệt may và da giày. Điều này phản ánh mức độ dổi dào tương đối lao
động chi phí thấp tại Trung Quốc. Mỹ, nơi thiếu lao động chi phí tháp, là quốc gia
242 Phần 3; Môi trường thương mại và đẩu tư toàn cầu
nhập khẩu chính những loại hàng hóa này. Cần chú ý rằng đây chỉ là mức độ dổi
dào tương đối của các nguổn tài nguyên quan trọng, chứ không phải tuyệt đối; một
quốc gia có thê’ có lượng đất đai và lao động lớn hơn tuyệt đối so với một quốc gia
khác, nhưng lại chi nhiều hơn tương đối vể một trong hai yếu tố trên.
NGHỊCH LÝ LEONTIEP Học thuyết của Heckscher - Ohlin là một trong những
tư tưởng có ảnh hưởng to lớn nhất đến kinh tế học quốc tế. Phấn lớn những nhà
kinh tế học đểu thích áp dụng học thuyết của Heckscher - Ohlin hơn là học thuyết
của Ricardo vì các giả thuyết ít và đơn giản hơn. Do tẩm ảnh hưởng đó, học thuyết
này đã đưỢc kiểm chứng bởi nhiều kiểm tra thực nghiệm khác nhau. Bắt đầu với
công trinh nghiên cứu nổi tiêng đưỢc công bố năm 1953 của Wassily Leontief
(người đạt giải Nobel Kinh tế năm 1973), rất nhiểu trong số những nghiên cứu
thực nghiệm như vậy đã đặt ra những câu hỏi vê giá trị của học thuyết Heckscher -
Ohlin. '^* Vận dụng học thuyết Heckscher - Ohlin, Leontief cho rằng, bởi vì Mỹ dư
thừa tương đổi vẽ vốn so với những quốc gia khác, Mỹ sẽ là quốc gia xuất khẩu các
loại hàng hóa thâm dụng vốn và nhập khẩu các loại hàng hóa thâm dụng lao động.
Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm của ông cho thấy một kết quả bất ngờ là hàng
hóa xuất khẩu của Mỹ lại là hàng hóa kém thâm dụng vốn so với hàng nhập khẩu
của Mỹ. Vì kết quả khác với những gì mà học thuyết Heckscher - Ohlin dự báo,
nên đưỢc gọi là nghịch lý Leontieí.
Không ai khẳng định chắc chắn tại sao ta chấp nhận nghịch lý Leontieí. Một
giải thích đưỢc đưa ra là nước Mỹ có lợi thế đặc biệt trong sản xuất những sản
phẩm hay hàng hóa mới được làm ra với những công nghệ sáng tạo. Những sản
phẩm đó có thê’ được xem là có mức thâm dụng vốn thấp hơn so với những sản
phẩm sử dụng công nghệ đã có đủ thời gian đê’ chín muổi và thích hỢp cho sản xuất
hàng loạt. Do vậy, nước Mỹ có thê’ xuát khẩu những hàng hóa sử dụng nhiễu lao
động lành nghể và có tính sáng tạo cao, ví dụ như các phần mềm máy tính, trong
khi đó lại nhập khẩu các sản phẩm nặng về sản xuất công nghiệp vốn dĩ sử dụng
nhiéu vốn đẩu tư. Một vài nghiên cứu thực nghiệm có xu hướng xác nhận điểu
này.^-^Tuy nhiên, những kiểm nghiệm cho học thuyết Hecksher-Ohlin sử dụng dữ
liệu của một số lượng lớn các nước vẫn có xu hướng khẳng định sự tổn tại của
nghịch lý Leontieh^*
Điều này đẩy các nhà kinh tế vào một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ thích
sử dụng học thuyết Heckscher - Ohlin về mặt nền tảng lý thuyết, nhưng đây lại
là một công cụ dự đoán khá nghèo nàn của các mô hình thương mại quốc tê tổn
tại trong thê’ giới thực. Mặt khác, học thuyết Heckscher - Ohlin còn có nhiều hạn
chế. Trên thực tế, học thuyết vê lợi thê so sánh của Ricardo dự báo các mô hình
thương mại với độ chính xác cao hơn. Giải pháp tốt nhất cho tình thê nan giải này
có lẽ là quay trở lại với ý tưởng của Ricardo. Đó là các mô hình thương mại chủ yếu
đưỢc xác định bởi những sự khác biệt quốc tê về nàng suất. Do đó, người ta có thê’
lập luận rằng nước Mỹ xuất khẩu máy bay thương mại và nhập khẩu hàng dệt may
không phải vì sự sẵn có của các nguồn lực sản xuất đặc biệt thích hỢp với ngành
sản xuất máy bay và không thích hỢp với ngành dệt may, mà bởi vì nước Mỹ tương
đối hiệu quả trong việc chế tạo máy bay so với sản xuất hàng dệt may. Một giả thiết
quan trọng trong học thuyết Heckscher - Ohlin là công nghệ tại các quốc gia là
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 243
tương tự nhau. Điểu này có lẽ không sát với thực tế. Những khác biệt về công nghệ
có thể sẽ dẫn đến các khác biệt vẽ năng suất, mà từ đó sẽ định hướng các mô hình
thương mại quốc tế.^ ^Thật vậy, sự thành công của Nhật Bản trong xuất khẩu ô tô
trong các thập niên 70 không chỉ dựa trên mức độ dổi dào tương đối về vốn, mà
còn cả vào trình độ phát triển của công nghệ chê tạo mang tính sáng tạo của nước
này. Đó chính là yếu tố giúp cho Nhật Bản đạt được năng suất cao hơn trong chế
tạo ô tô so với các nước dồi dào về vốn khác. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm gần
đây cho rằng cách giải thích mang tính hàn lầm này có thể là đúng.^* Một nghiên
cứu mới đây đã chứng minh rằng một khi những khác biệt về trình độ công nghệ
giữa các nước được kiểm soát, các nước sẽ thực sự xuất khẩu những hàng hóa thâm
dụng các nguổn lực sản xuất dồi dào trong nước và nhập khẩu những hàng hóa
thâm dụng các nguổn lực sản xuất khan hiếm trong nước. Nói cách khác, một khi
tác động của sự khác biệt về công nghệ lên năng suất được kiểm soát thì học thuyết
Heckscher - Ohlin dường như sẽ đạt đưỢc sức mạnh của dự báo.
MỤC TIÊU HỌC TẬP 2
Tóm lược các học thuyết khác
nhau, giải thích về hoạt động
buôn bán giữa các quốc gia
Học thuyết về vòng đời sản phẩm
Raymond Vernon^’ là người đầu tiên đưa ra học thuyết về vòng đời sản phẩm vào
giữa thập niên 60. Học thuyết của Vernon dựa trên những quan sát thực tế đó là
trong gần suốt thế kỷ 20, một tỷ lệ rất lớn các sản phẩm mới của thế giới đã được
phát triển bởi các doanh nghiệp Mỹ và đưỢc bán ra đầu tiên tại thị trường Mỹ
(ví dụ như ô tô sản xuất đại trà, máy thu hình, máy chụp ảnh lấy liền, máy sao
chụp (photocopy), máy tính cá nhân, và chip bán dẵn). Để giải thích thực tế này,
Vernon đã lập luận rằng sự thịnh vượng củng như là quy mô của thị trường Mỹ đã
mang lại cho các doanh nghiệp Mỹ một động lực mạnh mẽ trong việc phát triển
các sản phẩm tiêu dùng mới. Ngoài ra, chi phí nhân công cao tại Mỹ cũng khiến
cho các doanh nghiệp Mỹ nảy ra sáng kiến phải phát triển những quy trình sản xuất
tiết kiệm chi phí.
