Để thấy tại sao, xem xét sự khác biệt khả năng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận biên
từ học tập như thế nào. Nhắc lại rằng, tỷ suất lợi nhuận biên của học tập được xác định
bởi % thay đổi trong thu nhập hay
do kết quả từ mỗi năm học thêm. Bon nhận được
nhiều tiền hơn từ mỗi năm học được ở trường, như vây w là lớn hơn cho Bon. Do đó
Bon cũng có tiền lương cao, như thế anh ta sẽ bị mất nhiều hơn nếu ở lại học, điều đó thể
hiện rằng anh ta cũng có mẫu số w lớn hơn.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập có thể thay đổi tăng hay giảm do sự
khác nhau về năng lực của lao động. Điều đó cũng thường cho thấy rằng, mức năng lực
cao dịch chuyển đường tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập sang bên phải, như vậy lợi ích
thu nhập kết quả từ những năm học thêm lớn hơn sự tăng thêm thu nhập mất đi. MRR của
Bon khi đó nằm bên phải của Anh, thể hiện trên hình 6.5(a). Vì Bon và Anh cả hai đều có
chiết khấu như nhau, Bon nhận được học hành nhiều hơn (12 so với 11). Hình 6.5(b) mô
tả sự tác động do sự khác nhau về năng lực lên việc phân bổ thu nhập. Bon lựa chọn điểm
PB trên đường tiền lương – học vấn của anh ta, Bon nhận được 12 năm học và thu nhập
wHS ngàn đồng. Anh nhận được 11 năm học và thu nhập wDROP ngàn đồng.
31 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế lao động (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 30 -
CHƢƠNG 4: CÂN BẰNG THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG
4.1. Cân bằng trong thị trƣờng cạnh tranh riêng biệt
* Điều kiện:
- Thị trường lao động có tính cạnh tranh hoàn hảo: người lao động và doanh
nghiệp hoàn toàn tự do trong việc tham gia và rời khỏi thị trường lao động.
- Thị trường riêng biệt: là nghiên cứu thị trường lao động của 1 loại trình độ cụ thể,
1 chuyên môn cụ thể trên một địa bàn cụ thể.
* Các khái niệm liên quan:
- Cung về lao động là tập hợp lượng lao động cung ứng ở mỗi mức tiền lương nhất
định trong một khoảng thời gian 1 định.
- Cầu về lao động là tập hợp nhu cầu lao động của các doanh ở mỗi mức tiền lương
nhất định trong một khoảng thời gian 1 định.
- Tỷ lệ thất nghiệp (LF).
Hình 4.1 Cân bằng trên thị trƣờng lao động cạnh tranh
4.2. Cân bằng có tính cạnh tranh trên nhiều thì trƣờng lao động
* Điều kiện:
- Giả định có 2 thị trường lao động theo vùng trong nền kinh tế.
- 31 -
- 2 thị trường lao động này sử dụng lao động có chuyên môn giống nhau và có thể
thay thế.
- Người lao động và doanh nghiệp được quyền tự do di chuyển giữa các vùng, khu
vực.
Hình 4.2 Cân bằng cạnh tranh trên hai thị trƣờng lao động liên kết bằng di dân
Ở Hải Phòng, đường cung lao động có thể thay đổi dịch chuyển sang trái (tới S’HP),
vì lao động Hải Phòng rời bỏ vùng, làm tăng tiền lương ở Hải Phòng. Tại Hà Nội, đường
cung lao động thay đổi di chuyển sang phải (tới S’HN) vì lao động Hải Phòng chuyển tới,
làm giảm tiền lương nơi đây. Nếu có sự tự do di chuyển của lao động trên thị trường lao
động, vì thế nền kinh tế cuối cùng sẽ được đặc trưng bằng mức tiền lương w*.
4.3. Mô hình mạng nhện trên thị trƣờng lao động
Phân tích về cân bằng thị trường lao động cho thấy rằng, thị trường điều chỉnh
ngay thì dễ dịch chuyển đường cung hay cầu, vì thế mức tiền lương và thuê mướn lao
động nhanh chóng chuyển từ cân bằng cũ sang mức cân bằng mới. Trên thực tế có nhiều
bằng chứng về những thay đổi có tính hệ thống của thị trường lao động lành nghề bậc cao
như kỹ sư và nghề chuyên môn khác nhau thông qua các giai đoạn tăng vọt hay giảm
xuống, từ đó các ý kiến cho rằng thị trường lao động đạt tới cân bằng cạnh tranh nhanh
hay chậm.
SHP
Số lao động
S
*
HP
S
*
HN
SHN
Số lao động
Ngàn đồng Ngàn đồng
DHP
D
wHP
w
*
w
*
wHN
- 32 -
Hình 4.3 Mô hình mạng nhện trong thị trƣờng kỹ sƣ, cử nhân
Chẳng hạn, hãy xem xét thị trường kỹ sư mới tốt nghiệp. Thị trường này được
nhận thấy rằng, nó dao động theo qui tắc giữa các chu kỳ trong đó có thời điểm vượt quá
cao của cầu lao động và có các chu kỳ vượt quá cao của cung lao động. Do vậy có xu
hướng mang tính chu kỳ của tiền lương kỹ sư mới tốt nghiệp trong dài hạn. Trong một
loạt nghiên cứu của các nhà kinh tế đưa ra mô hình phản ánh xu hướng tiền lương được
tạo ra như thế nào? Hai nội dung cơ bản làm cơ sở cho mô hình: (1) có đủ thời gian để
đào tạo cho các kỹ sư mới, (2) mọi người quyết định trở thành kỹ sư hay không qua việc
xem xét điều kiện trên thị trường lao động kỹ sư tại thời điểm họ nhập học.
Hình biểu thị cung cầu lao động về kỹ sư mới. Đầu tiên, mức lương cân bằng của
thị trường lao động này tại điểm ở đó đường cung S cắt đường cầu D, như vậy có E0 kỹ sư
mới ra trường và tiền lương ban đầu là W0. Giả sử có sự tăng đột ngột trong cầu kỹ sư
mới ra trường. Đường cầu kỹ sư dịch chuyển tới D’ và doanh nghiệp có nhu cầu muốn
thuê E
*
kỹ sư mới tại mức lương w*. Vì cung ngắn hạn hoàn toàn không co dãn tại E0 lao
động, sự kết hợp giữa cung lao động không co giãn này và cầu dịch chuyển tăng tiền
lương ban đầu của kỹ sư tới w1.
