Giáo trình Kinh tế lượng 1 - Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Trong thực tế, có rất nhiều biến kinh tế xã hội là các biến định tính, nhận giá trị bởi các trạng thái (hay các phạm trù, tính chất). Bài học này nhằm trang bị cách để chúng ta dùng biến giả đại diện cho các biến định tính trong mỗi mô hình hồi quy. • Trường hợp biến định tính có 2 trạng thái, có thể sử dụng một biến giá giả 0-1 để biểu diễn biến định tính này. Khi biến định tính có m trạng thái, cần sử dụng m-1 biến giả 0 - 1. • Hệ số của biến giả dùng để so sánh chênh lệch về hệ số chặn trong các nhóm trạng thái của biến định tính. • Việc ước lượng và kiểm định về các hệ số ta thực hiện như các hệ số hồi quy thông thường. • Bài học này chỉ xem xét trường hợp biến giả đại diện cho biến định tính trong vai trò biến độc lập. Trường hợp mô hình với biến phụ thuộc là biến định tính được sẽ học ở bậc sau đại học.

pdf39 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế lượng 1 - Bài 5: Phân tích hồi quy với biến định tính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0015108225 BÀI 5 PHÂN TÍCH HỒI QUY VỚI BIẾN ĐỊNH TÍNH ThS. Phạm Ngọc Hưng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1 v1.0015108225 Có ý kiến cho rằng chi tiêu của hộ gia đình chịu ảnh hưởng cả nhân tố khu vực hộ gia đình sinh sống. Như vậy, để nhận xét vấn đề này chúng ta cần đưa biến định tính “Khu vực” vào mô hình như thế nào? 2 v1.0015108225 MỤC TIÊU • Hiểu rõ khái niệm của biến giả. • Biết cách dùng biến giả đại diện cho biến định tính trong vai trò biến độc lập của mô hình hồi quy. • Hiểu được vai trò, ý nghĩa của hệ số đi kèm với biến giả trong mỗi mô hình hồi quy để tiến hành phân tích. 3 v1.0015108225 NỘI DUNG Khái niệm biến giả Mô hình có biến độc lập chỉ là biến giả Mô hình có biến độc lập là biến giả và biến định lượng 4 v1.0015108225 1. KHÁI NIỆM BIẾN GIẢ 1.2. Tình huống 1.1. Giới thiệu về biến định tính, biến giả 5 v1.0015108225 1.1. GIỚI THIỆU VỀ BIẾN ĐỊNH TÍNH, BIẾN GIẢ • Trong kinh tế xã hội có nhiều yếu tố được đặc trưng bởi các trạng thái, tính chất hay phạm trù mà ta gọi là các biến định tính. Chẳng hạn yếu tố “giới tính” gồm hai trạng thái là nam và nữ, yếu tố “quê quán” đặc trưng bởi hai trạng thái thành thị và nông thôn, yếu tố “vùng miền” chia ba trạng thái là miền bắc, miền trung và miền nam, • Để định lượng các trạng thái của biến định tính (tức là hồi quy biến định tính trong vai trò biến độc lập của mô hình hồi quy), ta cần phải tạo các biến giả (dummy variable) nhận hai giá trị là 0 và 1. 6 v1.0015108225 1.2. TÌNH HUỐNG Thông tin về biến định tính “Giới tính” nhân viên (với hai trạng thái là nam và nữ) có thể được thể hiện bởi biến giả “D” như sau: 1 nếu một người là nam D= 0 nếu một người là nữ 7 v1.0015108225 NHẬN XÉT • Biến giả sử dụng có các đặc điểm sau: • Biến giả chỉ nhận giá trị 0 và 1. • Mỗi cá thể trong tổng thể chỉ tương ứng với một giá trị của biến giả. • Biến giả chia tổng thể thành các phần riêng biệt. • Việc lựa chọn gán giá trị 1 và 0 ứng với các trạng thái nào là chỉ nhằm thuận lợi cho việc giải thích ý nghĩa hệ số của các biến giả. • Khi biến định tính có nhiều hơn hai trạng thái thì ta vẫn có thể sử dụng biến giả có nhiều giá trị (như biến giả nhận giá trị 0,1,2,3, tương ứng cho các trạng thái) nhưng gặp khó khăn trong việc nghiên cứu so sánh tương ứng giữa các trạng thái và một số yếu tố kỹ thuật khác nên người ta thường dùng nhiều biến giả với hai giá trị 0 và 1 ở trên ở trên theo quy tắc: Số biến giả