Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hào
Tóm lược cuối bài
Trong dài hạn, các hãng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận lựa chọn mức sản lượng ở đó giá
bằng chi phí cận biên dài hạn.
Cân bằng cạnh tranh dài hạn xảy ra khi các hãng tối đa hoá được lợi nhuận; tất cả các hãng
thu được lợi nhuận kinh tế bằng không, do đó không có động cơ cho sự gia nhập và rút khỏi
ngành; và lượng cầu sản phẩm bằng lượng cung.
Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang do việc gia tăng
cầu về yếu tố đầu vào (do tăng cầu về sản phẩm đầu ra) không gây ra tác động đối với giá thị
trường của yếu tố đầu vào. Đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên đối với ngành có
chi phí tăng do sự gia tăng trong cầu yếu tố đầu vào làm tăng giá của chúng.
Những mô hình đơn giản về cung và cầu thị trường có thể được dùng để phân tích nhiều tác
động của chính sách của Chính phủ như chính sách kiểm soát giá, trợ giá, hạn ngạch sản xuất
để hạn chế đầu ra, hạn ngạch và thuế nhập khẩu, các chính sách thuế và trợ cấp.
Trong từng trường hợp, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được phân tích để tính toán
cái được và cái mất của từng thành viên kinh tế khi tham gia vào thị trường. Tác động của
chính sách đó được ứng dụng vào việc trợ giá lúa gạo (giá sàn), hạn ngạnh nhập khẩu. và
cái được, cái mất có thể rất lớn.
Khi chính phủ áp đặt một chính sách thuế (thuế nhập khẩu) hay trợ cấp thì giá cả thường
không tăng hay giảm bằng lượng thuế hoặc trợ cấp đó. Tác động này thường được phân chia
giữa người sản xuất và người tiêu dùng tùy thuộc vào độ co giãn của cầu và cung.
Nói chung, sự can thiệp của chính phủ thường làm lợi ích ròng của xã hội bị mất đi. Một
trong những trường hợp đó là lượng tổn thất rất nhỏ, nhưng trong một số trường hợp khác
tổn thất rất lớn.
12 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 45
BÀI 4 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HÀO
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Giáo trính Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động
xã hội.
2. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Hướng dẫn thực
hành Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội.
3. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế
học tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.
Nội dung
Trong bài này chúng ta sẽ nghiên cứu thị trường cạnh tranh hoàn hảo với những chính
sách can thiệp của chính phủ vào thị trường và tác động của chúng ra sao.
Đối với thị trường độc quyền chúng ta xem xét cách thức đặt giá để chiếm đoạt thặng dư
của người tiêu dùng như thế nào. Có bao nhiêu phương pháp được nhà độc quyền sử dụng.
Thị trường độc quyền tập đoàn sẽ đề cập đến các mô hình chiến lược khác nhau: cấu kết
và không cấu kết nhằm hiểu rõ hơn bản chất cấu trúc thị trường này.
Mục tiêu
Giúp học viên hiểu hơn những can thiệp của chính phủ vảo trong nền kinh tế và tác
động của các chính sách đó như thế nào.
Hiểu được những bài học thực tế của nhà độc quyền trong cách thức phân biệt giá.
Hiểu được mô hình chiến lược trong cấu trúc thị trường độc quyền tập đoàn.
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
46 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
Tình huống dẫn nhập
Hơn hai thập kỷ qua, tuân thủ mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và
lãnh đạo: chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ chế quản lý giá cả
và hệ thống giá nói chung, giá thóc gạo nói riêng cũng được chuyển từ cơ chế giá hành chính
sang cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Giá thị trường được xác định là giá cân bằng cung cầu được thiết lập dưới sự tương tác của hai
lực cung cầu và luôn vận động theo quy luật tự điều chỉnh. Thị trường là một hệ thống điều tiết
nền kinh tế, kích thích sản xuất phát triển cả về số lượng và chất lượng. Từ khi hộ gia đình nông
dân được công nhận là đơn vị kinh tế tự chủ thì thóc gạo cung ứng ra thị trường do hàng triệu hộ
nông sân sản xuất tạo nên một thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Ở thị trường đó mỗi người sản
xuất chỉ cung ứng ra thị trường một khối lượng thóc gạo rất nhỏ so với tổng lượng cung của xã
hội, mỗi người sản xuất không thể độc quyền được về lượng cung nên họ cũng không độc quyền
về giá cả mà phải chấp nhận mức giá hình thành trên thị trường; họ tham gia hay rút khỏi thị
trường cũng không ảnh hưởng đến mức giá đó hình thành. Đồng thời họ cũng không có vị trí biệt
lập trên thị trường bởi người mua có thể tự do lựa chọn người bán mà không cần biết người bán
đó là ai, loại thóc, gạo đó sản xuất ở vùng nào.
