Giáo trình Kinh tế học vi mô - Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất

1. Việc đặt mức lương tối thiểu sẽ không tác động đến thị trường khi A. mức lương tối thiểu lớn hơn mức lương cân bằng. B. mức lương tối thiểu nhỏ hơn mức lương cân bằng. C. cung về lao động kém co dãn. D. cầu về lao động kém co dãn. 2. Một hãng thuê lao động trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Hãng sẽ thuê thêm lao động nếu A. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động nhỏ hơn mức tiền công. B. doanh thu cận biên bằng mức tiền công. C. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động lớn hơn mức tiền công. D. hãng đang thu được lợi nhuận kinh tế dương. 3. Giả sử cầu về đồ nội thất gỗ tăng (giả định các yếu tố khác không đổi), trên thị trường thợ mộc A. cung về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống. B. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công tăng lên. C. cung về thợ mộc giảm và mức tiền công tăng lên. D. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống

pdf31 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô - Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hàng hóa, dịch vụ mua được bằng tiền lượng của một thời gian lao động thêm. Lợi ích cận biên của lao động cũng tuân theo quy luật giảm dần. Khi thời gian lao động tăng lên thì lợi ích cận biên giảm dần. Khi MUL < MUF (lợi ích cận biên của nghỉ ngơi) người lao động có xu hướng thay thế lao động bằng nghỉ ngơi.  Tiền công: Tiền công là giá cả của sức lao động, là giá trị thu nhập trả cho một thời gian lao động. Tiền công quyết định đến lợi ích của lao động, do đó nó ảnh hưởng đến quyết định cung ứng sức lao động của mỗi người lao động. Mức tiền công cao hơn và nếu được tự do trong việc lựa chọn số giờ làm việc, thì tác động tới cung lao động có thể xảy ra hiệu ứng: o Hiệu ứng thay thế: Khi tiền công ở mức thấp và bắt đầu có sự tăng lên sẽ thúc đẩy người lao động làm việc nhiều hơn vì mỗi giờ làm việc thêm bây giờ họ được trả nhiều hơn. Điều này có nghĩa là mỗi giờ nghỉ sẽ trở nên đắt hơn, người lao động có động cơ làm việc thay cho nghỉ ngơi, tương ứng với đoạn AB trên đường SL. o Hiệu ứng thu nhập: Với mức tiền công cao hơn, thu nhập của người lao động cũng cao hơn. Với mức thu nhập người lao động lại muốn tiêu dùng nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, người tiêu dùng cũng muốn có nhiều thời gian hơn để nghỉ Tuyển dụng việc làm Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 205 ngơi. Vì nghỉ ngơi mới tiêu dùng được nhiều hàng hóa dịch vụ như đi mua sắm, du lịch, giải trí, Điều này làm cho cung lao động giảm, tương ứng với đoạn BC trên đường SL. w L0 A B C (2)(1) (2) (1) Hình 7.6. Đường cung sức lao động cá nhân của người lao động b. Cung lao động của ngành Cung lao động của ngành cũng tuân theo cách xác định cung lao động thị trường, là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của các cá nhân. Nói chung trên thị trường lao động do hiệu ứng thay thế lấn át hiệu ứng thu nhập nên tong thực tế, đường cung lao động của ngành là đường dốc lên về phía phải và có độ dốc dương. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ngành yêu cầu trình độ của người lao động như thế nào và tùy thuộc vào thời gian mà cung lao động của ngành là khác nhau. Đối với ngành yêu cầu lao động trình độ phổ thông, khi mức lương được trả tăng lên thì sẽ có một lượng lớn lao động muốn tham gia lao động. Đường cung về lao động của ngành là đường tương đối thoải. Tuy nhiên, đối với ngành yêu cầu trình độ lao động đặc biệt thì một sự thay đổi nhỏ trong mức lương không làm tăng đáng kể lượng lao động muốn tham gia cung ứng. Vì vậy, đường cung lao động của ngành này tương đối dốc. w L 0 SL w1 w2 L2 L1 w L 0 SL w1 w2 L2 L1 Ngành yêu cầu lao động phổ thông Ngành yêu cầu lao động trình độ cao Hình 7.7. Cung lao động của các ngành Thị trường lao động có đường cung trong ngắn hạn và dài hạn là khác nhau. Trong ngắn hạn, cung về lao động cho một ngành là tương đối ổn định, đường cung có chiều hướng dốc hơn như SLN. Trong dài hạn, nguồn cung của một nghề kỹ thuật nào đó có thể thay Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 206 ECO101_Bai7_v2.3014106226 đổi và có sự dịch chuyển về lao động giữa các ngành khiến cung về lao động cho một ngành thay đổi. Do đó, đường cung dài hạn có chiều hướng thoải hơn, được biểu diễn bằng hình SLD. w L SLN SLD Hình 7.8. Độ co dãn của cung lao động của ngành Như vậy, cung về lao động cho một ngành phụ thuộc chủ yếu vào tiền lương thực tế của ngành đó; mức độ khan hiếm và trình độ của lao động thuộc một ngành cụ thể quyết định đến độ dốc của đường cung về lao động của ngành đó. 7.2.3. Cân bằng thị trường lao động Tương tự như thị trường về hàng hóa và dịch vụ, giá của lao động phụ thuộc vào cung và cầu về lao động. Khi thị trường lao động ở trạng thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê số lao động mà họ cho rằng sẽ đem lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng. Nghĩa là doanh nghiệp sẽ thuê lao động theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận “họ sẽ thuê cho đến khi doanh thu cận biên của lao động bằng với tiền lương thị trường”. Cho nên tiền công w phải bằng doanh thu cận biên (MRPL = DL) của lao động khi cung và cầu ở trạng thái cân bằng. w L SL DL 0 w0 L0 E Hình 7.9. Cân bằng cung cầu trên thị trường lao động Khi cung, cầu thay đổi sẽ làm cho điểm cân bằng trên thị trường lao động thay đổi, và tiền lương cũng như mức lao động được thuê cũng thay đổi. Chúng ta có thể xem xét sự thay đổi của trạng thái cân bằng trên thị trường lao động thông qua các trường hợp như sự thay đổi trạng thái cân bằng cung cầu trên thị trường hàng hóa. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 207 Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi Trong xu hướng các doanh nghiệp đang nỗ lực vượt khó để ổn định sản xuất, nhu cầu tuyển dụng lao động đã có dấu hiệu gia tăng. Các trung tâm giới thiệu việc làm, sàn giao dịch việc làm và web tuyển dụng đang nhộn nhịp trở lại sau một thời gian dài trầm lắng. Cầu lao động tăng Theo báo cáo của vietnamworks.com, cầu nhân lực trực tuyến trong quý II đã tăng 36% so với quý I, nhu cầu tuyển dụng trong quý III cũng đang có những dấu hiệu đáng khích lệ. Cùng chung nhận định này, Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM (FALMI) cũng khẳng định thị trường lao động đang có những dấu hiệu khởi sắc khá chắc chắn. Trong 6 tháng cuối năm, TPHCM cần tuyển dụng khoảng 130.000 lao động. Những dấu hiệu khởi sắc trên thị trường lao động được củng cố thêm bởi kết quả khảo sát kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong 6 tháng còn lại của năm 2013 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tiến hành, theo đó dự kiến có 66,7% doanh nghiệp giữ nguyên quy mô, 22% có thể mở rộng quy mô, 10,9% giảm quy mô và chỉ có 0,3% có thể ngừng hoạt động. Những chính sách của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn như tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, giảm lãi suất vay, gói hỗ trợ 30.000 tỉ nhằm cứu ngành bất động sản,... đang chặn đà xuống dốc của nền kinh tế, tiếp thêm sinh lực cho các doanh nghiệp và gián tiếp tạo ra những chuyển biến tích cực cho thị trường lao động. Khảo sát gần 1.500 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong tháng 7, FALMI nhận thấy cầu lao động tăng 38% so với tháng 6. Mức tăng ở tất cả các trình độ lao động, nhưng tăng mạnh nhất là trình độ lao động trung cấp (tăng 72%). Nhu cầu tuyển dụng tập trung ở một số ngành như marketing, nhân viên kinh doanh, bán hàng, dịch vụ phục vụ, công nghệ thực phẩm, du lịch, nhà hàng, khách sạn, kho vận, xuất nhập khẩu, công nghệ thông tin, cơ khí, điện tử... 5 ngành nghề có nhu cầu nhân lực tăng cao nhất là kế toán – tài chính, hành chính – thư ký, kỹ thuật ứng dụng, bán hàng và công nghệ thông tin. Một dấu hiệu nữa là số doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch việc làm tại Hà Nội tăng mạnh. Phiên ngày 10.8 có tới 102 đơn vị, đăng ký tuyển dụng trên 3.200 người, trong khi mức trung bình trong quý I chỉ đạt 70 doanh nghiệp với mức tuyển dụng rất thấp. Ông Vũ Trung Chính – Giám đốc Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội – cho biết: “Thị trường lao động có dấu hiệu phục hồi, nhu cầu tuyển dụng đang tăng, nhưng mức độ còn chậm. Hiện tham gia sàn giao dịch việc làm chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên nhu cầu tuyển còn ít. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tập đoàn kinh tế lớn trước đây tuyển vài trăm lao động trong mỗi phiên, giờ vẫn đang gặp khó nên chưa thấy quay lại sàn”. Cung lao động cũng tăng nhẹ (tăng 1,8%), tập trung chủ yếu ở các ngành kế toán – kiểm toán (42,6%), nhân viên kinh doanh – bán hàng (11,6%),... Mức tăng được tạo ra chủ yếu từ nguồn sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mới ra trường. Doanh nghiệp vẫn thận trọng Theo UBND TPHCM, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, song sản xuất kinh doanh đã phục hồi khá tốt trong 6 tháng đầu năm nay. Trong 26 ngành sản xuất, có tới 22 ngành có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng chung. GDP toàn thành phố 6 tháng đầu năm tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tăng 6,2%, chỉ số phát triển công nghiệp tăng 5,2%, chỉ số tồn kho giảm 0,26%. Tuy nhiên, bên cạnh đà phục hồi nói trên, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp loay hoay trong tình trạng khó khăn, phải tạm ngừng sản xuất hoặc giải thể. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm Ứng viên tìm việc tại một trung tâm giới thiệu việc làm Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 208 ECO101_Bai7_v2.3014106226 đã có 26.324 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Các chuyên gia dự đoán 6 tháng vừa qua chính là điểm đáy của thị trường và những dấu hiệu cho thấy 6 tháng tiếp theo sẽ có những chuyển biến tích cực hơn. Những tín hiệu đáng mừng này khiến thị trường lao động rục rịch. Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc FALMI – thì hiện các doanh nghiệp đang từng bước sắp xếp, tuyển dụng lại lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp mới thành lập cũng cân nhắc chặt chẽ cơ cấu lao động để tuyển dụng cho hợp lý. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thể ổn định sản xuất nên đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyển dụng lao động. Không có sự “khát” lao động như trước đây. Trái lại các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chất lượng nguồn nhân lực chứ không tuyển dụng ồ ạt. Nguồn: –lam/thi–truong–lao–dong–co–dau–hieu–phuc–hoi– 133729.bld 7.2.4. Tiền công tối thiểu Để đảm bảo cho một số lực lượng lao động trên thị trường không phải nhận mức lương quá thấp, vì mục tiêu công bằng xã hội và đảm bảo cuộc sống cho người lao động, Chính phủ một số nước đưa ra quy định về tiền lương tối thiểu. Tiền lương/tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất mà Chính phủ quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Các doanh nghiệp trả công cho lao động không được thấp hơn mức giá quy định này. Thông thường thì mức lương tối thiểu cao hơn mức giá cân bằng trên thị trường lao động. Tương tự như trường hợp giá sàn: w L SL 0 w0 L0 E DL Thất nghiệp BA L1 L2 w1 Hình 7.10. Quy định mức tiền công tối thiểu W1 trên thị trường lao động Ban đầu, thị trường lao động cân bằng tại E0 với lượng lao động cân bằng là L0 còn mức lương cân bằng trả cho người lao động là w0. Khi chính phủ quy định tiền lương tối thiểu, giả sử w1, cầu lao động là L1 nhưng cung là L2, thị trường dư thừa 1 lượng lao động, một bộ phận người lao động bị thất nghiệp. Như vậy, với mục đích tốt nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động, Chính phủ phải áp dụng mức lương tối thiểu, nhưng quy định này lại khiến cho một bộ phận người lao động trên thị trường bị thất nghiệp. 