sử dụng bằng số trạng thái của biến định tính – 1 • Trạng thái của biến định tính mà ứng với giá trị các biến giả nhận giá trị 0 gọi là trạng thái gốc hay trạng thái cơ bản. Việc lựa chọn trạng thái nào là trạng thái cơ bản thì đó cũng là tùy ý. 8 v1.0015108225 2. MÔ HÌNH CÓ BIẾN ĐỘC LẬP CHỈ LÀ BIẾN GIẢ 2.2. Ví dụ cụ thể 2.1. Giới thiệu tình huống 9 v1.0015108225 2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG • Muốn xem xét và so sánh ảnh hưởng của việc dùng phương pháp công nghệ A hay B đến sản lượng của một doanh nghiệp như thế nào? • Tiến hành hồi quy mô hình với biến phụ thuộc (SL) là biến sản lượng của doanh nghiệp phụ thuộc vào biến định tính mô tả về việc doanh nghiệp dùng phương pháp công nghệ A hay B. • Tạo biến giả về phương pháp công nghệ, ký hiệu “CN” • 1 nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp công nghệ A. • CN = • 0 nếu doanh nghiệp không sử dụng phương pháp công nghệ A. (tức là sử dụng phương pháp công nghệ B) • Với việc đưa biến giả CN vào mô hình như một biến độc lập thông thường của mô hình hồi quy:  Hàm hồi quy tổng thể:  Khi sử dụng phương pháp công nghệ A:  Khi sử dụng phương pháp công nghệ B: 1 2E(SL |CN) = β + β CN 1 2E(SL|CN =1) = β + β 1E(SL |CN =0) = β 10 v1.0015108225 2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG Nhận xét: • Sản lượng trung bình khi dùng phương pháp công nghệ A là β1+ β2 • Sản lượng trung bình khi dùng phương pháp công nghệ B là β1 β2 là mức chênh lệch về sản lượng trung bình của doanh nghiệp khi sử dụng phương pháp công nghệ A hay B. (Trạng thái cơ bản ở đây là trạng thái “sử dụng phương pháp công nghệ B”). 11 v1.0015108225 2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG • Muốn xét xét mức chênh lệch của sản lượng doanh nghiệp khi sử dụng hai phương pháp công nghệ A và B dao động trong khoảng nào thì ta đi tìm khoảng tin cậy đối xứng của hệ số β2. • Muốn xem xét có phải sản lượng doanh nghiệp là khác nhau khi dùng hai phương pháp công nghệ A và B hay không thì ta thực hiện bài toán kiểm định cặp giả thuyết: H0: β2 =0 H1: β2 ≠ 0  Nếu chấp nhận giả thuyết H1 thì ta kết luận sản lượng doanh nghiệp là khác nhau khi dùng hai phương pháp công nghệ A và B.  Nếu nhận giả thuyết H0 ta kết luận sản lượng của doanh nghiệp là như nhau khi dùng hai phương pháp công nghệ A và B. ( ) ( ) 2 2 / 2 2 2 2 / 2( ) ( ) , 2 n k n kse t se t k               12 v1.0015108225 2.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 13 • Muốn xem xét có phải khi doanh nghiệp dùng phương pháp công nghệ A thì cao hơn khi ta dùng phương pháp công nghệ B hay không thì ta thực hiện bài toán kiểm định cặp giả thuyết: H0: β2 ≤ 0 H1: β2 > 0  Nếu chấp nhận giả thuyết H1 thì ta kết luận sản lượng doanh nghiệp khi dùng phương pháp công nghệ A sẽ cao hơn khi dùng phương pháp công nghệ B.  Nếu nhận giả thuyết H0 ta kết luận sản lượng của doanh nghiệp khi dùng phương pháp công nghệ A là không cao hơn khi dùng phương pháp công nghệ B. v1.0015108225 2.2. VÍ DỤ CỤ THỂ Tiếp tục sử dụng 100 quan sát về hộ gia đình. Hồi quy mô hình với biến phụ thuộc CT là chi tiêu hộ gia đình (triệu đồng/năm) phụ thuộc vào biến KV mô tả về khu vực gia đình sình sống (với 2 trạng thái thành thị và nông thôn). • Tạo biến giả: 1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị. KV= 0 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn. • Tiến hành hồi quy chi tiêu của hộ gia đình phụ thuộc vào khu vực gia đình đó sinh sống:  Hàm hồi quy tổng thể:  Hộ gia đình ở thành thị:  Hộ gia đình ở nông thôn: 1 2( | )E CT KV KV   1 2( | 1)E CT KV     1( | 0E CT KV   14 v1.0015108225 2.2. VÍ DỤ CỤ THỂ 15 Bảng báo cáo v1.0015108225 2.2. VÍ DỤ CỤ THỂ • Hàm hồi quy mẫu: • Hộ gia đình ở thành thị: • Hộ gia đình ở nông thôn:  Mức chi tiêu của hộ gia đình ở thành thị là 263,78257 triệu đồng/năm.  