21. Khi chi phí trung bình lớn hơn chi phí cận biên thì nhận định nào là đúng?
A. Chi phí trung bình đang tăng lên khi sản lượng tăng.
B. Chi phí trung bình đang giảm xuống khi sản lượng tăng.
C. Chi phí cận biên đang tăng lên khi sản lượng tăng.
D. Chi phí cận biên đang giảm xuống khi sản lượng tăng.
22. Đường nào liên tục giảm (đi xuống) khi sản lượng tăng?
A. AFC. B. AVC.
C. TFC. D. TVC.
23. Một hãng đang ở mức sản lượng mà ở đó MC đi qua AVC, nhận định nào là đúng?
A. AVC đang tăng khi Q tăng.
B. AVC đang giảm khi Q tăng.
C. ATC đang giảm khi Q tăng.
D. ATC đang tăng khi Q tăng.
24. Khi sản phẩm cận biên tăng, giá thuê đầu vào không đổi thì
A. Chi phí cận biên giảm xuống.
B. Chi phí trung bình tăng lên.
C. Chi phí biên tăng lên.
D. Chi phí trung bình giảm xuống.
25. Lựa chọn đầu vào của một hãng khi muốn thay đổi quy mô sản xuất trong ngắn hạn và trong
dài hạn khác nhau ở đâu?
A. Trong ngắn hạn, hãng có nhiều lựa chọn đầu vào hơn trong dài hạn.
B. Trong ngắn hạn, hãng có ít lựa chọn đầu vào hơn trong dài hạn.
C. Trong ngắn hạn, hãng có cùng số lựa chọn đầu vào như trong dài hạn.
D. Không có quan hệ giữa số lựa chọn đầu vào của hãng trong dài và ngắn hạn.
45 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình kinh tế học vi mô - Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LTC là từ gốc tọa độ.
Chi phí bình quân dài hạn (LAC)
Là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất trong dài hạn.
Công thức tính:
LTCLAC
Q
Đường LAC cũng có dạng hình chữ U giống như hình dạng của đường AC, tuy nhiên
mức độ thoải hơn. Chúng ta hoàn toàn có thể chứng minh được điều này thông qua xem
xét mối quan hệ giữa AC và LAC.
C
Q
0
LAC
Hình 4.12. Đường chi phí bình quân dài hạn
Chi phí cận biên dài hạn (LMC)
Chi phí cận biên dài hạn là sự thay đổi trong tổng mức chi phí do sản xuất thêm một đơn
vị sản phẩm trong dài hạn.
Công thức tính:
'
Q
LTCLMC LTC
Q
Mối quan hệ giữa chi phí bình quân dài hạn và chi phí cận biên dài hạn
Cũng giống như trong ngắn hạn. Chi phí bình quân trong dài hạn cũng có mối quan hệ
với chi phí cận biên trong dài hạn. Cụ thể là:
LMC nằm dưới đường LAC hay LMC < LAC khi đường LAC đi xuống và nằm trên
đường LAC hay LMC > LAC khi đường LAC đi lên. Giao điểm cực tiểu của đường LAC.
C
Q
0
LAC
LMC
LACmin
Hình 4.13. Mối quan hệ giữa các đường LMC và LAC
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
120 ECO101_Bai4_v2.3014106226
b. Hiệu suất theo quy mô
Nếu trong trường hợp sản xuất trong ngắn hạn phải đối diện với quy luật hiệu suất sử
dụng các yếu tố đầu vào giảm. Trong dài hạn, với sự gia tăng của quy mô sản xuất (các
yếu tố đầu vào tăng lên cùng một tỷ lệ n), chúng ta sẽ xem xét trong 3 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Sản lượng tăng lên với mức tỷ lệ m > n.
Khi đó hãng đạt được hiệu suất tăng theo quy mô. Điều này có thể xảy ra do quy mô xí
nghiệp lớn hơn cho phép công nhân và các nhà quản lý chuyên môn hóa các nhiệm vụ
của họ và khai thác những nhà xưởng và thiết bị đồ sộ hơn, tinh vi hơn. Ví dụ: Dây
chuyền sản xuất ô tô. Hiện nay chúng ta có thể thấy các hãng có sức cạnh tranh lớn
thường có lợi thế theo quy mô. Tức là càng tăng quy mô, sản lượng sản xuất nhiều hơn
và làm cho chi phí giảm. Qua đó họ có thể thực hiện việc kiểm soát giá, bán với giá thấp
hơn các hãng nhỏ mà vẫn đạt mức lợi nhuận cao. Doanh nghiệp đạt hiệu suất tăng theo
quy mô khi chi phí cận biên dài hạn nhỏ hơn chi phí bình quân. Từ đó làm cho chi phí
bình quân dài hạn giảm xuống (hay tổng chi phí tăng ít hơn so với sự tăng lên của tổng
sản lượng, LAC giảm). Ta có thể biểu diễn hiệu suất tăng theo quy mô thông qua đồ thị
giữa LAC và LMC:
C
Q
0
LAC
LMC
Hình 4.14. Hiệu suất tăng theo quy mô
Trường hợp 2. Hiệu suất không đổi theo quy mô.
Giả sử sản lượng tăng lên với tỷ lệ m = n. Với hiệu suất không đổi theo quy mô, quy mô
sản xuất của hãng không ảnh hưởng đến năng suất các đầu vào. Sản phẩm bình quân và
sản phẩm cận biên của các đầu vào không thay đổi cho dù nhà máy lớn hay nhỏ với hiệu
suất không đổi theo quy mô. Một nhà máy sử dụng một quy trình sản xuất cụ thể nào đó
có thể dễ dàng được nhân rộng ra sao cho có hai nhà máy sẽ sản xuất ra sản lượng gấp
đôi. Trường hợp hiệu suất không đổi theo quy mô, ta có chi phí cận biên dài hạn bằng
với chi phí bình quân dài hạn. Điều này được thể hiện trên đồ thị sau:
C
Q
0
LAC LMC
Hình 4.15. Hiệu suất không đổi theo quy mô
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 121
Trường hợp 3: Hiệu suất giảm theo quy mô.
Trong trường hợp này sản lượng tăng lên với tỷ lệ m < n. Trường hợp này xảy ra khi
những khó khăn về quản lý xuất phát từ tính phức tạp của quá trình tổ chức và điều hành
sản xuất lớn làm cho năng suất của cả lao động lẫn vốn đều giảm. Liên hệ giữa công
nhân và các nhà quản lý càng trở nên khó theo dõi hơn và chỗ làm việc trở nên khó quản
lý hơn. Do đó, trường hợp hiệu suất giảm dần chắc chắn có liên quan với những vấn đề
phối hợp các nhiệm vụ và duy trì những kênh liên lạc hữu ích giữa ban giám đốc và công
nhân. Doanh nghiệp có hiệu suất giảm theo quy mô khi đó chi phí cận biên dài hạn lớn
hơn chi phí bình quân dài hạn và làm cho chi phí bình quân của doanh nghiệp tăng lên.
Chúng ta có đồ thị thể hiện hiệu suất giảm theo quy mô như sau:
C
Q
0
LAC
LMC
Hình 4.16. Hiệu suất giảm theo quy mô
Tóm lại, khi tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng một tỷ lệ, xem xét tốc độ tăng của
sản phẩm đầu ra.
Nếu f(aK,aL) > a.f(K,L) hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô
Nếu f(aK,aL) < a.f(K,L) hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô
Nếu f(aK,aL) = a.f(K,L) hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô
Trong dài hạn, chúng ta thấy rằng hầu hết công nghệ sản xuất của hãng ban đầu đều
thể hiện lợi tức tăng dần theo quy mô, sau đó thể hiện hiệu suất không đổi theo quy
mô và cuối cùng chuyển thành hiệu suất giảm dần theo quy mô. Do đó, đường chi
phí bình quân dài hạn có dạng chữ U giống đường chi phí trung bình ngắn hạn nhưng
nguyên nhân gây ra hình dạng chữ U này là do hiệu suất tăng và giảm dần theo quy
mô chứ không phải là hiệu suất giảm dần của một yếu tố sản xuất.
