Quản lý nhà nước đối với thị trường giấy phép
Giả sử nhà nước thấy nhu cầu giấy phép tăng lên, nhà nước lại phát hành một số
giấy phép mới đẩy đường cung S* sang phải. Điều đó dẫn tới sự nới nhẹ mức ô nhiễm,
là hiện tượng lạm phát giấy phép.
Nếu nhà nước cảm thấy cần siết chặt tiêu chuẩn cũ thì họ lại có thể tham gia vào
thị trường giấy phép bằng cách mua lại số giấy phép đã phát hành, khi đó đường cung
sẽ dịch sang trái.
Trong trường hợp có nhóm người quan tâm đến giảm ô nhiễm môi trường họ
mua hết số giấy phép phát hành trên thị trường thì nhà nước tiếp tục phát hành nhằm
đạt được ở mức Q*. Nếu họ lại bán số giấy phép này nhà nước mua lại để ổn định một
lượng Q* ở thị trường.
Tóm lại: hệ thống giấy phép ô nhiễm mở ra khả năng điều tiết ô nhiễm một
cách mềm dẻo. Nhà nước tiến hành kiểm soát thị trường hoạt động giấy phép ô nhiễm
gần giống như thị trường chứng khoán.
111 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kinh tế môi trường (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn, thì người ta có thể
xây dựng trên đất đai đó hay bán nó. Người ta được bảo hộ chống lại mọi sự ngáng trở
việc họ sử dụng những quyền đó.
Tình huống 1, giả sử hãng có quyền sở hữu đối với việc sử dụng con sông để xả
nước thải của mình, ngược lại, các ngư dân không có quyền sở hữu nào nên không có
quyền đòi hỏi có nguồn nước sạch (không có chất thải) để nuôi và đánh bắt cá. Như
vậy, hãng được xả thải nhưng không phải chi phí cho xả thải hay không hạch toán chi
phí xả nước thải về nước thải vào các chi phí sản xuất của họ. Nói cách khác, hãng đã
đưa ra môi trường chi phí ngoại ứng (EC) do nước thải gây ra.
74
Tình huống 2, giả sử ngư dân sở hữu con sông đó, tức là có quyền sở hữu đối với
nước sạch. Trong trường hợp này, ngư dân có thể yêu cầu hãng nộp tiền cho họ để hãng
có quyền thải nước thải. Khi đó, hãng sẽ có hai cách ứng xử hoặc là ngừng sản xuất
hoặc là phải trả chi phí để được xả thải, các chi phí đó sẽ được tính vào chi phí ngoài.
Trong trường hợp này, bắt buộc hãng phải tính toán chi phí của mình và phải cộng thêm
các ngoại ứng để xác định mức hiệu quả. Chính vì vậy, tài nguyên được phân phối một
cách có hiệu quả hơn.
4.2.2.2. Lý thuyết Ronald Coase và khả năng thoả thuận thông qua thị trường
Chúng ta đã biết thị trường hoạt động được trên cơ sở thoả thuận và trao đổi, qua
thị trường cần thiết phải xác định được quyền sở hữu. Ronald Coase đã đề xuất việc xác
định mức hoạt động tối ưu xã hội Q* trên cơ sở này đạt được mức ô nhiễm (ngoại ứng)
tối ưu thông qua thị trường.
Ronald Coase cho rằng: Khi quyền sở hữu môi trường được xác lập, điều đó dẫn
đến các khả năng thoả thuận khác nhau nhằm đạt được mức hoạt động tối ưu.
Giả thiết ở đây có hai khả năng xảy ra: Quyền sở hữu môi trường có thể thuộc
về người gây ô nhiễm hoặc người bị gây ô nhiễm, dưới đây chúng ta xem xét cụ thể.
B, C
Q Q* Q1 Q2 QP
E
0
MNPB
MEC
a
c
k
h
i
Hình 4.1. Ô nhiễm tối ưu thông qua thỏa thuận
75
Trường hợp thứ nhất: Quyền sở hữu môi trường thuộc về người bị ô nhiễm.
Trong trường hợp này, họ không muốn có ô nhiễm, lúc này mức hoạt động ở điểm gốc
toạ độ (0). Để được sản xuất, tiến hành thoả thuận với người có quyền sở hữu môi
trường nhằm tăng mức sản xuất lên từ Q = 0 đến điểm có mức hoạt động Q1 và cuối
cùng là Q* là mức tối ưu. Để được sản xuất, họ phải trả các chi phí ngoại ứng cho người
có sở hữu môi trường nhưng phải chịu ngoại ứng. Ví dụ, nếu họ thoả thuận đến mức
hoạt động sản xuất là Q1, người gây ô nhiễm nhận được một khoản lợi nhuận là OabQ1,
nhưng người bị ô nhiễm chỉ thiệt hại mức bằng diện tích tam giác 0cQ1, khi đó có khả
năng thoả thuận để bên gây ô nhiễm sẵn sàng đền bù một khoản bằng diện tích tam giác
0cQ1, nó nhỏ hơn khả năng có thể trả được là diện tích 0abQ1. Sau khi chi trả đền bù,
họ được lợi nhuận ròng cá nhân là diện tích 0abc. Thoả thuận sẽ được dừng lại tại Q*
người chịu ô nhiễm được đền bù diện tích 0EQ* và người sản xuất được lợi nhuận ròng
lớn nhất là diện tích 0aE. Đây cũng chính là lợi nhuận ròng xã hội, bởi nó đã trừ đi chi
phí sản xuất cá nhân và chi trả ngoại ứng.
Trường hợp thứ hai: Quyền sở hữu môi trường thuộc về người gây ô nhiễm.
Điểm xuất phát để thoả thuận lúc này là QP, khi đó họ sẽ được lợi nhuận tối đa và có
quyền xả thải. Đồng thời, ở mức hoạt động này có chi phí ngoại ứng lớn nhất.
Người chịu ô nhiễm sẽ thoả thuận với bên gây ô nhiễm môi trường ở mức sản
xuất ở điểm Q2. Ở đây khoản thiệt hại của bên chịu ô nhiễm lớn hơn phần thu nhập của
người gây ô nhiễm (Q2kiQP > Q2hQP ), nên người chịu ô nhiễm cũng sẽ sẵn sàng đền
bù cho bên gây ô nhiễm một khoản thu nhập bị mất đi của người gây ô nhiễm để không
chịu mức thiệt hại (do ô nhiễm) lớn hơn mức phải đền bù đó. Khả năng thoả thuận cũng
tương tự, tiến đến mức Q* là mức hoạt động sản xuất tối ưu.
Tóm lại: Theo lý thuyết Ronald Coase, khi tài nguyên được xác định quyền sở
hữu thuộc về các chủ thể và đối tượng rõ ràng có khả năng tiến hành thoả thuận được
với nhau thì không cần sự can thiệp của chính phủ mà thông qua thị trường giữa người
gây ô nhiễm và người chịu ô nhiễm sẽ dẫn dắt đến điểm tối ưu của xã hội Q*.
4.2.2.3. Khả năng áp dụng và hạn chế của lý thuyết Coase
76
Rõ ràng lý thuyết Coase có tầm quan trọng trong điều chỉnh ô nhiễm mà không
cần sự can thiệp của chính phủ, tuy nhiên trong một số trường hợp lý thuyết này biểu
hiện không thích hợp.
Tài sản khi thoả thuận là tài sản chung giữa các nước hoặc giữa các cá nhân trên
thực tế việc thoả thuận ít có hiệu quả. Trong khi đó lý thuyết của Coase chưa đề cập đến
chi phí giao dịch, nên nhiều trường hợp có thoả thuận xảy ra nhưng chi phí để thoả
thuận còn lớn hơn cả chi phí được đền bù thì không nên thoả thuận.
Ngay cả khi chi phí giao dịch nhỏ hơn chi phí được đền bù nhưng người chịu ô
nhiễm chưa xác định được, lý thuyết này cũng không còn phù hợp. Chẳng hạn như trong
trường hợp chôn chất thải độc hại, người gây ô nhiễm xác định được, nhưng người chịu
ô nhiễm là các thế hệ sau này. Hoặc người gây ô nhiễm bao gồm nhiều nguồn ô nhiễm
và phía chịu ô nhiễm cũng không xác định được rõ, lúc này cần sự can thiệp của chính
phủ. Trên thực tế, hàm thiệt hại EC rất khó tính toán để có thể xác định được Q*.
