Bài số 1:
Một hãng có đường cầu sản phẩm là P = 80 – Q. Hãng có chi phí bình quân không đổi bằng 20 ở mọi
mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
b. Tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
c. Hãng sẽ lựa chọn bán sản phẩm ở mức giá nào nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
d. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền.
Trả lời:
a. Đề bài cho chi phí bình quân không đổi bằng 20 ở mọi mức sản lượng. Có nghĩa là chi phí
bình quân (ATC) luôn bằng 20 ở mọi mức sản lượng.
ATC = 20 do đó TC = ATC × Q = 20Q
Toàn bộ chi phí đều phụ thuộc vào mức sản lượng hay nói cách khác đều là chi phí biến đổi.
Trong chi phí này không có chi phí cố định.
Do đó, chi phí cố định của hãng (TFC) = 0.
b. Xác định mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận: Đây không phải là hãng CTHH nên
điều kiện tối đa hóa lợi nhuận phải áp dụng là điều kiện: MR = MC.
MR = 80 – 2Q = MC = 20, hay Q* = 30; P* = 80 – 30 = 50.
c. Áp dụng điều kiện tối đa hóa doanh thu MR = 0. Đáp số: P = 40.
d. Lợi nhuận tối đa của hãng = TR – TC = 30 × 50 – 20 × 30 = 900
26 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô - Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả nhất. Điều này có thể thấy ở các ngành
dịch vụ công cộng như sản xuất và phân phối điện
năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện thoại...
Ví dụ: Ngành cung cấp nước sạch, để cung cấp
nước sạch cho dân cư ở một thị trấn nào đó, hãng
phải xây dựng mạng lưới ống dẫn trong toàn bộ thị trấn. Nếu hai hoặc nhiều doanh
nghiệp cạnh tranh nhau trong việc cung cấp dịch vụ này thì mỗi hãng phải trả một
khoản chi phí cố định để xây dựng mạng lưới ống dẫn. Do đó, tổng chi phí bình quân
của nước sẽ thấp nếu chỉ có một hãng duy nhất nào đó phục vụ cho toàn bộ thị trường.
Sự kiểm soát được yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Điều này giúp cho người
nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi
được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó
quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
Bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh, sáng
chế được pháp luật bảo vệ là một trong những
nguyên nhân tạo ra độc quyền vì luật bảo hộ bằng
sáng chế chỉ cho phép một nhà sản xuất sản xuất
mặt hàng vừa được phát minh và do vậy họ trở
thành nhà độc quyền. Ví dụ: Bill Gate chủ tịch tập
đoàn Microsoft là người phát minh sáng chế phần
mềm Microsoft Office (xem case study 6.1). Nhờ
bằng phát minh sáng chế này mà tập đoàn
Microsoft đã trở thành tập đoàn độc quyền trong
việc cung cấp phần mềm này ở Mỹ.
Những quy định về bằng phát minh, sáng chế một mặt khuyến khích những phát
minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được
vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.
Các quy định của Chính phủ trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền
hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào đó đặc quyền
trong việc buôn bán một hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định. Nhà nước tạo ra cơ chế
độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp Chính phủ Anh trao độc quyền
buôn bán với Ấn độ cho công ty Đông Ấn.
Ví dụ, Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions – một tổ chức
quản lý cơ sở dữ liệu của tất cả các địa chỉ Internet: .com, .net, .org, vì người ta cho
rằng những dữ liệu như vậy cần được tập trung hóa và đầy đủ.
Độc quyền điện thắp sáng
Hãng độc quyền Microsoft
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 175
Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp
cho người nắm giữ có vị trí gần như trọn vẹn trên
thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được
sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản
lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị trí
gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
Sau khi đã biết sự hình thành độc quyền bán trên
thị trường, chúng ta có thể tiếp tục đi phân tích
xem một hãng độc quyền bán ra quyết định như
thế nào về việc sản xuất bao nhiêu sản phẩm và
định giá nào cho nó. Để phân tích hành vi độc
quyền trong phần này trước tiên chúng ta phải đi
xem xét đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng.
6.1.4. Đường cầu và đường doanh thu cận biên
Trong nội dung bài 4, chúng ta đã có sự nghiên cứu về
mối quan hệ giữa giá và doanh thu cận biên của một
hãng. Với hãng chấp nhận giá là hãng CTHH thì
đường cầu và đường doanh thu biên là trùng nhau.
Đối với hãng có mức sản lượng bán ra phụ thuộc vào
mức giá, MR luôn nhỏ hơn P trừ điểm đầu tiên.
Đường cầu của hãng độc quyền là đường dốc xuống
tuân theo luật cầu.
P,R
Q
MR D
0
a
ba/(2b)
Q phụ thuộc
vào P
Hình 6.1. Đường cầu và đường doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán
Mối quan hệ giữa doanh thu cận biên và độ co dãn
Khi xem xét đến đường cầu, chúng ta cũng có sự nghiên cứu về độ co dãn của cầu
theo giá, chúng ta đã thấy được mối quan hệ giữa độ co dãn và doanh thu của hãng,
dựa trên cơ sở đó hãng nên quyết định tăng giá hay giảm giá để tối đa hóa doanh thu.
Trong đồ thị về mối quan hệ đó chúng ta có đề cập đến một chỉ tiêu TR’ là đạo hàm
của hàm TR hay qua những kiến thức đã học ở bài sau chúng ta biết rõ đó là doanh
thu cận biên.
Sức mạnh thị trường: Khả
năng của các hãng định giá có
thể tăng giá mà không bị mất đi
tất cả doanh thu. Sức mạnh thị
trường khiến cho đường cầu
của các hãng định giá là một
đường dốc xuống.
Nhãn hiệu độc quyền
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
176 ECO101_Bai6_v2.3014106226
Q
TR
P
Q
TR’
C
B
A
Đường cầu D
a/2
a/(2b)
a/(2b)
TRmax
0 1PDE
1PDE
1PDE
0
0
Hình 6.2. Mối quan hệ giữa hệ số co dãn, doanh thu cận biên và tổng doanh thu
Qua đồ thị có thể thấy được mối quan hệ giữa độ co dãn của cầu theo giá và doanh thu
biên cũng như tổng doanh thu:
DPE 0 hàm doanh thu là hàm đồng biến, có nghĩa là lúc này tăng lượng
cầu (đường cầu là giảm giá để tăng sản lượng bán) sẽ làm tăng doanh thu.
–1 < DPE < 0 thì MR < 0 hàm doanh thu là hàm nghịch biến, có nghĩa là lúc này giảm
lượng cầu (đường cầu là tăng giá bán, lượng cầu giảm) sẽ làm tăng doanh thu.
DPE = 0 thì MR = 0 hàm doanh thu đạt cực đại.
DPE = – ∞ thì MR = P.
Chúng ta có thể chứng minh rõ điều này như sau:
TR (P Q) P Q Q P Q PMR P 1
Q Q Q Q P Q
Độ co dãn của cầu theo giá được tính bằng: DP Q PE P Q
Doanh thu cận biên được xác định bằng: D
P
TR 1MR P 1
Q E
.
Vì vậy, tại các miền cầu khác nhau thì doanh thu cận biên của hãng độc quyền bán thuần
túy là khác nhau.
D
P
D
P
D
P
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 177
Microsoft có phải là một hãng độc quyền?
Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong các vụ kiện chống độc quyền chống lại
Microsoft gần đây bắt nguồn từ câu hỏi liệu Microsoft có phải là một hãng độc quyền trên thị
trường hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân (PC). Và thậm chí nếu Microsoft thực sự là
một hãng độc quyền trên thị trường hệ điều hành dành cho Windows, liệu nó đủ sức mạnh
thị trường để làm thiệt hại cho người tiêu dùng hay không? Và thậm chí nếu Microsoft có
được sức mạnh thị trường đủ để gây thiệt hại cho người tiêu dùng, liệu người tiêu dùng sẽ
được lợi khi Microsoft bị chia tách thành hai công ty nhỏ hơn hay không? Đừng suy nghĩ
ngay rằng chúng tôi có thể trả lời những câu hỏi này chỉ trong một ví dụ ngắn hay ngay cả
một ví dụ dài cho vấn đề phức tạp này. Chúng tôi không thể. Nhưng chúng tôi có thể minh
họa sự phức tạp của câu hỏi vô cùng thú vị này bằng cách điều tra quan điểm của nhiều nhà
kinh tế được đăng trên nhiều ấn phẩm về tin tức kinh doanh.
Alan Reynolds (Viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế thuộc Viện Hudson)
Có thể nói theo cách thông thường rằng phần mềm Windows của Microsoft “được sử dụng
cho hơn 90% máy tính cá nhân trên toàn thế giới”. Tỷ lệ này có thể gây ra sự lo lắng nếu nó
hàm ý rằng Microsoft kiểm soát 90% thị trường hệ điều hành máy tính. Để đánh giá sự hữu
ích của thị phần này, chúng tôi phải xem xét xác định thị trường được dùng để tính toán.
Như chúng tôi đã nhấn mạnh trong giáo trình này, một thị trường được xác định đúng đắn
nên bao gồm tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng biết được là hàng thay
thế cho sản phẩm của một hãng. Reynolds lập luận rằng Bộ Tư pháp đã xác định thị trường
hệ điều hành máy tính quá hẹp và như vậy đã thổi phồng thị phần của hãng Microsoft trên
thị trường hệ điều hành.
Bộ Tư pháp xác định thị trường trong trường hợp của Microsoft chỉ là “máy tính của các cá
nhân riêng lẻ sử dụng bộ vi xử lý của Intel”. Reynolds lưu ý rằng việc xác định quá hẹp
phạm vi thị trường nơi hãng Microsoft hoạt động đã loại trừ những đối thủ cạnh tranh của
Microsoft như là hãng máy tính Apple (bởi vì họ không sử dụng bộ vi xử lý của Intel); các
trạm máy của Sun Microsystem; bất kỳ một hệ điều hành được sử dụng như là một phần
của một mạng giao dịch (ví dụ: Solaris, UNIX); và hệ điều hành sử dụng trong các thiết bị
cầm tay. Tóm lại, Reynolds tin Bộ Tư pháp đã chơi gian lận nhằm chống lại Microsoft bằng
cách loại trừ nhiều đối thủ thực sự của hệ điều hành Windows của hãng Microsoft. Reynolds
lưu ý rằng, trong các ngành công nghệ cao, xuất hiện các hãng thống lĩnh là chuyện bình
thường: Quycken chiếm 80% thị trường phần mềm tài chính gia đình, Netscape từng nắm
giữ 90% thị trường trình duyệt và Intel nắm giữ 76% thị trường bộ vi xử lý.
Richard Schmalensee (nhà kinh tế học tại Học viện Công nghệ Masachuset, MIT,
và là nhân chứng của Microsoft)
Trong quá trình thẩm vấn như là một nhân chứng của Microsoft, Schmalensee đã đưa ra
một luận điểm đặc biệt sâu sắc: Microsoft quả thực đã nắm giữ gần như toàn bộ thị trường
hệ điều hành, nhưng nó không có sức mạnh thị trường mạnh mẽ và không phải là một hãng
độc quyền gây hại cho người tiêu dùng. Schmalensee tính toán rằng nếu Microsoft quả thực
là một hãng độc quyền nắm giữ sức mạnh thị trường vì nó không phải hoặc phải cạnh tranh
rất ít với các đối thủ, thì giá cả mà tối đa hóa lợi nhuận cho Microsoft của hệ điều hành
Windows 98 phải nằm đâu đó trong khoảng giữa $900 và $2,000. Công tố viên của Bộ Tư
pháp đã bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự tính toán này khi hỏi Schmalensee rằng ông ta có
nghĩ mức giá $2.000 là mức giá tối đa hóa lợi nhuận Microsoft nên thực sự thu cho phần
mềm Windows. “Dĩ nhiên là không bởi Microsoft gặp phải sự cạnh tranh đáng kể trong dài
hạn. Đó là ý kiến đúng đắn”. Như chúng tôi đã giải thích trong giáo trình, mức độ sức mạnh
thị trường mà hãng độc quyền nắm giữ phụ thuộc vào sự sẵn có của các hàng hóa có khả
năng thay thế cao. Schmalensee giải thích rằng Windows 98 không chỉ phải đối mặt với các
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
178 ECO101_Bai6_v2.3014106226
Microsoft có phải là một hãng độc quyền?
đối thủ cạnh tranh tiềm năng từ những hãng mới sẽ gia nhập thị trường trong tương lai, mà
nó cũng phải cạnh tranh với 2 sản phẩm đã được sử dụng rất rộng rãi là Windows 3.1 và
Windows 95. Có lẽ sự bảo vệ tốt nhất của người tiêu dùng trước lập luận Microsoft là một
hãng độc quyền là hãy sở hữu một phiên bản mới của hệ điều hành Windows.
Franklin Fisher (nhà kinh tế học tại học viện công nghệ Masachuset, MIT, và là
nhân chứng của Bộ Tư pháp)
“Microsoft đã dính líu vào sự quản lý chống cạnh tranh mà không có sự bắt buộc lý lẽ bào
chữa kinh tế nào cho ảnh hưởng của nó tới việc hạn chế cạnh tranh” theo lời khai của
Franklin Fisher, một chuyên gia trong các vấn đề độc quyền và chống độc quyền. Chính phủ
đã đưa ra bằng chứng là nhiều biên bản ghi nhớ và các tài liệu chiến lược quốc tế của
Microsoft. Ngôn ngữ trong những tài liệu này vẽ lên bức tranh của một hãng bị ám ảnh bởi ý
nghĩ đánh bại đối thủ cạnh tranh của nó bằng mọi cách có thể. Trong một E-mail được
truyền đi giữa các nhà quản lý cấp cao của Microsoft về vấn đề phá hoại ngôn ngữ phần
mềm Java: “Phá hoại luôn luôn là chiến thuật tốt nhất của chúng tôi Phá hoại trong hầu
hết các trường hợp luôn tốt hơn một cuộc tấn công trực diện. Nó để lại sự cạnh tranh rối
loạn; họ sẽ không biết cần phải tấn công cái gì nữa”. Mặc dù chiến thuật được Microsoft sử
dụng nhằm đánh bại đối thủ của hãng có vẻ nhẫn tâm đối với chúng tôi, nhưng chúng tôi
hoài nghi rằng những loại biên bản ghi nhớ tương tự có thể được tìm thấy nếu như phiên
tòa bao gồm Pfizer, Toyota, Bank of America hay bất kỳ hãng tối đa hóa lợi nhuận nào khác.
Tạp chí The Economist (ý kiến được trích trong bài xã luận đăng trên tạp chí The
Business News)
Trong một bài xã luận, Tạp chí The Economist biểu thị mối quan tâm của họ rằng nhiều thị
trường công nghệ cao trong nền kinh tế mới trải qua ngoại ứng mạng lưới, điều làm tăng
khả năng thống lĩnh một thị trường của một hãng đơn lẻ. Một khi một hãng thống lĩnh thiết
lập một tập hợp khách hàng đông đảo, những người đang sử dụng những nhãn hiệu hàng
công nghệ cao của hãng, người tiêu dùng lúc này có thể trở nên không muốn sử dụng
những thương hiệu khác, và như vậy tạo nên một độc quyền bằng cách ngăn chặn sự gia
nhập của các hãng mới và của các công nghệ mới. Đối với các cơ quan giám sát chống độc
quyền được giao nhiệm vụ ngăn chặn việc hình thành các hãng độc quyền mới và xoá bỏ
các hãng độc quyền đang tồn tại, việc cải tiến sản phẩm liên tục và giá của các sản phẩm
giảm liên tục khiến cho họ khó khăn trong việc chứng minh người tiêu dùng bị thiệt hại bởi
“sự lạm dụng độc quyền” trên thị trường đồ công nghệ cao. Kết quả là tạp chí The
Economist lo lắng rằng Microsoft có thể kiềm chế sự sáng tạo và gây ra những thiệt hại
nghiêm trọng cho người tiêu dùng những sản phẩm công nghệ cao và nền kinh tế mới.