Những người bán này có tiếp tục thu được lợi nhuận trong dài hạn không?
Vì sao?
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 47
4.1. Cân bằng dài hạn của hãng và ngành
4.1.1. Lựa chọn sản lượng trong dài hạn
Trong dài hạn hãng có thể thay đổi toàn bộ các yếu tố đầu vào (yếu tố sản xuất) kể cả
quy mô của hãng. Nó có thể quyết định đóng cửa (rời bỏ ngành) hoặc gia nhập thị
trường vì ở thị trường này hãng có thể gia nhập hay rút lui tự do không bị một trở ngại
và một hạn chế nào về mặt luật pháp hay một khoản chi phí gia nhập nào ngoại trừ các
chi phí trực tiếp cho sản xuất và đầu tư mới.
Ban đầu thị trường cân bằng khi đường cung (S) và đường cầu (D) cắt nhau xác định
mức giá cân bằng là P1, tại mức giá này các hãng phải chấp nhận và đảm bảo nguyên tắc
tối đa hoá lợi nhuận ở mức sản lượng sản lượng q1 là chi phí cận biên bằng giá cả. Lợi
nhuận tối đa trong ngắn hạn là diện tích hình chữ nhật bôi đậm thể hiện trong hình 4.1.
Hình 4.1. Lựa chọn sản phẩm trong dài hạn
Như đã đề cập ở phần đầu, mục tiêu của các hãng là tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, khi
trong ngắn hạn các hãng thu được lợi nhuận kinh tế lớn hơn không sẽ tạo động lực cho
các hãng khác gia nhập ngành để tìm kiếm lợi nhuận đó. Khi có sự gia nhập thị trường
thì sẽ làm tăng cung và giá giảm xuống, tức là doanh thu và lợi nhuận giảm do các
hãng phải giảm sản lượng. Khi đường cung tăng từ S đến S’ thì mức giá cân bằng
giảm xuống bằng P2 thì hãng thu được lợi nhuận kinh tế bằng không. Khi một hãng có
lợi nhuận kinh tế bằng không thì không có động cơ để gia nhập thị trường nên cân bằng
cạnh tranh trong dài hạn xuất hiện. Điều kiện cân bằng dài hạn của hãng: MC = ATC = P
Do chấp nhập giá thị trường nên trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo luôn luôn tạo ra
áp lực buộc các hãng phải sản xuất mức sản lượng có chi phí bình quân thấp nhất
trong dài hạn tức là đạt hiệu quả trong sản xuất (hiệu quả sản xuất đạt được khi
ATCmin).
4.1.2. Đường cung dài hạn của ngành
Ngành có chi phí không thay đổi
Hình 4.2 biểu thị cách xây dựng đường cung dài hạn của ngành có chi phí không
đổi. Giả sử rằng lúc đầu ngành ở cân bằng dài hạn tại điểm cắt của đường cầu thị
Hãng
q1 Q
M
AT
P1
P
S
D
Q1 Q2
S’
Ngành
Q
P
P1
P2 P2
q2
d1
d2
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
48 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
trường D1 và đường cung thị trường S1. Điểm A, điểm cắt giữa đường cung và
đường cầu, nằm trên đường cung dài hạn SL vì nó cho thấy ngành sẽ sản xuất ra Q1
đơn vị sản phẩm khi giá cân bằng dài hạn là P1.