Đe doạ được đền bù: Khi tài nguyên thuộc về nguời chịu ô nhiễm, có thể những
người xung quanh vùng ô nhiễm mặc dù không chịu tác động của ngoại ứng nhưng vẫn
đe doạ đòi đền bù. Hoặc khi tài nguyên thuộc về người gây ra ô nhiễm, họ vẫn chưa sản
xuất gây ô nhiễm, nhưng lợi dụng sự được đền bù từ người chịu ô nhiễm, họ đe doạ nếu
không đền bù thì họ sẽ sản xuất. Ví dụ, một số vùng đất có ý nghĩa bảo vệ môi trường,
Nhà nước đền bù cho họ để họ không canh tác. Lợi dụng sự đền bù đó, một số vùng
khác vốn trước đây không sản xuất cũng đòi đền bù, nếu không họ sẽ canh tác.
Trong nghiên cứu này, chúng ta giả thiết nằm trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo, nên đường cầu về sản phẩm ở thị trường Pd = MR, khi đó lợi nhuận ròng cá nhân
biên MNPB = MPC. Xác định mức hoạt động sản xuất xã hội tối ưu có điều kiện: MSC
= Pd hoặc MEC = MNPB.
Trong thực tế, các ngành sản xuất không phải nằm trong thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, khi đó đường Pd dốc xuống về phía phải, đường MR nằm dưới đường cầu,
tức là luôn nhỏ hơn giá của sản phẩm ở thị trường, MNPB = MR – MPC. Như vậy,
đường MNPB trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo lớn hơn trong thị trường không hoàn
hảo, nó không còn đúng với điều kiện để thoả thuận.
77
Định lý Ronald Coase áp dụng cho các chính phủ cũng như nhiều trường hợp
giữa các cá nhân với nhau. Ví dụ, hiệp định hợp tác tháng 9/1987 giữa New York city
và New Jersey về việc rác thải đưa ra khu vực gần mặt nuớc biển trên cảng New York
gây ra ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước dọc bờ biển New Jersey.
Hạn chế khác của lý thuyết này thể hiện rõ đối với những tài sản chung, khi đó
bất cứ người nào cũng có thể tự do sử dụng, khi đó thường bị khai thác quá mức. Ví dụ,
không khí và nước là điển hình và phổ biến nhất, hay nguồn cá, động vật, khai khoáng.
Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là, thực hiện giao cho một chủ duy nhất quản lý
nguồn lực này.
Tóm lại: Lý thuyết Coase như một nhìn nhận thấu đáo về thị trường trong việc
giải quyết một số loại ngoại ứng nhất định nhưng trong một số trường hợp cụ thể, lý
thuyết Coase tỏ ra thất bại.
4.2.3. Hàng hóa công cộng và ngoại ứng tích cực
(1) Thế nào là hàng hoá công cộng (Public Goods)?
Hàng hoá công cộng là loại hàng hoá mà mọi người đều tự do hưởng thụ các lợi
ích do hàng hoá đó mang lại và sự hưởng thụ của người này không làm giảm thiểu khả
năng hưởng thụ của người khác. Sản phẩm công cộng chính là trường hợp có tác động
ngoại ứng mạnh tích cực hoàn toàn có lợi ích. Ví dụ, không khí sạch, an ninh quốc
phòng. Có thể phân chia thành các loại khác nhau.
(2) Hàng hoá công cộng thuần tuý:
Loại hàng hoá này mang hai đặc trưng chủ yếu là không có tính loại trừ và không
có tính cạnh tranh. Một hàng hoá là không có chủ sở hữu riêng, mọi người đều có quyền
tiêu dùng hàng hoá đó.
Hàng hoá không mang tính loại trừ nếu không thể loại trừ mọi người khỏi việc
tiêu dùng nó. Do đó, rất khó hoặc không thể thu tiền mọi người về việc sử dụng hay
hưởng thụ hàng hoá này.
Hay nói cách khác, những hàng hoá không loại trừ có thể cho mọi người sử dụng,
mà không ảnh hưởng gì đến cơ hội sử dụng của bất kỳ một cá nhân nào khác. Do đó,
không thể đòi người ta trả giá trực tiếp cho việc sử dụng.
78
Khác với hầu hết hàng hoá tiêu dùng có tính chất loại trừ. Hầu hết các hàng hoá
có tính loại trừ là có chủ sở hữu riêng và phải được phân phối cho cá nhân. Chẳng hạn,
ô tô (hay một đồ đạc nào đó) vừa là hàng hoá có sở hữu riêng, vừa là hàng hoá có tính
loại trừ. Khi cửa hàng bán cho một người tiêu dùng nào đó một chiếc ô tô mới thì đã
loại trừ cá nhân khác khỏi việc mua ô tô đó.
Hàng hoá không mang tính cạnh tranh thể hiện ở một mức sản lượng đã cho có
chi phí cận biên bằng không (MC = 0) khi cung cấp thêm hàng hoá đó cho một người
tiêu dùng bổ sung. Trong khi đó, hầu hết hàng hoá tư nhân có chi phí biên của việc thêm
hàng hoá là dương (MC > 0). Hàng hoá không mang tính cạnh tranh có thể được cung
cấp cho mọi người mà không ảnh hưởng đến cơ hội tiêu dùng chúng của bất cứ ai. Còn
hàng hoá mang tính cạnh tranh phải được phân bổ giữa các cá nhân.
Ví dụ, tính không cạnh tranh của hàng hoá công cộng như nền quốc phòng của
quốc gia đã xây dựng thì tất cả các công dân đều được hưởng lợi ích từ nó. Hay việc sử
dụng chiếc cầu hay ngọn hải đăng trên biển đã xây dựng, trong điều kiện không tắc
nghẽn giao thông thì không tăng thêm chi phí vận hành cho việc có tăng dân số hay
thêm một xe ô tô hoặc tàu sử dụng nó là bằng không.
Sự nghiệp quốc phòng hay hải đăng cũng là hàng hoá công cộng thuần tuý không
có quyền sở hữu riêng, tức là khó có thể đòi các công dân hay các tàu thuyền trả giá cho
những lợi ích mà chúng thu được từ việc sử dụng hải đăng.
Như vậy, hàng hoá công cộng thuần tuý là hàng hoá không loại trừ, không cạnh
tranh vừa là hàng hoá không sở hữu riêng là những hàng hoá mà mọi người đều có
quyền hưởng thụ, quyền sử dụng. Chúng cung cấp cho người ta những lợi ích với một
chi phí cận biên bằng không.
(3) Các hàng hoá công cộng không thuần tuý
Đối với các hàng hoá không có chủ sở hữu không nhất thiết phải mang tính chất
quốc gia. Nếu như một địa phương nào đã tổ chức thực hiện diệt trừ được một loại sâu
rầy gây hại cho nông nghiệp, khi đó tất cả nông dân và người tiêu dùng đều có lợi và
không thể cấm một người nông dân cá biệt nào đó được hưởng lợi ích này.
- Một số hàng hoá là có chủ sở hữu riêng nhưng lại không loại trừ
79
Chẳng hạn, trong thời gian giao thông cao điểm, việc thêm một chiếc xe đi trên
cầu làm giảm tốc độ của những chiếc xe khác, khi cầu trở thành có chủ sở hữu riêng,
các nhà chức trách có thể ngăn giữ người ta sử dụng cầu. Hoặc tín hiệu vô tuyến truyền
hình, khi một tín hiệu được phát đi, thì chi phí cận biên để làm cho một người khác sử
dụng nó là số không, nó là hàng hoá không loại trừ. Nhưng tín hiệu phát đi là có sở hữu
riêng bởi một hãng vô tuyến truyền hình có thể đổi tần số tín hiệu, định ra mã hiệu để
làm người ta không thể thu trộm chương trình phát hình rồi đòi trả tiền sử dụng mã hiệu
đó. Như vậy, hãng truyền hình có thể loại trừ một số người sử dụng.
- Ngược lại, một số hàng hoá không có sở hữu riêng, nhưng lại là loại trừ
Chẳng hạn, không khí là không có sở hữu riêng, nhưng có thể là loại trừ. Nếu
như chất thải của một nhà máy làm giảm sút chất lượng không khí và khả năng hưởng
thụ không khí trong lành của người khác. Một hồ lớn hay đại dương là không có sở hữu
riêng, nhưng việc đánh bắt thuỷ sản là loại trừ, vì nó áp đặt những cái giá phải trả cho
người khác, nghĩa là cá bị đánh bắt càng nhiều, thì số cá để cho người khác có thể sử
dụng càng ít đi.
Đối với hàng hoá công cộng là quà tặng của tự nhiên, sự không có giá trị đã thúc
đẩy sử dụng quá mức dẫn đến suy thoái làm hư hại tài nguyên thiên nhiên.
- Nhiều hàng hoá cung cấp một cách công cộng hoặc có tính chất loại trừ,
hoặc có tính sở hữu riêng, hoặc có cả hai tính chất ấy.
