Giáo trình kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường

c. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15 USD/sản phẩm. Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất sẽ làm cho cung giảm. Hàm cung ban đầu P = 20 + QS. Sau khi đánh thuế, hàm cung mới là P = 20 + QS + 15 = 35 + QS  QS = –35 + P. Đáp số: P0 = 85 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng tăng 10 (USD/sản phẩm) và lượng cân bằng giảm 20 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế. Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD) Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm người tiêu dùng phải bỏ thêm một khoản tiền là 10 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là 10 × 50 = 500 (USD) Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu = 750 – 500 = 250 (USD) d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng là t = 15 USD/sản phẩm tiêu dùng? Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm cho cầu giảm. Hàm cầu ban đầu QD = 220 – 2P  P = 110 – 0,5QD. Sau khi đánh thuế, hàm cầu mới là P = 110 – 0,5QD – 15  P = 95 – 0,5QD Đáp số: P0 = 70 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng giảm 5 (USD/sản phẩm) và lượng cân bằng giảm 10 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế. Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD) Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm số tiền mà nhà sản xuất thu được bị giảm 5 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là 5 × 50 = 250 (USD). Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu = 750 – 250 = 500 (USD). Nhận xét về kết quả hai câu c. và d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì tác động của nó đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và Chính phủ là như nhau (Chính phủ thu cùng một lượng thuế, số thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu đều như nhau).

pdf43 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 339 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kinh tế học vi mô - Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giá mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi hơn bao nhiêu khi họ có khả năng mua một hàng hóa trên thị trường. Hình 2.15 cho thấy thặng dư tiêu dùng là phần diện tích CS. Ví dụ như bình thường một chiếc áo mưa mỏng có giá trên thị truờng là 10.000 đồng/cái, tuy nhiên một sinh viên A phải chấp nhận trả với giá 15.000 đồng/cái khi trời sắp mưa to và chỉ có một hàng bán áo mưa duy nhất gần chỗ anh ta đang đứng, như vậy anh ta bị mất đi một phần thặng dư là 5.000 đồng so với mức giá cân bằng. Thặng dư sản xuất (PS): là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung (trên hình 2.15 thặng dư tiêu dùng là phần diện tích PS). Ví dụ: Trên thị trường rau muống có giá bán là 4.000 đồng/bó nhưng mặt hàng này khó cất trữ nên cuối ngày người bán rau sẵn sàng bán với giá 3.000 đồng/bó sao cho hết hàng. 2.6. Độ co dãn của cầu Chúng ta thấy rằng cung hay cầu đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá của loại hàng hóa đó. Nếu các yếu tố khác là không đổi, khi giá thay đổi sẽ dẫn Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 49 đến lượng cung, cầu thay đổi. Các nhà kinh tế muốn biết rõ hơn sự thay đổi đó là bao nhiêu. Giả sử khi giá gạo tăng 10% thì lượng cầu sẽ giảm xuống bao nhiêu phần trăm và cung tăng lên bao nhiêu? Để trả lời câu hỏi như vậy, chúng ta hãy làm quen với khái niệm về sự co dãn và hệ số co dãn. Nguyên lý chung: Hệ số co dãn đo lường mức độ nhạy cảm của một biến số này đối với một biến số khác. Cụ thể, hệ số co dãn cho chúng ta biết tỷ lệ phần trăm thay đổi của một biến số tương ứng với 1% thay đổi của trong biến kia. Giả sử biến số y phụ thuộc vào biến số x theo một hàm số như sau: Y = f(X). Khi đó, hệ số co dãn của Y theo X được định nghĩa như sau: Y X % Y Y X Y X dY X XE f '(X) % X Y X X Y dX Y Y              Theo định nghĩa này, hệ số co dãn của Y theo X ( yxE ) cho biết số phần trăm thay đổi của Y do ảnh hưởng của 1% thay đổi của X, nếu như các yếu tố khác không đổi. 2.6.1. Độ co dãn của cầu theo giá Độ co dãn của cầu theo giá là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi). Công thức tính: DP % Q Q P Q PE :% P Q P P Q         Độ co dãn của cầu theo giá có thể được tính tại một điểm hoặc một đoạn hữu hạn trên đường cầu. Công thức tính độ co dãn điểm: DP (P) (Q) % Q P 1 PE Q % P Q P Q       Công thức tính độ co dãn đoạn: 1 0 D 1 0 P 1 01 0 P P Q Q% Q Q P 2E : Q Q% P Q P P P 2          Hình 2.16. Xác định độ co dãn tại một khoảng trên đường cầu Các giá trị của hệ số co dãn của cầu theo giá luôn không dương và không có đơn vị tính. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 50 ECO101_Bai2_v2.3014106226 Các trường hợp của hệ số co dãn:  Cầu co dãn theo giá: DP% Q % P hay E 1     Cầu kém co dãn theo giá: DP% Q % P hay E 1     Cầu co dãn đơn vị: DP% Q % P hay E 1     Cầu không co dãn: DPE 0  Cầu co dãn hoàn toàn: DPE   Hệ số co dãn của cầu đo lường mức độ thay đổi của lượng cầu khi giá thay đổi. Vì thế, hình dạng của đường cầu có liên quan chặt chẽ với hệ số co dãn. Hình 2.17 mô tả hình dạng các đường cầu ứng với hệ số co dãn của chúng. Đường D’ cho thấy bất kỳ sự thay đổi nào đó của giá chỉ dẫn đến một sự thay đổi nhỏ của lượng cầu nên cầu kém co dãn. Thật vậy, với một đường cầu rất dốc, một sự thay đổi lớn trong giá dẫn đến một sự thay đổi rất nhỏ trong lượng cầu, do vậy cầu kém co dãn. Còn đường D cho chúng ta biết một hàng hóa, dịch vụ có cầu co dãn cao sẽ có đường cầu phẳng hơn. Một sự thay đổi nhỏ của giá sẽ dãn đến một sự thay đổi lớn trong lượng cầu. Hình 2.17. Cầu càng kém co dãn theo giá, đường cầu càng dốc Hình 2.18 cho thấy đường cầu D1 là hoàn toàn không co dãn, lượng cầu hoàn toàn không thay đổi khi giá thay đổi. Khi đó, đường cầu sẽ thẳng đứng. Đường cầu D0 thì hoàn toàn co dãn, một sự thay đổi trong giá sẽ dẫn một sự thay đổi vô cùng lớn trong lượng cầu nên Q P   –  . Khi đó, đường cầu có dạng nằm ngang, điều đó cho thấy người tiêu dùng chỉ chấp nhận mức giá P0. Hình 2.18. Hai trường hợp đặc biệt của độ co dãn Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 51 Mối quan