Để có được các điểm của đường cung dài hạn, giả sử cầu thị trường về sản phẩm
đột ngột tăng. Một hãng, lúc đầu sản xuất q1 đơn vị, tại mức đó giá P1 bằng chi phí
biên dài hạn và ngắn hạn. Giả sử rằng số lượng người mua sản phẩm tăng lên làm
dịch chuyển đường cầu từ D1 đến D2. Đường cầu D2 cắt đường cung S1 ở C. Do
đó, giá tăng từ P1 lên P2.
Vậy việc tăng giá ảnh hưởng như thế nào đến một hãng điển hình trong ngành?
Khi giá tăng đến P2 cao hơn thì các hãng vẫn đặt giá bằng chi phí cận biên nên sản
lượng của hãng sẽ tăng lên đến q2 và các hãng có lợi nhuận kinh tế dương. Nếu
mọi hãng đều phản ứng theo cách này thì mỗi hãng sẽ thu được lợi nhuận và sẽ
làm cho các hãng đang tồn tại mở rộng hoạt động của mình và hãng mới gia nhập
thị trường.
Hình 4.2: Cung dài hạn trong ngành chi phí không đổi
Do đó, ở hình 4.2 tăng chi phí của các hãng khi có sự thay đổi trên thị trường đầu
ra. Để điểm cắt của D2 và S2 là cân bằng dài hạn mới, sản lượng thị trường phải
mở rộng vừa đủ để mức giá giảm xuống P1 và các hãng thu được lợi nhuận kinh tế
bằng không và không còn động cơ gia nhập hoặc rút khỏi thị trường.
Trong ngành chi phí không đổi, có thể mua các đầu vào bổ sung cần thiết để sản
xuất ra mức sản lượng cao hơn mà không làm tăng đơn giá đầu vào. Ví dụ, điều
này có thể xảy ra nếu lao động không có tay nghề là đầu vào chính của sản xuất,
và đơn giá tiền công thị trường không bị ảnh hưởng bởi tăng cầu lao động. Vì giá
các đầu vào không đổi, nên các đường chi phí của các hãng cũng không đổi; cân
bằng mới phải ở điểm B trong hình 4.2, ở đó giá mới bằng P1 là mức giá ban đầu
trước khi có cầu tăng đột ngột.
Vì thế, đường cung dài hạn đối với ngành chi phí không đổi là đường nằm ngang
bằng cách nối điểm A và điểm B với nhau với mức giá bằng chi phí sản xuất bình
quân dài hạn tối thiểu, ở bất kỳ mức giá nào cao hơn, sẽ có lợi nhuận dương, sự
gia nhập tăng lên, cung dài hạn tăng và do đó có áp lực giảm giá. Nên nhớ rằng,
trong ngành có chi phí không đổi, giá đầu vào sẽ không đổi trong khi các điều
kiện trong thị trường sản phẩm thay đổi. Các ngành chi phí không đổi có thể có
các đường chi phí bình quân dài hạn nằm ngang.
q1
MC
ATC
S1
D1
P1
Q1
D2
Q2
S2
LS
Hãng Ngành
Q Q
P P
q2
B
C
A
P2
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 49
Ngành có chi phí tăng
Trong ngành có chi phí tăng, giá của một số hoặc tất cả các đầu vào sản xuất tăng
khi ngành mở rộng và cầu về các đầu vào tăng. Ví dụ, điều này có thể phát sinh
nếu ngành sử dụng lao động có tay nghề. Lao động này sẽ trở nên thiếu hụt khi cầu
về lao động tăng. Hoặc hãng có thể cần các đầu vào đặc thù chỉ sẵn có ở những
loại nhất định, do đó chi phí cho các yếu tố sản xuất sử dụng làm đầu vào tăng
cùng với sản lượng. Hình 4.3 chỉ ra cách xây dựng đường cung dài hạn, tương tự
như đã làm đối với ngành chi phí không đổi. Lúc đầu ngành ở trạng thái cân bằng
dài hạn tại điểm S1 cắt D1 trong hình 4.3 của ngành. Khi đường cầu đột ngột dịch
chuyển từ D1 đến D2, giá ngắn hạn của sản phẩm tăng đến P2. Và sản lượng của
ngành tăng từ Q1 đến Q2. Một hãng cạnh tranh điển hình minh hoạ ở hình 4.3 sẽ
tăng sản lượng của mình từ q1 đến q2 phản ứng lại mức giá cao hơn bằng việc di
chuyển dọc theo đường chi phí biên ngắn hạn của mình. Lợi nhuận cao hơn mà hãng
này và các hãng khác thu được làm cho các hãng mới gia nhập ngành.
