Giáo trình Kinh tế học vi mô - Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng
Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập công bằng thông qua một số công cụ. Các
công cụ chủ yếu là thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá cả và đầu tư vào con người. Thuế và
trợ cấp là những phương tiện trực tiếp nhất để tác động vào phân phối lại thu nhập.
Việc kiểm soát giá cả cũng có tác động phân phối lại, nhưng tác động này phụ thuộc
vào hàng hoá và dịch vụ mà giá cả của chúng được kiểm soát. Đầu tư vào con người
không giống như các phương thức trên nó có tác động dài hạn.
Thuế đóng một vai trò phân phối lại quan trọng. Chính phủ sử dụng thuế để tài trợ cho
việc chi tiêu cho người nghèo. Thí dụ, chính phủ phát triển các dịch vụ trong các vùng
hay khu vực mà người nghèo sinh sống. Miễn thuế đối với các hàng hoá và dịch vụ
mà người nghèo tiêu dùng là một cách khác để giảm sự bất công bằng trong phân phối
thu nhập.
Trợ cấp có thể tác động đến phân phối thu nhập vì cho phép một vài hàng hoá, dịch vụ
được cung cấp thấp hơn giá cả thị trường để ngay cả những nhóm người nghèo hơn
của dân số có thể mua chúng. Ví dụ như trợ cấp về giá đối với các hàng hóa thiết yếu
như lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ y tế cơ bản được sử dụng chủ yếu
bởi người nghèo. Các khoản trợ cấp cũng có thể ở dạng hiện vật ví dụ như tem phiếu
lương thực hay phần bổ sung thực phẩm cho người nghèo.
Chính phủ có thể điều tiết giá cả của các yếu tố sản xuất, ví dụ thông qua tiền lương
tối thiểu, sự kiểm soát tiền thuê nhà, quy định trần lãi suất.
Đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là giải pháp quan trọng và lâu dài để khắc phục sự
mất công bằng về thu nhập. Đầu tư vào nguồn nhân lực là việc tạo cho người lao động
các kỹ năng lao động để họ có thể sử dụng được các cơ hội làm việc theo đòi hỏi của
thị trường, đây chính là việc giúp cho họ “cần câu cá” thay vì cho họ “cá”.
Tóm lược cuối bài
Hiệu quả Pareto và những thất bại của kinh tế thị trường
Những giải pháp phân bổ nguồn lực phi hiệu quả: ngoại ứng, hàng hóa công cộng, cạnh tranh
không hoàn hảo (sức mạnh thị trường) và phân phối thu nhập không công bằng.
Những biện pháp khắc phục của Chính phủ.
13 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo trình Kinh tế học vi mô - Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 177
BÀI 8 VAI TRÒ CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
Hướng dẫn học
Để học tốt bài này, học viên cần tham khảo các phương pháp học sau:
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia
thảo luận trên diễn đàn.
Đọc tài liệu:
1. PGS. TS Vũ Kim Dũng – PGS.TS Phạm Văn Minh (2011), Giáo trình Kinh tế học
vi mô, NXB Lao động xã hội.
2. PGS. TS Vũ Kim Dũng – TS Đinh Thiện Đức, Bài tập kinh tế học vi mô, (2011),
NXB Lao động xã hội.
Tìm hiểu những quy định liên quan đến sự can thiệp của Chính phủ nhằm khắc phục các thất
bại như: ngoại ứng, độc quyền, phân phối thu nhập không công bằng.
Học viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.
Trang Web môn học.
Nội dung
Những thất bại của thị trường
Những chính sách và quy định liên quan đến khắc phục các thất bại của thị trường:
Chống độc quyền, hạn chế ô nhiễm, giảm nghèo đói
Mục tiêu
Nắm được những thất bại của kinh tế thị trường và do đó cần có bàn tay của Nhà nước
can thiệp nhằm giảm thiểu thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội.
Hiểu được cách thức can thiệp của Chính phủ nhằm khắc phục những thất bại của
thị trường.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
178 ECO101_Bai8_v1.0012112220
Tình huống dẫn nhập
Vào năm 1960, những người đi câu ở vùng Đông Bắc nước Mỹ - nơi trước giờ vẫn luôn đầy ắp
cá trong hàng nghìn cái hồ - phát hiện ra một điều thật đáng lo ngại: những cái hồ trước đây đầy
cá giờ đây dường như không còn con cá nào. Điều gì đã xảy ra?
