Giáo trình Kinh tế công cộng (Phần 1)

Kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh, tức là P0 trong Hình 1.1. Về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở P0 thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ở Q0 và giải pháp của chính phủ là triệt để. Tuy nhiên, trong thực tế có một khó khăn là không thể xác định đƣợc P0. Do đó, việc định giá trần chỉ dựa vào nhận định chủ quan của cơ quan điều tiết. Nếu chính phủ định giá trần không chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, nhƣ hiện tƣợng khan hiếm xăng dầu, thịt bò đã xảy ra ở Mỹ trong thập kỷ 70 khi chính phủ quyết định kiểm soát giá trong ngành này. Đánh thuế đƣợc sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhƣng nhƣ thế, thuế là một công cụ gây méo mó nền kinh tế. Nếu thuế làm đƣờng chi phí biên của độc quyền dịch chuyển lên trên thì độc quyền sẽ tiếp tục giảm sản lƣợng và tăng giá. Do đó, thực chất ngƣời tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế đối với hãng độc quyền. Trên đây là những giải pháp lớn mà chính phủ thƣờng áp dụng đối với độc quyền. Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo theo nghĩa nó có thể khắc phục hết mọi sự phi hiệu quả của thị trƣờng, mà không gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất.

pdf84 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 263 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế công cộng (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc nhận quyền sở hữu, nhƣng ý nghĩa phân phối của quyết định trao quyền sở hữu lại rất khác nhau. Bên nào đƣợc chính phủ cho sở hữu thì lợi ích của bên đó sẽ tăng thêm qua quá trình đền bù. * Thứ hai, định lý Coase chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu chi phí đàm phán không đáng kể. Còn những trƣờng hợp nhƣ ô nhiễm không khí thì tác động ngoại ứng của nó liên quan đến hàng triệu ngƣời, kể cả bên gây ô nhiễm và bên chịu ô nhiễm. Khi đó, sẽ không thực tế nếu hy vọng rằng họ có thể ngồi lại với nhau để đàm phán. * Thứ ba, định lý này cũng ngần định là chủ sở hữu nguồn lực có thể xác định đƣợc nguyên nhân gây thiệt hại cho tài sản của họ và có thể ngăn chặn điều đó bằng 57 luật pháp. Với ví dụ về ô nhiễm không khí nói trên, ngày cả khi có thể trao quyền sở hữu không khí sạch cho ai đó thì chủ sở hữu cũng không thể biết đƣợc ai trong số hàng vạn nhà máy đang hoạt động phải chịu trách nhiệm về việc gây ô nhiễm không khí và nếu có thì với mức độ nhƣ thế nào. Vì vậy, định lý Coase chỉ phù hợp với những ngoại ứng nhỏ, có liên quan đến một số ít đối tƣợng và nguyên nhân gây ra ngoại ứng có thể xác định dễ dàng. Sáp nhập. Một cách để giải quyết vấn đề là “nội hóa” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các bên có liên quan lại với nhau. Trong ví dụ trên, nếu nhà máy và HTX liên kết lại với nhau trong một công ty chung thì lợi nhuận của liên doanh này sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi họ chƣa liên kết. Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả hai hoạt động và dừng lại ở mức sản lƣợng tối ƣu xã hội, vì đó cũng là điểm mà lợi nhuận của liên doanh là lớn nhất. Thật vậy, khi giảm sản lƣợng của nhà máy từ Q1 xuống Q0, tuy lợi nhuân của chi nhánh sản xuất công nghiệp giảm, nhƣng lợi nhuận của chi nhánh đánh cả lại tăng nhanh hơn. Do đó, tổng lợi nhuận của liên doanh sẽ tăng. Về một mặt nào đó, sáp nhập cũng chính là một hình thứ áp dụng định lý Coase, vì thế nó cũng phải chịu những hạn chế nhƣ giải pháp trao quyền sở hữu tài sản. Dùng dư luận xã hội. Tuy vậy, không phải lúc nào việc sáp nhập cũng có thế diễn ra suôn sẻ, nhất là khi ngoại ứng có ảnh hƣởng đến rất đông đối tƣợng (nhƣ cộng đồng dân cƣ chẳng hạn), chứ không chỉ là một HTX nhƣ trên. Khi đó, ngƣời ta có thể sử dụng dƣ luận hoặc tập tục, lề thói xã hội làm một công cụ để buộc cá nhân phải lƣu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra. Ví dụ, trẻ em đƣợc giáo dục là không gây mất vệ sinh nơi công cộng, không chặt cây bẻ cành. Với các doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm, các tổ chức bảo vệ môi trƣờng có thể dùng sức ép dƣ luận để buộc các doanh nghiệp này phải chú trọng đến việc sử dụng công nghệ “sạch” nhƣ bằng cách vận động ngƣời tiêu dùng tẩy chay sản phẩm gây ô nhiễm. Ngày nay, biện pháp này đã tỏ ra khá hữu hiệu , góp phần cải thiện môi trƣờng sinh thái. 58 3.2. Hàng hóa công cộng 3.2.1. Phân loại hàng hóa công cộng 3.2.1.1. Khái niệm chung về HHCC Những hàng hóa và dịch vụ đƣợc sản xuất và cung cấp trong xã hội có thể đƣợc chia làm hai loại chính là HHCC và HHCN. Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hƣởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những ngƣời khác cùng đồng thời hƣởng thụ lợi ích của nó. Điều này giúp phân biệt HHCC với HHCN là những loại hàng hóa khi một ngƣời đã tiêu dùng rồi thì ngƣời khác không thể tiêu dùng đƣợc nữa. 3.2.1.2. Thuộc tính cơ bản của HHCC HHCC có hai thuộc tính: Thứ nhất, HHCC không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Nói nhƣ vậy có nghĩa là, khi có thêm một ngƣời sử dụng HHCC sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những ngƣời tiêu dùng hiện có. Chẳng hạn, các chƣơng trình truyền thanh và truyền hình không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Chúng có thể đƣợc rất nhiều ngƣời cùng theo dõi một lúc. Việc có thêm ai đó mở hoặc tắt đài hoặc vô tuyến không ảnh hƣởng đến mức độ tiêu dùng của ngƣời khác. Tƣơng tự nhƣ vậy, an ninh quốc gia do quốc phòng mang lại cũng không có tính cạnh tranh. Khi dân số của một quốc gia tăng lên thì không vì thế mà mức độ an ninh mà mỗi ngƣời dân đƣợc hƣởng từ quốc phòng bị giảm xuống. Việc định giá đối với những hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng là điều vô nghĩa vì suy cho cùng, việc có thêm một cá nhân tiêu dùng những hàng hóa này không ảnh hƣởng gì đến việc tiêu dùng của những ngƣời khác. Nói cách khác, chi phí biên để phục vụ thêm một ngƣời sử dụng HHCC là bằng 0. Thuộc tính thứ hai của HHCC là không có tính loại trừ trong tiêu dùng, có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Chẳng hạn, không ai có thể ngăn cả những ngƣời không chịu trả thuế để duy trì bộ máy quốc phòng khỏi việc hƣởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Thậm chí có tống họ vào tù thì họ vẫn đƣợc hƣởng 59 những lợi ích của quốc phòng. Tƣơng tự, khi các chƣơng trình truyền hình truyền thanh đã phát sóng thì bất kể ai có phƣơng tiên thu thanh đều có thể thƣởng thức các chƣơng trình này, cho dù họ không trả một đồng nào cho đài phát thanh. 