Chẳng hạn, giáo dục trong các trường đại học là có tính kình địch trong tiêu
dùng. Để cung cấp học vấn thêm một sinh viên nữa, cần có một chi phí cận biên dương,
vì khi quy mô của lớp học tăng, chi phí đào tạo sẽ tăng thêm. Việc giáo dục công cộng
do chính quyền địa phương đảm nhiệm không phải vì nó là hàng hoá công cộng, mà vì
nó gây ra ngoại ứng tích cực.
Cuối cùng, ta hãy xét việc quản lý một công viên quốc gia. Nếu các lệ phí vào
cửa và cắm trại tăng hoặc có quá nhiều người vào công viên thì công chúng có thể bị
loại trừ khỏi việc sử dụng và có thể làm giảm lợi ích của người khác từ công viên.
Như vậy, hàng hoá công cộng có tính chất như là một ngoại ứng tích cực. Nhiều
hàng hoá môi trường như là hàng hoá công cộng và do đặc điểm của hàng hoá công
80
cộng nên thuộc các nguồn lực sở hữu chung, tạo ra sự phi hiệu quả của thị trường mà
đôi khi cần có sự điều tiết của chính phủ.
4.2.4. Thất bại của thị trường đối với các ngoại ứng tới môi trường
4.2.4.1. Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực ở thị trường
Các ngoại ứng - ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế dẫn đến chênh lệch giữa
chi phí hoặc lợi ích của cá nhân và xã hội bởi vì ngoại ứng không phản ánh trong thị
trường, giá hàng hoá không nhất thiết phản ánh đúng giá trị xã hội của nó. Do đó sự
điều tiết của thị trường đã dẫn đến hoặc là sản xuất quá nhiều hoặc quá ít so với cầu của
xã hội gây ra giảm lợi ích đối với xã hội.
Ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí ngoài, trong khi giá cả thị trường không phản
ánh được tất cả các chi phí sản xuất ra nó thì diễn ra sự thất bại trên thị trường.
Chúng ta hãy xem xét sự thất bại của ngoại ứng tiêu cực này? Các nghiên cứu ở
đây đặt trong điều kiện thị trường cạnh tranh giá cả hàng hoá hình thành trên cơ sở quan
hệ giữa cầu và cung thị trường. Trên thị trường toàn ngành sản xuất, đường cầu sản
phẩm thị trường D có dạng dốc xuống về phía phải theo quy luật cầu, nhưng đường cầu
của một cá nhân là nằm ngang với giá thị trường không đổi.
Hình 4.2. Ảnh hưởng của ngoại ứng tiêu cực đến lợi ích xã hội
81
Cung sản phẩm của cá nhân được xác định bởi chi phí cận biên của cá nhân MPC
(hay MC). Cung của xã hội hình thành bởi chi phí cận biên xã hội (MSC) gồm cả chi
phí biên cá nhân (MPC) và chi phí ngoại ứng biên (hay bên ngoài MEC), khi đó MSC
= MPC + MEC. Khi đó, tạo ra MSC >MPC, đường MSC luôn nằm phía trên đường
MPC, trừ điểm xuất phát. Hình 4.3 biểu thị sản xuất của toàn ngành.
Mức hoạt động tối ưu của cá nhân Q1 xác định khi có điều kiện: MPC = D. Mức
hoạt động tối ưu của xã hội Q* xác định khi có điều kiện: MSC = D.
Dựa vào lý thuyết lợi ích và chi phí qua xét đường cầu D (hay Pd) và cung (chi
phí biên) chúng ta xác định được tổng lợi ích và tổng chi phí cá nhân và xã hội, sau đó
xác định lợi ích ròng cá nhân và xã hội trong từng tình huống Q* và Q1.
Thặng dư (hay lợi ích) xã hội ròng đạt tối đa tại mức hoạt động tối ưu xã hội Q*.
Tuy nhiên, ở thị trường, sản xuất cá nhân sẽ tối đa hoá thặng dư của họ ở mức hoạt động
tối ưu cá nhân là Q1. Do MPC Q*. Khi đó, giá cả hình thành trên thị
trường là mức P1 nhưng để đạt thặng dư ròng xã hội tối đa (có hiệu quả đối với xã hội)
thì giá tối ưu tham khảo phải là P*.
Lợi ích hay thặng dư ròng của xã hội (Net Social Benefit) của sản xuất, tiêu dùng
sản phẩm hàng hoá ở thị trường gồm thặng dư của người sản xuất (Producer Surplus)
và thặng dư của người tiêu dùng (Consumer Surplus) tức là NSB = CS + PS.
Như vậy, hoạt động ở Q* thì có NSB đạt tối đa, nhưng sản lượng sản xuất trên
thị trường thực tế sẽ là Q1 lúc này xã hội sẽ mất đi lợi ích tương đương với tam giác
ABC, khoản thiệt hại được gọi là thất bại của thị trường khi có ngoại ứng tiêu cực tác
động vào chi phí sản xuất sản phẩm hàng hoá.
Trên quan điểm xã hội, dù chúng ta xem xét ngoại ứng của một hãng hay của
toàn ngành thì tình trạng sản xuất quá nhiều gây ra nhiều chất thải, gây thiệt hại cho lợi
ích xã hội. Nguyên nhân của tính phi hiệu quả này là do việc định giá sản phẩm không
chính xác, giá thị trường phản ánh MPC nhưng không phản ánh MSC tức là giá ở thị
trường là thấp. Nếu ở mức giá P* cao hơn thì các hãng sản xuất gây ngoại ứng tiêu cực
sẽ sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả xã hội .
82
Khi có ngoại ứng tiêu cực, chi phí sản xuất trung bình cá nhân nhỏ hơn chi phí
trung bình xã hội, nên đã khuyến khích quá nhiều hãng cung ứng trong ngành. Các
ngoại ứng gây ra tính phi hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn ở ngành cạnh tranh.
Tóm lại: Ngoại ứng tiêu cực đã làm cho chi phí xã hội của ngành cao hơn chi
phí cá nhân dẫn tới sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tối ưu. Sự thất bại của thị trường
thể hiện ở chỗ giá cả thị trường chỉ phản ánh chi phí cá nhân biên, nhưng không phản
ánh được chi phí xã hội biên và sản lượng thực tế (để tối đa hoá lợi ích ròng cá nhân)
cao hơn sản lượng tối ưu của xã hội (đạt lợi ích ròng xã hội cực đại).
4.2.4.2. Tính phi hiệu quả của ngoại ứng tích cực ở thị trường
Bên cạnh chi phí ngoài gây nên cho hệ môi trường không được cá nhân tính toán
để xác định sản lượng tối ưu là nguyên nhân gây nên sự thất bại của thị trường ở trên
thì những ngoại ứng tích cực đã tạo nên những lợi ích ngoài (External Benefit) cũng
không được phản ánh vào lợi ích xã hội (Social Benefit). Các ngoại ứng này có thể gây
ra sản xuất quá ít, chính điều này cũng tạo nên sự thất bại trên thị trường.
Chúng ta phân tích sự thất bại của thị trường khi có ngoại ứng tích cực theo đồ
thị tổng quan dưới đây:
Hình 4.3. Ảnh hưởng của ngoại ứng tích cực đến lợi ích xã hội
83
Hình 4.3 biểu hiện đường cầu của ngành D(Pd), biểu thị lợi ích cá nhân của hàng
hoá có ngoại ứng tích cực (ví dụ hoạt động trồng rừng). Khi đó, diện tích nằm dưới
đường cầu phản ánh lợi ích của ngành trong sản xuất và tiêu dùng hàng hoá đó.
Hàng hoá có ngoại ứng tích cực nên cung ứng nó có lợi ích ngoại ứng (MEB), ở
mỗi mức sản lượng có lợi ích xã hội biên bằng tổng lợi ích cá nhân biên và lợi ích ngoại
ứng biên (MSB = Pd + MEB) nó cũng là tổng cầu xã hội về hàng hoá đó. Khi đó tổng
lợi ích xã hội sẽ xác định bằng diện tích phía dưới đường cầu xã hội MSB.
Cung ứng hàng hoá này có chi phí biên cá nhân bằng chi phí biên xã hội, hay
cung cá nhân cũng chính là cung xã hội về hàng hoá đó MPC = MSC.
Như vậy, mức sản lượng tối ưu của các nhân để đạt lợi ích ròng cá nhân cực đại
tại điểm có điều kiện MPC = Pd tại mức Q1. Khi đó, tổng lợi ích ròng cá nhân biên được
xác định: MNPB = Pd – MPC.
Mức sản lượng tối ưu của xã hội để đạt lợi ích ròng xã hội cực đại tại điểm có
điều kiện MSC = MSB tại mức Q*. Khi đó, tổng lợi ích ròng xã hội biên được xác định:
MNSB = MSB – MSC hay MNSB = MNPB + MEB.