hệ giữa hệ số co dãn của cầu theo giá với tổng doanh thu (TR) của doanh nghiệp hoặc tổng chi tiêu (TE). Việc nghiên cứu hệ số co dãn của cầu theo giá sẽ giúp cho doanh nghiệp lập chiến lược giá phù hợp để có thể có doanh thu tốt nhất. Không xem xét đến các yếu tố khác với giá, câu hỏi được đặt ra là muốn tăng doanh thu bán hàng thì một doanh nghiệp nào đó nên tăng hay giảm giá bán sản phẩm mình sản xuất ra (giả sử là doanh nghiệp có thể làm được điều này!). Như chúng ta đã thấy ở phần nghiên cứu trước, khi người bán tăng giá bán đối với một loại hàng hóa nào đó thì lượng cầu đối với hàng hóa này sẽ giảm, do vậy, lượng bán ra sẽ giảm. Việc tăng giá bán sẽ làm cho doanh thu tăng nhưng đồng thời việc giảm lượng bán ra sẽ làm giảm doanh thu. Ngược lại, nếu người bán giảm giá, thì lượng bán ra có thể tăng. Khi đó, doanh thu sẽ giảm đi do giá giảm nhưng mặt khác doanh thu tăng lên do lượng bán ra tăng. Trong hai trường hợp trên, chúng ta khó xác định được chính xác liệu rằng doanh thu từ việc bán hàng có tăng hay không. Hệ số co dãn sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này. Doanh thu đối với một sản phẩm nào đó bằng với đơn giá nhân với số lượng bán ra: TE = TR = P × Q. Để nắm được nghĩa của việc nghiên cứu về DPE ta phân tích bằng cách xem xét về vấn đề giá cả:  Trường hợp khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu co dãn DPE 1 Giả sử ban đầu giá là A AA 1 A A 0P AQ P TR P Q S    Giảm giá từ B BA B 2 B B 0P BQ P P TR P Q S     Chúng ta so sánh TR1 và TR2  So sánh S2 và S3 S3 = Q × PB S2 = P × QA 3 B B 3 2 2 1 2 A B S Q P Q P 1 S S TR TR S P Q P Q              Hình 2.19a. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá, trường hợp cầu kém co dãn  Trường hợp khi hãng kinh doanh mặt hàng có cầu kém co dãn DPE 1 Giả sử ban đầu giá là P A  TR 1 = P A × Q A = A A0P AQ S Giảm giá từ B BA B 2 B B 0P BQ P P TR P Q S     Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 52 ECO101_Bai2_v2.3014106226 Chúng ta so sánh TR1 và TR2  So sánh S2 và S3 3 BS Q P   2 AS P Q   3 B A 3 2 2 1 2 A A S Q P Q P 1 S S TR TR S P Q P Q              Hình 2.19b. Mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá, trường hợp cầu co dãn Hình 2.20 cho biết mối quan hệ giữa giá cả, sản lượng và doanh thu. Ở nửa trên của đường cầu là cầu co dãn, nửa dưới đường cầu là miền cầu kém co dãn, tại trung điểm đường cầu thì cầu co dãn đơn vị. Khi kinh doanh tại miền cầu co dãn nhiều, muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp nên giảm giá bán, sản lượng sẽ tăng. Khi kinh doanh tại miền cầu kém co dãn, muốn tăng doanh thu, doanh nghiệp nên tăng giá bán, sản lượng sẽ giảm. Doanh nghiệp kinh doanh tại miền cầu co dãn đơn vị thì doanh thu sẽ lớn nhất. Giá tăng hay giảm, doanh thu đều không đổi. Hình 2.20. Mối quan hệ giữa độ co dãn và tổng doanh thu Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 53 2.6.2. Độ co dãn của cầu theo thu nhập Độ co dãn của cầu theo thu nhập: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong thu nhập. Nói cách khác, khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi). Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo thu nhập: D I (I) % Q Q I IE Q % I I Q Q         Phân loại hệ số co dãn của cầu theo thu nhập: Thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa, dịch vụ. Khi thu nhập thay đổi, sự thay đổi của số cầu đối với các mặt hàng khác nhau cũng khác nhau tùy theo tính chất của chúng. Ta có thể phân loại các hàng hóa này như sau:  Nếu DIE 1 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa xa xỉ, hàng hóa cao cấp.  Nếu DI0 E 1  thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thiết yếu.  Nếu DIE 0 thì hàng hóa đang xét có thể là hàng hóa thứ cấp.  Nếu DIE 0 thì lượng cầu và thu nhập không có mối quan hệ với nhau. 2.6.3. Độ co dãn của cầu theo giá chéo Độ co dãn của cầu theo giá chéo: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia. Nói cách khác: Khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi). Công thức tính hệ số co dãn của cầu theo giá chéo: X Y Y D X X Y Y P (P ) Y Y X X % Q Q P PE Q % P P Q Q         Các trường hợp của hệ số co dãn của cầu theo giá chéo:  Khi X Y D PE > 0 thì X và Y là 2 hàng hóa thay thế.  Khi X Y D PE < 0 thì X và Y là 2 hàng hóa bổ sung.  Khi X Y D PE = 0 thì X và Y là 2 hàng hóa độc lập nhau. Hệ số co dãn chéo cho thấy mức độ nhạy cảm của cầu của một loại sản phẩm đối với chiến lược giá của một doanh nghiệp có liên quan. 2.6.4. Độ co dãn của cung theo giá Độ co dãn của cung theo giá: là tỷ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cung của một mặt hàng với phần trăm thay đổi trong giá của mặt hàng đó (giả định các yếu tố khác không đổi). Nói cách khác, nó cho biết khi giá cả của hàng hóa thay đổi 1% thì lượng cung của hàng hóa đó thay đổi bao nhiêu %. Công thức tổng quát tính hệ số co dãn của cung cũng có dạng: Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 54 ECO101_Bai2_v2.3014106226 S S S SP (P ) S S S % Q Q QP P PE : Q % P Q P P Q Q           Vì S S Q P   luôn dương nên hệ số co dãn của cung theo giá có giá trị không âm S P(E 0) . Để xem xét độ co dãn của cung, chúng ta so sánh hệ số này với giá trị 1. Nếu SPE > 1, ta nói cung co dãn và, ngược lại, nếu SPE < 1, cung kém co dãn. Do ý nghĩa của độ co dãn của cung tương tự như của cầu, nên từ những đặc điểm của độ co dãn của cầu chúng ta có thể suy ra những đặc điểm của sự co dãn của cung.  Độ co dãn tại một điểm: SP (P) Q S P 1 PE Q Q P Q      Độ co dãn tại một khoảng: 1 2 S S S 1 2 P 1 2S S 1 2 P P % Q Q Q QP 2E : Q Q% P Q P P P 2          Các trường hợp độ co dãn:  Khi SPE > 1: Cung co dãn.  Khi 0 < SPE < 1: Cung kém co dãn.  Khi SPE = 1: Cung co dãn đơn vị.  Khi SPE = 0: Cung không co dãn.  Khi SPE = : Cung co dãn hoàn toàn. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi của SPE :  Mức sản lượng mà các nhà sản xuất cung ứng trên thị trường.  Tác động của giá cả các yếu tố đầu vào (khi giá cả của các yếu tố đầu vào giảm, lượng cung sẽ tăng).  Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa: SPE lớn đối với hàng hóa dễ cất giữ và SPE nhỏ đối với hàng hóa khó tích trữ. Độ co dãn của cung trong dài hạn và trong ngắn hạn là khác nhau. Trong ngắn hạn, các hãng bị hạn chế về năng lực sản xuất và để khắc phục năng lực sản xuất họ cần phải có thời gian để xây dựng và mở thêm các cơ sở sản xuất mới. Vì vậy, đối với hầu hết các sản phẩm thì cung dài hạn có độ co dãn theo giá lớn hơn nhiều so với cung ngắn hạn. 2.7. Sự can thiệp của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường Trong cơ chế thị trường, hầu hết các hàng hóa đều được định giá dựa trên quan hệ cung – cầu. Giá cả hàng hóa được xác định tại mức mà lượng cầu bằng với lượng cung. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì thị trường tự do vẫn có những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết được. Do đó cần phải có sự can thiệp của Chính phủ để giảm thiểu được các khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 55 2.7.1. Giá trần Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: xăng dầu, giá thuê nhà cho người nghèo và sinh viên... Nếu thả lỏng giá của những mặt hàng này theo cơ chế cân bằng của thị trường thì mức giá có thể đẩy lên rất cao khi có sự căng thẳng trong quan hệ cung cầu gây ra những cơn sốt về giá cả, khi đó chỉ một bộ phận dân chúng là những người có tiền mới có khả năng chi trả hoặc người tiêu dùng sẽ phải mua hàng hóa đó một mức giá quá cao so với mức giá thực của nó. Chính vì vậy mà sự can thiệp của Chính phủ bằng cách đặt giá trần sẽ bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng. Có 2 loại giá trần: Mức giá trần cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá trần cao hơn giá cân bằng thì đây là mức giá trần không ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá trần thấp hơn giá cân bằng trên thị trường được gọi là giá trần có ràng buộc. Ví dụ, mức giá Ptrần được biểu diễn trên hình 2.21. Mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng sẽ gây ra hiện tượng thiếu hụt trên thị trường, lượng thiếu hụt thể hiện trên đồ thị là đoạn AB. Hình 2.21. Giá trần 2.7.2. Giá sàn Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do Chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Ví dụ: giá thu mua nông sản phẩm, giá thuê lao động (quy định mức tiền công tối thiểu)... Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có ràng buộc. Mức giá Psàn > P0 gây là hiện tượng dư thừa trên thị trường. Lượng dư thừa thể hiện trên đồ thị là đoạn AB. Hình 2.22. Giá sàn Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 56 ECO101_Bai2_v2.3014106226 Việc Chính phủ kiểm soát giá cả sẽ đem lại một số kết quả nhất định trong nhiều trường hợp nhất định. Nếu Chính phủ áp dụng mức giá này một cách tràn lan cho tất cả các ngành thì sẽ làm mất đi tính khách quan của cơ chế thị trường và gây ra những trục trặc lớn cho nền kinh tế. Việc áp dụng giá trần và giá sàn chỉ là những giải pháp tức thời chứ không thể kéo dài được. Nếu kéo dài có thể sẽ thui chột, hạn chế sản xuất, làm quá trình sản xuất không phát triển được. Case study 2.1 – Thị trường gạo gặp khó khăn là một ví dụ điển hình về sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc thu mua lúa gạo, để bảo vệ lợi ích của nhà sản xuất là hộ nông dân. Case study cho chúng ta thấy được trước tình hình giá quá thấp: “ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, đã gửi công văn trình Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính thỉnh cầu 2 vấn đề quan trọng. Một là, thay vì các doanh nghiệp tham gia mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo hè thu phải trả nợ vào ngày 15 – 9, nay đề nghị gia hạn nợ thêm 1 tháng, nhằm tránh cho doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng bán tháo gạo trong thời điểm bất lợi hiện nay. Hai là, đề nghị Chính phủ cho triển khai mua tạm trữ thêm 300.000 tấn gạo quy lúa trong vụ hè thu và vụ thu đông để giữ giá lúa ổn định trên thị trường nội địa, thời gian thực hiện từ ngày 15 – 9 đến 15 – 10. VFA cũng đề nghị Chính phủ hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ 300.000 tấn gạo này trong thời gian 2 tháng”. 2.7.3. Công cụ thuế của Chính phủ Để phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả, Chính phủ sử dụng các chính sách như trợ cấp hoặc đánh thuế đối với từng mặt hàng. Chẳng hạn như Chính phủ đánh thuế cao đối với các mặt hàng xa xỉ nhằm hạn chế bớt những tiêu dùng lãng phí trong khi còn có rất nhiều người nghèo không đủ sống hay đối với mặt hàng thuốc lá rất có hại. Vì vậy, thuế ảnh hưởng lớn đến hoạt động của một nền kinh tế hỗn hợp và ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà xã hội phân bổ các nguồn lực khan hiếm của nó. Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t/sản phẩm thì cung sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm (xem hình 2.23a). Hình 2.23a. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm bán ra của nhà sản xuất Hình 2.23a cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới là P1 và Q1, tuy nhiên do phải nộp thuế cho Chính phủ là t, người bán chỉ nhận được mức giá P2 = P1 – t. Người mua sẽ đóng thuế là diện tích P0P1E1B còn người bán sẽ trả thuế là diện tích P2P0BA. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 57 Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/sản phẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm (xem hình 2.23b). Ví dụ: thuế đánh vào tiêu dùng ô tô, xe máy... Hình 2.23b. Chính phủ đánh một khoản thuế t/sản phẩm đối với người tiêu dùng Hình 2.23b cho thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0. Giá và lượng cân bằng mới là P1 và Q1. Giá người bán thực sự nhận được chỉ là P1 < P0, nhưng giá người mua thực sự phải trả là P2 = P1 + t. Người mua sẽ trả thuế là phần diện tích P1P2AB còn người bán sẽ trả thuế là diện tích P0P1BE1. Xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay đánh thuế vào nhà sản xuất đều mang lại tác động như nhau đối với cả người tiêu dùng, người sản xuất và Chính phủ. Khi có thuế Chính phủ sẽ thu được một khoản thuế, nhưng người sản xuất và người tiêu dùng đều chịu thiệt. Chính sách thuế hợp lý là một trong những chính sách vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là công cụ để điều tiết nền kinh tế. Chính sách thuế hợp lý sẽ bảo đảm tính công bằng xã hội, tính bình đẳng tạo dựng được hành lang pháp lý khoa học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển. 2.7.4. Công cụ trợ cấp của Chính phủ Khi Chính phủ trợ cấp cho nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra với mức trợ cấp là s/sản phẩm thì cung sẽ tăng, giá cân bằng giảm từ P0 đến P1 và lượng cân bằng sẽ tăng lên từ Q0 đến Q1 (xem hình 2.24). Cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều được hưởng lợi khi Chính phủ trợ cấp trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra. Hình 2.24. Chính phủ trợ cấp s/sản phẩm đến nhà sản xuất Khi Chính phủ trợ cấp cho người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều tăng. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 58 ECO101_Bai2_v2.3014106226 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI  Thị trường: là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó những người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.  Dựa theo mức độ cạnh tranh, thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (thuần túy). Đây là một thị trường có rất nhiều người mua và nhiều người bán, trao đổi một loại sản phẩm đồng nhất, mọi thông tin trên thị trường này đều được người bán người mua nắm rõ và họ không có quyền quyết định đến mức giá cũng như sản lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường. Thị trường độc quyền thuần túy (độc quyền mua hoặc độc quyền bán): Chỉ có một người mua và nhiều người bán hoặc chỉ có một người bán và nhiều người mua. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: bao gồm cạnh tranh độc quyền và độc quyền tập đoàn.  Cầu (D): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua muốn mua và có khả năng mua tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các yếu tố khác không đổi. Nếu thiếu một trong hai yếu tố muốn mua và có khả năng mua thì sẽ không tồn tại cầu. Muốn mua biểu thị nhu cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó. Có khả năng mua biểu thị khả năng thanh toán. Lượng cầu (QD): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua muốn mua và sẵn sàng mua tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Nhu cầu là những mong muốn, sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ, nhưng có thể không có khả năng thanh toán.  Các yếu tố tác động đến cầu: Thu nhập của người tiêu dùng xem xét đối với các loại hàng hóa (xa xỉ, cao cấp, thiết yếu và thứ cấp); Hàng hóa liên quan trong tiêu dùng gồm hàng hóa thay thế hoặc hàng hóa bổ sung; Số lượng người tiêu dùng hay quy mô thị trường là một trong những yếu tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng; Các chính sách kinh tế của Chính phủ: Thuế đánh vào người tiêu dùng thì cầu sẽ giảm, Chính phủ trợ cấp người tiêu dùng thì cầu sẽ tăng... Kỳ vọng thu nhập và kỳ vọng về giá cả; Thị hiếu, phong tục, tập quán, mốt, quảng cáo... Thị hiếu là ý thích của con người. Thị hiếu xác định chủng loại hàng hóa mà người tiêu dùng muốn mua; Các nhân tố khác bao gồm môi trường tự nhiên, sự kiện mang tính thời sự  Cung (S): là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán muốn bán và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, các nhân tố khác không đổi. Lượng cung (QS) là lượng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể mà người bán muốn bán và sẵn sàng bán tại mức giá đã cho trong một khoảng thời gian nhất định. Luật cung: Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại, giả định các yếu tố khác không đổi.  Các yếu tố tác động đến cung: Tiến bộ công nghệ (ứng dụng công nghệ mới làm tăng năng suất; Giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất (chi phí sản xuất); Số lượng nhà sản xuất trong ngành; Giá của các hàng hóa liên quan trong sản xuất; Các chính sách kinh tế của Chính phủ; Lãi suất; Kỳ vọng giá cả và thu nhập; Điều kiện thời tiết khí hậu; Môi trường kinh doanh thuận lợi.  Cân bằng thị trường: là một trạng thái tại đó không có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng. Cân bằng thị trường là trạng thái mà khả năng cung ứng vừa đủ cho nhu cầu trên thị trường. Tác động qua lại giữa cung và cầu xác định giá và sản lượng hàng hóa, dịch vụ được mua và bán trên thị trường. Khi tất cả mọi người tham gia vào thị trường có thể mua hoặc bán một lượng bất kỳ mà họ mong muốn, chúng ta nói rằng thị trường trong trạng thái cân bằng. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 59 Mức giá mà người mua muốn mua và người bán muốn bán theo ý của họ được gọi là mức giá cân bằng.  Thặng dư tiêu dùng (CS): là khái niệm phản ánh sự chênh lệch giữa lợi ích của người tiêu dùng một đơn vị hàng hóa nào đó với chi phí thực tế để thu được lợi ích đó. Thặng dư tiêu dùng là phần chênh lệch giữa giá mà một người tiêu dùng sẵn sàng trả để mua được một hàng hóa và giá mà người tiêu dùng đó thực sự phải trả khi mua hàng hóa đó. Thặng dư sản xuất (PS) là phần diện tích nằm dưới đường giá và trên đường cung.  Độ co dãn của cầu theo giá: là hệ số (tỷ lệ) giữa % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa đó. Khi giá cả tăng 1% thì lượng cầu của hàng hóa đó giảm bao nhiêu % và ngược lại. Hệ số co dãn của cầu theo giá đo lường mức độ phản ứng của giá cả so với lượng cầu (các yếu tố khác không đổi).  Độ co dãn của cầu theo thu nhập: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu so với % thay đổi trong thu nhập. Nói cách khác: Khi thu nhập thay đổi 1% thì lượng cầu thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo thu nhập đo lường mức độ phản ứng của thu nhập của người tiêu dùng so với lượng cầu (các nhân tố khác không đổi).  Độ co dãn của cầu theo giá chéo: là hệ số phản ánh % thay đổi trong lượng cầu của hàng hóa này so với % thay đổi trong giá cả của hàng hóa kia. Nói cách khác: Khi giá cả của hàng hóa kia thay đổi 1% thì lượng cầu của hàng hóa này thay đổi bao nhiêu %. Hệ số co dãn của cầu theo giá chéo đo lường mức độ phản ứng của giá cả của hàng hóa kia so với lượng cầu của hàng hóa này (các nhân tố khác không đổi).  