3.2.1.3. HHCC thuần túy và HHCN thuần túy Trên đây đã giới thiệu hai thuộc tính cơ bản của HHCC là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ trong tiêu dùng. HHCC nào mang đầy đủ hai thuộc tính nêu trên là HHCC thuần túy. Một lƣợng HHCC nhất định, một khi đã đƣợc cung cấp cho một cá nhân thì lập tức nó có thể đƣợc tiêu dùng bởi tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng. Thuộc về loại này gồm có quốc phòng, chƣơng trình phát thanh đèn hải đăng v.v... Ngƣợc lại, HHCN thuần túy lại là những thứ hàng hóa mà sau khi đã để ngƣời sản xuất nhận lại đầy đủ chi phí cơ hội sản xuất của mình, thì nó chỉ tạo ra lợi ích cho ngƣời nào đã mua nó mà không cho bất kỳ ai khác. Nói cách khác, HHCN thuần tùy vừa có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trƣờng. Vì HHCC thuần túy không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng nên với một lƣợng HHCC thuần túy nhất định, chi phí biên để phục vụ thêm một ngƣời sử dụng bằng 0. Điều này đƣợc thể hiện trong Hình 3.3 (a). Hình 3.3: Chi phí biên sản xuất và tiêu dùng HHCC thuần túy 0 MC P Chi phí biên để sản xuất HHCC thuần túy 0 MC P Đơn vị HHCC thuần túy Số ngƣời sử dụng Chi phí biên để phục vụ thêm một ngƣời sử dụng một lƣợng HHCC thuần túy nhất định (a) (b) 60 Giả sử chi phí biên để cung cấp một ngọn đèn hải đăng là P đồng. Nhƣ vậy, một khi ngọn đèn này đã đƣợc xây dựng và bật sáng thì chi phí để phục vụ cho một hay nhiều con tàu đi lại trên vùng biển đó đều nhƣ nhau. Tuy vậy, cần tránh lẫn lộn giữa chi phí biên để phục vụ thêm ngƣời tiêu dùng với chi phí biên để sản xuất thêm một đơn vị HHCC. Chi phí biên để sản xuất HHCC vẫn lớn hơn 0, giống nhƣ mọi hàng hóa khác, vì việc sản xuất thêm HHCC đòi hỏi tốn thêm nguồn lực xã hội. Nếu cần phải xây thêm một đèn hải đăng nữa thì lại tốn thêm P đồng và chi phí biên để xây dựng đèn đƣợc thể hiện trong Hình 3.3 (b). 3.2.1.4. HHCC thuần túy và không thuần túy Trong thực tế, có rất ít HHCC thỏa mãn một cách chặt chẽ cả hai thuộc tính nói trên, tức là có rất ít những loại HHCC đƣợc coi là thuần túy. Đa số các HHCC đƣợc cung cấp chỉ có một trong hai thuộc tính nói trên và có ở những mức độ khác nhau. Những HHCC đó đƣợc gọi là HHCC không thuần túy. Chúng đƣợc coi là những trƣờng hợp trung gian, nằm giữa hai thái cực là HHCC thuần túy và HHCN thuần túy. Tùy theo mức độ tạo ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa và tùy theo khả năng có thể thiết lập đƣợc một cơ chế để mua bán quyền sử dụng những hàng hóa này mà HHCC không thuần túy có thể đƣợc chia làm hai loại: HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều ngƣời cùng sử dụng chúng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích của những ngƣời tiêu dùng trƣớc đó bị giảm sút. Chi phí biên để phục vụ cho những ngƣời tiêu dùng tăng thêm sau một giới hạn nhất định này không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng dần, nhƣ đƣợc thể hiện trong Hình 2.9. Điểm giới hạn đó đƣợc gọi là điểm tắc nghẽn. 61 Trong Hình 3.4, điểm N* là điểm tắc nghẽn. Ví dụ, hãy xét những con đƣờng dẫn vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm. Nói chung, con đƣờng này không có tính loại trừ vì nếu muốn dùng các trạm thu phí để hạn chế bớt số ngƣời đi vào trung tâm từ tất cả các ngã đƣờng thì rất tốn kém. Nhƣng rõ ràng chúng có tính cạnh tranh vì càng có thêm nhiều ngƣời đi vào các tuyến đƣờng đó càng làm tốc độ lƣu thông giảm, tăng nguy cơ tai nạn, tăng mức tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm... Tất cả những điều đó đều làm giảm lợi ích của ngƣời đang tham gia giao thông. HHCC có thể loại trừ bằng giá, hay gọi tắt là HHCC có thể loại trừ, là những thứ hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá. Việc đi lại qua cầu có thể loại trừ bằng giá, bằng cách đặt các trạm thu phí ở hai đầu cầu. Các câu lạc bộ tƣ nhân thƣờng chỉ cung cấp các dịch vụ cho một nhóm nhỏ hội viên. Thẻ hội viên của các câu lạc bộ này có thể đƣợc trao đổi trên thị trƣờng. Bằng cách tham gia câu lạc bộ và trả hội phí, các hội viên cùng chia nhau gánh chịu chi phí duy trì các dịch vụ và trang thiết bị của câu lạc bộ mà họ đang cùng sử dụng. Mức phí và số hội viên tối đa sẽ đƣợc quyết định bởi các hội viên hiện tại để tránh khả năng tắc nghẽn. Hình 3.4: HHCC có thể tắc nghẽn 0 MC P Số ngƣời sử dụng Chi phí biên trên một ngƣời sử dụng N* 62 3.2.2. Cung cầu về hàng hóa công cộng 3.2.2.1. Cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy Một câu hỏi trọng tâm về HHCC là nên cung cấp HHCC ở mức độ nào cho có hiệu quả. Muốn nhƣ vậy, trƣớc hết cần xây dựng các đƣờng cầu và cung về hàng hóa đó, rồi sau đó sẽ xác định điểm cân bằng. Đƣờng cầu tổng hợp về HHCC cũng đƣợc xây dựng bằng cách tổng hợp từ các đƣờng cầu cá nhân về hàng hóa đó. Vì thế, chúng ta sẽ xuất phát từ việc xem xét các đƣờng cầu cá nhân về HHCC. Xác định đƣờng cầu cá nhân về HHCC. Xét một cá nhân có tổng ngân sách I đƣợc sử dụng để tiêu dung hai loại hàng hóa là thực phẩm (X) và pháo hoa (G). Trong hai hàng hóa này, X là HHCN mà cá nhân đó có thể mua tại mức giá thị trƣờng. Còn G là HHCC mà cá nhân sẽ tiêu dùng chung với những ngƣời khác. Tuy nhiên, các cá nhân không mua HHCC, mà họ sẽ góp tiền chung với nhau để lƣợng HHCC đó có thể đƣợc cung cấp. Mức thuế mà mỗi cá nhân phải trả thêm cho mỗi đơn vị HHCC tăng thêm đƣợc gọi là giá thuế của từng cá nhân. Trong phần này, chúng ta giả định rằng chính phủ có thể buộc các cá nhân phải trả các giá thuế khác nhau, đúng bằng lợi ích biên mà họ nhận đƣợc từ HHCC. Giả định giá thuế các cá nhân phải trả là t1, tức là với mỗi cuộc pháo hoa đƣợc thực hiện, cá nhân đó phải đóng góp một lƣợng bằng t1. Nếu giá thực phẩm bằng p và mức tiêu dùng cho thực phẩm của cá nhân là X thì