Thực tế mức lương hiện hành w1, tổng E1 người nhập học trường đại học kỹ thuật.
Sau 5 năm, E1 kỹ sư mới sẽ tham gia vào thị trường lao động. Do vậy, tình hình thị trường
lao động hiện thời đươc mô tả bởi đường cung không co dãn và đường cầu D’. Cân bằng
sinh ra tại mức lương w2, nó thấp hơn mức lương mà những kỹ sư mới đã kỳ vọng tới
Số lao động
D
’
S
Ngàn đồng
D
w
*
w2
w1
w3
w0
E0 E2 E
* E1
- 33 -
trước đây họ sẽ nhận được sau khi ra trường (vì cung đã vượt quá cầu về kỹ sư). Tại mức
lương thấp w2 hiện thời các kỹ sư mới không thấy hấp dẫn, từ lúc này một số người sẽ
tham gia vào học trường đại học kỹ thuật. Tại mức lương w2 chỉ có E2 người trở thành kỹ
sư. Khi những người này tốt nghiệp tham gia vào thị trường lao động, tiền lương sẽ tăng
lên w3 vì lúc đó cung dưới mức cầu. Mức tiền lương cao khiến học sinh sinh viên để cung
quá mức thị trường. Quá trình cứ tiếp tuch như vậy cho đến khi thị trường lao động đạt tới
cân bằng cho mức thuê lao động E*với mức lương w*. Vòng xoay này gọi là mô hình
mạng nhện.
4.4. Thị trƣờng lao động không có tính cạnh tranh: độc quyền mua
Doanh nghiệp độc quyền mua lao động thường phải trả tiền lương cao hơn giá hiện
thời để có thể thu hút lao động
4.4.1 Thị trƣờng lao động không có tính cạnh tranh (độc quyền mua có phân biệt
mức lƣơng)
Doanh nghiệp có thể thuê mướn những lao động khác nhau với mức lương khác
nhau.
Hình 4.4 Quyết định thuê lao động của hãng độc quyền mua
phân biệt đối xử hoàn toàn
Doanh nghiệp độc quyền mua này chỉ cần trả w = 10 là thuê được 10 lao động và
phải trả w = 30 để thuê 30 lao động. Do vậy đường cung lao động chính là chi phí biên
thuê mướn lao động.
Vì doanh nghiệp độc quyền mua không thể tác động đến giá bán sản phẩm trên thị
trường. Họ chỉ có thể bán sản phẩm với giá không đổi p. Vì vậy đường cầu lao động của
- 34 -
doanh nghiệp độc quyền mua cũng giống như thị trường có tính cạnh tranh được xác định
bởi đường giá trị sản phẩm biên.
• Điều kiện cân bằng thị trường lao động
• DN độc quyền mua phân biệt mức lương sẽ thuê mướn lao động sao cho
doanh thu biên của lao động được thuê mướn thêm sẽ bằng với chi phí biên lao động
• VMPE = MCE
4.4.2 Thị trƣờng lao động không có tính cạnh tranh (độc quyền mua không phân
biệt mức lƣơng)
Đặc điểm:
- Là doanh nghiệp phải trả cùng một mức lương cho tất cả lao động.
- Do vậy doanh nghiệp sẽ phải nâng lương cho tất cả lao động khi họ muốn thuê
mướn thêm nhân công.
- Chi phí biên thuê mướn lao động (DN độc quyền mua không phân biệt mức
lương).
Bảng 4.1 Tính toán chi phí biên thuê lao động đối với
độc quyền mua không phân biệt
Mức lƣơng(w) Lao động (E) W x E MCE
4
5
6
7
8
0
1
2
3
4
0
5
12
21
32
-
5
7
9
11
• Điều kiện cân bằng thị trường lao động:
Doanh nghiệp độc quyền mua không phân biệt mức lương sẽ thuê mướn lao động
sao cho doanh thu biên của lao động được thuê mướn thêm sẽ bằng với chi phí biên lao
động.
VMPE = MCE
- 35 -
Hình 4.5 Quyết định thuê mƣớn của hãng độc quyền mua không phân biệt
Cân bằng thị trường lao động độc quyền mua có 2 tính chất quan trọng:
• Doanh nghiệp độc quyền mua không phân biệt mức lương sử dụng lao động ít hơn
số lao động được thuê mướn khi thị trường có tính cạnh tranh.
• Mức lương wM trên thị trường độc quyền mua thấp hơn mức lương w* trên thị
trường có tính cạnh tranh và cũng thấp hơn giá trị SP biên của lao động (VMPE). Vì vậy
trên thị trường độc quyền mua người lao động được trả công thấp hơn sản phẩm biên của
họ.
4.5. Thị trƣờng lao động không có tính cạnh tranh: độc quyền bán
Đặc điểm:
Là doanh nghiệp duy nhất bán sản phẩm trên thị trường.
Doanh nghiệp độc quyền bán có đường cầu dốc xuống đối với sản phẩm doanh
nghiệp.
Vì giá sản phẩm giảm khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất do vậy doanh thu biên
khi bán thêm 1 sản phẩm không bằng giá sản phẩm (p).
- 36 -
(a)
(b)
Hình 4.6 Quyết định sản lƣợng trong độc quyền bán
Điều kiện cân bằng thị trường lao động:
• Doanh nghiệp độc quyền bán tối đa hóa P sao cho doanh thu biên (MR)
bằng với chi phí biên sản xuất (điểm A trên đồ thị) tương ứng mức sản lương qM
• Doanh thu sản phẩm biên lao động: MRPE = MR x MPE
• ĐK tối đa P của doanh nghiệp độc quyền bán cho bởi: MRPE = w
- 37 -
Đặc điểm của doanh nghiệp độc quyền bán:
• Bán ít sản phẩm hơn nhưng giá bán cao hơn so với thị trường có tính cạnh
tranh
• Thuê mướn ít lao động hơn so thị trường tự do cạnh tranh.
4.6. Tác động của mức lƣơng tối thiểu
Đầu tiên thị trường lao động cạnh tranh ở trạng thái cân bằng với mức lương w* và
mức thuê mướn lao động là E*. Chính phủ đưa ra mức qui định lương tối thiểu là w**, các
doanh nghiệp di chuyển xuống dưới theo đường cầu lao động và mức thuê mướn giảm
xuống tới E**(hình 4.7). Do kết quả của tiền lương tối thiểu, số lao động (ES – E
**
) bị thải
ra từ công việc hiện tại và trở thành thất nghiệp. Hơn nữa, mức tiền lương cao khuyến
khích nhiều người tham gia vào thị trường lao động. Thực tế ES lao động mong muốn làm
việc, do đó số ES – E
*
lao động tăng thêm tham gia vào thị trường lao động, họ không thể
tìm được việc và được cộng thêm vào đội quân thất nghiệp.