Ví dụ: Một trong các hàm sản xuất được sử dụng rộng rãi trong thực tế để mô tả hiệu
suất theo quy mô là hàm sản xuất Cobb–Douglas, có dạng như sau: Q = A.K .L
Trong đó: A là một hằng số phụ thuộc vào tình trạng các đầu vào và đầu ra mà không
lượng hoá được khi đo lường theo đơn vị đang tính, α và β là các hằng số nói cho
chúng ta biết về mức đóng góp của lao động và vốn trong quá trình sản xuất tạo đầu
ra. Ở đây, α và β đều nhỏ hơn một. Tổng của hai hằng số α và β có ý nghĩa rất lớn
trong kinh tế học.
Nếu α + β = 1, thì hàm sản xuất thể hiện hiệu suất theo quy mô không đổi.
Nếu α + β < 1, thì đây là hàm sản xuất thể hiện hiệu suất quy mô giảm.
Nếu α + β > 1, thì đây là hàm sản xuất thể hiện hiệu suất quy mô tăng.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
122 ECO101_Bai4_v2.3014106226
Để hiểu điều này chúng ta giả sử rằng nếu cả vốn và lao động cũng tăng lên gấp đôi,
vốn tăng lên 2K, lao động lên 2L thì mức đầu ra mới sẽ là:
Q A(2K) .(2L) A.2 .K .2 .L AK .L .2 Q2
Khi α + β = 1, Q’ = 2Q, đầu ra tăng gấp đôi chúng ta có hiệu suất theo quy mô
không đổi.
Khi α + β > 1, đầu ra nhiều hơn gấp đôi, chúng ta có hiệu suất theo quy mô tăng.
Khi α + β < 1, chúng ta có hiệu suất theo quy mô giảm.
c. Mối quan hệ giữa chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn
Chi phí bình quân trong ngắn hạn và chi phí bình quân trong dài hạn
Giả sử hãng không biết chắc chắn về cầu trong tương lai đối với các sản phẩm của mình
và đang xem xét ba phương án lựa chọn về quy mô nhà máy. Các đường chi phí trung
bình ngắn hạn tương ứng với ba nhà máy là AC1, AC2 và AC3. Quyết định này quan
trọng vì một khi nhà máy đã được xây dựng thì trong một thời gian nhất định, hãng
không thể thay đổi được quy mô của nó.
Trong dài hạn thì hãng có thể thay đổi quy mô nhà máy của mình sao cho nếu muốn tăng
sản lượng lên thì hãng có thể đạt được điều này mà không cần làm tăng chi phí trung
bình. Khi tăng mức sản lượng, hãng có thể thay đổi quy mô từ AC1 đến AC2 và có thể
đến AC3.
C
Q
0
AC3
AC1 AC2
C
Q
0
AC1 AC2
AC3
Q*1 Q*2Q1 Q2 Q3 Q4
C2
C1
Hình 4.17. Chi phí trung bình trong ngắn hạn
Với mức sản lượng là từ 0–Q*1 hãng nên chọn quy mô sản xuất AC1. Cụ thể ví dụ ở mức
sản lượng Q1, qua đồ thị có thể thấy chi phí sản xuất ở quy mô 2 là C2 sẽ lớn hơn chi phí
sản xuất ở quy mô 1 là C1.
Bằng cách so sánh tương tự, ta có ở mức sản lượng từ Q*1 đến Q*2 hãng sẽ chọn quy mô
sản xuất AC2. Và mức sản lượng lớn hơn Q*2 hãng sẽ chọn sản xuất ở quy mô 3.
Vậy khi hãng có sự lựa chọn ở 3 quy mô sản xuất thì đường LAC theo như khái niệm sẽ
là toàn bộ các đường AC1, AC2, AC3 không bị gạch chéo.
Với việc xem xét tương tự, khi hãng có 5 quy mô sản xuất, đường LAC sẽ mịn hơn. Và
khi mở rộng sự nghiên cứu, hãng có n quy mô sản xuất chúng ta sẽ thấy đường LAC là
đường bao của tất cả các đường AC.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 123
C
Q
0
AC1
AC2
AC3
AC4
AC5 LAC
Hình 4.18. Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn
Chú ý: Đường LAC là đường bao của tất cả các đường ATC. Nó không đi qua tất cả các
điểm cực tiểu của đường AC, trừ trường hợp đặc biệt khi hiệu suất kinh tế không đổi
theo quy mô.
Chi phí cận biên ngắn hạn (MC) và chi phí cận biên dài hạn (LMC)
Tại mỗi mức sản lượng, đường LAC tiếp xúc với đường ATC phản ánh mức chi phí bình
quân thấp nhất tại mức sản lượng đó và khi đó LMC = MC.
C
Q
0
LAC
LMC
AC1
MC1 MC2
AC2
Q1 Q2
Hình 4.19. Mối quan hệ giữa các đường chi phí
Chứng minh:
Do tại điểm tiếp xúc LAC và ATC độ dốc của hai đường bằng nhau. Ta có
'
'
'
'
LTCLAC LMC LAC
Q
TCAC MC ATC
Q
Ta có tại điểm tiếp xúc này LAC = ATC => LMC = MC.
d. Đường đồng phí
Đường đồng phí là đường bao gồm các tập hợp tối đa về đầu vào mà doanh nghiệp có
thể mua (thuê) với một lượng chi phí nhất định và giá của đầu vào là cho trước.
Phương trình đường đồng phí: C = wL + rK
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
124 ECO101_Bai4_v2.3014106226
Trong đó: C là mức chi phí sản xuất; L, K là số lượng lao động và vốn dùng trong sản
xuất; w, r là giá thuê 1 đơn vị lao động và 1 đơn vị vốn.
Với một mức tổng chi phí khác nhau, phương trình trên mô tả một đường đồng phí
khác nhau.
K
L
C
0 Cw
C
r
Hình 4.20. Lượng đầu vào cực đại trên đường đồng phí
Viết lại phương trình tổng chi phí dưới dạng phương trình đường thẳng ta có:
K = (– w/r) L + C/r
Độ dốc của đường đồng phí K w
L r
Đây là tỷ lệ giữa mức tiền công và phí thuê vốn. Độ dốc này tương tự như độ dốc của
đường ngân sách của người tiêu dùng. Nó cho biết rằng nếu hãng bớt đi một đơn vị lao
động (với giá w/đơn vị ) để mua w/r đơn vị vốn với giá r/đơn vị thì tổng chi phí sản xuất
của hãng sẽ giữ nguyên không thay đổi.
K
L
C
0 Cw
C
r
K1
K2
L1 L2
K
L
Hình 4.21. Đường đồng phí
4.3. Lựa chọn đầu vào tối ưu
4.3.1. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản
lượng nhất định
Tối thiểu hóa chi phí là một trong những mục tiêu quan trọng của các doanh nghiệp.
Giả định rằng cả lao động và vốn đều có thể thuê được trên các thị trường cạnh tranh.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 125
Giá lao động w và giá vốn là r. Giả định vốn được thuê chứ không phải mua, trên cơ sở
đó chúng ta có thể đặt tất cả các quyết định kinh doanh trên cùng một cơ sở tương thích.
Vì các yếu tố đầu vào vốn và lao động được thuê trên những thị trường yếu tố sản xuất
cạnh tranh nên có thể coi giá đầu vào này là cố định (tại sao có thể giả định như vậy,
chúng ta sẽ nghiên cứu rõ hơn trong các cấu trúc thị trường). Khi đó, chúng ta có thể tập
trung vào phương án phối hợp tối đa hóa các đầu vào của hãng mà không cần bận tâm về
việc liệu mua với số lượng lớn có làm cho giá của một đầu vào nào đó tăng lên hay
không. Xem case study 4.2.
Giả sử hãng muốn sản xuất một mức sản lượng Q0 thì hãng sẽ quyết định các kết hợp
đầu vào như thế nào để có mức chi phí là thấp nhất.
Nguyên tắc:
Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng lượng Q.