Câu trả lời chính là mưa axít, những cơn mưa acid này có nguyên nhân chủ yếu bởi các nhá máy
đốt than đá. Khi than bị đốt, nó thải ra khí SO2 và NO vào khí quyển; các khí này phản ứng với
nước có trong bầu khí quyển tạo ra axit sunfuric và axit nitric. Kết quả là ở vùng Đông Bắc nơi
mà hứng gió thổi xuống từ các khu công nghiệp trong nước, phải hứng chịu những trận mưa axít
,thậm chí có những cơn mưa có độ PH bằng cả nước chanh. Mưa axit không chỉ làm cá chết, nó
cũng làm hư hại cây trồng và mùa màng, thậm chí ăn mòn cả nhà cửa.
Thực ra, tình trạng mưa axit hiện nay đã giảm đi rất nhiều so với những năm 1960. Các nhà máy
điện đã giảm lượng khí thải bằng cách chuyển sang sử dụng các loại than có hàm lượng lưu
huỳnh thấp và lắp đặt các hệ thống lọc khí thải. Những họ không làm những điều này xuất phát
từ ý thức bảo vệ môi trường, họ làm điều này xuất phát từ những quy định của chính phủ. Nếu
không có những sự can thiệp của chính quyền, những công ty điện không hề có động lực nào để
xem xét những thiệt hại có thể gây ra cho môi trường.
Khi một cá nhân gây ra phí tổn hoặc đem lại lợi ích cho một người khác, nhưng không có động
lực kinh tế để tính đến những phí tổn hay lợi ích đó, các nhà kinh tế học gọi đó là hiện tượng
ngoại ứng. Ta nói rằng một trong những thất bại chính của thị trường là những hành vi có tác
dụng phụ không được tính đến một cách đầy đủ. Trong chương này,ta sẽ xem xét về ý nghĩa kinh
tế của ngoại ứng, xem xem nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả kinh tế và dẫn đến những thất
bị thị trường ra sao, tại sao nó lại đưa ra nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của chính phủ vào thị
trường, và xem xem các phân tích kinh tế học có thể được sử dụng như thế nào để hình thành
nên chính sách.
Nguồn: Bade và Parkin, 2009.
1. Hành vi chủ động của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường?
2. Vai trò của chính phủ?
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 179
Trong các bài học trước chúng ta nghiên cứu kinh tế thị trường hoạt động trên cơ sở tương tác
của các lực lượng cung và cầu. Nền kinh tế thị trường hoạt động rất hiệu quả và giải quyết tương
đối tốt ba vấn đề kinh tế cơ bản là sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Tuy
nhiên, có một số vấn đề mà bản thân kinh tế thị trường không giải quyết được mà cần phải có sự
can thiệp của chính phủ. Bài này sẽ nghiên cứu các vấn đề đó và xem xét cách thức chính phủ
khắc phục các thất bại của thị trường.
8.1. Ưu điểm của thị trường
Nền kinh tế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác giữa các
lực lượng cung cầu. Sự tương tác này xác định xác định ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là
sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Trong nền kinh tế thị trường,
người tiêu dùng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi ích và người sản xuất theo đuổi mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Họ tương tác với nhau để hình thành giá và sản lượng cân
bằng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ.
Hình 8.1 minh hoạ hoạt động của thị trường cạnh tranh thông qua sự tương tác của hai
lực lượng cung và cầu. Đường cung biểu diễn chi phí cận biên của người sản xuất và
đường cầu minh họa lợi ích cận biên của người tiêu dùng. Tại trạng thái cân bằng E,
giá của hàng hóa là PE và lượng hàng hóa là QE. Mức giá cân bằng cho biết lợi ích cận
biên và chi phí cận biên bằng nhau. Người tiêu dùng và người sản xuất cùng đạt được
mục tiêu của họ.
0
P
E
PE
QE
S = MC
D = MB
Q
Hình 8.1. Cân bằng cung cầu
Tuy nhiên, không phải lúc nào kết quả do thị trường mang lại cũng là tối ưu nhất là
đối với toàn bộ xã hội. Khi thị trường tự do tạo ra các kết quả mà xã hội không mong
muốn, chúng ta gọi đó là thất bại của thị trường.
Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả là sự phân bổ có hiệu quả các nguồn tài nguyên khan
hiếm của xã hội. Trong kinh tế học, chuẩn mực chung về hiệu quả phân bổ là hiệu quả
Pareto. Hiệu quả Pareto đạt được trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một
sự phân bổ đạt hiệu quả Pareto khi chi phí cận biên của sản xuất của mọi hàng hoá
bằng với lợi ích cận biên của chúng đối với người tiêu dùng.
Khi thị trường không đạt được trạng thái cân bằng mang tính hiệu quả Pareto chúng ta
nói đó là thất bại của thị trường. Chúng bao gồm:
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
180 ECO101_Bai8_v1.0012112220
Các ngoại ứng;
Hàng hoá công cộng;
Tính cạnh tranh không hoàn hảo, và
Phân phối thu nhập không công bằng.