7.3. Thị trường vốn 7.3.1. Vốn và các hình thức của vốn Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sử dụng trong quá trình sản xuất, nó được hiểu là vốn hiện vật của doanh nghiệp. Như vậy, trong nền kinh tế thì vốn thể hiện sự Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 209 tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mới. Vốn hiện vật là những hàng hóa được sản xuất ra không vì mục đích tiêu dùng cuối cùng mà được làm ra để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ khác. Vốn hiện vật bao gồm: Máy móc, thiết bị, đường ray xe lửa, trường sở, nhà làm việc, kể cả những đồ dùng lâu bền, các nguyên nhiên, vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất và kinh doanh. Đặc điểm cơ bản nhất của vốn hiện vật thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra, vừa là yếu tố đầu vào của sản xuất. Vốn hiện vật có thể mua, bán hay cho thuê nên nó phải có giá. Vốn tài chính không phải là tài sản hữu hình, nó chỉ là phương tiện được sử dụng để mua các yếu tố sản xuất, nhằm tạo ra hàng hóa và dịch vụ. Đây chính là tiền và các tài sản khác tương đương tiền (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...). Để đảm bảo đủ vốn cung cấp cho quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể tự mua sắm toàn bộ hoặc đi thuê vốn hiện vật và cả vốn tài chính. Đối với vốn tài chính, để thuê được nó, người đi thuê phải trả cho người cho thuê một khoản tiền thuê được gọi là lãi suất mà chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể trong phần tiếp theo. 7.3.2. Lãi suất và giá trị hiện tại của vốn Tiền lãi là số tiền phải trả để sử dụng một khoản tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là số tiền phải trả khi đi thuê vốn tài chính. Để đơn giản khi xác định lượng tiền này, người ta sử dụng thuật ngữ “lãi suất”. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần trăm. Nó chính là giá của vốn. Giả sử chúng ta vay K đồng với lãi suất hàng năm là i, ta có thể biểu diễn lượng tiền mà người cho vay vốn thu được khi cho vay K đồng sau n năm với lãi suất i bằng biểu thức: X = K.(1 + i)n Hay số tiền lãi mà người đi vay phải trả là: K.(1 + i)n – K. Từ biểu thức X = K.(1 + i)n nếu chia cả hai vế cho (1 + i)n, ta sẽ có công thức: n 1X K (1 i)   Công thức này được dùng để tính giá trị hiện tại của khoản tiền thu được tại một năm nào đó trong tương lai với lãi suất là i. Giá trị hiện tại của vốn: Giá trị hiện tại của một khoản tiền tại một ngày nào đó trong tương lai là số tiền nếu đem gửi hoặc cho vay hôm nay sẽ thu được đúng khoản tiền vào ngày tương lai đó. Ví dụ: Có 100 triệu USD đem cho vay, sau 1 năm thu được cả gốc lẫn lãi là 110 triệu USD, thì 100 triệu USD được gọi là giá trị hiện tại của 110 triệu USD sau 1 năm. Giá trị 110 được gọi là giá trị tương lai của 100 triệu USD sau 1 năm. Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn), ta có thể viết lại công thức tính giá trị hiện tại của vốn như sau: n n NFVNFV NPV(1 i) NPV (1 i)      Hệ số 1/(1 + i)n được gọi là hệ số chiết khấu để tính chuyển các khoản tiền từ giá trị ở mặt bằng thời gian tương lai về mặt bằng thời gian hiện tại. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 210 ECO101_Bai7_v2.3014106226 7.3.3. Cung và cầu trên thị trường vốn a. Cầu về dịch vụ vốn Cũng giống như cầu về lao động, cầu về vốn là số lượng đơn vị vốn mà người thuê sẵn sàng và có khả năng thuê ở các mức tiền thuê khác nhau trong một thời gian nhất định và các yếu tố khác là không đổi. Cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp Cũng giống như yếu tố đầu vào lao động, doanh nghiệp quyết định thuê bao nhiêu vốn phải so sánh giữa chi phí cận biên của dịch vụ vốn và doanh thu cận biên họ thu được từ dịch vụ vốn. Nếu mức chênh lệch này là tối ưu thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa. Để hiểu rõ hơn về cầu dịch vụ vốn chúng ta nghiên cứu một số khái niệm sau: Doanh thu cận biên của dịch vụ vốn là mức gia tăng về tổng doanh thu do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng. K TRMRP K   Chi phí cận biên của việc sử dụng vốn là mức gia tăng của tổng chi phí do sự gia tăng một đơn vị dịch vụ vốn được sử dụng. K TCMC K   Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nói chung, nếu doanh nghiệp là cạnh tranh trên thị trường vốn thì chi phí cận biên của vốn luôn bằng tiền thuê vốn (R). MCK = R Tương tự như cách phân tích về cơ sở của đường cầu lao động, đường cầu về dịch vụ vốn là đường MRPK. Vì với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường vốn thì nguyên tắc thuê vốn tối ưu tại điểm: MRPK = R Nếu doanh nghiệp là độc quyền trên thị trường về dịch vụ vốn thì doanh nghiệp sẽ thuê dịch vụ vốn cho đến khi doanh thu cận biên thu được từ việc sử dụng dịch vụ vốn này đúng bằng với chi phí biên mà doanh nghiệp đã phải trả khi sử dụng dịch vụ vốn MRPK = MCK Như vậy, cũng giống như đường cầu về lao động, đường cầu về vốn của hãng cũng chính là đường doanh thu biên về dịch vụ vốn MRPK). MRPK, r K DK =MRPK r0 K*0 E Hình 7.11. Đường cầu về vốn Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 211 Đường cầu này có thể thay đổi sang phải hoặc sang trái (cầu tăng hoặc giảm). Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Giá của hàng hóa hay dịch vụ đầu ra: Giá sản phẩm của hãng tăng giá sẽ làm tăng tổng doanh thu, làm cho doanh thu biên từ việc sử dụng vốn có giá trị lớn hơn. Đường cầu dịch vụ vốn dịch chuyển sang phải. Sự tăng mức độ các yếu tố sản xuất khác (chủ yếu là lao động) mà vốn kết hợp với chúng để tạo ra sản phẩm, làm tăng năng suất của vốn. Ví dụ, tăng lao động để sản xuất ra sản phẩm trong khi doanh nghiệp muốn giữ nguyên sản lượng đầu ra sẽ khiến cho cầu về dịch vụ vốn giảm. Tiến bộ kỹ thuật làm tăng năng suất của vốn hiện vật đối với các yếu tố kết hợp khác, các đầu vào của doanh nghiệp, khiến cầu về vốn hiện vật tăng. r K DK1 DK3 DK2 P↑, tiến bộ công nghệ P↓, công nghệ ↓, Hình 7. 12. Tác động của tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất vốn Ngoài ra sự tăng lên của lãi suất sẽ dẫn tới sự trượt dọc trên đường cầu về dịch vụ vốn của doanh nghiệp. Đối với cầu về dịch vụ vốn của ngành cũng được xác định tương tự như cầu lao động của ngành là tổng cầu về dịch vụ vốn của các doanh nghiệp trong ngành. Nó được xác định bằng cách cộng theo chiều ngang đường MRPK của các doanh nghiệp. b. Cung về dịch vụ vốn Trong ngắn hạn, cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị với các dịch vụ vốn được cung cấp là cố định do không thể thay đổi ngay được những tài sản vốn này trong ngắn hạn. Bởi vậy, đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức cung về các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định. r KK*0 SKN Hình 7.13. Đường cung về vốn trong ngắn hạn Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 212 ECO101_Bai7_v2.3014106226 Trong dài hạn, dự trữ tài sản vốn trong toàn bộ nền kinh tế và cho từng ngành sẽ thay đổi. Các nhà máy có thể được xây dựng thêm, các thiết bị có thể được sản xuất và mua sắm thêm, Dự trữ lượng tài sản vốn lớn hơn sẽ làm cho khả năng cung ứng nguồn vốn lớn hơn và ngược lại. Nhưng dự trữ vốn lớn hơn chỉ khi nào giá cho thuê vốn cao hơn. Ví dụ: Nhà cung cấp vốn sẽ sản xuất nhiều máy in, photo hơn nếu giá cho thuê máy photo tăng