Tập hợp đó nằm trên đường đồng phí gần gốc tọa độ nhất có thể.
K
L
C3C1 C2
0
Q
A
B
D
Hình 4.22. Lựa chọn đầu vào tối ưu để sản xuất mức sản lượng cho trước
Giả sử hãng có 3 mức chi phí C0, C1, C2 để sản xuất ra mức sản lượng Q. Với mức chi
phí C0 thì hãng không đủ chi phí để sản xuất Q. Mức chi phí C1 và C2 có thể dùng để sản
xuất Q, tuy nhiên hãng sẽ chỉ chọn một mức chi phí để sản xuất. C1 và Q tiếp xúc với
nhau tại D hoặc C2 và Q cắt nhau tại hai điểm A và B. So sánh C1 với C2 ta thấy C1 < C2,
vì C1 đã tiếp xúc với Q nên không thể tìm được mức chi phí nào thấp hơn để sản xuất
sản lượng Q. Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu chi phí tại điểm D. Tại D thì độ
dốc của đường đồng phí và đường đồng lượng bằng nhau. Do đó, điểm đầu vào tối ưu để
tối thiểu hóa chi phí là điểm mà tại đó đường đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng.
Độ dốc đường đồng lượng = MRTS = L
K
MPK
L MP
Độ dốc đường đồng phí = K w
L r
L
K
MP w
MP r
L KMP MP
w r
Điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng Q
L KM P M P
w r
Q f K , L
0
0 1 C2
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
126 ECO101_Bai4_v2.3014106226
4.3.2. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng khi có một mức chi phí nhất định
Tương tự như phần lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một
mức sản lượng nhất định, chúng ta cũng giả định rằng:
Một hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
Giá vốn và lao động lần lượt là r và w.
Hãng muốn sản xuất với một mức chi phí là C0.
Hãng lựa chọn đầu vào như thế nào để sản xuất ra được mức sản lượng lớn nhất.
Nguyên tắc:
Tập hợp đầu vào đó phải nằm trên đường đồng phí C0.
Tập hợp đó nằm trên đường đồng lượng xa gốc tọa độ nhất có thể.
K
L
Q1
Q2
Q3
0
C0
A
B
D
Hình 4.23. Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất
một mức sản lượng nhất định
Giả sử hãng chọn mức sản lượng Q1, Q2 hoặc Q3 để sản xuất với mức chi phí C0.
Với mức sản lượng Q3 thì chi phí C0 không đủ để sản xuất.
Mức sản lượng Q1 và Q2 thì hãng có thể sản xuất được, tuy nhiên hãng sẽ chỉ chọn một
mức sản lượng cao nhất để sản xuất. Q2 và C0 tiếp xúc với nhau tại D; Q1 và C0 cắt nhau
tại hai điểm A và B. So sánh Q1 với Q2 ta thấy Q1 < Q2, vì Q2 đã tiếp xúc với C0 nên
không thể tìm được mức sản lượng nào cao hơn Q2. Do đó lựa chọn đầu vào tối ưu để tối
đa hóa sản lượng tại điểm D. Tại D thì độ dốc của đường đồng phí và đường đồng lượng
bằng nhau. Vì vậy, điểm đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng là điểm mà tại đó đường
đồng phí tiếp xúc với đường đồng lượng.
Độ dốc đường đồng lượng = MRTS = L
K
MPK
L MP
Độ dốc đường đồng phí = K w
L r
L
K
MP w
MP r
L KMP MP
w r
Điều kiện cần và đủ để tối đa hóa sản lượng với mức chi phí C0
L KM P M P
w r
C w L + rK
0
C0
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 127
Lựa chọn đầu vào của doanh nghiệp khi giá đầu vào thay đổi
Tương tự như việc lựa chọn tiêu dùng tối ưu, chúng ta có thể nghiên cứu tác động từ giá
của các yếu tố đầu vào và mức chi phí đến đường đồng phí của doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó chúng ta có thể biết được quyết định tối ưu của doanh nghiệp để có thể tối thiểu hóa
chi phí và tối đa hóa sản lượng.
Khi mức chi tiêu cho tất cả các đầu vào tăng lên với tốc độ như nhau, độ dốc của đường
đẳng phí không thay đổi (vì giá của các đầu vào không thay đổi) nhưng giao điểm với
các trục tọa độ thì cao hơn. Có nghĩa là khi mức chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng lên
sẽ làm cho mức sản lượng mà doanh nghiệp sản xuất ra sẽ cao hơn.
Khi giá của hàng hóa thay đổi, giả sử giá của một trong các đầu vào, ví dụ như giá của
lao động tăng lên. Khi đó, độ lớn của độ dốc đường đồng phí (–w/r) tăng lên.
Ban đầu, đường đồng phí là C1, để sản xuất được mức sản lượng Q1 hãng sẽ lựa chọn
sản xuất tại A bằng cách sử dụng L1 đơn vị lao động và K1 đơn vị vốn. Khi giá lao động
w tăng lên đường đồng phí xoay vào trong sang vị trí mới C2. Để có thể sản xuất
được mức sản lượng Q1, chúng ta vẽ đường đồng phí tương đương (do doanh nghiệp vẫn
phải bỏ ra mức chi phí là C1). Trong trường hợp này là C1’ sẽ tương đương với mức tăng
giá của lao động và giảm giá của vốn. Khi đó để sản xuất mức sản lượng Q1 hãng sẽ lựa
chọn sản xuất tại B với L2 đơn vị lao động và K2 đơn vị vốn.
Lựa chọn tập hợp đầu vào B(L2, K2) là ứng phó của doanh nghiệp trong tình trạng giá
lao động tăng lên bằng cách lấy vốn thay thế cho lao động trong quá trình sản xuất.
K
L
C2 C1
0
Q1
A
B
L2 L1
K1
K2
C1’
Hình 4.24. Lựa chọn đầu vào của doanh nghiệp khi giá đầu vào thay đổi
Sự linh hoạt của sản xuất trong dài hạn so với trong ngắn hạn
L
K
Q1
Q2
C1
C2
C3
K2
K1
L1 L2 L3
Hình 4.25. Sự linh hoạt của sản xuất trong dài hạn so với trong ngắn hạn
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
128 ECO101_Bai4_v2.3014106226
Giả sử ban đầu quyết định tối ưu của hãng là tại điểm tiếp xúc giữa đường Q1 và C1 mức
mức lao động và vốn là L1 và K1. Khi hãng mở rộng mô sản xuất đến mức Q2. Trong dài
hạn, do hãng có thể thay đổi cả về vốn và lao động, nên hãng chỉ cần bỏ ra mức chi phí
là C2 với lao động và vốn là L2 và K2. Tuy nhiên trong ngắn hạn, do hãng phải cố định
một yếu tố đầu vào mà ở đây là vốn K1. Khi đó để hãng có thể sản xuất được mức sản
lượng Q2 hãng phải bỏ ra mức chi phí là C3 > C2.
Chi phí sản xuất kinh doanh – cắt giảm để lớn mạnh
Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố lớn nhất quyết định đến lợi nhuận và giá thành
sản phẩm và việc cắt giảm chi phí có thể làm tăng lợi nhuận và giảm được giá thành sản
phẩm. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế hầu như đã đánh gục các doanh nghiệp nhỏ yếu
vốn, thì vấn đề cắt giảm chi phí được xem như một giải pháp ngắn hạn tối ưu trong giai
đoạn hiện nay. Có những lưu ý nào dành cho việc cắt giảm chi phí nhưng không ảnh hưởng
quá nhiều tới chiến lược kinh doanh?