8.2. Những thất bại của thị trường
8.2.1. Các ngoại ứng
Ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba
không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu dùng đó.
Ngoại ứng có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các ngoại ứng tiêu cực
gây ra chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích
cho các thành viên thứ ba. Những thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh
toán hay phải trả chi phí thích hợp.
Ngoại ứng có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất. Dưới đây là những ví
dụ cho các hình thức của ngoại ứng.
Ví dụ việc xây dựng tầu điện ngầm ở các thành phố lớn không chỉ mang lại lợi ích cho
những người trực tiếp tham dự vào loại hình giao thông này mà hệ thống tầu điện
ngầm còn có các ảnh hưởng tích cực đối với mọi người trong khu vực đó vì thời gian
tắc nghẽn giao thông trên mặt đất sẽ giảm đi đáng kể.
Còn các ngoại ứng tiêu cực của sản xuất là ô nhiễm, tiếng ồn, chất thải. Ví dụ các nhà
máy hóa chất thường thải chất độc gây ô nhiễm các dòng sông xung quanh và làm
chết cá ảnh hưởng tiêu cực tới những người sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông
không trực tiếp tiêu dùng hóa chất.
Trong tiêu dùng, các ngoại ứng tích cực có thể thấy qua việc sử dụng các hàng hoá
như uống thuốc phòng bệnh, sửa sang nhà cửa, học tập. Ví dụ, khi các em học sinh
tham gia tiêm chủng, lợi ích trực tiếp của chúng là khả năng phòng bệnh. Ngoài ra,
các em học sinh khác chưa tiêm chủng cũng được lợi khi sinh hoạt cùng các em này,
sác xuất lây bệnh của chúng bị giảm đi. Đó là ảnh hưởng tích cực của việc tiêu dùng
thuốc phòng bệnh.
Còn các hoạt động tiêu dùng tạo ra các ngoại ứng tiêu cực có thể thấy rõ qua việc tiêu
dùng thuốc lá khi người hút cảm thấy ngon và dễ chịu mặc dù có hại cho sức khoẻ
nhưng đối với những người xung quanh họ sẽ cảm thấy khó chịu vì khói thuốc lá.
Trong tất cả các trường hợp này chi phí và lợi ích cá nhân của người thực hiện hành
động này là khác biệt so với chi phí và lợi ích thực tế đối với toàn bộ xã hội. Hãy xem
xét một ví dụ cụ thể để thấy rõ điều này. Giả sử đây là trường hợp của doanh nghiệp
sản xuất hoá chất. Doanh nghiệp này không xử lý nước thải mà trực tiếp đổ nó ra
sông.
Hình 8.2 cho thấy MPC là chi phí cận biên cá nhân của doanh nghiệp sản xuất hoá
chất. Nhưng trên thực tế, việc sản xuất hoá chất gây ô nhiễm môi trường nước do chất
thải đổ ra sông chưa qua xử lý do đó đã làm cho dòng sông bị ô nhiễm.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 181
Q
P
MPC
MSC
D
Q1Q2
e1
e2
P1
P2
Hình 8.2. Ảnh hưởng tiêu cực do sản xuất hoá chất
Về phần mình sự ô nhiễm đó có thể gây ra các hậu quả như chết cá, ảnh hưởng đến
nguồn sống của những người đánh cá - là các thành viên thứ ba không tham gia vào
quá trình sản xuất này. Hoặc ô nhiễm dòng sông đã làm cho lượng khách du lịch đến
thăm quan giảm đi đáng kể. Có thể nói một cách tổng quát là việc sản xuất hoá chất đã
gây ra các chi phí cho xã hội. Nếu tính đầy đủ các chi phí này cho doanh nghiệp hoá
chất thì chi phí đó sẽ được biểu diễn bằng đường chi phí cận biên xã hội (MSC).
Trong trường hợp này chi phí cận biên xã hội cao hơn chi phí cận biên cá nhân của
doanh nghiệp. Nếu đường cầu đối với hoá chất là đường D thì trạng thái cân bằng e1
với mức sản lượng Q1 tại đó chi phí cận biên cá nhân bằng giá. Tuy nhiên, tại mức sản
lượng Q1 chi phí cận biên của xã hội vượt quá lợi ích cận biên. Xét trên giác độ xã hội,
mức sản lượng mà xã hội mong muốn là mức sản lượng Q2 tại đó, chi phí cận biên xã
hội bằng với lợi ích cận biên. Thị trường tự do không đạt được mức sản lượng mà xã
hội mong muốn. Đó là thất bại của thị trường.