Nếu chi vì lý do một sản phẩm đưỢc phát triển bởi một doanh nghiệp của Mỹ
và đưỢc bán lẩn đáu tiên ở thị trường Mỹ, thì không thể kết luận rằng sản phẩm
đó phải đưỢc sản xuất tại nước Mỹ. Sản phẩm đó hoàn toàn có thể đưỢc sản xuất
ở nước ngoài nơi có chi phí sản xuất thấp hơn và sau đó xuất khẩu trở lại Mỹ. Tuy
nhiên, Vernon đã lập luận rằng hầu hết các sản phẩm mới đểu được sản xuất đầu
tiên tại Mỹ. Rõ ràng, những doanh nghiệp tiên phong tin rằng nên giữ các cơ sở sản
xuất gần thị trường và trung tâm đẩu não của công ty vì sự bất trắc và rủi ro gắn liền
với việc tung ra các sản phẩm mới. Hơn nữa, nhu cẩu đối với hầu hết các sản phẩm
mới có xu hướng phụ thuộc vào các yếu tố phi giá cả. Do vậy, các doanh nghiệp có
thế bán sản phẩm mới với mức giá khá cao, là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp
không cần phải tìm kiếm những nơi sản xuất với chi phí thấp tại các nước khác.
Vernon tiếp tục lập luận rằng ở giai đoạn đẩu trong vòng đời của một sản
phám mới nhất định, khi nhu cầu đang bắt đẩu tăng nhanh ở Mỹ, thì nhu cẩu tại
các nước tiên tiến khác chỉ giới hạn ở một số nhóm khách hàng có thu nhập cao mà
thôi. Nhu cầu ban đầu có hạn tại các nước tiên tiến khác khiến các doanh nghiệp
244 Phần 3; Môi trường thương mại và đầu tư toàn cầu
o D
Các thị trirờng mới nổi định huxýng hàng tiêu dùng điện tử
Lằn đầu tiên trong lịch sử những thị trường mới nổi đã vượt qua các thị
trường phát triển để trở thành động lực chính dẫn dắt nhu cầu tiêu dùng hàng
công nghệ điện tử, theo nghiên cứu được công bố trong “Khảo sát việc sử
dụng hàng tiêu dùng và dịch vụ năm 2010" của Accenture. Khoảng 16.000
người được khảo sát ờ 4 thị trường mới nổi đã được hỏi (Trung Quốc, Ân
Độ, Malaysia và Singapore) và trả lời của họ được so sánh với các dữ liệu
của 4 thị trường phát triển (Pháp, Đức, Nhật, Mỹ). Điều này cho thấy trong
năm tới những người được khảo sát ờ các thị trường mới nổi mua các sản
phẩm công nghệ nhiều hơn gấp hai lần các thị trường phát triển. Hơn nữa,
các quốc gia mới nổi được đầu tư nhiều về công nghệ di động - bao gồm các
ứng dụng trong mỗi thiết bị - hơn các thị trường phát triển. Yếu tố chính trong
sự thay đổi lý thuyết này là hiện tượng mờ rộng nhanh chóng cùa tầng lớp
trung lưu ờ các thị trường mới nổi. Hơn một nửa thế giới có mức thu nhập
tối thiểu bằng tầng lớp trung lưu. Trong các quốc gia mới nổi, mức thu nhập
đó đang làm thỏa cơn đói về công nghệ vượt rất xa các quốc gia đã bảo hòa
các nhu cầu về thiết bị như Nhật và Mỹ. Hơn nữa, bời vì các nước này gia
nhập thị trường ờ giai đoạn phát triển công nghệ gần đây, nên họ thích ứng
với các phiên bản điện thoại thông minh, thiết bị di động và ứng dụng mạng
xã hội mới và cao cấp hơn. Các thị trường mới nổi - các cỗ máy năng lượng
tiêu dùng đang được đặt ở đây, và các công ty công nghệ, muốn thành công
trong tương lai phải phục vụ tốt các khách hàng này. Doanh thu tiềm năng
hàng tl us$ đang chờ họ.
Nguồn: www.eetasia.eom/ARI-8800600190-4994950NT-53dc7f22.HTM
trong các quốc gia ấy chưa thấy cần
thiết phải tiến hành sản xuất, nhưng
vẫn cẩn phải một lượng xuất khẩu
nhất định các sản phẩm mới từ Mỹ
sang các thị trường đó.
Theo thời gian, nhu cầu đối với
sản phẩm mới bắt đầu tăng dần tại
các nước phát triền khác (ví dụ như
Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản) cho
đến khi các nhà sản xuất tại đó thấy
rằng đã đến lúc phải tiến hành sản
xuất nhằm phục vụ cho thị trường
nước mình. Thêm nữa, các doanh
nghiệp Mỹ cũng có thê’ sẽ xây dựng
các cơ sở sản xuất tại các nước phát
triển, nơi mà nhu cầu đang tăng lên.
Như vậy, quá trình sản xuất tại các
nước này bắt đầu hạn chế bớt tiềm
năng xuất khầu của nước Mỹ.
Khi thị trường ở Mỹ và một số
nước phát triển khác trở nên bão hòa
thì sản phẩm mới cũng đạt tới mức
độ tiêu chuẩn hoá cao hơn, và giá cả bắt đầu trở thành vũ khí cạnh tranh chủ yếu
trên thị trường. Khi điểu đó xảy ra, những tính toán vẽ chi phí bắt đầu đóng một
vai trò lớn hơn trong quá trinh cạnh tranh. Các nhà sản xuất tại các nước phát triển,
nơi có chi phí lao động thấp hơn so với chi phí lao động tại Mỹ (ví dụ như tại các
nước Ý, Tây Ban Nha) bây giờ có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Nếu áp lực vể
chi phí trở nên nặng nề hơn, thì quá trình không dừng ở đó. Quá trình mà trong đó
nước Mỹ đánh mất lợi thế trước các nước phát triển khác có thể tiếp tục lặp lại một
lẩn nữa, khi các nước đang phát triển (ví dụ như Thái Lan) bắt đáu có được những
lợi thế sản xuất so với các nước phát triển. Do vậy, quá trình của sản xuất toàn cầu
sẽ bắt đầu từ Mỹ chuyến sang các nước phát triển khác và tiếp đó là từ những nước
này chuyển sang các nước đang phát triển.
Kết quả của những xu hướng này đối với mô hình thương mại thê giới là theo
thời gian, nước Mỹ chuyển dần từ một nước xuất khẩu sản phẩm thành một nước
nhập khẩu khi quá trình sản xuất chuyển đến những địa điểm ở nước ngoài, có chi
phí sản xuất thấp hơn. Biểu đổ 6.5 mô tả quá trình tăng trưởng của sản xuất và tiêu
dùng theo thời gian tại nước Mỹ, tại các nước phát triển khác và tại các nước đang
phát triển.
ĐÁNH GIÁ LÝ THUYÉT VÒNG ĐỜI SẢN PHẢM Xét về khía cạnh lịch sử, lý
thuyết vòng đời sản phẩm dường như là một sự giải thích chính xác những mô hình
thương mại quốc tế. Xem xét trường hỢp của máy photocopy, sản phẩm này đẩu
tiên đưỢc phát triển vào đầu những năm 1960 bởi hãng Xerox tại Mỹ và được bán
MỘT GÓC NHÌN KHÁC
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 245
Biểu đ ồ ^
Lý thuyết về vòng
dời sản phẩm
Nguồn: Adapted from
Raymond Vernon and Louis
T. VVells, The Economic
Environment of International
Business, 5th edítion
© 1991. Reproduced by
permission of Pearson
Education, Inc,, UpperSaddle
River, New Jersey.