Như vậy, ngoại ứng tích cực cũng đã tạo nên sự thất bại trên thị trường. Nó làm
cho sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng hiệu quả xã hội (Q* > Q1). Từ đây có hai mức
giá hàng hoá khác nhau, giá hàng hoá ở thị trường hình thành ở mức P1, nhưng giá xã
hội yêu cầu là P*, dẫn đến, tại điểm Q1 < Q* tạo ra cho xã hội mất đi một lượng lợi ích
bằng diện tích tam giác ABC.
Trên quan điểm xã hội, dù chúng ta xem xét ngoại ứng tích cực của một hãng
hay của toàn ngành thì tình trạng sản xuất quá ít gây thiệt hại cho lợi ích xã hội. Nguyên
nhân của tính phi hiệu quả này là do giá sản phẩm hình thành ở thị trường không chính
xác, nó phản ánh MPB nhưng không phản ánh MSB tức là giá ở thị trường là thấp. Nếu
ở mức giá P* cao hơn thì các hãng sản xuất hàng hoá tạo ngoại ứng tích cực sẽ sản xuất
ở mức sản lượng hiệu quả xã hội Q* .
Chẳng hạn, ta xem xét tác động của hoạt động trồng táo và nuôi ong. Trong thực
tiễn cho thấy người trồng táo và người nuôi ong đều có mục tiêu riêng của họ là nhằm
đạt lợi nhuận tối đa, bằng việc dựa vào chi phí biên của sản phẩm táo và sản phẩm ong
84
để xác định giá cả của chúng. Bên cạnh đó, nuôi ong còn tạo ra yếu tố ngoại sinh tức là
tạo ra ngoại ứng tích cực đối với người trồng táo được tăng thêm sản phẩm táo hoặc
giảm chi phí trồng táo (thụ phấn). Sản lượng tối ưu có hiệu quả đối với xã hội sẽ được
xác định lại ở trong điều kiện hai hãng này sáp nhập lại với nhau.
Ví dụ: Giả sử hai nông trại sản xuất mật ong và sản xuất táo kề nhau, mỗi nông
trại đều hành động như các hãng cạnh tranh. Gọi lượng mật ong sản xuất ra là H và
lượng táo sản xuất ra là (A). Các hàm chi phí tính bằng ($) của hai hãng là CH = H2/100
và CA = (A2/100) - H. Giá mật ong là PH = 2$ và giá táo PA = 3$.
(a) Nếu mỗi hãng hành động độc lập thì lượng mật ong và lượng táo tối ưu cá
nhân được sản xuất ra là bao nhiêu?
(b) Giả sử hai hãng này sáp nhập với nhau thì sản lượng táo và sản lượng mật tối
đa hoá lợi nhuận cho hãng sáp nhập là bao nhiêu?
Giải:
(a) Nếu mỗi hãng hành động độc lập:
Hãng nuôi ong H1* được xác định khi có điều kiện MCH = PH .
Tính MCH = (TC)’H = H/50. Kết quả: H1* = 100 (đơn vị sản phẩm mật ong).
Hãng trồng táo A: Tương tự như hãng nuôi ong, A1* được xác định khi có điều
kiện MCA = PA , tính MCA = (TC)’A = A/50. Kết quả: H1* = 150 (sản phẩm táo).
(b) Nếu hai hãng sáp nhập, cần xác định hàm tổng chi phí của hãng sẽ là:
C = CH + CA và hàm lợi nhuận của hãng sáp nhập sẽ là tổng lợi nhuận của hai
hãng: TPr = TRA + TRH - TCA - TCH, TPr = 3A + 2H - A2/100 + H - H2/100.
Để tối đa hoá lợi nhuận của hãng sáp nhập, việc xác định bằng cách đạo hàm
của lợi nhuận theo sản lượng táo và sản lượng mật ong.
dTPr/dA = 3 - 2A/100 => A* = 150
dTPr/dH = 2 + 1 - 2H/100 => H* = 150
Như vậy sản lượng mật ong và sản lượng táo tối đa hoá lợi nhuận cho doanh
nghiệp sáp nhập là mức sản lượng có hiệu quả đối với xã hội (khác với H1* = 100).
85
Điều này cho thấy, sản lượng mật ong thực tế không phải là sản lượng hiệu quả
cho xã hội do ngoại ứng của việc nuôi ong đã mang lại lợi ích cho xã hội đã không được
tính vào để xác định sản lượng tối ưu của từng hãng hoạt động dộc lập. Do vậy thất bại
thị trường đã diễn ra khi có ngoại ứng tích cực.
Nguyên nhân của sự thất bại của thị trường đối với các ngoại ứng hay các hàng
hoá môi trường đó là do không có giá trên thị trường và giá cả không phản ánh được
chi phí xã hội sản xuất ra hoặc lợi ích xã hội do sản xuất sản phẩm đó.
Ngày nay, khi nền đại công nghiệp phát triển mạnh vấn đề ô nhiễm môi trường
được cả xã hội quan tâm giải quyết. Mục đích của các nhà quản lý là điều tiết nền kinh
tế hoạt động ở mức tối ưu trong đó chi phí bên ngoài (MEC) đã được đề cập tính toán.
Dưới đây chúng ta xem xét các công cụ để điều tiết nhằm đạt được mức ngoại ứng tối
ưu, tại đó lợi xã hội là cao nhất.
4.3. Ô nhiễm tối ưu và các giải pháp kiểm soát ô nhiễm
4.3.1. Ô nhiễm tối ưu
4.3.1.1. Cơ sở hình thành
Ta giả định hoạt động sản xuất trong điều kiện thị trường cạnh tranh tự do, khi
đó đường cầu toàn thị trường về hàng hoá sản xuất ra (gây ra ô nhiễm) là đường dốc
xuống về phía phải, nhưng đối với một cá nhân hoạt động thì cầu của cá nhân về hàng
hoá này là đường nằm ngang (ứng với mức giá hình thành ở thị trường).
Về mặt kinh tế chúng ta xem rằng sự tác động của ngoại ứng từ hệ kinh tế gây
nên các chi phí thiệt hại phải được đền bù hoặc để xử lý ngoại ứng này. Hay do hoạt
động bên trong của hệ kinh tế gây ra thiệt hại hay mất đi lợi ích hoặc xuất hiện các chi
phí cho các đối tượng bên ngoài hệ cần được đền bù hoặc xử lý. Chi phí này được gọi
là chi phí bên ngoài (Total External Costs: TEC) ở các mức sản lượng khác nhau. Khi
mức hoạt động sản xuất gây ô nhiễm tăng lên (Q tăng) thì EC cũng tăng lên. Cũng cần
lưu ý thêm, do môi trường có khả năng đồng hoá chất thải là A, nên ở mức Q < Q0
không gây ra chi phí bên ngoài (ngoại ứng), tức là EC = 0. Khi đó ta cũng có chi phí
bên ngoài biên (Marginal External Cost: MEC), giá trị MEC = 0 ở Q0 và MEC tăng khi
mức hoạt động Q tăng.
86
Trong hoạt động sản xuất của cá nhân cũng xuất hiện chi phí sản xuất cá nhân
TPC tương ứng với các mức hoạt động sản xuất Q khác nhau. Khi đó, ta cũng xác định
được chi phí cá nhân biên (Marginal Private Cost: MPC).
Như vây, hoạt động sản xuất gây ô nhiễm sẽ có chi phí xã hội (Total Social Cost:
TSC) sẽ bằng tổng chi phí cá nhân và chi phí ngoại ứng ở các mức sản lượng khác nhau,
tức là TSC = TPC + TEC. Từ đây, ta xác định đựơc chi phí xã hội biên (MSC - Marginal
Social Cost), tức là MSC = MPC + MEC.
Trong sản xuất hàng hoá này, người sản xuất được lợi ích cá nhân ròng biên
(MNPB - Marginal Net Private Benefit) được xác định bằng lợi nhuận ròng tăng thêm
(hoặc giảm đi) khi sản xuất thêm (hoặc bớt đi) một đơn vị sản phẩm. Trong điều kiện
thị trường cạnh tranh tự do MNPB được tính bằng giá hàng hoá ở thị trường trừ đi chi
phí cá nhân biên, ta có MNPB = P – MPC.
4.3.1.2. Cách xác định ngoại ứng tối ưu
Từ lý thuyết xác định mức hoạt động xã hội tối ưu khi có ngoại ứng tiêu cực ở
trên xét qua quan hệ giữa chi phí sản xuất xã hội biên với giá hàng hoá thị trường. Trong
trường hợp này được xác định qua mối quan hệ giữa chi phí ngoại ứng (bên ngoài) biên
và lợi nhuận ròng cá nhân biên (MEC và MNPB).