Hình 8.3 minh hoạ ngoại ứng tích cực của tiêu dùng. Một ngoại ứng tích cực do tiêu
dùng được gắn với lợi ích cận biên cá nhân thấp hơn lợi ích xã hội cận biên. Chúng ta
thấy điều này qua ví dụ về tiêu dùng dịch vụ giáo dục.
Q
P MC
D1 - MPB
Q1 Q2
e2
P1
P2
D2 - MSBe1
Hình 8.3. Giáo dục tạo ra ngoại ứng tích cực
Giả sử trạng thái cân bằng là P1 và Q1 – kết quả của quan hệ cung cầu. Đường cầu D1
phản ánh lợi ích cá nhân cận biên của tất cả những người trực tiếp hưởng (tiêu dùng)
dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, lợi ích không chỉ dừng lại ở đó mà lợi ích của giáo dục
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
182 ECO101_Bai8_v1.0012112220
còn mở rộng ra đối với xã hội, nghĩa là đối với cả những thành viên thứ ba, những
người không được hưởng dịch vụ giáo dục. Lợi ích này có thể thấy được khi các tiêu
cực, tệ nạn xã hội ít đi vì những người hưởng giáo dục sẽ sống tốt hơn... Như vậy lợi
ích thực sự của giáo dục đối với xã hội sẽ lớn hơn lợi ích của chính bản thân những
người được đi học. Điều này được minh hoạ bằng đường D2 phản ánh lợi ích cận biên
của xã hội MSB. Như vậy, trạng thái cân bằng mà xã hội mong muốn là P2 và Q2.
Như vậy, sự chênh lệch giữa chi phí (lợi ích) xã hội và cá nhân dẫn đến khối lượng
hàng hoá thực tế được sản xuất bởi thị trường khác với khối lượng tối ưu về mặt xã
hội. Trong trường hợp các ngoại ứng tích cực thì có quá ít hàng hoá được sản xuất.
Còn khi ngoại ứng tiêu cực hiện hữu thì lại có quá nhiều hàng hoá được sản xuất. Kết
quả là thị trường đưa ra một giải pháp không có hiệu quả vì các nhà sản xuất và người
tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa trên chi phí và lợi ích cá
nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chi phí và lợi ích thực tế của toàn bộ xã hội.
8.2.2. Hàng hóa công cộng
Hàng hoá công cộng là những hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì
mọi người đều có khả năng tiêu dùng. Hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc tính
chủ yếu là tính không cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng.
Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ khả năng của
chúng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không giảm khối lượng cho người
khác tiêu dùng. Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng ám chỉ sự
thật rằng khi những hàng hoá như vậy được sản xuất ra thì không có cách gì ngăn cản
được những người tiêu dùng nhất định tiêu dùng chúng. Điều này được biết đến như
vấn đề “kẻ ăn không" hay đây là hiện tượng tiêu dùng tự do – tiêu dùng mà không cần
phải trả tiền. Hàng hoá công cộng là một trường hợp đặc biệt của ngoại ứng tích cực,
ảnh hưởng tích cực đó không chỉ tác động đến một số người mà tác động đến toàn bộ
thành viên xã hội.
Một ví dụ của hàng hoá công cộng thuần tuý là an ninh quốc phòng. Khi một người
được quốc phòng bảo vệ, nó không có nghĩa là bất kỳ một người nào khác được bảo
vệ ít hơn. Không một ai có thể ngăn chặn các công dân được hưởng lợi ích từ quốc
phòng cho dù họ có trả phí hay không. Những ví dụ khác về hàng hoá công cộng là hệ
thống pháp luật, kiểm soát lũ lụt, bảo vệ môi trường, đèn hải đăng trên biển. Cũng có
các hàng hóa công cộng không thuần tuý. Ví dụ, hệ thống đường cao tốc chẳng hạn.
Thông thường, mọi người lái xe có thể sử dụng đường cao tốc mà không ảnh hưởng
đến người lái xe khác. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều ô tô sử dụng đường cao tốc sẽ gây
ra tắc nghẽn và như vậy sẽ ngăn cản các lái xe khác sử dụng hệ thống này.