160
140
120
100
80
60
40
20
0
A. Mỹ
c. Các quốc gia đang phát triển
Xuất khẩu
___ 1____1 1 1— ■
Tiêu dùng V
1 .B - r * * *
xuất
1 1 1 1
Sản phẩm mới I Sản phẳm chín muồi |sản phẩm tiêu chuẩn hó£
______________ Các giai đoạn phát triển sản phẩm_______________
246 Phần 3: Môi trường thương mại và đáu tư toàn cầu
đẩu tiên cho các khách hàng Mỹ. Ban đẩu, hãng Xerox xuất khẩu những chiếc máy
photocopy đưỢc sản xuất tại Mỹ sang Nhật Bản và các quốc gia phát triển khác tại
Tây Âu. Khi nhu cáu bắt đầu tăng lên tại những quốc gia này, Xerox đã thực hiện
liên doanh đê’ thiết lập sản xuất tại Nhật Bản (Fuji-Xerox) và Anh (Rank-Xerox).
Ngoài ra, một khi bằng sáng chế của Xerox về quy trình sản xuất máy photocopy
hết hạn, các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khác bắt đẩu tham gia vào thị trường
(ví dụ Canon tại Nhật, Olivetti tại Italia). Kết quả là xuất khẩu của Mỹ giảm xuống,
và người sử dụng Mỹ bắt đầu mua những chiếc máy photocopy từ những nguồn
sản xuất nước ngoài với giá thành tháp hơn, đặc biệt là từ Nhật Bản. Gần đây hơn,
các công ty Nhật Bản thấy rằng chi phí sản xuát tại quốc gia của mình quá cao, nên
họ đã bắt đẩu chuyển hoạt động sản xuất sang những quốc gia đang phát triển như
Singapore và Thái Lan. Do đó, đầu tiên là Mỹ và bây giờ là các quốc gia phát triển
khác (như Nhật Bản và Anh) đã chuyển từ nước xuất khẩu thành nước nhập khẩu
máy photocopy. Qụá trình phát triển của mô hình thương mại quốc tế của máy
photocopy này phù hỢp với những dự đoán của học thuyết vòng đời sản phẩm
rằng những ngành công nghiệp khi phát triển chín muôi thường có xu hướng di
chuyển ra khỏi nước Mỹ đến những địa điểm nơi có chi phí sản xuất thấp hơn.
Tuy nhiên, học thuyết về vòng đời sản phẩm vẫn có những hạn chế của nó.
Xem xét từ quan điểm của người Châu Á và Châu Âu, những lập luận của Vernon
rằng hẩu hết các sản phẩm đưỢc phát triển và bắt đầu ở Mỹ dường như là một
quan điểm mang tính dân tộc vị kỷ và ngày càng lỗi thời. Mặc dù, có thể đúng là
trong suốt giai đoạn Mỹ thống trị nển kinh tế toàn cầu (từ 1945 đến 1975), hầu
hết các sản phẩm mới đểu bắt đẩu tại Mỹ, nhưng luôn có những ngoại lệ đặc biệt.
Những ngoại lệ này dường như ngày càng trở nên phổ biến hơn trong những
năm gần đây. Ngày nay, rát nhiều sản phẩm mới đầu tiên được giới thiệu tại Nhật
(ví dụ thiết bị “videogame” cẩm tay) hay Châu Âu (ví dụ những chiếc điện thoại
không dây thế hệ mới). Hơn nữa, với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa ngày
càng gia tăng như đã nghiên cứu ở Chương 1, số lượng những sản phẩm mới (ví
dụ máy tính xách tay, đĩa compact và máy ảnh kỹ thuật số) được giới thiệu cùng
lúc tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước Chầu Âu phát triển khác
ngày càng tăng lên. Điểu này có thể là do đưỢc hỏ trỢ bởi sự phân công lao động
quốc tế trên toàn thế giới, với các bộ phận cấu thành của một sản phẩm được
sản xuất ở nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới nhằm đạt đưỢc sự kết hỢp giữa
các yếu tố chi phí và chuyên môn thuận lợi nhất (như đã đưỢc dự đoán bởi học
thuyết lợi thê so sánh). Tóm lại, dù học thuyết của Vernon có thê’ có ích trong
việc giải thích mô hình thương mại quốc tế trong một giai đoạn ngắn, khi mà Mực TIÊU HỌC TẠP 2
nền kinh tế M ỹ chiếm vị trí thống trị trên toàn cầu, nhưng trong thế giới hiện đại Tóm lược các học thuyết khác
ngày nay giá trị của học thuyết này rất hạn chế. nhau, giải thích về hoạt động
buôn bán giữa các quốc gia
Học thuyết thương mại mới .
kinh tế
Học thuyết thương mại mới bắt đáu nổi lên từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, khi một
số nhà kinh tế chỉ ra rằng việc đạt đưỢc lợi thế theo quy mô có thê’ có một ý nghĩa i-g
quan trọng đối với thương mại quốc tế. '^’ Lợi thế theo quy mô là trạng thái mà ở tăng cao
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 2 4 7 I
MỤC TIÊU HỌC TẬP 3
Nhận định nguyên nhân nhiều
nhà kinh tế tin rằng thương
mại tự do không giới hạn giữa
các quốc gia làm tăng lợi ích
kinh tế của các quốc gia tham
gia vào hệ thống thương mại
tự do
đó chi phí trên một đơn vị sản phẩm giảm nhờ qui mô sản lượng lớn. Lợi thế theo
quy mô có thể có đưỢc từ một số nguyên do, như khả năng phân bổ các chi phí cố
định trên một khối lượng sản phẩm lớn, hoặc khả năng nhà sản xuát tạo ra đưỢc
một sản lượng lớn nhờ tận dụng đưỢc nguổn nhân công và thiết bị được chuyên
môn hóa và vi vậy có năng suất lao động cao hơn so với các nguổn lực ít được
chuyên môn hóa hơn. Lợi thế theo quy mô là yếu tố quan trọng để giảm chi phí sản
xuất trong nhiều ngành khác nhau, từ sản xuất phần mềm máy tính, tới sản xuất ô
tô, từ dưỢc phẩm tới ngành công nghiệp hàng không. Lấy ví dụ, hãng Microsoíit có
đưỢc lợi thế theo quy mô nhờ vào việc phân bổ các chi phí cố định trong phát triển
hệ điếu hành “Windows” mới. Chi phí đó vào khoảng 5 tỷ đôla Mỹ, đưỢc phân
bổ cho khoảng 250 triệu máy tính cá nhân, sẽ được cài đặt hệ điểu hành mới này.
Tương tự như vậy, các doanh nghiệp sản xuất ô tô cũng có đưỢc lợi thế theo quy
mô bằng cách sản xuất với số lượng lớn các loại ô tô từ một dây chuyển sản xuất,
trong đó mõi công nhân đảm nhận một công việc được chuyên môn hóa.
Học thuyết thương mại mới nêu ra hai điểm quan trọng; Thứ nhất, thông qua
tác động lên lợi thế theo quy mô, thương mại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng
của các hàng hóa cung cáp cho người tiêu dùng và giảm bớt chi phí bình quân trên
một đơn vị sản phẩm. Thứ hai, trong những ngành sản xuất, khi mà sản lượng đẩu
ra đòi hỏi đạt được lợi thế theo quy mô, thì ngành đó phải có một tỷ trọng nhu
cầu đáng kể trong tổng cầu thế giới, thị trường toàn cầu chỉ có thể hỗ trỢ cho một
số ít các doanh nghiệp mà thôi. Do vậy, thương mại thế giới của một số sản phẩm
nhất định sẽ bị thống trị bởi các quốc gia, có các doanh nghiệp là những người tiên
phong trong lĩnh vực sản xuất đó.