Hình 4.3: Cung dài hạn trong ngành có chi phí tăng
Khi các hãng mới gia nhập và mở rộng sản lượng, cầu đầu vào tăng làm tăng giá
của một số hoặc tất cả các đầu vào (các đường chi phí như ATC, MC dịch lên
trên). Đường cung ngắn hạn của thị trường dịch chuyển sang phải như phân tích
trước, nhưng không nhiều như thế và cân bằng mới ở điểm B tạo ra mức giá P3 cao
hơn giá ban đầu P1. Giá thị trường cao hơn là cần thiết để đảm bảo rằng các hãng
thu được lợi nhuận bằng không ở cân bằng dài hạn mới vì giá đầu vào cao hơn làm
tăng các chi phí ngắn hạn và dài hạn của hãng. Hình 4.3 minh hoạ điều này.
Đường chi phí bình quân dịch chuyển lên trên từ ATC1 lên ATC2, trong khi đó
đường chi phí biên ngắn hạn dịch chuyển sang trái từ MC1 đến MC2. Giá cân bằng
dài hạn mới P3 bằng chi phí bình quân dài hạn tối thiểu mới. Như trong trường hợp
chi phí không đổi, lợi nhuận ngắn hạn cao hơn do cầu tăng nhưng sẽ không còn lợi
nhuận trong dài hạn khi các hãng gia nhập vào thị trường và chi phí đầu vào tăng.
Vì thế, điểm cân bằng dài hạn mới nơi đường cung S2 cắt đường cầu D2 trong hình
4.3 nằm trên đường cung dài hạn của ngành, nói cách khác, nối điểm A và B của
thị trường với nhau chúng ta xác định được đường cung dài hạn. Trong ngành chi
phí tăng, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên. Ngành sản xuất ra sản
MC1
ATC1
P2
q1
MC2
ATC2
S1
D1
P1
Q1
D2
P3
Q3
S2
LS
Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
Q Q
PP
q2
B
A
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
50 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
lượng cao hơn nhưng phải tương ứng với mức giá cao hơn để bù đắp chi phí đầu
vào tăng. Thuật ngữ “chi phí tăng” đề cập đến sự dịch chuyển của các đường chi
phí bình quân, chứ không phải đến bản thân độ dốc của đường chi phí.
Ngành có chi phí giảm
Đường cung của ngành cũng có thể dốc xuống. Trong trường hợp này, cầu tăng
đột ngột làm cho sản lượng của ngành mở rộng như trước đây. Nhưng khi ngành
trở lên lớn hơn thì có thể tranh thủ lợi thế quy mô lớn để mua được một số đầu vào
rẻ hơn. Ví dụ, ngành lớn hơn có thể có hệ thống vận tải được cải tiến hoặc tốt hơn,
mạng lưới tài chính ít tốn kém hơn. Trong trường hợp này các đường chi phí bình
quân của các hãng dịch chuyển xuống dưới (mặc dù hãng không có tính kinh tế
của quy mô) và giá thị trường của sản phẩm giảm.
Hình 4.4: Cung dài hạn trong ngành có chi phí giảm
Giá thị trường thấp hơn, và chi phí sản xuất thấp hơn tạo ra cân bằng dài hạn mới
với nhiều hãng hơn, sản lượng lớn hơn, và giá thấp hơn. Vì thế, trong ngành chi
phí giảm, đường cung dài hạn của ngành là đường dốc xuống được biểu thị là
đường LS trên hình 4.4. Điều đó khiến người ta sử dụng lập luận chi phí giảm để
giải thích tại sao giá máy tính luôn luôn giảm theo thời gian là do tiến bộ công
nghệ. Nhưng những sự giải thích khác, thường mang tính thuyết phục hơn. Ví dụ,
giá máy tính thấp hơn có thể được giải thích bằng sự cải tiến công nghệ. Đường
cung dài hạn dốc xuống chỉ phát sinh khi bản thân việc mở rộng làm giảm giá đầu
vào, hoặc khi các hãng có thể sử dụng tính kinh tế theo quy mô để sản xuất với
chi phí thấp hơn.