Biểu diễn trên đồ thị, ta có đường MEC dạng đường cong đi từ điểm xuất phát
điểm Q0 trên trục hoành dốc đi lên về phía phải. Đường MNPB đi từ trên dốc xuống về
phía phải. Xác định mức hoạt động tối ưu xã hội để có lợi ích ròng xã hội cực đại được
xác định bởi điểm có điều kiện: MNPB = MEC (giao điểm của đường MNPB và MEC).
Nếu mức hoạt động là Q1Q* thì đều tạo ra tổng lợi ích ròng xã hội nhỏ
hơn diện tích MSB = CS + PS tại mức Q*.
Để hiểu rõ hơn về ngoại ứng tối ưu, chúng ta hãy bắt đầu từ một bài tập kinh tế
vi mô đơn giản trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Một hãng cạnh tranh
hoàn hảo có hàm tổng chi phí là: ($) TC = Q2 + Q + 100. Giá bán sản phẩm trên thị
trường P = 19 ($). Biểu diễn kết quả lên đồ thị.
87
Khi đó, hãng sẽ có chi phí cá nhân biên là MC = 2Q +1, từ đây ta tính được
MNPB = 18 - 2Q. Hãng đạt lợi nhuận ròng cá nhân cực đại khi (MNPB)’ = 0. Do đó
sản lượng tối ưu cá nhân là Qp = 9 (đơn vị sản phẩm).
Thực tế, khi xác định Q* chỉ tính đến chi phí cá nhân, chưa tính đến những ngoại
ứng tiêu cực do việc sản xuất này gây ra đối với môi trường tạo ra các chi phí bên ngoài
(External Cost: EC). Giả sử hãng đã thải vào dòng sông gần đó, nên đã phải mất lượng
chi phí bên ngoài đền bù cho những người ở hạ nguồn con sông với hàm số EC = 1/2Q2.
Khi đó, chi phí bên ngoài cận biên được tính: MEC = Q. Xác định sản lượng tối ưu xã
hội ở điểm có điều kiện: MNPB = MEC, kết quả Q*= 6 (đơn vị sản phẩm).
Như vậy, trong kinh tế học vi mô khi tính toán đến lợi nhuận của doanh nghiệp,
chúng ta chưa đề cập đến chi phí ngoài do ngoại ứng tiêu cực gây nên. Trong môn kinh
tế tài nguyên môi trường, chúng ta quan tâm đến lợi ích của xã hội. Do vậy, chi phí
ngoài được tính vào chi phí xã hội. Khi tính toán thêm chi phí này sản lượng tối ưu giảm
xuống từ (9 xuống 6 như bài tập ở trên).
Tại mức hoạt động tối ưu Q* ta có mức ngoại ứng tối ưu là MEC gọi là MEC*.
Nếu ta kết hợp hai trục hoành biểu diễn mức hoạt động sản xuất Q và mức xả thải (ô
nhiễm) môi trường W trên cùng một hình vẽ. Khi đó, trên trục hoành ứng mức sản lượng
Q* tương ứng với mức xả thải đưa ra môi trường là W*.
88
Đây là mức hoạt động mà các nhà quản lý kinh tế xã hội mong muốn đạt được
và họ sẽ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đạt được mục đích này.
4.3.2. Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
4.3.2.1. Thuế ô nhiễm (Thuế Pigou)
(1) Cơ sở hình thành
Nhằm đạt được mức hoạt động Q*, nhà kinh tế học Pigou người Anh (Pigou
1877 – 1959) đã đề xuất một công cụ kiểm soát khi có ô nhiễm xảy ra nhằm đưa chi phí
cá nhân tiến đến mức chi phí xã hội bằng thuế ô nhiễm hay còn gọi là thuế Pigou.
Nguyên tắc tính thuế Pigou là ai gây ô nhiễm người đó phải chịu thuế, thuế Pigou
tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm. Mức thuế ô nhiễm này tính bằng chi phí
biên bên ngoài (MEC) gây ra tại mức hoạt động tối ưu Q*.
Phân tích cơ chế của công cụ này thể hiện qua hình vẽ dưới đây. Mục tiêu của
người sản xuất là tối đa hoá lợi nhuận ròng cá nhân. Sau khi đánh thuế Pigou là t*,
đường lợi nhuận ròng cá nhân biên mới là MNPB – t* nằm dưới đường MNPB cũ.
B, C
Sản lượng Q Q* = 6
W* WP
QP = 9
Y
0
MNPB
MEC
X Z
Hình 4.4. Điểm ô nhiễm tối ưu khi tính thêm chi phí ngoài
Ô nhiễm W
89
Chưa có thuế, người gây ô nhiễm sẽ quyết định sản xuất ở mức QP để có lợi
nhuận cực đại. Khi đánh thuế t* sẽ quyết định mức sản xuất ở mức Q*.
Vì khi đánh thuế mà sản xuất ở QP giá trị thuế bằng diện tích hình 0aeQP , tổng
lợi nhuận là diện tích 0bQP, lợi nhuận ròng được tính bằng diện tích abd trừ diện tích
deQp. Khi sản xuất ở Q* thì giá trị thuế là diện tích 0adQ*, lợi nhuận là diện tích hình
0bdQ*, lợi nhuận ròng là diện tích abd. Như vậy, khi đánh thuế t* thì người sản xuất sẽ
điều chỉnh về mức hoạt động sản xuất Q*.
Về toán học có thể tính được thuế Pigou như sau: ta gọi NSB là lợi nhuận xã hội
ròng do hoạt động sản xuất mang lại, Q là mức hoạt động, P là giá cả sản phẩm (không
phụ thuộc vào Q), C là chi phí sản xuất cá nhân phụ thuộc vào Q, ký hiệu C(Q), EC là
chi phí bên ngoài phụ thuộc vào Q, ký hiệu EC(Q). Ta có:
𝑁𝑆𝐵 = 𝑃 × 𝑄 − 𝐶(𝑄) − 𝐸𝐶(𝑄) (4.1)
𝑑𝑁𝑆𝐵
𝑑𝑄
=
𝑑(𝑃×𝑄)
𝑑𝑄
−
𝑑𝐶(𝑄)
𝑑𝑄
−
𝑑𝐸𝐶(𝑄)
𝑑𝑄
(4.2)
Trong công thức, doanh thu là P.Q do hoạt động sản xuất mang lại. Mục tiêu của
xã hội là tối đa hoá lợi nhuận (NSB), mà NSB phụ thuộc vào mức hoạt động Q. Để tìm
cực trị hàm lợi nhuận trên, ta lấy đạo hàm theo Q:
𝑃 −
𝑑𝐶
𝑑𝑄
−
𝑑𝐸𝐶
𝑑𝑄
= 0 (4.3)
Hình 4.5. Mức thuế ô nhiễm tính trên mỗi đơn vị sản phẩn
90
Khi đó, chi phí xã hội SC bằng chi phí riêng cá nhân C cộng với chi phí bên
ngoài (EC). Từ đây ta có công thức điều kiện để xác định mức hoạt động tối ưu xã hội
để có cực đại lợi nhuận xã hội NSB có điều kiện là:
𝑃 =
𝑑𝐶
𝑑𝑄
+
𝑑𝐸𝐶
𝑑𝑄
=
𝑑𝑆𝐶
𝑑𝑄
(4.4)
Từ đẳng thức (4.4) ta có :
𝑃 −
𝑑𝐶
𝑑𝑄
=
𝑑𝐸𝐶
𝑑𝑄
(4.5)
Hay :
𝑑𝑁𝑃𝐵
𝑑𝑄
=
𝑑𝐸𝐶
𝑑𝑄
(4.6)
Trong đó, NPB là lợi ích ròng cá nhân. Như vậy, từ công thức (4.4) cho ta quy
tắc xác định Q* để đạt lợi ích ròng xã hội cực đại khi có điều kiện: giá sản phẩm gây ô
nhiễm bằng chi phí xã hội biên của sản phẩm đó. Hoặc từ công thức (4.6) cho ta điều
kiện khác: lợi nhuận ròng cá nhân biên bằng chi phí ngoại ứng biên (MNBP = MEC).
Rõ ràng nếu biến số Q tiến tới điểm Q* ta có:
𝑃 =
𝑑𝐶
𝑑𝑄∗
+
𝑑𝐸𝐶
𝑑𝑄∗
(4.7)
Như trên đã trình bày dEC/dQ* chính là mức thuế Pigou đã đề ra tức là dEC/dQ*
= t*. Vậy giá sản phẩm sẽ bằng chi phí cá nhân trên đơn vị sản phẩm tại mức Q* cộng
với thuế ô nhiễm (thuế Pigou).
𝑃 =
𝑑𝐶
𝑑𝑄∗
+ 𝑡∗
Với cách tính đó giá sản phẩm là hợp lý nhất, tối ưu nhất là: P = MC + t*.