Mức chi tiêu của hộ gia đình ở nông thôn là 194,2407 triệu đồng/năm.  Mức chênh lệch về chi tiêu của hộ gia đình ở thành thị so với nông thôn là 69,54187 triệu đồng/năm. 1 2i iCT KV      1 2 194.2407 69.54187 263.78257CT          1 2 194.2407CT        16 v1.0015108225 2.2. VÍ DỤ CỤ THỂ 17 Muốn biết với mức ý nghĩa 5%, có phải mức chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị là cao hơn mức chi tiêu của các hộ gia đình ở nông thôn hay không, ta thực hiện bài toán kiểm định giả thuyết thống kê: H0: β2 ≤ 0 H1: β2 > 0 Miền bác bỏ của giả thuyết H0 là: Giá trị quan sát của tiêu chuẩn kiểm định là: n = 935, k = 2, α = 0,05, → Đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 và chấp nhận giả thuyết H1. Kết luận: Với mức ý nghĩa 5% thì đủ cơ sở nói rằng mức chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị là cao hơn ở nông thôn. (n-k)2 2 W , T>t ( ) T se              69,54187 6,462151 10,76141qs T   v1.0015108225 3. MÔ HÌNH CÓ BIẾN ĐỘC LẬP LÀ BIẾN GIẢ VÀ BIẾN ĐỊNH LƯỢNG 3.2. Ví dụ cụ thể 3.1. Giới thiệu tình huống 18 v1.0015108225 3.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG Chẳng hạn muốn nghiên cứu, so sánh về mức lương của người lao động phụ thuộc vào số năm đi học có khác nhau giữa nam và nữ hay không? • Ta xây dựng mô hình hồi quy với các biến:  Wage (USD/tháng) chỉ mức lương của người lao động  Educ là số năm đi học của người lao động  Male là biến giả (lượng hóa cho biến giới tính) nhận giá trị 1 nếu quan sát là nam, 0 nếu quan sát là nữ. • Hàm hồi quy tổng thể:  Lao động nam:  Lao động nữ: 1 2 3( | , duc)E Wage Male E Male Educ     1 2 3( | 1, duc)E Wage Male E Educ      1 2 3( | 1, duc)E Wage Male E Educ      19 v1.0015108225 3.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 20 • Nhận xét:  Khi số năm đi học tăng 1 năm thì lương trung bình của người lao động tăng β3 đơn vị.  Khi số năm đi học là như nhau thì lương trung bình của nam cao hơn nữ là β2 đơn vị.  Nếu β2 > 0 thì có nghĩa khi cùng số năm đi học, lương trung bình của nam cao hơn nữ.  Nếu β2 = 0 thì có nghĩa khi cùng số năm đi học, lương trung bình của nam và nữ là như nhau. v1.0015108225 3.1. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG 21  Muốn biết việc điến biến giả Male vào mô hình trên có ý nghĩa hay không (hay xem xét hệ số β2 có ý nghĩa thống kê không) thì ta tiến hành kiểm định cặp giả thuyết thống kê: H0: β2 = 0 H1: β2 ≠ 0  Nếu chấp nhận giả thuyết H1 thì ta kết luận biến Male có trong mô hình là cần thiết (hay hệ số β2 có ý nghĩa thống kê).  Nếu nhận giả thuyết H0 ta kết luận thì ta kết luận biến Male có trong mô hình là không cần thiết (hay hệ số β2 không có ý nghĩa thống kê).  Muốn xét xét mức chênh lệch của mức lương giữa nam và nữ (khi có cùng số năm đi học) biến động trong khoảng nào thì ta đi ước lượng hệ số β2 bằng khoảng tin cậy đối xứng:  ( ) ( ) 2 2 / 2 2 2 2 / 2( ) ( ) , k=3 n k n kse t se t              v1.0015108225 3.2. VÍ DỤ CỤ THỂ Tiếp tục dùng bộ số liệu cho 100 hộ gia đình. Ta hồi quy chi tiêu của hộ gia đình phụ thuộc vào 2 biến: Biến thu nhập và biến “KV” ở trên. • CT: Chi tiêu hộ gia đình( triệu đồng/năm). • TN: Thu nhập hộ gia đình (triệu đồng/năm). • KV: Biến giả khu vực