đƣờng ngân sách của anh ta có dạng: I = pX + t1G Đƣờng ngân sách này đƣợc mô tả trong Hình 3.5 (a) là đƣờng AB, với trục tung thể hiện lƣợng thực phẩm, trục hoành thể hiện lƣợng pháo hoa mà cá nhân có thể “mua” đƣợc với ngân sách đã cho. Rõ ràng, cá nhân sẽ lựa chọn phƣơng án kết hợp giữa tiêu dùng thực phẩm và pháo hoa tối đa hóa lợi ích tiêu dùng của anh ta tại điểm E1 là tiếp điểm giữa đƣờng ngân sách và ĐBQ (i) trong Hình 3.5 (a). Tại đó, cá nhân có cầu G1 cuộc pháo hoa đƣợc trình diễn. Giống từ G1 xuống đồ thị ở Hình 3.5 (b) ta xác định đƣợc điểm E1 63 trên đƣờng cầu cá nhân về pháo hoa, cho biết giá thuế t1, cá nhân có cầu G1 về pháo hoa. Nếu chính phủ giảm giá thuế của cá nhân xuống t2 thì với đƣờng ngân sách nhƣ cũ, ứng với mỗi mức tiêu dùng thực phẩm trƣớc đây, bây giờ cá nhân có thể có cầu cao hơn về pháo hoa. Do đó đƣờng ngân sách xoay ra ngoài từ đƣờng AB sang đƣờng Hình 3.5: Xây dựng đƣờng cầu cá nhân về HHCC 0 Pháo hoa (a) (b) 0 Thực phẩm Giá thuế Pháo hoa Đƣờng cầu cá nhân về HHCC G1 B B’ G1 G2 G2 E1 E1 E2 E2 (i) (ii) t1 t2 64 AB’. Đƣờng AB’ tiếp xúc với một ĐBQ (ii) cao hơn tại điểm E2 với lƣợng cầu về pháo hoa là G2. Điểm E2 này tƣơng ứng với điểm E2 trong phần (b) của Hình 3.5, thể hiện tại mức giá thuế t2, cá nhân có lƣợng cầu G2 về pháo hoa. Cứ tiếp tục tăng hoặc giảm thuế, chúng ta có thể vẽ đƣợc đƣờng cầu cá nhân về HHCC hoàn toàn giống nhƣ khi xác định đƣờng cầu về HHCN. Tuy nhiên, có một điểm cần lƣu ý là tại điểm cân bằng, các cá nhân cũng đặt tỉ suất thay thế biên của G cho X (độ dốc của ĐBQ) đúng bằng tỉ số giữa giá thuế và giá thực phẩm (độ dốc của đƣờng ngân sách), tức là: (3.2) Với ti là giá thuế của cá nhân i. Vì mỗi cá nhân có một giá thuế khác nhau nên tại điểm cân bằng không nhất thiết tỉ suất thay thế biên của các cá nhân phải nhƣ nhau. Xác định đƣờng cầu tổng hợp. Để tìm ra điều kiện cung cấp hiệu quả HHCC qua việc phân tích đƣờng cầu cá nhân về HHCN thành cầu thị trƣờng. Hãy xét một nền kinh tế gồm hai cá nhân A và B tiêu dùng hai loại HHCN là X và Y. Giả sử chúng ta muốn xác định cầu thị trƣờng về hàng hóa X. Cần lƣu ý rằng cả hai cá nhân A và B đều đứng trƣớc những mức giá nhƣ nhau của X. Nếu giá một đơn vị X là p thì đó cũng là giá mỗi ngƣời phải trả. Tuy nhiên, tại mức giá đó, mỗi ngƣời sẽ có một lƣợng cầu khác nhau. Hình 3.6 mô tả trƣờng hợp này. Cá nhân A sẽ có lƣợng cầu là qA và B có lƣợng cầu là qB. Muốn biết lƣợng cầu tổng hợp QX của cả thị trƣờng, chỉ cần lấy qA cộng với qB. Tƣơng tự, để tìm đƣờng cầu tổng hợp về HHCN, chỉ cần cộng khoảng cách theo chiều ngang từ các đƣờng cầu cá nhân đến trung tung tại mọi mức giá. Quá trình này đƣợc gọi là nguyên tắc cộng ngang các đƣờng cầu cá nhân của HHCN. 65 Điểm cân bằng E trên đƣờng cầu tổng hợp có một tính chất quan trọng: Phân bổ hàng hóa X đạt hiệu quả Pareto. Ngƣời tiêu dùng tối đa hóa lợi ích luôn đặt tỉ suất thay thế biên của X cho Y của mình bằng tỉ số giá giữa hai hàng hóa, hay MRSXY = PX/PY. Vì tỉ suất này chỉ phụ thuộc vào giá tƣơng đối của 2 hàng hóa nên để đơn giản, ta chọn đơn vị tính của Y nhƣ thế nào đó để giá của một đơn vị Y bằng 1 đồng. Khi đó, điều kiện tối đa hóa lợi ích tiêu dùng trở thành MRSXY = PX. Mà đƣờng cầu của mỗi cá nhân lại cho biết mức giá tối đa mà cá nhân sẵn sàng trả lại mỗi mức tiêu dùng X nhất định, nên đƣờng cầu cá nhân cũng đồng thời cho biết MRSXY của cá nhân tƣơng ứng với từng lƣợng cầu. Tƣơng tự, đƣờng cung về HHCN SX cho biết tỉ suất chuyển đổi biên của X cho Y tại mức sản xuất X nhất định. Do đó, tại điểm cân bằng, cả A và B đều đặt MRSXY của mình bằng p, đồng thời ngƣời sản xuất cũng đặt MRTXY = p, tức là: MRS A XY = MRS B XY = MRTXY (3.3) Đẳng thức này hoàn toàn giống với điều kiện đạt hiệu quả hỗn hợp trong Chƣơng I, tức là điểm cân bằng trên thị trƣờng HHCN là điểm hiệu quả Pareto. Bây giờ chuyển sang xét trƣờng hợp HHCC thuần túy. Hãy tiếp túc xét nền kinh tế gồm 2 cá nhân A và B, nhƣng hàng hóa mà họ tiêu dùng bây giờ là pháo hoa (G), một thứ HHCC thuần túy đối với họ. Giả sử cả hai đều thích nhiều pháo hoa hơn Hình 3.6: Cộng ngang đƣờng cầu HHCN 0 HHCN (X) q A P D B q B D A E S X p Q X D X 66 là ít, nhƣng lợi ích biên mà họ nhận đƣợc từ các cuộc bắn pháo hoa sẽ giảm dần. Hình 3.7 mô tả trƣờng hợp của HHCC. Tại mức HHCC QG, ngƣời A sẵn sàng trả giá thuế bằng tA, ngƣời B sẵn sàng trả giá thuế bằng tB. Tổng mức sẵn sàng trả của các cá nhân là tA + tB hay TG, tƣơng ứng với điểm F trên đƣờng cầu tổng hợp. Lặp lại cách cộng này tại mọi mức sản lƣợng, chúng ta có đƣờng cầu tổng hợp về HHCC là tổng các khoảng cách dọc từ các đƣờng cầu cá nhân đến trục hoành. Nguyên tắc này đƣợc gọi là nguyên tắc cộng dọc các đƣờng cầu cá nhân của HHCC. Điều cần nhớ là khác với HHCN, HHCC đƣợc tất cả các cá nhân tiêu dùng với số lƣợng nhƣ nhau, nhƣng lợi ích biên mà họ nhận đƣợc từ đơn vị HHCC cuối cùng đó không giống nhau. Mỗi cá nhân sẵn sàng trả giá thuế tƣơng ứng với lợi ích biên mà HHCC mang lại cho họ. Vì thế MB mà cả xã hội nhận đƣợc (hay đƣờng cầu tổng hợp của xã hội) sẽ là tổng hợp lợi ích biên của các cá nhân. S G D G Hình 3.7: Cộng dọc đƣờng cầu HHCC 0 HHCC (G) t A t, T D B t B D A E T G Q G F 67 Nhắc lại từ đẳng thức (3.2) là dọc theo các đƣờng cầu cá nhân về HHCC, cá nhân luôn đặt MRSiGX, của họ bằng t i /p. Nếu giá của X đƣợc chọn sao cho p = 1 đồng thì MRS I GX = t i . Tại điểm F, cũng nhƣ tại tất cả các điểm khác trên đƣờng cầu tổng hợp: T G = t A + t B = MRS A GX + MRS B GX (3.4) Đƣờng cung và mức cân bằng hiệu quả về HHCC. Đến đây, ta đặt thêm đƣờng cung về HHCC SG vào Hình 3.7 và giả sử nó cắt đƣờng cầu tại điểm F. Đƣờng cung về HHCC cũng thể hiện chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất thêm một đơn vị HHCC, nên giống nhƣ đối với HHCN, nó đồng thời thể hiện tỉ suất chuyển đổi biên của G cho X, hay MRTGX. Nhƣ vậy, tại điểm cân bằng: MRTGX = MRS A GX + MRS B GX (3.5) Tóm lại, diều kiện để đạt mức cung cấp hiệu quả HHCC thuân túy là tổng tỉ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỉ suất chuyển đổi biên. Vì mọi ngƣời đều sử dụng một mức HHCC thuần túy nhƣ nhau nên để cung cấp chúng một cách hiệu quả, yêu