4.2. Phân tích các tác động khi Chính phủ can thiệp vào thị trường
Ngoài việc áp đặt giá tối thiểu (giá sàn), Chính phủ có thể nâng cao giá một loại sản
phẩm nào đó bằng nhiều phương pháp khác như trợ giá thường kết hợp với việc
khuyến khích giảm hay hạn chế sản xuất.
4.2.1. Trợ giá
Tại nhiều quốc gia trên thế giới trợ giá nhằm mục đích nâng cao giá một số sản phẩm
sao cho các nhà sản xuất những sản phẩm đó nhận được doanh thu cao hơn. Một trong
q1
MC2
ATC2
S1
D1
P1
Q1
D2
P3
Q3 q3
S2
LS
Hãng (sau khi gia nhập) Thị trường
Q Q
P P
MC1
ATC1
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 51
S
D + Qg
Qg
A B D
P
PS
P0
D
Q
những phương pháp đó là chính phủ ấn định một mức giá PS và mua bất kỳ một mức
sản lượng cần thiết để giữ giá thị trường ở mức đó. Hình 4.5 minh họa điều đó. Chúng
ta sẽ xem xét số được và số mất của người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ do
việc đặt giá gây ra.
Tại mức giá PS, lượng cầu của người tiêu dùng giảm còn Q1 nhưng lượng cung tăng
lên thành Q2. Để giữ mức giá đó và tránh cho những người sản xuất khỏi phải tồn kho
quá nhiều thì Chính phủ phải mua phần dư thừa (Qg= Q2 – Q1). Như vậy chính phủ đã
bổ sung lượng cầu của mình vào lượng cầu của người tiêu dùng và do đó người sản
xuất có thể bán toàn bộ lượng muốn bán tại mức giá PS.
Những người tiêu dùng nào mua sản phẩm đó phải trả giá PS cao hơn thay vì giá P0
nên phải chịu phần mất trong thăng dư tiêu dùng được biểu thị bằng hình chữ nhật A.
Nhưng người tiêu dùng khác không mua hoặc mua ít đi sản phẩm đó nên phần mất
của họ là tam giác B. Như vậy, tổng số mất của người tiêu dùng là:
ΔCS = – A – B
Mặt khác, người sản xuất được do bán số lượng lớn hơn là Q2 với mức giá cao hơn là PS
nên tổng thặng dư sản xuất tăng thêm là ΔPS= A + B + D. Nhưng ở đây cũng có cái giá
mà chính phủ phải trả là PS.(Q2 – Q1), tức là số tiền phải trả cho mức sản lượng chính
phủ phải mua để duy trì mức giá đó. Trong hình 4.5 đó là hình chữ nhật chấm chấm.
Tổng giá trị phúc lợi xã hội phải trả cho chính sách đó được xác định bằng cộng lượng
thay đổi trong thăng dư tiêu dùng với số thay đổi trong thặng dư sản xuất rồi trừ đi cái
giá mà chính phủ phải trả như sau:
ΔCS + ΔPS – phần chính phủ phải trả = D – (Q2 – Q1).PS
Theo hình 4.5, tổn thất của phúc lợi xã hội nói chung được biểu thị bằng hình chữ nhật
lớn chấm chấm trừ đi tam giác D.
Hình 4.5: Trợ giá
4.2.2. Hạn ngạch sản xuất
Chính phủ còn có thể làm giá sản phẩm nào đó tăng bằng cách làm giảm cầu. Chính
phủ chỉ cần quy định hạn ngạch cho người sản xuất bao nhiêu và giá cả có thể bị đẩy
lên tới bất kỳ mức mong muốn nào.