Tạp chí The Economist, cũng giống như Franklin Fisher, xem các hành vi kinh doanh của
Microsoft như những chứng cứ về việc hãng có ý định sử dụng sức mạnh thị trường để duy
trì sự thống lĩnh thị trường của hãng. “Bằng chứng đáng kinh ngạc của E-mail và các giấy tờ
quản lý đã mô tả sự sẵn sàng của một công ty, dường như, làm tất cả mọi thứ để bảo vệ
thế độc quyền của hệ điều hành Windows của họ Khi đó, như trong trường hợp của
Microsoft, sự điều hành của một hãng độc quyền dường như bóp nghẹt sự sáng tạo trên
những thị trường trong đó sự cạnh tranh được nhìn nhận rộng rãi như là sự đổi mới, thì
những lập luận cho sự can thiệp chống độc quyền là bắt buộc”.
Gary Becker (nhà kinh tế đoạt giải Nobel – Đại học Chicago)
Bộ Tư pháp đề xuất tách hãng Microsoft thành hai hãng độc lập: Một công ty chuyên về hệ
điều hành (Windows) và một công ty chuyên về các phần mềm ứng dụng (MS office,
Internet Explorer, và các ứng dụng khác của Microsoft). Bộ Tư pháp tin rằng sự chia tách là
cần thiết nhằm khuyến khích sự đổi mới công nghệ nhanh hơn nữa. Becker chỉ ra hai vấn đề
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 179
Microsoft có phải là một hãng độc quyền?
đối với lập luận của Bộ Tư pháp. Thứ nhất, các nhà kinh tế không chắc rằng cạnh tranh sẽ
khuyến khích đổi mới công nghệ nhanh hơn. Becker đề cập tới tư tưởng của Joseph
Schumpeter (1883 – 1950), người tin rằng thị trường độc quyền tạo ra tỷ lệ đổi mới công
nghệ cao hơn so với thị trường cạnh tranh, về vấn đề này. Theo Schumpeter, độc quyền
thúc đẩy đổi mới công nghệ hơn bởi vì họ không phải lo lắng về các đối thủ cạnh tranh bắt
chước một cách nhanh chóng những sự sáng tạo của họ, và làm giảm lợi nhuận của họ.
Becker cũng lập luận rằng Bộ Tư pháp đã không cung cấp được bất kỳ bằng chứng định
lượng được rằng vị trí độc quyền mà Microsoft nắm giữ trên thị trường hệ điều hành đã làm
chậm quá trình phát triển công nghệ trong ngành công nghiệp máy tính truy cập Internet:
Chính phủ và các chuyên gia của Chính phủ trích dẫn những đổi mới tiềm năng được cho là
bị ngăn cản bởi các hành vi hiếu chiến của Microsoft. Thậm chí nếu những ví dụ đó là chính
xác thì Chính phủ cũng không quan tâm xem liệu có hay không những sáng tạo đổi mới
công nghệ khác được khuyến khích bởi một thị trường rộng lớn dành cho những ứng dụng
phần mềm mới có thể được tạo ra trên cơ sở nền tảng hệ điều hành Windows.
Bốn mươi năm qua, đã có rất nhiều sự tiến bộ công nghệ trong ngành công nghiệp máy tính –
Internet. Những tiến bộ đó, Becker đã chỉ ra, không hề chậm lại khi Microsoft tạo dựng vị
thế của hãng trong hệ điều hành trong suốt 20 năm cuối của giai đoạn này. Có lẽ các đối
thủ của Microsoft, những người phàn nàn tại toà, hy vọng Bộ Tư pháp bảo vệ họ khỏi sự
cạnh tranh mạnh mẽ của Microsoft hơn là thúc đẩy sự cạnh tranh thực sự?
Như chúng tôi đã nói ở phần đầu của ví dụ này, chúng tôi muốn rằng có thể cho các bạn
câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này nhưng chúng tôi không thể. Trên thực tế, những
câu trả lời cho tất cả những gì liên quan trong tình huống này được minh chứng là rất khó
khăn. Cuối cùng, thẩm phán của phiên toà, thẩm phán Thomas Penfield Jackson, đã thấy
Microsoft phạm tội độc quyền hoá bất hợp pháp và yêu cầu tách Microsoft thành hai hãng.
Tại phiên toà phúc thẩm, Toà phúc thẩm Hoa Kỳ đã huỷ bỏ quyết định chia tách và yêu cầu
thẩm phán Jackson không tham gia tiếp tục vụ kiện. Vào tháng 11 năm 2001, Microsoft và
Bộ Tư pháp đạt được một thoả thuận và được thông qua tại một phiên toà khác vào tháng
11 năm 2002 được xử bởi thẩm phán Colleen Kollar-Kotelly. Rõ ràng rằng, câu hỏi về sự độc
quyền bất hợp pháp đã được minh chứng là khá thách thức với tất cả những ai quan tâm.
Bạn nên cố gắng có kết luận của chính mình và bàn luận những lập luận của mình với các
bạn cùng lớp và giáo viên. Vụ kiện này có lẽ sẽ cũng được tranh cãi trong nhiều năm.
Nguồn: Alan Reynolds, “US v Microsoft”, The Wall Street Journal, 4/4/1999; “Big Friendly
Giant”, The Economist, 30/1/1999; John R.Wilke và Keithe Perine, “Final Government
Witness Testifies Against Microsoft in Antitrust Trial”, The Wall Street Journal, 6/1/1999;
“Lessons from Microsoft”, The Economist, 6/3/1999; Garry S.Becker, “Uncle Sam Has No
Business Busting up Microsoft”, Business Week, 19/1/2000; Don Clack, Mark Wigfield, Nick
Wingfield và Rebecca Buckman, “Judge Approves Most of Pact, in Legal Victory for
Microsoft”, The Wall Street Journal, 1/11/2002.
6.2. Tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền bán thuần túy trong ngắn hạn
6.2.1. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền giống điều kiện tối đa hóa lợi nhuận
chung của các hãng mà chúng ta đã nghiên cứu trong bài 4.
MR = MC
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
180 ECO101_Bai6_v2.3014106226
C, R
MC
O
Q
MR
Q*Q1 Q2
A
B M
N
S1 S2
E
Hình 6.3. Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc quyền
Giả sử hãng sản xuất tại mức sản lượng Q1 < Q*. Xét riêng tại mức sản lượng thứ Q1.
Nếu hãng bán được thì doanh thu tăng thêm 1MR AQ . Để sản xuất thêm sản lượng
thứ Q1 thì chi phí thêm 1MC BQ .
Ta thấy MR > MC tức là doanh thu tăng thêm lớn hơn chi phí bỏ thêm để sản xuất sản
lượng thứ Q1.
Suy ra lợi nhuận tăng là AB (khoảng cách theo chiều dọc giữa MC và MR). Bất kỳ sản
lượng nào có MR > MC thì việc sản xuất và bán thêm sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận
của hãng.
Từ Q1 đến Q* là các mức sản lượng có MR > MC hãng sản xuất và bán thêm sản
lượng thì lợi nhuận sẽ tăng lên.
ABE 1S S
tại Q* > tại Q1 = ABES
Giả sử hãng sản xuất tại mức sản lượng Q2 > Q*
Xét riêng tại mức sản lượng thứ Q2.