cầu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị HHCC cuối cùng phải bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp chúng. Tuy nhiên, cần lƣu ý rằng, nếu nhƣ trong thị trƣờng HHCN, mức sản lƣợng tại điểm cân bằng chắc chắn sẽ đƣợc thị trƣờng cạnh tranh cung cấp thì đối với HHCC, điểm cân bằng này lại không chắc chắn thể hiện mức sản lƣợng HHCC đƣợc chính phủ cung cấp. Nó chỉ nói lên rằng, nếu cung cấp tại đó sẽ hiệu quả nhất. Việc sản xuất bao nhiêu HHCC còn phụ thuộc vào các quá trình lựa chọn tập thể, mà quá trình đó không phải lúc nào cũng đƣa ra đƣợc một kết cục hiệu quả. 3.2.2.2. Cung cấp HHCC không thuần túy Có rất nhiều hình thức cung cấp HHCC không thuần túy khác nhau và rất khó tổng quát hóa xem phƣơng thức nào là thích hợp nhất. Chúng có thể do KVTN sản xuất và cung cấp theo cơ chế thị trƣờng nhƣ trƣờng hợp dịch vụ giải trí đƣợc cung cấp qua hình thức các câu lạc bộ tƣ nhân, truyền hình... Nhiều loại HHCC không thuần túy khác có thể vừa đƣợc cung cấp theo thị trƣờng vừa đƣợc chính phủ cung cấp miễn phí 68 nhƣ giáo dục tiểu học. Trong phần này, chúng ta chỉ nêu một số luận cứ có thể là cơ sở để chính phủ có thể tiến hành cung cấp công cộng một số HHCC không thuần túy. a. Đối với HHCC có thể loại trừ bằng giá Với những HHCC có thể loại trừ bằng giá thì quan điểm chung là nên dùng giá cả để loại trừ bớt việc tiêu dùng HHCC. Tuy nhiên, giải pháp này có thể vẫn gây tổn thất PLXH nếu việc tiêu dung hàng hóa đó chƣa đạt đến điểm tắc nghẽn. Lý do là, khi hàng hóa đó không bị tắc nghẽn, tức là việc tiêu dùng chúng không có tính cạnh tranh, thì chúng sẽ tạo ra những ngoại ứng tích cực. Cơ chế giá sẽ làm xã hội không đƣợc hƣởng đầy đủ những lợi ích ngoại ứng này. Hình 3.8 mô tả ví dụ về việc qua lại một một chiếc cầu. Trục hoành là số lƣợt qua cầu và trục tung là mức phí. Nếu phí càng cao thì các cá nhân càng hạn chế việc qua lại cầu và số lƣợt qua cầu sẽ giảm. Vì thế, đƣờng cầu về việc qua lại cây cầu càng có chiều dốc xuống nhƣ bình thƣờng. Vì công suất thiết của chiếc cầu là QC nên QC là điểm tắc nghẽn. Nếu số lƣợt qua cầu tối đa là Qm thì sẽ không có hiện tƣợng tắc nghẽn, tức là chi phí phục vụ thêm một lƣợt qua cầu bằng 0. P * Hình 3.8: Tổn thất phúc lợi khi thu phí qua cầu 0 Số lƣợt qua cầu (Q) Phí Qc Q* Qm 69 Nếu việc qua cầu đƣợc thực hiện miễn phí thì số lƣợt qua cầu sẽ đạt Qm và lợi ích xã hội nhận đƣợc nhờ cây cầu là toàn bộ tam giác 0EQm. Nhƣng nếu một hãng tƣ nhân đứng ra xây dựng và thu phí qua cầu tại P* thì số lƣợt qua cầu sẽ chỉ còn Q*. Một số lƣợt qua cầu mà lợi ích biên của chúng lơn hơn chi phí xã hội biên (=0) sẽ không đƣợc thực hiện (Qm – Q*), cho dù hãng tƣ nhân thu đƣợc một doanh thu từ phí bằng diện tích 0P*AQ*. Tổn thất PLXH là diện tích tam giác AQ*Qm. Lập luận trên cho thấy, nếu hàng hóa có thẻ loại trừ bằng giá, nhƣng chi phí biên của việc cung cấp bằng 0 thì việc áp đặt giá tuy có thể thực hiện đƣợc nhƣng không hiệu quả. Trong trƣờng hợp này, hàng hóa đó nên đƣợc cung cấp miễn phí, hay cung cấp công cộng, còn chi phí để sản xuất ra chúng có thể đƣợc trang trải thông qua các nguồn thu khác, ví dụ từ thu thuế. Đôi khi, cũng có chi phí biên của việc sử dụng HHCC, nhƣng khoản chi phí này tƣơng đối nhỏ. Trong trƣờng hợp ấy, phí sử dụng chỉ nên đƣợc quy định bằng chi phí biên này mà thôi. b. Đối với những hàng hóa mà việc loại trừ rất tốn kém Trƣờng hợp thứ hai ta xét ở đây là với những HHCC có thể tắc nghẽn, do đó nên loại trừ bớt việc tiêu dùng để tránh tình trạng tắc nghẽn, nhƣng chi phí để thực hiện việc loại trừ lại quá lớn khiến chính phủ phải chấp nhận cung cấp công cộng hàng hóa này. Gọi tất cả các chi phí liên quan đến việc điều hành một hệ thống giá cả để loại trừ việc tiêu dùng HHCC là chi phí giao dịch. Đó là toàn bộ những chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch kinh tế, chẳng hạn để duy trì hệ thống trạm thu phí trên đƣờng cao tốc. Khi chi phí giao dịch này là quá cao so với chi phí biên của việc cung cấp thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu chính phủ cung cấp miễn phí hàng hóa đó và trang trải hàng hóa đó qua nguồn thu chung từ thuế. Xét một ví dụ về việc đi lại trên đƣờng cao tốc. Trƣờng hợp này đƣợc mô tả trong Hình 3.9. Trục hoành thể hiện số lƣợt ngƣời tham gia giao thông trên tuyến đƣờng đó trong một ngày. Trục tung thể hiện các mức giá. Việc đi lại trên đƣờng cao tóc có thể gây tắc nghẽn, tức là chi phí biên của việc cung cấp sẽ lớn hơn 0 trƣớc khi đạt mức tiêu dùng tối đa. Điều này đƣợc môt tả bằng việc Qc (công suất thiết kế của con đƣờng) nhỏ hơn Qm (mức tiêu dùng tối đa khi việc đi lại trên đƣờng là miễn phí). 70 Nhƣ vậy, lƣợng tiêu dùng hiệu quả nhất nên dừng lại ở mức Q* khi chi phí biên bằng lợi ích biên. Mức phí sử dụng tối ƣu là P*. Nếu chính phủ cung cấp công cộng dịch vụ này thì số lƣợt đi lại sẽ tăng lên đến Qm và xã hội sẽ phải gánh chịu một tổn thất do tiêu dùng quá mức bằng diện tích tô đậm EFQm. Để tránh tổn thất này, cần áp dụng một cơ chế loại trừ nào đó bằng giá, chẳng hạn đặt các trạm thu phí tại tất cả các ngả dẫn vào con đƣờng này. Tuy nhiên, chi phí giao dịch để làm điều đó rất cao, làm mức phí tăng lên Pe và số lƣợt đi lại trên tuyến đƣờng này sẽ giảm xuống đến Qe. Việc loại trừ bằng chi phí sử dụng đã áp đặt thêm cho xã hội một khoản tổn thất. Đó là diện tích AEQcQe. Đây là phần lợi ích xã hội có thể tăng thêm nếu tiêu dùng tăng từ Qe lên Q* vì chi phí biên đối với xã hội vẫn còn thấp hơn lợi ích biên mà ngƣời tiêu dùng nhận đƣợc. Nhƣ vậy, để quyết định xem nên cung cấp HHCC này theo hình thức nào, miễn phí (cung cấp công cộng) hay thu phí (cung cấp tƣ nhân), đòi hỏi phải so sánh giữa những tổn thất khi cung cấp công cộng (diện tích EFQm) và tổn thất khi cung cấp tƣ nhân (AEQcQe). Nếu EFQm nhỏ hơn thì với HHCC này, cung cấp công cộng có thể là P * P ($) Hình 3.9: Cung cấp HHCC mà việc loại trừ tốn kém 0 Q Q* Qm Qc Qe Pe A B E F MC Công suất thiết kế Chi phí biên để cung cấp Đƣờng cầu 71 một hình thức cung cấp hiệu quả hơn (với giả định những méo mó khi đánh thuế để tài trợ cho chi phí sản xuất HHCC này không lớn). Tuy nhiên, đến đây cần có một