gia đình sinh sống. (lượng hóa cho biến định tính với 2 trạng thái thành thị và nông thôn) 1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị KV = 0 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn Dùng bảng kết quả ước lượng của mô hình hình hồi quy nhận được và cho biết: a. Mức chi tiêu tối thiểu của các hộ gia đình ở thành thị là bao nhiêu? b. Mức chi tiêu tối thiểu của các hộ gia đình ở nông thôn là bao nhiêu? c. Mức chênh lệch về chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị so với ở nông thôn (trong điều kiện cùng mức thu nhập) là bao nhiêu? d. Với độ tin cậy 95% thì mức chênh lệch về chi tiêu giữa hai vùng (trong điều kiện cùng thu nhập) dao động trong khoảng nào? 22 v1.0015108225 3.2. VÍ DỤ CỤ THỂ 23 Tiến hành hồi quy mô hình biến CT phụ thuộc vào biến KV và biến TN (mô hình có hệ số chặn) với bộ số liệu trên ta được bảng báo cáo kết quả: v1.0015108225 3.2. VÍ DỤ CỤ THỂ (tiếp theo) • Hàm hồi quy tổng thể:  Các hộ gia đình ở thành thị:  Các hộ gia đình ở nông thôn: • Mức chi tiêu trung bình tối thiểu của các hộ gia đình ở thành thị là β1+ β2 • Mức chi tiêu trung bình tối thiểu của các hộ gia đình ở thành thị là β1 • Mức chênh lệch về chi tiêu trung bình của các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn (khi có cùng mức thu nhập) là β2 Do đó: a. Mức chi tiêu tối thiểu của hộ gia đình ở thành thị là 59,62006 + 30,27209 = 89,89215 triệu đồng/năm. b. Mức chi tiêu tối thiểu của hộ gia đình ở nông thôn là 59,62006 triệu đồng/năm. c. Mức chênh lệch về chi tiêu của hộ gia đình ở thành thị so với nông thôn (khi có cùng thu nhập) là 30,27209 triệu đồng/năm. 1 2 3( | , )E CT KV TN KV TN     1 2 3( | 1, )E CT KV TN TN      1 2 3( | 0, )E CT KV TN KV TN      24 v1.0015108225 3.2. VÍ DỤ CỤ THỂ (tiếp theo) 25 d. Muốn biết với độ tin cậy 95%, khi có cùng mức thu nhập thì mức chênh lệch về chi tiêu của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn dao động trong khoảng nào thì ta đi tìm khoảng tin cậy đối xứng của β2 → 20,901232 < β2 < 39,642948 Kết luận: Với độ tin cậy 95%, khi có cùng mức thu nhập thì mức chênh lệch về chi tiêu của hộ gia đình ở thành thị và nông thôn dao động trong khoảng (20,901232, 39,642948) USD/tháng. ( ) ( ) 2 2 / 2 2 2 2 / 2 ( ) (97 ) / 2 0 ,025 2 2 ( ) ( ) n = 100 ; k = 3 ; 1- = 0,95 ; 1, 96 30,27209 ; ( ) 4,781050 n k n k n k se t se t t t se                            v1.0015108225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG • Có ý kiến cho rằng chi tiêu của hộ gia đình chịu ảnh hưởng cả nhân tố khu vực hộ gia đình sinh sống. Như vậy, để nhận xét vấn đề này chúng ta cần đưa biến định tính “Khu vực” (biến mô tả về nơi sinh sống của hộ gia đình tương ứng với hai trạng thái là thành thị và nông thôn) vào mô hình trong vai trò biến độc lập . • Tiến hành tạo biến giả KV như sau: 1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị KV = 0 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn 26 v1.0015108225 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 27 Như vậy số liệu với biến giả về khu vực: Thứ tự quan sát Khu vực KV 1 Thành thị 1 2 Nông thôn 0 3 Nông thôn 0 4 Thành thị 1 5 Nông thôn 0 n Thành thị 1 v1.0015108225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Với CT là chi tiêu của hộ gia đình, phụ thuộc vào biến độc lập KV là biến giả nhận giá trị 0; 1 tương ứng cho 2 trạng thái thành thị và nông thôn. Sử dụng số liệu của 100 hộ gia đình, ta có kết quả ước lượng sau: CT = 194,2407 + 69,54187KV + e Se (69,54187) (10,76141) Nếu