(2) Khả năng áp dụng và nhược điểm của thuế Pigou
Đối với các nước phát triển, từ thế kỷ 19 đã có cơ chế kiểm soát môi trường
thông qua thanh tra môi trường và tiêu chuẩn môi trường. Đến nay, thuế ô nhiễm có
nhiều tác dụng, nó tham gia vào thị trường để xác định giá trị của tài nguyên do môi
trường cung cấp, khi tài nguyên trở nên khan hiếm thì thuế thay đổi và là công cụ điều
chỉnh mức hoạt động sản xuất. Thuế ô nhiễm là biện pháp can thiệp quan trọng của
91
chính phủ đối với ngoại ứng tiêu cực trong kiểm soát ô nhiễm, tuy nhiên thuế vẫn có
những nhược điểm sau:
Thiếu sự đảm bảo công bằng. Trong trường hợp người gây ô nhiễm không có
quyền sở hữu môi trường thì hoàn toàn hợp lý. Nhưng trường hợp, người gây ô nhiễm
có quyền sở hữu thì họ vẫn phải nộp thuế như người không có quyền sở hữu môi trường,
thì họ có quyền được thải, mà họ phải trả thuế, thể hiện sự thiếu công bằng.
Thiếu thông tin, kiến thức để tính đúng, đủ hàm thiệt hại MEC, khi đó xác định
mức hoạt động tối ưu xã hội và mức ngoại ứng tối ưu là thiếu chính xác. Nên việc xác
định thuế tối ưu là thiếu chính xác.
Khi tình trạng quản lý thay đổi theo điều kiện ví dụ như thay đổi mức ô nhiễm,
thay đổi mức cung ứng hàng hoá, hay quan điểm quản lý và phát triển thay đổi. khi đó
chính sách thuế thay đổi theo hệ thống pháp luật hiện hành.
Mặc dù còn nhiều vấn đề cần giải quyết, nhưng thuế ô nhiễm nói riêng và thuế
môi trường nói chung vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và áp dụng ở nhiều nước.
4.3.2.2. Tiêu chuẩn môi trường (Standards)
(1) Cơ sở hình thành
Tiêu chuẩn môi trường là một trong những biện pháp can thiệp của nhà nước
nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm dựa vào các mục tiêu bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn
môi trường do Nhà nước đề ra.
Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, là giới hạn cho phép được quy định
dùng làm căn cứ để quản lý môi trường. Nhà nước cấm các hoạt động sản xuất không
được vượt quá tiêu chuẩn môi trường quy định, ví dụ hàm lượng các chất SO2 ở khu
dân cư phải nhỏ hơn 0,3 mg/m3 không khí tiếp xúc trong 24 giờ.
92
Dựa vào quy định các mức tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan kiểm soát môi
trường sẽ giám sát các hoạt động của người gây ra ô nhiễm. Nếu việc chấp hành tiêu
chuẩn môi trường không được tốt thì nhà nước có thể phạt rất nặng hoặc đem ra truy tố
theo pháp luật.
Về mặt pháp lý, trước hết định ra tiêu chuẩn môi trưòng, trên cơ sở đó quy định
mức ô nhiễm và sau đó là việc giám sát mức ô nhiễm để điều chỉnh mức hoạt động sản
xuất về mức tối ưu về mặt kinh tế.
Mục đích của nhà quản lý là phải biết điều tiết hoạt động ở mức tối ưu, muốn
vậy phải đưa được tiêu chuẩn tối ưu tại mức này trên đồ thị thể hiện mức phải đạt W*
tại S*. Khi sử dụng S* số lệ phí mà hãng phải nộp cho nhà nước là 0f*EQ*, không thể
vượt quá mức này.
Một điều đáng lưu ý, cơ sở tính thuế ô nhiễm là dựa vào chi phí ngoại ứng, còn
tiêu chuẩn môi trường dựa vào thu nhập cá nhân MNPB để tính lệ phí, do vậy nếu tiêu
chuẩn môi trường nới rộng tới S2 thì mức lệ phí là 0f2E2Q2 với f2 lệ phí trên một đơn vị
sản phẩm. Điều này cho thấy có sự mâu thuẫn giữa thuế và tiêu chuẩn.
Hình 4.6. Xác định tiêu chuẩn môi trường
93
Tiêu chuẩn đề ra thành công là mức S*, tiêu chuẩn môi trường thất bại là tiêu
chuẩn không đạt ở mức S* lớn hơn như S2 hoặc nhỏ hơn như S1.
(2) Mâu thuẫn giữa thuế và tiêu chuẩn môi trường
Như phần nghiên cứu trên, Q* là mức hoạt động tối ưu về mặt xã hội và mức
hoạt động đó dùng để xác lập thuế Pigou tối ưu. Rõ ràng giữa giải pháp thuế và tiêu
chuẩn môi trường có sự không thống nhất với nhau. Nếu theo tiêu chuẩn môi trường,
người gây ô nhiễm có thể điều chỉnh mức hoạt động sản xuất Qp với mức phạt f, khi đó
mức phạt tổng cộng vẫn nhỏ hơn lợi nhuận mà họ thu được. Mặt khác, việc xác định
mức phạt cho từng cá nhân gây ra ô nhiễm trên một khu vực bị ô nhiễm cũng khó khăn.
Đây chính là hạn chế của tiêu chuẩn môi trường. Như vậy, muốn có sự trùng hợp giữa
tiêu chuẩn môi trường và thuế Pigou tối ưu thì mức phạt ở mức hoạt động tối ưu Q*
tương ứng với tiền phạt f*.
Sự sai khác và thiếu chính xác của hai biện pháp này dẫn đến sự thất bại trong
kiểm soát và điều chỉnh về mức ô nhiễm tối ưu. Điều này phụ thuộc vào độ dốc của hai
đường MNPB và MEC, người ta sẽ căn cứ vào đây để lựa chọn công cụ quản lý.
Giả thiết một số yếu tố chưa được xác định chắc chắn, chẳng hạn như xác định
vị trí của hàm lợi ích cận biên. Nếu xác định được chính xác thì nó phản ánh đúng giá
trị đích thực của lợi ích MNPB. Nếu xác định đường MNPB sai thì sao? giả sử ta xác
định được MNPB sai nằm song song và dưới MNPB đúng.
Hình 4.7. Tương quan giữa thuế và tiêu chuẩn
94
Trường hợp MEC và MNPB cùng độ dốc (nhưng trái dấu)
Trong trường hợp này Sabc = Sbed, thất bại thuế bằng tiêu chuẩn, giải pháp lựa
chọn là thuế hoặc tiêu chuẩn.
Trường hợp MEC có độ dốc lớn hơn MNPB (xét về số tuyệt đối), chất thải là
chất thải độc. Trong trường hợp này mức chi phí ngoại ứng (MEC) sẽ tăng nhanh nếu
chúng ta không kịp thời ngăn chặn.
Trường hợp này thuế thất bại lớn hơn tiêu chuẩn, giải pháp lựa chọn là tiêu chuẩn.
Trường hợp MEC có độ dốc nhỏ so với trường hợp chất thải độc (hình 4.8)
Hình 4.8. Tổn thất của tiêu chuẩn và thuế
95
Trường hợp này thất bại của thuế nhỏ hơn thất bại của tiêu chuẩn nên lựa chọn
thuế.
Nghiên cứu khả năng áp dụng của tiêu chuẩn môi trường cần xét đến chi phí
hành chính và lĩnh vực áp dụng cụ thể. Khi áp dụng biện pháp thuế thường tốn kém hơn
và hay gặp phải sự kháng cự của người gây ô nhiễm. Bởi cơ sở của thuế là dựa vào việc
đo giá trị thiệt hại và thực hiện có hệ thống từ định mức thuế đến thu thuế và kiểm
soátCác nhà kinh tế cho rằng, việc kiểm soát công nghệ là rẻ nhất, nó thực hiện thông
qua kiểm soát thể thức, giấy phép các công nghệ được phép sử dụng. Trong trường hợp
đối với các chất độc hại, thì không có cách nào khác là áp dụng biện pháp tiêu chuẩn
hoặc bằng cách cấm hoàn toàn không đưa ra chất thải.
4.3.2.3. Trợ cấp (Subsidies)
(1) Cơ sở hình thành
Ở trên chúng ta đã nghiên cứu về cơ chế hoạt động của thuế và tiền phạt ô nhiễm
(thông qua tiêu chuẩn môi trường), một biện pháp nữa nhằm khuyến khích người sản
xuất lắp đặt thiết bị làm giảm mức ô nhiễm, đó là trợ cấp (Subsidies).
Cho khoản tiền phụ cấp S trên một đơn vị gây ô nhiễm, mức bắt buộc là W, mức
hoạt động hiện tại của người gây ô nhiễm là M, M nhỏ hơn W.
