Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí

Một hàm chi phí có thể được chọn là: VC =  +  Q Mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng dạng tuyến tính này dễ sử dụng, song nó chỉ có thể áp dụng nếu chi phí cận biên không thay đổi. Trong các phân tích thống kê về chi phí, có thể thêm các biến khác vào hàm chi phí để phản ánh những khác biệt về chi phí đầu vào, các qui trình sản xuất, hỗn hợp sản phẩm giữa các hãng. Cứ mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm, chi phí biến đổi lại tăng thêm một lượng là . Do đó chi phí cận biên không đổi và bằng  (lưu ý rằng  cũng là một thành phần của chi phí sản xuất biến đổi nhưng nó thay đổi theo các yếu tố sản xuất chứ không phải theo sản lượng). Nếu chúng ta muốn đưa vào các đường chi phí bình quân có dạng chữ U và cho phép chi phí cận biên được thay đổi thì phải sử dụng hàm chi phí phức tạp hơn. Một trong những dạng hàm chi phí phổ biến, được mô tả trên hình 3.3, là chi phí bậc hai, thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất biến đổi với sản lượng và sản lượng bình phương: VC =  +  Q +  Q 2 Hàm bậc hai tỏ ra hữu ích trong việc biểu diễn hàm chi phí cả trong ngắn hạn khi đường chi phí bình quân có dạng chữ U và đường chi phí biên là đường thẳng. Từ đây suy ra đường chi phí cận biên là đường thẳng có dạng: MC =  + 2 Q Thật vậy vì chi phí cận biên ngắn hạn được biểu diễn bằng hàm: VC/ Q =  + (Q 2 ) Q

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 34 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 BÀI 3 ƯỚC LƯỢNG VÀ DỰ BÁO CHI PHÍ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Giáo trính Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 2. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 3. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Các khái niệm tính kinh tế và tính phi kinh tế của quy mô đã được trình bày khi phân tích hình dạng của đường chi phí bình quân dài hạn (LAC). Phần này chúng ta sẽ tập trung vào các phương pháp ước lượng tính kinh tế của quy mô vì đây là vấn đề rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Mục tiêu  Giúp cho người học hiểu được bản chất đường chi phí dài hạn của doanh nghiệp và ngành quan trọng như thế nào.  Có những công cụ nào thường được sử dụng để ước lượng hình dạng đường chi phí dài hạn (ước lượng tính kinh tế của quy mô). Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 35 Tình huống dẫn nhập Năm 1955, người tiêu dùng Mỹ mua 369 tỉ KWh điện, năm 1970 họ mua 1083 tỷ. Vì sao năm 1970, số công ty điện lực ít hơn, nên rõ ràng sản lượng điện trung bình của mỗi công ty đã tăng lên đáng kể. Liệu sự gia tăng này là do tính kinh tế của quy mô hay do những nguyên nhân khác? Nếu đó là kết quả của tính kinh tế của quy mô thì đối với chính phủ, việc “phá vỡ” thế độc quyền của các công ty điện lực sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế. Một nghiên cứu thú vị về tính kinh tế của quy mô dựa trên số liệu những năm 1955 và 1970 về các nhà máy điện do chủ đầu tư sở hữu có doanh thu hơn 1 triệu đô la. Chi phí sản xuất điện được ước tính bằng cách sử dụng một hàm chi phí phức tạp hơn đôi chút so với các hàm bậc 2 và bậc 3. Bảng sau đây trình bày những ước tính thu được về chỉ số kinh tế theo quy mô (SCI). Các kết quả này dựa trên nguyên tắc phân loại tất cả các cơ sở điện lực thành 5 loại quy mô. Trên danh sách là sản lượng trung vị (median) (đo bằng KWh) của mỗi loại. Sản lượng (triệu KWh) 43 338 1.109 2.226 5.819 Giá trị của SCI, 1955 0,41 0,26 0,16 0,10 0,04 1. Hãy xác định nguyên nhân dẫn đến chỉ số SCI càng ngày càng giảm dần. 2. Các nhà kinh tế sử dụng phương pháp gì để tìm ra các điểm trên đường chi phí trung bình dài hạn của ngành điện? Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 36 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 3.1. Nguồn gốc kinh tế của quy mô Nguồn gốc đầu tiên là do mối quan hệ sản xuất kỹ thuật. Haldi và Whitcomb (1967) chỉ ra rằng mối quan hệ sản xuất kỹ thuật dẫn đến mối quan hệ giữa TC và Q dưới dạng: TC = a.Qb Trong đó b là hệ số quy mô ước tính khoảng 0,60 nghĩa là 100% tăng trong sản lượng có thể chỉ chịu 60% tăng trong chi phí (còn gọi là qui tắc 2/3). Nguồn gốc thứ hai của tính kinh tế của quy mô là sự tồn tại của khả năng không chia nhỏ được các đầu vào. Nếu một số thiết bị hoặc một số hoạt động có một quy mô tối thiểu và không thể chia thành các đơn vị nhỏ hơn thì hoạt động ở mức thấp hơn công suất sẽ gặp phải chi phí cao. Nguồn gốc thứ ba của tính kinh tế của quy mô là chuyên môn hoá và phân công lao động. Nguồn gốc thứ tư là Ảnh hưởng rút kinh nghiệm (Learning Effect) nghĩa là chi phí giảm khi hoạt động được lặp đi lặp lại nhiều lần theo thời gian, người lao động và doanh nghiệp đã "học được" cách làm việc tốt hơn. Điều này có thể hiểu được thông qua qui tắc sau: từ sản phẩm thứ x đến sản phẩm thứ 2x thì chi phí bình quân giảm từ 100% xuống 80% (hay nói cách khác chi phí để sản xuất sản phẩm thứ 2x chỉ còn bằng 80% chi phí của sản phẩm thứ x). 3.2. Nguồn gốc tính phi kinh tế của quy mô Các yếu tố kỹ thuật: Có thể sau một mức sản lượng nào đó sẽ không có tính kinh tế của quy mô nữa, lúc đó đường chi phí bình quân dài hạn sẽ nằm ngang đạt qui mô tối thiểu có hiệu quả MES. Các yếu tố quản lý: Khi doanh nghiệp sản xuất mức sản lượng cao hơn nó sẽ trở thành một tổ chức lớn hơn và sự “không kiểm soát nổi” chắc chắn sẽ xảy ra, vì vậy chi phí bình quân sẽ tăng lên. 3.3. Ước lượng tính kinh tế của quy mô Tính kinh tế của qui mô và tính phi kinh tế của qui mô có thể được đo bằng 2 chỉ tiêu sau:  Co dãn của chi phí theo sản lượng EC được tính bằng % thay đổi chi phí chia cho % thay đổi sản lượng: EC = (%C)/(%Q) = (C/Q)/(Q/C) = Chi phí cận biên/Chi phí bình quân  Chỉ số kinh tế theo qui mô = 1 – Co dãn của chi phí theo sản lượng: SCI = 1 – EC Nếu EC 0  Tính kinh tế qui mô (Chi phí cận biên < Chi phí bình quân tức là ứng với phần đi xuống của chi phí bình quân). Nếu EC > 1 hay SCI Chi phí bình quân tức là ứng với phần tăng lên của chi phí bình quân). Nếu EC = 1 hay SCI = 0  Không có cả tính kinh tế của qui mô và tính phi kinh tế của qui mô (Chi phí cận biên = Chi phí bình quân tức là ứng với điểm đáy của chi phí bình quân). Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 37 Vì vậy ước lượng tính kinh tế của quy mô thực chất là xác định dạng của đường chi phí bình quân dài hạn. Bảng 3.1. Kết quả ước lượng co giãn của sản lượng theo các yếu tố sản xuất của các ngành công nghiệp tại Mỹ. Ngành công nghiệp Co giãn của sản lượng theo vốn (a) Co giãn của sản lượng theo lao động sản xuất (b) Co giãn của sản lượng theo lao động phi sản xuất (c) Tính kinh tế của quy mô (a + b + c) Đồ gia dụng Hóa chất In ấn Lương thực, đồ uống Cao su và nhựa Công cụ Đồ gỗ Trang sức Da Đá Kim loại Điện tử Thiết bị vận tải Máy móc Dệt may Giấy Kim loại thô Dầu mỏ 0.205 0.200 0.459 0.555 0.481 0.205 0.392 0.128 0.076 0.632 0.151 0.368 0.234 0.404 0.121 0.420 0.371 0.308 0.802 0.553 0.045 0.439 1.033 0.819 0.504 0.437 0.441 0.032 0.512 0.429 0.749 0.228 0.549 0.367 0.077 0.546 0.102 0.336 0.574 0.076 –0.458 0.020 0.145 0.477 0.523 0.366 0.364 0.229 0.041 0.389 0.334 0.197 0.509 0.093 1.110 1.089 1.078 1.070 1.056 1.044 1.041 1.041 1.040 1.030 1.027 1.026 1.024 1.021 1.004 0.984 0.957 0.947 Bảng trên cho biết có giãn của sản lượng theo vốn (a), lao động sản xuất (b) và lao động phi sản xuất (c) trong 18 ngành công nghiệp ở Mỹ. Giá trị của a = 0,205 đối với ngành đồ gia dụng có nghĩa là nếu tăng 1% vốn trong ngành đồ gia dụng (các yếu tố khác không đổi) thì sản lượng đồ gia dụng sẽ tăng 0,205%. Giá trị của b = 0,802 có nghĩa là tăng 1% lao động sản xuất (các yếu tố khác không đổi) sẽ làm tăng 0,802% sản lượng đồ gia dụng). Giá trị của c = 0,102 có nghĩa là tăng 1% lao động phi sản xuất (các yếu tố khác không đổi) thì sản lượng đồ gia dụng sẽ tăng 0,102%. Nếu tăng cả 3 yếu tổ đầu vào lên 1% thì sản lượng đồ gia dụng sẽ tăng a + b + c = 0,205 + 0,802 + 0,102 = 1,110 phần trăm. Điều này có nghĩa là có một chút tính kinh tế của quy mô đối với ngành đồ gia dụng. Các giá trị a, b, c được tính ở bảng trên được ước lượng bằng phương pháp phân tích hồi quy cho từng ngành công nghiệp trong năm 1957, sử dụng hàm Cobb – Douglas với 3 đầu vào và ước lượng bằng hàm logarith. Tất cả các hệ số, ngoại trừ hệ số c trong ngành nhựa và cao su, đều có giá trị dương. Tuy nhiên, chỉ có năm ngành đầu tiên trong bảng có tính kinh tế của quy mô, với mức sản lượng đầu ra tăng nhanh hơn đầu vào từ 5% đến 11%. Các ngành còn lại đều có hiệu suất gần như không đổi theo quy mô. (Nguồn: J. Moroney, Hàm Cobb Douglas và tính kinh tế của quy mô trong các ngành công nghiệp ở Mỹ, Thời báo kinh tế phương tây, tháng 12 năm 1967, trang 39–51) Có ba phương pháp ước lượng tính kinh tế của qui mô chủ yếu sau: Ước lượng Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 38 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 thống kê; Phương pháp kỹ thuật hay công nghệ và Kỹ thuật điều tra các doanh nghiệp sống sót:  Ước lượng thống kê sử dụng những quan sát về chi phí để sản xuất ra một sản phẩm trong các doanh nghiệp hoạt động ở các mức sản lượng khác nhau và dùng các phương pháp thống kê để xác định hàm hồi qui phù hợp với số liệu đã thu nhập được về chi phí. Phương pháp này dễ thực hiện nhờ hệ thống số liệu thống kê của doanh nghiệp. Tuy nhiên nó có rất nhiều nhược điểm. Trước hết các số liệu sẵn có về chi phí là số liệu kế toán phản ánh chi phí kế toán chứ không phải chi phí cơ hội. Thứ hai, quy tắc phân bổ có thể ảnh hưởng đến cách thức đo chi phí và việc sử dụng các thời kỳ hạch toán khác nhau và các phương pháp tính khấu hao khác nhau cũng ảnh hưởng đến cách đo chi phí.  