câu hỏi đặt ra là: với mức ý nghĩa 5% hãy cho biết biến giả KV có mặt trong mô hình có cần thiệt hay không thì ta chọn cặp giả thuyết nào? A. B. C. D. 0 2 1 2 : 0 : 0 H H     0 2 1 2 : 0 : 0 H H     0 2 1 2 : 0 : 0 H H     0 2 1 2 : 0 : 0 H H     28 v1.0015108225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 29 Trả lời: • Đáp án đúng là: A. • Giải thích: Việc kiểm định biến giả KV có mặt trong mô hình là cần thiết hay không chính là kiểm định β2≠0 hay không do đó ta chọn đáp án A. 0 2 1 2 : 0 : 0 H H     v1.0015108225 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Cũng với số liệu của 100 hộ gia đình và kết quả ước lượng: CT = 194,2407 + 69,54187KV + e Se (69,54187) (10,76141) Hãy cho biết mức chênh lệch về chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình ở 2 vùng thành thị và nông thôn dao động trong khoảng nào? Kết luận với độ tin cậy 95%. A. 50,25 đến 100,02 B. 50,12 đến 90,8 C. 38,32 đến 78,95 D. 48,45 đến 90,63 Trả lời: • Đáp án đúng là: D. 48,45 đến 90,63 • Giải thích: 30 v1.0015108225 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Trong thực tế, có rất nhiều biến kinh tế xã hội là các biến định tính, nhận giá trị bởi các trạng thái (hay các phạm trù, tính chất). Bài học này nhằm trang bị cách để chúng ta dùng biến giả đại diện cho các biến định tính trong mỗi mô hình hồi quy. • Trường hợp biến định tính có 2 trạng thái, có thể sử dụng một biến giá giả 0-1 để biểu diễn biến định tính này. Khi biến định tính có m trạng thái, cần sử dụng m-1 biến giả 0 - 1. • Hệ số của biến giả dùng để so sánh chênh lệch về hệ số chặn trong các nhóm trạng thái của biến định tính. • Việc ước lượng và kiểm định về các hệ số ta thực hiện như các hệ số hồi quy thông thường. • Bài học này chỉ xem xét trường hợp biến giả đại diện cho biến định tính trong vai trò biến độc lập. Trường hợp mô hình với biến phụ thuộc là biến định tính được sẽ học ở bậc sau đại học. 31 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 1. Biến định tính “Khu vực” mô tả về các trạng thái về nơi sinh sống của hộ gia đình thành thị và nông thôn có mấy trạng thái? Khi hồi quy với biến này trong vai trò biến độc lập thì ta phải sử dụng mấy biến giả 0-1để đại diện? Trả lời: • Biến định tính “Khu vực” có 2 trạng thái. • Khi hồi quy với biến này trong vai trò biến độc lập thì ta phải sử dụng 1 biến giả 0-1để đại diện. 32 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 2: Với CT là chi tiêu của hộ gia đình, phụ thuộc vào biến độc lập KV là biến giả nhận giá trị 0; 1 tương ứng cho 2 trạng thái thành thị và nông thôn. Sử dụng số liệu của 100 hộ gia đình, ta có kết quả ước lượng sau: • CT= 194,2407 +69,54187KV+ e • Se (69,54187) (10,76141) Viết hàm hồi quy tổng thể cho các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn? Mức chênh lệch về chi tiêu trung bình của hô gia đình ở thành thị và nông thôn là bao nhiêu? Trả lời: • Mức chênh lệch về chi tiêu trung bình của hô gia đình ở thành thị và nông thôn là β2 • Ước lượng điểm của mức chênh lệch này là 69,54187 trđ/năm. Hàm hồi quy tổng thể: Các hộ gia đình ở thành thị: Các hộ gia đình ở nông thôn: 1 2( | , )E CT KV TN KV   1 2( | 1)E CT KV     1( | 0)E CT KV   33 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 3: Tiếp tục dùng bộ số liệu cho 100 hộ gia đình. Ta hồi quy chi tiêu của hộ gia đình phụ thuộc vào 2 biến : Biến thu nhập và biến “KV” ở trên. • CT: chi tiêu hộ gia đình( triệu đồng/năm) • TN: thu nhập hộ gia đình (triệu đồng/năm) • KV: Biến giả khu vực gia đình sình sống (lượng hóa cho biến định tính với 2 trạng thái thành thị và nông thôn) Kết quả ước lượng: CT = 59.62006 + 30.27209KV + 0.593527TN+e Se (6.837323) (4.781050) (0.027074) Hãy viết hàm hồi quy mẫu cho các hộ gia đình ở thành thị và nông thôn. Với mức ý nghĩa 5% , có phải khi cùng mức thu nhập thì mức chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị là cao hơn so với hộ gia đình ở nông thôn hay không ? 