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
52 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
Trong hình 4.6 cho thấy giá có thể được nâng cao như thế nào khi giảm bớt lượng
cung bằng quy định hạn ngạch vì đường cung hoàn toàn không co giãn ở lượng cung
là Q1 và giá thị trường sẽ tăng từ P0 lên PS. Thay đổi trong thăng dư tiêu dùng và thặng
dư sản xuất được xác định như sau:
ΔCS = – A – B
ΔPS = A – C + số chi trả vì không sản xuất.
Do các nhà sản xuất tiếp nhận mức giá cao hơn để sản xuất Q1, tương ứng với số được
trong thặng dư ở hình chữ nhật A. Nhưng do sản xuất giảm từ Q0 xuống Q1 nên có số
mất trong thặng dư sản xuất là tam giác C. Cuối cùng, người sản xuất nhận được của
chính phủ một số tiền như là một yếu tố khuyến khích giảm sản xuất.
Cái giá mà chính phủ phải trả do quy định hạn ngạch là khoản khuyến khích các nhà
sản xuất giảm đầu ra xuống Q1. Yếu tố khuyến khích này ít nhất cũng phải bằng B + C
+ D vì đó là lợi nhuận gia tăng có thể được tạo ra do có mức giá PS lớn hơn (mức giá
cao khuyến khích nhà sản xuất sản xuất ra nhiều hơn nhưng chính phủ cố gắng làm
cho họ sản xuất ít đi). Do đó, cái giá mà chính phủ phải trả ít nhất là B + C + D và
tổng số thay đổi trong thặng dư sản xuất lúc này là:
ΔPS = A – C + B + C + D = A + B + D
Tuy nhiên, việc quy định hạn ngạch còn tốn kém hơn cho xã hội so với việc cung cấp
tiền cho người sản xuất. Theo quy định hạn ngạch phân tích ở đây, tổng số thay đổi
trong phúc lợi xã hội (tức là cái giá chính phủ phải trả) là:
ΔNSB = – A – B + A + B + D – B – C – D = – B – C
Hình 4.6: Hạn ngạch sản xuất
Rõ ràng là xã hội sẽ tốt hơn nếu chính phủ chỉ cho người sản xuất A + B + D còn để
mặc giá cả và đầu vào. Nhà sản xuất sẽ được A + B + D và chính phủ sẽ mất
A + B + D, tổng số thay đổi trong phúc lợi xã hội sẽ bằng không thay vì mất
B + C. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải lúc nào cũng là mục tiêu trong chính
sách của chính phủ.
4.2.3. Hạn ngạch và thuế nhập khẩu
Nhiều quốc gia sử dụng hạn ngạch và biểu thuế nhập khẩu để giữ cho giá trong nước
của một sản phẩm cao hơn các mức giá thế giới và do đó làm cho ngành công nghiệp
Q0
B D
P
PS
P0
Q
C
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 53
trong nước được hưởng lợi nhuận cao hơn so với tự do thương mại. Tuy nhiên, cái giá
mà xã hội phải trả cho sự bảo hộ này có thể sẽ cao (do số mất của người tiêu dùng lớn
hơn số được của người sản xuất). Chúng ta sử dụng đường cung, cầu như hình 4.7 để
thấy hạn ngạch hay thuế nhập khẩu gây ra cái gì.
Khi không có hạn ngạch hay thuế, một nước có thể nhập một sản phẩm khi giá thế
giới thấp hơn giá trên thị trường khi không có nhập khẩu. Hình 4.7 miêu tả điều đó. S
và D là cung và cầu trong nước. Nếu không có nhập khẩu thì giá và lượng cân bằng
trong nước là P0 và Q0. Khi giá thế giới PW thấp hơn P0 nên người tiêu dùng trong
nước có ý muốn mua ở ngoài nước, điều họ sẽ làm nếu việc nhập khẩu không bị hạn
chế. Giá trong nước sẽ giảm xuống bằng giá thế giới và do đó sản lượng sản xuất
trong nước sẽ giảm xuống là QS và lượng tiêu dùng trong nước sẽ tăng lên là Qd. Như
vậy, lượng nhập khẩu là chênh lệch giữa lượng tiêu dùng và lượng sản xuất ra trong
nước (QS – Qd).