lƣu ý quan trọng. Việc HHCC nên đƣợc cung cấp theo hình thức nào không liên quan gì đến việc ai sẽ cung cấp nó. Ngay cả khi chúng ta nói rằng HHCC nên đƣợc cung cấp công cộng thì cũng chỉ có nghĩa rằng hàng hóa đó không nên hoặc không thể thu phí sử dụng. Còn chính phủ không nhất thiết phải đứng ra sản xuất hoặc cung cấp trực tiếp hàng hóa này, mà có thể tài trợ cho KVTN sản xuất. Ở nhiều nƣớc, chính phủ vẫn đặt hàng KVTN sản xuất HHCC (thí dụ hãng Boeing sản xuất máy bay quân sự cho chính phủ Mỹ), hoặc có những có chế đặc biệt cho phép tƣ nhân tham gia xây dựng KCHT và kinh doanh một thời gian trên những KCHT đó để thu hồi vốn. Đứng trƣớc sức ép về khả năng tài chính hạn hẹp của chính phủ và nhu cầu về KCHT rất lớn, ngày càng có nhiều nƣớc tìm kiếm các giải pháp để thu hút sự tham gia của tƣ nhân vào lĩnh vực này. 3.2.3. Đánh thuế gây ra méo mó và cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả Điều kiện Samuelson: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đƣờng cung và đƣờng cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phỉ trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đƣờng ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đƣờng cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đƣờng cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đƣờng cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ƣu hóa lợi ích, đƣờng cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng đƣợc cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối 72 với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định đƣợc mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt đƣợc mức hiệu quả Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ đƣợc cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trƣờng để trao đổi nhƣ hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trƣờng do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy một cách có hiệu quả, nhà kinh tế học ngƣời Thụy Điển Erik Lindahl đã xây dựng một mô hình mô phỏng mô hình thị trƣờng cho hàng hóa công cộng gọi là cân bằng Lindahl. Mô hình này xác định nhu cầu của mỗi cá nhân về một loại hàng hóa công cộng thuần túy tƣơng ứng với mức thuế (chính là giá của hàng hóa công cộng) ấn định cho cá nhân đó, mức cung cấp hàng hóa công cộng thuần túy có hiệu quả là mức mà cầu của các cá nhân đều nhƣ nhau. Lƣu ý rằng mức cầu của mỗi cá nhân tƣơng ứng với những mức thuế khác nhau nên cân bằng Lindahl khác với cân bằng thị trƣờng hàng hóa cá nhân khi mà ở đó cân bằng thị trƣờng ở mức giá nhƣ nhau đối với mọi cá nhân. Thế nhƣng mô hình cân bằng Lindahl trong thực tế lại vấp phải vấn đề kẻ đi xe không trả tiền. Để xác định đúng mức cung cấp hàng hóa công cộng hiệu quả, các cá nhân phải thực hiện nguyên tắc nhất trí và tự nguyện đóng góp đồng thời phải bộc lộ một cách trung thực nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng. Nếu một cá nhân biết đƣợc số tiền mà cá nhân khác sẵn sàng đóng góp để có hàng hóa công cộng thì ngƣời đó có thể bộc lộ nhu cầu của mình về hàng hóa công cộng cũng nhƣ số tiền sẵn sàng đóng góp ít hơn thực tế. Trong trƣờng hợp cực đoan, nếu một ngƣời biết rằng việc mình có trả tiền hay không cũng không ảnh hƣởng gì đến việc cung cấp hàng hóa công cộng thì anh ta sẽ không trả tiền - hiện tƣợng kẻ đi xe không trả tiền. Nếu có rất ít kẻ đi xe không trả tiền thì hàng hóa công cộng vẫn có thể đƣợc cung cấp một cách 73 hiệu quả. Trong những cộng đồng nhỏ, khi mà mọi cá nhân biết rõ nhau nên việc che giấu nhu cầu về hàng hóa công cộng khó thực hiện thì dƣ luận, áp lực cộng đồng có thể buộc mọi ngƣời đóng góp đầy đủ để có hàng hóa công cộng. Ví dụ: một xóm có thể yêu cầu các hộ gia đình đóng góp để bê tông hóa con đƣờng chung một cách khá dễ dàng. Tuy nhiên, trong cộng đồng lớn thì vấn đề trở nên rất phức tạp, không thể hoặc phải tốn chi phí rất lớn mới có thể loại trừ những kẻ đi xe không trả tiền. Đặc biệt nếu hàng hóa công cộng do tƣ nhân cung cấp thì họ không có công cụ, chế tài để buộc những ngƣời sử dụng trả tiền. Đây chính là nguyên nhân quan trọng khiến khu vực tƣ nhân không muốn cung cấp hàng hóa công cộng. Vì thế, chính phủ phải đóng vai trò cung cấp hàng hóa công cộng và thu các khoản đóng góp thông qua thuế. Cùng với sự phát triển của công nghệ, tính chất không thể loại trừ ngày càng bị hạn chế. Hiện tƣợng đi xe không trả tiền, vì thế, có thể ngăn chặn dễ hơn. Ví dụ, nhờ sự phát triển của công nghệ truyền hình, ngày nay đài truyền hình có thể cung cấp dịch vụ qua đƣờng cáp thuê bao, qua đầu thu có cài mã khóa, nên có thể ngăn chặn tốt những ngƣời không chịu mất tiền mà vẫn xem đƣợc truyền hình. Điều này giải thích tại sao, gần đây, tƣ nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào việc cung cấp hàng hóa công cộng. 3.2.4. Vấn đề người hưởng lợi không phải trả tiền Để đạt đƣợc mức cung cấp HHCC thuần túy theo cơ chế nói trên, đỏi hỏi tất cả các thành viên trong xã hội đều phải nhất trí và tự nguyện đóng góp. Tuy nhiên, áp dụng nguyên tắc đóng góp tự nguyện có nghĩa là tất cả các cá nhân đều phải bỏ phiếu một cách trung thực theo đúng lợi ích biên mà họ nhận đƣợc từ HHCC. Đây là một khó khăn rất lớn đối với việc ra quyết định về cung cấp HHCC (Xem thêm Mô hình cân bằng Lindahl). Ở một mức độ cực đoan, nếu cá nhân nhận thấy rằng việc mình có trả tiền để đƣợc quyền tiêu dùng HHCC thuần túy hay không không ảnh hƣởng đến việc hƣởng thụ lợi ích của HHCC đó thì lúc đó họ đã trở thành những kẻ ăn không. Kẻ ăn không là những ngƣời tìm cách hƣởng thụ lợi ích của HHCC mà không đóng góp một đồng nào cho chi phí sản xuất và cung cấp HHCC đó. Ví dụ, nếu anh A biết rằng chỉ cần pháo hoa đƣợc bắn lên là anh ta có thể thƣởng thức nó một cách dễ dàng, bất kể anh ta 74 có trả tiền hay không, thì anh ta sẽ có động cơ tỏ ra không quan tâm chút nào đến pháo hoa với hy vọng có thể đƣợc xem pháo hoa mà không phải trả tiền và buộc ngƣời B phải gánh chịu toàn bộ chi phí để bắn pháo hoa. Nếu ngƣời B cũng có động cơ tƣơng tự thì kết cục có thể không có pháo hoa nào đƣợc bắn lên. Nếu chỉ có một số ít ngƣời muốn trở thành kẻ ăn không thì thị trƣờng có thể vẫn cung