Vì vậy, tiền lương tối thiểu tạo ra cả hai loại thất nghiệp, nhiều người trước đây
đực thuê bị mất việc nhưng không thể tìm việc vì doanh nghiệp cầu ít hơn và nhiều người
không tìm được công việc đáng giá để làm việc với mức lương cạnh tranh. Tỷ lệ thất
nghiệp đươc xác định bởi (ES – E
**
)/ ES
Hình 4.7 Tác động của tiền lƣơng tối thiểu tới thuê mƣớn lao động
- 38 -
Kết luận:
- wTT là mức lương thấp nhất do nhà nước quy định để trả lương cho lao động giản
đơn nhất trên thị trường lao động.
- wTT càng cao sẽ làm doanh nghiệp càng cắt giảm nhiều việc làm.
- Ngược lại wTT càng cao số người tham gia thị trường lao động càng tăng.
- Tỷ lệ thất nghiệp tùy thuộc vào mức lương tối thiểu.
4.7. Thuế lƣơng bổng
Tiền lương và việc làm sẽ như thế nào nếu nhà nước đánh thuế lương bỗng đối với
doanh nghiệp?
Giả sử nhà nước đánh thuế t% trên tổng quỹ lương doanh nghiệp. Tác động thuế
đối với thị trường lao động được minh họa như sau:
Hình 4.8 Sự tác động của đánh thuế trả lƣơng lên cầu lao động
- Thuế chuyển dịch đường cầu lao động từ D0 xuống D1.
- Thuế lương bổng dẫn đến cân bằng mới giữa việc làm và tiền lương (B)
- Mức lương cân bằng giảm từ W0 xuống W1
-Số lao động thuê mướn giảm từ E0 xuống E1
-Chi phí thuê mướn 1 lao động tăng lên = W1 : (1 – t)
- 39 -
CHƢƠNG 5: KHÁC BIỆT LƢƠNG ĐỀN BÙ
5.1. Cung lao động cho những công việc nguy hiểm
Giả định:
– NLĐ có đủ thông tin về về mức độ nguy hiểm của việc làm.
– Độ thoả dụng của người lao động U = U(w, ρ)
– TTLĐ chỉ có 2 loại việc làm
• Môi trường làm việc hoàn toàn an toàn khả năng xảy ra tai nạn ρ= 0
• Môi trường làm việc nguy hiểm khả năng xảy ra tai nạn ρ = 1
Giá giới hạn
Giá giới hạn (β):
Phải trả thêm bao nhiêu để bạn sẵn lòng làm những việc bạn không thích?
Hình 5.1 Đƣờng bàng quan giữa tiền lƣơng và khả năng rủi ro của nghề nghiệp
Khác biệt lương đền bù
Giả sử:
WTT-an toàn là w0
WTT-nguy hiểm là w1
Khác biệt lương đền bù do thị trường trả là w1 – w0
- 40 -
Hình 5.2 Tập hợp cơ hội của ngƣời lao động
PQ: Tập hợp cơ hội của người lao động
Lựa chọn loại việc làm của ngƣời lao động
TH1 : w1 – w0 > β
TH2 : w1 – w0 < β
Người lao động lựa Người lao động lựa
chọn công việc rủi ro chọn công việc an toàn
Hình 5.3 Sự lựa chọn công việc rủi ro đối lập với công việc an toàn
• Giá giới hạn β: Cần phải trả thêm bao nhiêu lương để thuyết phục người lao động
chấp nhận làmviệc nguy hiểm.
• Khác biệt lương đền bù w1 – w0: Thị trường sẵn sàng trả cho người lao động
thêm bao nhieu để họ chuyển sang làm việc nguy hiểm.
• w1 – w0 > β chọn việc làm nguy hiểm
• w1 – w0 < β chọn việc làm an toàn
- 41 -
5.2. Đƣờng cung lao động đối với công việc nguy hiểm
Hình 5.4 Đƣờng cung thị trƣờng lao động với công việc
Để xác định đường cung thị trường lao động với công việc rủi ro, ta cộng các quyết
định cung lao động trong nền kinh tế
βMIN: Giá giới hạn của người lao độngthích mạo hiểm
βMAX: Giá giới hạn của người lao động hầu như không thích mạo hiểm
Người lao động lựa chọn công việc rủi ro chỉ khi mức bù đắp chênh lệch tiền
lương thị trường vượt quá giá cả tới hạn. Điều đó cho thấy rằng, nếu mức bù đắp chênh
lệch tiền lương thấp hơn βMIN thì không lao động nào muốn làm công việc rủi ro. Bây giờ
giả định rằng, mức bù đắp chênh lệch tiền lương tăng lên và bằng với βMIN. Tại điểm,
người lao động cuối cùng ngại rủi ro sẽ bàng quan giữa cung thời gian của anh ta cho
công việc rủi ro và an toàn. Nếu mức bù đắp chênh lệch thị trường tăng lên một chút, lao
động bây giời sẽ cung thời gian của mình cho công việc rủi ro và những lao động tăng
thêm là những người có giá cả tới hạn thấp, họ sẽ được thuyết phục để cung lao động của
họ cho công việc rủi ro. Vì mức bù đắp chênh lệch tiền lương được duy trì tăng lên nên số
lượng lao động lựa chọn công việc rủi ro tăng lên. Một khi mức bù đắp chênh lệch tiền
lương đến βMAX, tất cả mọi người trong nền kinh tế đã bị mua chuộc, mọi người sẽ muốn
làm công việc rủi ro. Đường cung thị trường vì thế dốc lên.