Hình 4.7: Thuế hay hạn ngạch nhập khẩu
Bây giờ giả sử chính phủ phải nhượng bộ trước áp lực từ phía các ngành công nghiệp
trong nước, loại trừ việc nhập khẩu từ thị trường đó bằng cách áp đặt một hạn ngạch là
cấm nhập khẩu sản phẩm đó. Giá trong nước sẽ tặng tới P0. Những người tiêu dùng
còn mua sản phẩm đó (trong lượng Q0) sẽ phải trả giá nhiều hơn và sẽ mất thêm một
lượng thặng dư tiêu dùng thể hiện ở tam giác C. Như vậy, tổng thặng dư tiêu dùng bị
mất sẽ là: ΔCS = – A – B – C
Đối với người sản xuất, lúc này lượng cung cao hơn (Q0 thay vì QS) và được bán với
giá cao hơn (P0 thay cho Pw). Do đó thặng dư sản xuất tăng thêm là hình thang A.
Tổng lượng thay đổi trong thặng dư của cả người sản xuất và người tiêu dùng là ΔCS+
ΔPS= – B – C. Lại một lần nữa chúng ta thấy người tiêu dùng mất nhiều hơn người
sản xuất có được.
Ngoài ra, cũng làm cho việc nhập khẩu giảm bằng không thông qua cách áp đặt thuế
cao thì mức thuế đó sẽ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa P0 và Pw. Khi đó sẽ không
có nhập khẩu và tất nhiên chính phủ không có nguồn thu từ thuế nên hệ quả đối với
người tiêu dùng và người sản xuất giống như hạn ngạch.
Thông thường, chính sách của chính phủ nhằm hạn chế (chứ không phải thủ tiêu) nhập
khẩu. Chính sách này có thể gây ra như trường hợp đánh thuế nhập khẩu hoặc quy
định hạn ngạch như thể hiện trong hình 4.8. Nếu không có thuế hay hạn ngạch thì giá
trong nước bằng giá thế giới Pw và nhập khẩu sẽ là QT – Qd. Bây giờ giả định một mức
QS Q0 Qd
S
A B
D
P
Pw
P0
C
Q
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
54 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
thuế là T/1 đơn vị đánh vào hàng nhập khẩu. Trường hợp này sẽ làm giá trong nước
tăng lên P* (giá thế giới công với thuế nhập khẩu) nên lượng sản xuất trong nước sẽ
tăng và lượng tiêu dùng trong nước sẽ giảm.
Trong hình 4.8 ta thấy thuế sẽ dẫn đến một số thay đổi trong thặng dư tiêu dùng được
biểu thị bằng: ΔCS = – A – B – C – D
Hình 4.8: Tác động của thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu
Lượng thay đổi trong thặng dư sản xuất là: ΔPS = A
Cuối cùng, chính phủ sẽ thu được một lượng tiền từ thuế bằng thuế/ 1 đơn vị sản
phẩm nhân với tổng lượng nhập khẩu biểu thị là hình chữ nhật D. Tổng lượng thay đổi
trong phúc lợi xã hội cộng với doanh thu từ thuế của chính phủ được thể hiện là: – A –
B – C – D + A + D = – B – C
Các tam giác B và C biểu thị phúc lợi xã hội mất đi do hạn chế nhập khẩu.
Giả sử chính phủ dùng hạn ngạch nhập khẩu thay cho thuế để hạn chế nhập khẩu thì
các nhà sản xuất nước ngoài chỉ được phép đưa vào một lượng hàng nhất định (Q’T –
Q’d) như trong hình 4.8. Khi đó nhà sản xuất nước ngoài có thể định một mức giá P*
cao hơn để bán ở trong nước. Trường hợp này lượng thay đổi trong thặng dư tiêu dùng
và thặng dư sản xuất tương tự như trường hợp đánh thuế ở trên, nhưng có một sự khác
biệt là doanh thu từ thuế biểu thị ở hình chữ nhật D do chính phủ thu được sẽ chuyển
sang các nhà sản xuất nước ngoài (trên tư cách là người được cấp phép nhập khẩu) và
thu lợi nhuận cao hơn. So sánh với thuế nhập khẩu thì hạn ngạch sẽ tổn thất nhiều hơn
do mất diện tích D (vào người được cấp giấy phép nhập khẩu) cùng với B và C.