Giá trần: là mức giá cao nhất đối với một mặt hàng nào đó do Chính phủ ấn định. Tác dụng của giá trần là nhằm bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Các hãng sản xuất không được đặt giá cao hơn mức giá trần. Mức giá này được áp dụng cho những hàng hóa (dịch vụ) thiết yếu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân như: xăng dầu, giá thuê nhà cho người nghèo và sinh viên...  Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một hàng hóa hay dịch vụ nào đó do Chính phủ quy định. Tác dụng của giá sàn là nhằm bảo vệ lợi ích nhà sản xuất. Có 2 loại giá sàn: Mức giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường và mức giá sàn thấp hơn mức giá cân bằng trên thị trường. Đối với mức giá sàn thấp hơn giá cân bằng thì đây là mức giá sàn không có ràng buộc, ít khi xảy ra. Còn mức giá sàn cao hơn giá cân bằng trên thị trường là mức giá có ràng buộc. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 60 ECO101_Bai2_v2.3014106226 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân biệt khái niệm cầu với nhu cầu, cầu với lượng cầu. Minh họa khái niệm cầu và lượng cầu trên đồ thị. 2. Phân tích khái niệm cầu và luật cầu. Nêu các yếu tố tác động đến cầu và ý nghĩa của việc phân tích cầu. 3. Phân biệt khái niệm cung, lượng cung, và minh họa các trường hợp trên đồ thị. 4. Phân tích khái niệm cung và luật cung. Nêu các yếu tố tác động đến cung và ý nghĩa của việc phân tích cung. 5. Nêu cách xác định độ co dãn của cung và cầu theo giá. Chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo giá. 6. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo thu nhập và chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo thu nhập. 7. Nêu cách xác định độ co dãn của cầu theo giá chéo và chỉ rõ ý nghĩa của việc phân tích độ co dãn của cầu theo giá chéo. 8. Phân tích cơ chế hoạt động của thị trường: trạng thái dư thừa, thiếu hụt, trạng thái cân bằng và sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường. 9. Lấy ví dụ và giải thích sự tác động đến khi trường khi Chính phủ quy định giá trần và giá sàn. 10. Giả sử Chính phủ áp đặt một mức thuế là t/một đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó ai sẽ là người được hưởng lợi, ai là người chịu thiệt trong trường hợp này? CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Nếu cầu của một loại hàng hóa giảm khi thu nhập của người tiêu dùng giảm thì hàng hóa đó được gọi là hàng hóa thứ cấp. 2. Đường cung có dạng dốc lên bởi vì, nếu tất cả các yếu tố khác không đổi, khi giá hàng hóa đó tăng lên thì lượng cung về hàng hóa đó cũng tăng lên. 3. Hàng hóa thiết yếu thường có cầu kém co dãn, trong khi đó hàng hóa cao cấp thường có cầu co dãn. 4. Dọc theo đường cầu tuyến tính, khi giá giảm, cầu trở nên co dãn hơn. 5. Phương trình P = 35 – 2Q có thể là một phương trình biểu diễn cho hàm cung. 6. Nếu cung và cầu của một loại hàng hóa cùng tăng hoặc cùng giảm thì chắc chắn chúng ta sẽ xác định được sự thay đổi của giá cân bằng còn lượng cân bằng thì không xác định. 7. Nếu độ co dãn của cầu theo giá sô-cô-la là –0,75 thì khi giá sô-cô-la tăng lên sẽ làm chi tiêu của người tiêu dùng về kẹo sô-cô-la tăng lên. 8. Khi lượng cầu nhỏ hơn lượng cung sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt trên thị trường và khi đó giá cân bằng sẽ tăng lên. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 61 9. Một sự thay đổi trong giá cà phê sẽ gây ra sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cầu về cà phê và gây ra sự dịch chuyển đối với đường cầu của hàng hóa thay thế với cà phê. 10. Cầu thị trường là trung bình của tổng cầu các cá nhân. 11. Khi bất cứ yếu tố nào tác động đến cầu ngoài giá của bản thân hàng hóa đó thay đổi thì đều làm đường cầu của nó dịch chuyển. 12. Lượng cung về hàng hóa hay dịch vụ là lượng mà tại đó người bán có khả năng và sẵn sàng bán tại một mức giá xác định trong một khoảng thời gian xác định (các yếu tố khác không đổi). 13. Sự thiếu hụt sẽ xảy ra khi mức giá thấp hơn mức giá cân bằng và sự dư thừa sẽ xảy ra khi mức giá cao hơn mức giá cân bằng. 14. Hàng hóa thông thường có độ co dãn của cầu theo thu nhập mang dấu âm, trong khi đó hàng hóa thứ cấp có độ co dãn của cầu theo thu nhập mang dấu dương. 15. Sự tăng lên của số lượng các hãng sản xuất hàng hóa A sẽ gây ra sự di chuyển (trượt dọc) trên đường cung hàng hóa A (giả định các yếu tố khác không đổi). CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Sự kiện nào sau đây sẽ làm cho cung về cà phê tăng lên? A. Có công trình nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê có lợi cho những người huyết áp thấp. B. Giá phân bón giảm xuống. C. Thu nhập của dân chúng tăng lên (cà phê là hàng hóa thông thường). D. Dân số tăng lên. 2. Khi cả cung và cầu về một mặt hàng đồng thời tăng lên thì A. giá cân bằng chắc chắn giảm. B. giá cân bằng chắc chắn tăng. C. lượng cân bằng chắc chắn giảm. D. lượng cân bằng chắc chắn tăng. 3. Người ta quan sát thấy giá của máy in laze bị giảm đi. Điều này chắc chắn do nguyên nhân A. cầu tăng đồng thời cung giảm. B. cầu giảm đồng thời cung tăng. C. cả cầu và cung cùng giảm. D. cả cầu và cung cùng tăng. 4. Độ co dãn chéo của cầu mặt hàng X theo giá của Y là –5. Điều này nói lên rằng: A. X và Y là hai hàng hóa bổ sung mạnh. B. X và Y là hai hàng hóa bổ sung yếu. C. X và Y là hai hàng hóa thay thế mạnh. A. X và Y là hai hàng hóa thay thế yếu. 5. Điều nào sau đây KHÔNG làm dịch chuyển đường cung trứng gà? A. Chính phủ tăng thuế đánh vào nhà cung cấp trứng. B. Virus H5N1 làm giảm số lượng gia cầm. C. Giá thức ăn gia cầm giảm. D. Một chiến dịch bảo vệ động vật kêu gọi mọi người ngừng ăn trứng. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 62 ECO101_Bai2_v2.3014106226 6. Giả định các yếu tố khác không đổi thì cung hàng hóa X sẽ thay đổi khi A. cầu hàng hóa X thay đổi. B. thị hiếu của người tiêu dùng thay đổi. C. công nghệ sản xuất của hãng X thay đổi. D. số lượng người mua tăng lên. 7. Doanh thu của doanh nghiệp đạt giá trị cực đại khi độ co dãn của cầu theo giá là A. co dãn nhiều. B. co dãn đơn vị. C. không co dãn. D. hoàn toàn co dãn. 8. Giá của các yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên sẽ làm cho A. đường cầu hàng hóa X dịch chuyển sang phải. B. đường cung hàng hóa X dịch chuyển sang phải. C. cung hàng hóa X giảm. D. trượt dọc trên đường cung hàng hóa X xuống vị trí thấp hơn. 9. Giả sử độ co dãn của cầu theo giá là –1/3, nếu giá tăng 30% thì lượng cầu sẽ A. tăng 10%. B. giảm 10%. C. tăng 90%. D. giảm 90%. 