Hình 4.9. Tổn thất của tiêu chuẩn và củ thuế
96
Tổng số tiền trả trợ cấp (TSS) lúc đó là: TSS = S (W- M).
Minh hoạ qua hình 4.10 về biện pháp dùng tiền phụ cấp giảm ô nhiễm
Hình bên trái là hoạt động của một hãng, bên phải là hoạt động của ngành công
nghiệp. Giải thích về cơ chế của hoạt động trợ cấp như sau: Trục Oy biểu diễn hai đại
lượng bao gồm đại lượng về giá P, và đại lượng về chi phí cả chi phí bình quân (AC)
và chi phí biên (MC). Trục Ox biểu thị sản lượng sản xuất của hãng.
Đối với hãng, giá của một đơn vị sản phẩm (P) được xác định bằng điểm thấp
nhất của đường cong chi phí bình quân (AC). Ta xét điểm đầu trên hình bên trái là (P.q)
ứng với mức giá thấp nhất của đường cong của đường chi phí bình quân và điểm đầu
trên hình bên phải là (P.Q) ứng với đường cung tổng hợp S.
Cần chú ý rằng, ở đây chúng ta đang xét với điều kiện thị trường là cạnh tranh
hoàn hảo với giá phản ảnh chi sản xuất cá nhân và sản lượng tối ưu cá nhân ở điều kiện
MC = P.
(2) Cơ chế và khả năng áp dụng
Hình 4.10. Tác động của thuế và trợ cấp đối với sản xuất ngành
97
Chúng ta cần nghiên cứu hiệu quả của tiền trợ cấp đối với kiểm soát ô nhiễm,
trước hết nghiên cứu hiệu quả của thuế đối với một hãng và toàn bộ ngành, trên cơ sở
lý luận chung đó để xem xét đối với tiền phụ cấp.
Hiệu quả của thuế đối với hãng và ngành: khi có thuế sẽ đẩy đường chi phí bình
quân (AC) và đường chi phí biên (MC) lên phía trên, điều này dẫn đến điểm cân bằng
tạm thời mới, nơi mà giá cả hiện hành (P) bằng chi phí biên mới ứng với mức sản lượng
q1. Nhưng giá cả bây giờ sẽ thấp hơn chi phí bình quân mới (AC + thuế), do vậy công
ty sẽ ra khỏi ngành công nghiệp vì sản xuất sẽ thua lỗ, chuyển đường cung S sang bên
trái thành S1. Do đó một cân bằng mới lâu hơn tương ứng với P1 và Q1 đối với ngành,
và tương ứng với P1 và q đối với hãng. Điều này diễn ra đúng theo các nhà quản lý
mong đợi vì nó sẽ làm giảm sản lượng và giảm ô nhiễm.
Hiệu quả của tiền trợ cấp đối với hãng và ngành: Việc phân tích tiền trợ cấp đối
với hãng hay đối với ngành sẽ phức tạp và khó khăn hơn đối với thuế.
Khi có tiền trợ cấp sẽ làm thay đổi chi phí biên (MC) của hãng. Nếu tiền trợ cấp
bằng thuế thì đường cong chi phí biên (MC) sẽ chuyển thành (MC + trợ cấp) giống như
(MC + thuế). Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy bởi vì khi các hãng mở rộng sản
xuất họ sẽ mất khoản tiền có thể nhận được do giảm ô nhiễm. Mất tiền cũng có nghĩa là
mất mát tài chính nên đường cong chi phí biên (MC) mới vượt lên giống như (MC + t).
Nhưng đường cong chi phí bình quân (AC) đối với hãng sẽ giảm xuống thành
đường cong (AC - trợ cấp) nằm dưới đường cong AC ban đầu.
Sự cân bằng trong ngắn hạn là nơi mà giá (P) bằng chi phí biên mới, tức tại q1,
giống như đối với thuế. Sự phản ứng trong ngắn hạn của hãng đối với trợ cấp sẽ giống
như đối với thuế, không có gì khác nhau giữa chúng. Trong ngắn hạn, giá P sẽ vượt quá
chi phí bình quân mới (AC- phụ cấp), do đó có nhiều hãng mới sẽ gia nhập ngành công
nghiệp vì sản xuất có lãi, đẩy đường cung từ S sang S2. Cân bằng mới xuất hiện tại
(P2,Q2) đối với toàn ngành và (P2,q2) đối với hãng.
Như vậy, trong dài hạn phản ứng này lại khác nhau và dẫn đến mức ô nhiễm
trong thời gian dài khác nhau. Khi đánh thuế mà sản lượng của ngành giảm (Q1 < Q),
do đó ô nhiễm giảm. Nhưng khi có phụ cấp mà sản lượng của ngành tăng lên (Q2 > Q),
98
do đó ô nhiễm tăng lên, thậm chí ngay cả khi ô nhiễm đối với từng hãng giảm, nhưng
số hãng tham gia vào ngành nhiều, do lợi nhuận đã thu hút họ vào đầu tư sản xuất trong
ngành này.
Vì vậy, công cụ trợ cấp làm thay đổi sản lượng của từng hãng nhưng sản lượng
của toàn ngành lại không giảm, do đó mục đích giảm nhẹ ô nhiễm không đạt được khi
sử dụng công cụ này. Công cụ này có ý nghĩa giảm ô nhiễm trong ngắn hạn và đối với
một số sản phẩm có thể tự do tham gia và rút khỏi ngành
4.3.2.4. Biện pháp kinh tế giảm nhẹ ô nhiễm
(1) Cơ sở hình thành
Mục tiêu của xã hội là làm giảm nhẹ mức ô nhiễm môi trường. Từ thực tế cũng
như lý thuyết cho thấy có hai biện pháp sau đây được áp dụng, tuỳ thuộc vào mức độ ô
nhiễm và mức sản lượng mong muốn.
- Biện pháp thứ nhất là lắp đặt các trang thiết bị chống ô nhiễm, xử lý ô nhiễm
để giảm bớt ô nhiễm. Rõ ràng là đầu tư tăng thêm (chi phí thêm cho giảm ô nhiễm) thì
mức ô nhiễm giảm đi.
Hình 4.11. Mức ô nhiễm và chi phí biên ngoài
99
Như vậy khi chúng ta muốn tăng thêm việc xử lý ô nhiễm chẳng hạn từ W1 đến
W2 trên đồ thị. Do ảnh hưởng của ô nhiễm ở quy mô càng lớn thì càng mạnh nên chi
phí biên theo đơn vị xử lý ô nhiễm cũng tăng.
Khi lắp đặt thiết bị chống ô nhiễm sẽ xuất hiện chi phí giảm nhẹ ô nhiễm
(Abatement Cost:AC) và chi phí giảm nhẹ ô nhiễm biên (Marginal Abatement Cost:
MAC). MAC là chi phí tăng thêm (hay giảm đi) khi xử lý thêm (hoặc bớt đi) một đơn
vị rác thải (ô nhiễm).
- Biện pháp thứ hai: như đã trình bày là ô nhiễm gây ra phụ thuộc vào mức hoạt
động của sản xuất Q, cho nên giảm sản xuất cũng là giảm mức ô nhiễm. Tuy nhiên, sản
lượng Q giảm thì lại ảnh hưởng đến lợi nhuận cá nhân.
Vì vậy lựa chọn phương án nào, ta phải xem xét hàm lợi nhuận của hoạt động
sản xuất. Trên đồ thị ta thấy rằng muốn giảm nhẹ ô nhiễm từ a đến b (a<b) thì dùng biện
pháp tăng chi phí khắc phục ô nhiễm rẻ hơn so với điều chỉnh giảm mức hoạt động Q.
Bởi vì đường lợi nhuận MNPB nằm trên đường chi phí khắc phục ô nhiễm MAC.
Nhưng khi mức ô nhiễm đạt ở b muốn giảm từ b đến 0 thì giảm sản lượng Q là
rẻ hơn. Bởi vì đường lợi nhuận nằm dưới đường chi phí khắc phục ô nhiễm. Đường
hình mũi tên là đường chi phí thấp nhất khi điều tiết ô nhiễm.
Hình 4.12. Lựa chọn tăng chi phí, giảm sản lượng
100
(2) Khả năng vận dụng nhằm giảm ô nhiễm
Khi dân số đông, nhu cầu sản phẩm hàng hoá ngày càng nhiều, sản xuất ngày
càng phát triển, nền kinh tế hiện đại không thể trông chờ vào sự đồng hoá của môi
trường mà phải sử dụng khoa học kỹ thuật để tác động xử lý mới đảm bảo chất lượng
môi trường được bền vững. Do vậy, chương trình giảm nhẹ ô nhiễm cần tiếp cận và
hiểu sâu về nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là xác định quy mô của chương trình dự án môi
trường như thế nào thì hiệu quả? Đó là vấn đề sẽ được nhìn nhận dưới đây.