Nhận định chính xác vấn đề cần cắt giảm
Theo một nghiên cứu của Harvard Business Press, mức độ tác động của những khu vực cắt
giảm lên mức tăng trưởng doanh thu của các công ty hàng đầu như sau: (1) Sa thải nhân
sự; (2) Giảm chi tiêu của ban lãnh đạo; (3) Kiểm soát gắt gao nguồn vốn lao động; (4) Tìm
đối tác cung ứng khác; (5) Hạn chế chi tiêu phát sinh; (6) Điều chỉnh giá; (7) Thu hẹp danh
mục sản phẩm; (8) Giảm các cấp bậc quản lý; (9) Đầu tư vào khu vực kinh doanh mới; (10)
Đầu tư phát triển sản phẩm; (11) "Đóng băng” mức lương và/hoặc điều chỉnh mức đền bù;
(12) Thay đổi động cơ bán hàng; (13) Thuê ngoài/ chuyển sản xuất sang các nước lao động
giá rẻ; (14) Sử dụng lao động nội bộ/ chuyển sản xuất về các nước gần hơn trong khu vực;
(15) Gia tăng công tác marketing.
Quan niệm cho rằng cắt giảm chi phí đồng nghĩa với thu hẹp hoặc làm công ty yếu thế hơn
là một sai lầm. Tất nhiên, nếu sợ hãi cắt giảm mọi khoản mà không nghiên cứu chiến lược
thì công ty sẽ mất thế cạnh tranh. Nhưng nếu tập trung vào những mũi nhọn tiềm năng tương
lai, thì việc giảm chi phí sẽ là chất xúc tác để công ty chuyển mình theo hướng mong đợi.
Dù vậy, không phải lãnh đạo nào cũng biết cắt giảm chi phí sao cho hiệu quả. Một số tìm
cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lại nhắm vào khu vực tiêu hao nhất. Những cách
làm này chỉ có tác động trong ngắn hạn và sẽ gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài
của công ty.
Lưu ý rằng trong số những khu vực cắt giảm này thì (4), (7), (9), (10), (13), (14) và (15) có
tác động dài hạn. Cách nhận định đúng đắn về cắt giảm chi phí, dù lúc công ty đang gặp
khó khăn hay vì muốn tập trung nguồn lực cho tương lai, là hãy nhắm đến các năng lực hoạt
động cần thiết và đầu tư vào những năng lực nào chắc chắn sẽ mang đến lợi thế trong tiếp
cận nhóm khách hàng công ty quan tâm nhất.
Nhìn vào tổng thể, đừng nhìn vào con số
Có nhiều biện pháp giúp cắt giảm chi phí mà không đi ngược với chiến lược, nhưng hiệu quả
rõ ràng nhất, cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, chắc chắn là những biện pháp được lựa chọn
không dựa trên các phân tích tài chính.
Trường hợp điển hình: Khi các đối tác Sears, Roebuck đồng loạt ngừng hợp đồng, công ty
chuyên sản xuất thiết bị điện tử cho ô tô là Johnson Controls buộc phải cắt giảm chi phí
ngay, vì các đối tác này tiêu thụ đến 20% sản phẩm của công ty. Sau nhiều trăn trở, ban
lãnh đạo công ty nhận thấy dây chuyền sản xuất của mình quá phức tạp nên đã gây hại đến
lợi nhuận về lâu dài. Trước đây, doanh số bán hàng khổng lồ của một số chủng loại
sản phẩm đã che mắt, khiến họ không nhận thấy tiền đầu tư vào năng lực sản xuất những
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 129
sản phẩm này lớn hơn lợi nhuận thu về. Thay vì tốn nhiều chi phí cho công tác nghiên cứu
ứng dụng, sản xuất nhiều loại pin ô tô khác nhau để bán được nhiều hàng, bây giờ họ chỉ
tập trung đầu tư vào loại pin có doanh số cao nhất. Ngay lập tức, chi phí cho các khu vực
không gây ảnh hưởng đến sản phẩm mang lại lợi nhuận cao nhất như kế toán, nhân sự,
công nghệ thông tin giảm được 35%. Ngoài ra, trước đây công ty rất ngại vận chuyển pin tự
động vì chúng rất nặng, nên đã tổ chức mô hình sản xuất rất phức tạp: Sản xuất loại pin này
tại nhiều nhà máy của mình khắp nước Mỹ để cung ứng riêng cho từng khu vực. Bây giờ, họ
đóng cửa hầu hết các nhà máy, chỉ sản xuất tại một nơi rồi vận chuyển đến cho khách hàng,
tiết kiệm được thêm một triệu USD mỗi năm.
Ban lãnh đạo Johnson Controls đã phát triển năng lực nền tảng mang lại thành công cho
công ty: Năng lực quản lý và kiểm soát sự phức tạp trong hệ thống. Họ đã chấp nhận đánh
đổi giữa số lượng sản phẩm và mô hình chuỗi cung ứng của mình.
Kết luận: Khi bỏ tiền chi tiêu vào khu vực nào, hãy biết chắc là nó mang lại lợi nhuận, và hãy
mạnh dạn loại bỏ những khu vực khác.
Hệ thống năng lực đồng bộ
Cắt giảm chi phí trong khi đang phát triển đòi hỏi các nhà lãnh đạo không chỉ hiểu rõ thị
trường hiện tại và nắm bắt được xu hướng tương lai, mà còn phải biết công ty mình sẽ làm
thế nào để thắng trong thị trường đó, điều quan trọng nhất là hệ thống các năng lực của
công ty phải tương thích và hỗ trợ cho nhau.
Trường hợp điển hình: PepsiCo là tập đoàn nổi tiếng với năng lực cốt lõi là cung cấp sản
phẩm thức ăn và giải khát. Nhưng năng lực này không tạo được thế mạnh độc tôn đều thiếu
năng lực hỗ trợ tương ứng: Kỹ năng hàng đầu tại các điểm phân phối bán lẻ.
Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty, cần xem xét cụ thể từng năng lực có hỗ trợ
nhau để đạt tới mục tiêu chiến lược tổng thể hay không. Làm như vậy, chúng ta sẽ có căn
cứ để cắt giảm chi phí: Loại bỏ những năng lực không tương thích với năng lực cốt lõi, tập
trung đầu tư vào những năng lực còn lại để lớn mạnh.
(Nguồn: DNSG)
4.4. Lý thuyết về lợi nhuận
4.4.1. Khái niệm và công thức tính lợi nhuận
a. Khái niệm
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu do bán được hàng hóa và dịch vụ trên
thị trường và tổng chi phí sản xuất để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đó.
Công thức tính:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
π = TR – TC
π = (P – ATC)*Q
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – chi phí kế toán
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – chi phí kinh tế
Do chi phí kinh tế > chi phí kế toán nên lợi nhuận kinh tế < lợi nhuận kế toán
Nhà kinh tế tính lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp bằng cách lấy tổng doanh thu của
doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí cơ hội (chi phí ẩn và chi phí hiện) của việc sản
xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ. Nhà kế toán tính toán lợi nhuận kế toán của doanh
nghiệp bằng cách lấy tổng doanh thu của doanh nghiệp trừ các khoản chi phí hiện của nó.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
130 ECO101_Bai4_v2.3014106226
b. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận
Quy mô sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Giá cả và chất lượng của các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
Giá bán hàng hóa và dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình
tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động marketing và công tác tài chính của
doanh nghiệp.
4.4.2. Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận trong doanh nghiệp
Tầm quan trọng của lợi nhuận được biểu thị bởi các nội dung sau:
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá
trình sản xuất – kinh doanh.
Lợi nhuận càng cao càng đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất, mở rộng quy mô, và
làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu của hãng.
Lợi nhuận chính là động lực thúc đẩy các hãng sản xuất – kinh doanh, nó làm tăng
thu nhập của người lao động và của hãng.
Lợi nhuận là tiền thưởng cho việc chịu mạo hiểm, là phần thu nhập về bảo hiểm khi
bị vỡ nợ, phá sản, và sản xuất không ổn định.
4.4.3. Tối đa hóa lợi nhuận
Doanh thu cận biên (MR) là mức doanh thu tăng thêm khi bán thêm một đơn vị hàng hóa
hay dịch vụ.
Công thức tính:
'
(Q)
TRMR TR
Q
Doanh thu của hãng đạt giá trị tối đa khi đạo hàm bậc nhất của hàm tổng doanh thu bằng
không, hay ta có:
'
(Q)
TRMR TR 0
Q
Tại mức doanh thu cực đại ta cũng có độ co dãn của cầu theo giá bằng (–1), hay cầu co
dãn đơn vị.