10. Nếu bạn Hằng sẵn sàng trả 10.000 đồng để mua một cái bánh mỳ, trong khi đó giá bán một chiếc bánh mỳ là 5.000 đồng thì thặng dư tiêu dùng của bạn Hằng bằng: A. 500.000 đồng. B. 15.000 đồng. C. 5.000 đồng. D. 7.500 đồng. 11. Điều nào sau đây KHÔNG làm cầu về ô tô Ford ở Việt Nam tăng lên? A. Giá thép giảm. B. Dân số Việt Nam tăng lên. C. Thu nhập của người Việt Nam tăng lên. D. Giá ô tô của các hãng khác tăng lên. 12. Khi thị trường ở trạng thái cân bằng thì A. lượng cầu bằng với lượng cung. B. cầu bằng cung. C. lượng cầu lớn hơn lượng cung. D. nền kinh tế phải nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất. 13. Điểm cân bằng của thị trường xăng thay đổi từ vị trí này đến vị trí khác là do A. giá của xăng tăng lên. B. giá của xăng giảm xuống. C. Chính phủ đặt giá trần hoặc giá sàn đối với xăng. D. cung hoặc cầu về xăng thay đổi. 14. Năm 2005, khi giá là 12 triệu, lượng cầu xe máy Wave α ở Việt Nam là 12.000 chiếc. Năm 2006, khi giá là 14 triệu, lượng cầu xe máy Wave α lớn hơn 12.000 chiếc. Hiện tượng này KHÔNG phải do nguyên nhân A. cung xe máy Wave α tăng lên. B. thu nhập của người Việt Nam tăng lên. C. giá xăng giảm xuống. D. dân số Việt Nam tăng lên. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 63 15. Điều nào sau đây làm đường cung về xăng dịch chuyển sang bên phải? A. Trên thị trường xăng, lượng cầu lớn hơn lượng cung. B. Giá của xăng tăng lên. C. Giá dầu thô, nguyên liệu chính để sản xuất xăng giảm xuống. D. Cầu về ôtô, xe máy tăng lên. 16. Điều nào sau đây làm đường cung của hàng hóa X dịch chuyển sang trái? A. Một tình huống mà lượng cung hàng X lớn hơn lượng cầu hàng X. B. Giá máy móc để sản xuất ra hàng hóa X tăng lên. C. Công nghệ sản xuất ra hàng hóa X được cải tiến. D. Lương công nhân sản xuất ra hàng hóa X giảm xuống. 17. Đồ thị mô tả thị trường hàng hóa X. Khi mức giá trên thị trường là P1 thì sẽ gây ra hiện tượng _____ và giá cả sẽ _____ A. dư thừa, tăng lên B. dư thừa, giảm xuống C. thiếu hụt, tăng lên D. thiếu hụt, giảm xuống Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 64 ECO101_Bai2_v2.3014106226 BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Xác định ảnh hưởng đối với giá cân bằng và lượng hàng hóa bán ra nếu có những thay đổi sau trên một thị trường, các yếu tố khác không đổi: a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hóa là hàng hóa thông thường. b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng. c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng. d. Giá của yếu tố đầu vào cho sản xuất tăng. e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai gần. Trả lời: a. Thu nhập của người tiêu dùng tăng và hàng hóa là hàng hóa thông thường. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa này sẽ tăng lên, giá và lượng cân bằng đều tăng lên. b. Giá của hàng hóa thay thế (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ tăng lên, giá và lượng cân bằng của hàng hóa này đều tăng lên. c. Giá của hàng hóa bổ sung (trong tiêu dùng) tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm, giá và lượng cân bằng của hàng hóa này đều giảm. d. Giá của yếu tố đầu vào trong sản xuất tăng. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cung đối với hàng hóa đang phân tích sẽ giảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng sẽ giảm. e. Người tiêu dùng kỳ vọng rằng giá hàng hóa sẽ tăng trong tương lai gần. Giả sử các yếu tố khác không đổi, khi đó cầu đối với hàng hóa đang phân tích sẽ tăng tại thời điểm hiện tại, giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ tăng lên. Bài số 2: Trên thị trường của một loại hàng hóa X, có lượng cung và lượng cầu được cho bởi bảng số liệu sau: P 20 22 24 26 28 QD 40 36 32 28 24 QS 18 24 32 40 48 a. Viết phương trình và vẽ đồ thị đường cung, đường cầu của hàng hóa X. b. Xác định giá và lượng cân bằng của hàng hóa X trên thị trường, tính độ co dãn của cung và cầu theo giá tại mức giá cân bằng rồi cho nhận xét. Vẽ đồ thị minh họa. c. Tính lượng dư thừa và thiếu hụt trên thị trường tại mức giá P = 20; P = 25; P = 30. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá trên. d. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? So sánh với kết quả tính được ở câu d và cho nhận xét. Vẽ đồ thị minh họa. f. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. g. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng của người tiêu dùng, khi đó giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Vẽ đồ thị minh họa. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 65 Trả lời: a. Giả sử phương trình đường cầu có dạng QD = a – bP, khi đó với P = 20 thì QD = 40  40 = a – 20b và P = 22 thì QD = 36  36 = a – 22b.  40 a 20b a 80 36 a 22b b 2         Vậy phương trình đường cầu có dạng QD = 80 – 2P. Tương tự, phương trình đường cầu có dạng QS = c + dP, khi đó với P = 20 thì QS = 18  18 = c + 20d; P = 22 thì QS = 24  24 = c + 22d.  18 c 20d d 3 24 c 22d c 42          Phương trình đường cung có dạng QS = – 42 + 3P. Đồ thị đường cung và cầu thị trường hàng hóa X được thể hiện ở hình trên. b. P0 = 24; Q0 = 32; DP 24E 2 32    = –1,5, cầu co dãn nhiều; SP 24E 3 32  = 2,25, cung co dãn nhiều theo giá. Tại điểm cân bằng cung cầu trên thị trường, độ co dãn của cầu theo giá khác với độ co dãn của cung theo giá. Độ co dãn của cầu theo giá luôn là số âm, độ co dãn của cung theo giá luôn là số dương. c. Khi giá là P = 20 thì QD = 40 và QS = 18, do QD > QS  dư cầu một lượng là: QD = 40 – 18 = 22. Hệ số co dãn của cầu theo giá: DPE = –1, cầu co dãn đơn vị. Khi P = 25 thì QD = 80 – 50 = 30 và QS = – 42 + 75 = 33, do QD < QS  dư cung một lượng là QS = 33 – 30 = 3. Hệ số co dãn của cầu theo giá: DPE = – 5/3. Giá trị này cho thấy cầu co dãn. Khi P = 30 thì QD = 80 – 60 = 20 và QS = – 42 + 90 = 48, do QD < QS  dư cung một lượng là QS = 48 – 20 = 28. Hệ số co dãn của cầu theo giá: DPE = –3. Giá trị này cho thấy cầu co dãn. d. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, phương trình hàm cung ngược mới sẽ là: 'sP = Ps + t. Ta có QS = – 42 + 3P  PS = 14 + (1/3)QS  ' 's s s s s1 1P P t P 14 Q 4 18 Q3 3         QS = – 54 + 3P, cầu không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình sau: D S 1 1 S D 1 1 S D Q 80 2P 134Q 54 3P P 26,8 5 P P P Q 26,4 Q Q Q                Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 66 ECO101_Bai2_v2.3014106226 e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng, cầu sẽ giảm đường cầu dịch chuyển sang trái, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm so với giá và lượng cân bằng cũ. Giá và lượng cân bằng trên thị trường được xác định như sau: Phương trình hàm cầu ngược mới là 'D DP P t  . Ta có QD = 80 – 2P  PD = 40 – (1/2)QD  'D D D D D1 1P P t P 4 40 Q 4 36 Q2 2          QD = 72 – 2P, cung không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình sau: D S 2 2 S D 2 2 S D Q 72 2P 114Q 42 3P P 22,8 5 P P P Q 26,4 Q Q Q                So với kết quả tính được ở câu d. chúng ta nhận thấy rằng, lượng cân bằng không đổi còn giá của người mua sẽ là P1 = P2 + t = 22,8 + 4 = 26,8 cũng không đổi, giá của người bán chính là giá cân bằng. f. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra cho nhà sản xuất, cung sẽ tăng, đường cung dịch chuyển sang phải. Giá và lượng cân bằng trên thị trường được xác định như sau: Phương trình hàm cung ngược mới sẽ là 'sP = Ps – s. Ta có QS = – 42 + 3P  PS = 14 + (1/3)QS  's s s s s1 1P P s P 4 14 Q 4 10 Q3 3          QS = – 30 + 3P, cầu không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình sau: D S 3 3 S D 3 3 S D Q 80 2P 110Q 30 3P P 22 5 P P P Q 36 Q Q Q                g. Giả sử Chính phủ trợ cấp một mức s = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng của người tiêu dùng, cầu sẽ tăng, đường cầu dịch chuyển sang phải. Giá và lượng cân bằng sẽ tăng lên và được xác định như sau: Phương trình hàm cầu ngược mới sẽ là 'D DP P s.  Ta có: QD = 80 – 2P  PD = 40 – (1/2)QD  'D D D D D1 1P P s P 4 40 Q 4 44 Q2 2          QD = 88 – 2P, cung không đổi. Điểm cân bằng mới được xác định bằng cách giải hệ phương trình sau: Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 67 D S 4 4 S D 4 4 S D Q 88 2P 130Q 42 3P P 26 5 P P P Q 36 Q Q Q                Như vậy, Chính phủ trợ cấp cho người sản xuất hoặc trợ cấp cho người tiêu dùng một mức như nhau (s = 4) trên mỗi đơn vị sản phẩm thì kết quả của lượng cân bằng trên thị trường đều bằng nhau. Bài số 3: Cho biểu cung và biểu cầu của hàng hóa X trên thị trường như sau: P (USD/sản phẩm) 30 40 50 QD (sản phẩm/ngày) 90 70 50 QS (sản phẩm/ngày) 110 130 150 a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X. Vẽ đồ thị thị trường hàng hóa X. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa X. b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng. Độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng là bao nhiêu? Cho nhận xét về kết quả tính được. c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm, và P = 35 USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính độ co dãn của cầu theo giá tại các mức giá này và cho nhận xét về kết quả tính được. d. Giả sử thu nhập của dân chúng tăng lên làm cho lượng cầu hàng hóa X tăng lên 10 ở mỗi mức giá. X là loại hàng hóa gì? Vì sao? Giá và lượng cân bằng của thị trường lúc này là bao nhiêu? Trả lời: a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu của thị trường hàng hóa X. Phương trình hàm cầu tổng quát có dạng: QD = a – bP Theo đề bài ta có hệ phương trình: 90 a 30b 70 a 40b     Đáp số: a = 150, b = 2. Phương trình hàm cầu có dạng QD = 150 – 2P Phương trình hàm cung tổng quát có dạng: QS = a + bP Theo đề bài ta có hệ phương trình 110 a 30b 130 a 40b     Đáp số: a = 50, b = 2. Phương trình hàm cung có dạng QS = 50 + 2P Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa X Thị trường hàng hóa X cân bằng khi QD = QS. Ta có: 150 – 2P = 50 + 2P Đáp số: P0 = 25 (USD/sản phẩm); Q0 = 100 (sản phẩm/ngày) b. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng khi thị trường cân bằng: Tổng chi tiêu của người tiêu dùng TE = P0 × Q0 = 25 × 100 = 2.500 (USD/ngày) Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng và nhận xét: Công thức tính độ co dãn: DPE = QD’(P) × PQ Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 68 ECO101_Bai2_v2.3014106226 Thay số vào ta có DPE = –2 × 100 25 = –0.5 D PE = 0,5 < 1 → cầu kém co dãn, lượng cầu phản ứng ít trước sự thay đổi của giá. Khi giá mặt hàng thay đổi 1% chỉ làm lượng cầu của mặt hàng đó thay đổi ngược chiều 0,5%. c. Khi mức giá trên thị trường là P = 20 USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính DPE và cho nhận xét P = 20 < P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt. QS = 90 (sản phẩm/ngày); QD = 110 (sản phẩm/ngày) Lượng thiếu hụt là Qt/hụt = S DQ Q = 20 (sản phẩm/ngày) D PE = – 0,36. Nhận xét (tương tự câu b) Khi mức giá trên thị trường là P = 35 USD/sản phẩm thì trên thị trường xảy ra hiện tượng gì? Mức cụ thể bằng bao nhiêu? Tính DPE và cho nhận xét P = 35 > P0 = 25 → Thị trường xảy ra tình trạng dư thừa. QS = 120 (sản phẩm/ngày); QD = 80 (sản phẩm/ngày) Lượng dư thừa là Qdư thừa = QS – QD = 40 (sản phẩm/ngày) D PE = –0,875. Nhận xét (tương tự câu b). d. Giả sử thu nhập của dân chúng tăng làm cho lượng cầu hàng hóa X tăng lên ở mỗi mức giá. X là hàng hóa gì? Vì sao? Giá và lượng cân bằng của thị trường lúc này là bao nhiêu? X là hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp vì đối với hàng hóa thông thường hoặc hàng hóa cao cấp, khi thu nhập của dân chúng tăng sẽ làm cho cầu về hàng hóa tăng (Theo đề bài, lượng cầu hàng hóa X tăng lên ở mỗi mức giá có nghĩa là cầu về hàng hóa X tăng khi thu nhập của dân chúng tăng). Phương trình hàm cầu lúc này là QD = 150 – 2P + 10 = 160 – 2P. Do đó, giá và lượng cân bằng P0’ = 27,5 (USD/sản phẩm); Q0’ = 105 (sản phẩm/ngày). Bài số 4: Thị trường hàng hóa A có hàm cung và hàm cầu như sau: QS = –20 + P và QD = 220 – 2P (Giá tính bằng USD/sản phẩm, lượng tính bằng sản phẩm) a. Xác định mức giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Ở mức giá nào tổng doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất? b. Nếu Chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15 USD trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì điều này tác động đến giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A như thế nào? c. Trong trường hợp Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra thì giá và lượng cân bằng trên thị trường thay đổi như thế nào so với trước khi bị đánh thuế? Tổng số thuế mà Chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu là bao nhiêu? d. Trong trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng một mức là t = 15 trên mỗi đơn vị tiêu dùng thì giá và lượng cân bằng trên thị trường là bao nhiêu? Tổng số thuế mà Chính phủ thu được là bao nhiêu? Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu là bao nhiêu? Cho nhận xét về kết quả hai câu c và d. Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 69 Trả lời: a. Xác định giá và lượng cân bằng trên thị trường hàng hóa A. Kết quả: P0 = 80 (USD/sản phẩm), Q0 = 60 (sản phẩm) Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá cân bằng. Đáp số: DPE = –2,67 Ở mức giá nào tổng doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất? Doanh thu của những nhà sản xuất ra hàng hóa A đạt giá trị lớn nhất khi cầu co dãn đơn vị. Ta có DPE = QD’(P) × P Q = – 2 × P 220 2P = –1 Đáp số: P = 55 (USD/sản phẩm) b. Nếu Chính phủ thực hiện trợ cấp cho nhà sản xuất là s = 15 USD/sản phẩm. Khi đó, sẽ có tác động làm cho cung tăng. Hàm cung ban đầu QS = –20 + P  P = 20 + QS Sau khi thực hiện trợ cấp, hàm cung mới có dạng P = 20 + QS – 15 = 5 + QS  QS = –5 + P Thị trường hàng hóa A đạt trạng thái cân bằng khi QD = QS. Đáp số: P0 = 75 (USD/sản phẩm), Q0 = 70 (sản phẩm). c. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất là t = 15 USD/sản phẩm. Khi Chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất sẽ làm cho cung giảm. Hàm cung ban đầu P = 20 + QS. Sau khi đánh thuế, hàm cung mới là P = 20 + QS + 15 = 35 + QS  QS = –35 + P. Đáp số: P0 = 85 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng tăng 10 (USD/sản phẩm) và lượng cân bằng giảm 20 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế. Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD) Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm người tiêu dùng phải bỏ thêm một khoản tiền là 10 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là 10 × 50 = 500 (USD) Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu = 750 – 500 = 250 (USD) d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng là t = 15 USD/sản phẩm tiêu dùng? Khi Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng sẽ làm cho cầu giảm. Hàm cầu ban đầu QD = 220 – 2P  P = 110 – 0,5QD. Sau khi đánh thuế, hàm cầu mới là P = 110 – 0,5QD – 15  P = 95 – 0,5QD Đáp số: P0 = 70 (USD/sản phẩm), Q0 = 50 (sản phẩm). Giá cân bằng giảm 5 (USD/sản phẩm) và lượng cân bằng giảm 10 (sản phẩm) so với trước khi bị đánh thuế. Tổng số thuế mà Chính phủ thu được: T = Q × t = 50 × 15 = 750 (USD) Gánh nặng thuế mà nhà sản xuất chịu: Mỗi đơn vị sản phẩm số tiền mà nhà sản xuất thu được bị giảm 5 USD, do vậy, tổng gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải chịu là 5 × 50 = 250 (USD). Gánh nặng thuế mà người tiêu dùng chịu = 750 – 250 = 500 (USD). Nhận xét về kết quả hai câu c. và d. Trường hợp Chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng hay nhà sản xuất thì tác động của nó đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất và Chính phủ là như nhau (Chính phủ thu cùng một lượng thuế, số thuế mà người tiêu dùng và nhà sản xuất chịu đều như nhau). Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường 70 ECO101_Bai2_v2.3014106226 ĐÁP ÁN CÁC PHẦN CỦA BÀI 2 1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 S Đ Đ S S S Đ S Đ S Đ Đ Đ S S 2. Đáp án phần Câu hỏi trắc nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 B D B A D C B C B 10 11 12 13 14 15 16 17 C A A D A C B C Bài 2: Cung, cầu và cơ chế hoạt động của thị trường ECO101_Bai2_v2.3014106226 71 THUẬT NGỮ C Cân bằng thị trường Trạng thái khi tại một điểm có cùng mức giá lượng cung và cầu nhau. Cầu Lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một cá nhân hay nhóm người muốn có và có khả năng mua tại một thời điểm nhất định và trên một thị trường nhất định. Cơ chế thị trường Xu hướng giá tự điều chỉnh cho tới khi lượng cung bằng lượng cầu. Đ Đường cầu Đường đồ thị thể hiện lượng cầu của người tiêu dùng về một hàng hóa nào biến thiên theo giá của hàng hóa đó. Đường cầu cá nhân Đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và lượng cầu về một loại hàng hóa mà một người tiêu dùng tối ưu hoá sự lựa chọn trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Đường cung Đồ thị mô tả mối quan hệ giữa lượng cung và giá của một hàng hóa trên thị trường. G Giá sàn Mức giá tối thiểu do Chính phủ đặt ra nhằm không cho phép các doanh nghiệp hoặc người mua hạ giá xuống thấp hơn mức giá đó. Giá trần Mức giá tối đa của một loại hàng hóa nào đó do Chính phủ quy định được phép giao dịch trên thị trường. Hàng hóa bổ sung Là hàng hóa mà khi dùng nó thì phải dùng cả hàng hóa này mới đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Hàng hóa công Là những hàng hóa mà nếu đã cung cấp cho một người thì đối với những người khác cũng được cung cấp như vậy mà không phải chịu bất cứ một chi phí nào thêm. Hàng hóa không liên quan Là hàng hóa mà khi giá thay đổi thì không làm thay đổi giá của hàng hóa kia. Hàng hóa thay thế Hàng hóa có thể thay thế hàng hóa khác nhưng vẫn thoả mãn cùng một mục đích sử dụng nào đó. L Lượng cầu Số lượng hàng hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn và có khả năng mua tại một mức giá trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Lượng cung Số lượng hàng hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn và có khả năng bán tại một mức giá trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. T Thị trường Một tập hợp những người mua và người bán gặp gỡ và tạo ra khả năng trao đổi về một loại hàng hóa và dịch vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_2_cung_cau_va_co_che_hoat_d.pdf
Tài liệu liên quan