Nếu hãng bán được thì doanh thu tăng thêm
2MR MQ
Để sản xuất thêm sản lượng thứ Q2 thì chi phí thêm
2MC NQ
Ta thấy 2 2NQ MQ MC MR, hay lợi nhuận giảm.
Tại đơn vị sản lượng thứ Q2 là giảm lợi nhuận của hãng là
MN ( khoảng cách theo chiều dọc giữa MC và MR).
Bất kỳ sản lượng nào có MC > MR thì việc sản xuất và bán thêm sản lượng sẽ làm giảm
lợi nhuận của hãng.
Từ Q2 về Q* là các mức sản lượng có MC > MR hãng sản xuất và bán thêm sản
lượng thì lợi nhuận sẽ giảm xuống.
Thương hiệu độc quyền
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 181
MNE 2S S tại Q* > tại Q2 = MNES
Nếu MR > MC thì tăng Q sẽ tăng .
Nếu MR < MC thì giảm Q sẽ tăng .
Vậy tại Q* thì hãng tối đa hóa lợi nhuận, hãng độc quyền bán tối đa hóa lợi nhuận của
mình tại điểm doanh thu biên bằng với chi phí cận biên.
6.2.2. Lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng độc quyền trong ngắn hạn
Dựa vào công thức tính lợi nhuận chúng ta có thể xác định lợi nhuận của hãng độc
quyền như sau:
π = TR – TC
Chúng ta có thể đưa công thức trên về dạng:
π = P.Q – ATC × Q = (P – ATC) × Q
Phương trình xác định lợi nhuận này cho chúng ta biết:
Hãng có lợi nhuận kinh tế dương khi P > ATC.
Hãng có lợi nhuận kinh tế bằng 0 khi P = ATC.
Hãng bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất khi AVC < P < ATC.
Hãng đóng cửa sản xuất khi P < AVC.
Ngoài ra chúng ta có thể thấy rõ hơn thông qua đồ thị chứng minh như sau:
a. Xét giá thị trường P0 > ATC
Khi giá thị trường P0 > ATC ta xác định được mức sản lượng trên thị trường Q*. Doanh
thu của hãng độc quyền là: *
0
*
OP EQ
TR P Q S
Tổng chi phí của hãng là ** OABQTC ATC Q S
Lợi nhuận sẽ là: * * 00 ABEPOP EQ OABQTR TC S S S > 0
Vậy lợi nhuận mà hãng thu được khi giá thị trường P0 > ATC là dương hay hãng kinh
doanh có lãi.
AC
0
C
QQ*
P
P0
A
B
E
MC
LN
Hãng có lãi
MR
Hình 6.4. Lựa chọn sản lượng trong trường hợp P > ATC
ATC
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
182 ECO101_Bai6_v2.3014106226
b. Xét giá thị trường P0 = ATC
Khi giá thị trường P0 = ATC ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là Q*.
Doanh thu của hãng độc quyền là: *
0
*
OP EQ
TR P Q S
Tổng chi phí của hãng là: *
0
*
OP EQ
TC ATC Q S
= TR – TC = 0
Lợi nhuận mà hãng thu được bằng 0 hay hãng hòa vốn.
Điểm E là điểm hòa vốn với mức giá thị trường P0 = ATC
Phòa vốn = ATC
Vậy hãng hòa vốn khi mức giá thị trường P0 = ATC
AC
0
C
QQ*
P
P0
E
MC
Hãng hòa vốn
MR
Hình 6.5. Lựa chọn sản lượng trong trường hợp P = ATC
c. Xét giá thị trường AVC < P0 < ATC
Khi giá thị trường AVC < P0 < ATC ta xác định được mức sản lượng trên thị trường là
Q*. Doanh thu của hãng độc quyền là: TR = PxQ* = *
0OP EQ
S
Tổng chi phí của hãng là TC = ATC x Q* = *OABQS
= TR – TC = * * 00 ABEPOP EQ OABQS S S < 0
Vậy khi giá thị trường AVC < P0 < ATC thì hãng bị lỗ.
Khi bị lỗ hãng có tiếp tục sản xuất?
So sánh phần thua lỗ và chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: ** * * OMNQTVC AVC Q NQ Q S
Chi phí cố định là:
ABNMTFC TC TVC S
Nếu hãng sản xuất thì hãng lỗ
0ABEP
S . Nếu ngừng sản xuất hãng bị thua lỗ bằng chi phí
cố định là
0ABNM ABEP
S S . Do đó, hãng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hóa lỗ. Doanh
thu khi sản xuất tại mức sản lượng Q* bằng *
0OP EQ
S bù đắp được cho toàn bộ chi phí biến
đổi và một phần chi phí cố định.
ATC
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 183
Do đó, hãng sẽ tiếp tục sản xuất để mức lỗ là nhỏ nhất và hãng chỉ bị thua lỗ một phần
chi phí cố định. Trong trường hợp này, hãng tối đa hóa lợi nhuận hàm ý phải tối thiểu
hóa thua lỗ.
AVC
AC
0
C
QQ*
MR
MC
A B
E
NM
P0
Tối thiểu
lỗ
P
Hình 6.6. Lựa chọn sản lượng trong trường hợp AVC < P0 < ATC
d. Xét giá thị trường P ≤ AVC
Giả sử giá thị trường P0 = AVC. Doanh thu của hãng độc quyền là:
TR = P x Q* = *
0OP EQ
S
Tổng chi phí của hãng là TC = ATC x Q* = *OABQS
= TR – TC = * * 00 ABEPOP EQ OABQS S S < 0
Hãng bị lỗ phần diện tích
0ABEP
S .
So sánh phần thua lỗ với chi phí cố định:
Chi phí biến đổi tại mức sản lượng Q*: *
0
* * *
OP EQ
TVC AVC Q EQ Q S
Chi phí cố định:
0ABEP
TFC TC TVC S = phần thua lỗ nếu hãng tiếp tục sản
xuất. Vì thế, hãng lỗ toàn bộ chi phí cố định.
AVC
AC
0
C
QQ*
MR
MCA B
EP0
FC
P
Điểm đóng cửa
Hình 6.7. Lựa chọn sản lượng trong trường hợp P0 = AVC
Giả sử lúc này giá thị trường giảm xuống P0 < AVC thì hãng không chỉ lỗ toàn bộ chi
phí cố định mà còn mất một phần chi phí biến đổi.
Q*
TC
ATC
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
184 ECO101_Bai6_v2.3014106226
bắt đầu từ 0P AVC thì hãng bắt đầu tính đến việc đóng cửa.
E là điểm đóng cửa của hãng.
Sở dĩ gọi E là điểm đóng cửa vì nếu giá nhỏ hơn mức giá ở E hay P < AVC, khi đó hãng
không chỉ bị lỗ hết chi phí cố định mà một phần của chi phí biến đổi.
AVC
AC
0
C
QQ*
MR
MCA B
EP0
FC
P
1 phần AVC
Hình 6.8. Lựa chọn sản lượng trong trường hợp P0 < AVC
Vậy hãng độc quyền bán thuần túy thu được lợi nhuận dương khi P > ATC; hãng thu
được lợi nhuận kinh tế bằng 0 khi P = ATC; hãng bị thua lỗ nhưng vẫn tiếp tục sản xuất
khi AVC < P < ATC; và hãng ngừng sản xuất khi P AVC. Quyết định mức sản lượng
tối đa hóa lợi nhuận của hãng sẽ thỏa mãn điều kiện MC = MR và P > AVC.
Một câu hỏi đặt ra, với hãng CTHH đường cung của hãng là đường MC tính từ điểm
đóng cửa đi lên. Đường cung của hãng độc quyền có như vậy không? Hãng độc quyền
bán thuần túy không có đường cung do mọi sự lựa chọn sản lượng tối ưu đều dựa
trên đường cầu, tuân theo luật cầu.