Phương pháp kỹ thuật Bản chất của phương pháp này là các kỹ sư sản xuất thiết kế các tập hợp nhà máy, máy móc thiết bị giả thiết cho các mức sản lượng khác nhau, ước lượng các chi phí cho mỗi mức sản lượng với cùng một công nghệ và giá đầu vào. Ưu điểm của phương pháp này là sự chính xác của số liệu kỹ thuật. Tuy nhiên nó cũng có rất nhiều nhược điểm. Thứ nhất vẫn còn sự khác biệt giữa số liệu hạch toán với các khái niệm kinh tế. Thứ hai, các ước lượng có thể là chính xác nhất về các mặt kỹ thuật nhưng chưa phản ánh đầy đủ các chí phí sản xuất nhất là các chi phí phân phối, điều hành và quản lý. (a) (b) (c) Hình 3.1. Các dạng khác nhau của đường chi phí bình quân dài hạn  Phương pháp điều tra các doanh nghiệp sống sót Phương pháp thứ ba để ước lượng tính kinh tế của quy mô là phương pháp điều tra các doanh nghiệp sống sót do Stigler (1958) đưa ra. Phương pháp này giả định rằng các lực lượng thị trường hoạt động hiệu quả nên loại doanh nghiệp nào có quy mô hiệu quả nhất sẽ có thị phần ngày càng tăng còn các doanh nghiệp thuộc loại có quy mô không hiệu quả sẽ có thị phần ngày càng giảm. Các doanh nghiệp trong ngành được chia ra thành các loại quy mô khác nhau để quan sát tỷ trọng thị trường của mỗi loại rồi ước lượng dạng của đường chi phí bình quân dài hạn. Phương pháp này có nhược điểm là nó đưa ra quá nhiều giả định và vì vậy ít được sử dụng trong thực tế. LAC Q C A LAC Q C MES Q C Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 39 Tình huống: Các hàm chi phí của ngành điện lực ở Mỹ Năm 1955, người tiêu dùng Mỹ mua 369 tỉ KWh điện, năm 1970 họ mua 1083 tỷ. Vì sao năm 1970, số công ty điện lực ít hơn, nên rõ ràng sản lượng điện trung bình của mỗi công ty đã tăng lên đáng kể. Liệu sự gia tăng này là do tính kinh tế của quy mô hay do những nguyên nhân khác? Nếu đó là kết quả của tính kinh tế của quy mô thì đối với chính phủ, việc “phá vỡ” thế độc quyền của các công ty điện lực sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế. Một nghiên cứu thú vị về tính kinh tế của quy mô dựa trên số liệu những năm 1955 và 1970 về các nhà máy điện do chủ đầu tư sở hữu có doanh thu hơn 1 triệu đô la. Chi phí sản xuất điện được ước tính bằng cách sử dụng một hàm chi phí phức tạp hơn đôi chút so với các hàm bậc 2 và bậc 3. Bảng sau đây trình bày những ước tính thu được về chỉ số kinh tế theo quy mô (SCI). Các kết quả này dựa trên nguyên tắc phân loại tất cả các cơ sở điện lực thành 5 loại quy mô. Trên danh sách là sản lượng trung vị (median) (đo bằng KWh) của mỗi loại. Bảng 3.2. Tính kinh tế của quy mô trong ngành điện lực Sản lượng (triệu KWh) 43 338 1.109 2.226 5.819 Giá trị của SCI, 1955 0,41 0,26 0,16 0,10 0,04 Những giá trị dương của SCI cho chúng ta biết rằng tất cả các quy mô của các công ty vào năm 1955 ít nhiều đều có tính kinh tế của quy mô. Tuy nhiên, độ lớn của tính kinh tế của quy mô giảm dần khi quy mô của công ty tăng lên. Đường chi phí trung bình tương ứng với nghiên cứu của năm 1955 được vẽ ở hình dưới đây và được ký hiệu là 1955. Mức chi phí trung bình tối thiểu xảy ra tại điểm A, tại mức sản lượng xấp xỉ 20 tỉ KW. Vì năm 1955 không có công ty nào đạt tới quy mô này nên không có công ty nào tận dụng hết tính kinh tế của quy