Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn

Tóm lược cuối bài  Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó chỉ có một vài hãng đáp ứng hầu hết mức cung của thị trường. Sự gia nhập thị trường là tương đối khó khăn bởi có nhiều rào cản, các hàng rào gia nhập này cho phép các hãng thu được lợi nhuận đáng kể ngay cả trong dài hạn. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường này là sự phụ thuộc lẫn nhau về chiến lược của các hãng.  Các hãng trong thị trường độc quyền tập đoàn thường đối mặt với “tình thế lưỡng nan của những người tù”: họ phải quyết định liệu có nên cạnh tranh với nhau bằng việc chiếm phần thị trường lớn hơn và làm đối thủ bị thiệt hại, hay hợp tác cùng tồn tại và dàn xếp tỷ trọng thị trường đang giữ. Sự cấu kết trong thị trường này thường ít bền vững.  Có một số mô hình độc quyền tập đoàn không cấu kết như: o Mô hình đường cầu gẫy khúc (mô hình Sweezy); o Mô hình Cournot (các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm và ra quyết định sản lượng đồng thời); o Mô hình Stackelberg (các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm nhưng một hãng quyết định sản lượng trước); o Mô hình cạnh tranh giá khi sản phẩm đồng nhất (mô hình Betrand); o Mô hình cạnh tranh giá khi sản phẩm khác biệt.  Có một số mô hình độc quyền tập đoàn cấu kết như: o Mô hình Cartel (cấu kết giữa các hãng nhằm hạn chế cạnh tranh bằng cách sáp nhập và hành động như một nhà độc quyền); o Mô hình chỉ đạo giá (bởi hãng trội, hãng có chi phí thấp nhất, hãng am hiểu thị trường) – một hãng sẽ quyết định mức giá tối đa hoá lợi nhuận và các hãng còn lại theo sau.

pdf10 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế học vĩ mô - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 65 BÀI 6 CÁC MÔ HÌNH ĐỘC QUYỀN TẬP ĐOÀN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Giáo trính Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 2. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 3. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong phần 1 chúng ta mới nghiên cứu đơn giản về lý thuyết trò chơi trong cấu trúc thị trường này. Phần 2 sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn tổng quan hơn nhiều về các mô hình phức tạp của cấu trúc thị trường này như mô hình cấu kết và mô hình không cấu kết. Việc phân chia sản lượng và đặt giá trong từng mô hình. Mục tiêu  Hiểu được bản chất các mô hình trong độc quyền tập đoàn.  Vận dung lý thuyết vào thực tế khi xây dựng chiến lược kinh doanh.  Làm được các loại bài tập trong các mô hình khác nhau. Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 66 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 Tình huống dẫn nhập Độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không: tốt hay xấu? Không phải tất cả các hãng độc quyền tập đoàn đều xấu. Một số có thể có mang lại tác động tích cực. Lợi nhuận dồi dào của các hãng có thể được sử dụng để tài trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới hoặc để cải tiến dịch vụ (máy tính là một ví dụ điển hình). Các hãng lớn còn có thể có được tính kinh tế theo quy mô. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy các hãng hàng không hiếm khi có lợi nhuận lớn, và nếu có lợi nhuận lớn để có thể đầu tư cho nghiên cứu và phát triển thì nhu cầu cho đầu tư phát triển lại nằm ở các ngành khác có liên quan như thiết kế và sản xuất máy bay hay ngành kiểm soát không lưu. Ngoài ra, kinh doanh hàng không có tính kinh tế theo quy mô nhưng thật nghịch lý là các hãng hàng không lớn lại hoạt động ít hiệu quả hơn so với những hãng nhỏ. Vì vậy, cả hai tác động tích cực của độc quyền tập đoàn đều không tồn tại ở các hãng hàng không. Hãy xác định nhược điểm của mô hình độc quyền tập đoàn trong ngành hàng không? Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 67 6.1. Mô hình độc quyền tập đoàn không cấu kết 6.1.1. Mô hình Cournot Mô hình này được Augustin Cournot đưa ra vào năm 1838. Để đơn giản trước hết chúng ta xem xét trường hợp thị trường độc quyền tập đoàn có hai hãng. Giả định rằng các hãng sản xuất sản phẩm giống nhau và họ biết trước đường cầu thị trường (DTT: P = f(Q)). Mỗi hãng phải quyết định sản xuất bao nhiêu sản lượng một cách đồng thời trên cơ sở cân nhắc hành vi của đối thủ. Vì sản phẩm là giống nhau nên mức giá bán sẽ phụ thuộc vào tổng sản lượng của cả 2 hãng thông qua đường cầu thị trường. Trong mô hình này, mỗi hãng sẽ coi sản lượng của đối thủ cạnh tranh là cố định và từ đó đưa ra mức sản lượng của mình. Nếu hãng 1 cho rằng hãng 2 sản xuất Q2 đơn vị thì đường cầu của hãng 1 (D1) sẽ bằng đường cầu thị trường (DTT) trừ đi Q2 đơn vị tại mỗi mức giá. Từ đường cầu của mình, hãng 1 sẽ xác định được mức sản lượng tối ưu theo nguyên tắc MR1 = MC1, và mức sản lượng này được xác định là một hàm số của mức sản lượng dự tính của hãng 2. Như vậy, mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng 1 hoàn toàn phụ thuộc vào việc nó dự tính sản lượng của hãng 2 là bao nhiêu, Q1* = g(Q2). Quan hệ này được gọi là đường phản ứng của hãng 1. Tương tự, ta có đường phản ứng của hãng 2, Q2* = h(Q1). Cân bằng đạt được tại vị trí giao cắt giữa 2 đường phản ứng của 2 hãng (điểm A). Tại đó mỗi hãng dự báo chính xác về sản lượng của đối thủ và thực hiện được hành vi tối đa hoá lợi nhuận. Do đó các hãng không có động cơ chuyển ra khỏi vị trí này. Điểm này được gọi là cân bằng Nash –Cournot bởi đây chính là một cân bằng Nash. Tuy nhiên nếu các hãng sản xuất ở điểm khác với vị trí cân bằng thì quá trình điều chỉnh về điểm cân bằng không giải thích được trong mô hình này. Chúng ta mở rộng mô hình với giả định rằng có nhiều hãng trên thị trường độc quyền tập đoàn chứ không phải chỉ 2 hãng như trường hợp trên. Tất cả các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm và có cầu thị trường là: DTT: P = P(Q) với: Q = Q1 ++ Qn. Hình 6.1. Mô hình Cournot Lợi nhuận của hãng i trên thị trường sẽ là: iii TCQQP  ).( Để tối đa hoá lợi nhuận hãng này cần đảm bảo điều kiện: Q1 0 Q2 Q1*= g(Q2) Cân bằng Cournot Q2*= h(Q1) Q2* Q1* Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 68 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 0..  ii ii i MCPQ dQ dQ dQ dP dQ d MC dQ dQ Q Q P Q dQ dpP i i  )...1( MC dQ dQ Q Q E P i i DP  )..11( Nếu đặt Qi/Q = Si, thì đây chính là thị phần của hãng i trên thị trường. Gọi a là mức độ phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, theo nghĩa là khi hãng i tăng sản lượng thêm 1 đơn vị thì các đối thủ khác trên thị trường sẽ tăng a đơn vị sản lượng. Như vậy: dQ/dQi = 1 + a Vì vậy, công thức trên có thể viết thành: MC E aSP DP i  ))1(1( ))1(1( DP i E aS MCP   hoặc: ))1(( aSE EMCP iDP DP  Như vậy, thị trường độc quyền tập đoàn đạt được cân bằng Cournot tại mức giá trên. Nếu thị phần của mỗi hãng vô cùng nhỏ như cạnh tranh hoàn hảo, Si = 0, ta có P = MC: các hãng quyết định theo nguyên tắc giá bằng với chi phí cận biên. Ngược lại, trong trường hợp có duy nhất 1 hãng trên thị trường, Si = 1, a = 0, ta có: )11( DPE MCP   . Như vậy giải pháp giá trong trường hợp này cũng giống như trong thị trường độc quyền bán thuần tuý. 6.1.2. Mô hình Stackelberg – Lợi thế đi trước Trong mô hình Cournot, chúng ta giả định 2 hãng ra quyết định sản lượng một cách đồng thời. Điều gì sẽ xảy ra nếu một hãng đưa ra quyết định sản lượng trước và các hãng khác sẽ quyết định sau? Mô hình Stackelberg sẽ phân tích cân bằng thị trường trong tình huống này. Mô hình này cũng lấy ví dụ hai hãng từ mô hình Cournot, đường