Sự cung cấp các hàng hoá công cộng bởi tư nhân thông qua thị trường sẽ không thể
xảy ra vì lợi ích của những hàng hoá này bị phân tán rộng rãi đến mức mà không một
hãng nào muốn cung cấp chúng. Họ không thể đặt giá cho những hàng hoá đó vì họ
không thể ngăn cản mọi người tiêu dùng hàng hoá đó miễn phí. Lợi ích cá nhân của
sản xuất hàng hoá công cộng thấp hơn là lợi ích xã hội tương ứng. Nói một cách khác
thị trường hoàn toàn thất bại vì vấn đề tiêu dùng tự do.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 183
8.2.3. Cạnh tranh không hoàn hảo
Cạnh tranh không hoàn hảo là tình huống mà một nhà sản xuất (người tiêu dùng) có
thể tác động vào mức giá mà anh ta bán (hoặc mua) sản phẩm của mình. Trong
chương cơ cấu thị trường, chúng ta đã thấy rằng ngoài thị trường cạnh tranh hoàn hảo
còn có các cơ cấu thị trường khác là độc quyền, độc quyền tập đoàn và cạnh tranh độc
quyền. Trong đó độc quyền bán là trường hợp thái cực của cạnh tranh không hoàn
hảo. Chúng ta cũng đã chỉ ra rằng với sức mạnh thị trường, các hãng cạnh tranh không
hoàn hảo hạn chế sản lượng bán dưới mức hiệu quả tối ưu và nâng giá bán cao hơn chi
phí cận biên nhằm thu được lợi nhuận. Và điều đó gây ra phần mất không đối với nền
kinh tế.
Q
P MC
MR
Q1 Q2
P1
P2
D - AR
A
B
C
Hình 8.4 Phần mất không do cạnh tranh không hoàn hảo gây ra
Như hình 8.4 cho thấy một hãng trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo sản xuất
một mức sản lượng Q1, tại đó doanh thu cận biên bằng với chi phí cận biên. Sản lượng
này thấp hơn mức sản lượng mà tại đó giá (doanh thu bình quân) bằng với chi phí cận
biên (Q2). Phần mất không đối với nền kinh tế được chỉ ra bằng hình tam giác ABC
được giới hạn bởi đường chi phí cận biên, doanh thu bình quân và đường thẳng đứng
qua Q1.
8.2.4. Phân phối thu nhập không công bằng
Nền kinh tế thị trường phân bổ các nguồn lực một cách có hiệu quả và tạo ra một sự
phân phối thu nhập nhất định dựa trên sở hữu của các cá nhân về các yếu tố sản xuất
và giá cả hiện hành của các yếu tố đó trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường không tạo
ra một sự phân phối thu nhập công bằng. Để hiểu rõ hơn về sự phân phối không công
bằng này, chúng ta hãy xem xét nguồn gốc của thu nhập của các cá nhân. Như chúng
ta đã biết, các hộ gia đình cung cấp dịch vụ các yếu tố sản xuất – lao động, đất đai và
vốn mà họ sở hữu trên thị trường yếu tố sản xuất để đổi lấy thu nhập. Có thể minh họa
thu nhập của hộ gia đình thông qua biểu thức sau đây:
I = wL + iK + rĐ
Trong đó L, K, Đ là các yếu tố sản xuất thuộc các hộ gia đình
w, i, r là các mức giá tương ứng của các yếu tố sản xuất đó. Các yếu tố này có tên gọi
tương ứng là tiền công, lãi suất và tiền thuê đất.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
184 ECO101_Bai8_v1.0012112220
Rõ ràng, sự khác nhau về sự sẵn có của các yếu tố sản xuất của các hộ gia đình là
nguồn gốc của sự khác biệt trong thu nhập của các cá nhân. Mỗi một cá nhân có thể sở
hữu các yếu tố sản xuất khác nhau vì họ có hoàn cảnh và điều kiện hoàn toàn khác
nhau. Các yếu tố đó có thể được thừa kế từ thế hệ này qua thế hệ khác. Điều đó làm
cho thu nhập từ việc cung cấp các yếu tố đó là khác nhau. Ví dụ, một người có thể
nhận được thu nhập cao hơn đơn giản là vì anh ta được thừa kế một tài sản lớn. Hơn
nữa, như chúng ta đã biết trong chương thị trường yếu tố sản xuất, giá yếu tố sản xuất
do thị trường yếu tố xác định. Các doanh nghiệp thuê các yếu tố sản xuất để đạt được
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận do đó họ chỉ thuê các yếu tố tạo ra lợi nhuận cho họ.
Điều đó có nghĩa là khả năng cung cấp dịch vụ các yếu tố sản xuất của các cá nhân
cũng rất khác nhau – phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố đó cũng như giá cả của
hàng hóa mà họ sản xuất ra. Tất cả các điều đó làm cho thu nhập của các cá nhân rất
khác nhau trong kinh tế thị trường.
Như vậy, có thể thấy rằng bên cạnh những ưu điểm về phân bổ hiệu quả các nguồn lực
khan hiếm, kinh tế thị trường cũng có những thất bại mà thị trường tự do không thể
giải quyết được. Để khắc phục các thất bại của thị trường, chính phủ – bàn tay hữu
hình - cần can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục các thất bại đó. Chính phủ có đủ sức
mạnh và nguồn lực cũng như các công cụ cần thiết để khắc phục các thất bại của thị
trường. Các công cụ chính phủ thường dùng là chính sách thuế, hệ thống luật pháp và
các quy định.