5.3. Cầu lao động cho những công việc nguy hiểm
Giả định
q = f(E, ρ) MPE = q’E ; MPρ = q’ρ
- 42 -
Trong đó:
• q: Sản lượng của DN
• E: Số lượng lao động DN thuê
• ρ: Loại môi trường làm việc (khả năng xảy ra tai nạn lao động)
• MPE: Sản phẩm biên của lao động
• MPρ: Sản phẩm biên của môi trường làm việc nguy hiểm
• P: Giá bán sản phẩm
Quyết định của doanh nghiệp
Chỉ tiêu MT an toàn (1) MT nguy hiểm (2)
NSB của LĐ (MPE) α0 α1
Sản lượng q0 = α0*E q1 = α1*E
Doanh thu TR0 = α0*E*P TR1 = α1*E*P
Chi phí tiền
lương
TC0 = w0*E TC1 = w1*E
Lợi nhuận П0 = α0*E*P- w0*E П1 = α1*E*P- w1*E
Lợi nhuận BQ đầu người π0 = α0*P- w0 Π1 = α1*P- w1
Chênh lệch LN giữa (2) và
(1)
π1 – π0= P(α1- α0) – (w1 – w0) đặt P(α1- α0) = θ (Lợi
ích/LĐ khi chọn MT nguy hiểm)
Nếu π1>π0 θ > (w1 – w0) Chọn MT nguy hiểm
Nếu mỗi lao động nhận được vượt quá chi phí lao động tăng thêm (hay θ > (w1 –
w0)), doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận bằng việc đưa ra môi trường lao động rủi ro. Nếu
mỗi lao động nhận được thấp hơn mức tăng lên của tiền lương (hay θ < (w1 – w0)), doanh
nghiệp khấm khá hơn khi đưa ra môi trường an toàn.
- 43 -
5.4. Đƣờng cầu lao động đối với công việc nguy hiểm
Hình 5.5 Đƣờng cầu thị trƣờng đối với những lao động
chấp nhận làm công việc rủi ro
θMIN: Lợi ích/lao động của doanh nghiệp có môi trường ít nguy hiểm nhất (trường
ĐH).
θMAX: Lợi ích/ lao động của doanh nghiệp có môi trường nguy hiểm nhất (mỏ
than).
Cầu thị trường lao động đối với công việc rủi ro được xác định bằng việc cộng
đường cầu của doanh nghiệp rủi ro. Giả sử, chênh lệch tiền lương trên thị trường là rất lớn
khi đó θ = θMAX. Không một doanh nghiệp nào muốn đưa ra môi trường làm việc rủi ro.
Vì thế cầu lao động cho môi trường rủi ro là không. Do mức bù đắp chênh lệch tiền lương
bị sụt giảm, nhiều doanh nghiệp sẽ tìm cách tối ưu để đưa ra môi trường làm việc rủi ro.
Doanh nghiệp có thu nhập lớn nhất từ việc trở thành doanh nghiệp rủi ro sẽ có giá trị của
θ = θMAX. Vì mức bù đắp chênh lệch tiền lương thấp hơn, nhiều doanh nghiệp thay đổi và
trở thành doanh nghiệp rủi ro, vì thế tăng số lao động được cầu bởi các doanh nghiệp rủi
ro. Một khi mức bù đắp chênh lệch tiền lương giảm xuống thấp hơn θMAX, tất cả các
doanh nghiệp đều đưa ra mmoi trường rủi ro. Điểm gốc của đường cầu thị trường vì vậy
đi qua phân bố tầng suất của biến số mà đo lường mỗi lao động kiếm được θ.
Như hình 5.5 mô tả, cầu thị trường làm công việc rủi ro dốc xuống. Do mức bù đắp
chênh lệch tiền lương giảm xuống, có nhiều hơn các doanh nghiệp rủi ro và cầu lao động
đối với khu vực này của nền kinh tế tăng lên.
- 44 -
Cân bằng thị trƣờng
Cung và cầu về việc làm nguy hiểm sẽ quyết định số lượng lao động (E*) và mức
tiền lương đền bù (w1 – w0)* trên thị trường việc làm nguy hiểm
Hình 5.6 Cân bằng thị trƣờng xác định mức bù đắp chênh lệch tiền lƣơng
và số lƣợng lao động
5.5. Hàm tiền lƣơng an lạc
Giả sử, thay vì chỉ có hai kiểu doanh nghiệp tương ứng với môi trường làm việc có
xác suất rủi ro p bằng 0 hay 1, bây giờ có nhiều kiểu doanh nghiệp hơn. Xác suất rủi ro
trong công việc của họ có giá trị trong mức 0 tới 1.
5.5.1 Đƣờng bàng quan của những lao động khác nhau
Chúng ta cho rằng các lao động không thích rủi ro. Những lao động khác nhau ngại
rủi ro khác nhau. Hình 5.7 mô tả đường bàng quan đối với 3 lao động khác nhau (có lợi
ích trên các đường bàng quan tương ứng UA, UB, UC). Độ dốc của mỗi đường bàng quan
cho biết tiền lương phải tăng lên bao nhiêu để lao động cụ thể chuyển tới công việc rủi ro.
Độ dốc của đường bàng quan vì thế là giá cả tới hạn để người lao động chuyển tới làm
công việc rủi ro.
Như hình vẽ, người lao động A có đường bàng quan dốc hơn, vì thế anh ta có giá
cả tới hạn cao hơn. Vì vậy lao động này rất sợ rủi ro. Lao động C có đường bàng quan
phẳng hơn và giá cả tới hạn thấp hơn. Mặc dù lao động C không thích rủi ro.
Lưu ý rằng, các đường bàng quan trên hình 5.7 cắt nhau. Điều này có lẽ trái với một trong
cơ sở lý thuyết về đặc điểm đường bàng quan. Nhưng vì hình vẽ mô tả đường bàng quan
của các lao động khác nhau. Cho dù, các đường bàng quan đối với một lao động không
SL -
VLNH
w1 –
w0
(w1 –
w0)
*
βMI
N
DVLN
H
E
*
Số LĐ làm việc nguy hiểm
N
- 45 -
thể cắt nhau, thì các đường bàng quan đối với các lao động khác nhau về thái độ với rủi ro
có thể cắt nhau.
Hình 5.7 Đƣờng bàng quan đối với 3 loại lao động
5.5.2 Đƣờng đồng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau
Đường đồng lợi nhuận: tất cả các điểm dọc theo đường này có cùng một mức lợi
nhuận, gọi là π0ngàn đồng. Chủ lao động tối đao hóa lợi nhuận, vì thế sẽ bàng quan giữa
các cách kết hợp tiền lương và rủi ro nằm dọc đường đồng lợi nhuận này.