6.2.3. Quy tắc định giá
Chúng ta biết rằng giá và sản lượng phải được lựa
chọn sao cho doanh thu biên bằng với chi phí biên,
nhưng làm thế nào để người quản lý hãng xác định
được mức giá và sản lượng trong thực tế. Để hiểu
được vấn đề trên thì chúng ta đi phân tích điều kiện tối
đa hóa lợi nhuận của hãng.
Hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản
lượng mà tại đó:
MR = MC
Chúng ta chứng minh được
D D
P P
D
P
1 1 MCMR P(1 ) MC P(1 ) P 1E E 1
E
Ta có D D
P P
P PP MC P (P ) 0
E E
P
D
P MC 1
P E
Độc quyền xăng dầu
ATC
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 185
Như vậy, hãng độc quyền luôn đặt giá lớn hơn chi phí cận biên.
Để đo lượng sức mạnh độc quyền, ta xem xét mức chênh lệch giữa giá bán và chi phí
cận biên. Sức mạnh độc quyền bán là khả năng định giá cao hơn chi phí cận biên. Sự
khác nhau cơ bản giữa hãng cạnh tranh hoàn hảo và doanh nghiệp độc quyền là doanh
nghiệp độc quyền có sức mạnh thị trường. Để tối đa hóa lợi nhuận thì hãng cạnh tranh
hoàn hảo đặt giá bằng chi phí cận biên, còn doanh nghiệp độc quyền bán lại đặt giá cao
hơn chi phí cận biên (P > MC).
Sức mạnh độc quyền được nhà kinh tế Abba Lerner đưa vào năm 1934 và được gọi là
chỉ số Lerner:
P MCL
P
(0 L 1)
Chỉ số Lerner này luôn có giá trị giữa 0 và 1. Chỉ số L cho biết giá càng cao hơn chi phí
cận biên thì chỉ số L càng lớn và khi đó sức mạnh độc quyền sẽ càng lớn hơn. Hãng sẽ
không có sức mạnh độc quyền khi L = 0 và P = MC, trường hợp này xẩy ra khi hãng là
cạnh tranh hoàn hảo.
Vì D
P
P MC 1
P E
=> D
P
1L
E
D
PE là độ co dãn của đường cầu đối với hãng mà không phải của đường cầu thị trường.
Từ công thức trên cho ta thấy khi cầu càng co dãn thì sức mạnh độc quyền càng nhỏ, khi
cầu càng ít co dãn thì sức mạnh độc quyền sẽ càng lớn.
Từ công thức trên ta so sánh hai trường hợp cầu kém co dãn và cầu co dãn nhiều. Từ hai
đồ thị dưới đây ta thấy, khi cầu co dãn ít (đường cầu dốc hơn) thì khoảng cách giữa P và
MC là lớn và khi có dãn nhiều (đường cầu thoải hơn) khoảng cách này là nhỏ.
6.3. Lựa chọn lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền bán trong dài hạn
Giả định rằng, trong dài hạn, các hàng rào ngăn cản gia nhập thị trường đều có hiệu lực
và hãng độc quyền thuần túy vẫn giữ được thế độc quyền bán của mình.
Trong dài hạn, hãng độc quyền bán thuần túy tối đa hóa lợi nhuận ở mức sản lượng mà
tại đó:
MR = LMC
Tương tự như trong ngắn hạn, quyết định dài hạn của hãng độc quyền bán sẽ sản xuất
nếu P LAC và rời khỏi ngành nếu P < LAC.
Trong dài hạn, hãng độc quyền sẽ điều chỉnh quy mô về mức tối ưu. Có nghĩa trong dài
hạn hãng có điều kiện để lựa chọn quy mô nào phù hợp nhất để có thể tối đa hóa lợi
nhuận và tối thiểu hóa chi phí.
Chúng ta cũng đã chứng minh được quy mô tối ưu là quy mô mà tại đó đường ATC tiếp
xúc với đường LAC tại mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận.
Lưu ý: Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn của hãng độc quyền bán trên chúng
ta đã giả định rằng trong dài hạn vẫn chỉ tồn tại một mình nó. Vì trên thực tế, trong dài
hạn thì không chỉ có một hãng độc quyền vì quốc gia nào trên thế giới đều có luật cạnh
tranh (chống độc quyền).
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
186 ECO101_Bai6_v2.3014106226
0
LMC
LAC
Q2
Q* Q
MC
AC
E2
A
LNDH
B
MR P
C,P,R
P0
H
Hình 6.9. Lựa chọn lợi nhuận của hãng độc quyền bán trong dài hạn
Do đó, trong dài hạn, khi có lợi nhuận kinh tế dương sẽ có thêm 1 hoặc 2 hãng hoặc
nhiều hãng tham gia nên độc quyền bán bị phá vỡ. Vì có nhiều hãng tham gia vào thị
trường nên cung sản phẩm tăng lên, làm cho giá sản phẩm giảm xuống. Giá giảm cho
đến khi giá P = LAC và MR = LMC và lợi nhuận bằng 0.
Trong dài hạn thì tổng chi phí cố định được khấu hao hết, do đó, khi LAC nằm bên phía
trên đường cầu hay P < LAC thì hãng sẽ đóng cửa.
Ở phần trên chúng ta đã nghiên cứu tập trung vào phía người bán trên thị trường độc
quyền. Chúng ta sẽ đi nghiên cứu tiếp đến phía người mua.
6.4. Độc quyền mua thuần túy
6.4.1. Các đặc trưng của độc quyền mua thuần túy
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc quyền
bán cũng có độc quyền mua – một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một người
mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp độc quyền
mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những
người bán. Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong
trường hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và
mua yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh.
Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó
sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố đầu
vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy nhất thì
doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu
nó có quy mô lớn. Thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có một người mua duy
nhất một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Trên thị trường độc quyền mua, sức mạnh thị
trường thuộc về người mua. Nhu cầu của doanh nghiệp chính là nhu cầu của thị trường.
6.4.2. Lựa chọn sản lượng của hãng độc quyền mua thuần túy
Trong độc quyền mua hãng là người mua duy nhất đứng trước đường cung của thị
trường. Đường cung này phản ánh các mức giá mà người bán sẵn sàng bán ở các mức
sản lượng khác nhau, là hàm số của mức giá mà người tiêu dùng trả. Vì vậy, đường cung
của thị trường là đường chi tiêu bình quân (S = AE).
TC
Q2
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 187
Chi tiêu cận biên (ME): là mức thay đổi của tổng chi tiêu do thay đổi một đơn vị sản
lượng hàng hóa được mua.
Đường chi tiêu cận biên:
Ta có: TEME
Q
Trong đó TE là tổng mức chi tiêu của người mua (được xác định bằng giá nhân với
lượng: TE = P ×Q).
Q là sự thay đổi của sản lượng hàng hóa được mua.
Từ công thức trên ta có:
TE (P Q) P Q PME P Q( P / Q)
Q Q Q
Vì ( P / Q) luôn dương nên ME là một số dương và luôn lớn hơn giá bán.
Vậy đường ME nằm phía bên trên đường cung.
Do chỉ có một người mua duy nhất nên đường cầu của nhà độc quyền mua chính là
đường tổng giá trị đối với người mua khi mua hàng. Hay đường cầu trùng với đường giá
trị cận biên của doanh nghiệp D = MV. Cũng giống như người tiêu dùng, nhà độc quyền
mua sẽ mua số lượng hàng hóa, dịch vụ cho đến khi đơn vị sản lượng đem lại giá trị cận
biên bằng với chi tiêu cận biên để trả cho đơn vị mua cuối cùng, tức là MV = ME.