cầu thị trường là DTT: P = f(Q), với giả định hãng 1 sẽ là hãng quyết định trước. Vì hãng 2 ra quyết định sau, nên hãng 2 sẽ coi sản lượng của hãng 1 là cho trước, và có hàm phản ứng là: Q2 = h(Q1) (được xây dựng giống như mô hình Cournot). Quay trờ lại hãng 1, hãng 1 sẽ quyết định tại điểm doanh thu cận biên cân bằng với chi phí cận biên của hãng. Tổng doanh thu của doanh nghiệp 1 là: TR1 = P.Q1 = f(Q).Q1 = f(Q1 + Q2).Q1 Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 69 Do Q2 là sản lượng mà hãng 1 dự báo hãng 2 sẽ sản xuất theo hàm phản ứng của hãng 2, ta thay hàm phản ứng này vào công thức tổng doanh thu trên và kết quả ta có: TR1 = f(Q1 + h(Q1)).Q1 Từ đó, ta có thể xác định được doanh thu cận biên MR1 chỉ là hàm số của Q1, và theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận MR1 = MC1, ta có thể xác định được mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận của hãng 1. Thay Q1 trở lại hàm phản ứng của hãng 2, ta sẽ xác định được mức sản lượng tối ưu của hãng 2. Khi đó, giá bán sản phẩm trên thị trường sẽ là P = f(Q1 + Q2). 6.1.3. Mô hình đường cầu gãy khúc và tính cứng nhắc về giá Năm 1939, P.Sweezy xuất bản một bài báo trong đó, ông giới thiệu mô hình đường cầu gãy khúc để xác định điểm cân bằng trong thị trường độc quyền tập đoàn. Mô hình này của ông vẫn có vị trí quan trọng với vai trò là “lý thuyết về độc quyền tập đoàn” trong hầu hết các giáo trình về kinh tế vi mô. Theo mô hình này, đường cầu của hãng độc quyền tập đoàn là một đường gẫy khúc (điểm E trong hình 6.2). Khi một hãng giảm giá, hãng sẽ cho rằng đối thủ cạnh tranh cũng sẽ giảm giá theo, do đó mặc dù cầu trên thị trường tăng nhưng thị phần của các hãng có thể vẫn không đổi. Tuy nhiên, khi hãng tăng giá, đối thủ có thể sẽ không có hành vi tương tự, và hãng sẽ mất đi một lượng khách hàng đáng kể của mình chuyển sang mua sản phẩm của các hãng khác. Do đó, khi giá tăng cao hơn P* (tương ứng tại điểm gẫy khúc) thì đường cầu sẽ thoải hơn đoạn cầu ở dưới. Hình 6.2. Tính “cứng nhắc” của giá Như vậy, đường cầu gãy khúc là sự hợp thành của hai đoạn cầu riêng biệt có độ dốc khác nhau. Mỗi đoạn cầu này có đường doanh thu cận biên riêng biệt (tương ứng là MR1 và MR2) và có một khoảng gián đoạn giữa hai đoạn doanh thu cận biến này. Chính khoảng gián đoạn này giải thích quan trọng cho hành vi của các hãng độc quyền tập đoàn. Sự giảm xuống của chi phí sản xuất thường dẫn đến gia tăng sản lượng và giảm mức giá bán, nhưng điều này có thể không đúng với độc quyền tập đoàn. Trong hình 6.2, Q* là sản lượng tối ưu cho không chỉ ở mức chi phí MC1 mà cả MC2 hoặc MC bất kỳ nằm trong khoảng gián đoạn của đường doanh thu cận biên, và khi đó O d1 P* P Q* MR2 Q MC MC2 MR1 d2 MC1 E Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 70 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 mức giá “cứng nhắc” tại P*. Mức giá kém linh hoạt này được giải thích bởi cá nhân một hãng không thể hạ giá mà không bị trả đũa và cũng không thể nâng giá mà không bị tổn thất về thị phần. 6.2. Mô hình cấu kết và chỉ đạo 6.2.1. Mô hình Cartel Cartel là hình thức các hãng công khai cấu kết để xác lập giá bán và sản lượng. Không nhất thiết tất cả các hãng trên thị trường tham gia vào cartel và trên thực tế cartel cũng chỉ bao gồm một bộ phận hãng trên thị trường. Với đủ số hãng tham gia và cầu thị trường là không co giãn thì cartel có thể đưa ra mức giá cao hơn mức giá trong trường hợp thị trường cạnh tranh. Việc cấu kết công khai thường là bất hợp pháp ở đa số các quốc gia. Tuy nhiên cấu kết trên phạm vi quốc tế có thể không bị ngăn cấm (ví dụ một số tổ chức quốc tế hoạt động giống như cartel như OPEC – tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ). Ở một số quốc gia đang phát