TĂNG TÍNH ĐA DẠNG CỦA SẢN PHÁM VÀ GIẢM CHI PHÍ SẢN XUÁT
Trước tiên, hãy tưởng tượng một thế giới không có thương mại. Trong các ngành
công nghiệp, nơi mà lợi thế theo quy mô có ý nghĩa rất quan trọng, thì cả tính
đa dạng sản phẩm và quy mô sản xuất của một quốc gia đểu bị giới hạn bởi quy
mô của thị trường. Nếu thị trường của quốc gia nhỏ, và vì vậy nhu cầu nhỏ, thì sẽ
không cho phép nhà sản xuất có đưỢc lợi thế theo quy mô đối với một sổ sản phẩm
nhất định. Theo đó, những sản phẩm này sẽ không đưỢc sản xuất, và dẫn đến sản
phẩm cung cấp cho người tiêu dùng kém đa dạng. Tất nhiên, chúng cũng có thể
đưỢc sản xuất, nhưng sẽ chỉ ở quy mô nhỏ với chi phí và mức giá là tương đối cao
hơn so với trường hỢp có đưỢc lợi thế theo quy mô.
Bây giờ hãy xem điểu gì xảy ra khi các quốc gia có trao đổi thương mại với
nhau. Thị trường quốc gia đơn lẻ được kết hỢp thành một thị trường thế giới rộng
lớn hơn. Nhờ có quy mô thị trường mở rộng khi tham gia vào thương mại, các
doanh nghiệp có thể dẻ dàng đạt được lợi thế theo quy mô hơn. Theo học thuyết
thương mại mới, mỗi nước sẽ có điều kiện tốt để có thể chuyên môn hóa sản xuất
một danh mục hạn chế các sản phẩm nhất định hơn là trong trường hỢp không
có thương mại, ngay cả bằng cách nhập khẩu những sản phẩm mà nước đó không
sản xuất được từ những nước khác. Mỗi nước có thê’ đổng thời vừa tăng mức độ đa
dạng của sản phẩm cho người tiêu dùng, vừa giảm chi phí của những hàng hóa đó.
Như vậy là thương mại đã tạo cơ hội cho các bên cùng có lợi ngay cả khi các nước
không hể có sự khác biệt vể mức độ sẵn có của các nguổn lực hay công nghệ.
248 Phần 3: Môi trường thương mại và đẩu tư toàn cẩu
Giả sử có hai quốc gia, mỗi quốc gia có một thị trường tiêu thụ 1 triệu ô tô
mỗi năm. Bằng cách trao đổi thương mại với nhau, những quốc gia này có thể tạo
ra một thị trường chung có mức tiêu thụ 2 triệu ô tô. Trong thị trường chung này,
do có khả năng đạt được lợi thê theo quy mô tốt hơn, độ đa dạng (các mẫu) của
xe có thế được sản xuất nhiều hơn ở mức chi phí bình quân thấp hơn so với trường
hỢp thị trường đơn lẻ. Ví dụ, nhu cầu về loại xe hơi thể thao có thể giới hạn ở mức
55.000 chiếc trong thị trường mỗi quốc gia đơn lẻ, trong khi lợi thế theo quy mô
đòi hỏi phải sản xuất ít nhất 100.000 chiếc một năm. Tương tự như vậy, nhu cầu
đối với xe tải nhỏ có thể chỉ là 80.000 chiếc tại mỗi thị trường quốc gia đơn lẻ, trong
khi để đạt được lợi thế theo quy mô thì phải sản xuất ít nhất 100.000 chiếc một
năm. Để đáp ứng nhu cẩu hữu hạn của thị trường nội địa, các doanh nghiệp tại mỗi
quốc gia có thể sẽ quyết định không sản xuất loại ô tô thể thao đó, vì chi phí sản
xuất với số lượng nhỏ là quá lớn. Mặc dù doanh nghiệp có thê’ sản xuất xe tải nhỏ,
nhưng chi phí sản xuất trong trường hỢp này sẽ cao hơn đáng kể so với trường hỢp
đạt được lợi thế theo quy mô. Một khi cả hai quốc gia quyết định trao đổi thương
mại, một doanh nghiệp tại quốc gia này có thể sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất
ô tô thê’ thao, trong khi một doanh nghiệp khác tại quốc gia kia sẽ sản xuất ô tô tải
nhỏ. Nhu cầu chung là 110.000 ô tô thể thao và 160.000 ô tô tải nhỏ sẽ cho phép
mỗi doanh nghiệp đạt được lợi thế theo quy mô. Người tiêu dùng, trong trường
hỢp này, sẽ đưỢc lợi vì có thêm sự lựa chọn hàng hóa (ô tô thể thao), mà không thê’
có trước khi có hoạt động thương mại. Họ cũng hưởng lợi từ mức giá thấp hơn của
sản phẩm kia (ô tô tải nhỏ), mà không thê’ sản xuất đưỢc ở quy mô hiệu quả nhất
trước khi có thương mại quốc tế. Do đó, thương mại có lợi cho cả hai quốc gia bởi
vì cho phép thực hiện lợi thế theo quy mô và sản xuất được nhiểu loại hàng hóa đa
dạng với mức giá thấp hơn.
LỢI THÉ THEO QUY MÔ, LỢI THẾ CỦA NGƯỜI TIÊN PHONG VÀ MÔ
HINH CUA THƯƠNG MAI QUỐC TÉ Chủ để thứ hai của học thuyết thương
mại mới đó là việc mô hình thương mại, mà chúng ta quan sát của nền kinh tế thế
giới, có thể là kết quả của việc đạt được lợi thế theo quy mô và lợi thế của người đi
trước. Những lợi thế của người đi trước là những lợi thế kinh tê' và chiến lược mà
những người thâm nhập đầu tiên vào một ngành có được.^‘ Một trong những lợi
thế quan trọng của người đi tiên phong là có thê’ giành được lợi thê' theo quy mô
trước những người thâm nhập sau và vì vậy hưởng lợi từ cơ cấu có quy chi phí thấp
đó. Học thuyết thương mại mới lập luận rằng đối với những sản phẩm mà lợi thê'
theo quy mô đóng vai trò quan trọng lớn và chiếm một tỷ trọng đáng kê’ trong nhu
cầu của thế giới, thì người đi tiên phong vào ngành đó có thê’ giành đưỢc lợi thê
chi phí nhờ vào quy mô sản xuất lớn mà những người gia nhập sau gẩn như không
thê’ có đưỢc. Do vậy, mô hình thương mại mà ta quan sát đưỢc đối với những sản
phấm đó phản ánh những lợi thê' của người tiên phong. Các nước có thê’ chiếm ưu
thê trong xuất khẩu những hàng hóa nhất định bởi vì lợi thê' theo quy mô đối với
quá trình sản xuất của họ là rất quan trọng. Các công ty đặt trụ sở tại các nước này
là các doanh nghiệp đầu tiên hưởng lợi từ lợi thê' theo quy mô và mang lại cho họ
lợi thê' của người đi trước.
• Lợi thế của người
đi trước
Lợi thế dành cho người
đầu tiên thâm nhập vào
một thị trường.