Ta có giá trị ròng của việc mua hàng được xác định theo công thức:
NB = TV – TE
Trong đó: TV là tổng giá trị thu được đối với người mua, TE là tổng chi tiêu
Lợi ích ròng được tối đa hóa lợi nhuận khi:
NB’Q = 0 NB’Q = (TV – TE)’ = MV – ME = 0 MV = ME
PC
P
QC QO
S=AE
D=MV
P
Q*
ME
P*
Hình 6.10. Lựa chọn sản lượng tối ưu của hãng độc quyền mua
Trên đồ thị ta biểu diễn lựa chọn sản lượng của doanh nghiệp độc quyền mua tại:
ME = MV. Với mức sản lượng là Q* và mức giá phải trả là P*.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
188 ECO101_Bai6_v2.3014106226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Một độc quyền tồn tại nếu một hãng đơn lẻ sản xuất và bán một loại hàng hóa hay dịch vụ mà
không có hàng hóa hay dịch vụ nào thay thế và các hãng mới bị ngăn cản gia nhập thị trường
trong dài hạn.
Sức mạnh thị trường là khả năng của một hãng có thể tăng giá mà không mất toàn bộ doanh thu.
Bất kỳ hãng nào đối mặt với đường cầu dốc xuống đều có sức mạnh thị trường. Sức mạnh thị
trường giúp hãng có khả năng tăng giá lên trên chi phí bình quân và thu được lợi nhuận kinh tế.
Trong dài hạn, hãng với sức mạnh thị trường có thể thu lợi nhuận kinh tế bởi sự gia nhập của các
hãng mới là khó khăn. Để trở thành một hãng độc quyền thực sự, phải tồn tại những rào cản ngăn
cản các hãng đối thủ gia nhập thị trường và lấy đi lợi nhuận kinh tế của hãng độc quyền. Các rào
cản gia nhập bao gồm tính kinh tế nhờ quy mô, các rào cản do Chính phủ tạo ra, kiểm soát các
đầu vào, rào cản do sự trung thành của khách hàng, hạn chế khả năng chuyển đổi và hiệu ứng
mạng lưới.
Hệ số Lerner, (P – MC)/P, đo lường tỷ phần so với giá mà giá cả vượt quá chi phí cận biên (tức
là mức giá cạnh tranh). Hệ số Lerner càng lớn, sức mạnh thị trường càng lớn.
Trong ngắn hạn, nhà quản lý của một hãng có sức mạnh thị trường tối đa hóa lợi nhuận bằng cách
sản xuất và bán mức sản lượng thỏa mãn MR = SMC chừng nào mà P ≥ AVC. Nếu P < AVC ở mọi
mức sản lượng, nhà quản lý nên đóng cửa trong ngắn hạn. Trong dài hạn, nhà quản lý nên sản
xuất mức sản lượng thỏa mãn MR = LMC và điều chỉnh quy mô nhà máy sao cho quy mô sản
xuất là tối ưu để sản xuất mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận. Quy mô nhà máy tối ưu là quy mô
mà đường chi phí bình quân ngắn hạn tiếp xúc với đường chi phí bình quân dài hạn tại mức sản
lượng tối đa hóa lợi nhuận. Nếu P < LAC với mọi mức sản lượng, hãng độc quyền nên rời khỏi
ngành.
Trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua
sản phẩm từ những người bán. Thị trường độc quyền mua là thị trường chỉ có một người mua
duy nhất một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Trên thị trường độc quyền mua, sức mạnh thị trường
thuộc về người mua. Nhu cầu của doanh nghiệp chính là nhu cầu của thị trường.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 189
BÀI TẬP THỰC HÀNH
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng độc quyền bán thuần túy và chỉ rõ cách
thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn.
2. Phân tích và lấy một ví dụ minh họa về một hãng độc quyền mua thuần túy và chỉ rõ cách
thức mà hãng này lựa chọn sản lượng và lợi nhuận trong ngắn hạn.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích khái niệm của độc quyền thuần túy, các đặc trưng của độc quyền thuần túy và
các nguyên nhân dẫn đến độc quyền. Tại sao hãng độc quyền được coi là hãng có sức mạnh
thị trường?
2. Phân tích sự lựa chọn giá bán và mức sản lượng tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận của hãng độc
quyền thuần túy trong ngắn hạn và trong dài hạn.
3. Xây dựng một mô hình của một hãng độc quyền thuần túy để chỉ ra việc hãng này sẽ lựa
chọn mức sản lượng và mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn.
4. Xây dựng một mô hình của một hãng độc quyền thuần túy để chỉ ra việc hãng này sẽ lựa
chọn mức sản lượng và mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn.
5. Phân tích hệ số Lerner phản ánh mức độ độc quyền của một hãng độc quyền thuần túy.
6. Giải thích tại sao hãng độc quyền bán thuần túy muốn tối đa hóa lợi nhuận sẽ luôn sản xuất
và bán ở miền cầu co dãn. Nếu chi phí bằng 0, nhà quản lý sẽ sản xuất mức đầu ra là bao
nhiêu? Giải thích.
7. Độc quyền mua thuần túy là gì? Hãy phân tích cách thức hãng độc quyền mua lựa chọn mức
sản lượng tối ưu. Chỉ ra tổn thất phúc lợi do loại hình độc quyền này gây ra cho xã hội.
CÂU HỎI ĐÚNG/SAI
1. Hãng độc quyền luôn đặt giá cho sản phẩm của mình tại miền cầu co dãn.
2. Khi hãng độc quyền tối đa hóa lợi nhuận, mức giá bán của hãng luôn lớn hơn chi phí cận biên.
3. Hãng độc quyền bán không có đường cung.
4. Một hãng độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng mà tại đó giá bằng $80, doanh thu
cận biên bằng $40, tổng chi phí bình quân bằng $100, chi phí cận biên bằng $40 và chi phí
cố định bình quân bằng $10. Để tối đa hóa lợi nhuận hãng cần phải giảm sản lượng và tăng
giá bán.
5. Đường cầu của thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một đường cầu nằm ngang, trong khi
đường cầu của thị trường độc quyền là một đường có độ dốc âm.
6. Hãng độc quyền là hãng “đặt giá”, trong khi hãng cạnh tranh hoàn hảo là hãng “chấp nhận giá”.
7. Nếu một hãng độc quyền đang sản xuất ở mức sản lượng có P < AVC, hãng vẫn nên tiếp tục
sản xuất trong ngắn hạn.
8. Hãng độc quyền là hãng “đặt giá”, do vậy hãng có thể đặt bất cứ mức giá nào mà hãng muốn.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
190 ECO101_Bai6_v2.3014106226
9. Thị trường độc quyền luôn đặt giá cao hơn và cung ứng ít sản lượng hơn so với cạnh tranh
hoàn hảo.
10. Khi sản xuất ở mức sản lượng thỏa mãn điều kiện MR = MC, hãng độc quyền sẽ luôn tối đa
hóa lợi nhuận.
11. Khi chi phí cố định thay đổi, để tối đa hóa lợi nhuận trong ngắn hạn, hãng độc quyền vẫn giữ
nguyên mức sản lượng tối ưu như trước.
12. Hãng độc quyền có thể được hình thành khi hãng đó là hãng duy nhất có được nguồn cung
của yếu tố đầu vào cơ bản trong quá trình sản xuất.
13. Hãng độc quyền sẽ tối đa hóa doanh thu khi lựa chọn mức sản lượng tại miền cầu co dãn.
14. Sức mạnh độc quyền mua có thể làm cho những người bán hàng trên thị trường này thu được
mức giá cao hơn so với thị trường CTHH.
15. Trên thị trường độc quyền mua, đường chi tiêu cận biên nằm trên đường cung thị trường.
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Khi các nhà kinh tế thúc giục Chính phủ loại bỏ độc quyền bán, họ làm thế chủ yếu nhằm
mục đích
A. ngăn chặn sự tăng trưởng của doanh nghiệp lớn.
B. mở rộng những dịch vụ công cộng có tính kinh tế của quy mô.
C. ngăn chặn không cho giảm số các hãng nhỏ.
D. bảo vệ cạnh tranh trong nền kinh tế.
2. Lời phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đường cung độc quyền là phần của đường chi phí cận biên nằm trên mức chi phí biến đổi
trung bình tối thiểu.