triển, luật chống cấu kết và độc quyền còn yếu và chưa được thực thi nghiêm túc vẫn có thể tạo cơ hội cho sự hình thành của các cartel. Trong mô hình cartel, các hãng sẽ cấu kết thành một khối và hành động như một nhà độc quyền. Để đơn giản, giả sử trên thị trường có 2 hãng độc quyền tập đoàn với các chi phí cận biên tương ứng là MC1 và MC2. Nếu 2 hãng này liên minh thành 1 cartel, đường chi phí cận biên tổng hợp sẽ được xác định thông qua cộng các đường MC1 và MC2 theo chiều ngang với nguyên tắc sản lượng của cartel bằng tổng sản lượng của các thành viên: Q = Q1 + Q2 Đường cầu thị trường DTT lúc này chính là đường cầu của cartel. Như vậy sản lượng và giá bán tối đa hoá lợi nhuận của cả cartel là Q*, P* được xác định theo nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận (MR = MC). Hình 6.3: Mô hình Cartel Vấn đề còn lại sẽ là phân chia sản lượng cho các thành viên (đàm phán quota sản lượng) như thế nào? Trên thực tế, mỗi cartel có một phương pháp riêng để phân chia sản lượng cho các thành viên. Tuy nhiên trên phương diện lý thuyết, việc phân chia E MR DTT Q Q* P* P MCQ* Q1 Q2 MC MC1 MC2 O Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 71 sản lượng trên cơ sở tối thiểu hoá tổng chi phí sản xuất cho cartel được coi là tối ưu nhất. Như vậy, chúng ta sẽ giải bài toán: min TC = TC1 + TC2, với ràng buộc sản lượng: Q1 + Q2 = Q. Kết quả nhận được từ phương pháp nhân tử Largange là: MC1 = MC2 = MCQ*, có nghĩa là các hãng sẽ phân phối sản lượng để chi phí cận biên ở mỗi hãng sẽ cân bằng nhau. Mức sản lượng của hãng 1 là Q1 và doanh nghiệp 2 là Q2 được minh họa trên hình 6.3. 6.2.2. Mô hình hãng trội Một dạng độc quyền tập đoàn cấu kết nữa là mô hình chỉ đạo giá, trong đó, một hãng thiết lập giá và các hãng còn lại theo sau bởi điều đó có lợi cho họ hoặc họ muốn tránh việc không chắc chắn về phản ứng của các đối thủ cạnh tranh. Những hành vi này phổ biến trong thực tế kinh doanh hơn hành vi trong mô hình cartel vì nó cho phép các hãng cạnh tranh tự do bằng sản phẩm và hoạt động bán hàng, do đó các hãng theo sau dễ chấp nhận hơn là một cartel mà trong đó hoạt động của các hãng đều bị chi phối. Chỉ đạo giá có thể được thực hiện bởi một thỏa thuận chính phức hoặc phi chính thức, tuy nhiên phần lớn là thỏa thuận ngầm do cấu kết công khai là bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia. Phát tín hiệu giá là một hình thức của kết cấu ngầm. Một hãng thông báo tăng giá trên các phương tiện công cộng và hy vọng các đối thủ nắm bắt tín hiệu này và cũng tăng giá. Có nhiều hình thức chỉ đạo giá, trong phần này, chúng ta tập trung vào ba hình thức phổ biến nhất là:  Chỉ đạo giá bởi một hãng trội ;  Chỉ đạo giá bởi một hãng có chi phí sản xuất thấp ;  Chỉ đạo giá bởi một hãng am hiểu thị trường. Giả định rằng có một hãng lớn chiếm phần lớn thị phần và một vài hãng nhỏ hơn, trong đó mỗi hãng chỉ chiếm thị phần nhỏ và cung ứng phần còn lại của thị trường. Hãng lớn sẽ hành động như một hãng trội, và đưa ra mức giá tối đa hoá lợi nhuận. Các hãng khác do có quá ít ảnh hưởng đến thị trường nên hành động như những hãng cạnh tranh hoàn hảo và chấp nhận mức giá mà hãng trội đưa ra. Hình 6.4. Mô hình chỉ đạo giá Với DTT là đường cầu thị trường về sản phẩm, SN là đường cung sản phẩm của tất cả các hãng nhỏ trên thị trường (chính là đường chi phí cận biên tổng hợp của tất cả các DTT DL SN MCL MRL QL QN Q P* P1 P2 P Q1 Q2 QL+QN Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 72 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 hãng này). Để xác định mức giá mà hãng trội quyết định, chúng ta cần xác định đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng trội. Tại mức giá P1, cung của các hãng nhỏ đáp ứng toàn bộ cầu thị trường (Q1) do