Chi phí cận biên (MC) là mức chi phí tăng thêm khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
Công thức tính:
'
(Q)
TCMC TC
Q
Tối đa hóa lợi nhuận là hành vi của một hãng (người sản xuất) lựa chọn trong điều kiện
nguồn lực khan hiếm. Nó chính là mục tiêu và động cơ hàng đầu mà các hãng luôn
mong muốn đạt tới.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 131
P,R
Q
MR D
0
a
ba/(2b)
Q phụ thuộc
vào P
P,R
Q
MR = AR = P
0
Q không phụ
thuộc vào P
Hình 4.26. Các dạng đường cầu và đường doanh thu cận biên
Mối quan hệ giữa giá và doanh thu biên được thể hiện trên đồ thị ở hai trường hợp. Nếu
sản lượng bán ra phụ thuộc vào giá thì MR sẽ luôn nhỏ hơn giá trừ điểm đầu tiên. Và
qua đồ thị đường MR nằm phía dưới đường P. Nếu sản phẩm bán ra không phụ thuộc vào
mức giá tức là mọi sản phẩm được bán ra với mức giá không đổi. Khi đó, MR = AR = P.
Trên đồ thị đường MR trùng với đường AR và trùng với đường P.
Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu
và chi phí là lớn nhất. Quy tắc là lợi nhuận được tối đa hóa khi doanh thu biên bằng chi
phí biên (khi đường MC đang đi lên) đúng cho tất cả các hãng dù là cạnh tranh hay không.
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của một hãng bất kỳ là: MR = MC.
Thật vậy, công thức tính lợi nhuận là
TR TC
'
max 0 ' ' 'Q Q QTR TC MR MC
Chứng minh (bằng hình học)
Giả sử hãng sản xuất tại mức sản lượng Q1 < Q*. Xét riêng tại mức sản lượng thứ Q1.
Nếu hãng bán được thì doanh thu tăng thêm 1MR BQ . Để sản xuất thêm sản lượng
thứ Q1 thì chi phí thêm 1MC AQ . Ta thấy MR > MC tức là doanh thu tăng thêm lớn
hơn chi phí bỏ thêm để sản xuất sản lượng thứ Q1. Suy ra lợi nhuận tăng là AB (khoảng
cách theo chiều dọc giữa MC và MR). Bất kỳ sản lượng nào có MR > MC thì việc sản
xuất và bán thêm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận của hãng. Từ Q1 đến Q* là các mức
sản lượng có MR > MC hãng sản xuất và bán thêm sản lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên.
ABE 1S S
tại Q* > LN tại Q1 = ABES
Giả sử hãng sản xuất tại mức sản lượng Q2 > Q*. Xét riêng tại mức sản lượng thứ Q2.
Nếu hãng bán được thì doanh thu tăng thêm 2MR MQ . Để sản xuất thêm sản lượng
thứ Q1 thì chi phí thêm 2MC NQ . Ta thấy 2 2NQ MQ MC MR, lợi nhuận sẽ
giảm. Tại đơn vị sản lượng thứ Q2 là giảm lợi nhuận của hãng là MN (khoảng cách theo
chiều dọc giữa MC và MR). Bất kỳ sản lượng nào có MC > MR thì việc sản xuất và bán
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
132 ECO101_Bai4_v2.3014106226
thêm sản lượng sẽ làm giảm lợi nhuận của hãng. Từ Q2 về Q* là các mức sản lượng có
MC > MR hãng sản xuất và bán thêm sản lượng thì lợi nhuận sẽ giảm xuống.
MNE 2S S tại Q* > tại Q2 = MNES
P,C
R MC
B N
M MRA
S1
S2
Q1 Q* Q2 Q
E
Hình 4.27. Mức sản lượng tối ưu tại MR = MC
Nếu MR > MC thì khi tăng Q sẽ tăng . Nếu MR < MC thì khi giảm Q sẽ tăng . Tại Q*
thì hãng tối đa hóa lợi nhuận.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào MC = MR thì lợi nhuận của hãng đạt tối đa mà
chỉ trong điều kiện MC cắt MR tại nhánh MC đang đi lên.
C, R
MC
O Q
MR
Q*Q1Q2
A
B
Q3
s1
s2
s3
Hình 4.28. Lựa chọn điểm sản lượng tối ưu
Với hình dáng của đường MC là hình lòng chảo do đó sẽ có hai nhánh. Một nhánh mang
độ dốc âm (MC đi xuống), một nhánh mang độ dốc dương (MC đi lên) chúng ta đã giải
thích được hình dáng này thông qua quy luật sản phẩm cận biên giảm dần và hiệu suất
sử dụng yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần.
Với điểm A là giao điểm của MR và MC khi MC đang đi lên, chúng ta đã chứng minh
được đây là điểm tối đa hóa lợi nhuận của hãng ở phần trên.
Tuy nhiên, khi MC còn cắt MR tại điểm B với mức sản lượng Q2. Chúng ta sẽ xem xét
xem đây có phải là điểm tối đa hóa lợi nhuận của hãng hay không?
Bằng cách chứng minh tương tự, tại mức sản lượng thứ Q3 < Q2 ta có tại mức sản lượng
này hãng có MC > MR do đó hãng bị lỗ. Khi sản xuất Q3 đơn vị sản phẩm hãng sẽ bị lỗ
một diện tích là S3. Ở sản lượng thứ Q1 > Q2 ta có doanh thu của hãng thu được lớn hơn
chi phí bỏ ra để sản xuất Q1. Khi hãng sản xuất Q1 đơn vị sản phẩm hãng sẽ thu được lợi
nhuận là diện tích S1. Và sản xuất thêm sản lượng so với Q2 hãng sẽ thu thêm được lợi
nhuận. Như vậy, Q1 không phải là mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng mà là
mức sản lượng tối đa lỗ của hãng. Vì khi sản xuất tại Q1 hãng lỗ nhiều nhất.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 133
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Doanh nghiệp với vai trò là người sử dụng các yếu tố đầu vào và tạo thành đầu ra cung cấp
sản phẩm cho thị trường. Có rất nhiều loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Các khái niệm cơ bản của sản xuất bao gồm: đầu vào, đầu ra, công nghệ sản xuất. Sự thay đổi
của các yếu tố đầu vào được biểu thị trên các hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn.
Chi phí sản xuất được xem xét dưới các khía cạnh: chi phí cơ hội, chi phí kế toán, chi phí
chìm. Chi phí sản xuất ngắn hạn bao gồm chi phí cố định, chi phí biến đổi và chi phí biên.
Cách tính các loại chi phí này và mối quan hệ giữa chúng. Tương tự với chi phí dài hạn. Mối
quan hệ giữa chi phí trong ngắn hạn và dài hạn được xác định trong các tình huống khác nhau.
Lợi nhuận là phần lãi bằng tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất,
điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận, khi nào thì doanh nghiệp hòa vốn
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
134 ECO101_Bai4_v2.3014106226
BÀI TẬP THỰC HÀNH
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Hãy dự tính chi phí cơ hội và chi phí kế toán cho bạn về việc chọn theo học khoá đào tạo trực
tuyến này. So sánh nó với việc theo học khoá chính quy tại một trường đại học.
2. Trong năm 2008, kinh tế Việt Nam có gặp nhiều khó khăn, hãy lấy ví dụ về việc quyết định
đóng cửa của một đơn vị sản xuất đang kinh doanh tại địa bàn mà bạn đang sống. Hãy giải
thích vì sao mà doanh nghiệp đó phải đóng cửa.
3. Hãy lên mạng tìm hiểu xem một số báo cáo kinh doanh của 2 doanh nghiệp đang niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tìm hiểu xem đâu là chi phí cố định, đâu là chi phí
biến đổi và tính năng suất bình quân, năng suất cận biên về lao động của 2 doanh nghiệp đó.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Nêu khái niệm sản xuất, hàm sản xuất và cho một số ví dụ minh họa về các dạng hàm sản xuất.