B. Đường cung độc quyền là kết quả của mối quan hệ một – một giữa giá và lượng.
C. Hãng độc quyền không có đường cung vì lượng cung ở một mức giá cụ thể phụ thuộc vào
đường cầu về sản phẩm của hãng độc quyền đó.
D. Nhà độc quyền không có đường cung vì đường chi phí cận biên (của nhà độc quyền) thay
đổi đáng kể theo thời gian.
3. Nếu một hãng cung ứng toàn bộ thị trường thì cấu trúc của thị trường thuộc dạng nào?
A. Cạnh tranh hoàn hảo.
B. Độc quyền nhóm.
C. Độc quyền thuần túy.
D. Cạnh tranh độc quyền.
4. So với hãng cạnh tranh hoàn hảo, nhận định nào là đúng về hãng độc quyền bán thuần túy?
A. Đặt giá cao hơn.
B. Bán nhiều sản lượng hơn.
C. Bán ít sản lượng hơn.
D. Đặt giá cao hơn và bán ít sản lượng hơn.
5. Tính kinh tế của quy mô (còn gọi hiệu suất quy mô) đề cập đến vấn đề nào?
A. Khi sản lượng tăng chi phí trung bình trong dài hạn giảm.
B. Đặt các giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 191
C. Một yếu tố nào đó dựng lên các rào cản gia nhập đối với các đối thủ cạnh tranh mới.
D. Khi sản xuất ra các sản phẩm khác nhau bằng cùng một nhà máy và máy móc thiết bị thì
chi phí trung bình thấp hơn.
6. Nếu hãng độc quyền muốn tối đa hóa lợi nhuận thì hãng phải làm điều gì?
A. Tối đa hóa doanh thu.
B. Tối đa hóa lợi nhuận tính theo đơn vị sản phẩm.
C. Chọn mức sản lượng nào có chi phí trung bình ở mức tối thiểu.
D. Lựa chọn sản lượng tối ưu thỏa mãn MR = MC.
7. Một hãng độc quyền có thể quyết định mức giá phân biệt cho các thị trường khác nhau khi
A. những khách hàng dễ dàng chuyển giữa các thị trường này.
B. co dãn của cầu theo giá là khác nhau ở các thị trường.
C. chi phí biên là không đổi.
D. số khách hàng trong các thị trường là gần như nhau.
8. Hãng độc quyền là hãng
A. chấp nhận giá.
B. đặt mức giá và sản lượng ở bất kỳ mức nào nó muốn.
C. phải tính đến chiến lược của những đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
D. có doanh thu cận biên thấp hơn mức giá bán.
9. Hệ số Lerner cho biết điều gì?
A. Sức mạnh độc quyền của hãng độc quyền bán thuần túy.
B. Sự chênh lệch giữa giá và chi phí cận biên.
C. Độ co dãn của cầu theo giá.
D. Mức giá của sản phẩm.
10. Một hãng độc quyền thuần tuý sản xuất ra một sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần và
rào cản gia nhập ngành là
A. không đáng kể.
B. không có.
C. đáng kể.
D. chưa chính xác.
11. Một hãng độc quyền sản xuất ở mức doanh thu cận biên vượt quá chi phí biên, nhận định nào
sau đây là đúng?
A. Hãng này có thể tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng.
B. Hãng này có thể tăng lợi nhuận bằng cách giảm sản lượng.
C. Hãng này đang tạo ra lợi nhuận kinh tế.
D. Hãng này đang kiếm được lợi nhuận kinh tế âm (thua lỗ).
12. Trong thị trường độc quyền, nhận định nào là đúng?
A. Đường cầu của thị trường ở bên trên và song song với đường chi phí biên.
B. Việc tăng giá không dẫn đến một sự suy giảm trong số lượng cầu.
C. Đường doanh thu cận biên dốc xuống.
D. Không xác định được hình dạng của đường cầu.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
192 ECO101_Bai6_v2.3014106226
13. Hãng Y là độc quyền, hãng này đang bán hàng ở mức giá 4 triệu USD. Chi phí biên là 3 triệu
USD và độ co dãn theo giá của cầu là –0,6. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng nên
A. tối đa hoá lợi nhuận.
B. phải tăng sản lượng.
C. phải giảm sản lượng.
D. phải giảm giá.
14. Các rào cản gia nhập một ngành độc quyền
A. là các yếu tố kỹ thuật ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành.
B. cho phép các hãng đang ở trong ngành tiếp tục thu được lợi nhuận kinh tế.
C. hàm ý rằng doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
D. là các yếu tố kỹ thuật ngăn cản các hãng mới gia nhập ngành và hàm ý rằng doanh thu
cận biên lớn hơn chi phí cận biên.
15. Một hãng độc quyền sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu P = 30 – 0,2Q và hàm chi phí cận
biên MC = 6 + 0,6Q. Mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng là
A. 24 B. 34 C. 44 D. 54
BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài số 1:
Một hãng có đường cầu sản phẩm là P = 80 – Q. Hãng có chi phí bình quân không đổi bằng 20 ở mọi
mức sản lượng.
a. Cho biết chi phí cố định của hãng là bao nhiêu?
b. Tìm mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của hãng.
c. Hãng sẽ lựa chọn bán sản phẩm ở mức giá nào nếu theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu?
d. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng độc quyền.
Trả lời:
a. Đề bài cho chi phí bình quân không đổi bằng 20 ở mọi mức sản lượng. Có nghĩa là chi phí
bình quân (ATC) luôn bằng 20 ở mọi mức sản lượng.
ATC = 20 do đó TC = ATC × Q = 20Q
Toàn bộ chi phí đều phụ thuộc vào mức sản lượng hay nói cách khác đều là chi phí biến đổi.
Trong chi phí này không có chi phí cố định.
Do đó, chi phí cố định của hãng (TFC) = 0.
b. Xác định mức giá và mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận: Đây không phải là hãng CTHH nên
điều kiện tối đa hóa lợi nhuận phải áp dụng là điều kiện: MR = MC.
MR = 80 – 2Q = MC = 20, hay Q* = 30; P* = 80 – 30 = 50.
c. Áp dụng điều kiện tối đa hóa doanh thu MR = 0. Đáp số: P = 40.
d. Lợi nhuận tối đa của hãng = TR – TC = 30 × 50 – 20 × 30 = 900.
Bài số 2:
Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là: Q = 120 – 10P
a. Nếu hãng bán sản phẩm với mức giá là P = 5 thì doanh thu của hãng là bao nhiêu?
b. Giả sử hãng đang bán với mức giá P = 6. Nếu hãng muốn tăng lợi nhuận, hãng phải tăng hay
giảm giá? (Cho ATC = 4).
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 193
c. Nếu hãng đang bán với mức giá P = 12. Hãng dự định giảm giá để tăng doanh thu. Quyết
định của hãng có đúng không? Tại sao?
Trả lời:
a. Đáp số: Q = 70 → TR = P × Q = 5 × 70 = 350
b. Để biết được hãng cần tăng hay giảm giá để có thể tăng được lợi nhuận, cách làm đơn giản
nhất là tìm ra được mức giá tối đa hóa lợi nhuận, so sánh mức giá tối đa hóa lợi nhuận với
mức giá của đầu bài để rút ra kết luận). Áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận MR = MC.
Ta có MR = 18 – 0,2Q và MC = 4 → Q* = 70, thay vào phương trình hàm cầu → P = 11.