mô trong sản xuất. Tuy nhiên, lưu ý rằng đường chi phí trở nên tương đối thoải kể từ mức sản lượng 9 tỉ KW và cao hơn, một mức sản lượng mà tại đó mà 7 trong số 124 công ty đang hoạt động. Hình 3.2. Chi phí sản xuất trung bình trong ngành điện lực 6,5 6,0 5,5 5,0 6 12 18 24 30 36 1955 1970 A Sản lượng (tỷ kWh) Ch i p hí tru ng bì nh ($/ 10 00 kW h) Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 40 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 Chi phí trung bình của ngành điện lực năm 1955 đạt mức tối thiểu tại sản lượng xấp xỉ 20 triệu kWh. Đến năm 1970, chi phí trung bình của sản xuất giảm mạnh và đạt mức tối thiểu tại sản lượng hơn 32 tỷ kWh. Khi ước tính cũng những hàm chi phí đó với các số liệu của năm 1970, kết quả thu được là đường chi phí ký hiệu 1970 ở hình 3.2. Đồ thị cho thấy rõ ràng rằng chi phí sản xuất trung bình giảm trong giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1970. (Số liệu tính bằng giá trị thực tế năm 1970). Nhưng lúc này đoạn thoải của đường chi phí bắt đầu từ khoảng 15KWh tỷ. Đến năm 1970, đã có 24 trong số 80 công ty sản xuất trong khoảng quy mô đó. Như vậy, có nhiều công ty hơn đang hoạt động trên đoạn thoải của đường chi phí trung bình, trong đó tính kinh tế của quy mô không phải là điều quan trọng. Quan trọng hơn, trên đường chi phí năm 1970, hầu hết các công ty đều sản xuất trên đoạn thoải hơn so với điểm hoạt động của họ vào năm 1955. (Năm công ty hoạt động tại điểm có tinh phi kinh tế theo quy mô: Conlidated Edison [SCI= – 0,003], Detroit Edison [ SCI= – 0,004], Duke Power [SCI= – 0,012 ], Commonwealth Edison [SCI= –0,014] và Southern [SCI= – 0,028]). Như vậy, vào năm 1970, tính kinh tế của quy mô chưa được khai thác hết nhỏ hơn nhiều so với con số này vào năm 1955. Phân tích hàm chi phí này cho thấy rõ một điều là không thể giải thích việc giảm chi phí sản xuất điện bằng khả năng tận dụng tính kinh tế của quy mô của các công ty lớn. Ngược lại, tiến bộ công nghệ không liên quan đến quy mô hoạt động của công ty và nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc giảm chi phí trong ngành điện chính là do chi phí thực của các đầu vào nhiên liệu như than và dầu mỏ giảm xuống. Xu hướng hạ thấp chi phí trung bình do việc chuyển dịch dọc theo đướng chi phí trung bình sang bên phải có tác động rất nhỏ so với tác động của tiến bộ công nghệ. Nguồn: Ví dụ 7.6 (trang 260), Kinh tế học vi mô – Pindyck. 3.4. Ước lượng chi phí bằng thực nghiệm Giả sử chúng ta muốn xác định những đặc điểm của chi phí sản xuất ngắn hạn trong ngành công nghiệp ô tô. Chúng ta có thể thu được các số liệu về sản lượng ô tô Q mà mỗi công ty ô tô sản xuất và liên hệ thông tin này với chi phí sản xuất biến đổi VC. Việc sử dụng chi phí biến đổi chứ không phải tổng chi phí không làm mất tính tổng quát và giúp tránh được vấn đề phải cố gắng chia chi phí cố định của một công ty sản xuất đa sản phẩm cho từng sản phẩm riêng biệt đang xét. Nếu khi sản lượng tăng lên có cần thêm một thiết bị bổ sung nào đó, thì chi phí hàng năm để thuê thiết bị đó cần được tính như là chi phí sản xuất biến đổi. Tuy nhiên, nếu thiết bị đó có thể sử dụng tại tất cả các mức sản lượng thì chi phí cho nó là cố định và không được tính làm chi phí sản