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tê 249
MỤC TIÊU HỌC TẬP 3
Nhận định nguyên nhân nhiều
nhà kinh tế tin rằng thương
mại tự do không giới hạn giữa
các quốc gia làm tăng lợi ích
kinh tế của các quốc gia tham
gia vào hệ thống thương mại
tự do
Ví dụ, nghiên cthi về ngành hàng không thương mại, người ta tháy rằng lợi thế
theo quy mô trong ngành này bắt nguổn từ khả năng phân bổ các chi phí có định cho
phát triển một loại máy bay mới với một lượng lớn máy bay đưỢc sản xuát. Trên thực
tế, hãng Airbus đã phải chi phí khoảng 15 tỷ $ đê’ phát triển loại máy bay phản lực
siêu lớn A380 có 550 chỗ ngồi. Để thu hổi chi phí và đạt được điểm hòa vốn, Airbus
phải bán đưỢc ít nhát 250 chiếc A380. Nếu như hãng có thể bán được nhiểu hơn 250
chiếc, thì rõ ràng họ sẽ có lời. Tuy nhiên, tổng nhu cầu dự báo trong vòng 20 năm tới
đối với dòng máy bay này ước tính vào khoảng từ 400 đến 600 chiếc. Nghĩa là, thị
trường toàn cầu có lẽ chỉ có thể đem lại lợi nhuận cho một nhà sản xuát của loại máy
bay siêu lớn này. Kết quả là Liên minh Châu Âu có thể chiếm được ưu thế trong việc
xuát khẩu loại máy bay siêu lớn này, đơn giản vi một công ty đặt tại Châu Âu, công
ty Airbus, sẽ là hãng đẩu tiên sản xuất siêu máy bay 550 chỗ và đạt được lợi thế theo
quy mô. Những nhà sản xuất tiềm năng khác, ví dụ như hãng Boeing, sẽ không có
cơ hội tham gia vào thị trường này bởi họ không có được lợi thế kinh tế nhờ quy mô
mà hãng Airbus sẽ có đưỢc. Bằng cách đi tiên phong trong lĩnh vực/thị trường này,
Airbus sẽ giành được lợi thế của người đi trước dựa trên việc đạt được lợi thế theo
quy mô, những yếu tố mà đối thủ cạnh tranh của họ khó có thể theo kịp. Kết quả là
Liên minh Châu Âu sẽ trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu về máy bay phản lực siêu
lớn. (Boeing không tin rằng thị trường đủ lớn đê’ thậm chí chỉ một doanh nghiệp
hoạt động có lợi, nên đã quyết định không phát triển loại máy bay này mà thay vào
đó, Boeing tập trung nghiên cứu loại máy bay siêu hiệu quả 787 của mình.)
Ý NGHĨA CỦA HỌC THUYẾT THƯƠNG MẠI MỚI Học thuyết thương
mại mới có những ý nghĩa quan trọng. Học thuyết này cho rằng các nước có thê’
thu đưỢc lợi ích từ hoạt động thương mại ngay cả khi không có sự khác biệt về sự
sản có của các tài nguyên hay công nghệ. Thương mại cho phép một nước chuyên
môn hóa vào sản xuất những sản phẩm nhất định đạt được lợi thế theo quy mô
và giảm chi phí sản xuất. Đổng thời quốc gia đó có thê’ mua những sản phẩm mà
trong nước không sản xuất đưỢc từ nước khác, nơi mà cũng chuyên môn hóa vào
sản xuất những sản phẩm khác. Bằng cơ chế này, mức độ đa dạng của các sản phẩm
dành cho người tiêu dùng của mỗi quốc gia sẽ tăng lên, trong khi chi phí sản xuất
bình quân trên đơn vị sản phầm giảm xuống, kéo theo giá bán cũng giảm, từ đó giải
phóng các nguổn lực đê’ sản xuất nhiều hàng hóa và dịch vụ khác.
Học thuyết cũng gỢi ý rằng một nước có thê’ có ưu thế trong xuất khẩu một
loại hàng hóa chi đơn giản, vì nước đó may mắn có đưỢc một hoặc một vài doanh
nghiệp trong số những doanh nghiệp đẩu tiên tham gia vào sản xuất hàng hóa đó.
Do có khả năng đạt đưỢc lợi thế theo quy mô, những doanh nghiệp tiên phong
trong một ngành sau đó sẽ ngăn cản sự gia nhập của những doanh nghiệp khác vào
thị trường thế giới. Những người tiên phong có lợi thế trong việc tăng suất sinh lợi
và từ đó tạo ra rào cản cho việc gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác. Trong
ngành công nghiệp máy bay thương mại, thực tê rằng Boeing và Airbus đểu góp
mặt và đang có đưỢc lợi ích kinh tế của sản xuất quy mô lớn. Điểu này làm nản
lòng các doanh nghiệp mới muốn gia nhập và càng củng cố thêm ưu thế của Mỹ và
Châu Âu trong việc buôn bán máy bay phản lực cỡ trung bình và lớn. ư u thế này
càng được củng cố thêm bởi vi nhu cầu toàn cầu có thê’ không đủ lớn đê’ tạo điểu
250 Phần 3: Môi trường thương mại và đáu tư toàn cầu
kiện cho một doanh nghiệp mới sản xuất máy bay phản lực thương mại cỡ trang
bình và lớn tham gia vào ngành công nghiệp này. Chính vì vậy mà mặc dù các
doanh nghiệp Nhật Bản có thê’ cạnh tranh đưỢc trên thị trường, họ đã quyết định
không tham gia, mà thay vào đó là liên kết với những nhà sản xuất chủ đạo với tư
cách là một nhà thầu phụ chính (ví dụ công ty Mitsubishi Heavy Industries là nhà
thầu phụ chủ yếu cho Boeing trong chương trình sản xuất máy bay 777 và 787).
Học thuyết thương mại mới có những điểm khác với học thuyết Heckscher
- Ohlin, vốn cho rằng một nước sẽ thống trị trong xuất khẩu một sản phẩm khi
nước đó đặc biệt dổi dào về tài nguyên cần thiết để chế tạo sản phẩm đó. Những
người ủng hộ học thuyết thương mại mới lại lập luận rằng nước Mỹ là nhà xuất
khẩu chính vế máy bay phản lực thương mại không phải bởi vì nước Mỹ dổi dào về
các nguổn lực sản xuất cần thiết để chế tạo máy bay, mà bởi vì hẫng Boeing, một
trong những nhà tiên phong, là một doanh nghiệp của Mỹ. Tuy nhiên, học thuyết
thương mại mới không hề mâu thuẫn với học thuyết vế lợi thế so sánh. Lợi thế theo
quy mô giúp gia tăng năng suất. Vì thế học thuyết này xác định được một yếu tố
quan trọng của lợi thế so sánh.
Học thuyết này khá hữu dụng trong việc giải thích mô hình thương mại.
Những nghiên cứu thực nghiệm đã củng cố những dự đoán của học thuyết này
râng thương mại sẽ đẩy mạnh quá trình chuyên môn hóa sản xuất trong nội bộ
ngành, tàng cường sự đa dạng của sản phẩm đối với người tiêu dùng và giúp làm
giảm giá bình quân của một đơn vị sản phẩm. Một nghiên cứu vể lợi thế của người
đi trước và thương mại quốc tê được thực hiện bởi một nhà nghiên cứu thuộc Đại
học Kinh doanh Havard, Alíred Chandler, cho thấy rằng sự tổn tại của lợi thế này
là một nhân tố quan trọng đê’ giải thích sự thống trị của các doanh nghiệp trong
một ngành công nghiệp nhất định tại các quốc gia.^ ^Số lượng các doanh nghiệp là
hữu hạn trong rất nhiều ngành công nghiệp trên toàn cẩu, bao gốm có ngành công
nghiệp hóa chất, công nghiệp các thiết bị xây dựng lớn, công nghiệp sản xuất ô tô
tải nặng, công nghiệp sản xuất vỏ xe, công nghiệp điện tử tiêu dùng, công nghiệp
động cơ phản lực, và công nghiệp phần mềm máy tính.