Tính chất của đường đồng lợi nhuận:
- Chúng dốc lên vì các doanh nghiệp phải chi phí tiền để có môi trường sản xuất an
toàn. Để thấy điều này, giả sử rằng doanh nghiệp đưa ra một nhóm công việc với tiền
lương – rủi ro tại điểm P trên đường đồng lợi nhuận, đường này cho π0 ngàn đồng lợi
nhuận. Doanh nghiệp đưa ra một số mức tiền lương nào đó nếu họ muốn trở thành doanh
nghiệp có điều kiện sản xuất an toàn và giữ nguyên được lợi nhuận. Như chúng ta thấy,
doanh nghiệp có thể đầu tư nguồn lực để cải tiến và hoàn thiện môi trường làm việc. Họ
có thể phân bổ lại lao động để sản xuất an toàn, xây dựng thêm nhà xưởng, mua sắm đầu
tư thêm máy móc mới. Để giữ lợi nhuận không thay đổi, doanh nghiệp muốn đầu tư vào
sự an toàn cho môi trường làm việc, họ phải cắt giảm tiền lương trả cho lao động (di
chuyển về điểm Q). Vì thế đường đồng lợi nhuận dốc lên.
Tiền lương
UA UB UC
Xác xuất
rủi ro
- 46 -
Hình 5.8 Đƣờng đồng lợi nhuận
- Sự kết hợp tiền lương – rủi ro nằm trên đường đồng lợi nhuận cao đem tới lợi
nhuận thấp hơn. Các điểm trên đường đồng lợi nhuận π0 có lợi ích thấp hơn điểm nằm
trên đường π1. Do có nhiều khả năng với một rủi ro nào đó, cắt giảm tiền lương sẽ dịch
chuyển doanh nghiệp tới đường đồng lợi nhuận thấp hơn. Giảm tiền lương vì vậy tăng lợi
nhuận
- Đường đồng lợi nhuận là đường cong lõm. Sự cong lõm của đường đồng lợi nhuận
sinh ra từ qui luật hiệu suất giảm dần, được áp dụng cho tạo ra sự an toàn. Ban đầu doanh
nghiệp ở tại điểm P trên đường đồng lợi nhuận π0. Doanh nghiệp sẽ đưa ra môi trường
làm việc rất rủi ro, doanh nghiệp có thể giảm sự rủi ro, giữ nguyên lợi nhuận bằng một
cách là giảm tiền lương. Độ dốc của đường đồng lợi nhuận tại điểm P vì thế tương đối
phẳng.
Giả sử rằng sau khi đến điểm Q, doanh nghiệp muốn làm cho môi trường làm việc
tốt hơn. Để giảm rủi ro, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu nhiều chi phí và buộc phải cắt
giảm tiền lương cốt để giữ cho lợi nhuận không đổi. Độ dốc của đường đồng lợi nhuận tại
Q rất dốc.
5.5.3 Hàm tiền lƣơng an lạc (Đƣờng quan hệ tiền lƣơng và đặc trƣng nghề nghiệp)
Đường lợi nhuận đối với 3 doanh nghiệp, πX đối với doanh nghiệp X, πY đối với
doanh nghiệp Y, πZ đối với doanh nghiệp Z, được mô tả trên hình 5.9. Như hình vẽ doanh
nghiệp X.
Có mức rủi ro thấp không có sự cắt giảm tiền lương, trong khi doanh nghiệp Z tìm
cách tạo ra chỗ làm việc an toàn.
Người lao động tối đa lợi ích bằng việc lựa chọn tiền lương – rủi ro được dành cho
họ vào đường bàng quan cao có thể. Lao động A là người ngại rủi ro nhất, anh ta tối đa
Tiền lương
π1
p
*
π0 P
Q
Xác xuất
rủi ro
- 47 -
hóa lợi ích tại PA, vì thế tham gia làm việc tại doanh nghiệp X. Ngược lại lao động C là
người ngại rủi ro ít nhất, anh ta tối đa hóa lợi ích tại PC, vì thế tham gia làm việc tại doanh
nghiệp Z. Đó không phải là sự sắp đặt cẩu thả của lao động và doanh nghiệp.
Các điểm PA, PB và PC trên hình cho sự kết hợp tiền lương – rủi ro sẽ được tiến
hành trên thị trường lao động. Nối tất cả các điểm này sẽ tạo ra đường thể hiện mối quan
hệ giữa tiền lương người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp. Vì các lao động
ngại rủi ro và rất đắt đỏ để cung cấp môi trường an toàn, đường quan hệ giữa tiền lương
người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp dốc lên. Độ dốc của đường này cho
biết mức tăng lương nhận được bởi một công việc rủi ro. Độ dốc đường quan hệ giữa tiền
lương người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp bằng độ dốc của đường bàng
quan của lao động A, vì thế độ dốc đường quan hệ giữa tiền lương người lao động nhận
được và đặc trưng nghề nghiệp cho biết giá cả tới hạn của lao động A. Tương tự C, độ
dốc đường quan hệ giữa tiền lương người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp
cho biết giá cả tới hạn của lao động C. Kết quả này có ảnh hưởng quan trọng tới chính
sách công của Chính phủ.
Hình 5.9 Quan hệ giữa tiền lƣơng và đặc trƣng nghề nghiệp
- 48 -
Tác động của quy định về sức khoẻ và an toàn
Trong quá trình phát triển kinh tế Chính phủ nhiều nước đã có nhiều chinh sách qui
định tiêu chuẩn an toàn vệ sinh cho nơi làm việc nhằm đảm bảo môi trường làm việc an
toàn hơn. Nhưng một loạt câu hỏi đặt ra: người lao động có cuộc sống khấm khá hơn nhờ
kết quả của sự điều chỉnh này không? Những điều chỉnh tích cực của Chính phủ có giảm
xác suất rủi ro trong công việc hay không? Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh làm thay đổi thế
nào đối với bản chất của cân bằng thị trường lao động, khi mà chính cân bằng thị trường
tạo ra khoản bù đắp chênh lệch tiền lương?
Hình 5.10 Sự tác động của sự điều chỉnh của Chính phủ tới tiền lƣơng,
lợi nhuận và lợi ích
Phần lớn, các qui định điều chỉnh của Chính phủ đặt ra trần ρ1cho mức rủi ro chấp
nhận được. Hình 5.10 mô tả sự tác động của mức trần này lên thị trường lao động. Trước
khi điều chỉnh, người lao động “đã mua vào” công việc với tiền lương – rủi ro tại điểm P,
và tiền lương nhận được là w* và đặt họ vào chỗ làm việc rủi ro bằng ρ*. Người lao động
đã nhận được U* đơn vị lợi ích và chủ doanh nghiệp đã nhận được π* ngàn đồng lợi
nhuận.