xuất biến đổi. Có thể đạt được một ước lượng thực nghiệm về đường tổng chi phí bằng cách sử dụng số liệu về các hãng đơn lẻ trong một ngành. Đường tổng chi phí của sản xuất ô tô thu được bằng cách sử dụng phương pháp thống kê (thường là phân tích hồi qui: phương pháp bình phương nhỏ nhất) để xác định một đường phù hợp nhất với những điểm cho biết mối liên hệ giữa sản lượng của mỗi hãng với tổng chi phí sản xuất. Một doanh nghiệp đang mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động cần phải dự báo xem chí phí sẽ thay đổi như thế nào khi sản lượng thay đổi. Có thể ước tính được chi phí tương lai từ các hàm chi phí, là phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với mức sản lượng và các biến khác mà hãng có thể kiểm soát. Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 41 Hình 3.3. Đường tổng chi phí của ngành công nghiệp ô tô (Nguồn: Kinh tế học Vi mô, R. Pindyck và D. L. Rubinfeld, năm 1999, NXB Thống Kê, trang 257 – 258). Một hàm chi phí có thể được chọn là: VC =  + Q Mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng dạng tuyến tính này dễ sử dụng, song nó chỉ có thể áp dụng nếu chi phí cận biên không thay đổi. Trong các phân tích thống kê về chi phí, có thể thêm các biến khác vào hàm chi phí để phản ánh những khác biệt về chi phí đầu vào, các qui trình sản xuất, hỗn hợp sản phẩm giữa các hãng. Cứ mỗi đơn vị sản lượng tăng thêm, chi phí biến đổi lại tăng thêm một lượng là . Do đó chi phí cận biên không đổi và bằng  (lưu ý rằng  cũng là một thành phần của chi phí sản xuất biến đổi nhưng nó thay đổi theo các yếu tố sản xuất chứ không phải theo sản lượng). Nếu chúng ta muốn đưa vào các đường chi phí bình quân có dạng chữ U và cho phép chi phí cận biên được thay đổi thì phải sử dụng hàm chi phí phức tạp hơn. Một trong những dạng hàm chi phí phổ biến, được mô tả trên hình 3.3, là chi phí bậc hai, thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất biến đổi với sản lượng và sản lượng bình phương: VC =  + Q +  2Q Hàm bậc hai tỏ ra hữu ích trong việc biểu diễn hàm chi phí cả trong ngắn hạn khi đường chi phí bình quân có dạng chữ U và đường chi phí biên là đường thẳng. Từ đây suy ra đường chi phí cận biên là đường thẳng có dạng: MC =  + 2 Q Thật vậy vì chi phí cận biên ngắn hạn được biểu diễn bằng hàm: VC/Q =  +  ( 2Q )Q Nhưng  ( 2Q )/Q = 2Q (Hãy tính toán hoặc dùng ví dụ bằng số để kiểm tra lại điều này). Vì vậy, dễ dàng ta có MC = + 2 Q. Chi phí cận biên tăng cùng với sản lượng nếu  là số dương, và giảm cùng với sản lượng nếu  là số âm. Chi phí bình quân, được biểu diễn bằng hàm AC =  /Q +  +  Q, có dạng chữ U khi  dương. Volvo * * Chrysler * Ford Honda * Nissan * General Motors * O Số lượng xe hơi Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 42 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 Hình 3.4. Hàm chi phí bậc hai Nếu đường chi phí cận biên không phải là đường thẳng thì có thể sử dụng hàm chi phí bậc ba: VC =  +  Q +  2Q +  3Q Hình 3.5. Hàm chi phí bậc ba Hình 3.5 biểu diễn hàm chi phí bậc ba này. Nó chỉ ra rằng cả đường chi phí bình quân lẫn đường chi phí cận biên có dạng chữ U. Nói chung trên thực tế, ước lượng các hàm chi phí là một công việc rất khó khăn. Một là, các số liệu về sản