1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị KV= 0 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn 34 v1.0015108225 Trả lời: Kiểm định giả thuyết thống kê: • Miền bác bỏ của giả thuyết H0 là: • Giá trị quan sát của tiêu chuẩn kiểm định là: • n = 100, k = 3, α = 0,05, → → chấp nhận giả thuyết H1 Kết luận: Với mức ý nghĩa 5% thì đủ cơ sở nói rằng khi có cùng mức thu nhập thì chi tiêu của các hộ gia đình ở thành thị là cao hơn so với ở nông thôn. Hàm hồi quy mẫu: Hộ gia đình ở thành thị: Hộ gia đình ở nông thôn: i 1 2 3 i CT ( ) (59,62006+0,593527)+30,27209TN iTN           i 1 2 3CT i iKV TN         i 1 3 i CT 59,62006+30,27209TN iTN        H0: β2 ≤ 0 H1: β2 > 0 (n-k)2 2 W , T >t ( ) T se              30,27209 6,331681 4,781050qs T   ( ) (97) 0,05 1,645 n kt t   ( )n kqsT t   35 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 4: Cũng với bộ số liệu về 100 hộ gia đình. Cho các biến: CT: chi tiêu hộ gia đình( triệu đồng/năm). • TN: thu nhập hộ gia đình (triệu đồng/năm) và kết quả ước lượng sau: • Có ý kiến cho rằng chi tiêu của hộ gia đình còn phụ thuộc vào khu vực hộ gia đình sinh sống ở thành thị hay nông thôn. Hãy trình bày cách nhận xét ý kiến này? Trả lời: • Tạo biến giả:  57,02237 0,657756T ( . ) (8,072220) (0,029689) i iCT N s e   1 nếu hộ gia đình sống ở thành thị KV= 0 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn Mô hình hồi quy tổng thể: Các hộ gia đình ở thành thị: Các hộ gia đình ở nông thôn: 1 2 3CT KV TN u      1 2 3CT TN u      1 3CT TN u    36 v1.0015108225 • Thực hiện bài toán kiểm định giả thuyết thống kê: • Miền bác bỏ của giả thuyết H0 là: • Nếu chấp nhận giả thuyết H1 thì ta kết luận chi tiêu các hộ gia đình có phụ thuộc vào yếu tố khu vực. • Nếu nhận giả thuyết H0 ta kết luận chi tiêu hộ gia đình không phụ thuộc vào yếu tố khu vực. H0: β2 = 0 H1: β2 ≠0 (n-k)2 /2 2 W , T >t ( ) T se              Trả lời (tiếp theo): 37 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Câu 5: Trong yêu cầu của câu 4 ở trên nếu để thực hiện yêu cầu, một sinh viên trả lời như sau • Tạo biến giả: • Thực hiện bài toán kiểm định giả thuyết thống kê: • Hãy nhận xét cách làm trên? 0 nếu hộ gia đình sống ở thành thị KV = 1 nếu hộ gia đình sống ở nông thôn H0: β2 = 0 H1: β2 ≠ 0 38 v1.0015108225 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Trả lời: Việc trình bày như trên không ảnh hưởng gì vì ta lựa chọn gán giá trị 0 và 1 cho biến giả KV là tùy ý. Theo các này thì: Kiểm định giả thuyết thống kê: Miền bác bỏ của giả thuyết H0 là: Kết luận không thay đổi: • Nếu chấp nhận giả thuyết H1 thì ta kết luận chi tiêu các hộ gia đình có phụ thuộc vào yếu tố khu vực. • Nếu nhận giả thuyết H0 ta kết luận chi tiêu hộ gia đình không phụ thuộc vào yếu tố khu vực. Mô hình hồi quy tổng thể: Các hộ gia đình ở nông thôn: Các hộ gia đình ở thành thị: 1 2 3CT KV TN u      1 2 3CT TN u      1 3CT TN u    H0: β2 = 0 H1: β2 ≠0 (n-k)2 /2 2 W , T >t ( ) T se              39

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_luong_1_bai_5_phan_tich_hoi_quy_voi_bien.pdf
Tài liệu liên quan