Qui định điều chỉnh của Chính phủ cho thấy rằng hợp đồng thuê mướn lao động
này bị phạm luật, và lao động chấp nhận công việc tại thời điểm Q trên đường quan hệ
giữa tiền lương người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp. Công việc mới được
trả tiền lương thấp w1 với mức rủi ro ρ1. Hợp đồng thuê mướn lao động làm giảm lợi ích
của người lao động tới U1.Cuối cùng, người lao động được thuê ở công việc với lợi ích
của họ đã được tối đa hóa thấp hơn trước khi điều chỉnh. Người lao động chắc chắn không
- 49 -
thể làm gì khấm khá hơn khi Chính phủ thúc đẩy họ chấp nhận công việc cụ thể khác
nhau.
Sự điều chỉnh của Chính phủ cũng tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh
nghiệp không lâu đưa ra công việc với tiền lương – rủi ro w* và ρ*. Để tuân theo mức rủi
ro trần, các doanh nghiệp cũng dịch chuyển tới điểm Q trên đường quan hệ giữa tiền
lương người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp, đặt doanh nghiệp lên đường
đồng lợi nhuận cao hơn và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu mức lợi nhuận mới rất
thấp (hay âm), doanh nghiệp có thể đóng cửa không kinh doanh do kết quả điều chỉnh
này.
Nếu ngƣời lao động không nhận thức đƣợc mức độ rủi ro
Hình 5.11 Sự tác động của sự điều tiết của Chính phủ
khi những ngƣời lao động không nhận thức rủi ro trong công việc
Giả định rằng, chủ doanh nghiệp biết rất rõ rủi ro liên quan đến công việc, nhưng
những lao động không hiểu thấu đáo cái giá của rủi ro mà họ bị đặt vào đó. Tức là trường
hợp bất đối xứng về thông tin trên thị trường lao động. Xét đường quan hệ giữa tiền lương
người lao động nhận được và đặc trưng nghề nghiệp trên hình. Người lao động nhận được
tiền lương w* ngàn đồng, nhưng anh ta tin rằng được đặt vào mức độ rủi ro chỉ là ρ0, xác
suất rủi ro thực là ρ*. Vì không nhận thức được, người lao động nghĩ rằng họ nhận được
U0 đơn vị lợi ích, khi trong thực tế anh ta nhận được chỉ U
*
đơn vị lợi ích.
Khi người lao động không nhận thức được những tác hại, các cơ quan chức năng
của Chính phủ có thể can thiệp vào và tăng lợi ích của người lao động lên. Cụ thể Chính
phủ có thể áp đặt trần cho mức rủi ro ở giữa ρ0 và ρ
*
. Mức trần này sẽ tăng lợi ích thực tế
của người lao động. Nếu Chính phủ đặt mức trần tại ρ1, lợi ích của người lao động có thể
- 50 -
là U1, thấp hơn lợi ích nhận thấy được của họ, nhưng mức này tạo cho người lao động
khấm khá hơn. Sự điều tiết tiêu chuẩn an toàn, vì thế có thể cải thiện phúc lợi cho người
lao động.
- 51 -
CHƢƠNG 6: VỐN CON NGƢỜI – HỌC VẤN VÀ THU NHẬP
6.1. Đƣờng tiền lƣơng theo học vấn
Đường tiền lương - học vấn cho biết mức tiền lương người chủ thuê lao động vui
lòng trả mỗi trình độ học tập của lao động. Nếu lao động nhận bằng tốt nghiệp phổ thông
trung học, tiền lương mỗi năm của anh ta là 20 triệu đồng, ngược lại nếu anh ta chấp nhận
18 năm học, tiền lương mỗi năm của anh ta là 30 triệu đồng. Đường tiền lương - học vấn
được thị trường quyết định. Nói cách khác, tiền lương của mỗi mức độ học tập được xác
định bởi giao điểm của đường cung lao động với mức học tập cụ thể, và cầu lao động đối
với lao động đó. Dưới góc độ nhìn nhận của người lao động, tiền lương liên quan tới mức
độ học tập là không đổi
Tiền lương - học vấn thể hiện trên hình 6.1có 3 tính chất sau:
- Tiền lương - học vấn dốc lên: những lao động nhận được giáo dục cao hơn có
thu nhập nhiều hơn bởi vậy quyết định học tập được thúc đẩy chỉ bằng lợi ích
kinh tế. Để thu hút lao động nhận được đào tạo cao hơn, các chủ lao động
phải bù đắp cho những lao động này những chi phí mà họ gánh chịu để đạt
được sự giáo dục.
- Độ dốc của đường tiền lương - học vấn cho biết thu nhập của người lao động
tăng lên bao nhiêu nếu anh ta đã nhận được thêm một năm học tập.
- Tiền lương - học vấn cong lồi. Lợi ích kinh tế từ mỗi năm học thêm giảm
xuống vì sự học tập nhiều hơn. Giống như trong quá trình sản xuất, lợi nhuận
nhận được từ giáo dục giảm dần. Mỗi năm học thêm tạo ra ít kiến thức hơn
thu nhập thấp hơn những năm trước.
- 52 -
Hình 6.1 Đƣờng tiền lƣơng – học vấn
6.2. Mức lợi ích biên từ học vấn (tỷ suất lợi nhuận biên từ giáo dục)
Độ dốc của đường tiền lương - học vấn cho biết thu nhập tăng lên bao nhiêu nếu
người lao động lưu lại học tập thêm một năm. Trên hình 6.2, năm thứ nhất của trường đại
học tăng thu nhập hàng năm trong giai đoạn sau phổ thông trung học là 3 triệu. Phần trăm
thay đổi trong thu nhập từ việc mỗi năm nhận được học tập thêm này là:
% thay đổi trong thu nhập =
Ví dụ: trong hình vẽ người lao động nhận 15% tiền lương tăng thêm (hay 3/20 x
100) nếu tham gia vào đại học một năm.
Chúng ta gọi % thay đổi trong thu nhập do kết quả của một năm học tập thêm là tỷ
suất lợi nhuận biên của giáo dục (MRR). Tỷ suất lợi nhuận biên của giáo dục cho biết %
tăng lên trong thu nhập của mỗi đồng chi vào đầu tư cho giáo dục.
Hình 6.2 Quyết định học tập
25
23
12 13 18 14
30
20
Số năm học tập
Tiền triệu đ
S
’
r
S
*
Mức lãi suất
MRR
r
’
Số năm học tập
- 53 -
Vì đường tiền lương – học tập cong lồi, tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập giảm dần
nếu chấp nhận học nhiều hơn.