2. Phân tích nội dung và mối quan hệ giữa năng suất bình quân và năng suất cận biên của một
đầu vào biến đổi (hoặc đầu vào vốn hoặc đầu vào lao động).
3. Phân biệt hàm sản xuất trong ngắn hạn và hàm sản xuất trong dài hạn.
4. Phân biệt chi phí cơ hội, chi phí kế toán và chi phí kinh tế. Cho ví dụ minh họa.
5. Phân biệt các loại chi phí TC, TVC, TFC, ATC, AVC, AFC và MC trong ngắn hạn và trong
dài hạn. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí trung bình trong ngắn hạn và chi phí cận biên.
6. Phân tích mối quan hệ giữa chi phí trung bình trong ngắn hạn và chi phí trung bình trong dài
hạn. Hãng có lựa chọn mức chi phí dưới đường LAC để sản xuất không? Vì sao?
7. Thế nào là đường đồng lượng và đường đồng phí. Xây dựng đồ thị và xác định độ dốc của
mỗi đường. Xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên và nêu ý nghĩa của nó.
8. Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản
lượng nhất định của một doanh nghiệp.
9. Phân tích sự lựa chọn các đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng của một hãng khi sử dụng
một mức chi phí nhất định.
10. Phân tích khái niệm lợi nhuận và nêu ý nghĩa của nó. Chỉ ra công thức tính lợi nhuận.
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Khi chi phí bình quân giảm thì đường chi phí cận biên nằm dưới đường chi phí bình quân.
2. Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần đề cập đến sự giảm đi trong chi phí bình quân dài hạn
khi gia tăng sản lượng sản xuất ra.
3. Trong ngắn hạn, nếu hãng không sản xuất bất cứ đơn vị sản phẩm nào thì tổng chi phí của
hãng sẽ bằng 0.
4. Khi đường đồng lượng là một đường thẳng thì các yếu tố đầu vào là thay thế hoàn hảo cho nhau.
5. Đường chi phí bình quân dài hạn chính là đường bao của các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 135
6. Khi quy luật hiệu suất sử dụng các yếu tố đầu vào có xu hướng giảm dần tác động đến quá
trình sản xuất thì sản phẩm trung bình của yếu tố đầu vào bắt đầu giảm.
7. Khi độ dốc của đường tổng sản phẩm giảm dần thì sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào bắt
đầu giảm.
8. Hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô xảy ra khi hãng tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng
một tỷ lệ nhưng tốc độ tăng của yếu tố đầu vào tăng nhanh hơn tốc độ tăng của sản phẩm
đầu ra.
9. Sự thay đổi giá của các yếu tố đầu vào luôn làm cho độ dốc của đường đồng phí thay đổi.
10. Đường đồng lượng hình chữ L thể hiện một quá trình sản xuất mà trong đó các yếu tố đầu
vào là thay thế hoàn hảo cho nhau.
11. Đường tổng chi phí bình quân có thể được hình thành bằng cách cộng theo chiều dọc hai
đường chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân.
12. Khi chi phí biến đổi bình quân đạt giá trị cực tiểu thì tổng chi phí bình quân cũng đạt giá trị
cực tiểu.
13. Đường chi phí bình quân dài hạn luôn đi qua tất cả các điểm cực tiểu của các đường chi phí
bình quân ngắn hạn.
14. Một hãng có lợi nhuận kế toán dương chưa chắc đã có lợi nhuận kinh tế dương.
15. Ở mọi mức sản lượng, chi phí trung bình không bao giờ thấp hơn chi phí cận biên.
16. Doanh thu cận biên không bao giờ vượt quá giá bán sản phẩm.
17. Do phải bù đắp cho chi phí cố định nên một hãng có chi phí cố định cao hơn sẽ phải sản xuất
ở mức sản lượng lớn hơn so với một hãng có chi phí cố định thấp hơn (giả sử các chi phí
khác của hai hãng là như nhau).
18. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn được tính dọc theo đường đồng phí.
19. Do quy luật sản phẩm cận biên giảm dần tác động nên đường chi phí cận biên trong ngắn
hạn có dạng hình chữ U.
20. Độ dốc của đường đồng lượng bằng tỷ lệ giá giữa hai yếu tố đầu vào.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Sản phẩm cận biên của một đầu vào được hiểu là
A. chi phí của việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm.
B. sản phẩm bổ sung được tạo ra từ việc thuê thêm một đơn vị đầu vào.
C. chi phí cần thiết để thuê thêm một đơn vị đầu vào.
D. sản lượng chia cho số đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
2. Chi phí cố định trong ngắn hạn là
A. các chi phí gắn với các đầu vào cố định.
B. các chi phí không thay đổi theo mức sản lượng.
C. bao gồm những thanh toán trả cho một số yếu tố khả biến.
D. các chi phí gắn với các đầu vào cố định và không thay đổi theo mức sản lượng.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
136 ECO101_Bai4_v2.3014106226
3. Mối quan hệ giữa sản phẩm cận biên của lao động và chi phí cận biên của sản phẩm là gì?
A. Chi phí cận biên là nghịch đảo của sản phẩm cận biên.
B. Chi phí cận biên bằng mức tiền công chia cho sản phẩm cận biên.
C. Đường chi phí cận biên dốc xuống khi đường sản phẩm cận biên dốc xuống.
D. Chi phí cận biên không đổi nhưng sản phẩm cận biên thì tuân theo hiệu suất giảm dần.
4. Khi đường chi phí cận biên nằm trên đường chi phí bình quân thì phát biểu nào là đúng?
A. Đường chi phí bình quân ở mức tối thiểu của nó.
B. Đường chi phí cận biên ở mức cực đại của nó.
C. Đường chi phí cận biên dốc xuống.
D. Chi phí bình quân sẽ có xu hướng tăng lên khi tăng sản lượng sản xuất.
5. Sự khác biệt cơ bản cần quan tâm khi phân tích chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn là gì?
A. Trong ngắn hạn có hiệu suất không đổi theo quy mô nhưng trong dài hạn không có.
B. Trong dài hạn tất cả các đầu vào đều có thể thay đổi được.
C. Một thời điểm nhất định.
D. Trong ngắn hạn đường chi phí bình quân giảm dần, còn trong dài hạn thì nó tăng dần.
6. Đường chi phí bình quân dài hạn là đường như thế nào?
A. Tổng của tất cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
B. Đường bao của tất cả các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
C. Đường biên phía trên của các đường chi phí bình quân ngắn hạn.
D. Đường nằm ngang.
7. Trong các nhận định sau, nhận định nào là đúng về đường chi phí bình quân trong dài hạn?
A. Đường chi phí bình quân trong dài hạn có thể dốc xuống do hiệu suất tăng theo quy mô.
B. Đường chi phí bình quân trong dài hạn có thể sẽ dốc lên vì chi phí quản lý tăng lên.
C. Đường chi phí bình quân trong dài hạn luôn luôn biểu thị hiệu suất tăng của quy mô.
D. Đường chi phí bình quân trong dài hạn có thể dốc xuống do hiệu suất tăng theo quy mô
và có thể sẽ dốc lên vì chi phí quản lý tăng lên.
8. Trường hợp nào sau đây biểu thị hiệu suất tăng theo quy mô?
A. Tăng gấp ba tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng ít hơn 3 lần.
B. Tăng gấp ba tất cả các đầu vào trừ một đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng ít hơn 3 lần.
C. Tăng gấp ba tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng hai lần.
D. Tăng gấp ba tất cả các đầu vào sẽ làm cho sản lượng tăng nhiều hơn 3 lần.
9. Trường hợp nào sau đây biểu thị hiệu suất giảm theo quy mô?
A. Khi tất cả các đầu vào tăng gấp đôi, sản lượng đầu ra tăng ít hơn hai lần.
B. Khi đầu vào tăng thì sản phẩm tăng thêm trên đơn vị đầu vào bổ sung đó có xu hướng
giảm xuống.