8.3. Cách thức can thiệp của Chính phủ
8.3.1. Xử lý các ngoại ứng
Chính phủ có thể xử lý các ngoại ứng theo các cách sau: thương lượng, thuế, trợ cấp
và điều chỉnh. Đây cũng chính là các công cụ để chính phủ xử lý các loại thất bại khác
của thị trường.
8.3.1.1. Thương lượng
Hay được gọi là "giải pháp Coarse" do nhà kinh tế R.Coarse đưa ra. Theo giải pháp
này, sự thương lượng tự nguyện giữa các bên liên quan có thể dẫn đến giải pháp hữu
hiệu nhất. Vai trò của chính phủ ở đây là xác định các quyền sở hữu tài sản để thị
trường tồn tại đối với tất cả các hàng hoá và chi phí cho thương lượng thấp.
Một ví dụ về việc thương lượng đã thu được lợi ích của ngoại ứng là ví dụ về việc
nuôi ong ở Mỹ. Những người nuôi ong nhận được ngoại ứng tích cực từ những người
nông dân trồng cây là mật hoa của cây có thể làm tăng sản lượng mật ong. Do đó họ
trả "tiền thuê nơi nuôi ong" cho việc đặt những tổ ong của họ trên đất của những
người nông dân. Những người nông dân cũng có được ngoại ứng tích cực từ việc có
ong, vì ong giúp thụ phấn cho cánh đồng của họ làm tăng sản lượng hoa quả và tương
tự họ trả "phí thụ phấn" để có ong trên đất của mình. Như vậy, thông qua thương
lượng cả hai bên có thể có được lợi ích từ việc nắm bắt được các ngoại ứng mang tính
chất tích cực này.
8.3.1.2. Đánh thuế và trợ cấp
Để tối đa hoá phúc lợi xã hội, chính phủ có thể tìm cách loại bỏ tất cả các chênh lệch giữa
lợi ích xã hội cận biên (MSB) và chi phí xã hội cận biên (MSC) bằng thuế và trợ cấp.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 185
Đối với các ngoại ứng tiêu cực, chính phủ đánh thuế để hạn chế các ảnh hưởng đó.
Hình 8.5 minh hoạ tác động của thuế đối với các hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực.
Thuế gây ra sự dịch chuyển của đường cung lên phía trên từ MPC đến MSC và điều
này dẫn đến việc giảm khối lượng sản xuất từ Q1 xuống Q2 là mức sản lượng tối ưu về
mặt xã hội.
Q
P
MPC
MSC
D
Q1Q2
e1
e2
P1
P2
Hình 8.5. Tác động của thuế đối với ngoại ứng
Tương tự chính phủ nên trợ cấp cho những hành vi mà lợi ích cá nhân thấp hơn lợi ích
xã hội, có nghĩa là nó mang lại lợi ích xã hội. Việc sử dụng thuế và trợ cấp này được
gọi là "nội hoá ngoại ứng".
8.3.1.3. Điều chỉnh
Ngoài các công cụ kinh tế, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp hành chính để điều
chỉnh số lượng hàng hoá được sản xuất hoặc thậm chí quy định “có sản xuất hay
không” đối với những hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Trong khi rõ ràng là không
thể cấm tất cả các hành vi gây ô nhiễm thì một điều có thể là cấm những sản phẩm
như DDT và việc sử dụng thuỷ ngân trong sơn và thuốc trừ sâu, điểm ô nhiễm tối ưu
đối với những sản phẩm này là gần bằng không. Các tiêu chuẩn được sử dụng rộng
rãi. Các tiêu chuẩn chung nhất là các tiêu chuẩn của yếu tố đầu vào ví dụ như các yêu
cầu đối với các nhiên liệu được phép sử dụng, các tiêu chuẩn về chất thải như các tiêu
chuẩn về khí thải ô tô, các tiêu chuẩn thuộc về môi trường xung quanh hay tổng số
lượng chất gây ô nhiễm mà môi trường có thể chứa đựng.