lên, dịch vụ cho thuê tài chính, nếu giá cho thuê các chiếc photo tăng lên, nhà cung ứng photo cho thuê tài chính trong ngành sẽ tăng cường dự trữ và cung ứng trên thị trường khi người sử dụng trả với mức giá thuê cao hơn. Do đó, trong dài hạn cung về vốn của một ngành là đường dốc lên và thoải hơn đường cung vốn trong ngắn hạn. r K0 SKD Hình 7.14. Đường cung về vốn trong dài hạn Đặc biệt, mỗi ngành cung cấp dịch vụ vốn đều có một đường cung dốc lên. Tuy nhiên, ngành nào có mức độ sử dụng vốn lớn hơn sẽ có đường cung về dịch vụ vốn dốc hơn. c. Cân bằng trên thị trường vốn Để xác định được điểm cân bằng trên thị trường vốn, cũng giống như đối với tất cả các thị trường khác, chúng ta vẽ đường cung và cầu về dịch vụ vốn trên cùng một hệ trục tọa độ. Điểm cân bằng trên thị trường vốn là giao điểm của đường cung và đường cầu về dịch vụ vốn. Tại đây số lượng vốn được phân bổ hết cho các hãng có nhu cầu và cũng sẽ không có nhà cung cấp vốn nào gia nhập vào thị trường dịch vụ vốn nữa. Khi quyết định có nên đầu tư hay không, các doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận luôn so sánh giữa chi phí vay vốn (lãi suất) và tỷ suất lợi tức vốn (giá trị tiền lãi ròng thu được hàng năm trên một đồng vốn đầu tư, tính theo %/năm) thu được. Với tỷ suất lợi tức vốn cao hơn lãi suất thị trường với vốn vay thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư, các doanh nghiệp có động cơ gia nhập ngành. Nếu lãi suất vay vốn cao hơn tỷ suất lợi tức vốn đầu tư thì doanh nghiệp sẽ không đầu tư, rút lui khỏi thị trường dịch vụ vốn. Khi lãi suất vay vốn bằng với tỷ suất lợi tức vốn thì sẽ không có động cơ cho các hãng gia nhập và rút lui khỏi thị trường vốn. Vì vậy, tại điểm cân bằng trên thị trường vốn, tỷ suất lợi tức của vốn phải bằng với lãi suất cho vay vốn trên thị trường.  Cân bằng trong ngắn hạn Tại các điểm cân bằng ngắn hạn E, lãi suất cho vay vốn bằng với tỷ suất lợi tức vốn. (Xem Case study 7.2). Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 213 MRPK, r K DK =MRPK r0 K00 E SKN Hình 7.15. Cân bằng cung cầu trên thị trường vốn  Cân bằng trong dài hạn Điểm cân bằng E của thị trường trong ngắn hạn chỉ có thể tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. MRPK, r K DK =MRPK r0 K00 E K* SKN SKD r* E* Hình 7.16. Cân bằng trên thị trường vốn trong dài hạn Tại điểm cân bằng E của thị trường trong ngắn hạn, với mức lãi suất i0 thì cung trong dài hạn vượt quá cầu về vốn. Lúc này, với mức lãi suất cao i0, các tác nhân kinh tế sẽ tích lũy vốn nhiều hơn, gia tăng tiết kiệm. Ban đầu tổng tích lũy vốn là tại điểm E, sau đó theo thời gian số vốn tích lũy tăng dần khiến nền kinh tế trượt dọc theo đường cầu về vốn sang phải tới điểm cân bằng dài hạn E*, tại giao điểm của đường cầu DK và đường cung về vốn trong dài hạn SLS. Lúc này thị trường đạt cân bằng tại E* với mức vốn được thuê cao hơn và mức lãi suất thấp hơn. 7.4. Thị trường đất đai 7.4.1. Đặc điểm của thị trường đất đai Đất đai là yếu tố rất cần thiết đối với bất kỳ một hãng kinh doanh nào. Trước kia đất đai chủ yếu được sử dụng trong nông nghiệp, hiện nay nó được sử dụng vào các công việc khác như xây nhà ở, văn phòng, xây nhà máy,... Theo quan điểm của các nhà kinh tế, đặc điểm quan trọng của đất đai vẫn không thay đổi là “Không thể tăng lên khi giá tăng lên và không thể co lại khi giá giảm đi”. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 214 ECO101_Bai7_v2.3014106226 Như vậy, trên thị trường đất đai yếu tố cung đất đai là cố định. Giá sử dụng một diện tích đất đai trong một thời gian được gọi là địa tô hay tô, nói một cách chính xác là tô kinh tế thuần túy. Về thuật ngữ “Tô kinh tế”, thuật ngữ này được sử dụng đối với tất cả các yếu tố có cung cố định. Tô kinh tế là tiền phải trả để có thể sử dụng các yếu tố sản xuất cố định. Đó là những đặc điểm cơ bản nhất của thị trường đất đai. Chúng ta sẽ đi nghiên cứu rõ hơn về những đặc điểm này thông qua nghiên cứu về cung và cầu trên thị trường đất đai. 7.4.2. Cung và cầu trên thị trường đất đai a. Cung trên thị trường đất đai Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt có sẵn từ thiên nhiên, không ai có thể sản xuất ra nó. Vì vậy, trong phạm vi một quốc gia, lãnh thổ hay vùng thì nguồn cung đất đai là cố định. Tuy nhiên, thực tế có thời kỳ không phải hoàn toàn là cố định do khai hoang, lấn biển, do sa mạc hóa,... Song theo như nhận định của các nhà kinh tế mà chúng ta đã phân tích trong phần đặc điểm của thị trường đất đai, cung đất đai là cố định cả trong dài hạn và ngắn hạn. Đường cung đất đai là đường SĐ có dạng đường thẳng đứng. T ĐĐ*0 SĐ Hình 7.17. Đường cung về đất đai trong ngắn hạn và dài hạn Thị trường vốn vẫn gặp khó (PetroTimes) – Thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm gỡ nút thắt về vốn cho doanh nghiệp nhưng hiệu quả vẫn còn rất hạn chế. Có một thực tế là hầu hết các ngân hàng hiện vẫn rất “e ngại” trong việc phê duyệt các khoản vay của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng vấn đề cốt lõi là tâm lý nghi ngại khả năng chi trả của doanh nghiệp vì 2 lĩnh vực này vẫn đang được xem là “vùng trũng” của nền kinh tế. Theo một cán bộ tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ở Hà Nội thì nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp hiện rất lớn nhưng lượng hồ sơ được duyệt vay vốn là rất hạn chế. Lý giải cho tình trạng này, cán bộ này cho biết: Nhiều doanh nghiệp vốn dĩ đã thuộc diện “cấm cửa” của ngân hàng bởi những khoản nợ trước đó vẫn đang treo tại ngân hàng. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay cũng tiềm ẩn yếu tố rủi ro rất cao. Các nhà băng chưa có niềm tin với thị trường bất động sản Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 215 “Thị trường bất động sản mặt dù nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách nhưng khó khăn vẫn chồng chất, thanh khoản của thị trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, sau quãng thời gian dài “đóng băng” theo thị trường, “sức khoẻ” của nhiều doanh nghiệp đã bị suy yếu trầm trọng” – vị này đề cập. Câu chuyện này đang diễn ra tại hầu hết các ngân hàng thương mại, có tiền nhưng cũng chẳng dám cho vay. Theo ghi nhận trên thị trường bất động sản, mặc dù vẫn tiếp tục nhận được nhiều sự hỗ trợ từ chính sách, từ nền kinh tế nhưng phản ứng của thị trường vẫn rất yếu ớt. Ví như gói hỗ trợ 30.000 tỉ đồng chẳng hạn. Mặc dù được đặt rất nhiều kỳ vọng nhưng tính đến thời điểm này, số lượng sản phẩm bất động sản được duyệt vay mua chỉ dừng lại ở con số rất khiêm tốn, chỉ khoảng vài trăm trường hợp. Tại sao lại có hiện tượng này? Những ngày qua, rất nhiều ý kiến bình luận về hiện tượng này cho rằng gói hỗ trợ triển khai cho người mua nhà chậm vì thiếu nguồn cung căn hộ đáp ứng các tiêu chí cho vay. Ý kiến này hoàn toàn đúng nhưng nguyên nhân sâu xa là hiện chẳng mấy doanh nghiệp còn lực để mà triển khai một dự án bất động sản đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của gói hỗ trợ nữa, bao nhiêu vốn liếng, bao nhiêu tiềm lực họ đều đổ dồn về những dự án triển khai trước ngày 07/01/2013 cả rồi. Có nhiều người đã nghĩ đến chuyện sao không điều chỉnh thiết kế đưa các căn hộ của các dự án đã triển khai trước đó cho phù hợp với gói hỗ trợ. Hướng giải quyết này cũng vậy, thoạt nghe thì hợp lý nhưng điều chỉnh thì cũng cần tiền mà giờ thì tiền lại đang rất khó. Hợp lý là vậy nhưng cũng lại khó thực hiện. Lại nữa, cuối năm 2011, khi thị trường bất động sản gặp khó, không ít doanh nghiệp tham gia thị trường đã nghĩ tới chuyện chuyển hướng đầu tư sang căn hộ mini, với giá thành rẻ hơn và phù hợp với tiềm lực tài chính của người dân hơn. Nhưng rồi sao, thị trường bất động sản liên tục đi xuống, đưa giá chung cư thương mại xuống thấp, về sát giá nhà ở xã hội, chung cư mini cũng “chết”. Một “đống” tiền đang bị “chôn vùi” trong thị trường bất động sản là điều mà người ta đã nói, đã nhắc tới từ lâu và thực tế giờ để “khai quật” thành công “nấm mồ” này chẳng hề đơn giản chút nào. Càng để lâu, “nấm mồ” đó càng phình to, càng lún sâu khiến việc “khai quật” thêm phần khó khăn. Ngân hàng sợ bị kéo vào “nấm mồ” đó cũng là phải bởi họ sợ nhúng tay vào thì sẽ không biết bao giờ mới rút ra được. Giới chuyên gia đưa dự báo thời điểm phục hồi của thị trường vào khoảng giữa năm 2014 và nếu dự báo này có chính xác đi chăng nữa, khả năng thu hồi vốn của các ngân hàng xem ra cũng rất hạn chế. Tình trạng này không chỉ diễn ra trên thị trường bất động sản mà ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác. Theo đánh giá chung của Chính phủ thì tình hình sản xuất kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực và điều này thể hiện ở số lượng doanh nghiệp trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2013 lớn hơn rất nhiều lượng doanh nghiệp giải thể, tồn kho cũng được đánh giá là không còn là vấn đề của nền kinh tế... Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trong 7 tháng đầu năm nay, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng ước đạt 5,2%, song dư nợ của một số ngân hàng lớn vẫn khá thấp, thậm chí âm trong khi huy động vẫn tăng tốt. Nói như vậy để thấy rằng, vấn đề vốn trong nền kinh tế hiện nay đang tồn tại rất nhiều trở ngại và theo TS Nguyễn Minh Phong, nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là do nhiều doanh nghiệp thiếu chiến lược đầu tư kinh doanh phù hợp, cung cách quản trị doanh nghiệp Vốn của nền kinh tế đang tắc trong két nhà băng Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 216 ECO101_Bai7_v2.3014106226 yếu, đầu tư dàn trải... “Đầu tư theo phong trào ví như việc các doanh nghiệp ồ ạt lao vào thị trường bất động sản chẳng hạn. Người người, nhà nhà tính kế, nghĩ mưu đầu tư vào thị trường này khiến bất động sản tăng trưởng quá “nóng”, mất cân đối cung – cầu và hệ quả là bất động sản đóng băng, trở thành “mồ chôn” tiền của nền kinh tế, là “nút thắt” lớn nhất của nợ xấu”. Về phía ngân hàng thì họ thực sự rất muốn cho vay bởi như đã đề cập tới ở trên, lượng vốn huy động của các ngân hàng vẫn rất tốt. Họ phải cho vay vì nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng là kinh doanh tiền và lợi nhuận cơ bản chính là tiền lãi thu về từ các khoản cho vay. Nhưng rõ ràng, thị trường bất động sản đã dạy cho họ một bài học là không thể cho vay bằng mọi giá. Ông Lê Hùng Dũng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Eximbank khi đề cập tới câu chuyện này cũng thẳng thắn tuyên bố: Với các đơn vị có các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, Eximbank sẵn sàng cho vay mức lãi suất ưu đãi, thậm chí 7–8% một năm. Đơn vị nào tốt mà không được tiếp cận mức này thì hãy đến gặp tôi. Điều này cho thấy rõ các ngân hàng cũng đang rất sốt ruột với chuyện “ế” tiền và cũng đang tìm kiếm đối tác để cho vay tiền. Quyết tâm và mong mỏi là vậy nhưng ông Dũng cũng cho biết, nợ xấu vẫn đang là nỗi ám ảnh của các ngân hàng, đặc biệt là khi sức khoẻ của các doanh nghiệp chưa thể phục hồi. Eximbank rất muốn tăng trưởng tín dụng nhưng không thể “nhắm mắt” cho qua buông lỏng khâu thẩm định hồ sơ vay. Nguồn: –te/thi–truong–von–van–gap–kho.html b. Cầu về đất đai Nhu cầu về đất đai cũng giống như nhu cầu về thuê vốn và thuê lao động. Đây đều là nhu cầu thứ phát, phái sinh. Nó được xác định qua doanh thu cận biên MRĐ = MR.MPĐ. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo ta có P = MR do đó: MRĐ = P.MPĐ Việc xác định cầu về đất đai cũng tương tự cách mà chúng ta xác định đường cầu về lao động và vốn. T Đ0 DĐ Hình 7.18. Đường cầu về đất đai Việc xác định trạng thái cân bằng trên thị trường đất đai cũng giống như đối với thị trường hàng hóa, thị trường vốn, thị trường lao động. Điểm cân bằng là giao điểm của đường cầu đất đai và đường cung đất đai (xem case study 7.2). Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 217 T ĐĐ*0 SĐ DĐ ET* Hình 7.19. Cân bằng cung cầu trên thị trường đất đai Đường cung và đường cầu đất đai cắt nhau tại điểm E với mức tiền thuê là T*. Xu hướng địa tô sẽ tiến tới mức giá này. Chúng hoàn toàn có thể lý giải được thông qua cơ chế điều tiết thị trường ở bài 2. 