Ví dụ: tỷ suất lợi nhuận biên của giáo dục năm thứ hai ở trường đại học là 8,7%
(2/23) x100. Mỗi năm tăng thêm của việc học tập tạo ra sự gia tăng tiền lương ít hơn (như
vậy tử số biểu thị tỷ suất lợi nhuận của học tập nhỏ hơn) và người học chi phí nhiều hơn
để ở lại học tập (vì thế mẫu số là lớn). Sự thể hiện tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập vì thế
là hàm dốc xuống của mức học tập, như được thể hiện trên hình6.2, được gọi là MRR.
Đường MRR cho biết % thay đổi trong thu nhập hàng năm nhờ kết quả từ mỗi năm học
thêm.
6.3. Quyết định nghỉ học
Giả sử người lao động có mức chiết khấu r và mức chiết khấu này không thay đổi;
trình độ học vấn mà người lao động nhận được là hoàn toàn độc lập. Mức chiết khấu là
hoàn toàn co dãn và được mô tả trên hình 6.2.
Mức độ trình độ học vấn nào sẽ đuợc người ta lựa chọn? Đó chính là giao điểm của
đường MRR và đường biểu hiện mức chiết khấu sẽ xác định mức độ học tập tối ưu đối
với lao động, hay s* nằm trên hình. Như vậy, qui tắc dừng nói cho người lao động biết khi
nào họ từ bỏ việc học tập. Qui tắc này nói rằng người ta còn đi học chừng nào MRR còn
vượt quá r và được xác định:
Bỏ học khi MRR = r
Qui tắc dừng này tối đa hóa giá trị hiện tại thu nhập của người lao động
6.4. Khác biệt tiền lƣơng do khác nhau về tỉ lệ chiết khấu
Giả sử trên thị trường lao động chỉ có hai lao động khác nhau chỉ trong mức chiết
khấu, như mô tả trên hình 6.3. Mức chiết khấu của A là rA, trong khi mức chiết khấu của
B thấp hơn là rB và rA lớn hơn rB. Hình vẽ cho thấy rằng, A thôi học và chỉ nhận được 11
năm giáo dục, trong khi B nhận được bằng tốt nghiệp phổ thông trung học. Rõ ràng,
những lao động không tiếp tục đi học họ sẽ tự cắt giảm thu nhập tương lai nặng nề vì họ
hướng tới chỉ hiện tại.
Hình 6.3 cho thấy ảnh hưởng của các sự lựa chọn này đối với việc phân bổ thu
nhập trong giai đoạn sau khi học. Chúng ta thấy rằng cả hai lao động đang đối mặt với
đường tỷ suất lợi nhuận biên của việc học như nhau. Việc thể hiện tỷ suất lợi nhuận biên
là cho trước, giả định này là tương đương như nói rằng cả hai đối mặt với đường tiền
lương – học vấn như nhau, nghĩa là nếu có điều kiện học hành và đạt được cùng số năm
học như nhau sẽ thu nhập như nhau. Quyết định học hành khác nhau của hai lao động đơn
- 54 -
giản vì họ rơi vào những vị trí và hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. A rơi vào điểm PA, ở
đó anh ta chỉ học 11 năm và thu nhập wDROP ngàn đồng; B rơi vào điểm PB, đi học 12 năm
và thu nhập wHS ngàn đồng. Nối điểm PA và PB chúng ta có thể chỉ ra +đường tiền lương
– học vấn chung đứng trước tất cả lao động.
Hình 6.3 Học tập và thu nhập khi những lao động có mức chiết khấu khác nhau
Nếu người lao động khác biệt chỉ trong mức chiết khấu của họ, chúng ta có thể tính
toán tỷ suất lợi nhuận biên của học tập thông qua chênh lệch tiền lương giữa hai lao động
khác nhau về trình độ giáo dục đạt được. Khi đó có thể dự báo mức tăng thêm của thu
nhập nếu chúng ta theo đuổi chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy người lao động học tập
nhiều hơn.
6.5. Khác biệt tiền lƣơng do khác nhau về năng lực
Dường như khó khăn hơn để ước tính tỷ suất lợi nhuận từ việc học khi tất cả lao
động có mức chiết khấu như nhau, nhưng mỗi lao động đối mặt với đường tiền lương –
học vấn khác nhau, như được mô tả đối với lao động Anh và Bon trên hình 6.4. Như hình
vẽ, đường tiền lương – học vấn của Anh nằm thấp hơn của Bon, nhu vậyAnh có năng suất
thấp hơn Bon, nói cách khác chủ lao động sẽ thưởng cho sự lành nghề của Bon bằng việc
trả tiền lương cao hơn khi hai lao động có cùng trình độ đào tạo. Hình vẽ cho thấy đường
tiền lương – học vấn của Bon dốc hơn vì thế Bon thu nhận được nhiều hơn từ những năm
học thêm.
1
1
rB
1
2
Mức lãi suất
MRR
rA
Số năm
học tập
(a)
Số năm
đi học
(b)
P
B
1
1
P
A
WDRO
P
WH
S
1
2
Tiền 1000
đ
- 55 -
Hình 6.4 Đƣờng tiền lƣơng – học vấn đối với các lao động với năng lực khác nhau
Để thấy tại sao, xem xét sự khác biệt khả năng làm thay đổi tỷ suất lợi nhuận biên
từ học tập như thế nào. Nhắc lại rằng, tỷ suất lợi nhuận biên của học tập được xác định
bởi % thay đổi trong thu nhập hay
w
w
do kết quả từ mỗi năm học thêm. Bon nhận được
nhiều tiền hơn từ mỗi năm học được ở trường, như vây w là lớn hơn cho Bon. Do đó
Bon cũng có tiền lương cao, như thế anh ta sẽ bị mất nhiều hơn nếu ở lại học, điều đó thể
hiện rằng anh ta cũng có mẫu số w lớn hơn.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập có thể thay đổi tăng hay giảm do sự
khác nhau về năng lực của lao động. Điều đó cũng thường cho thấy rằng, mức năng lực
cao dịch chuyển đường tỷ suất lợi nhuận biên từ học tập sang bên phải, như vậy lợi ích
thu nhập kết quả từ những năm học thêm lớn hơn sự tăng thêm thu nhập mất đi. MRR của
Bon khi đó nằm bên phải của Anh, thể hiện trên hình 6.5(a). Vì Bon và Anh cả hai đều có
chiết khấu như nhau, Bon nhận được học hành nhiều hơn (12 so với 11). Hình 6.5(b) mô
tả sự tác động do sự khác nhau về năng lực lên việc phân bổ thu nhập. Bon lựa chọn điểm
PB trên đường tiền lương – học vấn của anh ta, Bon nhận được 12 năm học và thu nhập
wHS ngàn đồng. Anh nhận được 11 năm học và thu nhập wDROP ngàn đồng.