Có lẽ ý nghĩa đang gây tranh cãi nhất của học thuyết thương mại mới là luận
điểm tạo ra chính sách can thiệp và thương mại chiến lược của chính phủ.^ "* Những
nhà lý luận theo chủ nghĩa thương mại mới nhấn mạnh vai trò của vận may, sự tiên
phong trong kinh doanh, và sự đột phá đê’ có được lợi thế của doanh nghiệp đi
trước. Theo quan điểm này, lý do mà hãng Boeing là doanh nghiệp đi trước trong
ngành sản xuất máy bay phản lực thương mại - chứ không phải là các doanh nghiệp
khác như DeHavilland và Hawker Siddley của Anh, hay Pokker của Hà Lan - tất cả
chẳng qua là vì Boeing may mắn và sáng tạo. May mắn của Boeing là loại máy bay
phản lực Comet của hãng DeHavilland, được giới thiệu sớm hơn 2 năm so với loại
máy bay phản lực 707 của hãng Boeing, đã đê’ lộ rất nhiều thiếu sót nghiêm trọng
về mặt kỹ thuật. Nêu Dehavilland không gây ra nhũng sai sót nghiêm trọng vể công
nghệ đó thì Anh có lẽ đã trở thành nhà xuất khẩu máy bay phản lực thương mại
hàng đẩu trên thế giới. Những đột phá của Boeing được thê’ hiện qua việc độc lập
phát triển các bí quyết công nghệ cẩn thiết đê’ sản xuất máy bay phản lực thương
mại. Tuy nhiên, một vài lý luận của chủ nghĩa thương mại mới đã chỉ ra rằng hoạt
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 251
động nghiên cứu và phát triển của Boeing chủ yếu được chi trả bởi chính phủ Mỹ.
Máy bay 707 chính là một lợi ích phụ của chương trình quân sự do chính phủ tài
trỢ (việc gia nhập của hãng Airbus vào ngành này củng nhận đưỢc sự hỗ trỢ lớn từ
trỢ cẫp của chính phủ). Đây là lý do biện hộ cho sự can thiệp chính phủ bằng cách
sử dụng khôn khéo trỢ cấp có thê’ tăng cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa để trở
thành doanh nghiệp tiên phong trong các ngành công nghiệp mới nổi, cụ thê như
việc chính phủ Mỹ đã làm với hãng Boeing (và Liên minh Châu Âu đã làm với
Airbus)? Nếu việc này là có thể, và học thuyết thương mại mới là đúng, thi chúng
ta sẽ có một lý do kinh tế để biện hộ cho các chính sách thương mại tiên phong.
Nhưng lý do đó đi ngưỢc lại với phương châm về thương mại tự do của các học
thuyết thương mại mà chúng ta đã nghiên cứu cho đến nay. Chúng ta sẽ xem xét ý
nghĩa chính trị của vấn để này trong Chương 7.
MỤC TIÊU HỌC TẠP 2
Tóm lược các học thuyết khác
nhau, giải thích về hoạt động
buôn bán giữa các quốc gia
• ÒN TẬP NHANH
1. Học thuyết Heckscher-Ohlin khác với học thuyết lợi thế so sánh như thê nào?
2. Nghịch lý Leontieí là gì? Tại sao học thuyết này quan trọng ?
3. Dự báo trọng tâm của học thuyết vòng đời sản phẩm là gì ? Các hạn chê của học
thuyết này ?
4. Học thuyết thương mại mới cho ta biết điểu gì về mô hình thương mại trong
nển kinh tế thế giới ?
5. Ý nghĩa của học thuyết thương mại mới đổi với chính sách của chính phủ ?
Lợi thế cạnh tranh quốc gia: mô hình kim
cương của Porter
Năm 1990, giáo sư Michael Porter của Đại học Kinh doanh Harvard đã công bố
những kết quả sau nỗ lực nghiên cứu chuyên sâu nhằm xác định xem tại sao một số
nước lại thành công, còn một số khác lại thất bại trong cạnh tranh quốc tê.^ ^Porter
và các cộng sự của ông đã nghiên cứu tổng cộng 100 ngành công nghiệp tại 10 quốc
gia khác nhau. Giống như công trình của những người ủng hộ thuyết thương mại
mới, công trình của Porter đưỢc dẫn dắt bởi niềm tin rằng các học thuyết hiện tại
về thương mại quốc tế mới chỉ mới nêu ra đưỢc một phần của câu chuyện. Đối với
Porter, nhiệm vụ cốt yếu là giải thích đưỢc tại sao một quốc gia đạt được thành công
quốc tế trong một ngành cụ thể. Tại sao Nhật Bản rất giỏi trong ngành chê tạo ô
tô? Tại sao Thụy sĩ xuất sắc trong sản xuất và xuất khấu các thiết bị chính xác và các
loại dược phẩm? Tại sao Đức và Mỹ làm rất tốt trong ngành công nghiệp hóa chất?
Những câu hỏi này khó có thê’ lý giải bằng học thuyết Heckscher - Ohlin, trong khi
đó học thuyết vế lợi thế so sánh chỉ có thể giải đáp một phần của vẩn đề. Học thuyết
252 Phán 3: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cáu
1
iđCé.Biêu ^6.6
Những yếu tố quyết
định lợi thế cạnh tranh
quốc gia; Mô hình kim
cưvng của Porter.
Nguồn: Reprinted by permission
of Harvard Business
Revievv. Exhibit from “The
Competitive Advantage of Nations,"
by Michael E. Porter, March-April
1990, p. 77. Copyright
1990 by the Harvard Business
School Publishing Corporation;
all rights reserved.
lợi thế so sánh lý giải rằng Thụy Sĩ xuất sắc về sản xuất và xuất khấu các thiết bị chính
xác bởi vì nước này sử dụng các nguồn lực của mình trong những ngành đó rất hiệu
quả. Mặc dù lý giải như vậy có thể là đúng, nhưng lại không giải thích được tại sao
Thụy Sĩ lại có năng suất hơn ở các ngành trên so với các nước khác như Anh, Đức,
hoặc Tây Ban Nha. Porter đã cố gắng giải bài toán này.
Porter giả thiết rằng có 4 thuộc tính chung của quốc gia, tạo nên môi trường
cạnh tranh cho các công ty địa phương và các thuộc tính này khuyến khích hoặc
cản trở sự hình thành lợi thế cạnh tranh (xem Biểu đổ 6.6). Các thuộc tính này là:
• Tính sẵn có của các yếu tố sản xuất - vị thế của một nước vể các yếu tố sản xuất,
ví dụ như nguồn lao động lành nghề hoặc cơ sở hạ tầng cẩn thiết để cạnh tranh
trong một ngành cụ thể.
• Các điêu kiện về nhu cầu - bản chất của nhu cẩu trong nước đối với hàng hóa
hoặc dịch vụ của một ngành.
• Các ngành công nghiệp liên kết và phụ trỢ - sự hiện diện hoặc không sẵn có của
các ngành phụ trỢ và liên kết có năng lực cạnh tranh quốc tế.
• Chiến ỉược, cơ cẩu và năng lực của doanh nghiệp - các điếu kiện chi phối việc
thành lập, tổ chức, và quản trị doanh nghiệp như thê nào và tính chất của cạnh
tranh trong nước.
Porter để cập đến bốn thuộc tính này như là bốn yếu tố tạo nên mô hình kim
cương. Ông lập luận rằng các doanh nghiệp có khả năng thành công cao nhất trong
những ngành hoặc các phân ngành khi mô hình kim cương có nhiểu thuận lợi nhất.