Hãng đang bán với mức giá P = 6, trong khi đó mức giá tối đa hóa lợi nhuận là P = 11,
như vậy để tăng lợi nhuận hãng cần phải tăng giá (nhưng chỉ tăng cho đến khi P = 11 thì
dừng lại).
c. Để biết hãng cần tăng hay giảm giá để tăng được doanh thu, cần tìm ra mức giá tối đa hóa
doanh thu). Áp dụng điều kiện tối đa hóa doanh thu MR = 0 → P = 9. Mức giá làm doanh thu
tối đa là P = 9. Hãng đang bán với mức giá P = 15, như vậy để tăng doanh thu hãng cần phải
giảm giá bán, và giảm cho đến khi P = 9. Như vậy quyết định giảm giá của hãng là ĐÚNG,
nhưng chỉ giảm cho đến khi P = 9 thì dừng).
Bài số 3:
Một hãng độc quyền có hàm cầu sản phẩm là P = 200 – 0,001Q và hàm tổng chi phí là
TC = 0,001Q2 + 100Q. (đơn vị tính của Q là sản phẩm và tiền tính theo USD)
a. Nếu hãng muốn tối đa hóa lợi nhuận thì lợi nhuận tối đa đó bằng bao nhiêu?
b. Nếu hãng muốn tối đa hóa doanh thu thì hãng sẽ lựa chọn mức giá và mức sản lượng nào?
Khi đó, lợi nhuận của hãng bằng bao nhiêu? So sánh với mức lợi nhuận ở câu (a) và cho
nhận xét.
c. Giả sử Chính phủ đánh thuế 15 USD/sản phẩm bán ra, hãy so sánh mức sản lượng và lợi
nhuận trong trường hợp này với trường hợp đầu. Tính tổng số thuế mà Chính phủ thu được.
Trả lời:
a. Áp dụng điều kiện MR = MC, ta có: Q* = 25.000, P = 175; πmax = 4.375.000 – 3.125.000 =
1.250.000 (USD)
b. Tối đa hóa doanh thu P = 100 USD, Q = 100.000;
π = 10.000.000 – 20.000.000 = –10.000.000 (USD)
Kết quả hai câu (a) và (b) khác nhau. Điều này có nghĩa là: Tối đa hóa doanh thu không đồng
nghĩa với tối đa hóa lợi nhuận. Khi hãng có doanh thu tối đa thì hãng không thể đạt lợi nhuận
tối đa. Vì hai điều kiện khác nhau, điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận là MR = MC, còn điều
kiện tối đa hóa doanh thu là MR = 0.
c. Khi Chính phủ đánh thuế, Q*mới = 21.250 và π = 3.798.437,5 – 2.895.312,5 = 903.125
(USD). So với trước khi bị đánh thuế sản lượng giảm 3.750 và lợi nhuận giảm 346.875
(USD). Tổng số thuế mà Chính phủ thu được T = 15 × 21.250 = 318.750 (USD).
Bài 4:
Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu ngược là P = 120 – 2Q và hàm tổng chi phí là
TC = 2Q2 + 4Q + 16.
a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC.
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
194 ECO101_Bai6_v2.3014106226
b. Xác định doanh thu tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
c. Xác định lợi nhuận tối đa của hãng. Tính độ co dãn của cầu theo giá tại mức giá này.
d. “Khi doanh thu tối đa, hãng sẽ có lợi nhuận tối đa”, câu nói này đúng hay sai? Vì sao?
e. Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 2 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận
tối đa của hãng là bao nhiêu?
Trả lời:
a. Viết phương trình các hàm chi phí AVC, ATC, AFC, TVC, TFC và MC
2
2
TC 2Q 4Q 16
TFC 16
MC 4Q 4
AVC 2Q 4
16AFC
Q
TVC 2Q 4Q
16ATC 2Q 4
Q
b. Xác định doanh thu tối đa của hãng.
Hàm cầu ngược P = 120 – 2Q, khi đó:
2
MAX
TR P Q 120 2Q Q 120Q 2Q
TR 120 4Q MR
TR O 120 4Q 0 Q 30;P 60
TR 30.60 1800
c. Điều kiện cần và đủ để tối đa hoá lợi nhuận là:
MR SMC 120 4Q 4Q 4 Q 14,5;P 91
MAX TR TC 825
d. Khi doanh thu tối đa hãng nhân được lợi nhuận tối đa là sai vì:
MAXTR MR O 1
Điều kiện lợi nhuận tối đa MR = MC 2
Từ 1 và 2 ta được MC = 0 vô lí
e. Khi Chính phủ đánh thuế t = 2/sản phẩm bán ra khi đó:
2
t
t
TC TC tQ 2Q 6Q 16
MC MC t 4Q 6
Điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của hãng độc quyền là:
57 183MR SMC 120 4Q 4Q 6 Q ;P
4 2
2
2
MAX
57 183 57 183 57 57 3217TR TC (2Q 6Q 16) 2 6 16
4 2 4 2 4 4 4
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
ECO101_Bai6_v2.301416226 195
ĐÁP ÁN CÁC PHẦN CỦA BÀI 6
1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đ Đ Đ S S Đ S S Đ S Đ Đ S S Đ
2. Đáp án phần Lựa chọn câu trả lời đúng nhất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
D C C D A D B D A C A C C A A
Bài 6: Thị trường độc quyền thuần túy
196 ECO101_Bai6_v2.3014106226
THUẬT NGỮ
C
Cạnh tranh độc quyền
Thị trường ở đó có nhiều doanh nghiệp không
bị giới hạn trong việc gia nhập thị trường,
nhưng sản xuất những loại hàng hóa không
đồng nhất như nhau.
Cầu thị trường
Đường biểu diễn mối quan hệ giữa giá và
lượng cầu về một loại hàng hoá của tất cả
người tiêu dùng về nó trong điều kiện các yếu
tố khác không đổi.
Đ
Độc quyền bán
Một thị trường mà chỉ có một người bán,
nhưng có rất nhiều người mua.
Độc quyền mua
Một thị trường với nhiều người bán nhưng lại
chỉ có một người mua.
Độc quyền nhóm
Thị trường có rất ít chủ thể mua (hoặc rất ít
chủ thể bán) tham gia.
Độc quyền tự nhiên
Độc quyền tự nhiên là độc quyền sinh ra do
đặc điểm tự nhiên hoặc đặc thù về việc sản
xuất ra một loại sản phẩm đồng nhất mà
không có mặt hàng nào thay thế mang lại.
L
Lợi ích cá nhân hợp lý
Lợi ích cá nhân hợp lý nghĩa là các cá nhân cố
gắng tối đa hóa lợi ích kỳ vọng đạt được với
một chi phí nhỏ nhất hoặc chi phí kỳ vọng
thấp nhất nhằm đạt được giá trị gia tăng cao
nhất có thể.
Luật chống độc quyền
Là đạo luật do Chính phủ một số nước đưa ra
nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho một bên
của thị trường (bên bị thiệt hại do hiện tượng
độc quyền gây ra), để kiểm soát hiện tượng
hình thành thị trường độc quyền mua hoặc
thị trường độc quyền bán, hoặc trên các thị
trường độc quyền mua hoặc bán.
Q
Quyền lực độc quyền
Khả năng áp đặt giá của một doanh nghiệp.
T
Tỉ lệ thay thế biên
Tỉ lệ thay thế biên (MRS) được sử dụng để
lượng hóa số lượng của một hàng hóa mà một
người tiêu dùng sẽ từ bỏ để dành được nhiều
hàng hóa khác hơn trong khi tổng lợi ích
không đổi.
Tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS)
Tỉ lệ thay thế kỹ thuật cận biên của một đầu
vào này (L) đối với một đầu vào kia (K) là
lượng đầu vào kia (K) có thể giảm xuống để
sử dụng thêm một đơn vị đầu vào này (L), sao
cho tổng đầu ra không đổi.
Tối ưu hóa đầu tư
Tối ưu hóa đầu tư chỉ xảy ra khi tiếp tục tăng
vốn đầu tư cho đến khi tỉ lệ lợi tức biên của
việc đầu tư bằng mức lãi suất trên thị trường.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_6_thi_truong_doc_quyen_thua.pdf