1000 đồng
Bon
Anh
Số năm đi học
- 56 -
(a)
(b)
Hình 6.5 Sự học hành và thu nhập khi ngƣời lao động có năng lực khác nhau
Dữ liệu trong nghiên cứu bao gồm trình độ giáo dục và thu nhập, nhưng không bao
gồm mức năng lực của họ. Dữ liệu quan sát, vì thế nối hai điểm PA và PB trên hình này lại
và kéo ra ngooài, được gọi là R. Điều đó là quan trọng để lưu ý rằng đường này không
trùng khớp đường tiền lương – học vấn của Anh và Bon. Do vậy, dữ liệu quan sát về thu
nhập và trình độ giáo dục không cho phép chúng ta ước tính được tỷ suất lợi nhuận biên
từ việc học.
Sự khác biệt tiền lương giữa Anh và Bon xuất hiện do hai lý do. Bon có trình độ
học vấn cao hơn Anh và từ đó anh ta nhận được tỷ suất lợi nhuận từ học nhiều hơn. Bon
Ngàn đồng
wHS
wDROP
wA
PA
Số năm
đi học
R
PB
11
Anh
Bon
12
12 11
MRRB
r
MRRA
Số năm đi học
Mức lợi ích
- 57 -
vì thế thu nhập cao hơn Anh, vì Bon nhiều năng lực hơn. Sự khác nhau trong thu nhập của
hai lao động này, kết hợp cả hai tác động của giáo dục và của năng lực lên thu nhập.
- 58 -
MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC .......................................................................... 1
1.1. Câu chuyện kinh tế của thị trường lao động .............................................................. 1
1.2. Những nhân vật trên thị trường lao động ................................................................... 1
1.2.1 Người lao động ..................................................................................................... 1
1.2.2 Doanh nghiệp ........................................................................................................ 1
1.2.3. Chính phủ ............................................................................................................. 2
1.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu môn học ....................................................................... 2
1.4. Cơ cấu môn học.......................................................................................................... 3
CHƢƠNG 2 CUNG LAO ĐỘNG ..................................................................................... 4
2.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................................ 4
2.2. Hàm thỏa dụng ........................................................................................................... 4
2.3. Đường bàng quan ....................................................................................................... 4
2.4. Giới hạn thời gian và ngân sách ................................................................................. 7
2.5. Đường ngân sách ........................................................................................................ 7
2.6. Quyết định giờ làm việc ............................................................................................. 7
2.6.1. Làm việc hay không làm việc .............................................................................. 7
2.6.2. Quyết định giờ làm việc ....................................................................................... 8
2.7. Mức lương giới hạn .................................................................................................... 9
2.8. Chương trình phúc lợi và động cơ làm việc ............................................................. 13
2.9. Cung lao động .......................................................................................................... 14
2.9.1. Đường cung lao động ..................................................................................... 14
2.9.2. Đường cung thị trường lao động ....................................................................... 15
CHƢƠNG 3: CẦU LAO ĐỘNG ..................................................................................... 18
3.1. Hàm sản xuất ............................................................................................................ 18
3.2. Sản phẩm biên và sản phẩm trung bình ................................................................... 18
3.3. Tối đa hóa lợi nhuận................................................................................................. 20
- 59 -
3.4 Cầu lao động trong ngắn hạn .................................................................................... 20
3.5. Tác động của giá lên đường cầu ngắn hạn ............................................................... 22
3.6. Đường đẳng lượng ................................................................................................... 23
3.7. Đường đẳng phí ........................................................................................................ 24
3.8. Cầu lao động trong dài hạn ...................................................................................... 26
3.9. Tác động của giá lên đường cầu dài hạn .................................................................. 28
CHƢƠNG 4: CÂN BẰNG THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG ............................................. 30
4.1. Cân bằng trong thị trường cạnh tranh riêng biệt ...................................................... 30
4.2. Cân bằng có tính cạnh tranh trên nhiều thì trường lao động .................................... 30
4.3. Mô hình mạng nhện trên thị trường lao động .......................................................... 31
4.4. Thị trường lao động không có tính cạnh tranh: độc quyền mua .............................. 33
4.4.1 Thị trường lao động không có tính cạnh tranh (độc quyền mua có phân biệt mức
lương) ........................................................................................................................... 33
4.4.2 Thị trường lao động không có tính cạnh tranh (độc quyền mua không phân biệt
mức lương) ................................................................................................................... 34
4.5. Thị trường lao động không có tính cạnh tranh: độc quyền bán ............................... 35
4.6. Tác động của mức lương tối thiểu ........................................................................... 37
4.7. Thuế lương bổng ...................................................................................................... 38
CHƢƠNG 5: KHÁC BIỆT LƢƠNG ĐỀN BÙ .............................................................. 39
5.1. Cung lao động cho những công việc nguy hiểm ...................................................... 39
Lựa chọn loại việc làm của người lao động ................................................................. 40
5.2. Đường cung lao động đối với công việc nguy hiểm ................................................ 41
5.3. Cầu lao động cho những công việc nguy hiểm ........................................................ 41
5.4. Đường cầu lao động đối với công việc nguy hiểm .................................................. 43
5.5. Hàm tiền lương an lạc .............................................................................................. 44
5.5.1 Đường bàng quan của những lao động khác nhau.............................................. 44
5.5.2 Đường đồng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác nhau ................................... 45
5.5.3 Hàm tiền lương an lạc (Đường quan hệ tiền lương và đặc trưng nghề nghiệp) . 46
Tác động của quy định về sức khoẻ và an toàn ........................................................... 48
- 60 -
CHƢƠNG 6: VỐN CON NGƢỜI – HỌC VẤN VÀ THU NHẬP ............................... 51
6.1. Đường tiền lương theo học vấn ................................................................................ 51
6.2. Mức lợi ích biên từ học vấn (tỷ suất lợi nhuận biên từ giáo dục) ............................ 52
6.3. Quyết định nghỉ học ................................................................................................. 53
6.4. Khác biệt tiền lương do khác nhau về tỉ lệ chiết khấu ............................................. 53
6.5. Khác biệt tiền lương do khác nhau về năng lực ....................................................... 54
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_lao_dong_phan_2.pdf