đó hãng trội sẽ không bán bất kỳ đơn vị sản lượng nào ở mức giá này. Tại mức giá P2 các hãng nhỏ ngừng sản xuất nên toàn bộ thị trường thuộc về hãng trội (Q2). Như vậy với các mức giá trong khoảng từ P2 đến P1 cầu của hãng trội là DL, với các mức giá nhỏ hơn P2, cầu của hãng trội trùng với cầu thị trường. Từ đó ta có đường doanh thu cận biên của hãng trội là MRL. Hãng trội sẽ thực hiện tối đa hoá lợi nhuận tại MRL = MCL, mức sản lượng tối ưu là QL và mức giá tối ưu của hãng trội là P*. Các hãng nhỏ hành động như các hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường nên sẽ chấp nhận mức giá mà hãng trội đưa ra là P*. Do đó các hãng nhỏ sẽ quyết định mức sản lượng QN, và khi đó lượng cầu thị trường cân bằng tại mức giá P* là QL + QN. Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 73 Tóm lược cuối bài  Độc quyền tập đoàn là một thị trường trong đó chỉ có một vài hãng đáp ứng hầu hết mức cung của thị trường. Sự gia nhập thị trường là tương đối khó khăn bởi có nhiều rào cản, các hàng rào gia nhập này cho phép các hãng thu được lợi nhuận đáng kể ngay cả trong dài hạn. Đặc điểm nổi bật nhất của thị trường này là sự phụ thuộc lẫn nhau về chiến lược của các hãng.  Các hãng trong thị trường độc quyền tập đoàn thường đối mặt với “tình thế lưỡng nan của những người tù”: họ phải quyết định liệu có nên cạnh tranh với nhau bằng việc chiếm phần thị trường lớn hơn và làm đối thủ bị thiệt hại, hay hợp tác cùng tồn tại và dàn xếp tỷ trọng thị trường đang giữ. Sự cấu kết trong thị trường này thường ít bền vững.  Có một số mô hình độc quyền tập đoàn không cấu kết như: o Mô hình đường cầu gẫy khúc (mô hình Sweezy); o Mô hình Cournot (các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm và ra quyết định sản lượng đồng thời); o Mô hình Stackelberg (các hãng sản xuất cùng loại sản phẩm nhưng một hãng quyết định sản lượng trước); o Mô hình cạnh tranh giá khi sản phẩm đồng nhất (mô hình Betrand); o Mô hình cạnh tranh giá khi sản phẩm khác biệt.  Có một số mô hình độc quyền tập đoàn cấu kết như: o Mô hình Cartel (cấu kết giữa các hãng nhằm hạn chế cạnh tranh bằng cách sáp nhập và hành động như một nhà độc quyền); o Mô hình chỉ đạo giá (bởi hãng trội, hãng có chi phí thấp nhất, hãng am hiểu thị trường) – một hãng sẽ quyết định mức giá tối đa hoá lợi nhuận và các hãng còn lại theo sau. Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn 74 TX KHMI02_Bai 6_v1.0014107222 Câu hỏi ôn tập 1. Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và cấu trúc cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền. 2. Phân biệt sự khác nhau giữa cấu trúc thị trường độc quyền tập đoàn và cấu trúc cạnh tranh độc quyền. 3. Phân tích việc sử dụng lý thuyết trò chơi để đánh giá những sự lựa chọn chiến lược của các hãng trong độc quyền tập đoàn. 4. Phân tích hành vi của các hãng trong mô hình đường cầu gãy khúc. Những giả định chủ yếu của mô hình này là gì? 5. Giả định của mô hình Cournot là gì? Xây dựng đường phản ứng của hãng trong mô hình này như thế nào? Tại sao nói cân bằng Cournot là trạng thái cân bằng ổn định? 6. So sánh đặc điểm mô hình cũng như hành vi của các hãng trong hai mô hình quyết định về sản lượng là Cournot và Stackelberg. 7. Có mấy mô hình độc quyền tập đoàn cạnh tranh về giá? Hành vi của các hãng trong các mô hình này như thế nào? 8. Đặc điểm của mô hình Cartel? Hãy sử dụng mô hình này để phân tích hành vi của nhóm OPEC. Tại sao nói Cartel thường đối mặt với nguy cơ đổ vỡ? 9. Nêu giả định, đặc điểm và so sánh hành vi của các hãng trong các mô hình chỉ đạo giá? Tại sao trong thực tế, mô hình này thường phổ dụng hơn mô hình Cartel?

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_6_cac_mo_hinh_doc_quyen_tap.pdf
Tài liệu liên quan