C. Khi một đầu vào tăng gấp đôi, sản lượng tăng nhiều hơn hai lần.
D. Khi tất cả các đầu vào tăng gấp đôi, sản lượng tăng nhiều hơn hai lần.
10. Chi phí cố định bình quân là chi phí
A. cần thiết để xác định điểm đóng cửa.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 137
B. tối thiểu ở điểm hoà vốn.
C. luôn luôn dốc xuống về phía phải.
D. tối thiểu ở điểm tối đa hoá lợi nhuận.
11. Trong kinh tế vi mô, sản xuất trong ngắn hạn được định nghĩa như thế nào?
A. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng thu thập số liệu về chi phí chứ không phải về sản xuất.
B. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng thu thập số liệu về chi phí và về sản xuất.
C. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng chỉ có thể thay đổi được một số đầu vào, còn một
hoặc một số đầu vào khác cố định.
D. Khoảng thời gian sản xuất mà hãng thay đổi sản lượng và công suất nhà máy.
12. Khái niệm chi phí hiện khác với chi phí ẩn ở điểm nào?
A. Chi phí hiện là chi phí cơ hội và chi phí ẩn là lãi suất và địa tô.
B. Chi phí hiện là lãi suất và địa tô còn chi phí ẩn là chi phí cơ hội.
C. Chi phí hiện là chi phí bỏ ra để trả cho các yếu tố sản xuất, được ghi rõ trong các chứng
từ và chi phí ẩn hoàn toàn là chi phí cơ hội ẩn.
D. Chi phí hiện là chi phí bỏ ra để trả cho các yếu tố sản xuất và chi phí ẩn là các ảnh hưởng
hướng ngoại.
13. Hãng chỉ tăng sản lượng để tăng lợi nhuận trong trường hợp?
A. MC = MR. B. MR > 0.
C. MR > MC. D. MR < MC.
14. Tổng lợi nhuận đạt giá trị cực đại khi
A. doanh thu cận biên vượt quá chi phí cận biên.
B. doanh thu sản phẩm cận biên nhỏ hơn chi phí biên.
C. lợi nhuận cận biên bằng 0.
D. lợi nhuận cận biên bằng với chi phí biên.
15. Giả sử hãng đang tối đa hóa lợi nhuận, nếu chi phí cố định tăng lên, hãng đó muốn tiếp tục
tối đa hoá lợi nhuận sẽ phải thực hiện chính sách gì?
A. Tăng giá sản phẩm bán ra. B. Giảm các chi phí biến đổi.
C. Tăng sản lượng. D. Để cho giá và sản lượng không đổi.
16. Đường tổng chi phí bình quân có dạng như thế nào?
A. Đường nằm ngang. B. Đường dốc xuống.
C. Đường dốc lên. D. Hình chữ U.
17. Khi chi phí cận biên vượt quá doanh thu cận biên, một hãng muốn tối đa hoá lợi nhuận sẽ
phải thực hiện chính sách nào?
A. Tăng sản lượng.
B. Giảm sản lượng.
C. Thuê thêm công nhân.
D. Quyết định về sự an toàn thay cho tối đa hoá lợi nhuận.
18. Tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa doanh thu khác nhau ở điểm nào?
A. Sản lượng thấp hơn và giá cao hơn.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
138 ECO101_Bai4_v2.3014106226
B. Sản lượng thấp hơn và giá thấp hơn.
C. Sản lượng cao hơn và giá cao hơn.
D. Sản lượng cao hơn và giá thấp hơn.
19. Khi sản lượng tăng, tổng chi phí cố định sẽ
A. tăng. B. không đổi.
C. giảm. D. giảm và sau đó tăng.
20. Một hãng sẽ không sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn MR = MC thì nhận định nào là nhận
định đúng?
A. Hãng đang kiếm được lợi nhuận kinh tế dương.
B. Họ chưa tối đa hóa được lợi nhuận.
C. Hãng đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm.
D. Hãng đang kiếm được lợi nhuận kế toán.
21. Khi chi phí trung bình lớn hơn chi phí cận biên thì nhận định nào là đúng?
A. Chi phí trung bình đang tăng lên khi sản lượng tăng.
B. Chi phí trung bình đang giảm xuống khi sản lượng tăng.
C. Chi phí cận biên đang tăng lên khi sản lượng tăng.
D. Chi phí cận biên đang giảm xuống khi sản lượng tăng.
22. Đường nào liên tục giảm (đi xuống) khi sản lượng tăng?
A. AFC. B. AVC.
C. TFC. D. TVC.
23. Một hãng đang ở mức sản lượng mà ở đó MC đi qua AVC, nhận định nào là đúng?
A. AVC đang tăng khi Q tăng.
B. AVC đang giảm khi Q tăng.
C. ATC đang giảm khi Q tăng.
D. ATC đang tăng khi Q tăng.
24. Khi sản phẩm cận biên tăng, giá thuê đầu vào không đổi thì
A. Chi phí cận biên giảm xuống.
B. Chi phí trung bình tăng lên.
C. Chi phí biên tăng lên.
D. Chi phí trung bình giảm xuống.
25. Lựa chọn đầu vào của một hãng khi muốn thay đổi quy mô sản xuất trong ngắn hạn và trong
dài hạn khác nhau ở đâu?
A. Trong ngắn hạn, hãng có nhiều lựa chọn đầu vào hơn trong dài hạn.
B. Trong ngắn hạn, hãng có ít lựa chọn đầu vào hơn trong dài hạn.
C. Trong ngắn hạn, hãng có cùng số lựa chọn đầu vào như trong dài hạn.
D. Không có quan hệ giữa số lựa chọn đầu vào của hãng trong dài và ngắn hạn.
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 139
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài số 1:
Giả sử trong ngắn hạn, hãng sử dụng đầu vào vốn K cố định, đầu vào biến đổi là lượng lao động
L. Hãng tăng lượng lao động lên từ 1 đến 9, khi đó sản lượng hãng tạo ra được tương ứng được
cho bởi bảng số liệu sau:
L 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Q 50 170 260 330 380 420 440 440 350
a. Hãy tính sản phẩm trung bình của lao động và sản phẩm cận biên của lao động.
b. Hãy giải thích vì sao khi lượng lao động vượt qua 8 đơn vị thì tổng sản lượng có xu hướng
giảm dần. Sản phẩm cận biên của lao động bằng bao nhiêu thì sản lượng đạt giá trị lớn nhất.
Trả lời:
a. Lập bảng tính các giá trị APL và MPL:
L Q APL MPL
0 0 – 0
1 50 50 50
2 170 85 120
3 260 86,7 90
4 330 82,5 70
5 380 76 50
6 420 70 40
7 440 62,9 20
8 440 55 0
9 350 38,9 –90
b. Khi MPL = 0 thì sản lượng đạt giá trị lớn nhất. Nếu MPL < 0, việc gia tăng thêm lượng lao
động sẽ làm cho tổng sản lượng có xu hướng giảm dần.
Bài số 2:
Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC, nếu biết hàm tổng chi
phí: TC = 5Q3 – 5Q2 + 8Q + 144.
Trả lời:
TC = 5Q3 – 5Q2 + 7Q + 160
TVC = 5Q3 – 5Q2 + 7Q;
TFC = 160
AFC = 160/Q
MC = 15Q2 – 10Q + 7
AVC = 5Q2 – 65Q + 7
ATC = 5Q2 – 5Q + 7 + 160/Q
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
140 ECO101_Bai4_v2.3014106226
Bài số 3:
Xác định AVC, ATC, AFC, TVC và MC khi biết chi phí sản xuất và sản lượng của 1 hãng là:
Q 0 1 2 3 4 5 6 7
TC 50 130 170 240 350 470 610 780
Trả lời:
Ta có bảng số liệu sau
Q TC TFC TVC AFC AVC ATC MC
0 50 50 0
1 130 50 80 50 80 130 80
2 170 50 120 25 60 85 40
3 240 50 190 16,67 63,33 80 70
4 350 50 300 12,5 75 87,5 110
5 470 50 420 10 84 94 120
6 610 50 560 8,333 93,33 101,7 140
7 780 50 730 7,143 104,3 111,4 170
Bài số 4:
Một hãng có hàm sản xuất là Q = 0,5K.L. Hãng sử dụng hai đầu vào là vốn K và lao động L. Giá
của các đầu vào tương ứng là r = $8/1đơn vị vốn; w = $2/1 đơn vị lao động.