8.3.2. Cung cấp hàng hóa công cộng
Vì vấn đề tiêu dùng tự do (vấn đề kẻ ăn không) không khuyến khích các hãng tư nhân
cung cấp hàng hoá công cộng, chính phủ thực sự chỉ có hai sự chọn lựa để đảm bảo sự
sẵn có của nó. Thứ nhất, chính phủ trực tiếp cung cấp hàng hoá công cộng thông qua
các doanh nghiệp sở hữu Nhà nước. Ví dụ như việc cung cấp các dịch vụ về giáo dục
và dịch vụ y tế nằm trong hình thức này. Các hàng hoá công cộng như năng lượng và
nước thường được các doanh nghiệp nhà nước cung cấp. Thứ hai, chính phủ khuyến
khích sự cung cấp hàng hoá công cộng của khu vực tư nhân. Vai trò của chính phủ là
đảm bảo thanh toán tài chính cho công ty tư nhân để họ không phải lo lắng giải quyết
vấn đề “kẻ ăn không” và quy định chất lượng của các hàng hóa để đảm bảo lợi ích của
người tiêu dùng.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
186 ECO101_Bai8_v1.0012112220
8.3.3. Khắc phục sự không hoàn hảo của thị trường
Sự không hoàn hảo của thị trường tồn tại một cách khách quan ngoài ý muốn của con
người. Kết quả của sự không hoàn hảo là giá cao và sản lượng thấp cũng như phần
mất không đối với xã hội như chúng ta đã nghiên cứu trong chương cơ cấu thị trường.
Do đó mục tiêu của chính sách chính phủ liên quan đến cạnh tranh không hoàn hảo
chủ yếu liên quan đến việc điều tiết giá, sản lượng và lợi nhuận của độc quyền.
Chúng ta sẽ xem xét việc điều tiết của chính phủ đối với độc quyền tự nhiên. Độc
quyền tự nhiên là độc quyền đạt được nhờ đạt được tính kinh tế của quy mô. Vì thế
đặc điểm nổi bật của độc quyền tự nhiên là đường tổng chi phí trung bình luôn giảm
khi tăng sản lượng, chi phí cận biên nhỏ hơn chi phí trung bình như mô tả ở hình 8.6.
QA QCQBQD
PA
PD
PB
PC
ATC
MC
D
MR
P
Hình 8.6. Điều tiết độc quyền tự nhiên
Nếu độc quyền tự nhiên không bị điều tiết thì nó sẽ sản xuất mức sản lượng thấp QA
tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên (MR = MC) và bán với giá cao (PA),
gây ra mất không về phúc lợi.
Khi điều tiết chính phủ có thể chọn một trong ba mục tiêu sau: Hiệu quả giá (hay hiệu
quả phân bổ), sự công bằng, và hiệu quả sản xuất.
Mức giá hiệu quả là mức giá phản ánh được chi phí cận biên và lợi ích cận biên của
xã hội.
Các nhà sản xuất cạnh tranh thường phàn nàn rằng các nhà sản xuất độc quyền thu
được lợi nhuận độc quyền cao là không công bằng. Cần phải điều tiết để những nhà
độc quyền cũng chỉ thu được lợi nhuận như những nhà sản xuất cạnh tranh, có nghĩa
là giá phải bằng chi phí sản xuất trung bình.
Hiệu quả sản xuất đạt được khi chi phí sản xuất trung bình đạt mức tối thiểu. Trong
độc quyền tự nhiên công suất không được sử dụng hết do đó chi phí sản xuất trung
bình của mức sản lượng thực tế chưa phải là tối thiểu.
Khi điều tiết chính phủ có thể lựa chọn một trong hai phương pháp điều tiết: điều tiết
giá và điều tiết sản lượng.
Nếu mục tiêu điều tiết là hiệu quả giá thì chính phủ có thể áp đặt mức giá PC, mức giá
bằng chi phí sản xuất cận biên của nhà độc quyền. Lúc đó sản lượng QC sẽ được tạo ra.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 187
Nhưng ở mức sản lượng đó chi phí sản xuất trung bình cao hơn giá bán làm cho nhà
độc quyền bị lỗ. Vì vậy muốn nhà độc quyền sản xuất ở mức giá hiệu quả chính phủ
phải bù lỗ cho họ.
Nếu mục tiêu điều tiết là sự công bằng thì chính phủ phải áp đặt mức giá PB. Lúc đó
sản lượng QB sẽ được tạo ra. Nhà độc quyền hoà vốn.
Nếu mục tiêu điều tiết là hiệu quả sản xuất thì phải sản xuất ở mức sản lượng sử dụng
hết công suất. Nhưng sau mức sản lượng QB, đường chi phí sản xuất trung bình đã
nằm trên đường cầu, do đó nếu đạt được hiệu quả sản xuất thì nhà độc quyền sẽ bị lỗ.
Trong trường hợp này chính phủ cũng phải bù lỗ cho nhà độc quyền thì mới có thể đạt
được mục tiêu hiệu quả sản xuất.