7.4.3. Giá cả và tiền thuê đất đai Vậy giữa giá cả của đất đai và tiền thuê đất có gì khác nhau, chúng ta sẽ đi nghiên cứu kỹ hơn hai thuật ngữ này: a. Tiền thuê đất đai Như chúng ta đã biết, đất đai được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Nhưng giá cho thuê giữa các ngành ngang bằng nhau và bằng mức giá ở điểm cân bằng mà chúng ta đã phân tích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các chủ sở hữu đất đai không được phép di chuyển đất từ ngành này sang ngành khác (thay đổi mục đích sử dụng) thì vẫn có sự chênh lệch về giá thuê đất đai giữa các ngành. Do cung về đất đai là không co giãn nên đất sẽ được sử dụng cho bất kỳ hoạt động cạnh tranh nào cần tới nó. Do vậy, giá trị của đất hoàn toàn phụ thuộc vào giá trị của sản phẩm do đất tạo ra và không có trường hợp ngược lại. Tiền thuê đất đai chính là địa tô sử dụng đất. Nói cách khác là khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả để sử dụng đất đó mà không được sở hữu nó. b. Giá cả của đất Giá trị của đất đai được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ được gọi là giá cả của đất hay giá đất. Khi chúng ta bỏ một khoản tiền bằng với giá đất chúng ta không chỉ được quyền sử dụng mà còn được sở hữu nó. Việc xác định giá cả của đất không phải là vấn đề đơn giản vì đất đai không có giá thành sản xuất. Giá trị của đất đai một phần do tự nhiên sinh ra, một phần do con người khai thác sử dụng đất đai mang lại được gọi là "giá trị đất đai" (địa tô tư bản hoá). Lợi ích thu được từ đất đai càng lớn thì giá trị của nó càng cao. Ở nước ta đang sử dụng hai hệ thống giá đất: Do Nhà nước quy định và theo giá thị trường.  Giá đất do Nhà nước quy định: là hệ thống giá đất do Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương định ra trên cơ sở quy định khung giá của Nhà Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 218 ECO101_Bai7_v2.3014106226 nước và điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ tính thuế đối với việc sử dụng đất và chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai năm 2003.  Giá đất thị trường: là giá bán quyền sử dụng đất của một mảnh đất nào đó có thể thực hiện được phù hợp với khả năng của người bán quyền sử dụng đất và người mua quyền sử dụng đất theo cơ chế thị trường. Giá đất thường được công bố theo VND/đơn vị diện tích đất. Thông thường thì hệ thống giá do Nhà nước quy định thường ở trạng thái tĩnh và thấp trong khi đó giá thị trường thì ở trạng thái động và cao hơn giá của nhà nước. Khi sự chênh lệch giữa 2 hệ thống giá này càng cao thì càng gây ra những bất lợi, những hạn chế, những tiêu cực trong việc giải quyết một cách công bằng và hợp lý, hài hoà giữa lợi ích nhà nước và người sử dụng đất. Vì vậy, nhà nước cần có biện pháp quản lý để giảm độ chênh lệch về giá đất giữa 2 hệ thống này. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 219 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Cầu về lao động là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Cầu về lao động phụ thuộc vào cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Nhu cầu lao động của doanh nghiệp được xác định bởi: w = P.MPL = MRPL khi hãng là hãng CTHH. Khi hãng là độc quyền trên thị trường hàng hóa ta có: MRPL = MR.MPL = w0. Cung lao động được định nghĩa là lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố đầu vào khác không đổi). Cung về lao động của cá nhân phụ thuộc vào các yếu tố sau: Các áp lực về mặt tâm lý, xã hội; Áp lực về mặt kinh tế; Phạm vi thời gian;... Đối với ngành yêu cầu lao động trình độ phổ thông, đường cung về lao động của ngành là đường tương đối thoải. Đối với ngành yêu cầu trình độ lao động đặc biệt, đường cung lao động của ngành này là đường tương đối dốc. Tiền lương/tiền công tối thiểu là mức lương thấp nhất mà Chính phủ quy định người sử dụng lao động phải trả cho người lao động. Vốn là lượng trang thiết bị và cơ sở hạ tầng sử dụng trong quá trình sản xuất, nó được hiểu là vốn hiện vật của doanh nghiệp. Như vậy, trong nền kinh tế thì vốn thể hiện sự tích lũy hàng hóa được sản xuất ra trong quá khứ, hiện đang được sử dụng để sản xuất ra những hàng hóa và dịch vụ mới. Lãi suất là tỷ lệ giữa số tiền lãi và lượng tiền vay tính theo phần trăm. Gọi NFV là giá trị tương lai của khoản đầu tư và NPV là giá trị hiện hành của luồng thu nhập trong tương lai (giá trị hiện tại của vốn), ta có thể viết lại công thức tính giá trị hiện tại của vốn như sau: n n NFVNFV NPV(1 i) NPV (1 i)      Cầu về vốn là số lượng đơn vị vốn mà người thuê sẵn sàng và có khả năng thuê ở các mức tiền thuê khác nhau trong một thời gian nhất định và các yếu tố khác là không đổi. Trong ngắn hạn, cung của các tài sản vốn như máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị với các dịch vụ vốn được cung cấp là cố định do không thể thay đổi ngay được những tài sản vốn này trong ngắn hạn. Bởi vậy, đường cung của các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là đường thẳng đứng. Nó thể hiện mức cung về các dịch vụ vốn trong ngắn hạn là cố định. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 220 ECO101_Bai7_v2.3014106226 BÀI TẬP THỰC HÀNH CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm cầu lao động và các đặc trưng của cầu lao động. 2. Sản phẩm doanh thu cận biên là gì? Tại sao đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động lại chính là đường cầu lao động của doanh nghiệp. 3. Chứng mình rằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động có xu hướng giảm dần khi lượng lao động được thuê tăng lên. 4. Tại sao khi hãng thuê lao động thỏa mãn điều kiện MRPL = w thì hãng sẽ thuê được lượng lao động tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận. 5. Tại sao đường cầu lao động của ngành lại có xu hướng dốc hơn đường cầu lao động của doanh nghiệp? Phân tích các yếu tố tác động đến cầu lao động của doanh nghiệp. 6. Phân tích khái niệm cung lao động và nêu các yếu tố tác động đến cung lao động của doanh nghiệp. 7. Phân biệt đường cung lao động của cá nhân với đường cung lao động của ngành. 8. Phân tích một số tác động chủ yếu làm thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường lao động của một ngành. 9. Phân biệt vốn tài chính và vốn hiện vật. Phân tích giá trị hiện tại và giá trị tương lai của vốn. 10. Phân tích các đặc trưng cơ bản của cung – cầu về thị trường vốn. 11. Phân tích các đặc trưng cơ bản của cung – cầu về thị trường đất đai. CÂU HỎI THẢO LUẬN 1. Phân tích cung – cầu về thị trường lao động đối với ngành tài chính – ngân hàng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 2. Phân tích cung – cầu về thị trường vốn đối với các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. 3. Phân tích cung – cầu và giá thị trường bất động sản ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. CÂU HỎI ĐÚNG/SAI 1. Đường cầu về lao động của hãng trong dài hạn thoải hơn so với trong ngắn hạn. 2. Đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động chính là đường cầu về lao động của hãng. 3. Đường cung lao động của ngành lao động phổ thông kém co dãn hơn so với đường cung lao động của ngành có yêu cầu trình độ, năng lực đặc biệt. 4. Đường cung về vốn trong ngắn hạn của hãng là đường dốc lên về phía phải. 5. Đường sản phẩm cận biên của vốn chính là đường cầu về vốn. 6. Đường cung đất đai cố định cả trong ngắn hạn và dài hạn. 7. Sự gia tăng cầu các khoản vay sẽ có xu hướng làm tăng lãi suất. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 221 8. Lượng cầu về đất đai có mối quan hệ ngược chiều với giá thuê đất đai. 9. Sự giảm xuống của mức tiền công cân bằng sẽ làm cho đường cầu về lao động của hãng dịch chuyển sang phải (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi). 10. Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động đối với một hãng cạnh tranh hoàn hảo bằng sản phẩm cận biên của lao động nhân với mức tiền công. 11. Sự thay đổi công nghệ không có tác động gì đến cầu về các yếu tố sản xuất 12. Nếu cầu về sản phẩm đầu ra tăng lên thì cầu về các yếu tố sản xuất dùng để sản xuất ra sản phẩm đó cũng tăng lên (giả định tất cả các yếu tố khác không thay đổi). 13. Khi đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương, hiệu ứng thu nhập mạnh hơn so với hiệu ứng thay thế. 14. Sự tăng lên của tiền công tối thiểu sẽ có lợi cho tất cả những người lao động. 15. Đường cầu về lao động của ngành là sự cộng theo chiều ngang đường cầu của các hãng trong ngành. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Việc đặt mức lương tối thiểu sẽ không tác động đến thị trường khi A. mức lương tối thiểu lớn hơn mức lương cân bằng. B. mức lương tối thiểu nhỏ hơn mức lương cân bằng. C. cung về lao động kém co dãn. D. cầu về lao động kém co dãn. 2. Một hãng thuê lao động trên thị trường lao động cạnh tranh hoàn hảo. Hãng sẽ thuê thêm lao động nếu A. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động nhỏ hơn mức tiền công. B. doanh thu cận biên bằng mức tiền công. C. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động lớn hơn mức tiền công. D. hãng đang thu được lợi nhuận kinh tế dương. 3. Giả sử cầu về đồ nội thất gỗ tăng (giả định các yếu tố khác không đổi), trên thị trường thợ mộc A. cung về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống. B. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công tăng lên. C. cung về thợ mộc giảm và mức tiền công tăng lên. D. cầu về thợ mộc tăng và mức tiền công giảm xuống. 4. Năng suất của những người công nhân may tăng lên sẽ làm A. cầu về công nhân may tăng. B. cung về công nhân may tăng. C. cầu về công nhân may giảm. D. cung về công nhân may giảm. 5. Nếu một hãng thuê thêm 1 đơn vị lao động và lao động này làm ra được 20 sản phẩm/ngày. Sản phẩm được bán trên thị trường CTHH với mức giá là 5 USD. Sản phẩm doanh thu cận biên của đơn vị lao động này trong một ngày là A. 5 USD. B. 100 USD. C. 4 USD. D. 20 sản phẩm. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 222 ECO101_Bai7_v2.3014106226 6. Khi mức tiền công tăng lên khuyến khích người lao động làm việc nhiều hơn bởi vì chi phí cơ hội của nghỉ ngơi tăng lên. Điều này được biết đến như là A. hiệu ứng thay thế. B. hiệu ứng thu nhập. C. hiệu ứng nghỉ ngơi. D. hiệu ứng vòng ngược về phía sau. 7. Mức tiền công tối thiểu là một ví dụ của A. mức tiền công trợ cấp. B. mức tiền công thỏa thuận. C. việc đặt giá trần. D. việc đặt giá sàn. 8. Một hãng cạnh tranh hoàn hảo đang hoạt động trong ngắn hạn. Hãng bán sản phẩm với giá P = 20USD/sản phẩm và có thể thuê lao động với mức tiền công 10USD/giờ. Hãng này sẽ thuê lao động tới khi sản phẩm cận biên của đơn vị lao động cuối cùng bằng A. 200. B. 2. C. 1/2. D. 5. 9. Một cách tổng quát, cung đất đai là A. không co giãn. B. co giãn đơn vị. C. hoàn toàn co giãn. D. co giãn nhưng không phải co giãn hoàn toàn. 10. Để tối đa hóa lợi nhuận, hãng sẽ thuê số lao động tối ưu thỏa mãn điều kiện A. sản phẩm cận biên của lao động bằng sản phẩm doanh thu cận biên của lao động. B. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động bằng sản phẩm trung bình của lao động. C. sản phẩm doanh thu cận biên của lao động bằng với mức tiền công. D. sản phẩm cận biên của lao động bằng với mức tiền công. 11. Trên thị trường lao động tự do cạnh tranh, điều gì xác định mức tiền công cân bằng? A. Chính phủ. B. Các tổ chức công đoàn. C. Cả cung và cầu về lao động. D. Khả năng đảm bảo cuộc sống của người lao động với mức tiền công đó. 12. Điều nào sau đây KHÔNG làm cầu về yếu tố đầu vào thay đổi? A. Sự thay đổi trong cung của yếu tố đầu vào đó. B. Sự thay đổi trong năng suất của đầu vào đó. C. Sự thay đổi trong giá của các yếu tố đầu vào khác. D. Sự thay đổi trong cầu về hàng hóa/dịch vụ đầu ra sử dụng yếu tố đầu vào đó. 13. Thị trường các yếu tố đầu vào khác với thị trường hàng hóa/dịch vụ đầu ra ở đâu? A. Trong thị trường các yếu tố đầu vào, các hãng không tối đa hóa lợi nhuận. B. Trong thị trường các yếu tố đầu vào, các hộ gia đình không tối đa hóa lợi ích. C. Trong thị trường các yếu tố đầu vào, các hãng đóng vai trò là người cầu còn các hộ gia đình lại đóng vai trò là người cung. D. Thị trường các yếu tố đầu vào không hoạt động theo quy luật cung cầu. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 223 BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài số 1: Giả sử một hãng có hàm sản xuất như sau: Q = 40L – 2L2. Trong đó L là đầu vào lao động một ngày và Q là sản lượng làm ra trong một ngày. a. Hãy xây dựng hàm cầu lao động và vẽ đồ thị đường cầu lao động của hãng nếu sản phẩm của hãng được bán trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo với giá là P = 10 (nghìn đồng/sản phẩm). b. Hãng sẽ thuê bao nhiêu nhân công một ngày nếu mức tiền công cho một lao động là w = 40 nghìn đồng/ngày; w = 80 nghìn đồng/ngày. Trả lời: a. Hàm cầu về lao động chính là hàm MRPL. Ta có MRPL = MR × MPL. Hãng là hãng cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường đầu ra nên MR = P = 10. MPL = Q’(L) = 40 – 4L. Vậy MRPL = 10(40 – 4L) = 400 – 40L. Hàm cầu về lao động có dạng w = 400 – 40L. b. Hãng thuê bao nhiêu nhân công? Điều kiện thuê lao động tối ưu MRPL = w. Khi w = 40 nghìn đồng/ngày, ta có w = 400 – 40L = 40 → L = 9. Khi w = 80 nghìn đồng/ngày, ta có: w = 400 – 40L = 80 → L = 8. Bài số 2: Giả sử có hàm cung và hàm cầu về lao động phổ thông như sau: L = – 50 + 30w và L = 500 – 25w. a. Hãy xác định mức lao động và mức tiền công khi thị trường lao động cân bằng. b. Xác định lượng thất nghiệp khi mức tiền công tối thiểu được đặt ra là 4 nghìn đồng/giờ, 14 nghìn