cấp đƣợc hàng hóa này, thông qua áp lực của dƣ luận, mà không cần chính phủ. Vì thế, tại các thôn xóm nhỏ hoặc các khu tập thể, chung ta vẫn thấy cá nhân có thể tự thỏa thuận với nhau về việc đóng góp cho các công trình công cộng nhƣ đƣờng làng, ngõ xóm, sân chơi cho trẻ em, đƣờng điện, đƣờng nƣớc v.v... Hoặc ở các tổ chức nhân đạo, do áp lực về mặt đạo đức khiến các cá nhân đều sẵn sàng đóng góp tự nguyện để xây dựng các công trình từ thiện nhƣ nhà dƣỡng lão, trại trẻ mồ côi v.v... Tuy nhiên, khi cộng đồng càng lớn thì việc che giấu ý muốn thực sự của cá nhân càng dễ dàng, sự phát hiện và trừng phạt của xã hội đối với những kẻ ăn không càng khó khăn và động cơ trở thành kẻ ăn không càng lớn. Khi đó, KVTN không thể cung cấp hàng hóa này vì họ không có khả năng cƣỡng chế cá nhân phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp. Đối với chính phủ có thể phần nào khắc phục đƣợc vấn đề ăn không này bằng cách buộc các cá nhân phải đóng góp bắt buộc thông qua đóng thuế, rồi sử dụng thuế thu đƣợc để tài trợ cho việc sản xuất và cung cấp HHCC. HHCC, một khi đã đƣợc sản xuất xong, sẽ đƣợc cung cấp miễn phí cho tất cả mọi ngƣời. Sở dĩ nói rằng chính phủ có thể khắc phục đƣợc phần nào vấn đề ăn không này là vì muốn để việc cung cấp HHCC có hiệu quả, chính phủ vẫn cần có những cơ chế tìm hiểu lợi ích đích thực của các cá nhân khi sử dụng HHCC. 3.2.5. Một số hàng hóa công cộng quan trọng Có rất nhiều ví dụ về hàng hóa công cộng. Ở đây, chúng ta xem xét những ví dụ quan trọng nhất. Quốc phòng Việc phòng thủ quốc gia khỏi ngoại xâm là một ví dụ cổ điển về hàng hóa công cộng. Đó cũng là một trong những loại hàng hóa tốn kém nhất. Ngƣời ta sẽ không 75 đồng ý, nếu nhƣ số tiền này là quá nhỏ hoặc quá lớn, nhƣng hầu hết đều cho rằng chi tiêu của chính phủ cho quốc phòng là cần thiết. Ngay cả các nhà kinh tế học hay những ngƣời ủng hộ chính phủ cũng đồng ý rằng quốc phòng là hàng hóa công cộng mà chính phủ nên cung cấp. Nghiên cứu cơ bản Các phát kiến tri thức là hàng hóa công cộng. Nếu một nhà toán học chứng minh một định lý mới, định lý này đã góp phần cho vốn kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai cũng có thể sử dụng mà không phải trả tiền. Bởi vì kiến thức là hàng hóa công cộng, các công ty tìm kiếm lợi nhuận có khuynh hƣớng miễn phí về những kiến thức đƣợc tạo ra bởi ngƣời khác và kết quả có quá ít nguồn lực cho việc nghiên cứu để tạo ra tri thức. Trong việc đánh giá chính sách phù hợp theo việc tạo ra kiến thức, điều quan trọng để phân biệt kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng, kiến thức công nghệ. Kiến thức ứng dụng, kiến thức công nghệ nhƣ sự phát minh ra pin tốt hơn có thể đƣợc cấp đặc quyền sáng chế. Nhà phát minh công hiến nhiều lợi ích trong việc phát minh, mặc dù chắc chắn là không phải mọi phát minh đều đem lại lợi ích. Ngƣợc lại, một nhà toán học không thể có một đặc quyền về định lý, đó là kiến thức cơ bản và miễn phí cho mọi ngƣời. Nói cách khác, hệ thống đặc quyền sáng chế là kiến thức ứng dụng, công nghệ là hàng hóa loại trừ, thế nhƣng kiến thức cơ bản không phải là hàng hóa loại trừ. Chính phủ cố gắng cung cấp hàng hóa công cộng về kiến thức cơ bản theo nhiều cách. Các cơ quan chính phủ, nhƣ các viện y tế quốc gia, các viện khoa học quốc gia, hỗ trợ nghiên cứu cơ bản về thuốc, toán học, vật lý, hóa học, sinh học và ngay cả kinh tế học. Một vài ngƣời biện hộ chính phủ lập quỹ về chƣơng trình không gian làm phát sinh chi phí thêm cho xã hội. Dĩ nhiên, nhiều loại hàng hóa cá nhân bao gồm áo chống đạn và trong những thức uống nhanh hiệu Tang, đã sử dụng những dƣợc liệu đƣợc sử dụng lần đầu tiên bởi các nhà khoa học và kỹ sƣ trong nỗ lực đƣa con ngƣời lên mặt trăng. Quyết định mức phù hợp đối với các ủng hộ chính phủ cho những nỗ lực này là khó khăn, bởi vì những lợi ích rất khó đo lƣờng. Hơn thế nữa, các thành viên của quốc hội, những ngƣời thông qua ngân sách quốc gia thƣờng có ít chuyên môn sâu về khoa học và vì thế thƣờng không để chắc chắn đƣợc những lĩnh vực nghiên cứu nào sẽ mang lại những lợi ích lớn nhất. 76 Đấu tranh với cái nghèo Một số chƣơng trình định hƣớng vào việc giúp đỡ ngƣời nghèo. Hệ thống phúc lợi cung cấp một khoản trợ cấp cho những gia đình nghèo. Tƣơng tự nhƣ thế, chƣơng trình hỗ trợ thực phẩm, hỗ trợ việc mua thực phẩm cho những ngƣời thu nhập thấp và nhiều chƣơng trình nhà ở của chính phủ cho những ngƣời có thu nhập thấp. Những chƣơng trình chống lại nghèo khổ đƣợc hỗ trợ về tài chính bằng những khoản thuế đối với các gia đình có thu nhập khá giả. Các nhà kinh tế thƣờng tranh luận về vai trò của chính phủ trong việc đấu tranh chống cái nghèo. Những ngƣời ủng hộ về chƣơng trình chống nghèo cho rằng chống nghèo là một hàng hóa công cộng. Giả sử rằng, mọi ngƣời mong muốn sống trong một xã hội không có nghèo đói. Thậm chí, điều mong muốn này rất mạnh mẽ và phổ biến rộng rãi, việc đấu tranh chống nghèo không phải là một “hàng hóa” đối với thị trƣờng tƣ nhân. Các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời nghèo là việc làm nhân đạo của cá nhân và rất khó thúc đẩy trong việc giải quyết vấn đề này. Trong khi đó, những cá nhân đƣợc trợ cấp có thể dùng miễn phí theo sự rộng lƣợng của ngƣời khác. Trong trƣờng hợp này, đánh thuế vào ngƣời giàu nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống cho ngƣời nghèo. Mọi ngƣời sẽ trở nên tốt hơn và khoản thuế sẽ góp phần làm cho mọi ngƣời sống trong một xã hội ít nghèo đói hơn. 3.3. Độc quyền Ở dạng thuần túy nhất, độc quyền thƣờng là trạng thái thị trƣờng chỉ có duy nhất một ngƣời bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Mặc dù trên thực té không có độc quyền thuần túy, vì các hàng hóa nói chung đều ít nhiều có sản phẩm thay thế, nhƣng những gì phân tích cho mô hình độc quyền này sẽ giúp làm sáng tỏ tính phi hiệu quả của nó và sự cần thiết của các biện pháp can thiệp của chính phủ. 3.3.1. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh. Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị 77 phần và rốt cuộc sẽ bị đào thải ra khỏi cuộc chơi. Trong trƣờng hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thƣơng trƣờng và doanh nghiệp đó đƣơng nhiên có đƣợc vị thế độc quyền. Do đƣợc chính phủ nhƣợng quyền khai thác thị trƣờng. Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ đƣợc chính phủ nhƣợng quyền khai thác một thị trƣờng nào đó, ví dụ các địa phƣơng cho phép một công ty duy nhất cung cấp nƣớc sạch trên địa bàn địa phƣơng mình. Ngoài ra, với những ngành đƣợc coi là chủ đạo của quốc gia, chính phủ thƣờng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dƣới dạng độc quyền nhà nƣớc. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nắm giữ, vì nó liên quan đến an ninh đất nƣớc. Nhƣng có nhiều ngành khác thì sự đặc quyền của nhà nƣớc lại không dễ thuyết phục đến nhƣ vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần nhƣ độc quyền trong thị trƣờng nội địa, trong khi ở nhiều nƣớc khác nó lại có sự góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau. Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ. Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến khích họ đầu tƣ công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội. Nhƣng chính những quy định này đã tạo cho ngƣời có bản quyền một vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cữu. Do sở hữu đƣợc một nguồn lực đặt biệt.Việc nắm giữ đƣợc một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp ngƣời sở hữu có đƣợc vị thế độc quyền trên thị trƣờng. Chẳng hạn, vì những mỏ kim cƣơng lớn nhất thế giới tập trung tại Nam Phi nên quốc gia này đã có một lợi thế gần nhƣ độc quyền về khai thác và bán kim cƣơng mà các quốc gia khác không thể có. Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất. Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo quy mô đã khiến việc có nhiều hãng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trƣờng từ trƣớc thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất, biến đó thành một hàng rào hữu hiệu ngăn 78 cản sự xâm nhập thị trƣờng của những hãng mới. Trƣờng hợp này còn đƣợc gọi là độc quyền tự nhiên. 3.3.2. Tổn thất phúc lợi do độc quyền Nhắc lại nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trong độc quyền là hãng sẽ sản xuất tại điểm MR = MC thay vì tại P = MC nhƣ trong thị trƣờng cạnh tranh. Điều đó đã giúp độc quyền có thể bán đƣợc với mức giá cao hơn và mức sản lƣợng thấp hơn thị trƣờng cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch. Hình 3.10 mô tả thị trƣờng độc quyền về một sản phẩm. Nhƣ đã thấy, khi không có điều tiết của nhà nƣớc, hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất tại mức sản lƣợng Q1 và bán ở P1, thu lợi nhuận siêu ngạch là diện tích hình chữ nhật tô đậm. Rõ ràng, theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lƣợng này chƣa hiệu quả. Lý do là tại Q1, MB>MC. Để thấy tại sao, cần nhắc lại đƣờng cầu thể hiện mức giá tối đa mà ngƣời tiêu dùng sẵn sàng trả cho một đơn vị hàng hóa cung cấp thêm. Nói cách khác, đó là số Hình 3.10: Độc quyền thƣờng D = MB MR Q0 Q1 Q P P0 P1 MC AC A B C 0 79 tiền tối đa mà họ sẵn sàng trả cho thêm một đơn vị hàng hóa mà không cảm thấy bị thiệt. Theo định nghĩa về lợi ích biên, đó cũng chính là MB mà việc tiêu dùng hàng hóa đã tạo ra. Vì thế, đƣờng cầu chính là đƣờng lợi ích biên xã hội (MSB). Vậy, điểm sản xuất hiệu quả phải là Q0, tại đó MB = MC. Đây cũng chính là mức sản lƣợng sẽ đƣợc sản xuất nếu thị trƣờng này là cạnh tranh hoàn hảo. Vậy, sản xuất tại Q1 đã khiến xã hội bị tổn thất một mức lợi ích ròng là tam giác ABC. Ngƣời ta còn gọi diện tích này là mất trắng, hay tổn thất vô ích do độc quyền. 3.3.3. Lợi nhuận độc quyền có phải là một tổn thất xã hội Một luận cứ vững chắc cho việc điều tiết độc quyền là để ngăn chặn việc định giá của độc quyền tự nhiên. Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn đến cách tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất. Hình thức tổ chức sản xuất này thƣờng thấy trong các ngành dịch vụ công nhƣ điện, nƣớc, đƣờng sắt... Chẳng hạn, sẽ hết sức lãng phí nếu có hai hãng đƣờng sắt cùng hoạt động trên cùng một tuyến, vì khi đó sẽ cần hai hệ thồng đƣờng ray. Tƣơng tự nhƣ thế, hai công ty cấp thoát nƣớc với hai mạng lƣới đƣờng ống khác nhau cùng phục vụ cho một địa bàn dân cƣ là một sự bố trí sản xuất phi lý. Khi đó, chính phủ có thể quyết định chỉ để một hãng cung cấp cho toàn bộ thị trƣờng. 3.3.3.1. Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiết Để thấy hiện tƣợng độc quyền tự nhiên này quan trọng nhƣ thế nào đối với các nhà điều tiết, trƣớc hết hãy nhắc lại hành vi độc quyền tự nhiên, nhƣ minh họa trong Hình 3.11. Theo định nghĩa, đƣờng chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ giảm dần khi quy mô sản xuất mở rộng, do đó đƣờng chi phí biên MC cũng đi xuống và luôn nằm dƣới đƣờng AC. Nếu nhà độc quyền tự nhiên không bị điều tiết, họ sẽ sản xuất tại Q1 là nơi MR = MC theo nguyên tắc thông thƣờng và đặt giá tại P1. Lợi nhuận siêu ngạch mà hãng nhận đƣợc là hình chữ nhật P1EGF. 80 Cũng giống trƣờng hợp độc quyền thƣờng, mức sản lƣợng Q1 này không hiệu quả. Mức hiệu quả phải đạt tại Q0. Ở đó, P = MC hay MB = MC. Nhƣng nếu đặt giá ở P0, chỉ một khó khăn đặt ra là tại Q0, mức giá (P0) thấp hơn chi phí sản xuất trung bình (0N). Nhƣ vậy, hãng không đủ bù đắp các chi phí sản xuất và không thể tồn tại đƣợc trong thị trƣờng. Tổng mức lỗ của hãng khi sản xuất tại mức sản lƣợng này sẽ bằng chênh lệch giữa chi phí trung bình và giá (NP0) nhân với mức sản lƣợng (Q0), tức là diện tích hình chữ nhật P0NMA. Vậy, chính phủ làm thế nào để giải quyết nghịch lý này? 3.3.3.2. Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ Định giá bằng chi phí trung bình. Theo cách này, hãng sẽ phải tính tất cả mọi chi phí sản xuất của mình (cả chi phí cố định và biến đổi), rồi chia bình quân chúng cho từng đơn vị sản phẩm. Chi phí trên mỗi đơn vị lúc này gọi là chi phí bình quân đã phân bổ hoàn toàn. Khách hàng sẽ phải trả giá đúng bằng mức chi phí bình quân đã phân bổ hoàn toàn này. Hình 3.11: Độc quyền tự nhiên 81 Giải pháp này tốt đến đâu? Về mặt kinh tế, nó là một sự cải tiến đáng kể so với khi hãng không bị điều tiết. Nó đã loại bỏ đƣợc hoàn toàn lợi nhuận siêu ngạch của hãng độc quyền, vì thế đã góp phần tạo ra một kết cục công bằng hơn. Đồng thời, khi buộc hãng độc quyền phải giảm giá xuống P2, chính phủ đã thu hẹp đƣợc khoảng cách giữa giá và chi phí biên. Tuy nhiên, do Q2 vẫn nhỏ hơn Q0 nên tuy giải pháp này có làm hãng độc quyền sản xuất nhiều hơn trƣớc đây, nhƣng vẫn chƣa đạt tới mức sản lƣợng hiệu quả. Bạn có thể chỉ ra tổn thất phúc lợi xã hội trong trƣờng hợp này đƣợc không? Định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán. Một cách làm khác là đặt giá P = MC, rồi bù đắp phần thiếu hụt băng một khoản thuế khoán. Thuế khoán đƣợc hiểu nhƣ một loại thuế đánh đại trà vào tất cả mọi ngƣời và không ai có thể thay đổi hành vi của mình để giảm bớt gánh nặng thuế phải nộp. Ƣu điểm của thuế khoán là nó không gây ra những méo mó của thuế, vì vậy nó sẽ không tạo ra thêm sự phi hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên, có một vấn đề nảy sinh. Thuế khoán rất khó áp dụng trong thực tế. Vì nó không phân biệt giữa mọi cá nhân nên thuế này thƣờng bị chỉ trích là không công bằng. Nếu theo nguyên tắc lợi ích, tức là ai tiêu dùng hàng hóa thì mới phải trả thuế, thì có thể sẽ công bằng hơn nếu phần thâm hụt đó đƣợc trang trải bằng một thứ thuế chỉ đánh vào ngƣời tiêu dùng sản phẩm độc quyền. Nhƣng tất cả những loại thuế có phân biệt đối tƣợng nhƣ vậy đều gây ra sự phi hiệu quả và tổn thất này có thể lớn không kém gì sự phi hiệu quả của độc quyền mà chính phủ đang tìm cách khắc phục. Định giá hai phần. Định giá hai phần sẽ gồm một khoản phí để đƣợc quyền sử dụng dịch vụ của hãng độc quyền (mức phí này sẽ bằng NP0), cộng với mức giá bằng chi phí biên với mỗi đơn vị dịch vụ mà ngƣời tiêu dùng sử dụng. Cách làm này thƣờng hay đƣợc áp dụng trong các công ty điện thoại. Chẳng hạn, nếu có 1.000 ngƣời sử dụng dịch vụ điện thoại của hãng thì mỗi ngƣời sử dụng trƣớc hết sẽ phải trả một mức phí bằng 1/1000 tổng khoản lỗ mà hãng phải chịu khi sản xuất tại P = MC để đƣợc phép sử dụng dịch vụ của hãng. Sau đó, tùy theo thời gian gọi điện mà cá nhân sẽ phải thanh toán theo mức giá bằng MC. Tuy vậy, một vấn đề đặt ra là ngƣời tiêu dùng phải 82 trả trƣớc một khoản phí để đƣợc phép sử dụng dịch vụ. Điều này có thể làm một số ngƣời sử dụng ngần ngại, khiến mức tiêu dùng thực tế đạt thấp hơn mức hiệu quả. 3.3.4. Các giải pháp can thiệp của Chính phủ Để tận dụng đƣợc phần lợi ích ròng bị mất do độc quyền, rõ ràng chính phủ cần phải có những giải pháp can thiệp để buộc các nhà độc quyền phải hành động nhƣ những ngƣời cạnh tranh hoàn hảo, tức là phải tăng sản lƣợng đến Q0 hoặc giảm giá bán xuống P0. Sau đây, chúng ta điểm lại một số phƣơng thức can thiệp của chính phủ. Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền. Biện pháp chủ yếu để đấu tranh với các nguy cơ xuất hiện hành vi độc quyền trên thị trƣờng là sử dụng các chính sách chống độc quyền. Đó là các điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định (nhƣ cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trƣờng nhất định. Biện pháp này thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến ở các nƣớc có thị trƣờng phát triển, nhằm điều tiết những hãng lớn, chiếm một thị phần rất lớn. Nhiều quốc gia còn đƣa ra các quy định cho phép các cơ quan chức năng của chính phủ đƣợc thƣờng xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lƣợng của các hãng, chẳng hạn trong các ngành phục vụ công cộng. Khác với các chính sách chống độc quyền xác định những điều mà các hãng không đƣợc làm, những quy định này lại nói rõ doanh nghiệp cần làm gì và định giá nhƣ thế nào. Đây là cách phổ biến chính phủ sử dụng để kiểm soát những hãng không thuộc sở hữu nhà nƣớc. Ngoài ra, chính phủ còn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng, kể cả những hãng lớn với nhau. Để làm đƣợc điều này, chính phủ có thể tìm cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trƣờng, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cách giữa thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế. Sở hữu nhà nƣớc đối với độc quyền cũng là một giải pháp thƣờng đƣợc áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia nhƣ khí đốt, điện năng... Trong nhiều trƣờng hợp, vẫn còn sự tranh cãi lớn giữa các nhà kinh tế là chính phủ nên sở hữu hay chỉ cần có quy định điều tiết những ngành này là đủ. 83 Kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp là một giải pháp phổ biến khác. Mục đích của nó là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh, tức là P0 trong Hình 1.1. Về mặt lý thuyết, nếu có thể định giá trần ở P0 thì hãng độc quyền sẽ phải sản xuất ở Q0 và giải pháp của chính phủ là triệt để. Tuy nhiên, trong thực tế có một khó khăn là không thể xác định đƣợc P0. Do đó, việc định giá trần chỉ dựa vào nhận định chủ quan của cơ quan điều tiết. Nếu chính phủ định giá trần không chính xác thì có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hóa, nhƣ hiện tƣợng khan hiếm xăng dầu, thịt bò đã xảy ra ở Mỹ trong thập kỷ 70 khi chính phủ quyết định kiểm soát giá trong ngành này. Đánh thuế đƣợc sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của cải trong xã hội. Nhƣng nhƣ thế, thuế là một công cụ gây méo mó nền kinh tế. Nếu thuế làm đƣờng chi phí biên của độc quyền dịch chuyển lên trên thì độc quyền sẽ tiếp tục giảm sản lƣợng và tăng giá. Do đó, thực chất ngƣời tiêu dùng sẽ phải san sẻ một phần gánh nặng thuế đối với hãng độc quyền. Trên đây là những giải pháp lớn mà chính phủ thƣờng áp dụng đối với độc quyền. Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo theo nghĩa nó có thể khắc phục hết mọi sự phi hiệu quả của thị trƣờng, mà không gây méo mó đối với nền kinh tế. Vì thế, khi quyết định kiểm soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự can thiệp hợp lý nhất. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Khái niệm và phân loại ngoại ứng, ảnh hƣởng của ngoại ứng trong sản xuất và trong tiêu dùng 2. Trình bày cách xác định sản hiệu quả trong thị trƣờng đối với Hàng hóa công cộng 3. Phân tích tổn thất phúc lợi do độc quyền gây ra 4. Trình bày các giải pháp can thiệp của chính phủ đối với độc quyền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_cong_cong_phan_1.pdf
Tài liệu liên quan