Các phương pháp điều tiết giá thường khó thực hiện. Vì vậy trong thực tế người ta
thường dùng phương pháp điều tiết sản lượng. Thực chất là chính phủ đàm phán với
nhà độc quyền để xác định mức sản lượng tối thiểu buộc nhà độc quyền phải sản xuất,
cầu thị trường sẽ xác định giá cho mức sản lượng đó. Chẳng hạn chính phủ có thể buộc
nhà độc quyền sản xuất mức sản lượng QD, khi đó giá thị trường của nó sẽ là PD. ở mức
sản lượng đó, nhà độc quyền sẽ thu được lợi nhuận thấp hơn ở mức sản lượng QA.
Điều tiết là một công việc tốn kém và khó khăn. Để ra quyết định điều tiết cần phải so
sánh lợi ích kỳ vọng và chi phí dự kiến phải bỏ ra. Nếu lợi ích kỳ vọng lớn hơn chi phí
dự kiến thì mới nên thực hiện.
8.3.4. Đảm bảo phân phối thu nhập công bằng
Chính phủ đảm bảo phân phối thu nhập công bằng thông qua một số công cụ. Các
công cụ chủ yếu là thuế, trợ cấp, điều chỉnh giá cả và đầu tư vào con người. Thuế và
trợ cấp là những phương tiện trực tiếp nhất để tác động vào phân phối lại thu nhập.
Việc kiểm soát giá cả cũng có tác động phân phối lại, nhưng tác động này phụ thuộc
vào hàng hoá và dịch vụ mà giá cả của chúng được kiểm soát. Đầu tư vào con người
không giống như các phương thức trên nó có tác động dài hạn.
Thuế đóng một vai trò phân phối lại quan trọng. Chính phủ sử dụng thuế để tài trợ cho
việc chi tiêu cho người nghèo. Thí dụ, chính phủ phát triển các dịch vụ trong các vùng
hay khu vực mà người nghèo sinh sống. Miễn thuế đối với các hàng hoá và dịch vụ
mà người nghèo tiêu dùng là một cách khác để giảm sự bất công bằng trong phân phối
thu nhập.
Trợ cấp có thể tác động đến phân phối thu nhập vì cho phép một vài hàng hoá, dịch vụ
được cung cấp thấp hơn giá cả thị trường để ngay cả những nhóm người nghèo hơn
của dân số có thể mua chúng. Ví dụ như trợ cấp về giá đối với các hàng hóa thiết yếu
như lương thực, thực phẩm cũng như các dịch vụ y tế cơ bản được sử dụng chủ yếu
bởi người nghèo. Các khoản trợ cấp cũng có thể ở dạng hiện vật ví dụ như tem phiếu
lương thực hay phần bổ sung thực phẩm cho người nghèo.
Chính phủ có thể điều tiết giá cả của các yếu tố sản xuất, ví dụ thông qua tiền lương
tối thiểu, sự kiểm soát tiền thuê nhà, quy định trần lãi suất.
Đầu tư cho nguồn nhân lực luôn là giải pháp quan trọng và lâu dài để khắc phục sự
mất công bằng về thu nhập. Đầu tư vào nguồn nhân lực là việc tạo cho người lao động
các kỹ năng lao động để họ có thể sử dụng được các cơ hội làm việc theo đòi hỏi của
thị trường, đây chính là việc giúp cho họ “cần câu cá” thay vì cho họ “cá”.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
188 ECO101_Bai8_v1.0012112220
Tóm lược cuối bài
Hiệu quả Pareto và những thất bại của kinh tế thị trường
Những giải pháp phân bổ nguồn lực phi hiệu quả: ngoại ứng, hàng hóa công cộng, cạnh tranh
không hoàn hảo (sức mạnh thị trường) và phân phối thu nhập không công bằng.
Những biện pháp khắc phục của Chính phủ.
Bài 8: Vai trò chính phủ trong nền kinh tế thị trường
t
ECO101_Bai8_v1.0012112220 189
Câu hỏi ôn tập
1. Hiệu quả Pareto là gì? Một sự phân bổ như thế nào được gọi là thất bại của thị trường?
2. Tại sao nói hiện tượng ngoại ứng là một thất bại của thị trường? Hãy cho biết một số biện
pháp can thiệp để khắc phục hiện tượng gây ô nhiễm môi trường của Chính phủ Việt Nam.
3. Hãy so sánh giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Tại sao nói việc cung cấp hàng
hóa công cộng là một thất bại của thị trường?
4. Tại sao kinh tế thị trường tạo ra phân phối thu nhập không công bằng? Chính phủ khắc phục
bằng công cụ nào? Cho biết ưu nhược điểm của công cụ khắc phục đó.
5. Chính phủ điều tiết độc quyền tự nhiên như thế nào? Hãy lấy một ví dụ thực tế của Việt Nam
để minh họa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo_bai_8_vai_tro_chinh_phu_trong_n.pdf