đồng/giờ. c. Điều gì sẽ xảy ra đối với tổng thu nhập của các lao động phổ thông trên thị trường khi mức tiền công tối thiểu là 14 nghìn đồng/giờ (So sánh với trạng thái cân bằng của thị trường). Trả lời: a. Thị trường lao động cân bằng khi lượng cung về lao động bằng lượng cầu về lao động. Đáp số: w0 = 10, L0 = 250. b. Khi tiền công tối thiểu được đặt là 4 nghìn đồng/giờ, thị trường không có lao động thất nghiệp. Khi tiền công tối thiểu được đặt là 14 nghìn đồng/giờ, số lao động thất nghiệp là 220. c. Khi không quy định tiền công tối thiểu, tổng thu nhập là 2500 (nghìn đồng). Khi quy định tiền công tối thiểu, tổng thu nhập là 2100 (nghìn đồng). Tổng thu nhập giảm 400 (nghìn đồng). Bài số 3: Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, số liệu về lượng sản phẩm A của hãng được làm ra trong một ngày tương ứng với lượng lao động như sau: Số lượng lao động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Số lượng sản phẩm A 5 10 14 17 19 20 20 18 15 Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 224 ECO101_Bai7_v2.3014106226 a. Hãy xác định số lao động được thuê với mức lương 40.000 đồng/ngày nếu sản phẩm A bán được 20.000 đồng/sản phẩm. b. Giả sử mức tiền công không đổi, giá bán sản phẩm A tăng lên là 40.000 đồng/sản phẩm. Lượng lao động được thuê sẽ tăng lên hay giảm đi, mức cụ thể là bao nhiêu? c. Lượng lao động được thuê sẽ tăng hay giảm nếu năng suất lao động của mỗi lao động tăng lên? Minh họa bằng đồ thị. Trả lời: a. Xác định số lao động được thuê tối ưu khi w = 40.000 đồng/ngày, và P = 20.000 đồng/sản phẩm. Từ số liệu đầu bài, ta có bảng số liệu sau: L 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Q 5 10 14 17 19 20 20 18 15 MPL 5 5 4 3 2 1 0 –2 –3  Điều kiện thuê lao động tối ưu là MRPL = w.  Theo công thức ta có MRPL = MR × MPL. Đây là hãng CTHH nên MR = P.  Từ đây suy ra: MRPL = P × MPL = w. Ta có MPL = w/P = 2.  Từ bảng tính toán ta nhận thấy đơn vị lao động thứ 5 có MPL = 2. Vậy để tối đa hóa lợi nhuận, hãng này sẽ thuê một lượng lao động là L*1 = 5. b. Làm tương tự câu (a), khi w = 40.000 đồng/ngày và P = 40.000 đồng/sản phẩm thì lượng lao động mà hãng sẽ thuê để tối đa hóa lợi nhuận là L*2 = 6 c. Khi năng suất lao động tăng lên, MPL tăng, dẫn đến MRPL tăng, đường MRPL dịch chuyển sang phải. Vì vậy với cùng một mức tiền công, lúc này số lao động được thuê sẽ tăng lên. Bài số 4: Một cái máy giá 11.000 USD, sau hai năm hoạt động cho cả vốn và lãi là 14.520 USD. Giả định chiếc máy đó được mua bằng tiền đi vay với lãi suất là 10%/năm, sau hai năm phải hoàn trả toàn bộ cả vốn lẫn lãi. Theo bạn, doanh nghiệp có nên đầu tư mua chiếc máy đó không? Tại sao? Trả lời:  Cách 1: So sánh giá trị trong tương lai của hai sự lựa chọn Giá trị tương lai của khoản tiền 11.000 USD là NFV = 13.310 (USD) < 14.520 (USD).  Cách 2: So sánh giá trị trong hiện tại của hai sự lựa chọn Giá trị hiện tại của khoản tiền 14.520 USD là PV = 12.000 (USD) > 11.000 (USD). Kết luận: Nên đầu tư mua chiếc máy đó. Bài số 5: Giả định ở một khu vực A có diện tích đất là 10 nghìn m2, cầu về mảnh đất này được cho bởi bảng số liệu sau: Giá thuê đất (đơn vị: triệu đồng/nghìn m2) 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Lượng đất (nghìn m2) 24 22 20 18 16 14 12 10 8 6 a. Xác định mức giá thuê đất. b. Số lượng đất được thuê sẽ là bao nhiêu? c. Vẽ đồ thị minh họa thị trường đất đai. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 225 d. Nếu Chính phủ áp đặt mức thuế 11 triệu đồng/nghìn m2 đất, khi đó giá thực tế thuê đất sau thuế mà chủ đất đai được hưởng là bao nhiêu? Số lượng đất đai được thuê là bao nhiêu? Trả lời: a. Mức giá thuê đất là: 11 triệu đồng/nghìn m2. b. Số lượng đất được thuê sẽ là 10000 m2. c. Người đọc tự vẽ đồ thị minh họa thị trường đất đai. d. Nếu Chính phủ áp đặt mức thuế 11 triệu đồng/nghìn m2 đất, khi đó giá thực tế thuê đất sau thuế mà chủ đất đai được hưởng là 0 đồng? Số lượng đất đai được thuê vẫn là 10.000 m2. Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất 226 ECO101_Bai7_v2.3014106226 ĐÁP ÁN CÁC PHẦN TRẮC NGHIỆM CỦA BÀI 7 1. Đáp án phần Câu hỏi đúng hay sai 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ Đ S S S Đ Đ Đ S S S Đ S S S 2. Đáp án phần Lựa chọn câu trả lời đúng nhất 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 B C B A B A D C A C C A C Bài 7: Thị trường các yếu tố sản xuất ECO101_Bai7_v2.301416226 227 THUẬT NGỮ C Công đoàn Là một nhóm người lao động cùng nhau tham gia để cải thiện việc làm của mình. Cung co giãn theo giá Là khi trị tuyệt đối co dãn của cung theo giá lớn hơn một. Cung hoàn toàn co dãn Là khi trị tuyệt đối co dãn của cung theo giá là vô hạn. Cung không co dãn theo giá Là khi trị tuyệt đối co dãn của cung theo giá bằng 0. Cung thị trường Lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường với một mức giá nào đó tại một thời điểm và trên một thị trường nhất định. Cung thị trường đầu vào Cung thị trường đầu vào là lượng đầu vào mà thị trường có và sẵn sàng cung ứng tại những mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. K Khoảng mất trắng Chi phí xã hội cho việc sản xuất không hiệu quả gây ra. Kinh tế ngầm Kinh tế ngầm là thuật ngữ sử dụng cho tất cả các hoạt động kinh doanh trên thị trường mà không báo cáo cho Chính phủ nhằm mục đích trốn thuế hoặc là vì các hoạt động kinh doanh trái luật. Kinh tế thị trường Nền kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong đó các cá nhân và các hãng tư nhân tự ra các quyết định chủ yếu về sản xuất và tiêu dùng. Kỳ vọng của người tiêu dùng Mong muốn và dự đoán cũng như là nhận định của người đó về sự thay đổi về giá, lượng cung cấp, mức độ khan hiếm của một hàng hoá. Kinh tế chỉ huy Kinh tế chỉ huy là nền kinh tế trong đó Chính phủ ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. T Tài nguyên cạn kiệt Những nguồn tài nguyên cạn kiệt là tất cả các nguồn tài nguyên không thể tái tạo lại hoặc không thể tái tạo trong thời gian ngắn. Chủ yếu những nguồn này được hình thành từ sự vận động của vỏ trái đất trong một thời gian hàng triệu năm hoặc các loài sinh vật bị tuyệt chủng do con người. Tài nguyên tái tạo Một tài nguyên được gọi là tái tạo nếu sử dụng nguồn tài nguyên đó hạn chế có thể kéo dài quá trình sử dụng tới vô tận. V Vốn Vốn bao gồm tất cả những sáng tạo của con người được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_7_thi_truong_cac_yeu_to_san.pdf