Ong củng cho rằng mô hình kim cương là một hệ thống tác động qua lại. Tác động
của một thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác. Ví dụ, theo
Porter thì các điểu kiện thuận lợi về nhu cầu sẽ không đem lại lợi thê cạnh tranh,
trừ khi năng lực cạnh tranh của công ty đủ mạnh để doanh nghiệp phải tận dụng
được các điểu kiện thuận lợi đó.
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tế 253
London vẫn là trung tâm tài chính của Thế giãi
Một khảo sát của BNP Paribas Real Estate cho thấy rằng 82% số người được
hỏi vẫn xem London là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. Điều đó giúp
xóa tan lo ngại rằng khùng hoảng tài chính làm suy yếu vị thế của nó. Mặc dù
có các biến động trong lĩnh vực tài chính những năm gần đây và trái với cách
nhln hơi bi quan của những nhà bình luận về thị trường London, cuộc khảo
sát về ngành ngân hàng mới nhất của BNP Paribas Real Estate cho thấy rằng
London vẫn là trung tâm tài chính hàng đầu thế giới. 82% số người được hỏi
vẫn chọn London là thành phố dẫn đầu trên thế giới, so với 16% chọn New
York. Thực sự, viễn cảnh của London là tích cực, với 60% người được hỏi
xác nhận rằng London là điểm tập trung về tăng trường trong suốt 3 năm tới.
London hưởng lợi từ 2 lợi thế quan trọng, không bao giờ mất đi. Đầu tiên là vị
trí trung tâm về múi giờ, nghĩa là trong một ngày làm việc nó có thể liên lạc và
giao dịch với các thị trường Hongkong và Thượng Hải vào buổi sáng, và New
York vào buổi chiều. Không có trung tâm tài chính nào khác có thể cung cấp
một kết nối như vậy cho thị trường toàn cầu. Thứ hai, London vẫn là trung tâm
của thế giới nói tiếng Anh và vl vậy đây là nơi thu hút nhân tài nói tiếng Anh.
Nguồn: Excerpted from “London Remains the Pinancial Capital of the World," by Dan
Bayley, The Banker, danuary 6, 2011, www.thebanker.com/CommenưBracken/London-
remains-the-financial-capital-of-the-world?ct=true. Reprinted with permission.
Porter giữ quan điếm cho rằng
hai yếu tố khác có thể ảnh hưởng
lớn tới mô hình kim cương quốc gia:
đó là cơ hội và chính phủ. Những cơ
hội, ví dụ những phát minh sáng tạo
quan trọng, có thể cơ cấu lại ngành
và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
của quốc gia vượt lên những doanh
nghiệp khác. Bằng cách lựa chọn các
chính sách của mình, chính phủ có
thể làm suy yếu hoặc cải thiện lợi thế
quốc gia. Ví dụ, các quy định pháp
luật có thể điều chỉnh các điểu kiện
vể cầu nội địa, các chính sách chống
độc quyển có thể tác động tới mức
độ cạnh tranh nội bộ ngành, và các
khoản đầu tư của chính phủ vào giáo
dục đào tạo có thê’ thay đổi tính sẵn
có của các yếu tố sản xuất.
TÍNH SẴN CÓ CỦA CÁC YÉU Tố SẢN XUẤT Tính sẵn có của các yếu tố
sản xuất chính là trọng tâm của học thuyết Heckscher - Ohlin. Trong khi Porter
không bổ sung thêm bất cứ nội dung gì hoàn toàn mới, nhưng ông đã phần tích kỹ
lưỡng đặc tính của các yếu tố sản xuất, ô n g thừa nhận sự phân cấp của các yếu tố
sản xuất, phân biệt giữa các yếu tố cơ bản (ví dụ; các nguồn tài nguyên thiên nhiên,
khí hậu, vị trí địa lý và nhân khẩu học) và các yếu tố cao cấp (ví dụ: hạ tầng truyền
thông, lao động lành nghề và trình độ cao, các cơ sở nghiên cứu, và bí quyết công
nghệ). Ông lập luận rằng các yếu tố cao cấp đóng vai trò hết sức quan trọng trong
lợi thế cạnh tranh. Không gióng như các yếu tố cơ bản sẵn có tự nhiên, các yếu tố
cao cấp lại là sản phẩm của đầu tư cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ. Do vậy, các
khoản đẩu tư của chính phủ vào đào tạo cơ bản và nâng cao để cải thiện trình độ
kiến thức và kỹ năng chung của dân chúng cũng như kích thích nghiên cứu chuyên
sầu tại các cơ sở giáo dục cấp cao hơn có thể giúp nâng cấp các yếu tố cao cấp của
một quốc gia.
Mối quan hệ giữa các yếu tố cao cấp và cơ bản rất phức tạp. Các yếu tố cơ bản
có thể cung cấp lợi thế ban đầu và sau đó sẽ được củng cố và mở rộng thông qua
đẩu tư vào các yếu tố cao cấp. NgưỢc lại, các bất lợi của các yếu tố cơ bản có thê’
tạo ra những áp lực buộc phải đẩu tư vào các yếu tố nâng cao. Một ví dụ rõ ràng
nhất về hiện tượng này là Nhật Bản, một nước không có nhiều đất trổng và các tài
nguyên khoáng sản, tuy nhiên thông qua các khoản đẩu tư, quốc gia này đã tạo ra
đưỢc nguổn yếu tố nàng cao rất dổi dào. Porter lưu ý rằng đội ngũ kỹ sư đông đảo
tại Nhật Bản (phản ánh thông qua tỷ lệ kỹ sư tốt nghiệp trên bình quân đầu người
cao hơn hẳn bất kỳ nước nào khác) là nhân tố chủ chốt dẫn tới sự thành công của
Nhật Bản trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo.
254 Phẩn 3; Môi trường thương mại và đáu tư toàn cầu
o D
Tính sẵn có của các yếu tố sàn xuất; một trắc nghiệm
Một trong những yếu tố sản xuất quan trọng nhất là giáo dục, với các thước
đo quan trọng như là tỳ lệ phố cập giáo dục và chênh lệch về tỷ lệ phổ cập
giáo dục theo giới tính. Trong các quốc gia dưới đây, theo bạn nghĩ thl quốc
gia nào có chênh lệch về tỷ lệ phổ cập giáo dục theo giới tính lớn nhất? (a)
Iraq; (b) Rvvanda; (c) Chi-lê; hay (d) Ân Độ
Câu trả lời có thể khiến bạn ngạc nhiên: không phải là Iraq. Mặc dù gần như
ờ hầu hết các quốc gia Trung Đông, đàn ông có tỷ lệ biết chữ cao hơn phụ
nữ. Với tổng số 74% người biết chữ, Iraq có chênh lệch về phổ cập giáo dục
giữa nam và nữ gần 20 điểm. Cũng không phải Rvvanda, với điểm chênh lệch
là 20 và tỷ lệ người biết chữ tính chung là 70%, Và chắc chắn cũng không
phải Chi-lê, với tỷ lệ người biết chữ là 96% và chênh lệch giữa 2 giới là 1%.
Đó chính là Ân độ, với tỷ lệ biết chữ của người trường thành là 61 % và chênh
lệch gần 26% giữa nam và nữ.
Nguồn: u.s. Central Intelllgence Agency. The VVorld Pactbook 2010, www.cia.gov
CÁC ĐIÈU KIỆN VÈ NHU CÀU
Porter nhấn mạnh vai trò của nhu cầu
nội địa trong việc giúp nâng cao lợi
thế cạnh tranh của quốc gia. Thông
thường, các doanh nghiệp tỏ ra nhạy
cảm nhất với nhu cầu của những khách
hàng ở gần họ nhất. Do đó, những đặc
điểm của nhu cầu thị trường nội địa
đặc biệt quan trọng trong việc định
hình các thuộc tính của sản phẩm
được chế tạo trong nước và trong việc
tạo động lực cho việc sáng tạo, đổi
mới và nâng cao chát lượng sản phẩm.