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn bằng bao nhiêu? Tỷ lệ này tại điểm cơ
cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí bằng bao nhiêu?
b. Để sản xuất ra một mức sản lượng Q0 = 5000, hãng sẽ chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu
hóa chi phí như thế nào? Khi đó chi phí sản xuất bằng bao nhiêu?
c. Với chi phí sản xuất là C0 = 1200, hãng sẽ lựa chọn cơ cấu đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản
lượng như thế nào? Sản lượng lớn nhất bằng bao nhiêu?
d. Cũng hỏi như câu c nhưng bây giờ giá của lao động tăng lên gấp đôi (các yếu tố khác không
thay đổi). Cho nhận xét về kết quả tính được.
Trả lời:
a. Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của lao động cho vốn: MRTSL/K
L
L/K
K
MP 0,5K KMRTS
MP 0,5L L
Tỷ lệ này tại điểm cơ cấu đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí: Điểm cơ cấu đầu vào tối ưu
để tối thiểu hóa chi phí sản xuất là điểm mà tại đó đường đồng lượng tiếp xúc với đường
đồng phí độ dốc 2 đường tại điểm đầu vào tối ưu phải bằng nhau.
Ta có: MRTSL/K = trị tuyệt đối độ dốc đường đồng lượng.
Tại điểm đầu vào tối ưu MRTSL/K = trị tuyệt đối độ dốc đường đồng phí = w/r = 0,25
b. Điều kiện tối thiểu hóa chi phí:
L KMP MP
w r
0,5K.L 5000
0,5K 0,5L
2 8
0,5K.L 5000
Kết quả L* = 200; K* = 50; TC = 800
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 141
c. Điều kiện lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng:
L KMP MP
w r
wL rK 1200
0,5K 0,5L
2 8
2L 8K 1200
Kết quả: L* = 300; K* = 75; Q = 11250
d. Khi giá của lao động tăng lên gấp đôi
Điều kiện lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng:
L KMP MP
w r
wL rK 1200
0,5K 0,5L
4 8
4L 8K 1200
Kết quả: L* = 150; K* = 75; Q = 5625
Bài số 5:
Giả sử một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm tổng chi phí là:
TC = aQ3 – bQ2 + cQ + d (a, b, c, d > 0).
a. Nếu hãng bị đánh thuế một khoản không đổi là T, hãy phân tích tác động của thuế đến tổng
chi phí, chi phí cận biên và các chi phí bình quân của hãng.
b. Nếu hãng bị đánh thuế là t trên mỗi đơn vị sản phẩm, điều này tác động đến tổng chi phí, chi
phí cận biên và các chi phí bình quân của hãng như thế nào?
Trả lời:
a. Nếu hãng bị đánh thuế một khoản không đổi là T thì tổng chi phí của hãng sau khi bị đánh
thuế cũng sẽ tăng lên một lượng là T.
TCsau thuế = aQ3 – bQ2 + cQ + d + T
Tổng chi phí biến đổi của hãng không đổi, vẫn là aQ3 – bQ2 + cQ, chỉ có chi phí cố định tăng
lên một lượng là T, TFCsau thuế = d + T.
Do chi phí biến đổi không thay đổi, nên chi phí biến đổi bình quân cũng không đổi.
AVC = aQ2 – bQ + c
Nhưng chi phí cố định bình quân thay đổi:
AFCsau thuế =
d T
Q
Chi phí cận biên của hãng không thay đổi, vẫn là:
MC = 3aQ2 – 2bQ + c
b. Nếu hãng bị đánh thuế là t trên mỗi đơn vị sản phẩm thì khi đó chi phí cố định không đổi
(và do vậy chi phí cố định bình quân cũng không đổi), nhưng chi phí biến đổi sẽ thay đổi là:
TVCsau thuế = TVCtrước thuế + tQ = aQ3 – bQ2 + cQ + tQ = aQ3 – bQ2 + (c + t)Q
Tổng chi phí sau thuế:
TCsau thuế = aQ3 – bQ2 + (c + t)Q + d
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
142 ECO101_Bai4_v2.3014106226
Chi phí biến đổi bình quân tăng thêm một lượng là t và chi phí cận biên cũng tăng thêm một
lượng là t.
AVCsau thuế = aQ2 – bQ + c + t và MCsau thuế = 3aQ2 – 2bQ + c + t
Tổng chi phí bình quân:
ATCsau thuế = aQ2 – bQ + c + t +
d
Q
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
ECO101_Bai4_v2.301416226 143
ĐÁP ÁN CÁC PHẦN CỦA BÀI 4
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ S S Đ Đ S Đ Đ S S Đ S
13 14 15 16 17 18 19 20
S Đ S Đ S S Đ S
2. Đáp án phần Lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
B D B D B B D D A C C C C C D
16 17 18 19 20 21 22 23 24 25
D B D B B B A C A B
Bài 4: Lý thuyết về hành vi của doanh nghiệp
144 ECO101_Bai4_v2.3014106226
THUẬT NGỮ
C
Chi phí cố định (TFC)
Chi phí không biến đổi với mọi mức đầu ra
mà doanh nghiệp sản xuất.
Chí phí cố định bình quân (AFC)
Chi phí cố định tính trung bình trên một đơn
vị đầu ra.
Chi phí biên (MC)
Phần gia tăng trong chi phí khi doanh nghiệp
sản xuất thêm một đơn vị đầu ra.
Chi phí biến đổi (VC)
Chi phí luôn thay đổi theo mức đầu ra (Q).
Chi phí biến đổi bình quân (AVC)
Chi phí biến đổi tính bình quân trên một đơn
vị đầu ra.
Chi phí bình quân (ATC)
Chi phí tính trung bình trên một đơn vị
đầu ra.
D
Doanh thu (R)
Số tiền mà doanh nghiệp nhận được từ bán
hàng hóa hoặc dịch vụ trong một giai đoạn
nhất định.
Doanh thu biên
Lượng doanh thu thay đổi khi thay đổi một
đơn vị đầu ra bán ra trên thị trường.
Doanh thu cận biên (MR)
Số tiền gia tăng thu được khi bán thêm một
đơn vị hàng hóa.
Đ
Đường đồng phí
Tập hợp tất cả các kết hợp về hai loại đầu vào
(lao động và vốn) sao cho doanh nghiệp chi
cho hai loại đầu vào đó một mức tổng chi phí
như nhau.
H
Hàm sản xuất
Hàm số biểu thị mối tương quan giữa sản
lượng đầu ra (Q) mà doanh nghiệp sản xuất
thay đổi như thế nào các “biến số” yếu tố đầu
vào (X1, X2,Xn.) thay đổi trong một trình độ
công nghệ nhất định.
L
Lợi nhuận
Phần lãi bằng tiền mà doanh nghiệp thu được
sau khi đã bù đắp chi phí sản xuất.
Lợi nhuận kế toán
Chênh lệch giữa doanh thu và chi phí sản xuất
thực của doanh nghiệp, bao gồm phí tổn thực
cũng như chi phí khấu hao.
S
Sản phẩm bình quân (AP)
Sản phẩm bình quân là số lượng sản phẩm
trên mỗi đơn vị đầu vào.
Sản phẩm cận biên (MP)
Phần sản lượng đầu ra tăng thêm khi tăng
thêm một đơn vị đầu vào.
Sản phẩm doanh thu biên (MRP)
Doanh thu tăng thêm từ bán sản phẩm của một
đơn vị lao động tăng thêm.
Sản xuất dài hạn
Khoảng thời gian cần thiết để tất cả các yếu tố
đầu vào có thể thay đổi.
Sản xuất ngắn hạn
Khoảng thời gian mà trong đó một hay nhiều
nhiều yếu tố của sản xuất chưa thay đổi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_4_ly_thuyet_ve_hanh_vi_cua.pdf