QT Q’d QT
S
A B
D
P
Pw
P*
C
Q
D
Q’T
T
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222 55
Tóm lược cuối bài
Trong dài hạn, các hãng cạnh tranh tối đa hoá lợi nhuận lựa chọn mức sản lượng ở đó giá
bằng chi phí cận biên dài hạn.
Cân bằng cạnh tranh dài hạn xảy ra khi các hãng tối đa hoá được lợi nhuận; tất cả các hãng
thu được lợi nhuận kinh tế bằng không, do đó không có động cơ cho sự gia nhập và rút khỏi
ngành; và lượng cầu sản phẩm bằng lượng cung.
Đường cung dài hạn của ngành có chi phí không đổi là đường nằm ngang do việc gia tăng
cầu về yếu tố đầu vào (do tăng cầu về sản phẩm đầu ra) không gây ra tác động đối với giá thị
trường của yếu tố đầu vào. Đường cung dài hạn của ngành là đường dốc lên đối với ngành có
chi phí tăng do sự gia tăng trong cầu yếu tố đầu vào làm tăng giá của chúng.
Những mô hình đơn giản về cung và cầu thị trường có thể được dùng để phân tích nhiều tác
động của chính sách của Chính phủ như chính sách kiểm soát giá, trợ giá, hạn ngạch sản xuất
để hạn chế đầu ra, hạn ngạch và thuế nhập khẩu, các chính sách thuế và trợ cấp.
Trong từng trường hợp, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được phân tích để tính toán
cái được và cái mất của từng thành viên kinh tế khi tham gia vào thị trường. Tác động của
chính sách đó được ứng dụng vào việc trợ giá lúa gạo (giá sàn), hạn ngạnh nhập khẩu... và
cái được, cái mất có thể rất lớn.
Khi chính phủ áp đặt một chính sách thuế (thuế nhập khẩu) hay trợ cấp thì giá cả thường
không tăng hay giảm bằng lượng thuế hoặc trợ cấp đó. Tác động này thường được phân chia
giữa người sản xuất và người tiêu dùng tùy thuộc vào độ co giãn của cầu và cung.
Nói chung, sự can thiệp của chính phủ thường làm lợi ích ròng của xã hội bị mất đi. Một
trong những trường hợp đó là lượng tổn thất rất nhỏ, nhưng trong một số trường hợp khác
tổn thất rất lớn.
Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
56 TX KHMI02_Bai 4_v1.0014107222
Câu hỏi ôn tập
1. Thặng dư sản xuất là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa thặng dư sản xuất và lợi nhuận kinh tế?
2. Tại sao các hãng gia nhập ngành mặc dù biết rằng trong dài hạn lợi nhuận kinh tế bằng không?
3. Một sự gia tăng cầu về photocopy sẽ làm cho tiền lương trả cho nhân viên các cửa hàng
photocopy tăng lên. Vậy liệu đường cung dài hạn ngành photocopy như thế nào?
4. Ích lợi xã hội ròng là gì? Tại sao khi đặt giá trần sẽ gây ra phần mất không về ích lợi xã hội ròng?
5. Nếu đường cung là hoàn toàn không có giãn thì khi chính phủ đặt giá trần thì có phần tổn thất
về ích lợi xã hội ròng hay không? Tại sao?
6. Khi chính phủ đặt giá trần nhằm bảo hộ lợi ích của người tiêu dùng thì liệu người tiêu dùng
có luôn luôn được lợi hơn hay không? Giải thích?
7. Phân tích việc hạn chế sản lượng được sử dụng như thế nào trong thực tiễn để làm tăng giá
những sản phẩm sau: (i) hạn ngạch nhập khẩu ô tô, (ii) cấm nhập khẩu thuốc lá.
8. Giả sử chính phủ muốn hạn chế nhập khẩu ô tô thì nên quy định hạn ngạch nhập khẩu hay
tăng thuế nhập khẩu ơ tô? Tại sao?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_4_thi_truong_canh_tranh_hoa.pdf