Porter lập luận râng các doanh nghiệp
của một nước giành đưỢc lợi thế cạnh
tranh nếu người tiêu dùng trong nước
họ sành điệu và đòi hỏi cao. Những
người tiêu dùng như vậy sẽ tạo áp lực
lên các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực để đáp ứng những tiêu chuẩn cao vế
chất lượng sản phẩm, cũng như sản xuất ra những mẫu mã mới. Porter lưu ý rằng
người mua máy ảnh sành sỏi và có kiến thức ở Nhật đã khuyến khích ngành sản xuất
máy ảnh Nhật Bản cải thiện chất lượng hàng hóa và tung ra nhiều kiểu máy ảnh mới.
Một ví dụ tương tự có thể thấy trong ngành công nghiệp năng lượng ở nhiều nước
Châu Âu, nơi mà khách hàng rất tinh tế và đòi hỏi cao, đã buộc Siemens phải đầu
tư vào công nghệ xanh, gồm năng lượng tái tạo và năng lượng gió. Trường hỢp của
Siemens sẽ đưỢc thảo luận sâu hơn trong phần Tiêu điểm ý nghĩa quản trị.
CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP LIÊN KÉT VÀ PHỤ TRỢ Thuộc tính chung
thứ ba của lợi thế cạnh tranh quốc gia về một ngành là sự hiện diện của các ngành
liên kết và phụ trỢ có sức cạnh tranh quốc tế. Những lợi ích có đưỢc do các ngành
liên kết và phụ trỢ đầu tư vào các yếu tố sản xuất cao cáp có thể sẽ lan tỏa sang một
ngành khác, từ đó giúp ngành này đạt đưỢc một vị trí cạnh tranh vững mạnh trên
thế giới. Sức mạnh của Thụy Điển vể các sản phẩm thép đúc sản (ví dụ vòng bi và
dụng cụ cắt gọt) là dựa trên sức mạnh của nước này trong các ngành công nghiệp
thép chuyên dụng. Năng lực dẫn đầu vể công nghệ trong ngành công nghiệp bán
dẫn của Mỹ đã cung cáp nến tảng cho sự thành công của nước Mỹ trong chế tạo
máy vi tính cá nhân và một số sản phẩm điện tử công nghệ cao khác. Tương tự như
vậy, thành công của Thụy Sĩ trong ngành dược có liên quan mật thiết đến những
thành công của ngành công nghiệp nhuộm công nghệ cao của nước này trên thị
trường quốc tế. Kết quả của quá trình này là các ngành thành công trong phạm vi
một quốc gia có xu hướng tập hợp với nhau thành các cụm gổm các ngành có liên
quan. Đây là một trong những phát hiện có tính tỏa sáng nhất trong công trình
nghiên cứu của M.Porter. Một trong những cụm công nghiệp như vậy, mà Porter
đã xác định được, là ngành dệt may của Đức. Ngành này bao gôm các ngành chế
biến bông, len, sỢi tổng hỢp chất lượng cao, kim máy may, và một loạt các ngành
M Ộ T G Ó C NHÌN KHÁC
Chương 6: Học thuyết thương mại quốc tê 255
chế tạo máy móc liên quan tới ngành dệt. Về mặt địa lý, những cụm công nghiệp
như vậy rất quan trọng bởi vì những kiến thức giá trị có thê’ luân chuyển giữa các
doanh nghiệp trong cùng một cụm, từ đó mang lại lợi ích cho tất cả các doanh
nghiệp khác cùng nằm trong cụm đó. Các luồng kiến thức sẽ lưu chuyển khi nhân
viên di chuyển giữa các doanh nghiệp trong nội bộ cụm công nghiệp và khi các
nghiệp đoàn quốc gia tập hỢp công nhân từ các doanh nghiệp khác nhau tại các
cuộc hội nghị hoặc hội thảo định kỳ.^ ^
CHIÉN LƯỢC, CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP VÀ NĂNG Lực CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIẸP Thuộc tính thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc
gia trong mô hình của M.Porter là chiến lược, cấu trúc và khả nàng cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong phạm vi một quốc gia. ở đây, Porter chỉ ra hai điểm quan
trọng. Thứ nhất, các quốc gia khác nhau có các đặc điểm vế hệ tư tưởng quản trị
khác nhau có thể hoặc không giúp đưỢc cho họ trong việc tạo dựng lợi thế cạnh
tranh quốc gia. Ví dụ, Porter lưu ý vế sự phổ biến của các kỹ sư trong giới quản lý
cấp cao tại các doanh nghiệp của Đức và Nhật Bản. ông cho rằng lý do của hiện
tưỢng này là do các doanh nghiệp tại hai nước này chú trọng nhấn mạnh vào cải
tiến các quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm. NgưỢc lại, Porter cũng lưu ý về sự
phổ biến của những người có hiểu biết vể lĩnh vực tài chính trong giới lãnh đạo của
nhiều doanh nghiệp Mỹ. õng liên hệ điểu này với sự thiếu quan tâm của các doanh
nghiệp Mỹ tới việc cải tiến các quy trình sản xuất và thiết kế sản phẩm. Theo ông sự
thống trị của tài chính dẫn tới việc quá chú trọng vào tối đa hóa lợi nhuận tài chính
trong ngắn hạn và hậu quả của những tư tưởng quản trị khác nhau này là sự mất
đi tương đối vể năng lực cạnh tranh của Mỹ trong các ngành công nghiệp chê tạo,
những ngành mà trong đó các vấn để về quy trình sản xuất và thiết kê sản phẩm hết
sức quan trọng (ví dụ như ngành công nghiệp ô tô).
Điểm thứ hai mà Porter chi ra là sự liên hệ chặt chẽ giữa mức độ cạnh tranh
gay gắt trong nước, sự sáng tạo và sự duy trì lầu dài của lợi thế cạnh tranh trong một
ngành. Mức độ cạnh tranh mạnh mẽ trong nước khiến các doanh nghiệp phải tìm
cách nâng cao hiệu quả sản xuất, từ đó làm cho họ trở nên có sức cạnh tranh mạnh
mẽ hơn trên thị trường thế giới. Cạnh tranh trong nước tạo ra áp lực phải cải tiến,
nâng cao chất lượng, giảm chi phí và đầu tư nâng cấp các yếu tố sản xuất cao cấp.
Tất cả những điểu này tạo ra sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp ở tẩm cỡ thế
giới. Porter trích dẫn trường hỢp của Nhật Bản:
Không ở đâu mà vai trò của cạnh tranh nội địa lại rõ rệt như tại Nhật Bản. Đó
là một cuộc chiến tổng lực, làm nhiều doanh nghiệp thất bại trong việc tìm
kiếm lợi nhuận. Với mục tiêu tập trung chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp
Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến không ngừng nhằm vượt qua đối thủ của
mình. Thị phẩn biến động rõ rệt. Quá trình này đưỢc đề cập đến rát nhiều trên
báo chí kinh doanh. Các cách đánh giá xếp hạng công ty dù phức tạp, nhưng
rất quen thuộc đối với các sinh viên tốt nghiệp đại học. Tỷ lệ phát triển sản
phẩm mới và quy trình rất ngoạn mục.^^
ĐANH GIA HỌC THUYẾT CUA PORTER Porter khẳng định rằng mức độ
thành công mà một quổc gia có thể đạt đưỢc trên thị trường thế giới trong một
256 Phần 3: Môi trường thương mại và đầu tư toàn cẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_doanh_quoc_te_hien_dai.pdf