lượng của doanh nghiệp thường được tổng hợp từ nhiều loại sản phẩm khác nhau. Hai là, các số liệu về chi phí được thu thập trực tiếp từ thông tin kế toán, không phản ánh được các chi phí cơ hội. Ngoài ra việc ước lượng còn gặp những trở ngại khác như: sự khác biệt về chi phí đầu vào; phân bổ chi phí cho từng sản phẩm cụ thể trong hỗn hợp đa sản phẩm giữa các doanh nghiệp AC= Q  +  +  Q Chi phí ($/đơn vị sản phẩm) Sản lượng (theo đơn vị thời gian)  MC =  + 2 Q Chi phí ($/đơn vị sản phẩm) Sản lượng (theo đơn vị thời gian) MC =  + 2 Q+3 2Q AVC= Q  +  +  Q+ 2Q Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 43 Tóm lược cuối bài  Hiệu suất không đổi theo qui mô có nghĩa là tăng  lần các đầu vào sẽ làm tăng  lần sản lượng. Hiệu suất tăng theo qui mô xảy ra khi sản lượng tăng hơn gấp  lần khi các đầu vào tăng  lần, còn hiệu suất giảm theo qui mô xảy ra khi sản lượng tăng lên chưa đến  lần khi các đầu vào tăng  lần.  Nguồn gốc tính kinh tế của quy mô đầu tiên là phát sinh từ mối quan hệ sản xuất kỹ thuật. Nguồn gốc thứ hai của tính kinh tế của quy mô là sự tồn tại của khả năng không chia được của các đầu vào. Nguồn gốc thứ ba của tính kinh tế của quy mô là chuyên môn hoá và phân công lao động. Thứ tư, ảnh hưởng rút kinh nghiệm (Learning Effect).  Ước lượng tính kinh tế của quy mô thực chất là xác định dạng của đường chi phí bình quân dài hạn bằng các phương pháp như: Ước lượng thống kê, Phương pháp kỹ thuật hay công nghệ và Kỹ thuật điều tra các doanh nghiệp sống sót. Bài 3: Ước lượng và dự báo chi phí 44 TX KHMI02_Bai 3_v1.0014107222 Câu hỏi ôn tập 1. Hàm sản xuất là gì? Phân tích việc ứng dụng hàm sản xuất Coob-Douglas trong các trường hợp khác nhau: hiệu suất tăng, giảm và không đổi theo qui mô. 2. Phân tích nội dung và quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một đầu vào biến đổi. 3. Phân tích nội dung qui luật năng suất cận biên giảm dần. 4. Trình bày các chi phí sản xuất trong ngắn hạn, mối quan hệ và xu hướng vận động của các chi phí đó. 5. Phân biệt chi phí tài nguyên hay chi phí hiện vật, chi phí tính toán và chi phí kinh tế. Cho ví dụ minh hoạ. 6. So sánh đường đồng chi phí và đường đồng sản lượng với các đường ngân sách và đường bàng quan trong lý thuyết tiêu dùng. 7. Phân tích nội dung và ý nghĩa của việc tối thiểu hóa chi phí 8. Bản chất và ý nghĩa của các loại chi phí ngắn hạn và dài hạn. Các phương pháp biểu diễn hàm chi phí. 9. Phân tích khái niệm, nguồn gốc, ý nghĩa kinh tế và các nhân tố tác động đến lợi nhuận của hãng, phân biệt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tính toán. Cho ví dụ minh hoạ. 10. Phân tích nội dung nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận của hãng. 11. Sự thay đổi giá của một trong các đầu vào của hãng làm cho đường mở rộng hay đường phát triển của hãng đó thay đổi như thế nào? 12. Nguồn gốc tính kinh tế và tính phi kinh tế của qui mô; các phương pháp ước lượng tính kinh tế của qui mô. 13. Hãy sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas với 2 đầu vào: Q= a.K.L trong đó a > 0, 0 < ,  < 1 để minh hoạ qui luật năng suất cận biên (hiệu suất) giảm dần.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_3_uoc_luong_va_du_bao_chi_p.pdf
Tài liệu liên quan