Giả sử có một chương trình kiểm soát đưa ra nhằm giảm mức ô nhiễm từ W1
xuống W2, với chương trình này tổng lợi ích (tổng thiệt hại được giảm xuống) là a +b,
còn chi phí giảm thải bằng b, lợi ích thực do đó bằng diện tích hình a. Tuy nhiên một
chương trình giảm nhẹ ô nhiễm để đạt lợi ích tối đa sẽ phải giảm chất thải xuống W*.
Ở đó MAC = MEC, lợi ích thực sẽ đạt được bằng d+a.
Điểm MAC = MEC là điểm tối ưu trong đầu tư giảm nhẹ ô nhiễm (gần giống với
việc phân tích MNPB).
Như vậy, việc áp dụng biện pháp giảm nhẹ ô nhiễm đang được coi trọng ở các
ngành sản xuất hoặc trong các chương trình giảm thải. Mục tiêu đặt ra là điều chỉnh
mức ô nhiễm về W* là cần thiết, khi đó, lợi ích ròng xã hội đạt cực đại. Do đó, ở đây
Hình 4.13. Quy mô tối ưu của một dự án, chương trình giảm nhẹ ô nhiễm
101
cần phải xác dịnh đúng quy mô đầu tư lắp đặt thiết bị giảm ô nhiễm thích ứng với mức
ngoại ứng do chất thải gây ra, để đúng yêu cầu có: MAC = MEC, tại đó có W*.
4.3.2.5. Giấy phép được thải (Tradable Pollution Permit - TPP)
(1) Cơ sở hình thành
Dùng giấy phép được thải (Tradable Pollution Permits) là biện pháp can thiệp
của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm. Căn cứ vào mức thải quy định cho từng
khu vực Nhà nước cho phép thải thông qua giấy phép được thải.
Như vậy, số lượng giấy phép được thải sẽ được quy định và do đó một hãng
muốn được quyền phát thải phải mua giấy phép và có quyền bán lại giấy phép này cho
người khác nếu họ không muốn sử dụng số giấy phép đó. Từ đây hình thành nên thị
trường giấy phép được thải.
Nhà nước sẽ căn cứ vào mức chịu tải của môi trường, căn cứ vào hàm thiệt hại
MEC và chi phí giảm nhẹ ô nhiễm MAC để xác định được số giấy phép phát hành tối
ưu ở mức hoạt động Q* với mức giá tối ưu P*. Lúc này MAC trở thành đường cầu đối
Hình 4.14. Thị trường giấy phép thải
102
với giấy phép được thải. Với quy định số lượng giấy phép, giá giấy phép được thải
người sản xuất sẽ lựa chọn một trong hai giải pháp:
- Mua giấy phép để được thải với mức quy định.
- Tăng chi phí giảm nhẹ ô nhiễm theo yêu cầu kiểm soát môi trường. Giải pháp
được lựa chọn là giải pháp có chi phí thấp nhất.
(2) Lợi ích của việc sử dụng giấy phép - Khả năng vận dụng
Khi được phép mua giấy phép được thải, sẽ hình thành thị trường giấy phép được
thải, điều này có lợi cho người gây ô nhiễm và cho xã hội bởi những lý do sau: Người
gây ô nhiễm có thể tối thiểu hoá được chi phí. Chi phí giảm nhẹ ô nhiễm đối với các tác
nhân gây ô nhiễm khác nhau do vậy khi được phân phối giấy phép người có chi phí
giảm nhẹ ô nhiễm thấp sẽ bán giấy phép và người có chi phí giảm nhẹ cao lại mua giấy
phép. Cả hai người tham gia thị trường này đều được lợi.
Ví dụ: Có hai xí nghiệp A và B trong quá trình sản xuất đã thải ra SO2 gây ô
nhiễm môi trường. Mức thải của A là 6 tấn và B là 4 tấn. Tổng mức thải cho phép được
xác định là 5 tấn SO2. Nhà nước quyết định phát hành 5 giấy phép, mỗi giấy phép được
quyền thải 1 tấn SO2 và giá chuyển nhượng trên thị trường là P = 24 USD/tấn. Vậy nếu
tiến hành phân phối lần đầu theo tỷ lệ thải hiện có thì xí nghiệp A được 3 giấy phép
(60%), xí nghiệp B sẽ được 2 giấy phép (40%).
Thị trường mua bán giấy phép giữa A và B diễn ra khi A và B cân nhắc giữa giá
giấy phép với MAC của họ. Giả sử MAC của A là 20 USD/tấn và MAC của B là 30
USD/tấn. A chi phí giảm thải biên thấp hơn sẽ giảm thải đến 5 tấn SO2 thay vì chỉ có
giảm thải 3 tấn SO2 theo số giấy phép mà A có. Với mức giảm đó A thừa ra 2 giấy
phép. Vậy A có thể bán 2 giấy phép ngược lại cho B có MAC cao hơn muốn mua thêm
2 giấy phép của A không phải xử lý SO2.
Phân phối lại qua thị trường mua bán giấy phép sẽ là 1 cho A và 4 cho B. Tổng
chi phí giảm thải ô nhiễm giảm xuống so với phân phối lần đầu, cả A lẫn B đều được
lợi qua mua bán giấy phép và được tính như sau:
XNA (USD) XNB (USD)
I. Trước chuyển nhượng
103
1. Tự xử lý ô nhiễm 3T x 20 = 60 2T x 30 = 60
2. Được mua giấy phép 3T x 24 = 72 2T x 24 = 48
3. Tổng chi phí 132 108
II. Sau khi chuyển nhượng
1. Tự xử lý 5 x 20 = 100 0 x 30 = 0
2. Mua giấy phép 1 x 24 = 24 4 x 24 = 96
3. Tổng chi phí 124 96
III. Chênh lệch trước, sau chuyển nhượng +8 +12
Qua việc chuyển nhượng này xã hội cũng được lợi nhờ giảm được 20USD cho
việc khắc phục ô nhiễm. Khi chuyển nhượng được 1 giấy phép, A được 4 USD và B
được 6 USD chính là chênh lệch giữa chi phí giảm thải của 2 xí nghiệp (4 + 6 =10). Khi
có thị trường giấy phép được thải, giấy phép này sẽ chuyển dịch đến người có chi phí
khắc phục ô nhiễm cao và kích thích người có ô nhiễm thấp tự xử lý.
- Nhà nước kiểm soát không làm ô nhiễm tăng thêm trong trường hợp số người
gây ô nhiễm tăng lên.
Trong trường hợp có thêm người gây ô nhiễm mới vào hoạt động trong ngành
công nghiệp, làm cho đường cầu D chuyển sang phải D1 (hình 5.16). Trong thời gian
có nhiều người gia nhập gây ô nhiễm, nhà nước muốn duy trì mức độ kết hợp ô nhiễm,
họ sẽ giữ mức cấp giấy phép là Q*, nhưng giá giấy phép tăng lên P*1 lên P*2.
Lúc này người gây ô nhiếm mới sẽ phải mua giấy phép, nếu như việc đầu tư giảm
nhẹ ô nhiễm của họ cao hơn và ngược lại. Như vậy, ô nhiễm sẽ không tăng khi có nhiều
người gia nhập gây ô nhiễm.
104
- Quản lý nhà nước đối với thị trường giấy phép
Giả sử nhà nước thấy nhu cầu giấy phép tăng lên, nhà nước lại phát hành một số
giấy phép mới đẩy đường cung S* sang phải. Điều đó dẫn tới sự nới nhẹ mức ô nhiễm,
là hiện tượng lạm phát giấy phép.
Nếu nhà nước cảm thấy cần siết chặt tiêu chuẩn cũ thì họ lại có thể tham gia vào
thị trường giấy phép bằng cách mua lại số giấy phép đã phát hành, khi đó đường cung
sẽ dịch sang trái.
Trong trường hợp có nhóm người quan tâm đến giảm ô nhiễm môi trường họ
mua hết số giấy phép phát hành trên thị trường thì nhà nước tiếp tục phát hành nhằm
đạt được ở mức Q*. Nếu họ lại bán số giấy phép này nhà nước mua lại để ổn định một
lượng Q* ở thị trường.
Tóm lại: hệ thống giấy phép ô nhiễm mở ra khả năng điều tiết ô nhiễm một
cách mềm dẻo. Nhà nước tiến hành kiểm soát thị trường hoạt động giấy phép ô nhiễm
gần giống như thị trường chứng khoán.
Hình 4.15. Sự thay đổi cung cầu giấy phép
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_trinh_kinh_te_moi_truong_phan_1.pdf